Đồ án Kinh doanh khu vui chơi trẻ em tại quận Thủ Đức

MỤC LỤC

Trang

Lời Cảm Ơn

Lời Cam Đoan

Mục Lục

Danh Mục Bảng Biểu Và Sơ Đồ

Danh Mục Các Phụ Lục

Danh Mục Các Từ Viết Tắt

Lời Mở Đầu

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG KHU VUI CHƠI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THỦ ĐỨC 1

1.1. THỰC TRẠNG KHU VUI CHƠI DÀNH CHO TRẺ EM 1

1.1.1. Thực trạng khu vui chơi dành cho trẻ em tại Thành phố Hồ Chí Minh 1

1.1.2. Thực trạng khu vui chơi dành cho trẻ em tại Quận Thủ Đức 5

1.1.3. Các dự án xây dựng khu vui chơi cho trẻ em và thực tế triển khai 6

1.1.3.1. Các dự án xây dựng khu vui chơi cho trẻ em 6

1.1.3.2. Thực tế triển khai 8

1.2. ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI KINH DOANH 9

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 9

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 11

2.1. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ 11

2.1.1. Yếu tố kinh tế 11

2.1.1.1. Thế giới 11

2.1.1.2. Trong nước 11

2.1.2. Môi trường chính trị - pháp luật 15

2.1.3.Môi trường văn hóa – xã hội 16

2.1.4. Nhân khẩu học 16

2.2. MÔI TRƯỜNG VI MÔ 18

2.2.1. Tâm lý tiêu dùng của khách hàng 18

2.2.1.1. Sự lựa chọn khu vui chơi của các bậc phụ huynh 18

2.2.1.2. Tâm lý trẻ em 20

2.2.1.2.1. Tâm lý trẻ theo tuổi 20

2.2.1.2.2. Tâm lí theo giới tính 22

2.2.1.2.3. Tâm lí theo tính cách 22

2.2.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại 24

2.2.2.1. Nhà Văn hóa thiếu nhi Thủ Đức 24

2.2.2.2. Khu vui chơi điện tử - Coopmart Quận 9 26

2.2.2.3. Suối Tiên 27

2.2.2.4. Khu vui chơi tại đường Kha Vạn Cân 28

2.2.2.5. Khu vui chơi trên đường Tô Ngọc Vân 29

2.2.3. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 29

2.2.4. Các sản phẩm thay thế 30

2.2.5. Nhà cung cấp 32

2.3. PHÂN TÍCH SWOT 33

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 36

CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH KINH DOANH 37

3.1. MỤC TIÊU KINH DOANH 37

3.1.1. Sứ mạng 37

3.1.2. Mục tiêu 37

3.2. THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU CỦA KHU VUI CHƠI 37

3.2.1. Thị trường tổng quan 37

3.2.2. Phân đoạn thị trường 38

3.2.3. Thị trường mục tiêu 39

3.3. KẾ HOẠCH MARKETING MIX 7P 40

3.3.1. Sản phẩm ( Product ) 41

3.3.1.1. Mô tả sản phẩm dịch vụ 42

3.3.1.1.1. Khu vui chơi dành cho trẻ em 42

3.3.1.1.2. Khu ẩm thực 57

3.3.1.1.3. Tổ chức tiệc sinh nhật 57

3.3.1.1.4. Tổ chức buổi ngoại khóa cho trường mẫu giáo 61

3.3.1.2 Các sản phẩm dịch vụ trong tương lai 62

3.3.2. Giá ( Price ) 62

3.3.3. Phân phối ( Place ) 67

3.3.4. Chiêu thị ( Promotion ) 68

3.3.4.1 Hình ảnh thương hiệu 68

3.3.4.2. Quảng cáo 69

3.3.4.3. Khuyến mãi 70

3.3.4.4.Quan hệ công chúng 70

3.3.5. Con người ( People ) 70

3.3.6. Quy trình ( Process ) 72

3.3.7. Cơ sở vật chất ( Physical evidence ) 79

3.4. CHƯƠNG TRÌNH MARKETING CỤ THỂ TRONG NĂM ĐẦU TIÊN 81

3.5.1. Chương trình Marketing dịp khai trương 81

3.5.2. Chương trình Marketing cụ thể cho từng tháng 81

3.5. TÌM KIẾM VÀ LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP 84

3.5.1 Lựa chọn nhà cung cấp 84

3.5.2 Lập hợp đồng 84

3.5.3 Thực hiện hợp đồng 85

3.5.4 Kết thúc hợp đồng 85

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 85

CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 88

4.1. NHỮNG GIẢ ĐỊNH CẦN THIẾT 88

4.1.1. Những giả định chung 88

4.1.2. Phân bổ vật dụng mau hỏng 88

4.1.3. Khấu hao 88

4.2. NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ 89

4.3. DỰ TOÁN TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 89

4.4. DỰ TOÁN DOANH THU 97

4.4.1. Cơ sở để ước tính doanh thu 97

4.4.2. Ước tính doanh thu 99

4.5. KHẤU HAO 100

4.6. DỰ TOÁN TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG 101

7.7. LỊCH VAY VÀ TRẢ NỢ 102

4.8. PHÂN TÍCH DOANH THU HÒA VỐN 103

4.9. DỰ TOÁN KẾT QUẢ KINH DOANH 104

4.10. DỰ TOÁN DÒNG TIỀN CỦA DỰ ÁN 105

4.11. CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CƠ BẢN 107

4.12. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 108

4.12.1. Tài sản 108

4.12.2 Nguồn vốn 109

4.13. PHÂN TÍCH TỈ LỆ KINH DOANH 110

4.13.1. Phân tích độ nhạy 110

4.13.1.1. Phân tích độ nhạy một chiều 110

4.13.1.1.1. Sự thay đổi của doanh thu 110

4.13.1.1.2. Sự thay đổi của tốc độ tăng doanh thu 111

4.13.1.1.3. Sự thay đổi của tốc độ tăng giá vốn 112

4.13.1.1.4. Sự thay đổi của tốc độ tăng chi phí 113

4.13.1.1.5. Sự thay đổi của lãi suất 114

4.13.1.1.6. Sự thay đổi của dự phòng ban đầu 114

4.13.1.2. Phân tích độ nhạy hai chiều. 115

4.13.1.2.1. Sự thay đổi của doanh thu và tốc độ tăng doanh thu 115

4.13.1.2.2. Sự thay đổi của doanh thu và lãi vay 118

4.13.1.2.3. Sự thay đổi của tốc độ tăng doanh thu hàng tháng và hàng năm 120

4.13.1.2.4. Sự thay đổi của tốc độ tăng doanh thu và tốc độ tăng chi phí 122

4.13.1.2.5. Sự thay đổi của tốc độ tăng chi phí và lãi vay 125

4.13.2. Phân tích tình huống 127

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 129

CHƯƠNG 5: TỔ CHỨC QUẢN LÝ 131

5.1. MÔ TẢ VỀ CÔNG TY 131

5.1.1. Tên công ty 131

5.1.2. Quy mô công ty 131

5.1.3. Ngành nghề kinh doanh 132

5.1.4. Địa điểm kinh doanh và các điều kiện thuận lợi 132

5.1.4.1. Địa điểm kinh doanh 132

5.1.4.2. Các điều kiện thuận lợi 132

5.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC 133

5.3. CHÍNH SÁCH NHÂN SỰ 134

5.3.1. Phân tích công việc 134

5.3.1.1. Bảng mô tả công việc và tiêu chuẩn Giám đốc 134

5.3.1.2. Bảng mô tả công việc và tiêu chuẩn Kế toán – Bán vé 137

5.3.1.3. Bảng mô tả công việc và tiêu chuẩn Quản lí khu vui chơi 139

5.3.1.4. Bảng mô tả công việc và tiêu chuẩn Trưởng nhóm bán hàng 141

5.3.1.5. Bảng mô tả công việc và tiêu chuẩn Nhân viên soát vé 142

5.3.1.6. Bảng mô tả công việc và tiêu chuẩn Kiểm soát-Hoạt náo viên 144

5.3.1.7. Bảng mô tả công việc và tiêu chuẩn Đầu bếp 146

5.3.1.8. Bảng mô tả công việc và tiêu chuẩn Nhân viên bán hàng 148

5.3.1.9. Bảng mô tả công việc và tiêu chuẩn Bảo vệ 149

5.3.1.10 Bảng mô tả công việc và tiêu chuẩn Nhân viên vệ sinh 151

5.3.2. Quy trình và chính sách tuyển dụng 152

5.3.2.1. Quy trình 152

5.3.2.2. Lập kế hoạch tuyển dụng 155

5.3.2.3 Nguồn và phương pháp tuyển dụng 157

5.3.2.4. Chọn thời gian và địa điểm tuyển dụng 158

5.3.2.5. Tìm kiếm và lựa chọn ứng viên 158

5.3.2.6. Đánh giá quá trình tuyển dụng 159

5.3.2.7. Hướng dẫn nhân viên mới hòa nhập 160

5.3.3. Chương trình huấn luyện nhân viên 160

5.3.4. Bảng lương và phụ cấp theo lương. 160

5.3.4.1. Quy định về mức lương 160

5.3.4.2. Quy định về phụ cấp 162

5.3.5. Đánh giá công việc 163

5.3.6. Khuyến khích và đãi ngộ 165

5.3.6.1. Quy định về khuyến khích nhân viên 165

5.3.6.2. Chính sách thưởng 165

5.3.6.3. Chính sách phúc lợi 166

5.3.6.4. Môi trường – điều kiện làm việc 166

5.3.7. Quy định về hình thức xử lý vi phạm 166

5.3.7.1. Quy định đối với nhân viên 166

5.3.7.2. Các hình thức xử lí vi phạm 167

5.4. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN 168

TÓM TẮT CHƯƠNG 5 171

CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ RỦI RO 172

6.1. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ RỦI RO 172

6.2. DANH MỤC CÁC RỦI RO 172

6.2.1. Rủi ro tài chính 173

6.2.2. Rủi ro về con người 173

6.2.3. Rủi ro về nhà cung cấp 173

6.2.4 Rủi ro về hoạch định 173

6.2.5 Rủi ro về kỹ thuật 173

6.2.6. Rủi ro về truyền thông 174

6.2.7. Rủi ro hoạt động 174

6.2.8. Các rủi ro khác có thể ảnh hưởng đến dự án 174

6.3. QUẢN LÝ CÁC RỦI RO 174

6.3.1. Mô tả chi tiết các rủi ro 174

6.3.2. Định lượng các rủi ro 186

6.3.2.1. Mô tả về xác suất và tác động của rủi ro 186

6.3.2.2. Ma trận đo lường rủi ro 189

TÓM TẮT CHƯƠNG 6 190

Kết Luận

Danh Mục Các Tài Liệu Tham Khảo

Phụ Lục

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10801 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Kinh doanh khu vui chơi trẻ em tại quận Thủ Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.1. THỰC TRẠNG KHU VUI CHƠI DÀNH CHO TRẺ EM 1.1.1. Thực trạng khu vui chơi dành cho trẻ em tại Thành phố Hồ Chí Minh Theo nghiên cứu của Ủy Ban Dân số - gia đình – trẻ em trong năm 2010, cứ 283 trẻ em ở Thành phố Hồ Chí Minh thì mới có một em được đáp ứng sân chơi công cộng cho nhu cầu vui chơi, giải trí của mình. Tình trạng sân chơi cho trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn bị bỏ ngỏ. Có thể nói hiện trạng khu vui chơi tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa thiếu, vừa yếu. Số lượng cơ sở vui chơi, giải trí cho trẻ em rất ít, chất lượng còn yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ. Các khu vui chơi dành cho trẻ em đang dần bị bỏ quên sau khi Nhà nước chi ra hàng tỷ đồng để đầu tư cho nhiều lĩnh vực khác. Trong đợt khảo sát thực trạng các khu vui chơi giải trí năm 2010 của Sở Văn hóa – Thông tin, Sở xây dựng và Ủy ban dân số - Gia đình- Trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh, cùng các khảo sát thực tế của nhóm nghiên cứu tại các quận trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy hầu hết các khu vui chơi đều thiếu thiết bị vui chơi, hoặc có nhưng đã nhanh chóng bị hư hỏng, chất lượng và quy cách thiết bị chưa đảm bảo độ bền, độ an toàn. Hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh có 24 Trung tâm văn hóa, thể thao cấp quận, huyện; 17 điểm vui chơi, giải trí và công viên lớn; 20 rạp hát và rạp chiếu phim cùng với hệ thống bảo tàng, thư viện và các cơ sở, thiết chế văn hóa, thể thao khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gần 1,7 triệu trẻ em thành phố. Nhà thiếu nhi là một khu vực quan trọng để đáp ứng nhu cầu học tập, sinh hoạt của thiếu nhi. Tuy nhiên, toàn Thành phố Hồ Chí Minh mới chỉ có 20 nhà thiếu nhi và 2 Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi, vẫn còn quận/huyện chưa có Nhà thiếu nhi, con số này chỉ đáp ứng nhu cầu cho khoảng 6000/ 1,7 triệu trẻ em dưới 16 tuổi”. Việc thiếu sân chơi cho trẻ là một trong những nguyên nhân đẩy nhiều em đến với các trò chơi thiếu lành mạnh, mang tính bạo lực, nghiện game online...Thực tế cho thấy rằng hiện nay, số lượng sân chơi cho trẻ em thành phố rất ít. Nhà thiếu nhi tại một số quận, huyện chỉ dạy đàn, ngoại ngữ, vẽ, bơi... và các lớp học này cũng căng thẳng chẳng kém gì các lớp học tại các trường vì cũng có kiểm tra, thi lên lớp... Các trẻ em đến với nhà thiếu nhi với mong muốn được thư giản sau những giờ học căng thẳng, nhưng thực tế với giờ học ngoại khóa liên tục và dày đặc ở các lớp năng khiếu mà các em đang theo học tại nhà văn hóa thiếu nhi thì lại càng làm cho các em căng thẳng hơn. Ngoài ra, nhiều nhà thiếu nhi còn tận dụng sân chơi cho trẻ để kinh doanh như: làm bãi giữ xe ô tô, cho thuê mặt bằng làm nhà hàng tiệc cưới, mở trung tâm luyện thi đại học. Đó là những lý do vì sao nhu cầu vui chơi của trẻ em rất lớn, nhưng các nhà thiếu nhi chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ. Theo kế hoạch kiến trúc xây dựng đô thị, các khu công viên là khu giải trí rất tốt cho mọi lứa tuổi, trẻ em sẽ có khoảng không gian vui chơi trong lành giữa thành phố nhộn nhịp, đông đúc. Nhưng thực tế chỉ có khoảng 7% trẻ chơi ở công viên trong khi thành phố có trên 120 ha đất công viên. Nguyên nhân phụ huynh không yên tâm khi để các em vui chơi tại công viên là vì ở đây có quá nhiều tệ nạn diễn ra hằng ngày. Người lớn thường lấy công viên làm nơi phục vụ những lợi ích riêng tư. Hoặc nếu không cũng ẩn chứa những mối nguy hiểm đáng ngại cho trẻ em. Nhưng thực tế ở công viên Tao Đàn – Quận 1, ngày 24 – 9 – 2010, khu Quản lý giao thông đô thị số 1, thuộc sở Giao Thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản về vấn đề công viên vui chơi cho trẻ em gửi đến Công ty công viên cây xanh Thành phố Hồ Chí Minh, đề nghị cho tạm ngưng khu trò chơi trên cát. Khu này đã đi vào hoạt động từ năm 2006 cho đến nay, tại đây đã xảy ra 10 vụ vi phạm về an ninh trật tự, trong đó có 4 vụ phải xử lý hình sự. Ngoài ra, còn có 6 vụ mâu thuẫn, xích mích trong khi chơi trò trên cát dẫn đến đánh nhau, đã bị Công an phường Bến Thành cùng phối hợp với Ban Quản Lý Công viên Tao Đàn xử lý. Nguyên nhân chủ yếu là từ khi khu trò chơi cát di vào hoạt động đã thu hút số đông thanh niên đến đây vui chơi, trong đó có không ít thanh thiếu niên hư hỏng, thiếu sự quan tâm giáo dục từ phía gia đình; số học sinh trốn học cũng tụ tập về đây chơi. Tuy là trò chơi dành cho thiếu nhi, nhưng các em không được chơi vì đã bị một số thanh thiếu niên hư hỏng đến giành chơi. Từ việc tranh giành trò chơi đã xảy ra va chạm dẫn đến xích mích, đánh nhau. Khu vui chơi tư nhân thường tập trung tại các nhà sách trong từng khu vực. Và vì các khu này tận dụng diện tích còn lại nên thường rất nhỏ hẹp. Các trò chơi ở đây phần đông là tô tượng, tranh cát. Trò chơi vận động chỉ có cầu tuột, xích đu, đu quay… Khu vui chơi thực tế không an toàn, không có bảo hiểm cho các bé. Phụ huynh thường không an tâm lắm khi để trẻ tự chơi. Theo nhận định chung thì khu vui chơi chất lượng trên toàn Thành phố Hồ Chí Minh không nhiều, nếu không muốn nói là quá ít. Một số khu vui chơi cho trẻ em được tổ chức quy cũ, có mô hình cụ thể, quản lý chặt chẽ nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu vui chơi. Cụ thể như: Thế giới trẻ thơ Gâu Gâu Địa chỉ: 29/7A Quang Trung, Phường 8, Quận Gò Vấp. Đây là khu vui chơi trong nhà cho trẻ em từ 1 -10 tuổi với không gian thoáng mát, sạch sẽ, sàn trải thảm, trang bị máy lạnh, Internet Wifi. Tại đây có các trò chơi như dàn vui chơi liên hoàn, cầu trượt, vượt tam cấp, chui đường hầm, trượt ống xoắn. Phụ huynh và các bé còn được phục vụ dịch vụ ăn uống khi đến vui chơi. Vào các ngày cuối tuần, các bậc phụ huynh tại khu vực này thường đưa các bé đến để vui chơi, giải trí. Số lượng trẻ đến vào thời điểm cuối tuần có khi lên tới 200 bé. Theo quan sát nhận định khi đi thực tế, Gâu Gâu có ưu điểm là khu ăn uống rộng rãi, các bé không chỉ được phục vụ bởi thực đơn phong phú, mà phụ huynh khi đến đây cũng nhận được chất lượng dịch vụ tốt. Bố mẹ có thể sử dụng Wifi miễn phí trong thời gian các bé chơi. Menu thức ăn, nước uống phong phú, có đến hơn 40 các sự lựa chọn. Nhược điểm lớn ở đây là cả khu vui chơi rộng khoảng 400m2 nhưng chỉ có một quản lý trực tiếp tại khu vui chơi. Đồ chơi không được sắp xếp gọn gàng, các vật dụng để lộn xộn, không có sự quản lý từ phía nhân viên khu vui chơi, phụ thuộc hoàn toàn vào các cha mẹ tự giữ con em mình. Khi phỏng vấn một số cha mẹ đến đây, được biết phụ huynh thấy ở đây đồ chơi chưa phong phú, chỉ chủ yếu là các trò vận động, xích đu đơn giản. Họ mong muốn khu vui chơi có thêm các dịch vụ giải trí mang tính giáo dục hơn như lắp ráp mô hình, truyện tranh… TiNi World Do Công ty cổ phần Phong Cách Sống Mới phát triển với một hình thức hoàn toàn mới so với một số khu vui chơi hiện có tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh – đây là một trung tâm giải trí kết hợp giáo dục dành cho thiếu nhi từ 1 đến 12 tuổi. Giá vé vào cổng là 40.000 VNĐ/vé (dành cho bé cao dưới 1m2) và 60.000 VNĐ/vé (dành cho bé cao trên 1m2). Mỗi bé vào cổng được kèm theo 2 người lớn và vé không giới hạn thời gian chơi trong ngày của các bé. Tini World nằm tại 248 Pasteur, Quận 3, vị trí này hơi khó đi lại với các phụ huynh, nằm ngay tuyến đường rất thường kẹt xe. Diện tích không lớn lắm, các khu vui chơi sắp xếp quá chật chội, cảm giác vui chơi bị gò bó. Tini World còn có một cơ sở khác tại Nowzone, 235 Nguyễn Văn Cừ, Quận 1, mô hình tại đây cũng tương tự. Các phụ huynh gửi con em tại đây để tiện việc mua sắm. Khu vui chơi trẻ em – Lotte Mark Việt Nam Địa chỉ: 469 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Tân Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là khu vui chơi tích hợp cùng với hệ thống khu mua sắm, tiện lợi cho các phụ huynh gửi con tại đây, tranh thủ mua sắm. Khu vui chơi thoáng mát, rộng rãi, và các tiêu chuẩn an toàn rất đảm bảo. Tuy nhiên vì đặt tại khu vực dân cư đô thị mới tại Quận 7, khu vui chơi chỉ phục vụ chủ yếu cho các bé gần khu vực này. Những khu vui chơi như thế này rất ít trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh . Hệ thống khu vui chơi Kid Yard Cơ sở 1: Kid Yard Sài Gòn SuperBowl, Lầu 1 A43 Trường Sơn, Phường 4, Quận Tân Bình Cơ sở 2: Kid Yard Thiên Sơn Plaza, tầng 4 – 800 Đại lộ Nguyễn Văn Linh, Quận 7. Cơ sở 3: Kid Yard MetroBooks, 129 Âu Cơ, P14, Quận Tân Bình. Tại Kid Yard trẻ em có cơ hội tham gia các trò chơi vận động, thư viện sách , khu ghép hình Lego, vẽ tranh cát, tô tượng, chụp ảnh, in ly, in lịch, phục vụ các món ăn uống… Khu Kid Yard có ưu điểm là có nhân viên quan sát các bé, theo sát các bé tại từng khu vực trò chơi. Vì vậy, các bé khi vui chơi không chỉ được theo dõi quan sát từ phía phụ huynh mà còn có sự hỗ trợ kịp thời bởi đội ngũ nhân viên. Cách bố trí các khu trò chơi phân biệt, có sự quản lý, sắp xếp trò chơi ngăn nắp. Chất lượng vệ sinh khu Kid Yard được đánh giá rất tốt. Nhưng khu phục vụ ăn uống còn nhỏ, các sản phẩm phục vụ ăn uống không phong phú. Các bé chỉ được lựa chọn nước sâm, nước suối, và bắp rang. Với khu vui chơi Kid Yard tại nhà sách MetroBook Tân Bình thì các bé mới có thêm sự lựa chọn là cháo dinh dưỡng và một vài loại sinh tố đơn giản. Phụ huynh khi đưa các bé đến đây chỉ có hàng ghế ngồi trong khu vui chơi để quan sát các bé, không có các dịch vụ tích hợp thêm để phục vụ thêm cho các vị phụ huynh. Cảm giác các phụ huynh cho biết, đôi khi các bé mải chơi, quên thời gian, nhưng là người ngồi chờ nên thấy rất lâu vàs mệt mỏi. Khu vui chơi Vinpearl Game Địa chỉ: B2 trung tâm thương mai Vincom, Quận 1, rộng 4000m2 bao gồm 300 máy chơi điện tử với hơn 60 trò chơi khác nhau. Tại đây có khu Kid Garden cho các bé từ 1- 12 tuổi. Vé vào là 30,000 VNĐ/ bé, không kèm phụ huynh. Khu vui chơi này đảm bảo an toàn, nhưng không được các phụ huynh thích. Có nhiều lý do được đưa ra khi hỏi ý kiến các phụ huynh đến đây: Các cha mẹ cho biết vì là trung tâm thương mại, hệ thống máy lạnh chung cho cả tòa nhà, nhiệt độ ở đây quá thấp, khi đưa con đến vui chơi thoải mái, nhưng ra về nhiệt độ chênh lệch quá cao so với bên ngoài. Họ cảm thấy băn khoăn về sức khỏe của bé, có lúc các bé đòi ra vì quá lạnh. Hoặc với một phụ huynh khác, họ cho biết vé chỉ cho một bé không kèm phụ huynh, họ không yên tâm khi đứng ngoài, khó quan sát các con vui chơi tại khu vận động. Họ thích một khu vui chơi có thể vào trong để quan sát theo dõi các con chơi, như vậy yên tâm hơn. Khu vui chơi cho các bé tại Vincom an toàn, sạch sẽ, không lo vấn đề bụi bẩn nhưng nằm ngay bên cạnh khu vui chơi của thanh thiếu niên nên có phần ồn ào và lạc lõng với các bé nhỏ. Thế giới trò chơi trẻ em Mặt trời bé con Địa chỉ 81 Phùng Văn Cung, P2, Quận Phú Nhuận. Khu này mở cửa suốt tuần, thứ Hai đến thứ Sáu từ 8h30 đến 21h20, thứ bảy và Chủ Nhật mở từ 8h00 đến 22h00. Đây là khu vui chơi trong nhà, không có các trò chơi điện tử. Các bé được tham gia các trò chơi như vượt đường hầm, leo núi, làn trượt ống xoắn…Kèm theo khu vui chơi cũng có các dịch vụ ăn uống nhưng tương đối đơn giản. 1.1.2. Thực trạng khu vui chơi dành cho trẻ em tại Quận Thủ Đức Tại khu vực quận Thủ Đức, các địa điểm vui chơi cho các bé thiếu trầm trọng. Số lượng các khu vui chơi không đáp ứng đủ nhu cầu vui chơi giải trí của trẻ em. Khu vực các phường Bình Thọ, Trường Thọ, Linh Trung, Linh Chiểu tại quận Thủ Đức, các khu vui chơi có số lượng khách hàng đến tương đối ổn định như khu vui chơi trên đường Tô Ngọc Vân, khu vui chơi Nhà văn hóa thiếu nhi đường số 6 - phường Linh Trung, khu vẽ tranh tô tượng - lầu 2 siêu thị CoopMart Quận 9, khu vui chơi trẻ em lầu 2 – nhà sách Nguyễn Văn Cừ - Võ Văn Ngân. Số lượng tuy nhiều nhưng chất lượng rất kém hoặc chưa đủ. Thực tế chỉ là những khu vui chơi “dã chiến” do các hộ cá thể mở ra kinh doanh. Kiến trúc và cơ sở vật chất rất tạm bợ, không đảm bảo các tiêu chuẩn, độ an toàn cần thiết cho một khu vui chơi giành cho trẻ em. Các thiết bị ở đây nhìn chung đã được đầu tư từ rất lâu nên đã cũ kĩ và thiếu an toàn. Toàn khuôn viên của những khu vui chơi này không được thiết kế cẩn thận, bề mặt nền đất ghồ ghề. Trong khi đó các em lại rất hiếu động, không thể không chạy nhảy, do đó với cơ sở vật chất như thế rõ ràng không an toàn cho các em. Các khu vui chơi này ở ngoài trời, không có mái che nên cũng rất bất tiện khi trời mưa. Phần lớn những khu vui chơi này mở cửa vào buổi tối nên vào ban ngày các bé không có sự lựa chọn vui chơi cho mình. Một điểm yếu khác từ các khu vui chơi này đó chính là địa điểm các khu vui chơi này nằm ngay gần mặt đường đông đúc xe cộ qua lại mà không có các biện pháp che chắn cho toàn khu nên không gian vui chơi của các em rất nhiều khói bụi. Điều này không tốt cho sức khỏe của các em. Ngoài ra tại những khu vui chơi ở đây các em không có nhiều sự lựa chọn về các trò chơi, chỉ có hai ba trò chơi đơn giản: đu quay, nhà phao, nhà banh. Hiện khu vui chơi tại nhà văn hóa thiếu nhi Thủ Đức đang thu hút được một lượng lớn các bé đến vui chơi hằng ngày. Tuy nhiên diện tích các em có thể vui chơi bị hạn chế rất nhiều. Khuôn viên nhà văn hóa bị chiếm dụng để cho thuê mặt bằng làm nơi trưng bày gốm sứ, một phần lớn diện tích khác được dùng để cho thuê mở quán cà phê. Đây là một thiệt thòi cho các em. 1.1.3. Các dự án xây dựng khu vui chơi cho trẻ em và thực tế triển khai 1.1.3.1. Các dự án xây dựng khu vui chơi cho trẻ em Theo kế hoạch, trong năm 2011 - năm được Thành phố Hồ Chí Minh chọn là “Năm vì trẻ em” – Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đầu tư xây dựng 10 khu vui chơi cho trẻ em. Việc đầu tư xây dựng những khu vui chơi giải trí cho trẻ em được Hội Đồng Nhân Dân (HĐND) thành phố thông qua sau kỳ họp HĐND khóa VII lần thứ 19 diễn ra từ ngày 7 đến 10-12-2010. Trong tổng số 10 công trình vui chơi giải trí cho trẻ em được đầu tư năm 2010 - 2011, sẽ có 5 công trình do quận, huyện làm chủ đầu tư bao gồm: khu vui chơi cho trẻ em trong Công viên Phú Lâm (Quận 6); Công viên Lê Thị Riêng (Quận 10); Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên (Huyện Nhà Bè); Công viên văn hóa xã Bình Chánh (Huyện Bình Chánh); Công viên thị trấn Cần Thạnh (Huyện Cần Giờ). Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư bốn công trình gồm: Công viên Tao Đàn; Công viên 23-9; Công viên Lê Văn Tám; Công viên Gia Định. Sở Lao động, thương binh và xã hội TP.HCM làm chủ đầu tư khu vui chơi cho trẻ em tại Trung tâm Giáo dục – dạy nghề thiếu niên thành phố. Mỗi khu có diện tích trên dưới 1000m2, kinh phí đầu tư dưới 5 tỷ đồng. Các dự án này sẽ có 70% diện tích khu vui chơi sẽ hoàn toàn miễn phí, 30% còn lại nên xã hội hóa, đây là cơ sở để tạo nguồn vốn duy tu, bảo trì, thuê bảo vệ đảm bảo tình hình an ninh trật tự. Sau khi Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh có chủ trương xây dựng các khu vui chơi giải trí cho trẻ em tại các công viên trên địa bàn thành phố, Sở Giao Thông Vận Tải (GTVT) đã đề xuất ngay 4 vị trí. + Đầu tiên là tại công viên Tao Đàn, Sở đề nghị quy hoạch xây dựng khu trò chơi miễn phí cho trẻ em tại công viên với diện tích khoảng hơn 1.200 m2. Đây là diện tích cũ của Nhà hàng Trầu Cau. Dự kiến tại đây sẽ đầu tư theo hướng kết hợp các loại hình trò chơi trí tuệ (thư viện sách, các môn cờ Vua, cờ Tướng…) và vui chơi giải trí. Riêng trong ngày thứ bảy và chủ nhật, khu này sẽ ưu tiên cho Tổng đoàn Sao Bắc Đẩu sử dụng tổ chức sinh hoạt theo chuyên đề như: thi vẽ, thi làm thơ, thi đấu cờ… nhằm tập hợp thanh thiếu niên sinh hoạt lành mạnh, có định hướng, tránh bị lôi kéo theo các tổ chức không lành mạnh khác. + Tại công viên Lê Văn Tám, Sở đề nghị đầu tư lại khu trò chơi hiện hữu với diện tích hơn 1.000 m2. Tại đây sẽ được nâng cấp các thiết bị hiện hữu theo mô hình vận động kết hợp vui chơi giải trí miễn phí. + Tại công viên 23/9, khu nhạc nước hiện nay với diện tích 2.500 m2 sẽ được đầu tư thành sân chơi trên nước hoặc sân khấu múa rối nước (600 m2), diện tích còn lại sẽ đầu tư mô hình vận động (như bóng rổ, trò chơi vận động khác…) kết hợp vui chơi giải trí. Ở khu A của công viên này cũng sẽ được lắp đặt thêm các dụng cụ thể dục thể thao trên một số khu vực thích hợp. + Còn khu vui chơi miễn phí cho các cháu thiếu nhi với diện tích khoảng 4.000 m2 hiện có của công viên Gia Định sẽ tiếp tục được đầu tư theo kế hoạch. Tuy nhiên, Sở GTVT đề nghị mở rộng khu vui chơi này lên khoảng 10.000 m2 với các loại hình vận động, thể dục thể thao cho thiếu niên; các trò chơi, mô hình, khu vực tập dưỡng sinh (cho người cao tuổi), khu tập thể dục nhịp điệu theo nhạc… 1.1.3.2. Thực tế triển khai Thực tế triển khai xây dựng cơ sở vui chơi cho trẻ em gặp nhiều khó khăn và tồn tại. Một số quận huyện sẵn sàng bỏ tiền ra xây dựng cơ sở vui chơi cho trẻ em, nhưng thực tế lại không thể nào tìm được vị trí thích hợp để thực hiện. Vì lý do diện tích đất trống đủ xây dựng công viên tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh là rất khó kiếm. Ngay giữa lòng thành phố hiện tại thời điểm này không dễ để tìm một khu đất có diện tích thích hợp. Còn ngược lại với các quận mới thành lập thì việc tìm khu đất theo quy hoạch để xây dựng cơ sở vui chơi, giải trí cho trẻ em nhưng lại không có đủ ngân sách để xây dựng. Thực tế hiện nay tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có 10 dự án xây dựng khu vui chơi trẻ em đã thông qua nhưng vấn đề về tiến độ thực hiện dự án chưa được theo dõi thực hiện gắt gao. Tiến độ thực hiện của các dự án này có thể được đánh giá là còn quá chậm. Hiện có bốn công trình đăng ký đưa vào sử dụng trước ngày Quốc tế Thiếu nhi 01-06-2011 gồm: khu vui chơi công viên Gia Định, công viên Tao Đàn (do Sở Giao thông vận tải chủ quản), công viên giải trí tại xã Bình Chánh (do Công ty DVCI huyện Bình Chánh chủ quản) và Khu vui chơi giải trí Phú Lâm (do Ban Quản lý Đầu tư Xây dựng Công trình quận 6 chủ quản). Sáu công trình còn lại sẽ đưa vào sử dụng vào dịp Tết Trung thu 2011. Như vậy các dự án này trong tương lại sẽ đáp ứng được phần nào nhu cầu vui chơi giải trí thực tế đang rất thiếu cho người dân thành phố Hồ Chí Minh nói chung, trẻ em nói riêng. Từ thực tế các dự án triển khai, ta thấy tại khu vực quận Thủ Đức chưa có dự án đầu tư xây dựng khu vui chơi cho trẻ em trong hiện tại. Các em đang thiếu khu vui chơi giải trí dành riêng cho lứa tuổi của mình, do đó việc đầu tư xây dựng một khu vui chơi giải trí cho trẻ em là một thị trường đầy tiềm năng. 1.2. ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI KINH DOANH Với thực trạng như đã nêu trên ta thấy rằng trẻ em đang thiếu không gian vui chơi giải trí lành mạnh. Đặc biệt là ở khu vực quận Thủ Đức khu vui chơi giải trí hiện nay rất ít và chưa được đầu từ đúng mức. Các em đang rất cần cho riêng mình một khu vui chơi để giải trí vui đùa sau những giờ học căng thẳng. Khu vui chơi này không chỉ đáp ứng được nhu cầu vui chơi của các em mà còn phải đảm bảo an toàn, vừa tham gia các trò chơi vừa học tập phát triển các kĩ năng. Nhận thấy được tính cấp thiết về một khu vui chơi lý tưởng cho các em, chúng tôi đưa ra ý tưởng về việc xây dựng khu vui chơi giải trí an toàn, lành mạnh cho trẻ em. Với khu vui chơi này các em sẽ được vui đùa thoải thích, tận hưởng giây phút giải trí thú vị trong mô hình khu vui chơi an toàn, các trò chơi mang tính giáo dục cao, phát triển các kĩ năng vận động và kĩ năng tư duy logic. Phụ huynh khi đưa con em mình đến đây hoàn toàn có thể yên tâm vì các cơ sở vật chất đều được kiểm tra độ an toàn cao nhất, tránh rủi ro, tai nạn trong lúc vui chơi. Các trò chơi được lựa chọn sẽ mang tính giáo dục cao, giúp các em phát triển toàn diện về tinh thần và thể chất. Động lực thôi thúc chúng tôi đưa ra mô hình kinh doanh này vì nhận thấy các em tại khu vực quận Thủ Đức đang rất thiếu khu vui chơi lành mạnh. Đây là một thị trường mới đầy tiềm năng, nhưng còn bị bỏ ngõ, chưa có sự đầu tư từ các đối thủ kinh doanh khác. Với tiên phong là người đi đầu mô hình khu vui chơi, hứa hẹn sẽ thu hút một lượng khách lớn đến với khu vui chơi của chúng tôi. Bên cạnh đó chúng tôi mong muốn góp một phần sức lực của mình vào việc xây dựng một tương lai trẻ năng động, tài năng cho nước nhà. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Thực trạng tại Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Quận Thủ Đức nói riêng không gian giành cho trẻ em vui chơi giải trí chưa được quan tâm đúng mức, các khu vui chơi thật sự thiếu về số lượng và yếu về cơ sở vật chất. Đặc biệt đối với khu vực Quận Thủ Đức tập trung đông dân cư với số lượng trẻ em đông đảo thì việc giải quyết nhu cầu vui chơi của các em ngày càng bức thiết. Đứng trước thực trạng trên nhóm đồ án chúng tôi nhận thấy đây là một thị trường mới đầy tiềm năng, nhưng còn bị bỏ ngõ, chưa có sự đầu tư từ các đối thủ kinh doanh khác. Bên cạnh đó trẻ em chính là tương lai, là mầm xanh của nước nhà các em cần một không gian vui chơi tốt nhất, lành mạnh để phát triển thể chất lẫn tinh thần tạo nên lớp trẻ năng động và giàu sức sáng tạo.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHUONG 1 THUC TRANG.doc
  • docCHUONG 2 PHAN TICH MOI TRUONG.doc
  • docCHUONG 3 KE HOACH KINH DOANH.doc
  • docCHUONG 4 KE HOACH TAI CHINH.doc
  • docCHUONG 5 TO CHUC CONG TY.doc
  • docCHUONG 6 PHAN TICH,DANH GIA RUI RO.doc
  • docDANH MUC CAC BANG BIEU.doc
  • docDANH MUC CAC PHU LUC.doc
  • docDANH MUC CAC TU VIET TAT.doc
  • docKET LUAN.doc
  • docLOI CAM DOAN.doc
  • docLOI CAM ON.doc
  • docLOI MO DAU.doc
  • docMUC LUC CHI TIET.doc
  • rarPHU LUC HOAN CHINH.rar
  • docTRANG BIA.doc
  • docTRANG LOT DAU CHUONG.doc
  • docxTRANG LOT TRONG.docx
Tài liệu liên quan