MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 2
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI PHÍ, KIỂM SOÁT CHI PHÍ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG DOANH NGHIỆP XDGT 3
1.1.Khái quát doanh nghiệp xây dựng giao thông 3
1.1.1.Doanh nghiệp xây dựng giao thông 3
1.1.2.Các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng giao thông 3
1.1.3.Đặc điểm của doanh nghiệp xây dựng 7
1.1.3.1.Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của sản phẩm xây dựng 7
1.1.3.2.Đặc điểm tổ chức sản xuất xây dựng: 10
1.2.Chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 12
1.2.1. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 12
1.2.2.Phân loại chi phí 13
1.2.2.2. Theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm 14
1.2.2.3.Theo biến động chi phí 16
1.2.3.Nội dung của chi phí sản xuất 17
1.2.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh 21
1.3. Kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 22
1.3.1.Khái niệm kiểm soát chi phí 22
1.3.2. Sự cần thiết của kiểm soát chi phí trong Doanh nghiệp 23
1.3.3. Vai trò của kiểm soát chi phí 23
1.3.4. Nội dung các bước kiểm soát chi phí 24
1.3.5. Nguyên tắc kiểm soát chi phí 24
1.3.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi phí của doanh nghiệp 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHI PHÍ VÀ KIẾM SOÁT CHI PHÍ CỦA CÔNG TY CP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ XDGT 208 28
2.1. Giới thiệu công ty 28
2.1.1. Những thông tin chung về công ty 28
2.1.2. Khái quát về công ty 28
2.1.3. Các hoạt động kinh doanh của công ty 29
2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy tổ chức điều hành, các phòng ban trong công ty. 30
2. Phòng Tài chính Kế toán 30
3. Phòng Kinh doanh 30
4. Phòng Dự án 30
5. Phòng Kĩ thuật 31
6. Phòng Vật tư Thiết bị 31
7. Phòng Thí nghiệm 32
2.1.5. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty 32
2.2. Thực trạng kiểm soát chi phí và các loại chi phí của Công ty CP đầu tư phát triển và xây dựng giao thông 208. 33
2.2.1.Hệ thống chứng từ kế toán phục vụ kiểm soát chi phí của công ty: 33
2.2.2. Kiểm soát các loại chi phí của công ty: 35
2.2.2.1. Kiểm soát chi phí sản xuất: 35
2.2.2.1.1. Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu. 35
2.2.2.1.2. Kiểm soát chi phí nhân công: 38
2.2.2.1.3. Kiểm soát chi phí máy và thiết bị thi công: 40
2.2.2.1.4. Kiểm soát chi phí sản xuất chung: 42
2.2.2.2. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 45
2.2.3. Phân tích đánh giá thực trạng kiểm soát chi phí của công ty cổ phần đầu tư phát triển và xây dựng giao thông 208 qua các năm. 47
2.2.3.1. Phân tích biến động, kết cấu chi phí và hoạt động kinh doanh của công ty CP đầu tư phát triển và XDGT 208: 47
2.2.3.2.2. Phân tích thực trạng chi phí nhân công trực tiếp của công ty công ty CP đầu tư phát triển và XDGT 208: 57
2.2.3.2.3. Phân tích thực trạng chi phí máy thi công của công ty công ty CP đầu tư phát triển và XDGT 208: 61
2.2.3.2.4. Phân tích thực trạng chi phí sản xuất chung của công ty công ty CP đầu tư phát triển và XDGT 208: 63
2.2.3.2.5. Phân tích thực trạng chi phí tài chính của công ty công ty CP đầu tư phát triển và XDGT 208: 67
2.2.3.2.6. Phân tích thực trạng chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty công ty CP đầu tư phát triển và XDGT 208: 69
2.2.3.2.7. Phân tích thực trạng chi phí khác của công ty công ty CP đầu tư phát triển và XDGT 208: 72
2.2.3.3. Phân tích ảnh hưởng của kiểm soát chi phí đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dầu tư phát triển và XDGT 208. 75
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT CHI PHÍ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TY CP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ XDGT 208 81
3.1. Những khó khăn và thuận lợi của công ty trong quá trình kiểm soát chi phí 81
3.1.1. Thuận lợi: 81
3.1.2. Khó khăn 83
3.2. Giải pháp chung: 83
3.2.1. Giải pháp chung về quản lý lao động: 83
3.2.2. Giải pháp về quản lý công nghệ 88
3.3. Giải pháp cụ thể giảm các khoản chi phí sản xuất kinh doanh 90
3.3.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý và phương thức quản lý 90
3.3.2. Xây dựng và hoàn thiện định mức chi phí tiêu hao và hoạch định chi phí 90
3.2.3. Thường xuyên phân tích biến động chi phí thực tế so với định mức. 92
3.2.4. Kiểm soát chi phí thông qua các trung tâm quản lý chi phí 95
3.2.5. Biện pháp giảm chi phí 96
3.3. Phương pháp cắt giảm chi phí. 97
102 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Kiểm soát chi phí nâng cao hiệu quả trong doanh nghiệp xây dựng giao thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông:
Trong điều kiện máy móc thi công của nước ta còn hạn chế thì chi phí nhân công chiểm tỷ trọng khá lớn trong giá thành công trình. Do đó việc quản lý tốt chi phí nhân công là một giải pháp để tiết kiệm chi phí không chỉ vậy nó còn đảm bảo tính công bằng cho người lao động nên được công ty cổ phần quản lý và xây dựng đương bộ khá chú trọng.
Hiện nay, lực lượng lao động của công ty CP đầu tư phát triển và xây dựng giao thông 208 gồm:
Lao động trong biên chế của công ty.
Lao động thuê ngoài.
Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp của công ty gồm:
- Tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp của lao động trong biên chế. Công ty CP đầu tư phát triển và xây dựng giao thông 208 việc trả lương theo sản phẩm căn cứ vào bậc thợ hệ số lương và căn cứ vào mức lương tối thiều bảng lương A1.8 và quy định các hệ số theo nghị định của chính phủ 205/2004/NĐ-CP. Tức là: lương thực tế của một công nhân bằng hệ số lương nhân với mức lương tối thiểu cộng các khoản phụ cấp khác.
- Tiền lương phải trả cho lao động hợp đồng thuê ngoài .
Công ty cổ CP đầu tư phát triển và xây dựng giao thông 208 áp dụng hai hình thức trả lương: trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm. Nhưng hình thức chủ yếu là trả lương theo sản phẩm: được áp dụng cho các bộ phận trực tiếp thi công xây dựng công trình theo từng khối lượng công việc hoàn thành, và đơn giá nhân công thuê ngoài.Trong hợp đồng ghi rõ nội dung, đơn giá công việc. Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm vì nó phù hợp với đặc điểm của công ty bên cạnh đó cũng nâng cao năng suất lao động cho người lao động. Song với tình trạng này rất dễ dẫn đến tình trạng người lao động chỉ chú ý đến khối lượng sản phẩm sản xuất mà không quan tâm đến chất lượng. Vì vậy đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ trong quá trình thi công xây lắp.
Để đảm bảo tiết kiệm chi phí cho công ty và tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Công ty luôn duy trì số lượng công nhân thuê ngoài theo một số lượng cụ thể tùy theo khối lượng công việc tiến độ thi công mà có chính sách ký hợp đồng thuê ngoài lao động hợp lý. Mặt khác, ta cũng biết phần lớn các lao động thuê ngoài là lao động địa phương nơi các vùng công trình đang thi công, do vậy chỉ ràng buộc với công ty trong các hợp đồng ngắn hạn. Khi vào mùa vụ nông nghiệp họ tự ý bỏ về gây cản trở việc đẩy nhanh tiến độ thi công, kéo dài thời gian xây dựng làm tăng chi phí quản lý công trình cũng như chi phí quản lý doanh nghiệp. Đối với những lao động thuộc Công ty việc chi trả lương được tiến hành theo đúng hợp đồng lao động đã ký với người lao động. Còn đối với những người lao động do đơn vị thuê thêm đơn vị tiến hành trả lương cho họ theo thỏa thuận. Khoản chi phí này do đội trưởng công trình quyết định trên nguyên tắc tổng tiền lương chi nằm trong phạm vi cho phép.
Phần giao khoán:
Căn cứ vào khối lượng dự toán đã được duyệt, phòng kế hoạch tính toán xác định số công cần thiết để hoàn thành khối lượng công tác giao khoán cho các đội và lập đơn giá tiền lương định mức sau khi đã qua phòng tổ chức hành chính và giám đốc công ty. Trên cơ sở đó tính toán ra chi phí nhân công ở từng công trình, hạng mục công trình và tổ chức thực hiện giao khoán cho các đội.
Trong quá trình thực hiện khối lượng giao khoán, hàng ngày các tổ trưởng tiến hành theo dõi, chấm công cho công nhân trực tiếp trong tổ mình và ghi vào bảng chấm công của tổ. Như vậy, thời gian làm việc của công nhân cũng được kiểm soát một cách chặt chẽ tránh tình trạng người này chấm công hộ người kia.
Công ty đã xây dựng được một số biện pháp phù hợp với chế độ cũng như thực trạng của công ty, nhưng chỉ dừng lại ở việc phản ánh chi phí này vào sổ sách liên quan mà chưa đi đến giai đoạn tiếp theo của quá trình kiểm soát là so sánh và phân tích với dự toán được lập tìm ra nguyên nhân từ đó đưa ra những hành động cụ thể.
2.2.2.1.3. Kiểm soát chi phí máy và thiết bị thi công:
Theo quy định hiện hành của Nhà nước, chi phí máy thi công trong dự toán công trình được xác định từ khối lượng công tác xây lắp của công trình và chi phí máy trong đơn giá tương ứng với từng loại công tác. Trong hệ thống đơn giá xây dựng do các tỉnh, thành phố ban hành hiện nay, chi phí máy được xác định từ số ca sử dụng máy để thực hiện một đơn vị sản phẩm xây lắp theo quy định trong định mức dự toán do Bộ Xây dựng ban hành và giá ca máy do các địa phương ban hành.
Trong các doanh nghiệp xây dựng giao thông thì việc thi công đòi hỏi phải sử dụng nhiều máy và thiết bị thi công có giá trị lớn, có phương thức sử dụng riêng và thường tiêu hao nhiều chi phí cho việc vận hành máy.
Các chi phí sử dụng máy thi công được tính bao gồm:
+ Chi phí công nhân sử dụng máy thi công.
+ Nguyên, nhiên liệu.
+ Chi phí sửa chữa thiết bị.
+ Khấu hao thiết bị.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Để tạo sự chủ động cho các đội sản xuất thì công ty giao xe máy cho các đội sản xuất, tuỳ thuộc vào chức năng sản xuất và trình độ quản lý của các đội. Việc điều hành xe máy và theo dõi hoạt động sản xuất của máy được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các đội sản xuất và có sự giám sát chặt chẽ của công ty.
Phương pháp xác định chi phí máy thi công hiện hành đã góp phần tích cực vào việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trong thời gian quan. Tuy nhiên, phương pháp xác định chi phí máy hiện hành chưa thể hiện rõ vai trò của nhiều yếu tố liên quan trực tiếp đến mức chi phí máy, cụ thể như: quy mô công trình, biện pháp thi công, điều kiện và năng lực của từng nhà thầu…Các hạn chế này đã cản trở việc xác định giá thành, giá hợp lý trong từng trường hợp cụ thể, dẫn đến suy giảm hiệu quả tích cực của sự cạnh tranh trong thị trường xây dựng.
Chi phí nguyên vật liệu công cụ dụng cụ dùng cho máy thi công:
Chi phí này bao gồm các khoản: Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho việc điều khiển máy móc dùng cho hoạt động thi công công trình. Do nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho việc điều hành máy thi công không phải là các nguyên vật liệu chính phục vụ cho việc thi công công trình nên công ty sẽ cho các công trường vay tiền để tự mua nguyên nhiên liệu, công cụ dụng cụ.
Hạch toán chi phí tiền lương cho công nhân lái máy:
Công nhân lái máy thi công tại công ty được trả lương theo thời gian. Căn cứ vào bảng chấm công theo dõi thời gian lao động của mỗi công nhân căn cứ vào bảng chấm công theo dõi thời gian làm việc thực tế của mỗi người trong tháng. Việc kiểm soát chi phí công nhân lái máy khá dễ dàng vì nó phụ thuộc vào thời gian làm việc của máy. Do vậy, để người công nhân làm việc hiệu quả cần giảm thiểu tối đa thời gian ngừng nghỉ vì lí do không hợp lý của máy như máy không làm việc do thiếu nguyên vật liệu, do sửa chữa, mất điện….
Chi phí khấu hao máy thi công:
Với đặc thù của mình, hiện nay ngành XDCB cần rất nhiều máy móc thiết bị để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn và phù hợp với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước công ty cổ phần đầu tư phát triển và xây dựng giao thông 208 nắm vững được tình hình này nên đã trang bị rất nhiều máy móc thi công: Máy trộn bê tông, máy ủi, máy đóng cọc, máy khoan .....Các loại máy móc này công ty giao cho đội xe máy quản lý và sử dụng. Khi một công trình của đội nào cần sử dụng thì đội xe máy sẽ điều động máy móc thiết bị đến công trường đó. Nếu ở đội không có hoặc chưa cung cấp kịp thời máy thi công thì công trường có thể thuê ở ngoài.
Chi phí khấu hao máy thi công chiếm phần lớn chi phí khấu hao TSCĐ trong công ty vì máy thi công chiếm đa số trong tổng TSCĐ.
Trong 1 kỳ, một máy thi công có thể được sử dụng để phục vụ cho việc thi công nhiều công trình khác nhau tại thời điểm khác nhau. Do đó, kế toán không thể tập hợp trực tiếp chi phí khấu hao máy thi công cho từng công trình mà phải thông qua cách phân bổ gián tiếp để tính khấu hao máy thi công cho từng công trình.
Nếu Công ty thấy rằng máy thi công hiện có của mình không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất hoặc sử dụng máy thi công của Công ty không hiệu quả thì các đội có thể tự thuê ngoài, công ty có thể chỉ thuê máy hoặc thuê trọn gói cả người điều khiển và các chi phí khác sử dụng cho máy. Trong hợp đồng thuê phải ghi rõ số lượng ca máy sử dụng, đơn giá một ca máy, sử dụng cho công trình nào thì tính vào chi phí công trình đó. Khi ký kết hợp đồng thuê máy chủ yếu là do sự thỏa thuận giữa người thuê (đội trưởng) với đơn vị cho thuê vì vậy dễ dẫn đến sự tiêu cực trong quá trình ký kết hợp đồng.
2.2.2.1.4. Kiểm soát chi phí sản xuất chung:
Để thi công hoàn thành được công trình, ngoài các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, công ty cũng phải chịu các khoản chi phí sản xuất có tính chất chung liên quan tới nhiều công trình khác nhau. Chi phí này gọi là chi phí sản xuất chung.
Tại công ty chi phí sản xuất chung bao gồm:
Chi phí vật liệu gồm vật liệu cho quản lý đội xây dựng như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định, công cụ dụng cụ thuộc đội xây dựng quản lí và sử dụng, chi phí lán tại tạm thời.
Chi phí dụng cụ sản xuất xây lắp và cho quản lý đội: bao gồm các chi phí về dụng cụ cho thi công như quốc xẻng, dụng cụ cầm tay, xe đẩy, đà giáo, ván kỡ và các loại cụng cụ dụng cụ khác dùng cho sản xuất và quản lí đội.
Chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho quản lý đội.
Chi phí bằng tiền khác như chi phí tiền điện nước điện thoại dùng trong sản xuất, lệ phí mua vé cầu đường…
Chi phí cho một số hoạt động đặc thù của doanh nghiệp xây dựng như chi phí vận chuyển vật liệu ngoài cự ly thi công do mặt bằng thi công chật hẹp, chi phí vật liệu cho công việc tát nước hoặc gặp mạch nước ngầm, chi phí thí nghiệm vật liệu…
Chi phí tiền lương nhân viên gián tiếp đội. Các khoản trích theo lương như BHXH,BHYT , KPCĐ của công nhân trực sản xuất và nhân viên toàn công ty.
Ngoài ra. chi phí sản xuất chung còn có các chi phí về thuê máy móc thiết bị thi công, thuê dịch vụ ngoài để sửa chữa và vận chuyển thiết bị.
Kiểm soát tình hình sử dụng chi phí sản xuất chung:
Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ trong chi phí sản xuất chung:
Chi phí về vật liệu tại Công ty chủ yếu là các chi phí cho các dụng cụ bảo hộ lao động, phụ tùng thay thế như má phanh, bầu nhiên liệu...Chi phí này liên quan đến công trình nào thì tập hợp trực tiếp cho công trình đó.
Những chi phí về công cụ dụng cụ như quốc, xẻng, giàn giáo, ván khuôn, các loại dụng cụ khác như tủ, bàn làm việc...tuỳ thuộc vào giá trị lớn hay nhỏ mà Công ty tiến hành phân bổ một hoặc nhiều lần vào chi phí sản xuất chung.
Việc hạch toán các chi phí khác phát sinh phục vụ cho công tác quản lí các công trình, phân xưởng, tổ, đội sản xuất không hạch toán cho từng đối tượng được sẽ tập hợp chung cuối kì phân bổ cho các đối tượng sử dụng có liên quan theo chi phí nhân công trực tiếp của từng công trình, hạng mục công trình.
Việc hạch toán chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ sẽ căn cứ vào phiếu xuất kho công cụ dụng cụ cho từng công trình, hạng mục công trình. Kế toán lập bảng kê xuất vật tư dùng cho quản lí. Từ các phiếu xuất kho, bảng kê, kế toán lập bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại, từ đó làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ.
Chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho quản lí đội:
Chi phí này là chi phí khấu hao phát sinh trong kì của nhà xưởng và tài sản cố định sử dụng cho quản lý tại các tổ đội sản xuất, tại các công trình, hạng mục công trình nhưng không trực tiếp thi công tại các công trình, hạng mục công trình. Ví dụ máy photo, máy vi tính...
Căn cứ vào sổ chi tiết tài sản cố định, kế toán lập bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định cho từng công trình, hạng mục công trình.
Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền.
Các chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty bao gồm chi phí sửa chữa, chi phí thuê máy móc, thiết bị, chi phí thí nghiệm vật liệu…Bên cạnh đó, trong khoản mục chi phí sản xuất chung còn có các chi bằng tiền khác như chi phí tiền điện, nước, điện thoại, chi phí lệ phí cầu ,đường …
Ta đã biết, chi phí sản xuất chung là chi phí rất khó kiểm soát tại công ty chưa xây dựng được biện pháp kiểm soát chi phí chung.
Công ty không phân chi phí sản xuất chung thành biến phí và định phí nên sự biến động của khoản mục chi phí này chưa được đánh giá và điều chỉnh hiệu quả.
Công ty chưa đi sâu vào đánh giá, so sánh và phân tích chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh so với dự toán nên chưa phát hiện ra các nhân tố ảnh hưởng làm tăng chi phí này và có biện pháp kiếm soát thích hợp.
=> Như vậy, để kiểm soát toàn bộ chi phí sản xuất tại đơn vị xây lắp, hàng tháng Công ty yêu cầu đơn vị lập bảng tổng hợp chi phí. Bảng này được lập với các khoản mục giống trong bảng kế hoạch chi phí toàn bộ. Tại đây toàn bộ chi phí xây dựng công trình được tập hợp từ ngày khởi công công trình đến ngày lập.
Ngoài bảng tổng hợp chi phí hạng mục công trình, các đơn vị phải lập sổ chi phí hạng mục công trình. Tổng cộng chi phí cộng dồn của các hạng mục công trình phải đúng bằng báo cáo tổng hợp chi phí ở thời điểm lập báo cáo.
Tại sổ chi phí hạng mục công trình đơn vị tiến hành lập cho từng hạng mục công trình, mỗi hạng mục công trình là một tờ riêng. Thông qua đó Công ty kiểm soát được các loại chi phí đã chi dùng cho từng hạng mục, từng công việc.
Căn cứ vào những vào kế hoạch chi phí toàn bộ, báo cáo tổng hợp chi phí công trình hàng tháng do đơn vị gửi lên Công ty sẽ kiểm soát hoạt động chi tiêu cho sản xuất của đơn vị. So sánh giữa kế hoạch và thực tế, nếu nhận thấy số thực tế doanh nghiệp đã chi vượt quá mức cho phép tại thời điểm lập báo cáo Công ty phải nhanh chóng yêu cầu đơn vị giải thích về sự chênh lệch đó. Tránh để tình trạng đơn vị đã chi vượt mức cho phép quá lớn ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.2.2.2. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
Toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của công ty được chia làm 2 loại:
Chi phí sản phẩm (chi phí sản xuất trực tiếp) là những chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra (hoặc mua vào) trong kỳ. Chi phí này tạo nên giá vốn hàng bán.
Chi phí thời kỳ (chi phí ngoài sản xuất) là chi phí giảm lợi tức trong một kỳ nào đó. Nó không phải là một phần giá trị sản phẩm được sản xuất hay được mua nên được xem là các chi phí cần loại trừ khỏi lãi gộp của thời kỳ phát sinh. Chi phí thời kỳ bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Lãi gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán
Lãi thuần = Lãi gộp – (chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp).
Trong doanh nghiệp xây dựng nói chung cũng như công ty cổ phần đầu tư phát triển và xây dựng giao thông 208 nói riêng thường không phát sinh chi phí chung xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm giao thông chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng, khi sản phẩm hoàn thành không cần thiết phải tìm thị trường để bán sản phẩm.
Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty là những chi phí liên quan đến mọi hoạt động xây lắp, gồm các chi phí về lương của bộ máy quản lý doanh nghiệp, chi phí về vật liệu, dụng cụ văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý, các khoản thu trên vốn, thuế đất, thuế môn bài, các khoản lập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
Chi phí nhân viên quản lý: Phản ánh các khoản chi phí phải trả cho cán bộ quản lý doanh nghiệp xây lắp, gồm tiền lương, phụ cấp…và các khoản trích theo lương (KPCĐ + BHXH + BHYT).
Chi phí vật liệu quản lý: các chi phí vật liệu dùng cho quản lý như xăng dầu cho xe, giấy mực…vật liệu cho việc sửa chữa…
Chi phí đồ dùng văn phòng: phản ánh chi phí dụng cụ đồ dùng văn phòng dùng cho công tác quản lý như bàn ghế, máy tính…
Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp xây lắp như: văn phòng, vật kiến trúc, thiết bị truyền dẫn, phương tiện thông tin, máy móc thiết bị quản lý.
Phản ánh các chi phí về thuế, lệ phí như thuế môn bài, thuế đất, lệ phí giao thông.
Chi phí dự phòng: dùng để theo dõi các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho văn phòng doanh nghiệp xây lắp, các khoản chi phí mua và sử dụng tài liệu kỹ thuật, tiền điện, nước, điện thoại
Chi phí bằng tiền khác: chi phí hội nghị, tiếp khách…chi cho lao động nữ.
Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí khó kiểm soát chủ yếu do ý thức của nhân viên bộ phận quản lý trong công ty để tránh tình trạng sử dụng chi phí tùy tiện gây lãng phí và sai mục đích. Tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xây dựng giao thông 208 đã phần nào chú trọng đến khoản mục chi phí này đã ý thức nhắc nhở, kiểm tra cán bộ công nhân viên tiết kiệm, chi đúng mục đích và hiệu quả chi tiêu cao.
Tuy nhiên, nhắc nhở kiểm tra cũng chỉ là giải pháp nhất thời vì nó chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn. Công ty chưa phân tích, so sánh chi phí quản lý doanh nghiệp của kỳ này với kỳ trước của công ty mình với các công ty cùng ngành, lĩnh vực sản xuất, so sánh với các chuẩn mực của nghành để có thể chỉ ra những mặt mạnh cũng như những thiếu sót của công ty trong kỳ.
2.2.3. Phân tích đánh giá thực trạng kiểm soát chi phí của công ty cổ phần đầu tư phát triển và xây dựng giao thông 208 qua các năm.
2.2.3.1. Phân tích biến động, kết cấu chi phí và hoạt động kinh doanh của công ty CP đầu tư phát triển và XDGT 208:
Bảng 1 : Tập hợp chi phí kinh doanh của công ty CP Đầu tư phát triển và XDGT 208 qua các năm 2007 – 2008 - 2009
Đơn vị : VNĐ
CHỈ TIÊU
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Chênh lệch năm
2008-2007
Chênh lệch năm 2009-2008
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Tuyệt đối
TĐ
Tuyệt đối
TĐ
1. Tổng doanh thu
99,331,596,366
100
186,544,312,027
100
209,960,764,493
100
87,212,715,661
187.80
23,416,452,466
112.55
Doanh thu hoạt động xây lắp
96,088,273,956
96.73
178,995,640,694
95.95
200,116,901,215
95.31
82,907,366,738
186.28
21,121,260,521
111.80
Doanh thu hoạt động tài chính
52,256,731
0.06
1,187,524,108
0.64
916,273,938
0.44
1,135,267,377
2272.48
-271,250,170
77.16
Doanh thu hoạt động khác
3,191,065,679
3.21
6,361,147,225
3.41
8,927,589,340
4.25
3,170,081,546
199.34
2,566,442,115
140.35
2. Tổng chi phí
96,313,655,649
100
181,208,835,076
100
201,457,815,035
100
84,895,179,427
188.14
20,248,979,959
111.17
2.1. Chi phí sản xuất
86,501,561,676
89.81
168,100,836,887
92.77
185,966,474,657
92.31
81,599,275,211
194.33
17,865,637,770
110.63
-Chi phí NVL trực tiếp
28,861,686,781
29.97
78,227,528,564
43.17
90,409,885,251
44.87
49,365,841,783
271.04
12,182,356,687
115.57
-Chi phí NC trực tiếp
8,031,949,586
8.34
18,098,482,226
9.98
25,578,097,843
12.71
10,066,532,640
225.33
7,479,615,617
141.33
-Chi phí MTC
46,352,265,331
48.13
62,122,205,304
34.28
53,452,230,102
26.53
15,769,939,973
134.02
-8,669,975,202
86.04
-Chi phí sản xuất chung
3,255,659,978
3.37
9,652,620,793
5.34
16,526,261,461
8.20
6,396,960,815
296.49
6,873,640,668
171.21
2.2. Chi phí tài chính
3,356,706,195
3.49
4,166,324,637
2.30
1,646,789,309
0.82
809,6818,442
124.12
-2,519,535,328
39.53
-Chi phí lãi vay
3,356,706,195
3.49
4,166,324,637
2.30
1,646,789,309
0.82
809,6818,442
124.12
-2,519,535,328
39.53
2.3. Chi phí quản lý doanh nghiệp
6,282,262,816
6.52
8,764,773,205
4.83
13,103,477,411
6.50
2,482,510,389
139.52
4,338,704,206
149.50
2.4. Chi phí khác
173,124,962
0.18
176,900,347
0.1
741,073,658
0.37
3,775,385
102.18
564,173,311
418.92
3. Tổng lợi nhuận trước thuế
3,017,940,717
100
6,184,246,878
100
8,502,949,458
100
3,166,306,161
204.92
2.318,702,580
137.49
Qua bảng 1 ta biết được các loại chi phí của công ty và kết quả hoạt đông kinh doanh của công ty năm 2007 – 2008 – 2009. Qua đó ta có những đánh giá chung như sau:
Đánh giá khái quát chung về tình hình sử dụng các loại chi phí của công ty CP đầu tư phát triển và XDGT 208:
+ Qua bảng 1 ta thấy chi phí sản xuất kinh doanh của công ty tăng dần qua các năm từ năm 2007 đến năm 2009. Năm 2008 tăng lên 84,895,179,427 đồng ứng với 188.14% so với năm 2007 và năm 2009 tăng lên 20,248,979,959 đồng ứng với 111.17 % so với năm 2008. Chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm các loại chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Các loại chi phí sản xuất kinh doanh hầu như đều tăng lên so với năm trước chứng tỏ là quá trình kiểm soát các loại chi phí sản xuất kinh doanh của công ty chưa được tốt.
+ Chi phí tài chính hay chi phí lãi vay của công ty năm 2008 tăng lên 809,6818,442 đồng ứng với 124.12 % so với năm 2007 tuy nhiên năm 2009 lại giảm đi 2,519,535,328 đồng ứng với 39.53 % so với năm 2008. Điều này chứng tỏ trong năm 2008 chưa đảm bảo tốt nguồn vốn sản xuất kinh doanh so với năm 2007 làm cho chi phí lãi vay tăng lên nhưng trong năm 2009 thì công ty đã kiểm soát tốt hơn nguồn vốn sản xuất kinh doanh nên phần chi phí tài chính có giảm đi so với năm 2008.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp có tăng lên nhiều theo các năm từ năm 2007 đến năm 2009 là năm 2008 tăng lên 2,482,510,389 đồng ứng với 139.52 % so với năm 2007 và năm 2009 tăng lên 4,338,704,206 đồng ứng với 149.50 % so với năm 2008. Công ty đã kiểm soát chưa tốt phần chi phí quản lý doanh nghiệp làm cho chi phí này tăng lên nhiều qua từng năm do vậy công ty cần tìm ra nguyên nhân để nhằm kiểm soát tốt chi phí nhằm tiết kiệm được chi phí tăng lợi nhuận cho công ty.
+ Chi phí khác năm 2008 tăng khá ít lên 3,775,385 đồng ứng với 102.18 % so với năm 2007 nhưng năm 2009 lại tăng vọt lên đáng kể so với năm 2008 là 564,173,311 đồng ứng với 418.92 % so với năm 2008. Mặc dù chi phí khác chiếm tỉ trọng nhỏ so với tổng chi phí của công ty năm 2007 là 0.18 %, năm 2008 là 0.1 %, năm 2009 là 0.37 % nhưng công ty cũng cần phải kiểm soát tốt chi phí này vì năm 2009 tăng lên gấp nhiều lần so với 2 năm trước ảnh hưởng tới doanh thu của công ty.
- Đánh giá khái quát chung về doanh thu của công ty qua 3 năm:
Doanh thu của công ty CP đầu tư phát triển và XDGT năm 2008 tăng 87,212,715,661 đồng ứng với 187.80 % so với năm 2007 và năm 2009 cũng tăng lên so với năm 2008 là 23,416,452,466 đồng ứng với 112.55 %. Trong đó doanh thu từ hoạt động chính của công ty là doanh thu từ hoạt động xây lắp tăng tương ứng là năm 2008 tăng 82,907,366,738 đồng ứng với 186.28% so với năm 2007 và năm 2009 tăng 21,121,260,521 đồng ứng với 111.80% so với năm 2008. Doanh thu tăng lên là dấu hiệu tốt của công ty trong giai đoạn đất nước cũng như thế giới vẫn đang chịu ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế trong đó doanh thu công ty tăng chủ yếu là từ hoạt động xây lắp được thể hiện ở các chỉ tiêu đánh giá chung sau:
* Hiệu suất sử dụng chi phí :
Hhs =
Trong đó : - Hhs là hiệu suất sử dụng chi phí
- D : Doanh thu
- C : Tổng chi phí
- Hiệu suất sử dụng chi phí sản xuất năm 2007: Hhs2007 = = 1.031
- Hiệu suất sử dụng chi phí sản xuất năm 2008:
Hhs2008 = = 1.029
- Hiệu suất sử dụng chi phí sản xuất năm 2009:
Hhs2009 = = 1.042
Dựa vào kết quả tính toán trên ta thấy năm 2007 công ty bỏ ra 1 đồng chi phí thu về được 1.031 đồng thì công ty lãi 0.031 đồng, năm 2008 công ty bỏ ra 1 đồng chi phí thu về được 1.029 đồng thì công ty lãi 0.029 đồng, năm 2009 công ty bỏ ra 1 đồng chi phí thu về được 1.042 đồng công ty lãi 0.042 đồng. Qua 3 năm thì doanh thu của công ty đều tăng tuy nhiên năm 2008 có mức lãi suất giảm 0.031- 0.029 = 0.002 đồng so với năm 2007 và năm 2009 thì có mức lãi suất tăng 0.042 – 0.031=0.011 đồng so với năm 2007, tăng 0.042-0.029=0.013 đồng so với năm 2008. Ta lại thấy thì chi phí lại tăng lên qua các năm như vậy năm 2008 công ty hoạt động kinh doanh không hiệu quả bởi chi phí tăng lên so với năm 2007 nhưng thu về lại ít hơn, năm 2009 công ty hoạt động có hiệu quả hơn mặc dù chi phí tăng lên cao nhưng lãi suất thu về lớn hơn cả năm 2007 và năm 2008.
* Hiệu quả sử dụng chi phí hay lợi nhuận thu được trên một đồng chi phí bỏ ra:
Để phân tích được hiệu quả sử dụng chi phí hay lợi nhuận thu được trên một đồng chi phí bỏ ra của công ty ta dựa theo công thức tính chỉ tiêu sau :
Hhq =
Trong đó : - L : Lợi nhuận
- C : Tổng chi phí
- Hhq : Hiệu quả sử dụng chi phí
- Hiệu quả sử dụng chi phí của công ty năm 2007:
Hhq2009 = = = 0.031
- Hiệu quả sử dụng chi phí của công ty năm 2008:
Hhq2009 = = = 0.034
- Hiệu quả sử dụng chi phí của công ty năm 2009:
Hhq2009 = = = 0.042
Ta thấy mức lợi nhuận thu được từ kinh doanh trong năm 2009 cao hơn năm 2007 và năm 2008. Tức là cứ 1 đồng chi phí bỏ ra năm 2009 tạo ra lợi nhuận lớn hơn năm 2008 là 0.008 đồng và năm 2007 là 0.011đồng. Mặc dù chi phí có tăng lên nhưng công ty vẫn hoạt động có hiệu quả so với năm trước.
Qua 3 năm công ty đã tiến hành quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả làm tăng doanh thu và lợi nhuận, doanh thu bù đắp cho chi phí đảm bảo có lãi. Tuy nhiên, hầu như các loại chi phí đều tăng lên cao điều này đã làm tăng giá thành sản phẩm, giảm khả năng cạnh tranh và giảm lợi nhuận của công ty. Do vậy, ta cần phải tìm ra nguyên nhân của sự biến động để kiểm soát chúng từ đó đưa ra các giải pháp kiểm soát chi phí một cách hợp lý.
2.2.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32078.doc