MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY KHỬ ĐỘ CO VẢI .trang 1
1.1. Khái quát về đơn vị có thiết bị . trang 1
1.2. Giới thiệu công nghệ may. trang 1
1.3. Yêu cầu của công nghệ . trang 2
1.4. Giới thiệu về máy khử độ co bản . trang 2
CHƯƠNG 2: NGHIÊN HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG CỦA BĂNG TẢI VÀ ĐỘNG CƠ RẢI BẢN. trang 11
2.1. Yêu cầu cho truyền động kéo băng tải và động cơ rải bản . trang 12
2.2. Giới thiệu về động cơ không đồng bộ . trang 12
2.3. Khảo sát các phương án truyền động . trang 23
2.4. Điều khiển tần số động cơ không đồng bộ . trang 29
2.5. Giới thiệu biến tần .trang 30
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU HỆ ĐIỀU KHIỂN NHIỆT ĐỘ VÀ CƠ CẤU CHỈNH BĂNG TẢI. trang 45
3.1. Điều khiển nhiệt độ . trang 45
3.2. Hệ thống điều khiển khí nén. trang 50
CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG PLC ĐỂ NÂNG CẤP HỆ ĐIỀU KHIỂN CỦA MÁY .trang 58
4.1. Giới thiệu tổng quan về PLC . trang 58
4.2. Giới thiệu bộ điều khiển lập trình PLC SIMATIC S7-200 .trang 62
4.3. Lập trình điều khiển cho máy khử độ vải.trang 68
KẾT LUẬN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2108 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Máy khử độ co vải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vì khi đó công suất trượt đưa về mới là đáng kể và việc đầu tư cho các bộ biến đổi mới thoả đáng, không lãng phí.
+ Việc tái sử dụng công suất trượt rõ ràng làm tăng hiệu suất của hệ thống lên; việc điều chỉnh tốc độ bằng cách điều chỉnh lượng công suất đưa về có thể đạt được những chỉ tiêu điều chỉnh tốt như êm,dải điều chỉnh khá rộng; tuy có hạn chế là mô-men tới hạn có suy giảm so với tự nhiên, mô-men của động cơ bị giảm khi tốc độ thấp.
+ Một vấn đề nữa là đối với các hệ thống công suất lớn vấn đề quan trọng là khởi động động cơ, thường dùng điện trở phụ kiểu chất lỏng để khởi động động cơ đến vùng tốc độ làm việc sau đó mới chuyển sang chế độ điều chỉnh công suất trượt. Vì vậy mà việc sử dụng hệ thống này chỉ phù hợp với các hệ truyền động có số lần khởi động, dừng máy và đảo chiều ít hoặc tốt nhất là không có đảo chiều.
Từ những đánh giá trên, đối chiếu với đặc điểm yêu cầu của hệ truyền động băng tải nên ta loại bỏ việc sử dụng phương án này cho hệ truyền động.
2.3.2. Hệ điều chỉnh xung điện trở rôto.
a. Nguyên lý điều chỉnh:
Trước hết cần phải nói rằng việc điều chỉnh điện trở roto chỉ áp dụng được với động cơ roto dây quấn chứ không sử dụng được cho động cơ roto lồng sóc.
Như đã biết, với động cơ roto dây quấn, ta có thể thay đổi được độ cứng của đường đặc tính cơ bằng cách đưa điện trở phụ vào mạch roto động cơ. Thực chất của phương pháp này là điều chỉnh công suất trượt; công suất trượt ở đây được lấy bớt ra và được biến thành tổn hao nhiệt năng vô ích trên điện trở.
+ Vì độ trượt tới hạn tỷ lệ bậc nhất với điện trở roto nên:
Nếu coi đoạn đặc tính làm việc của động cơ, tức là đoạn có độ trượt từ s=0 á sth, là tuyến tính thì khi điều chỉ điện trở roto ta có thể viết:
trong đó: s0 _ là độ trượt tới hạn khi điện trở roto là R2 (tức điện trở tự nhiên ở mạch roto); còn s _ là độ trượt khi điện trở roto là Rrd=R2+Rf.
Theo biểu thức mô-men thì:
Như vậy, khi thay đổi điện trở roto, nếu giữ dòng roto I2 không đổi thì mo-men không đổi và không phụ thuộc vào tốc độ động cơ. Vì vậy, phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ bằng cách thay đổi điện trở roto rất thích hợp với hệ truyền động có mô-men tải không đổi (x=0). Thực tế, việc thay đổi điện trở roto dùng cấp điện trở ngày nay ít dùng, vì vừa có hiệu suất thấp, độ trươn điều chỉnh kém, đặc tính điều chỉ lại dốc. Vì thế điều chỉnh xung điện trở roto dùng van bán dẫn với các mạch vòng điều chỉnh sẽ tạo được đặc tính điều chỉnh cứng và đủ rộng; mặt khác lại dễ tự động hoá việc điều chỉnh.
b. Đánh giá và phạm vi ứng dụng:
Có thể nói việc sử dụng phương pháp xung điện trở roto trong điều chỉnh truyền động, về mặt lý thuyết, là một phương pháp đơn giản nhất, dễ thực hiện và vận hành; mạch điều chỉnh cũng rất đơn giản là gồm hai mạch vòng điều chỉnh (tốc độ và dòng điện).
Do yêu cầu của truyền động là dùng động cơ không đồng bộ Roto lồng sóc nên ta không sử dụng được phương pháp này. Vì việc điều chỉnh điện trở Roto chỉ áp dụng được động cơ Roto dây cuốn chứ không sử dụng được cho động cơ Roto lồng sóc.
2.3.4. Hệ điều chỉnh tần số động cơ KĐB.
Nguyên lý điều chỉnh:
Theo lý thuyết máy điện ta có biểu thức: ị điều đó có nghĩa là thay đổi tần số sẽ làm tốc độ từ trường quáy và do đó dẫn đến tốc độ động cơ thay đổi. Dạng đặc tính cơ của động cơ khi thay đổi tần số được trình bày dưới hình vẽ sau:
w11
w12
wđm
w13
w14
f11
f12
fđm
f13
f14
Mth
M
w
Hình 2.14.: Đặc tính cơ khi thay đổi tần số động cơ không đồng bộ
+ Từ đặc tính cơ ta thấy khi tần só tăng ( f>fđm), thì mô-men tới hạn lại giảm (với điện áp giữ không đổi), cụ thể là:
+ Trong trường hợp tần số giảm, nếu giữ nguyên điện áp thì dòng điện động cơ tăng (do f giảm ị X=2pfL cũng giảm ị I tăng), gây ảnh hưởng xấu đến các chỉ tiêu của động cơ. Vì vậy để bảo đảm một số chỉ tiêu mà không làm động cơ bị quá dòng cần phải điều chỉnh cả điện áp động cơ, cụ thể là giảm điện áp cùng với việc giảm tần số theo quy luật nhất định.
b. Đánh giá và phạm vi ứng dụng
+ Từ đặc tính cơ của động cơ khi điều chỉnh nguồn ta có nhận xét là: Nếu đảm bảo được luật điều chỉnh điện áp – tần số thì ta có mọi đường đặc tính cơ mong muốn khi giảm tần số. Nghĩa là phương pháp điều chỉnh tần số nguồn cung cấp kết hợp với việc điều chỉnh điện áp stato mở ra khả năng áp dụng cho mọi yêu cầu truyền động.
+ Do có khả năng linh hoạt trong việc điều chỉnh cả tốc độ không tải lý tưởng và tốc độ trượt tới hạn; cụ thể là khi tốc độ trượt giảm thì tốc độ không tải cũng giảm với tỷ lệ tương ứng nên phương pháp này cho phép tổn thất điều chỉnh nhỏ nhất.
+ Vì việc điều chỉnh tần số yêu cầu phải điều chỉnh cả điện áp nên việc tìm ra quy luật điều chỉnh và trang bị thiết bị điều chỉnh , biến đổi công suất phức tạp ; nói chung giá thành các bộ biến tần có đắt hơn giá thành của các bộ biến đổi trang bị cho các phương pháp điều chỉnh khác.
Từ những phân tích đánh giá trên ta thấy rằng việc chọn phương án truyền động dùng phương pháp điều chỉnh tần số là hoàn toàn có cơ sở vì tính kinh tế khi vận hành cũng như đáp ứng được yêu cầu truyền động của băng tải và động cơ rải vải.
2.4. điều khiển tần số động cơ không đồng bộ
2.4.1 Khái niệm chung
Điều khiển tần số là một phương pháp điều khiển hiện đại cho phép điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ (ĐK) trơn, rộng và hiệu quả.
Hệ thống điều khiển tốc độ vòng hở động cơ bằng điều chỉnh tần số nguồn cấp sẽ chỉ thích hợp ở những hệ thống truyền động điện không yêu cầu cao về chất lượng quá trình quá độ và thông thường khi động cơ làm việc ở chế độ xác lập. Hệ thống điều khiển hở không thể đáp ứng được khi hệ thống cần có quá trình gia tốc nhanh vì tần số nguồn có thể thay đổi quá nhanh vượt quá tần số rôto giới hạn. ở ngoài vùng điểm tới hạn dòng điện động cơ sẽ lớn, nhưng hệ số công suất, momen động cơ và hiệu suất thấp. Điều khiển có phản hồi sẽ cần thiết cho hệ thống làm việc ổn định trong chế độ xác lập khi điện áp nguồn và phụ tải thay đổi và có phản ứng quá độ nhanh.
2.4.2 Nguyên lý điều chỉnh tần số:
Nguyên lý điều chỉnh tốc độ động cơ KĐB bằng cách biến đổi tần số fi của điện áp stato được rút ra từ biểu thức xác định động cơ KĐB
ws = 2.p.fs
Vậy sức điện động của dây quấn stato của động cơ tỷ lệ với tần số ra và từ thông: Es = C.f.fs
Mặt khác nếu bỏ qua độ sụt áp trên tổng trở dây quấn stato tức coi
Vậy đồng thời với việc điều chỉnh tần số ta phải điều chỉnh cả điện áp nguồn cung cấp. Từ công thức trên ta thấy khi điều chỉnh tần số mà giữ nguyên điện áp nguồn Us không đổi thì từ thông động cơ sẽ biến thiên
*Khi Ưs giảm từ thông f của động cơ lớn lên làm cho mạch từ bão hoà và dòng điện từ hoá lớn lên. Do các chỉ tiêu năng lượng xấu đi và đôi khi nhiều động cơ còn phát năng lượng quá mức cho phép.
*Khi Ưs tăng từ thông f của động cơ giảm xuống và nếu mômen phụ tải không đổi thì theo biểu thức M = k.f.I.n.cosf ta thấy dòng điện rotor Ir phải tăng lên.Vậy trong trường hợp này dây quấn động cơ chịu quá tải còn lõi thép thì phải non tải. Ngoài ra cũng vì lý do trên mômen cho phép và khả năng quá tải của động cơ giảm xuống.
Vì vậy để tận dụng khả năng động cơ một cách tốt nhất là khi điều chỉnh tốc độ bằng phương pháp biến đổi tần số người ta còn phải điều chỉnh cả điện áp và dòng điện theo hàm của tần số và phụ tải
Việc điều chỉnh này chỉ theo hàm của tần số có đặc máy sản xuất có thể được thực hiện trong hệ kín. Khi đó nhờ các mạch hồi tiếp điện áp ứng với một tần cho trước nào đó sẽ biến đổi theo phụ tải
Yêu cầu chính đối với đặc tính của truyền động điều chỉnh tần số đảm bảo độ cứng đặc tính cơ và khả năng quá tải trong toàn bộ dải điều chỉnh tần số và phụ tải ngoài ra còn có thể có vài yêu cầu về điều chỉnh tối ưu trong chế độ tĩnh
2.5. giới thiệu biến tần
Biến tần (BT) là thiết bị để biến đổi năng lượng điện xoay chiều từ tần số này sang tần số khác.
Bộ Biến tần phải thoả mãn các yêu cầu sau:
Có khả năng điều chỉnh tần số theo giá trị tốc độ đạt mong muốn.
Có khả năng điều chỉnh điện áp theo tần số để duy trì từ thông khe hở không đổi trong vùng điều chỉnh momem không đổi.
Có khả năng cung cấp dòng điện định mức ở mọi tần số
Sự mất ổn định của hệ thống biến tần - động cơ không đồng bộ là tổng trở của bộ biến đổi cộng với của mạch stato là một yếu tố gây mất ổn định cho hệ biến tần - động cơ. Bằng cách thay đổi thông số của bộ biến đổi hoặc bằng cách thiết lập các mạch vòng điều chỉnh và hiệu chỉnh thích hợp có thể loại trừ khả năng mất ổn định thông số của hệ.
2.5.1. Các loại biến tần :
Gồm hai loại: Biến tần trực tiếp
Biến tần gián tiếp
Biến tần trực tiếp: Hình 2-15
Điện áp vào BT có điện áp U1 và tần số f1 chỉ qua một mạch van là ra ngay tải với tần số f2,U2.
Đặc điểm:
Hiệu suất biến đổi năng lượng cao do chỉ có một lần biến đổi điện năng .Thực hiện hãm tái sinh năng lượng mà không cần mạch điện phụ.
Hệ số công suất thấp,tần số đIều chỉnh bị giới hạn trên bởi tần số nguồn cung cấp.Thường dùng cho hệ truyền động công suất lớn,tốc độ làm việc thấp.
Biến tần gián tiếp:
Biến tần nguồn áp:Hình 2-16
Đặc điểm là điện áp ra trên tải được định hình sẵn còn dạng dòng điện tải lại ít phụ thuộc vào tính chất tải .Việc điều chỉnh tần số điện áp ra trên tải được thực hiện dễ dàng bằng điều khiển qui luật mở van của phần nghịch lưu .Phương pháp điều khiển này thay đổi dễ dàng tần số mà không phụ thuộc vào lưới.
Biến tần nguồn dòng : Hình 2-17
Sơ đồ đơn giản, làm việc tin cậy, đã từng được sử dụng rộng rãi để điều khiển tốc độ động cơ xoay chiều 3 pha, rotor lồng sóc. Sơ đồ gồm một cầu chỉnh lưu và một cầu biến tần, mỗi tiristor được nối tiếp thêm một một điôt gọi là điôt chặn.
2.5.2. Giới thiệu biến tần MICROMASTER Vector:
Với máy khử độ co vải để điều khiển tốc độ cho động cơ rải vải và động cơ kéo băng tải ta sử dụng biến tần MICROMASTER Vector do hãng SIEMENS chế tạo
*Mạch lực
V1
V3
V4
V6
D1
D4
D3
D6
V5
V2
D5
D2
C
D
D
D
D
U
V
W
Hình 2-18: Mạch lực của biến tần
*Nguyên lý điều khiển: Dựa theo phương pháp biến điệu bề rộng xung, phương pháp này tiên tiến và hiệu quả vì:
-Vừa điều chỉnh được điện áp ra, vừa điều chỉnh được tần số
-Điện áp ra gần hình sin
-Có thể dùng chỉnh lưu không điều khiển ở đầu vào nghịch lưu làm tăng hiệu quả của sơ đồ
Nội dung của phương pháp biến điệu bề rộng xung là so sánh một sóng sin chuẩn có tần số bằng tần số của điện áp ra nghịch lưu mong muốn với một điện áp răng cưa tần số cao cỡ 2kHz đến 10kHz. Phương pháp biến điệu bề rộng xung có nhiều dạng, trong đó có 2 dang đơn giản là:
Biến điệu bề rộng xung một cực tính.
Biến điệu bề rộng xung hai cực tính.
Theo dạng điện áp ra một cực tính những khoảng điện áp sin chuẩn cao hơn điện áp răng cưa mở van để đưa điện áp ra tải, trong những khoảng điện áp sin chuẩn thấp hơn điện áp răng cưa khoá van để điện áp ra tải bằng không. Điện áp ra sẽ được tạo thành riêng cho nửa chu kỳ dương và nửa chu kỳ âm
Theo dạng điện áp ra hai cực tính điiện áp ra sẽ là +E khi sin chuẩn cao hơn xung răng cưa, và là -E khi sin chuẩn thấp hơn.
Hình vẽ sau mô tả nguyên lý hoạt động PWM
Urm
+E
-E
T/2
T
0
Hình 2-19: áp ra một cực tính
+Urm
-Urm
+E
-E
Hình 2-20: áp ra hai cực tính
Hình 2-21: Sơ đồ nguyên lý biến tần
Hình 2-22: Sơ đồ cầu đấu dây của biến tần
*Các thông số cài đặt của biến tần
Các thông số có thể thay đổi bằng các phím trên mặt điều khiển
P000 Hiển thị quá trình vận hành
P001 Các chế độ hiển thị 0: Tần số ra
1: Tần số đặt
2= Dòng điện động cơ.
3= Điện áp một chiều
4= Mômen
5= Tốc độ
7=Phản hồi dạng PID
8= Điện áp ra
9=Tần số trục. Chỉ áp dụng cho chế độ điều khiển không cảm biến
P002 Thời gian tăng tốc: Đó là thời gian cho môtơ đạt từ lúc khởi động đến tần số max. Nếu định thời gian quá ngắn thì có thể bị ngắt (lỗi F002 – lỗi quá dòng)
Chọn P002=10s
Thời gian tăng tốc
fmax
Timer
P003 Thời gian giảm tốc: Thời gian để giảm tốc từ tần số max về vị trí dừng động cơ. (Nếu thời gian quá ngắn sẽ bị lỗi F001)
Chọn P003=10s
P004 Thời gian tạo đường cong trơn
Khi tăng tốc và giảm tốc tạo độ trơn để tránh rung, giật áp dụng cho băng tải máy dệt. Có tác dụng khi P001 và P002 lớh hơn 0,3s
Chọn P004=1s
P005 Đặt tần số ở chế độ vận hành số
Chỉ có tác dụng khin P006=0 hoặc =3
P006 Đặt chế độ tần số cho biến tần
Lựa chọn chế độ điều khiển của phần cài đặt tần số cho biến tần
0= Biến tần chạy ở tần số cố định trong P005 và có thể thay đổi tăng giảm nhờ nút ấn lên, xuống. Nếu P007 = 0 tần số có thể tăng hoặc giảm bằng cách cài đặt một trong hai chương trình đầu vào số (P051 đến P055 hoặc P356) giá trị 11 hoặc 12
1= Tín hiệu điều khiển tương tự
2= Gán tần số, gán tần số chỉ được lựa chọn nếu giá trị của ít nhất một đầu vào số (P051 đến P055 hoặc P356)= 6, 17 hoặc 18
P007 Bàn phím điều khiển
P009 Đặt thông số bảo vệ: 0= Thông số từ P001 đến P009 có thể đọc và đặt
1= Thông số từ P001 tới P009 có thể đặt và các thông số khác chỉ có thể đọc
2= Tất cả các thông số có thể đặt và đọc nhưng P009 tự trở về 0 khi mất nguồn
3= Tất cả các thông số có thể đặt và đọc
P010 Dải hiển thị: Dải hiển thị cho màn hình khi P001= 0, 1, 4, 5, 7 hoặc 9(4số)
P011 Nhớ điểm đặt tần số 0= không nhớ
1= Nhớ giá trị đặt khi tắt nguồn
P012 Tần số động cơ nhỏ nhất: Đặt tần số động cơ nhỏ nhất (phải nhỏ hơn giá trị P013)
P013 Tần số môtơ max
P014 Bước nhảy tần số 1(Hz)
P015 Tự động khởi động sau khi bị lỗi nặng
0= Không tự khởi động
1= Tự khởi động
P016 Khởi động trong chế độ đang quay
Cho phép biến tần khởi động khi môtơ đang quay
Dưới mức bình thường không cho phép biến tần cho động cơ chạy từ 0Hz. Tuy nhiên mô tơ vẫn còn quay bởi tải kéo nó sẽ làm cho động cơ dừng trước khi quay ngược lại
0= Khởi động bình thường
1= Khởi động lại sau khi có nguồn, lỗi hoặc OFF2 (nếu P018=1)
2= Khởi động lại bất kỳ thời điểm nào (có tác dụng trong tình huống động cơ quay bởi tải
3= như P016=1 biến tần sẽ chỉ khởi động lại môtơ theo chiều quay đã đặt
4= như P016=2 biến tần sẽ chỉ khởi động lại môtơ theo chiều quay đã đặt
P017 Kiểu đường cong 1=tiếp tục tạo đường cong (như ở P004)
2=không tiếp tục tạo đường cong
P018Tự khởi động sau khi bị lỗi
0= Không thể
1= Biến tần sẽ khởi động 5 lần sau khi bị lỗi. Nếu lỗi không xoá được sau 5 lần khởi động biến tần sẽ giữ nguyên tình trạng lỗi. Trên màn hình đèn báo lỗi sẽ nhấp nháy
P019 Nhảy tần số theo một dãy:
P021 Tần số tương tự nhỏ nhất
Tần số tương ứng với giá trị tương tự đầu vào.
Ví dụ: 0V/0mA hoặc 2V/4mA được xác định bởi P023 và cài đặt của DIP bằng lựa chọn các công tắc 1, 2, 3. Có thể đặt một giá trị cao hơn P022 để có quan hệ nghịch giữa đầu vào tương tự và tần số ra
P022 Tần số tương tự lớn nhất
Tần số tương ứng với giá trị tương tự đầu vào lớn nhất. Ví dụ: 10V hoặc 20mA được xác định bởi P023 và cài đặt của DIP bằng lựa chọn các công tắc 1, 2, 3. Có thể đặt một giá trị thấp hơn P021 để có quan hệ nghịch giữa đầu vào tương tự và tần số ra
Chú ý: Tần số ra giới hạn bởi giá trị đặt trong P012/P013
P021
P021
P022
P022
f
V/I
P023 Kiểu đầu vào tương tự 1: Cài đặt kiểu đầu vào tương tự 1 quan hệ với việc cài đặt của DIP các công tắc lựa chọn 1, 2, 3
0= 0V đến 10V/ 0 đến 20mA đầu vào đơn cực
1= 2V đến 10V/ 4 đến 20mA đầu vào đơn cực
2=2V đến 10V/ 4 đến 20mA đầu vào đơn cực Với điều khiển Start/ stop khi sử dụng đầu vào điều khiển tương tự
3= -10V đến +10V đầu vào lưỡng cực, -10V tương đương quay ngược ở tốc độ cài đặt ở P021, +10V tương đương quay thuận ở tốc độ cài đặt ở P022
Ghi chú: Cài đặt P023=2 sẽ không làm việc trừ khi bị ảnh hưởng bởi phần điều khiển ở dưới (ví dụ: P091=0 hoặc 4) và V> 1V hoặc 2mA
P024 Bổ xung điểm đặt tương tự: Nếu biến tần không ở chế độ tương tự (P006=0 hoặc2) thì cài đặt thông số này:
0= Không thêm các điểm đặt tần số cơ bản tương tự như trong P006
1=Thêm đầu vào tương tự 1 cho điểm đặt tần số cơ bản giống như P006
2= tỷ lệ của điểm đặt cơ bản bởi đầu vào tương tự 1 trong phạm vi 0=100%
P025 Đầu ra tương tự 1 Đưa ra dải đầu ra tương tự 1 theo bảng
Sử dụng dải 0-5 nếu giá trị đầu ra min là 0mA
Sử dụng dải 100-105 nếu giá trị đầu ra min là 4mA
P025=
Lựa chọn
Giới hạn đầu ra tương tự
0 / 4mA
20mA
0/100
Tần số đầu ra
0Hz
Tần số đầu ra (P013)
1/101
Tần số đặt
0Hz
Tần số đặt (P013)
2/102
Giới hạn động cơ
0A
Giới hạn đầu ra max (P083´P086/100)
3/103
Kết nối điện áp một chiều
4/104
Momen động cơ
250%
+250%
(100%=P085´9,55/P082 Nm)
Tốc độ động cơ danh nghĩa (P082)
5/105
Tốc độ động cơ
0
P040 Thời điểm dừng 0- Không có chức năng
1-ở chế độ vận hành bình thường thời gian giảm tốc xác định bằng giá trị đặt trong P013tới 0. Cài đặt P040 tới 1 sẽ tự động đặt lại tỷ lệ thời gian giảm tốc mà môtơ sẽ luôn dừng ở cùng thời điểm không phụ thuộc vào tần số làm việc
Thời điểm dừng
Có lệnh dừng
Ví dụ:P003=1s, P013=50Hz, P012=0Hz
Nếu môtơ chạy ở 50Hz thì có lệnh dừng môtơ sẽ dừng trong 1s, Nếu môtơ chạy ở 25Hz môtơ sẽ dừng trong 2s, và nếu môtơ đang chạy ở 5Hz môtơ sẽ dừng trong 10s. Với mỗi trường hợp môtơ sẽ dừng ở vị trí tương ứng
P042 Tần số cố định 2(Hz): Có hiệu lực với P006=2 và P054=6 hoặc 18, hoặc P053-55=17
P043 Tần số cố định 3 (Hz): Có hiệu lực với P006=2 và P053=6 hoặc 18, hoặc P053-55=17
P044 Tần số cố định 4 (Hz): Có hiệu lực với P006=2 và P052=6 hoặc 18, hoặc P053-55=17
P045 Đặt giá trị đảo ngược cho tần số cố định 1-4: Đặt chiều quay cho tần số cố định
FF1
FF2
FF3
FF4
P045=0
ị
ị
ị
ị
P045=1
ĩ
ị
ị
ị
P045=2
ị
ĩ
ị
ị
P045=3
ị
ị
ĩ
ị
P045=4
ị
ị
ị
ĩ
P045=5
ĩ
ĩ
ị
ị
P045=6
ĩ
ĩ
ĩ
ị
P045=7
ĩ
ĩ
ĩ
ĩ
ị Giá trị đặt không đảo ngược
ĩ Giá trị đặt đảo ngược
P046 Tần số cố định 5(Hz) Có hiệu lực với P006=2 và P051=6 hoặc 18, hoặc P053-55=17
P047 Tần số cố định 6(Hz) Có hiệu lực với P006=2 và P356=6 hoặc 18, hoặc P053-55=17
P048 Tần số cố định 7(Hz) Có hiệu lực với P006=2 và P053-55=17
P047 Tần số cố định 6(Hz) Có hiệu lực với P006=2 và P053-55=17
P045 Đặt giá trị đảo ngược cho tần số cố định 1-4: Đặt chiều quay cho tần số cố định
FF5
FF6
FF7
FF8
P045=0
ị
ị
ị
ị
P045=1
ĩ
ị
ị
ị
P045=2
ị
ĩ
ị
ị
P045=3
ị
ị
ĩ
ị
P045=4
ị
ị
ị
ĩ
P045=5
ĩ
ĩ
ị
ị
P045=6
ĩ
ĩ
ĩ
ị
P045=7
ĩ
ĩ
ĩ
ĩ
ị Giá trị đặt không đảo ngược
ĩ Giá trị đặt đảo ngược
P051 Lựa chọn chức năng điều khiển, DIN1 (cổng 5), giá trị tần số thứ 5
P052 Lựa chọn chức năng điều khiển, DIN2, (cổng 6) giá trị tần số thứ 4
P053 Lựa chọn chức năng điều khiển, DIN3, (cổng 7) giá trị tần số thứ 3.
*Các lỗi thường gặp khi sử dụng và cài đặt biến tần
F001 Quá áp
F002 Quá dòng
F003 Quá tải
F004 Quá nhiệt động cơ
F005 Quá nhiệt biến tần
F008 Giao thức USS không hoạt động
F009 Điện áp thấp
F010 Lỗi thiết lập
F011 Lỗi giao diện trong
F012 Nút ngắt tự động bên ngoài
F013 Lỗi chương trình
F057 Thời gan trễ khi lỗi
F075 Quá dòng khi giảm tốc
F101 Lỗi giao diên trong
F106 Lỗi thông số P006
F112 Lỗi thông số P012/P013: Đặt lại thông số P012< P013
F151-F156 Lỗi thông số đầu vào số: Đổi cài đặt đầu vào số P051 đến P055 và P356
F118 Lỗi hiệu chỉnh tự động
F201 Lỗi P006 =1 trong khi P201= 2: Thay đổi thông số P006 hoặc P201
F212 Lỗi thông số P211/P212: Đặt lại thông số P211<P212
F231 Dòng đầu ra không cân bằng: Xem F002
Chương 3: nghiên cứu hệ điều khiển nhiệt độ và
cơ cấu chỉnh băng tải
3.1.Điều khiển nhiệt độ:
Nhiệt độ cần điều khiển ở máy khử độ co vải này là nhiệt độ của giàn nhiệt sợi đốt để làm khô vải nó đóng vai trò vô cùng quan trọng, trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng của vải sau khi sử lý. Nếu nhiệt độ cao quá sẽ làm cho vải sau khi sử lý sẽ bị co lại nhanh quá dẫn đến tuổi thọ của vải giảm hoặc nếu không trong quá trình sử dụng vải sẽ lại bị dãn. Ngược lại nếu nhiệt độ thấp quá thì sẽ không làm vải khô được và khi đem vào sử dụng thì vải sẽ bị co lại. Với mỗi loại vải mà có nhiệt độ cần thiết khác nhau để sử lý vải cho phù hợp. Chính vì vậy để điều khiển chính xác được nhiệt độ thì chất lượng vải sau khi sử lý sẽ đạt được theo mong muốn. Để điều khiển được chính xác nhiệt độ thì điều quan trọng phải có được phần tử cảm nhận được nhiệt độ chính xác, và thông qua đó có cơ cấu chấp hành để đóng cắt sợi đốt hợp lý sao cho nhiệt độ đạt được theo yêu cầu. Trước đây để điều khiển nhiệt độ người ta thường dùng các thermostart để điều khiển nhiệt độ. Với loại rơ le này nhiệt độ trênh lệch so với nhiệt độ đặt lên đến 35%-40% do đó với những trường hợp yêu cầu nhiệt độ chính xác thì không thể dùng được. Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của ngành thiết bị điện tử các bộ điều khiển nhiệt độ có độ chính xác cao ra đời đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao trong vấn đề điều khiển.
3.1.1Tính chọn cảm biến nhiệt độ:
Để đo được chính xác được trị số của một giá trị nhiệt độ là một vấn đề không hề đơn giản. Thực vậy, phần lớn các đại lượng vật lý đều có thể xác định một cách định lượng nhờ so sánh chúng với một một đại lượng cùng bản chất được coi là đại lượng so sánh. Những đại lượng như vậy gọi là đại lượng mở rộng bởi vì chúng có thể được xác định bằng bội số hoặc ước số của đại lượng chuẩn (đại lượng so sánh). Ngược lại nhiệt độ là đại lượng gia tăng: việc nhân, chia nhiệt độ không có mộtý nghĩa vật lý rõ ràng. Bởi vậy nghiên cứu cơ sở vật lý để thiết lập thang đo nhiệt độ để có thể đo được nhiệt độ.
Có nhiều cách đo nhiệt độ, trong đó có thể kể ra có các cách đo sau:
-Phương pháp quang dựa trên sự phân bổ bức xạ nhiệt do dao động nhiệt.
-Phương pháp cơ dựa trên sự dãn nở của vật rắn, của chất lỏng hoặc khí (với áp suất không đổi), hoặc dựa trên tốc độ âm
-Phương pháp điện dựa trên sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ.
ở đây ta dùng phương pháp điện sử dụng cặp nhiệt điện để đo nhiệt độ. Cặp nhiệt điện có cấu tạo gồm hai dây dẫn A và B được nối với nhau bởi hai mối hàn có nhiệt độ T1 và T2. Suất điện động E phụ thuộc vào bản chất vật liệu làm các dây dẫn A, B và vào nhiệt độ T1, T2. Thông thường nhiệt độ của một mối hàn được giữ ở một giá trị không đổi và biết trước, được gọi là nhiệt độ chuẩn (T1=Tref). Nhiệt độ T2 của mối hàn thứ hai, khi đặt trong môi trường nghiên cứu nó sẽ đạt tới giá trị Tc chưa biết. Nhiệt độ Tc là hàm của nhiệt độ Tx và của các quá trình trao đổi nhiệt có thể xảy ra.
Dải nhiệt độ làm việc đối với một cặp nhiệt điện thường bị hạn chế. ở nhiệt độ thấp năng suất nhiệt điện của nó giảm đi. ở nhiệt độ cao cặp nhiệt điện có thể bị nhiễm bẩn do môi trường đo hoặc xảy ra hiện tượng bay hơi một trong các chất thành phần của hợp kim làm cặp nhiệt điện, hoặc là bị tăng kích thước hạt tinh thể dẫn đến làm tăng độ dòn cơ học, thậm chí có thể bị nóng chảy. Bảng dưới đây liệt kê một số loại cặp nhiệt điện thường gặp trong thực tế.
Cặp nhiệt điện
Nhiệt độ làm việc, 0C
E, mV
Độ chính xác
Đồng/Constantan
=1,63mm
-270á 370
-6,258 đến 19,027
(-1000C á -400C):2%
(-400C á1000C): 0,8%
(1000Cá3500C): 0,75%
Sắt/Constantan
= 3,25mm
-210á 800
-8,096 đến 45,498
(00Cá4000C): 3%
(4000Cá8000C): 0,75%
Cromel/Alumel
=3,25mm
-270á1250
-5,354 đến 50,633
(00Cá4000C): 3%
(4000Cá12500C): 0,75%
Cromel/Constantan
=3,25mm
-270 á 870
-9,835 đến 66,473
(00Cá4000C): 3%
(4000Cá12500C): 0,75%
Platin-Rodi(10%)/Platin
=0,51mm
-50 á1500
-0,236 đến 15,576
(00Cá6000C): 2,5%
(6000Cá15000C): 0,4%
Platin-Rodi(13%)/Platin
=0,51mm
-50 á1500
-0,226 đến 17,445
(00Cá5380C): 1,4%
(5380Cá15000C): 0,25%
Platin-Rodi(30%)/Platin
=0,51mm
0 á1700
0 đến 12,426
(8700Cá17000C): 0,5%
Wonfram-Reni(5%)/ Wonfram-Reni(26%)
0 á 2700
0 đến 38,45
A
Nguồn
Ra
E
Hình 3-23: Sơ đồ đo nhiệt độ
Khi nhiệt độ thay đổi ở đầu cảm biến đo thì sức điện động sinh ra trong cặp nhiệt điện cũng thay đổi theo. Tín hiệu này sẽ được đưa vào đầu vào của rơ le nhiệt độ và báo cho ta biết nhiệt độ tại khu vực đo là bao nhiêu. Đồng thời nó so sánh với nhiệt độ mà ta đặt, nếu nhiệt độ đo được thấp hơn nhiệt độ đặt thì tín hiệu ra sẽ cấp điện để đóng sợ đốt. Nếu nhiệt độ đo được cao hơn nhiệt độ đặt thì tín hiệu ra khỏi rơle sẽ ngắt điện cấp cho sợi đốt
3.1.2. Đồng hồ điều chỉnh nhiệt độ
Có nhiều loại đồng hồ dùng để điều khiển nhiệt độ nhưng ở máy này ta dùng loại E5CN của OMRON chế tạo:
Hình 3-24: Mặt điều khiển
Hình 3-25: Thông số đặt
Hình 3-26: Thông số đặt
3.1.3 Cài đặt chương trình
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
121
13
144
15
100-240V
+
-
K2
Hình 3-37: Sơ đồ đấu dây
-Để đặt nhiệt độ ta sử dụng nút Ù, Ú trên mặt điều khiển. Các thông số nhiệt độ đặt sẽ hiện ở màn hình thứ 2, các thông số nhiệt độ mà cảm biến nhận được từ vật cần đo sẽ hiển thị ở màn hình 1
-Đặt nhiệt độ giới hạn cao nhất cho đồng hồ theo nhà chế tạo đặt là 13000C
-Nhiệt độ giới hạn thấp nhất là -2000C
-ở đây ta sử dụng contactor để đóng cắt điện cho sợi đốt nên đồng hồ ta đặt CNtL ở chế độ ON/OFF
-Chế độ d-U là chuyển đổi đo nhiệt độ là độ C hay độ F
-Tuỳ từng loại vải yêu cầu sử lý nhiệt độ ổn định nhiều hay ít mà ta điều chỉnh độ trênh lệch giữa nhiệt độ đặt và nhiệt độ đo được để đóng cắt sợi đốt. Để làm được điều này ta chọn chế độ HYS và đặt độ trênh lệch nhiệt độ.
3.2. Hệ thống điều khiển khí nén:
Hệ thống khí nén được sử dụng trong máy khử độ co vải là dùng để điều chỉnh băng tải. Nguyên lý điều chỉnh băng tải như sau: Băng tải chạy trên các con lăn và luôn chạy ở v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 73.doc