Là một Công ty sửa chữa nên quy trình công nghệ khá phức tạp, sản phẩm phải qua nhiều khâu, yêu cầu độ chính xác cao. Khi xe đưa đến Công ty, xe được đưa vào doanh nghiệp - đây là một bộ phận của phòng kế hoạch vật tư chuyên tiếp nhận xe vào xưởng và xuất xe ra xưởng. Trước hết xe vào xưởng được rửa sạch phần vỏ xe, sau đó cán bộ doanh nghiệp cùng với cán bộ đơn vị có xe sửa lập biên bản xác định tình trạng hỏng của xe đến phòng kế hoạch vật tư làm hợp đồng sửa chữa xe. Khi hợp đồng được ký kết xe được đưa vào xưởng tại các phân xưởng xe được tiến hành tháo cụm. Toàn bộ xe ô tô được chia thành3 bộ phận tổng thành lớn đó là phần máy, phần gầm và phần thân xe.Tại các phân xưởng phần máy phần gầm phần thân xe được sửa chữa theo từng chi tiết nhỏ sau đó qua kiểm tra và lắp thành cụm tổng thành nhập kho. Các cụm tổng thành được sửa chữa hoàn chỉnh bọ phận tổng lắp thành xe hoàn chỉnh sau đó được đưa vào phân xưởng sơn xe. Sau khi sơn xong xe được đưa vào hệ thống thử dột, thử tổng phanh, qua kiểm định sau đó nhập kho chờ khách đến nhận.
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Một số giải pháp hoàn thiện về công tác tiền lương tại công ty Cơ khí Cơ điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày là mang tính bình quân khôgn khuyến khích sử dụng hợp lý thời gian làm việc tiết kiệm nhiên liệu và tăng năng suất lao động.
4.2.2. Trả lương theo thời gian có thưởng
Hình thức này có áp dụng với những công nhân phục vụ làm công việc như sửa chữa điều chỉnh thiết bị… công nhân chính làm ở những khâu sản xuất có trình độ cơ khí hoá, tự động hoá cao hoặc những công việc đảm bảo chất lượng.
Người lao động ngoài thời gian tiền lương giản đơn còn nhận được một khoản tiền lương do kết quả tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nhiên liệu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Công thức tính:
Lth = Lgđ + Thưởng
Hình thức này có ưu điểm hơn hình thức trên vì không những phản ánh được trình độ thành thạo và thời gian làm việc thực tế mà còn gắn chặt với thành tích công tác của từng người thông qua các chỉ tiêu xét thưởng đã đạt được nên khuyến khích người lao động quan tâm đến trách nhiệm và kết qủa công tác của mình.
Hình thức này hiện nay được áp dụng rộng rãi.
Ưu điểm: phù hợp với những công việc mà ở đó khẳng định mức được hoặc không nêu định mức, mặt khác lương thời gian tính toán đơn giản dễ hiểu.
Nhược điểm: Làm suy yêu vai trò đòn bẩy kinh tế của tiền lương và duy trì chủ nghĩa bình quân trong tiền lương. Trình độ cơ giới hoá và tự động hoá cao thì hình thức trả lương theo thời gian chiếm vị trí ưu thế trong nền kinh tế quốc dân.
Nhìn chung mỗi hình thức trả lương có những ưu điển, nhược điểmm khác nhau nên việc áp dụng hình thức trả lương nào là tuỳ thuộc vào điều kiện, tính chất và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
5. Các hình thức khen thưởng
Tiền thưởng là loại tiền bổ sung cho tiền lương. Cùng với tiền lương, tiền thưởng góp phần thoả mãn nhu cầu vật chất cho nười lao động ở một chừng mực nào đó tiền thưởng là một trong những biện pháp khuyến khích có hiệu quả nhất đối với người lao động cả về vật chất cũng như tinh thần. Tiền thưởng làm cho người lao động quan tâm hơn đến việc tiết kiệm lao động sống cũng như lao động vật hoá đảm bảo chất lượng sản phẩm và khẩn trương hoàn thành công việc với thời gian ngắn nhất.
Tiền thưởng gồm 2 loại.
5.1. Tiền thưởng thi đua
Tiền thưởgn này là số lợi nhuận của Công ty sau khi hoàn thành nhiệm vụ nộp thuế lợi tức. Nguồn tiền lương này lấy từ 3 nguồn sau:
+ Quỹ phát triển sản xuất
+ Quỹ phúc lợin
+ Quỹ dữ trữ (nếu có)
Đối với quỹ khen thưởng theo quy định của nhà nước tối đa không quá 50% quỹ tăng lương thực hiện của đơn vị.
5.2. Khen thưởng trong sản xuất kinh doanh. Có 4 loại thưởng.
* Thưởng nâng cao chất lương sản phẩm:
Nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghãi rất quan trọng trong sản xuất kinh doanh nó làm tăng giá trị doanh thu của doanh nghiệp làm giảm chi phí của người tiêu dùng. Vì vậy công việc nâng cao chất lượng sản phẩm còn làm giảm tỷ lệ hàng sai hỏng, trong sản xuất đòi hỏi người lao động phải thực hiện theo luật lệ lao động, kỹ thuật sản xuất, nâng cao tinh thần trách nhiệm cá nhân và tập thể. Trong quá trình làm việc nâng cao chất lượng sản phẩm thì doanh nghiệp có tổ chức khen thưởng như:
- Chỉ tiêu xét thưởng: Hoàn thành vượt mức chất lượng sản phẩm theo yêu cầu kỹ thuật, đồng thời tăng năng suất lao động, tránh tình trạng làm bừa, làm ẩu gây sai hỏng nhiều sản phẩm so với quy định.
- Điều kiện xét thưởng: Được tính từ từ giá trị tiền lợi do giảm chi phí và tiết kiệm nguyên vật liệu. Hơn nữa doanh nghiệp có thể tính từ lợi nhuận hàng quý khen thưởng để động viên kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh khi chất lượng sản phẩm nâng cao đã làm tăng doanh thu, tăng uy tín và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đối với các bạn hàng trên thị trường.
Tiền khen thưởng cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm dựa vào việc kiểm tra giá trị chênh lệch giữa sản phẩm làm đạt cao hơn so với sản lượng làm ra do công ty quy định.
* Thưởng tiết kiệm vật tư:
Để tăng hiệu quả đồng vốn và hạ giá thành sản phẩm thì mọi người lao động phải biết tiết kiệm vật tư, giảm chi phí vật tư trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm.
- Chỉ tiêu xét thưởng: Trong sản xuất mọi người lao động không chỉ hoàn thành công việc màm còn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu tiết kiệm vật tư cho sản xuất.
- Điều kiện khen thưởng: Việc tiết kiệm vật tư phải phù hợp với yêu cầu đảm bảo quy phạm kỹ thuật lao động, hạch toán được giá trị vật tư đã tiết kiệm trong từng khâu của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nguồn khen thưởng: Được tính từ phần giá trị tiết kiệm vật tư và mức thưởng không quá 50% số tiết kiệm được.
* Thưởng phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật: Mức thưởng này tuỳ theo tính chất của từng bước công việc, đồng thời trình độ của mỗi công nhân mà mức độ tính thưởng khác nhau.
* Thưởng hoàn thành kế hoạch: Hình thức khen thưởng này chỉ được áp dụng đối với công nhân viênchức làm việc có hiệu qả cao, đạt xuất sắc. Bên cạnh đó các nên chưa cao cấp cũng được khen thưởng khi họ làm việc tốt nhằm kích thích động viên họ có năng lực trong làm việc. Mức thưởng này không quá 20% lương cấp bậc
6. Quản lý tiền lương trong doanh nghiệp
6.1. Lập quỹ lương kế hoạch
Trong hoạt động quản lý tiền lương bước đầu trên là tạo ra một nguồn tiền mặt cho phù hợp từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của người lao động. Đó chính là việc xây dựng quỹ lương kế hoạch vào đầu năm tài chính.
Quỹ lương năm kế hoạch: Để xây dựng đơn giá tiền lương được tính theo công thức sau:
ồVKH [Lđb x TL min đn x (Hcb + Hpc) + Vvc] x 12 tháng
Trong đó: ồ VKH: Quỹ tiền lương kế hoạch tính đơn gia tiền lương
Lđb: Lao động định biên
TLminđn: Mức lương tối thiểu mà doanh nghiệp lựa chọn trong khung quy định.
Hpc: Hệ số các khoản phụ cấp trong lương bình quân được tính trong đơn giá tiền lương.
VVC: Quỹ lương của bộ máy gián ntiếp mà số lao động này chưa được tính trong lao động tổng hợp.
Lao động định biên là số lượng lao động được tính trên cơ sở định mức lao động tổng hợp.
6.1.1. Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm (hoặc sản phẩm quy đổi
Phương pháp này tương ứng với các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh là tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) thường được áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh một hoặc một số sản phẩm cố thể quy đổi được như: Xi măng, vật liệu xây dựng.
Công nthức xác định đơn giá:
Vđg = Vgiờ x Tsp
Trong đó:
Vđg : Đơn giá tiền lương (đơn vị/đơn vị hiện vật)
Vgiờ : Tiền lương tính theo giờ
Tsp : mức lao động cần thiết để sản xuất một đơn vị sản
phẩm hoặc một sản phẩm quy đổi (đơn vị giờ/người)
6.1.2. Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu
Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoach là doanh thu thường được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ tổng hợp.
Công thức đơn giản:
Vđg =
Trong đó: Vđg : Đơn giá tiền lương (đơn vị đồng/100đồng)
ồVKH : Tổng quỹ lương năm kế hoạch
ồTKH : Tổng doanh thu kế hoạch
6.1.3. Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu trừ tổng chi phí
Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch là tổng trừ tổng chi phí chưa tính lương, thưởng được áp dụng đối với doanh nghiệp quản lý tổng thu, tổng chi một cách chặt chẽ trên cơ sở xác định chi phí.
Công thức xác định đơn giá
Vđg =
Trong đó: Vđg : Đơn giá tiền lương
ồVKH : Tổng quỹ lương
ồTKH : Tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch
ồCKH : Tổng chi phí kế hoạch khi chưa có tiền lương
6.1.4. Đơn giá tiền lương tính theo lợi nhuận
Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch là lợi nhuận thường áp dụng trong các doanh nghiệp quản lý được tổng thu, tổng chi xác định lợi nhuận kế hoạch sát với thực tế thực hiện.
Vđg =
Trong đó: Vđg : Đơn giá tiền lương
ồVKH : Tổng quỹ lương năm kế hoạch
ồPKH : Lợi nhuận kế hoạch
6.2. Xác định quỹ lương thực hiện
Dựa vào đơn giá tiền lương đã được duyệt và kết qủa sản xuất kinh doanh quỹ lương thực hiện được xác định:
Vth = (Vđg x Csxkd) + Vpc + Vbs + Vtg
Trong đó: Vth: Quỹ lương thực hiện
Vđg: Đơn giá tiền lương được duyệt
Csxkd: Chi tiêu sản xuất kinh doanh (tổng sản phẩm hàng hoá thực hiện, doanh thu thực hiện, tổng thu từ tổng chi, lợi nhuận thực hiện)
Vbs : quỹ tiền lương bổ sung
Vpc: Quỹ kế hoạch và các khoản phụ cấp
Vtg: Quỹ lương làm thêm giờ
6.3. Sự cần thiết phải hoàn thiện các hình thức và chế độ trả lương ở các doanh nghiệp.
Việc trả lương của các doanh nghiệp được thực hiện có ý nghĩa rất quan trọng. Lựa chọn được các hình thức, chế độ trả lương hợp ý, không những trả đúng, trả đủ cho người lao động mà còn làm cho tiền lương trả thành một động lực mạnh mẽ thúc đẩy mỗi người hăng say làm việc.
Khi chuyển sang cơ chế thị trường, tự chủ trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp không thể không hoàn thiện các hình thức trả lương vì nói chính là nội dung của tự chủ sản xuất. Mặt khác nó còn có tác dụng tích cực trong quá trình sản xuất, đẩy nhanh quá trình tự chủ. Do đó hình thức trả lương theo thời gian là hình thức thích hợp nhất để thực hiện phân phối theo lao động.
Việc tính toán xác định đơn giá tiền lương trong hình thức trả lương sản phẩm là phức tạp, liên quan nhiều đến vấn đề kinh tế, kỹ thuật như hệ thống định mức lao động định mức vật tư, đồng thời còn đòi hỏi thay đổi do biến động giá cả, máy móc thiết bị. Trong doanh nghiệp đa số các hệ thống định mức đã lạc hậu hoặc xây dựng thiếu chính xác, có những khâu những đoạn có thể xây dựng định mức để tiến hành trả lương theo sản phẩm nhưng doanh nghiệp vẫn tả lương thời gian. Từ đó có thể chủ quan hoặc khách quan mà đơn giá tiền lương cao hơn thực tế, người lao động sẽ nhận được mức tiền lương cao hơn mức sức lao động bỏ ra. Ngược lại, doanh nghiệp lại tính đơn giá thấp hơn thực tế thì thiệt thòi cho người lao động.
Như vậy đây là vấn đề cần thiết mà các doanh nghiệp phải quan tâm tới. Trong nền kinh tế thị trường khi các doanh nghiệp tiến hành kinh doanh dưới sự điều tiết của bàn tay vô hình (thị trường) và bàn tay hữu hình lợi nhuận nhà nước) thì việc quản lý sản xuất kinh doanh cần có sự kết hợp hài hoá giữa tính khoa học và nghệ thuật làm sao cho vừa đúng theo quy định của Nhà nước nhưng lại có tính mềm dẻo, nhạy bén cần thiết. Công tác trả lương cũng vậy, hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp dựa vào các h ình thức, chế độ trả lương họ đã tìm ra phương pháp trả lương mới để đảm bảo việc phân phối tiền lương công bằng đồng thời phát huy tối đa vai trò đòn bẩy kinh tế của tiền lương. Bên cạnh những doanh nghiệp làm tốt công tác trả lương còn có những doanh nghiệp làm chưa tốt bởi nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan. Hệ thống chính sách tiền lương của Nhà nướcđổi mới, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa mang tính ấn định, trình độ kinh nghiệm của cán bộ làm công tác tiền lương còn hạn chế, chưa coi trong đúng mức lợi ích kinh tế của người lao động, phương hướng và biện pháp hoàn thiện cách trả lương của doanh nghiệp công tác xây dựng đơn giá: Để xác định đơn giá lương cho từng hình thức thì người ta căn cứ vào lương cấp bậc, theo công việc và mức lao động với giá cả thị trường hiện nay luân thay đổi để đảm bảo trả lương đồng thời cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự thành thạo của người công nhân do làm các công việc đã quen có thể giảm được các thao tác thừa, động tác thừa trong công việc dẫn tới năng suất lao động tăng lên. Do đó các mức lao ođộng cũng cần phải hoàn thiện.
Công tác tổ chức tiền lương: Trong tình hình hiện nay do giá cả không ổn định đời sống cán bộ công nhân viên còn đang gặp nhiều khó khăn. Do vậy công tác tổ chức tiền lương ở Công ty được quan tâm và co trọng thích đáng và sát với mức lao động, khuyến khích tỷ lệ % hợp lý và đơn giá sản phẩm, thưởng luỹ tiến cho những sản phẩm vượt định mức, giảm thời gian trong quá trình xây dựng định mức sản phẩm, kết hợp giữa khuyến khích vật chất với giáo dục chính trị, tư tưởng cho công nhân, không ngừng nâng cao năng suất lao động. Thanh toán lương nhanh gọn, dễ tính toán, dễ hiểu, ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít, không phân biệt giới tính, tuổi tác, bằng cấp, giá cả áp dụng đúng yêu cầu của quy luật, phân phối theo số lượng và chất lượng lao động. Côngn ty tăng nhanh hơn lao động bình quân.
Chính vì vậy năng suất lao động của công ty không ngừng tăng lên hạ giá thành sản phẩm, tăng nguồn tích luỹ để mở rộng sản xuất.
Nghiên cứu và hoàn thiện công tác trả lương: áp dụng một cách rộng rãi và nâng cao hiệu quả của hai hình thức trả lương đòi hỏi các cán bộ ở các bộ phận phòng ban, các nhân viên công nhân sản xuất đều phải có trách nhiệm tham gia động viên và góp ý kiến, có tinh thầnn trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ trên cương vị công tác của mình, không ngừng cải tiến hoàn thành cho phù hợp với đặc điểm tình hình mới.
Không ngừng hoàn thiện công tác trả lương là một yêu cầu tất yếu khách quan đối với mỗi doanh nghiệp theo hướng lựa chọn được các hình thức trả lương hợp lý và hoàn thiện các điều kiện để thực hiện tốt các hình thức trả lương.
Phần II
Phân tích tình hình trả lương ntại công ty cơ khí cơ điện
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cơ khí Cơ điện
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cơ khí Cơ điện (có phân hiệu quân đội nhà máy Z551) đặt trụ sở chính tại phường Xuân Khanh thị xã Sơn Tây - Tỉnh Hà Tây là một doanh nghiệp quốc phòng thuộc Cục Quản lý xe máy - Tổng cục kỹ thuật - Bộ quốc phòng. Được thành lập từ ngày 25/5/1950 theo quyết định của bộ quốc phòng đến nay đã trên 50 năm. Dù trong chiến tranh hay hoà bình cán bộ chiến sỹ công nhân viên nhà máy luôn nêu cao tinh thần tự lập, tự cường, chủ động sáng tạo, khắc phục khó khăn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Nhà máy đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý, đặc biệt là năm 1994 đã được đón nhận danh hiệu: "Anh hùng lực lượng vũng trang trong thời kỳ đổi nới".
Do đặc thù riêng của một doanh nghiệp quốc phòng cho nên Công ty cũng có nhưng đặc điểm khác biệt so với doanh nghiệp nhà nước khác về nguyên tắc hoạt động cũng như tổ chức quản lý doanh nghiệp. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều được phản ánh thông qua kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài chính, xã hội của Công ty.
Hiện nay công ty Cơ khí Cơ điện có
Tổng số vốn:
Trong đó: + Vốn lưu động + Vốn cố định
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Cơ khí Cơ điện
Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là sửa chữa, đại tu các loại xe ô tô, trạm nguồn điện để trang bị đồng bộ với các loại khí tài quân sự cho các đơn vị quân đội trong toàn quân để huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Bên cạnh đó, để khai thác tiền năng thế mạnh Công ty còn tổ chức sản xuất một số mặt hàng kinh tế như: Động cơ điện, biến thế, phụ tùng ô tô, máy nổ.
Về lao động và tiền lương quân số định biên do bộ tổng tham mưu phê duyệt Công ty được quyền tuyển chọn hoặc giảiiquyết chính sách cho người lao đọng trong và ngoài quân số định biên, có trách nhiệm thực hiện những chính sách, chế độ bảo đảm quyền lợi cho người lao động. Tiền lương trả cho người lao động được thực hiện qua kết quả lao động.
Hiện nay do nhiệm vụ quốc phòng nên nhà nước chỉ bảo đảm công ăn việc làm cho 80% lao động trong toàn lao động trong toàn công ty. Yêu cầu đặt ra phải tổ chức sản xuất các mặt hàng kinh tế tạo việc làm cho 20% lao động còn lại bảo đảm đời sống ổn định và ngày càng tốt hơn. Điều đó đòi hỏi sự lỗ lực vượt bậc trong mọi mặt quản lý và sản xuất của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty mới mong đạt được kết qủa như mong muốn.
Trong thời kỳ đổi mới thực hiện đường nối chính sách của Đảng và Nhà nước, Công ty Cơ khí Cơ điện thực hiện từng bước hạch toán kinh tế. Ngoài nhiệm vụ phục vụ quân đội, Công ty còn có nhiệm vụ tận dụng năng lực sẵn có của mình sửa chữa các loại ô tô, sản xuất các sản phẩm cơ khi cho các thành phần kinh tế theo hợp đồng.
Tự chịu trách nhiệm về kết qủa hoạt động kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn sản xuất kinh doanh theo định hướng kinh tế xã hội chủ nghĩa của Nhà nước và quy định của bộ quốc phòng.
Xây đựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của từng thời kỳ trên cơ sở nhiệm vụ của Bộ quốc phòng giao và căn cứu vào nhu cầu bức thiết của quân đổi cũng như của thị trường để tìm kiếm công ăn việc làm, đảm bảo thu nhập cho bán bộ, chiến sĩ, công nhân viên trong Công ty ngày càng không ngừng được cải thiện theo xu hướng đi lên.
Chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch nghiên cứu tiến bộ khoa học kỹ thuật đổi mới công nghệ sản xuất để nâng cao chất lượng, tiết kiệm vật tư hàng hoá, hạ giá thành sản phẩm nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tổ chức sản xuất tuân thủ theo đúng nội quy an toàn lao động, thực hiện tốt chế độ bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự trong khu vực và làm tốt công tác dân vận với địa phương xung quanh đơn vị.
2.1.3. Tình hình chung về hoạt động sản xuất kinh doanh
Đối với doanh nghiệp, hiệu quả kinh tế không những là thước đo chất lượng phản ánh trình độd tổ chức qản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng mở rộng, doanh nghiệp muốn vươn lên thì trước hết đòi hỏi kinh doanh phải có hiệu quả. Hiệu quả trong kinh doanh càng cao doanh nghiệp càng có điều kiện mở mang và phát triển kinh tế, đầu tư máy móc thiết bị cải thiện và nâng cao đời sống người lao động, thực hiện các nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt. Công ty Cơ khí Cơ điện đã từng bước khẳng định mình. Cùng với những biển chuyển của ngành cơ khí nói chung Công ty đã thu được một số kết quả ban đầu trong việc tổ chức lại sản xuất nhằm dẫn đưa các đơn vị chủ chốt vào hạch toán độc lập tạo đà cho sự chuyển biến toàn diện đưa công ty đi lên ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
Kết quả sản xuất kinh doanh
Đơn vị tính: 1000đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
So sánh
Kết hoạch 2004
1
Doanh thu
25416138
25547507
100,3%
27793200
2
Lợi nhuận
1342439
1359959
101,3%
1443984
3
Nộp ngân sách
2307851
2344634
101,1%
2725809
4
Thu nhập bình quân (người/tháng)
606
631
104%
793
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy. Doanh thu lợi nhuận của Công ty năm trước thu nhập của người lao động cũng được tăng dần qua các năm, điều đó chứng tỏ rằng sản xuất của doanh nghiệp ngày càng phát triển, sản phẩm tiêu thụ khác tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng kinh doanh đảm bảo việc làm cho cán bộ công nhân viên góp phần cải thiện đời sống của họ. Do vậy mà cũng thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
2.1.4. Quy mô cơ cấu lao động tại nhà máy Z551
Cùng với sự đổi mới về tổ chức sản xuất trong các thời kỳ, quy mô sản xuất của Công ty cũng thay đổi cho phù hợp với số lao động thực tế. Công ty đã tích cực chủ động đổi mói cơ chế quản lý tổ chức, sắp xếp lại sản xuất theo hướng tính giảm gọn nhẹ nhằm phát huy nội lực để phát triển sản xuất. Giảm tỷ lệ lao động gián tiếp từ 32% xuống còn 25% từ 40 phòng ban phân xưởng xuống còn n8 phòng, 10 xưởng và một chi nhánh tại Nha Trang - Khánh Hoà mà vẫn đảm bảo năng lực theo yêu cầu nhiệm vụ.
Cụ thể là:
* tổng số lao động là : 774 người
Trong đó:
- Công nhân sản xuất chính : 547 người
- Nhân viên quản lý : 154 người
- Lao động phục vụ : 41 người
- Lao động ngoài sản xuất : 32 người
* Chất lượng lao động.
- Đại học, cao đẳng : 53 người chiếm 6,84%
- Trung cấp : 62 người chiếm 8,13%
- Thợ bậc cao : 320 người chiếm 41,34%
- Bậc thợ bình quân : 5/7 cơ k hí
* Phân loại lao động.
Số công nhân viên chức trong Công ty chia làm hai nhóm chính:
+ Nhân viên sản xuất công nghiệp
+ Nhân viên không sản xuất công nghiệp.
a. Nhân viên sản xuất công nghiệp
Bao gồm số lao động trực tiếp tham gia sản xuất và trực tiếp phục vụ quá trình sản xuất sản phẩm chính. Toàn bộ số lao động này đều do quỹ lương công nghiệp đài thọ và được hạch toán vào giá thành sản phẩm công nghiệp. Số công nhân này được chia làm 5 loại:
- Công nhân: Là người trực tiếp sản xuất sản phẩm công nghiệp hoặc trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất công nghiệp. Công nhân được chia thành : Công nhân chính và công nhân phục. Công nhân chính là người trực tiếp chế tạo ra sản phẩm. Công nhân phụ là người phục vụ cho công nhân chính hoàn thành nhiệm vụ sản xuất. Ngoài ra công nhân chính và công nhân phụ còn có học sinh học nghề theo hình thức kèm cặp trong sản xuất.
- Nhân viên kỹ thuật: Là những người làm công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức và hướng dẫn công tác kỹ thuật trong Công ty. Số nhân viên này gồm: Giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, Quản đốc hoặc phó quản đốc, trưởng phó phòng ban kỹ thuât, các kỹ sư, nhân viên kỹ thuật.
- Nhân viên quản lý kinh tế: Là người làm công tác chỉ đạo, lãnh đạo và tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Số nhân viên này gồm: Giám đốc hoặc phó giám đốc kinh doanh kế toán trưởng, các trưởng phòng ban, các nhân viên làm công tác quản lý kinh tế ở các phòng ban như: kế hoạch vật tư, tài chính lao động tiền lương.
- Nhân viên quả lý hành chính: Là những người làm công tác hành chính văn thư. Số nhân viên này gồm nhân viên hành chính, văn thư, nhân viên làm công tác tổ chức nhân sự, nhân viên đánh máy, nhân viên trực điện thoại, liên lạc, bảo vệ thường trực, quét dọn, phục vụ các phòng ban, phục vụ nhà khách, nhà ăn tập thể…
- Nhân viên khác: Gồm những cán bộ, nhân viên làm công tác vận tải ngoài doanh nghiệp, nhân viên thu mua nguyên vật liệu, nhân viên y tế ở doanh nghiệp.
b. Nhân viên không sản xuất công nghiệp bao gồm: Những người không tham gia hoặc không trực tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất công nghiệp, không do quỹ lương công nghiệp đài thọ mà do quỹ lương khác hoặc do các nguồn kinh phí khác đài thọ. Số nhân viên ngày gồm:
+ Nhân viên kinh doanh sản xuất nông nghiệp.
+ Nhân viên phục vụ các sự nghiệp công cộng, phúc lợi, văn hoá.
2.5.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cơ khí Cơ điện
Trong cơ chế thị trường hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam nói chung Công ty Cơ khí Cơ điện nói riêng phải tự chủ về sản xuất, kinh doanh tự chủ về tài chính hạch toán độc lập. Do đó bộ máy tổ chức của Công ty thu gọn lại không cồng kềnh như trước.
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, kiểu tổ chức này rất phù hợp với Công ty trong tình hình hiện nay nó gắn cán bộ công nhân viên của Công ty với chức năng và nhiệm vụ của họ. Đồng thời các mệnh lệnh nhiệm vụ và thông báo tổng hợp cũng được chuyển từ lãnh đạo Công ty đến cấp cuối cùng. Tuy nhiên nó đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong Công ty. Công ty cơ khí Điện có bộ máy quản lý được tổ chức theo mô hình quan hệ trực tuyến chức năng:
- Giám đốc: Là người chỉ huy cao nhất điều hành mọi hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm toàn bộ trước Nhà nước, Bộ Quốc Phòng, thủ trưởng cấp trên về kết quả thực hiện kế hoạch được giao.
- Phó giám đốc kỹ thuật: Là người giúp giám đốc chỉ huy điều hành công tác kỹ thuật, công nghệ và lập kế hoạch định mức cho sửa chữa và sản xuất.
- Phó giám đốc sản xuất: Là người giúp giám đốc trực tiếp chỉ huy điều hành sản xuất. Tổ chức và kiểm tra, giám sát việc nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Phó giám đốc chính trị: là người giúp Giám đốc tổ chức triển khai công tác Đảng, công tác chính trị và công tác đoàn thể.
- Phòng kỹ thuật cơ điện: Đảm nhận công tác kỹ thuật, sản xuất, sửa chữa, sản phẩm của Công ty. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ tiến bộ kỹ thuật…
- Phòng kiểm tra chất lượng: Theo dõi giám sát quy trình công nghệ trên các dây chuyền, cung đoạn sản xuất và sửa chữa sản phẩm.
- Phòng kế hoạch vật tư: Lập kế hoạch tác nghiệp và điều độ sản xuất tổng hợp về tình hình sản xuất, kỹ thuật, tài chính, theo dõi về công tác lao động tiền lương…
- Phòng tài chính; Quản lý mọi hoạt động kinh tế, tài chính của Công ty. Tổ chức việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật tài chính.
- Phòng Lao động tiền lương; Quản lý giờ công, việc chấp hành kỷ luật lao động của cán bộ công nhân viên theo dõi định mức lao động.
- Phòng hành chính hậu cần: Đảm nhận công tác quản lý hành chính, đời sống hậu cần, bảo vệ an toàn Công ty.
- Phòng chính trị: Tổ chức thực hiện công tác tổ chức Đảng, công tác chính trị để không ngừng củng cố và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trên mọi mặt công tác.
- Phân xưởng tháo - lắp - sơn: Có nhiệm vụ tháo - lắp - sơn.
- Phân xưởng máy gồm: Có nhiệm vụ sửa chữa máy gồm ô tô.
- Phân xưởng sửa chữa vỏ xe chỉ huy - xe ca: Có nhiệm vụ sửa chữa vỏ xe chỉ huy, xe ca các loại.
- Phân xưởng cơ điện, dụng cụ: Có nhiệm vụ phục vụ cho sản xuất.
- Phân xưởng mui - bạt - thùng xe: Có nhiệm vụ sửa chữa đóng mới các loại thùng đệm, bạt xe ô tô các loại.
- Phân xưởng lắp mới xe ô tô - trạm nguồn điện: Có nhiệm vụ lắp ráp xe ô tô, trạm nguồn của hãng RENAULT (Pháp).
- Phân xưởng sửa chữa trạm nguồn điện; Có nhiệm vụ sửa chữa các loại trạm nguồn điện.
Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty
Bí thư đảng uỷ
Giám đốc
Phó giám đốc chính trị
Phó giám đốc sản xuất
Phó giám đốc kỹ thuật
Phòng chính
trị
Phòng hành chính hậu
cần
Phòng lao động tiền lương
Phòng tài chính
Phòng kế hoạch vật
tư
Phòng kiểm
Tra
chất lượng
Phòng công nghệ
Phòng kỹ
thuật
cơ
điện
Phân xưởng tổng tháo lắp sơn (PX1)
Phân xưởng máy g
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28677.doc