-Căn cứ tiêu chuẩn thiết kế nhà ở ký túc xá “ TCVN 4601 :1988”
Thiết kế mặt bằng thỏa mãn các yêu cầu cơ bản sau :
Thể hiện tính chân thật trong tổ chức dây chuyền công năng, trong sáng, hợp lý, chặt chẽ, các bộ phận gắn bó hữu cơ với nhau.
Thể hiện rõ nét phần chính phần phụ, phần trung tâm, phần thứ yếu của công trình.
Thể hiện đặc điểm tính chất của công trình nhằm biểu hiện giá trị nghệ thuật kiến trúc của công trình.
Mặt bằng phải gắn bó với địa hình thiên nhiên, với quần thể kiến trúc xung quanh, tận dụng các phong cảnh đẹp phù hợp với công trình.
Từ ngoài đi vào khu sảnh chính thông qua hành lang đến các phòng ở, hành lang là trục giao thông chính, là đầu mối quan trọng nhất đối với công trình có chiều rộng là 2,4m chạy suốt dọc nhà từ đầu này đến đầu kia của dãy nhà. Tổ chức 3 cầu thang hai bên làm cho sự lưu thông đi lại giữa các tầng thông suốt. Ngoài ra mỗi phòng ở đều có phòng vệ sinh riêng tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh sinh hoạt thuận lợi hơn.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3377 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Ký túc xá trường dạy nghề Dung Quất – Quảng Ngãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tế là phương châm giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước. Để đáp đứng kịp thời về lực lượng cán bộ kỹ thuật ngành xây dựng trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước. Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng đã mở lớp xây dựng dân dụng và công nghiệp tại trường Đại Học Quy Nhơn. Được sự quan tâm của cơ quan và nhà trường em đã theo học nghành xây dựng dân dụng và công nghiệp khóa 01X1DSF của trường Đaị học Bách khoa Đà Nẵng. Sau 5 năm học tập và rèn luyện, bản thân đã cố gắng vươn lên để hôm nay được các Thầy và Côø Khoa XDD&CN Trường Đại học Bách khoa Đà nẵng cho em được làm đồø án tốt nghiệp về đề tài :
“ KÝ TÚC XÁ TRƯỜNG DẠY NGHỀ DUNG QUẤT –QUẢNG NGÃI”
Nội dung của đề tài gồm 3 phần chính như sau :
Phần kiến trúc : 20%
Phần kết cấu : 50%
Phần thi công : 30%
Do thời gian và kiến thức của bản thân còn hạn chế, mặc khác đồ án này mang tính tổng hợp cao nên chắc sẽ không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong các Thầy Cô chỉ dạy và thông cảm cho.
Đồ án này được hoàn thành cũng nhờ sự nỗ lực của bản thân cũng như sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa, đặc biệt là sự chỉ dạy tận tình của các Thầy :
- G.V hướng dẫn chính : Th.S: Bùi Thiên Lam
- G.V hướng dẫn kết cấu : Th.S: Bùi Thiên Lam
-G.V hướng dẫn kiến trúc : Th.S: Đoàn Trần Hiệp
- Thầy hướng dẫn thi công : K.S: Phan Quang Vinh
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn và trân trọng những gì Thầy Cô đã dạy bảo và hướng dẫn trong thời gian em học tập cũng như làm đồ án tốt nghiệp.
Cảm ơn sự giúp đỡ của bạn bè và đồng nghiệp.
Đà Nẵng, Ngày 29 Tháng 12 Năm 2006
Sinh viên
Đồng Ngọc Thân
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
PHẦN I
KIẾN TRÚC
20%
NHIỆM VỤ :
-THIẾT KẾ TỔNG MẶT BẰNG
-CÁC MẶT ĐỨNG
-CÁC MẶT BẰNG
-CÁC MẶT CẮT CẦN THIẾT
GVHD KIẾN TRÚC : Th.S:ĐOÀN TRẦN HIỆP
SV THỰC HIỆN : ĐỒNG NGỌC THÂN
LỚP : 01X1DSF.
PHẦN KIẾN TRÚC
I.Sự cần thiết đầu tư xây dựng:
Trong chiến lược phát triển con người, để đáp ứng công cuộc công nghiệp hóa,hiện hại hóa nền kinh tế và từng bước phát triển các ngành nghề từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng.
Sự nghiệp giáo dục đòi hỏi phải phát triển ngày càng cao, nhất là giáo dục ở các trường đào tạo các ngành nghề cho các nhà máy, nông trường , cho các trung tâm ở các huyện lỵ là điều cần thiết và cấp bách hiện nay. Khi đã có trường dạy nghề thì việc đầu tư xây dựng ký túc xá cho học sinh học nghề là khâu cần phải quan tâm và chú trọng để đảm bảo cho học sinh nghĩ ngơi sau những giờ học căng thẳng và mệt nhọc.
Để thực hiện giải pháp và yêu cầu cấp bách đó, ngành xây dựng và ngành giáo dục dạy nghề phải có sự nghiên cứu, gắn công tác thiết kế và xây dựng theo yêu cầu mục tiêu của ngành mình, không thể tách rời nhiệm vụ và đào tạo.
Trong các cuộc hội nghị của Đảng và Chính phủ các đồng chí lãnh đạo đã chỉ rõ cho nghành giáo dục phải nhanh chóng đưa giáo dục dạy nghề vào chỉ tiêu kế hoặch của xã hội để đảm bảo trong thế kỷ 21 này chúng ta có lực lượng kỹ thuật tương đương với các nước trong khu vực, giữa lực lượng trí thức với lực lượng công nhân kỹ thuật đạt tỷ lệ hợp lý trong tất cả các ngành nghề mà xã hội đang đòi hỏi. Đây là một điều vô cùng trăn trở làm cho các nhà quản lý và xây dựng cũng như ngành giáo dục dạy nghề phải chú trọng làm cho công tác này mau chóng thành hiện thực.
Gần đây nhất nghị quyết Trung ương 8 của Đảng đã đề ra những mục tiêu và giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng chiến lược phát triển con người và ngành nghề “ Giáo dục là quốc sách “ . Tăng ngân sách cho giáo dục và đào tạo ngành nghề ở các địa phương nhất là ở các huyện lỵ và vùng đông dân cư. Muốn đưa nông thôn nhanh chóng chuyển biến thực hiện nông thôn hóa phải có lực lượng kỹ thuật viên tương xứng với lực lượng sản xuất hiện nay.
Ký túc xá trường dạy nghề DUNG QUẤT-QUẢNG NGÃI là nơi tạo điều kiện thuận lơiï cho con em các tỉnh lân cận về đây ăn ở và học tập .
Quê hưong Quảng Ngãi có truyền thống yêu nước và hiếu học từ lâu, nơi đây đã sản sinh ra bao nhiêu nhà khoa học cho đất nước và tỉnh nhà, Vạn Tường-Quảng Ngãi là nơi có truyền thống cách mạng kiên cường, nhân dân giàu lòng yêu nước và chăm chỉ học tập. Là thành phố có nhiều thế mạnh, nhưng do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên việc đầu tư xây dựng ký túc xá cho sinh viên chưa đáp ứng được nhu cầu của trường dạy nghề.
Để đáp ứng nhu cầu cấp bách này, huyện Bình Sơn đã được Sở Lao Động –TBXH-Quảng Ngãi, đầu tư kinh phí cho xây dựng mới một ký túc xá dành cho học sinh học nghề.
Đây là sự quan tâm rất thiết thực của các cấp lãnh đạo Tỉnh cũng như chính quyền địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nghành nghề cho con em nhân dân trong Tỉnh và khu vực lân cận.
2.Chức năng công trình :
Ký túc xá trường dạy nghề Dung Quất được quy hoạch tổng thể với các dãy nhà 5 tầng tổ chức các dãy nối liền nhau, có nơi sinh hoạt thể dục thể thao, nơi vui chơi giải trí, nơi phục vụ sinh hoạt sau giờ học tập. Các phòng ở có đầy đủ tiện nghi vệ sinh cá nhân cho học sinh ở trong phòng không phải đi ra nơi ở của mình. Đây là công trình đầu tiên được thiết kế theo quy mô khép kín , nhằm tạo mọi thuận lợi cho học sinh có điều kiện sinh hoạt tốt nhất để học tập, đáp ứng mục tiêu đào tạo lực lượng kỹ thuật cho xã hội và đất nước.
II. VỊ TRÍ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU ĐẤT XÂY DỰNG:
1.Vị trí :tứ cận
Ký túc xá trường dạy nghề Dung Quất được xây dựng với quy mô tương đối, ký túc xá tọa lạc trên một khu đất nằm ở trung tâm khu kinh tế Dung Quất.. Một nơi có địa thế rất thuận lợi để xây dựng một ký túc xá vì có diện tích rộng rãi, không khí trong sạch, cách biệt vùng sản xuất cơ khí, các nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm, các khu sản xuất có độc hại và ô nhiễm môi trường.
Mặt bằng được giới hạn bởi các khu dân cư có mặt đường rộng rãi việc đi lại rất thuận tiện không bị ách tắc. Có hệ thống thoát nước thông suốt về mùa mưa lũ không bị úng ngập. Có hệ thống cấp nước sạch đầy đủ phục vụ cho sinh hoạt dân sinh trong khu vực. Trong quá trình thi công vận chuyển xe máy và vật liệu đi lại thuận tiện.
2.Điều kiện tự nhiên :
Mặt chính của khu nhà thuận hướng nam là hướng chính, Dung Quất-Quảng Ngãi thuộc khu vực Trung Trung Bộ vùng duyên hải miền Trung có gió biển thổi vào lại không bị ảnh hưởng môi trường công nghiệp tạo ra một vùng khí hậu có đủ điều kiện để làm ký túc xá.
a.Khí tượng :
Dựa vào tài liệu của trạm khí tựơng thủy văn Quảng Ngãi thì khu vực xây dựng có các số liệu khí tượng sau:
Độ ẩm không khí:
Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm :82%.
Độ ẩm tương đối thấp hàng năm: 18%.
Lượng mưa :
Lượng mưa trung bình hàng năm : 2066,3mm.
Số ngày mưa trung bình năm : 147 ngày.
Lượng mưa lớn nhất trong năm : 3307mm.
Lượng mưa lớn nhất trong ngày : 332 mm
Mưa từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.
Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 9.
Gió :
Khu vực Quảng Ngãi chịu ảnh hưởng của hai gió chính :
Gió Đông từ tháng 4 đến tháng 8
Gió Bắc và Đông Bắc từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau
Tốc độ gió lớn nhất 40m/s.
b.Địa chất thủy văn:
Theo tài liệu khảo sát địa chất công trình của công ty khảo sát địa chất tỉnh Quảng Ngãi :
+Tình hình địa chất:
Địa tầng :
Địa tầng nhà làm việc mang đặc điểm chung của toàn bộ mặt bằng, từ trên xuống độ sâu 14m như sau :
BẢNG CHỈ TIÊU CƠ LÝCỦA CÁC LỚP ĐẤT DƯỚI MÓNG
Lớp đất
gw
(T/m3)
gđn
(T/m3)
W%
WL %
WP %
CTC
(T/m2)
E
(T/m2)
Á sét
1,9
2,66
31
41
27
25
2,8
1020
Á cát
2,05
2,66
18
21
15
30
2,0
950
Sét xám xanh
1,81
2,69
43
46
27
11
1,4
400
+ Tình hình địa chất thủy văn:
Nước ngầm thuộc tầng chứa nước thứ nhất từ trên xuống được tàng trữ trong môi trường lỗ hổng của cát.
Tầng chứa nước thuộc mức độ trung bình. Tầng chứa nước này nằm trong đới thông khí nên chịu ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện khí tượng thủy văn và có hiện tượng nhiễm bẩn từ mặt nước.
5.Kết luận về việc xây dựng công trình :
Căn cứ vào điều kiện địa chất công trình của nền nhà, dự định xây dựng như sau :
Về địa chất :
Từ trên xuống : Lớp Á sét dày 0,5m có cường độ chịu lực không tốt nên không thể đặt móng trên lớp này và lớp thứ 2 là lớp Á cát dày 3m có cường độ chịu lực tốt nên đặt móng trên lớp này.
Lớp thứ 3 là lớp sét xám xanh dày trung bình 2,5m.
Về địa chất thủy văn :
Mặt thoáng nước ngầm ở độ sâu tương đối lớn nên quá trình thi công hố móng vào mùa khô không có ảnh hưởng gì.
III.GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC:
1.Quy hoạch tổng thể :
Trên khu đất xây dựng được bố trí :
-Khu ký túc xá được xây dựng 5 tầng,mặt đứng chính của công trình hướng về phía Bắc.
-Khu thư viện được bố trí có sự độc lập riêng ,thuận lợi cho việc học tập của sinh viên.
-Tránh được ảnh hưởng của vùng không khí độc hại và ô nhiểm môi trường công nghiệp.
-Hệ thống đường nội bộ được bố trí bao quanh khu ký túc xá và khu giải trí .Việc bố trí hệ thống giao thông như vậy thuận lợi cho việc đi lại và phòng cháy chữa cháy.
-Hệ thống điện và cấp nước được phân phối từ hệ thống trung tâm khu kinh tế Dung Quất
-Thiết kế tổ chức các đơn nguyên hợp lý.
-Tổ chức các khu vườn hoa cây cảnh tạo không khí trong lành và cảnh quan khu ở trong ký túc xá.
-Có sân bãi tổ chức khu rèn luyện sức khỏe và vui chơi giải trí tốt cho học sinh.
Với quy mô như vậy sẽ tạo ra khu ký túc xá cho trường dạy nghề là khu ký túc xá khang trang bề thế để học sinh ăn ở và sinh hoạt đáp ứng nhu cầu về mọi mặt phục vụ cho học tập và công tác tốt. Mặt khác nó tạo ra một quần thể kiến trúc đẹp cho thị trấn.
2 .Thiết kế kiến trúc:
Hình khối khu ký túc xá mới tạo ra sự thu hút mạn, kiến trúc không cầu kỳ nhưng rất bề thế và đẹp.
Hình khối kiến trúc công trình được hình thành từ yêu cầu không gian xử dụng bên trong, giải pháp kế cấu, vật liệu xây dựng, điều kiện địa hình, sự tác dụng tương hổ của môi trường với công trình.
Công trình có hình khối đối xứng, việc bố trí hành lang và tiền sảnh kết hợp với cầu thang hai bên tạo cho công tình có thế đứng vững mạnh, tăng thêm sự sinh động, độc đáo.
a. Giải pháp mặt bằng :
-Căn cứ tiêu chuẩn thiết kế nhà ở ký túc xá “ TCVN 4601 :1988”
Thiết kế mặt bằng thỏa mãn các yêu cầu cơ bản sau :
Thể hiện tính chân thật trong tổ chức dây chuyền công năng, trong sáng, hợp lý, chặt chẽ, các bộ phận gắn bó hữu cơ với nhau.
Thể hiện rõ nét phần chính phần phụ, phần trung tâm, phần thứ yếu của công trình.
Thể hiện đặc điểm tính chất của công trình nhằm biểu hiện giá trị nghệ thuật kiến trúc của công trình.
Mặt bằng phải gắn bó với địa hình thiên nhiên, với quần thể kiến trúc xung quanh, tận dụng các phong cảnh đẹp phù hợp với công trình.
Từ ngoài đi vào khu sảnh chính thông qua hành lang đến các phòng ở, hành lang là trục giao thông chính, là đầu mối quan trọng nhất đối với công trình có chiều rộng là 2,4m chạy suốt dọc nhà từ đầu này đến đầu kia của dãy nhà. Tổ chức 3 cầu thang hai bên làm cho sự lưu thông đi lại giữa các tầng thông suốt. Ngoài ra mỗi phòng ở đều có phòng vệ sinh riêng tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh sinh hoạt thuận lợi hơn.
Đây là công trình ký túc xá bố cục hình khối theo kiểu khối hộp đơn thuần không phức tạp, dây chuyền công năng đã thể hiện rõ ràng. Vì vậy giải pháp phân khu của công trình không phải chú trọng lắm, tuy nhiên đối với tổ chức tổng mặt bằng thì yêu cầu rất cao, đòi hỏi các khối nhà có sự liên hệ chặc chẽ, hợp lý đảm bảo yêu cầu của dây chuyền công năng giữa các công tác quản lý hành chính, quan hệ giữa ở, học và thực nghiệm.
Công trình ký túc xá học sinh mang nặng tính đối nội – đối ngoại và là nơi tập trung đông người. Thực tế mặt bằng thoáng rộng, sảnh chính nổi bậc đón nhận học sinh, sân chơi rộng , vườn hoa cây cảnh tươi mát sinh đôïng thu hút mọi người đến vui chơi giải trí.
Từ các nhân tố cơ banû, giải pháp phân khu trong mặt bằng và tính chất sử dụng giao thông, nhân tố về thông thoáng và ánh sáng tự nhiên của công trình ta chọn nguyên tắc bố trí mặt bằng như sau :
Công trình được tổ hợp hình khối theo kiểu hành lang. Do nhu cầu giao thông với mật độ lớn nên tổ chức thiết kế hành lang rộng xuyên suốt với hai hành lang thông với các tầng, thiết kế cửa sổ kính rộng đảm bảo về thông thoáng và chiếu sáng. Mặt chính hướng nam đón gió tốt tránh được nguồn sáng trực xạ, mặt hướng bắc bố trí cửa sổ kính rộng cánh lật nhận ánh sáng rất tốt, mùa mưa lạnh vẫn ấm áp, đảm bảo điều kiện ăn nghĩ và học tập cho học sinh.
Với kiểu tổ hợp như vậy tạo cho công trình có nội dung bố cục chặc chẽ và hợp lý.
.
b.Giải pháp mặt đứng:
Kiến trúc công trình được thiết kế là một dãy dài với không gian ba chiều : rộng – cao- sâu. Kiến trúc đơn giản, mộc mạc, tiền sãnh làm trục đối xứng của công trình là điểm nổi bậc tập trung sự chú ý nhất tạo nên dáng vóc bề thế. Tổ chức hệ thống lam ngang che nắng tạo nên những đường nét sinh động, kết hợp hài hòa giàu tính nghệ thuật, tinh hoa văn hóa. Mặt bên để lộ ra mặt sãnh quay về hướng Nam tiếp xúc khoảng không gian rộng lớn của sân trường. Hành lang sâu hút theo chiều dài của nhà, hướng Bắc có hành lang giới hạn bởi những mãng tường tiếp xúc khoảng không gian rộng lớn của khu vui chơi giải trí.
Mặt bên với bố cục không gian đối xứng đơn giản mộc mạc, thực tế trên cơ sở hình khối mặt bằng đã thiết kế việc thể hiện mặt đứng biểu hiện rõ chức năng của công trình, phù hợp với môi trường thiên nhiên, điều kiện khí hậu cũng như phù hợp với cảnh quan xung quanh làm cho công trình hài hòa và thống nhất với quần thể kiến trúc xung quanh.
c.Nội thất:
Đối với phòng ở trong ký túc xá thì việc trang trí nội thất thật đơn giản, chủ yếu thiết kế sao cho không gian trong phòng phù hợp với yêu cầu ăn nghĩ và học tập của học sinh
3.Giải pháp kết cấu công trình:
Hệ móng cho khối chính là hệ móng đơn và móng đôi bằng BTCT.Thân nhà được thiết kế kết cấu khung ngang chịu lực bằng bê tông cốt thép toàn khối, sàn đổ bê tông cốt thép toàn khối. Tường xây gạch, vữa xi măng mác 50 dày 20 cm. Nền sàn lát gạch hoa xi măng.Sàn mái đổ bê tông cốt thép, trên lợp tôn chống nóng và chống thấm cho công trình.
4.Giải pháp kĩ thuật khác:
a.Giải pháp thiết kế cấp điện nước :
Nguồn cung cấp điện cho ký túc xá là từ mạng lứơi điện của tỉnh.
Hệ thống điện chiếu sáng được thiết kế theo các tiêu chuẩn sau :
-20 TCN 16-96: “ Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng – Tiêu chuẩn ngành “
-20 TCN 95-83: “ Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình xây dựng dân dụng “
Điện cung cấp cho từng tầng có cầu dao đóng mở riêng, có cầu chì tự động khi xảy ra sự cố về điện thì toàn bộ hệ thống điện cung cấp cho công trình bị ngắt tại hộp kỹ thuật.
Toàn bộ hệ thống điện trong các phòng đều dùng dây cáp ngầm chạy trong tường đảm bảo an toàn và mỹ quan.
Phần mái có hệ thống thoát nước mưa từ trên sê nô xuống dẫn về hệ thống thoát nước chung của công trình và cuối cùng đổ về hệ thống thoát nước của thị trấn.
b.giải pháp thông gió , chiếu sáng:
+ Về thông gió : Công trình xây dựng trên khu đất có hướng Nam là hướng gió chủ đạo đã giải quyết được một phần qua giải pháp hình khối và mặt bằng. Chiều dài nhà lớn với chiều cao năm tầng tạo nên một bề mặt tiếp xúc của công trình với gió là lý tưởng.
+ Về chiếu sáng : Theo hướng công trình thì tránh được nguồn sáng trực xạ, các phòng nhận nguồn sáng tán xạ từ hai hướng Nam Bắc truyền vào tạo cảm giác thoáng mát dễ chịu.
+ Về cách nhiệt : Sàn mái được thiết kế đỗ bê tông toàn khối, phía trên lợp mái tôn giả ngói nên đảm bảo điều kiện cách nhiệt cho công trình.
Tóm lại, các giải pháp trên hoàn toàn khả khi và hữu hiệu là những yếu tốù cần thiết và quan trọng trong việc thiết kế và xây dựng ký túc xá.
c.Giải pháp phòng cháy chữa cháy:
Căn cứ các tiêu chuẩn sau để lên giải pháp PCCC :
-TCVN 2622-1955 “TCVN-PCCC cho nhà và công trình – yêu cầu thiết kế “
-TCVN 6102-1955 “ PCCC , chất chữa cháy bột “
-TCVN 4513-1988 “ Cấp nước bên trong, tiêu chuẩn thiết kế”
-TCVN 4513-1989 “ An toàn cháy, yêu cầu chung “
-TCVN 3254-1993 “ Hệ thống báo cháy tự động yêu cầu thiết kế
Mỗi tầng đều bố trí 2 họng nước chữa cháy gần 2 cầu thang đảm bảo khoảng cách tới tất cả các điểm không quá 20m.
Mỗi tầng đều bố trí 3 vị trí để bình CO2 bình bột theo quy định phòng cháy chữa cháy.
*.Các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật:
Việc đánh giá hệ thống kĩ thuật dựa vào hệ số sử dụng:
Hệ số sử dụng:
K1=Diện tích ở(m2)/Diện tích sử dụng(m2).
Diện tích các phòng ở thông thường: S=418(m2).
Diện tích sử dụng bằng tổng diện tích ở +diện tích phụ trợ: S1=618.8(m2).
K1=618.8/418=0,675
Hệ số cho phép :K1=(0,5¸0,7).
IV.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
Qua những phân tích ở trên thì thấy sự cần thiết phải đầu tư để xây dựng Ký Túc Xá Trường Dạy Nghề Dung Quất Quảng ngãi là một việc làm hết sức đúng đắn ,phù hợp với sự phát triển nền giáo dục ở các trường đào tạo các ngành nghề hiện nay.Rất mong sự quan tâm đúng mức của các cấp lãnh đạo Sở Lao Động –TBXH –Quảng Ngãi để công trình sớm đưa vào xây dựng và sử dụng phục vụ cho công tác dạy và học của huyện.