MỤC LỤC
Lời mở đầu 2
Phần I : Cơ sở lập phương án 4
Chương 1: Cơ sở pháp lý 4
1.1. Căn cứ pháp lý để lập phương án xuất khẩu 4
1.2. Căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp năm 2011 5
Chương 2 : Cơ sở thực tế 7
2.1. Các order của khách hàng 7
2.2. Nghiên cứu thị trường 11
2.2.1. Thị trường nội địa 11
2.2.2. Thị trường nước ngoài 15
2.3. Xây dựng giá hàng và nguồn hàng xuất khẩu 26
2.3.1. Xây dựng giá hàng xuất khẩu 26
2.3.2. Xác định và xây dựng nguồn hàng cho xuất khẩu 28
2.3.3. Phân tích tài chính 32
Phần II : Tổ chức thực hiện phương án 36
Chương 3 : Chọn bạn hàng, chọn thị trường 36
3.1.Chọn bạn hàng 36
3.2.Gửi thư chấp nhận giao dịch 36
3.3. Nhận được xác nhận của đối tác 37
Chương 4 : Tổ chức giao dịch ký hợp đồng 38
4.1. Lựa chọn hình thức giao dịch 38
4.2. Lập hợp đồng 39
4.3. Tổ chức thực hiện hợp đồng mua bán quốc tế 45
4.3.1. Sơ đồ tổ chức thực hiện 45
4.3.2. Các quy trình thực hiện hợp đồng 46
Kết luận 49
50 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7401 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Lập phương án Xuất khẩu tôm đông lạnh sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm 2010 vẫn tăng trưởng rất “ấn tượng” với khối lượng 36.258 tấn, giá trị thu về trên 376 triệu USD, tăng 13,9% về khối lượng và gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Góp phần tạo nên sức tăng trưởng này chính là sự nỗ lực vượt bậc của cộng đồng DN chế biến ngay trong tình trạng khan hiếm nguyên liệu trong nước và sự nhạy bén, biết tận dụng thời cơ thuận lợi do chính các thị trường NK tạo ra.
Việt Nam hiện đứng thứ 4 về giá trị xuất khẩu tôm sang Mỹ, chiếm tỷ trọng 9,8% trong tổng giá trị tuy chỉ chiếm 8% tổng khối lượng. Đến hết tháng 11/2010, Việt Nam xuất sang Mỹ gần 48.000 tấn tôm trị giá 511,7 triệu USD, tăng 20,3% về khối lượng và 40,3% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), giá tôm của VN xuất khẩu vào Mỹ được giá cao nhất trong các thị trường xuất khẩu. Theo thống kê, giá tôm xuất khẩu trung bình vào Mỹ có thời điểm đạt gần 12 USD/kg các tháng cuối năm 2010, cao hơn 20-30% so với cùng kỳ năm 2009.
Giá tôm xuất vào Mỹ tăng một phần do sự cố tràn dầu ở vịnh Mexico hồi giữa năm 2010, cùng với đó là giá các loại tôm sú tăng mạnh do các nước xuất khẩu giảm sản lượng. . Nhiều năm qua, Inđônêxia luôn là đối thủ “đáng gờm” nhất của ngành XK tôm Việt Nam. Tuy nhiên, kể từ sau quý I năm 2010, XK tôm của nước này sang Mỹ liên tục sụt giảm do khối lượng XK của Công ty CP Prima - công ty sản xuất và xuất khẩu tôm lớn nhất Inđônêxia - giảm sút bởi lây nhiễm dịch bệnh. Thêm vào đó, sản lượng khai thác tôm nội địa của Mỹ năm nay giảm mạnh so với năm ngoái do vụ tràn dầu trên vịnh Mêhicô - khu vực khai thác tôm chính của Mỹ - làm cho nguồn cung tôm nội địa vốn đã ít càng ít hơn, thậm chí còn tạo ra sự thiếu hụt.
Tiêu thụ tôm trên mỗi người dân Mỹ tăng nhanh và ngành sản xuất tôm trong nước chỉ cung cấp khoảng 10% tổng tiêu thụ nội địa đã dẫn đến khối lượng tôm nhập khẩu vào thị trường này tăng đều trong 20 năm qua. Mỹ nhập khẩu hải sản đứng thứ hai trên thế giới, sau Nhật, nhưng theo dự báo của các chuyên gia kinh tế thế giới, Mỹ sẽ qua mặt Nhật trong vài năm tới. Các loại hải sản được nhập nhiều nhất vào Mỹ hiện nay là tôm, tôm hùm, sò và cua. Trong đó, tôm các loại là mặt hàng được nhập nhiều nhất với kim ngạch gần 2 tỷ USD/năm.
Doanh nghiệp trong nước khi xuất khẩu hải sản vào thị trường này, trước tiên phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm của cơ quan quản lý thực phẩm và thuốc FDA thuộc Bộ Y tế Mỹ. Trước mắt là các cơ sở chế biến mặt hàng hải sản muốn xuất khẩu sản phẩm của mình vào Mỹ phải quan tâm xây dựng hệ thống HACCP tại cơ sở của mình, sau đó phải đăng ký kiểm tra để được cấp chứng nhận của Trung Tâm Kiểm Tra Chất Lượng và An toàn vệ sinh thuộc Bộ Thuỷ sản (NAFIQACEM), là cơ quan nhà nước của ta được FDA uỷ quyền kiểm tra và chứng nhận nếu đạt yêu cầu HACCP.Từ cuối năm 1997 đến nay, FDA đã thiết lập một hệ thống giám sát chế biến và xuất khẩu hải sản theo tiêu chuẩn HACCAP (Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn trong ngành chế biến thực phẩm).
b. THỊ TRƯỜNG NHẬT
Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu thủy sản hàng đầu thế giới có kim ngạch nhập khẩu trung bình 15 tỷ USD/năm. Với dân số hơn 120 triệu người (2009), GDP đạt trên 5000 tỉ USD (khoảng 473.000 tỷ yên), bình quân đầu người xấp xỉ 40.000USD/năm, Nhật Bản đang là thị trường xuất khẩu thủy sản tiềm năng của Việt Nam.
Việt Nam luôn nằm trong nhóm 10 quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Nhật Bản với kim ngạch đạt gần 800 triệu USD trong năm 2009. Các sản phẩm thủy sản của Việt Nam xuất sang thị trường Nhật Bản bao gồm chủ yếu tôm và các loại cá như cá tra, cá basa, cá hồi, cá đuối, cá bò, cá ghim, cá ngừ hun khói, mực, bạch tuộc, ghẹ. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản trung bình hàng năm sang Nhật Bản đạt bình quân 5,4% (2004-2009). Với đà tăng trưởng này, dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản sẽ đạt 1.083 triệu USD vào năm 2015.
Cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm 2010 bao gồm cá các loại đạt 27,2 nghìn tấn với trị giá là 90,5 triệu USD, tăng 81,6%; tôm đạt 26,3 nghìn tấn với trị giá gần 256 triệu USD, tăng 20%; mực và bạch tuộc đạt 7,47 nghìn tấn, trị giá gần 46 triệu USD, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2009. Nhật Bản là nước nhập khẩu nhiều nhất nhuyễn thể chế biến của Việt Nam.
Tôm đông lạnh là nhóm sản phẩm quan trọng nhất trong cơ cấu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Nhật Bản (chiếm 29,76% giá trị xuất khẩu) với doanh thu hàng năm đạt 400 triệu USD. Mặc dù Việt Nam vẫn là nhà cung cấp tôm số 1 cho Nhật Bản, tuy nhiên cạnh tranh từ phía các nhà cung cấp khác ngày càng gia tăng, đặc biệt là từ Thái Lan làm cho xuất khẩu tôm của Việt Nam vào Nhật Bản giảm. Trong khi nhập khẩu tôm của Nhật Bản từ Việt Nam giảm 11%, thì nhập khẩu tôm từ Thái Lan vào Nhật Bản lại tăng 28,7% trong 9 tháng đầu năm 2009.
Theo số liệu của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Việt Nam xuất khẩu tôm sang Nhật Bản đạt kim ngạch 413 triệu USD trong 9 tháng đầu năm 2010 (chiếm 28,9%), đứng trong top ba nước xuất khấu lớn nhất mặt hàng tôm sang Nhật Bản (sau Inđônêsia và Thái Lan). Do năng suất và chất lượng nuôi tôm của Việt Nam chưa cao làm cho chi phí, giá thành tôm xuất khẩu đắt, khả năng cạnh tranh kém. Thêm vào đó, trình độ và kinh nghiệm marketing, quảng bá và tiếp thị trên thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, nguồn lực đầu tư cho việc mở rộng thị trường còn hạn chế làm giảm sản lượng tôm xuất khẩu sang Nhật Bản.
Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực kể từ ngày 1/10/2009 sẽ giúp kích thích một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Nhật Bản, đặc biệt là sản phẩm thủy sản. Theo Hiệp định, sẽ có ít nhất 86% hàng nông - lâm – thủy sản của Việt Nam được hưởng ưu đãi về thuế, trong đó mặt hàng tôm sẽ được giảm thuế suất nhập khẩu xuống 1 - 2% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, các mặt hàng chế biến từ tôm cũng được giảm mức thuế nhập khẩu
Mức thuế mà Nhật Bản áp dụng đối với thủy sản Việt Nam được chia ra thành 3 nhóm: là nhóm mặt hàng được hưởng thuế 0% (gồm 64/330 mặt hàng) ngay khi Hiệp định có hiệu lực (chiếm tới 71% xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản). Trong đó, tôm là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Ngoài ra, có 28 mặt hàng (chiếm 71% kim ngạch xuất khẩu) đã có thuế ưu đãi từ trước khi ký Hiệp định; : là nhóm các mặt hàng có lộ trình giảm thuế trong 3 năm, với 8 dòng thuế phổ biến ở mức 3,5 - 7,2%; : sẽ có lộ trình giảm thuế trong 5-10 năm tiếp theo.
So với các thị trường xuất khẩu thủy sản khác như Indonesia, Malaysia..., thủy sản Việt Nam vẫn yếu thế hơn vì những nước này đã ký hợp tác song phương từ trước với Nhật Bản. Việt Nam ký Hiệp định sau nên lộ trình giảm thuế sẽ bị chậm hơn. Bên cạnh đó, thời gian gần đây, phía Nhật Bản đã phát hiện 1 số lô hàng tôm đông lạnh của Việt Nam xuất sang nước này có dư lượng trifluralin và nâng mức kiểm soát hóa chất này từ 0% lên 30% (ba lô kiểm tra một lô
Theo quy định của Nhật, kể từ lô thứ hai phát hiện chứa trifluralin sẽ nâng mức
kiểm soát lên 100%. Có nghĩa là trong thời gian gần đây, tất cả lô hàng tôm của VN xuất khẩu sang Nhật Bản đều bị kiểm tra hàm lượng trifluralin tại cảng đến.. Một số đối tác Nhật Bản đã yêu cầu các công ty trong nước tạm ngưng xuất khẩu đến khi họ cho phép do lo ngại chất trifluralin. Nghiêm trọng hơn, nếu tiếp tục phát hiện nhiều lô hàng của VN chứa trifluralin thì Nhật Bản có thể cấm nhập khẩu tôm từ VN . Việc này làm giảm uy tín đáng kể của mặt hàng tôm đông lạnh được nhập từ Việt Nam.
Để tăng cường xuất khẩu vào Nhật Bản, cần tiếp tục đa dạng hóa và phát triển các mặt hàng thủy sản mới xuất khẩu sang Nhật Bản như các sản phẩm tinh chế từ tôm như tôm sushi, cá ngừ sushi, cá hồi, cua huỳnh đế,... và các sản phẩm phối chế khác nhằm nâng cao hơn nữa giá trị gia tăng của hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản. Để thâm nhập và đứng vững trên thị trường Nhật Bản phải có một chiến lược với tầm nhìn sâu rộng thông qua nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng, đầy đủ và tạo được hình ảnh đáng tin cậy cho các sản phẩm xuất khẩu.
c. THỊ TRƯỜNG PHÁP
Từ chỗ thị phần NK chỉ chiếm 5,7 % tổng XK thủy sản của VN (năm 2003) đến 2010 thị phần của EU đã chiếm đến 16, %, chứng tỏ EU đã có vị trí rất quan trọng trong việc giải quyêt đầu ra cho thủy sản Việt Nam. Mặc dù so với nhu cầu thủy sản của EU, giá trị cung cấp của Việt Nam còn rất hạn chế, chỉ chiếm khoảng gần 2,8% tổng giá trị nhập khẩu thủy sản của EU. Tuy nhiên năm 2010 vừa qua đã là một năm thắng lợi của thủy sản Việt Nam trên thị trường EU, nhiều chỉ tiêu được cải thiện sau một năm sụt giảm tương đối trước đó - 2009.
Năm 2010, Việt Nam đã XK sang EU 364.000 tấn thủy sản, trị giá 1,18 tỷ USD, tăng 4% về khối lượng và 9,6% về giá trị so với năm 2009. Thủy sản của Việt Nam nhập khẩu vào EU và được tiêu thụ chủ yếu ở các nước Đức, Tây Ban Nha, Italia, Hà Lan và Pháp, trong đó Đức và Tây Ban Nha là hai nước NK lớn nhất.
Pháp là thị trường xuất tiêu thụ thủy sản lớn thứ hai trong khu vực Liên minh châu Âu (EU) chỉ sau Tây Ban Nha. Các sản phẩm tiêu thụ chủ yếu là cá hồi, cá tuyết. Tuy nhiên các sản phẩm mới cá ngừ, tôm cua cũng đang có xu hướng phát triển mạnh tại Pháp.
Năm 2010 Pháp là nước có sức tăng trưởng mạnh nhất, với 68,3% về giá trị. Đơn giá NK bình quân của Pháp cũng cao hơn rất nhiều so với hầu hết các nước khác trong khối EU.
Ba năm gần đây Việt Nam liên tục gia tăng XK tôm sang EU, với mức tăng trưởng khoảng 20%/năm. Các nước NK nhiều nhất là Đức, Anh và Pháp. Tiêu thụ tôm Việt Nam tại các nhà hàng của Pháp tăng lên đáng kể mặc dù tình hình kinh tế chưa phục hồi hoàn toàn.
Pháp cũng tăng NK từ nhiều nguồn khác như Êcuađo, Thái Lan. NK tôm chế biến cũng tăng khá mạnh (13% trong 9 tháng đầu năm năm 2010). Trong khuôn khổ WTO, Pháp cùng EU thực thi chính sách thương mại, đồng thời tìm kiếm giải pháp và hỗ trợ kỹ thuật để giúp các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, thực thi chính sách cải cách kinh tế có hiệu quả. Khung pháp lý về thị trường Pháp đã mở hoàn toàn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Tất cả hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào Pháp đều không bị áp hạn ngạch.
Một số yêu cầu khi thâm nhập vào thị trường thuỷ hải sản tại Pháp :
Quy định pháp lý
Có rất nhiều quy định về nhập khẩu sản phẩm thủy hải sản vào thị trường Pháp nhưng chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định thành công khi thâm nhập thị trường này. Nhìn chung thị trường Pháp đòi hỏi sản phẩm chất lượng cao. Bên cạnh an toàn thực phẩm và sức khỏe thì Luật là điều kiện bắt buộc để tiếp cận thành công thị trường này.
Kể từ khi việc điều hòa luật của EU phần lớn đã hòan tất thì hầu hết luật về chất lượng sản phẩm, an toàn sức khỏe được áp dụng toàn EU trong đó có Pháp. Song, một số nước Châu Âu như Pháp vẫn áp dụng luật quốc gia khắt khe hơn luật do Ủy Ban Châu Âu (EC) quy định. Do đó, các sản phẩm thủy sản của nước xuất khẩu cho dù phù hợp với điều kiện của EU nhưng vẫn có thể không được cơ quan chức năng Pháp chấp nhận.
* Chứng nhận kiểm dịch
Việc nhập khẩu các sản phẩm thủy sản vào Pháp phải đi kèm chứng nhận kiểm dịch. Chứng nhận này liệt kê điều kiện và kết quả kiểm tra (thú y) trước khi sản phầm được phép đưa vào thị trường Pháp. Việc kiểm tra rất khắt khe. Chứng nhận kiểm dịch cần được viết bằng ngôn ngữ chính thống Pháp và nếu cần viết bằng thứ tiếng của nước đến. Các nước thuộc EEA không phải tuân theo quy định này.
* Quy định kiểm dịch
Luật sản phẩm liên quan nhiều nhất đến các nhà sản xuất tại các nước thứ ba sẽ được nói tới dưới đây, bao gồm luật chung về điều kiện vệ sinh, sức khỏe vật nuôi lẫn luật riêng về các vấn đề như nguyên liệu đóng gói thực phẩm và kiểm soát cặn và chất gây ô nhiễm.
* Độc tố và chất gây ô nhiễm trong các sản phẩm cá
EU nói chung và Pháp nói riêng đã chi tiết hóa quyền kiểm soát của luật đối với việc sử dụng và theo dõi các loại thuốc thú y và các loại thuốc khác dùng cho cá và các sản phẩm cá. Luật kiểm soát những loại thuốc cấm chỉ định cho vật nuôi và các sản phẩm dự tính xuất khẩu phải có hiệu lực ở nước thứ ba.
* Nguyên vật liệu đóng gói cho phép
Những hướng dẫn về nguyên vật liệu đóng gói thực phẩm: Hướng dẫn khung 89/109/EEC về nguyên vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, và Hướng dẫn cụ thể đối với vật liệu đóng gói bằng nhựa (Hướng dẫn 2002/72/EC), bằng giấy bóng kính tái tạo lại ( 93/10/EEC) và monome vinyl chloride (Hướng dẫn 78/142/EEC).
Bao gói, ký mã hiệu và nhãn mác
Đóng gói nhằm mục đích bảo vệ sản phẩm cá khỏi tác động cơ học và tạo ra khí hậu vi sinh thuận lợi hơn; là yếu tố thiết yếu của chất lượng bởi vừa đại diện cho sản phẩm, vừa bảo vệ sản phẩm đó. Đó cũng là phương tiện giao tiếp thiết yếu với người tiêu dùng. Đóng gói và nhãn hiệu đặc biệt quan trọng trong phân phối.
* Vật liệu và kích cỡ
Cần lưu ý những điểm sau khi chọn vật liệu đóng gói thích hợp để xuất khẩu thủy sản sang thị trường Pháp:
- trọng lượng sản phẩm
- kích cỡ sản phẩm
- số lượng đóng trong một thùng carton
- tính lành của vật liệu
- mùi
- khả năng xếp chồng lên nhau
- bắt mắt
- dễ cầm
- vấn đề môi trường.
Vấn đề môi trường cũng đóng vai trò trong đóng gói, cũng như an toàn thực phẩm. Chẳng hạn, luật châu Âu nói chung và Pháp nói riêng quy định chất lượng các túi nhựa trong thùng carton nên cùng cấp với chất lượng thức ăn, có nghĩa là tiếp xúc giữa thức ăn và túi nhựa không gây hại sức khỏe. Trong trường hợp các sản phẩm cá đóng hộp, có các quy định dành riêng cho chất thủy ngân và catmi bên trong. Đặc biệt việc sử dụng thùng carton phủ sáp và bọc ngoài vốn không tái chế được dễ bị chỉ trích.
Thuế nhập khẩu
Nhiều loại thủy sản bị áp thuế khi nhập khẩu vào Pháp. Mức thuế của EU từ 0% đối với hào, lươn; đến 23% đối với cá mòi và 25% đối với cá thu, cá ngừ và cá trồng
Nhập khẩu từ các nước đang phát triển thường được hưởng mức thuế ưu đãi hoặc miễn thuế. Các nước thành viên hệ thống GSP của EU có thể tận dụng các mức thuế ưu đãi dành cho các nước đang phát triển. Tại Pháp, thủy sản cũng phải chịu thuế VAT 5,3%.
2.3. XÂY DỰNG GIÁ HÀNG VÀ NGUỒN HÀNG XUẤT KHẨU
2.3.1. Xây dựng giá hàng xuất khẩu
Công ty dự tính bán mỗi tấn Tôm sú đông lạnh với giá bán FOB là 16.000 USD
Để thực hiện thì công ty phải đặt mua nguyên liệu từ các cơ sở trong nước. Do Hệ số chế biến (trọng lượng tôm tươi sống/1kg tôm chế biến) là 1,2. Như vậy để xuất khẩu được 100 tấn tôm sú đông lạnh thì Công ty phải mua 120 tấn tôm tươi nguyên liệu.
Như vậy ta sẽ có được bảng dự trù chi phí sản xuất 100 tấn tôm đông lạnh như sau
Bảng 1: Dự trù kinh phí tôm nguyên liệu Ròng ( VNĐ/kg)
STT
Khoản mục
Đơn giá (VNĐ)
1
Đơn giá tôm nguyên liệu (VND/kg tôm nguyện liệu)
200.000
2
Hệ số chế biến (trọng lượng tôm tươi sống/1kg tôm chế biến)
1,2
3
Chi phí tôm nguyên liệu (VND/kg) (1 x 2)
240.000
4
Phụ phẩm thu hồi (VND/tôm chế biến)
10.000
5
Chi phí tôm nguyên liệu ròng (3 - 4)
230.000
Bảng 2: Dự tính chi phí cho 100 tấn tôm đông lạnh
STT
Khoản mục chi phí
Đơn vị tính
Đơn giá
Thành tiền
1
Chi phí nguyên liệu ròng
103 VNĐ
230.000 đ/kg
23.000.000
2
Chi phí bao bì
103 VNĐ
2000đ / kg
200.000
3
Chi phí xếp dỡ
103 VNĐ
3 USD/MT
6.255
4
Phí hải quan
103 VNĐ
60
5
Phí lấy C/O
103 VNĐ
0
6
Phí vận đơn
103 VNĐ
10
7
Phí kiểm dịch
103 VNĐ
20 đ/ kg
2.000
8
Phí bảo quản
103 VNĐ
1,5 tr / MT
150.000
9
Chi phí khác
103 VNĐ
3.500
10
Trích dự phòng
103 VNĐ
3% x tổng CP
700.856,25
11
Lãi vay ngân hàng( lãi vay 1,4%/tháng, vay 5 tỷ trong 3 tháng)
103 VNĐ
1.4% x 5 tỷ x 3
210.000
Tổng
24.272.681.250 đ
Với tỷ giá : 1USD= 20.850 VNĐ
Như vậy, giá thành sản xuất 100 tấn tôm đông lạnh là 24.272.681.250VNĐ
Đây mới là giá tính sơ lược, còn chưa kể tới một số khoản như lương, thưởng của công nhân viên, thuế thu nhập doanh nghiệp…
2.3.2. Xác định và xây dựng nguồn hàng cho xuất khẩu
Công ty dự kiến sẽ thu mua nguyên liệu tôm sú (loại 1: 20con/ kg) thông qua nhà cung cấp là Công ty TNHH Anh Dương với giá bán buôn là 200.000đ/kg (Chưa bao gồm VAT, đã bao gồm chi phí vận chuyển). Dự kiến số lượng mua là 120 tấn. Vận chuyển bằng ghe đục trực tiếp từ nơi khai thác về công ty để tôm còn sống. Từ bến tôm được cho vào thừng nhựa chuyên dùng rồi chuyển nhanh đến khu tiếp nhận bằng xe tải nhỏ.
Công ty phải ký hợp đồng mua nguyên liệu tôm tươi như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------&-------
HỢP ĐỒNG KINH TẾ
Hợp đồng số:9898KT/2009
- Căn cứ vào pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1998 của Hội đồng Nhà nước Nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Căn cứ vào nghị định số 17/HDKT ngày 16/01/1990 của Hội ĐỒng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế.
Hôm nay ngày 2 Tháng 5 năm 2011
Tại địa điểm: Số 156 Đường Thích Thiện Ân – Phường Vĩnh Bảo - Thành phố Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang,Việt Nam .
Chúng tôi gồm:
Bên A:
- Tên doanh nghiệp: Cty TNHH Anh Dương
- Địa chỉ trụ sở chính: 88 Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 10, TP. HCM, Việt nam
- Điện thoại: ( 84-8)-3862104 Fax: (84-8) 77-3862677
- Tài khoản số: 0102 577 696
- Mở tại ngân hàng: Ngân Hàng Đông Á
- Đại diện là: Ông Nguyễn Phúc Dương
- Chức vụ: Giám đốc
Bên B:
- Tên doanh nghiệp: Công ty THHH Minh Thuận
- Địa chỉ trụ sở chính: 320 Hưng Phú, Phường 09, Quận 08, Tp.HCM
- Điện thoại: (08). 8280835– 9543365 ; Fax: (08). 8280835
- Tài khoản số: 718A0058900756
- Mở tại ngân hàng: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
- Đại diện là: Ông Phạm Lê Minh
- Chức vụ: Giám đốc
Hai bên cùng nhau thỏa thuận ký kết hợp đồng kinh tế số 9898KT/2009 với những điều kiện và điều khoản ghi dưới đây:
Điều 1: Hàng hóa:
Tôm sú loại 1 (loại 20 con/ kg)
Điều 2: Số lượng:
120 tấn.
Điều 3: Giá cả:
Đơn giá: 200.000 VNĐ/kg
Tổng giá trị : 24.000.000.000 VNĐ
Điều 4: Chất lượng, quy cách:
- Nguyên liệu phải còn tươi sống, không bị cấn dập, không có dấu hiệu bị ươn
- Nguyên liệu phải khai thác từ các vùng nước nuôi đáp ứng được tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường và qui định về kiểm soát việc sử dụng thuốc kháng sinh, kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Điều 5: Phương thức giao nhận
- Bên A Sẽ giao hàng cho bên B vào từ ngày 5/5 đến 10/5,thành 3 đợt, mối đợt giao 40 tấn tôm theo đúng theo tiêu chuẩn đã thỏa thuận tại địa chỉ:
Công ty CP Chế biến Thuỷ sản Xuất khẩu Minh Trang
Số 156 Đường Thích Thiện Ân – Phường Vĩnh Bảo - Thành phố Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang,Việt Nam
Phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuyển do bên A chịu.
Chi phí bốc xếp: mỗi bên chịu một đầu
Quy định lịch giao nhận hàng hóa mà bên mua không đến nhận hàng thì phải chịu chi phí lưu kho bãi là 600.000 đồng/ngày. Nếu phương tiện vận chuyển bên mua đến mà bên bán không có hàng giao thì bên bán phải chịu chi phí thực tế cho việc điều động phương tiện.
Khi nhận hàng, bên mua có trách nhiệm kiểm nhận phẩm chất, quy cách hàng hóa tại chỗ. Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lượng v.v… thì lập biên bản tại chỗ, yêu cầu bên bán xác nhận. Hàng đã ra khỏi kho bên bán không chịu trách nhiệm (trừ loại hàng có quy định thời hạn bảo hành).
Mỗi lô hàng khi giao nhận phải có xác nhận chất lượng bằng phiếu hoặc biên bản kiểm nghiệm; khi đến nhận hàng, người nhận phải có đủ:
- Giấy giới thiệu của cơ quan bên mua;
- Phiếu xuất kho của cơ quan bên bán;
- Giấy chứng minh nhân dân.
Điều 6: Phương thức thanh toán:
Bên B đặt trước 7.200.000.000 VNĐ ( Bảy tỷ hai trăm triệu đồng ) cho bên A và sẽ thanh toán phần còn lại cho bên A bằng hình thức chuyển khoản trong thời gian 20 ngày kể từ ngày bên A giao hàng.
Điều 7: Trách nhiệm vật chất trong việc thực hiện hợp đồng
Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trên, không được đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, bên nào không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới 8 % giá trị của hợp đồng bị vi phạm.
Bên nào vi phạm các điều khoản trên đây sẽ phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực hiện hành về phạt vi phạm chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm, thanh toán, bảo hành v.v… mức phạt cụ thể do hai bên thỏa thuận dựa trên khung phạt Nhà nước đã quy định trong các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế.
Điều 8: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng
Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề gì bất lợi phát sinh các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc giải quyết (cần lập biên bản ghi toàn bộ nội dung).
Trường hợp các bên không tự giải quyết được mới đưa vụ tranh chấp ra tòa án.
Điều 9: Hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày 02/5/2011 Đến ngày 01/6/2011
Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không quá 10 ngày. Bên B có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian địa điểm thanh lý.
Hợp đồng này được làm thành 2 bản, có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ 1 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Chức vụ Chứcvụ
Ký tên Ký tên
2.3.3. Phân tích tài chính
Căn cứ vào các ORDER của các khách hàng ta lập được bảng dự tính các chi phí mà mức doanh thu,lợi nhuận thu được khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu đối với mỗi đối tác như sau:
Tỷ giá ngoại tệ quy đổi 1 USD = 20850 VNĐ
STT
Khoản mục
Đơn vị tính
Đơn giá
Các thị trường và các đối tác
Pháp
Mỹ
Nhật
1
Số lượng các đối tác đặt mua tính theo tấn
100
100
100
2
Doanh thu bán hàng theo điều kiện FOB
USD
1.450.000
1.520.000
1.440.000
3
Chi phí mua nguyên liệu
103 VND
23.000.000
23.000.000
23.000.000
4
Phí vận chuyển nội địa
103 VND
10USD/MT
20.850
20.850
20.850
5
Phí giám định
103 VND
9.069,750
9.207,360
8.807,040
6
Chi phí xếp dỡ
103 VND
3 USD/MT
6.255
6.255
6.255
7
Phí Hải quan
103 VND
60
60
60
8
Phí kiểm dịch
103 VND
20 đ/ kg
2.000
2.000
2.000
9
Phí bao bì để xuất khẩu
103 VND
2000đ / kg
200.000
200.000
200.000
10
Phí bảo quản
103 VND
1,5 tr / MT
150.000
150.000
150.000
11
Quỹ dự phòng
103 VND
906.975
920.736
880.704
12
Lãi vay ngân hàng
103 VND
210.000
210.000
210.000
13
Chi phí khác
103 VND
10.070
11.210
11.010
14
Chi phí tiền lương, thưởng
103 VND
5,1%x∑DT
1.541.857,5
1.565.251,2
1.497.196,8
15
Tổng chi phí
VNĐ
26.057.187.250
26.095.619.560
25.968.932.840
16
Lợi nhuận trước thuế(LNTT)
VNĐ
4.175.312.750
5.596.380.440
4.055.067.160
17
Thuế TNDN
VNĐ
25%x LNTT
1.043.828.188
1.399.095.110
1.013.766.790
18
Lợi nhuận sau thuế
VNĐ
3.131.484.563
4.197.285.330
3.041.300.370
19
Tỷ suất lợi nhuận
%
12.02%
16.08%
11.71%
20
Tỷ suất ngoại tệ
USD/VNĐ
1/17.970
1/17.168
1/18.034
Trong đó
Phí bao bì để xuất khẩu:
Giá thành sản xuất 1 bao bì dạng 2 lớp, bao gồm cả mã hiệu, thông tin về hàng hóa, nơi sản xuất, hướng dẫn sủ dụng, hạn sử dụng... là 2000 VNĐ ( chưa bao gồm thuế GTGT)
Vậy
Chi phí bao bì = Giá thành bao bì đóng gói 1 kg thành phẩm x Số lượng
= 2000x100x1000 = 200.000.000 (VNĐ)
Phí vận chuyển nội địa:
Đơn giá : 10 USD/ MT
Phí vận chuyển nội địa = 10 x 20850 x 100 =20.850.000 ( VNĐ
Phí Giám định: 0,03 % Tổng giá trị hợp đồng
Phí xếp dỡ
Đơn giá 3 USD/MT
Phí xếp dỡ = 3 x 100 x 20850 = 6.255.000(VNĐ)
Phí hải quan ( VNĐ)
Lệ phí làm thủ tục hải quan là 30.000 đồng/tờ khai
Bộ tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu gồm hai tờ: một tờ là Bản lưu Hải quan, và một tờ là bản lưu người khai hải quan, còn nội dung thì giống hệt nhau.
Vậy: Phí Hải quan = 30.000 x 2 = 60.000 ( VNĐ)
Phí bảo quản (VNĐ)
Đơn giá :1,5 triệu /MT.
Vậy:
Phí bảo quản = 1.500.000 x 100 = 150.000.000 (VNĐ)
Quỹ dự phòng = Doanh số bán ra x 3%
Lãi vay ngân hàng
Vay 5 tỷ VNĐ , lãi suất 1,4%/tháng
Thời gian vay là 3 tháng
Vậy Lãi vay ngân hàng = 5.109 x 1,4% x 3 = 210.000.000 ( VNĐ)
Chi phí tiền lương, thưởng:
Tiền lương tiền thưởng = Tỷ lệ tiền lương tiền thưởng x Doanh thu dự tính
Chi phí lương thưởng năm 2010
Tỷ lệ tiền lương, tiền thưởng = x 100 %
Doanh thu năm 2010
9.001.500.000
= x 100 % = 5,1%
176.500.000.000
Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu dự tính – Chi phí dự tính
Thuế thu nhập DN p/n = Lợi nhuận trước thuế x Thuế suất thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế TNDN p/n
Tỷ suất lợi nhuận: P’ = x 100 (%)
Tỷ suất ngoại tệ = x 100 (%)
PHẦN II : TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN
Chương 3 : Chọn bạn hàng, chọn thị trường
3.1.CHỌN BẠN HÀNG
Căn cứ trên kết quả nghiên cứu thị trường và phân tích tài chính khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu đối với từng đối tác.Căn cứ trên việc lựa chọn bạn hàng xuất khẩu theo tiêu chí đem lại doanh thu xuất khẩu và lợi nhuận xuất khẩu lớn nhất ,tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu lớn nhất công ty quyết định lựa chọn công ty KINGFOOD của Mỹ làm bạn hàng trong đợt xuất khẩu này
3.2. GỬI THƯ CHẤP NHẬN GIAO DỊCH
Công ty đã gửi chấp nhận thư tới công ty KINHFOOD với nội dun
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lập phương án Xuất khẩu tôm đông lạnh sang thị trường Mỹ.doc