Đồ án Kỹ thuật truyền hình

MỤC LỤC

 

CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM VỀ KỸ THUẬT TRUYỀN THANH

I. Nguồn tin và tín hiệu 1

II. Máy phát 2

1. Nguồn sóng cao tần 2

2. Khối cách ly 2

3. Khối khuếch đại trung gian 3

4. Khối điều biến 3

5. Khối khuếch đại công suất âm tần và khối khuếch đại âm tần 3

III. Máy thu 3

1. Máy thu trực tiếp 3

2. Máy thu khuếch đại trực tiếp 3

3. Máy thu đổi tần số 4

IV. Các phương thức truyền tin 4

 

CHƯƠNG II: SÓNG MANG TIN – MÔI TRƯỜNG VÀ ĐƯỜNG TRUYỀN SÓNG

I. Các dải sóng, định danh, đặc tính truyền và qui định sử dụng 5

1. Dải từ (3 – 30)KHz 5

2. Dải từ (30 – 300)KHz 6

3. Dải từ (300 – 3000)KHz 6

4. Dải từ (3 – 30)MHz 6

5. Dải từ (30 – 300)MHz 6

6. Dải từ (300 – 3000)MHz 7

7. Dải từ (3 – 30)GHz 7

8. Dải từ (30 – 300)GHz 7

9. Dải từ (103 – 107)GHz 7

II. Môi trường truyền tin hữu tuyến 8

1. Đôi dây dẫn điện xoắn 8

2. Cáp đồng trục 8

3. Sợi quang 9

III. Môi trường vô tuyến 10

1. Sóng dài 10

2. Sóng trung 10

3. Sóng ngắn 10

4. Sóng VHF, UHF 10

5. Sóng UHF, SHF, EHF 11

 

CHƯƠNG III: ĐIỀU BIẾN VÀ GIẢI ĐIỀU BIẾN

I. Kỹ thuật điều biến 13

1. Định nghĩa 13

2. Phổ tần và bề rộng dải tần 14

3. Sự phân bố công suất trong sóng đã điều biến 15

4. Trường hợp tín hiệu điều biến là tín hiệu phức tạp 15

5. Các kỹ thuật truyền sóng điều biến 16

II. Mạch điều biến biên độ 18

1. Mạch điều biến mức thấp 18

2. Mạch điều biến mức cao 21

3. Vi mạch điều biến 21

4. Mạch điều biến dùng đèn điện tử 22

III. Mạch giải điều biến 22

IV. Kỹ thuật điều biến góc 24

1. Định nghĩa 24

2. Quan hệ giữa kỹ thuật điều biến tần số với điều biến pha 25

3. Dải thông của mạch khuếch đại sóng điều biến góc 28

4. Công suất trung bình sóng điều biến góc 29

5. Ảnh hưởng của tạp âm đối với sóng điều biến góc 29

6. Mạch tăng trước và giảm sau 30

7. Mạch điều biến góc 31

8. Mạch giải điều biến góc 34

V. Các kỹ thuật điều biến khác 38

VI. Mạch điều biến đối xứng 39

 

CHƯƠNG IV: MẠCH KHUẾCH ĐẠI TẦN SỐ CAO

I. Mạch khuếch đại điều hợp đơn 41

II. Mạch khuếch đại điều hợp đơn dùng transistor 45

III. Mạch khuếch đại điều hợp đơn ghép nhiều tầng 45

1. Ghép đồng bộ 45

2. Ghép lệch tần số 46

IV. Mạch khuếch đại điều hợp kép 48

V. Mạch khuếch đại dùng bộ lọc tinh thể hoặc cơ khí 49

1. Tinh thể thạch anh 49

2. Bộ lọc sứ 51

3. Bộ cơ khí 52

4. Bộ lọc sóng bề mặt 52

VI. Mạch khuếch đại trung tần máy thu 52

VII. Mạch khuếch đại cao tần máy thu 53

VIII. Mạch khuếch đại cao tần dải rộng 54

IX. Mạch khuếch đại công suất cao tần 56

 

CHƯƠNG V: MẠCH KHUẾCH ĐẠI ÂM TẦN

I. Đáp ứng tần số của mạch khuếch đại ở tần số phía cao dải âm tần 59

II. Đáp ứng tần số của mạch khuếch đại ở tần số phía dải âm tần 61

1. Tác dụng của tụ điện dẫn tín hiệu 61

2. Tác dụng của tụ điện phân dòng 62

III. Đáp ứng tần số của nhiều tầng khuếch đại ghép liên tiếp nhau 65

IV. Tác dụng của mạch hồi tiếp âm đối với dải tần làm việc của mạch khuếch đại 66

1. Nhắc lại định nghĩa mạch hồi tiếp 66

2. Tác dụng của mạch hồi tiếp với độ lợi và dải thông của mạch khuếch đại 67

3. Tình trạng mất ổn định của mạch khuếch đại có hồi tiếp âm 69

V. Mạch khuếch đại công suất 70

1. Các tôpô mạch 70

2. Các cấu hình mạch khuếch đại công suất thường gặp 73

 

CHƯƠNG VI: MẠCH DAO ĐỘNG, PHÁT TÍN HIỆU VÀ TỔNG HỢP TẦN SỐ

I. Mạch dao động 75

1. Nhắc lại nguyên lý mạch dao động 75

2. Mạch dao động cầu Wien 76

3. Mạch dao động lệch pha 77

4. Mạch dao động ba điểm 78

5. Các mạch dao động ghép hỗ cảm 81

6. Mạch dao động thạch anh 82

II. Vi mạch dao động qui mô lớn phát dạng sóng chuẩn 85

III. Mạch tổng hợp tần số 87

1. Mạch tổng hợp tần số nhiều tinh thể thạch anh 88

2. Mạch tổng hợp tần số một tinh thể thạch anh 89

3. Mạch tổng hợp tần số gián tiếp 89

CHƯƠNG VII: MẠCH ĐỔI TẦN

I. Định nghĩa và mục đích 93

II. Nguyên lý và sơ đồ khối mạch đổi tần 93

III. Một số mạch đổi tần dùng mạch dao động dùng trong máy thu thanh 94

1. Mạch đổi tần dùng một transistor 94

2. Mạch đổi tần dùng mạch dao động riêng 95

IV. Các biện pháp giải quyết vấn đề đồng chỉnh 95

V. Mạch đổi tần dùng mạch tổng hợp tần số 96

VI. Sóng ảnh ở máy thu đổi tần 97

 

CHƯƠNG VIII: MÁY PHÁT, THU VÔ TUYẾN TRUYỀN THANH

I. Cấu hình máy phát vô tuyến truyền thanh sóng điều biên 99

II. Máy phát điều tần 99

1. Máy phát điều tần trực tiếp 100

2. Máy phát điều tần gián tiếp 100

3. Máy phát trực tiếp dùng vòng khóa pha 101

III. Máy thu sóng điều biên 101

IV. Máy thu sóng điều tần 102

V. Mạch tự động điều chỉnh độ lợi máy thu thanh điều biên 102

VI. Mạch tự động điều chỉnh tần số máy thu thanh điều tần 104

 

CHƯƠNG IX: KỸ THUẬT TRUYỀN MỘT DẢI BIÊN VÀ HAI DẢI BIÊN ĐỘC LẬP

I. Máy phát một dải biên 105

II. Máy phát hai dải biên độc lập 106

III. Máy thu sóng đơn biên và song biên độc lập 107

 

CHƯƠNG X: KỸ THUẬT TRUYỀN ÂM THANH LẬP THỂ BẰNG SÓNG ĐIỀU TẦN

I. Cấu hình máy phát 109

II. Máy thu thanh lập thể 110

 

CHƯƠNG XI: KỸ THUẬT GHÉP KÊNH

I. Kỹ thuật ghép phân chia dải tần 113

II. Kỹ thuật ghép kênh phân chia thời gian 115

1. Kỹ thuật ghép kênh phân chia thời gian đồng bộ 115

2. Kỹ thuật ghép kênh phân chia thời gian không đồng bộ 116

 

Mục lục

 

doc5 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2692 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Kỹ thuật truyền hình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I KHÁI NIỆM VỀ KỸ THUẬT TRUYỀN THANH Bài này giới thiệu sơ lược toàn bộ một hệ thống truyền thanh cơ bản. Qua đó, sinh viên làm quen được từng bước các quá trình xử lý tín hiệu âm thanh nói riêng và tin tức hay dữ liệu nói chung từ nguồn đến đối tượng nhận. Từ đó có một số vốn thuật ngữ để hiểu được dễ dàng hơn những vấn đề phức tạp hơn ở bài sau. Về bản chất, kỹ thuật truyền thanh hay kỹ thuật truyền tin hay dữ liệu, nói tổng quát hơn là kỹ thuật xử lý âm thanh, tin hay dữ liệu trước khi phát, kỹ thuật phát và kỹ thuật thu và xử lý sau khi thu bằng các thiết bị có mạch điện tử. Sau đây là sơ đồ khối một hệ thống truyền tin từ nguồn đến đối tượng nhận. Không gian Máy phát Máy thu Nguồntin Đối tượng nhận tin Sợi quang Môi trường truyền Anten phát Anten thu Dây dẫn H. I-1 Hệ thống sẽ được trình bày sơ lược từ nguồn tin đến đối tượng nhận tin. I. Nguồn tin và tín hiệu: Nguồn tin tức hay nguồn thông tin, dữ liệu nói chung và âm thanh nói riêng, cho môn học này, cần được đưa vào bộ phận chuyển đổi ra tín hiệu được gọi là tín hiệu gốc hay tín hiệu nền, trường hợp âm thanh thì bộ phận chuyển đổi là micro kèm theo phần khuếch đại cho ra tín hiệu âm tần. Tín hiệu là hiện tượng thay đổi vật lý mang nội dung tin tức. Nếu hiện tượng thay đổi vật lý mang tin diễn biến liên tục theo thời gian thì tín hiệu được gọi là tín hiệu tương tự. Tín hiệu âm tần là điện áp hay dòng điện biến thiên liên tục theo thời gian. Nếu hiện tượng biểu hiện không liên tục như tín hiệu Morse thì đó là tín hiệu rời rạc chỉ có khả năng mang được một tập nội dung có hạn định như các ký tự từ A, B ... đến Z, các số từ 0 đến 9, các dấu chấm, dấu phẩy ... Muốn mang được một số nội dung hạn định, tín hiệu rời rạc phải được lập ra theo qui ước mà người hay tín hiệu phát lẫn thu đều biết, đó là mã thông tin như mã Morse, Baudot, ASCII ... Như vậy, tín hiệu phát phải qua quá trình mã hóa trước khi phát và khi thu được phải qua quá trình giải mã. Lưu ý rằng quá trình mã hóa và giải mã xưa kia do người phát và người nhận tin phụ trách, giờ đây do mạch mã hóa ở máy phát và mạch giải mã ở máy thu làm việc. Sau đây là các tín hiệu âm tần gặp trong kỹ thuật truyền thanh: - Tín hiệu điện thoại hay tín hiệu tiếng nói trong dải tần từ (300 ¸ 3400)Hz. - Tín hiệu âm tần từ dải vô tuyến phát thanh quảng bá hay từ máy thu vô tuyến điều biên (AM) trong dải tần từ (100 ¸ 5000)Hz. - Tín hiệu âm tần từ đài phát thanh vô tuyến quảng bá hay từ máy thu vô tuyến điều tần (FM) trong dải tần từ (50 ¸ 15000)Hz. - Tín hiệu âm tần từ máy hát đĩa Compact trong dải tần từ (50 ¸ 20000)Hz. II. Máy phát: Cấu tạo của máy phát phụ thuộc vào đặc tính truyền dẫn của môi trường và bản chất của tín hiệu. Trước khi thiết kế máy phát, ta phải biết bản chất của tín hiệu gốc là gì, tín hiệu này có truyền qua môi trường được không. Lấy một thí dụ, nếu tín hiệu gốc là tín hiệu âm tần từ một máy tăng âm 100W có tổng trở ra loa là 8W, môi trường truyền là một đôi dây dẫn đường kính khá lớn. Như vậy, sau khi biết được bản chất của tín hiệu là tín hiệu âm tần công suất 100W phát từ máy tăng âm có tổng trở ra là 8W, môi trường truyền lại là một đôi dây dẫn điện có tổng trở rất thấp. Như vậy, hẳn các độc giả cho dù chưa được học qua kỹ thuật truyền thanh này cũng biết và đồng tình quyết định là dùng máy tăng âm làm máy phát. Tuy nhiên, nếu môi trường truyền là không gian thì mọi độc giả đều biết rằng máy tăng âm 100W này không thể dùng làm máy phát vì không gian không truyền được tín hiệu âm tần mà chỉ truyền sóng cao tần. Nếu môi trường truyền là một sợi quang thì sợi cũng không truyền được dòng điện âm tần mà chỉ truyền được ánh sáng. Như vậy, cấu tạo máy phát vô tuyến truyền thanh phải theo sơ đồ khối sau: Nguồn sóng cao tần Khối cách ly Khuếch đại trung gian Khốiđiềubiến Mạch dung hợp Anten Anten phát sóng Khuếch đại âm tần Khuếch đại công suất âm tần Âm thanh Micro H.I-2 1. Nguồn sóng cao tần: Môi trường truyền thanh là không gian truyền được sóng điện từ là sóng cao tần. Máy phát phải có nguồn sóng cao tần có tần số không được thay đổi 20Hz hay cao hơn hay thấp hơn tần số phát sóng cho phép. Do vậy, nguồn sóng cao tần là một mạch dao động thạch anh được cách ly với phần còn lại của máy phát về từ trường, điện trường và nhiệt độ, làm việcở nhiệt độ ổn định từ (40 ¸ 50)oC gọi là mạch dao động chủ. Ngày nay mạch dao động chủ được thay bằng mạch tổng hợp tần số có ưu điểm là tần số ổn định mà lại có thể thay đổi tần số phát trong dải phát sóng qui định với tần số được cho phép. 2. Khối cách ly: Khối này có chức năng cách ly nguồn sóng cao tần với phần còn lại của may phát về ảnh hưởng của phụ tải là khối khuếch đại trung gian làm cho tần số của nguồn mất ổn định. Để khả năng cách ly được tốt hơn, khối này thường nhân đôi hay nhân ba tần số nguồn sóng, do vậy cũng được gọi là khối nhân tần số. 3. Khối khuếch đại trung gian: Là khối có chức năng của khối tiền khuếch đại, tăng biên độ sóng cao tần ở mức đủ kéo phần khuếch đại công suất cao tần ở khối điều biến. 4. Khối điều biến: Thí dụ nêu ra ở đây là máy phát điều biến có mạch điều biến ở mức biên độ sóng cao nên khối điều biến là khối sau cùng trong máy phát. Khối này có chức năng tạo ra một sóng cao tần có mang nội dung tin tức, với loại sóng này ta mới truyền được tin tức qua môi trường không gian bằng sóng điện từ. 5. Khối khuếch đại công suất âm tần và khối khuếch đại âm tần: Cả hai khối đều khuếch đại tín hiệu âm tần. Khối khuếch đại tín hiệu âm tần cho có đủ biên độ kéo khối khuếch đại công suất âm tần vì khối điều biến mức cao cần tín hiệu âm tần công suất lớn. Như vậy qua sơ đồ khối máy phát, chúng ta đã biết phải nghiên cứu các nội dung gì khi tiếp cận kỹ thuật phát thanh. III. Máy thu: Do tín hiệu âm tần đã được xử lý qua mạch điều biến để có sóng cao tần mang tin truyền qua không gian nên sóng mang tin phải được xử lý ở máy thu bằng nhiều phương pháp. Sau đây là sơ đồ khối các loại máy thu từ máy thu cũ đến máy hiện đại. 1. Máy thu trực tiếp: Đây là loại máy phẩm chất kém nhất. Anten thu sóng Mạch thu sóng Mạch giải điều biến Ống nghe H. I-3 Anten thu nhiều sóng, mạch thu sóng còn được gọi là mạch điều hợp, thực chất là mạch cộng hưởng ở tần số sóng cần thu. Sóng được đưa vào mạch giải điều biến để tách tín hiệu gốc là tín hiệu âm tần ra khỏi sóng cao tần mang tin. Tín hiệu âm tần được đưa vào ống nghe có công suất rất thấp, chỉ cần tín hiệu công suất vài miliwatt là có thể nghe được. Loại máy này trước là máy của người có thu nhập thấp muốn nghe đài vô tuyến truyền thanh, ngày nay là loại máy mà học sinh phổ thông làm bài thực tập sơ đẳng về máy thu hoặc là đồ chơi của thiếu nhi. 2. Máy thu khuếch đại trực tiếp: Sơ đồ máy thu như sau: Anten thu sóng Mạch thu sóng Mạch khuếch đại cao tần Mạch giải điều biến Mạch khuếch đại âm tần Loa H. I-4 Nguyên lý mạch thu sóng đã nói ở phần trên. Mạch khuếch đại cao tần khuếch đại tức là tăng biên độ sóng cao tần trước khi đưa vào mạch giải điều biến đã nói ở phần trên. Mạch khuếch đại âm tần là mạch tăng âm để có đủ công suất đưa vào loa. Máy thu khuếch đại trực tiếp được sử dụng phổ biến vào khoảng trước năm 1910, có phẩm chất đạt yêu cầu để thu các đài phát thanh địa phương phát sóng dài (châu Âu) và sóng trung (châu Mỹ, Á), không đạt yêu cầu ở sóng ngắn phát từ các đài ở xa. 3. Máy thu đổi tần số: Là loại hiện nay vẫn còn được sử dụng phổ biến. Sơ đồ khối của máy như sau: Mạch thu sóng Mạch khuếch đại cao tần Mạch trộn sóng Mạch dao động Mạch khuếch đại trung tần Mạch giải điều biến Mạch khuếch đại âm tần Loa Anten thu sóng H. I-5 Mạch thu sóng, mạch khuếch đại trung tần đã được giới thiệu ở phần trên. Mạch dao động tạo ra sóng cao tần trộn với sóng cao tần có mang tin từ mạch khuếch đại cao tần tại mạch trộn sóng phi tuyến để có sóng tần số trung gian thấp hơn và mang cùng nội dung tin. Sóng tần số trung gian lại được khuếch đại ở mạch khuếch đại trung tần rồi đưa đến mạch giải điều biến thu hồi tín hiệu gốc. Tín hiệu gốc được khuếch đại ở mạch khuếch đại âm tần để có đủ công suất cho loa. Máy thu loại này có phẩm chất đồng đều và đạt yêu cầu đối với mọi dải sóng từ đài gần lẫn đài ở xa. Sau khi được giới thiệu qua máy thu, độc giả đã biết được các nội dung cần tham khảo khi tiếp cận kỹ thuật thu thanh qua sóng cao tần. Phần sóng mang tin và môi trường truyền sẽ được giới thiệu ở bài sau. IV. Các phương thức truyền tin: Một hệ thống truyền tin có thể được thiết kế để truyền một chiều từ nguồn tin đến đối tượng nhận theo phương thức gọi là truyền một chiều hay truyền đơn công. Hệ thống cũng được thiết kế để truyền hai chiều, truyền từ người phát đến người nhận đồng thời người nhận lại truyền được cho người phát như nói chuyện trực tiếp với nhau, đó là phương thức truyền song công hay truyền đồng thời hai chiều. Hệ thống cũng được thiết kế để người phát truyền cho người nhận rồi sau đó người nhận mới truyền lại cho người phát, hai người không truyền cho nhau đồng thời mà phải truyền luân phiên nhau, đó là phương thức truyền bán song công hay truyền hai chiều luân phiên. Cũng có hệ thống nhiều người có thể đồng thời trao đổi tin tức cho nhau, đó là phương thức truyền đa công, đa chiều hay hội nghị. Đài phát vô tuyến truyền thanh truyền một chiều, hai người nói chuyện với nhau qua máy điện thoại truyền hai chiều, hai máy bộ đàm vô tuyến chỉ liên lạc được luân phiên nhau.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHUONG1.DOC
  • docBIATT.DOC
  • docCHUONG2.DOC
  • docCHUONG3.DOC
  • docCHUONG4.DOC
  • docCHUONG5.DOC
  • docCHUONG6.DOC
  • docCHUONG7.DOC
  • docCHUONG8.DOC
  • docCHUONG9.DOC
  • docCHUONG10.DOC
  • docCHUONG11.DOC
  • docMUCLUCTT.DOC
Tài liệu liên quan