a. Lịch sử hình thành và phát triển
- Tên DN: Xí nghiệp Xe Điện Hà Nôị
- Trụ sở chính: 69 Thụy Khuê
- Nghành nghế kinh doanh:
+ Tổ chức vận tải và điều hành xe Bus
+ Taxi tải.
+ Các dịch vụ chiếu sáng
Tiền thân của xí nghiệp xe điện ngày nay có từ thời pháp thuộc, được xây dựng nhằm phục vụ tổ chức và điều hành các tuyến xe điện trong Thành Phố thời kỳ đó. Sau này, khi không còn tồn tại xe điện thì đến năm 2002 XN tách ra và có tên là XN Bus Thủ Đô. Xe điện lúc này chỉ còn được sử dụng trong các khu vui chơi giải trí, các khu công viên (VN Thủ Lệ, CV Thống Nhất ). Từ năm 2002 thì XN Bus Thủ Đô chuyên kinh doanh về xe Bus và tuyến đầu tiên chạy đó là tuyến có số hiệu 32(Giáp Bát - Nhổn). từ đó XN phát triển thêm rất nhiều tuyến như 22, 25,27 và cho đến năm 2006 có tất cả 13 tuyến nội đô.
Năm 2006 XN Bus Thủ Đô lại sát nhập trở lại XN Xe Điện.
Tháng 3 năm 2008 XN Xe Điện tiếp nhận XN Tân An và có thêm tuyến số 25, 26, 53, 204, 206, trong đó có tuyến 204, 206 là tuyến kế cận. Hiện nay XN Xe Điện hoạt động với tổng 18 tuyến cùng với một số loại hình vận tải khác như taxi tải
Hoạt động của XN được chia làm 2 mảng:
Điều hành điều độ: Chịu trách nhiệm về tổ chức chạy xe, điều hành, điều độ các tuyến, đây là mảng hoạt động chính của doanh nghiệp.
Sửa chữa bảo dưỡng phương tiện: Hiện nay mảng này gồm có đội xe 1 và đội dịch vụ vận tải. Có các Depot sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện hiện đại bậc nhất Đông Nam Á (Do EU tài trợ).
Ngoài ra Phòng Kinh Doanh còn tổ chức một số các hoạt động kinh doanh ngoài xe bus như: Taxi tải, điện chiếu sáng, Và các đơn đặt hàng khác
61 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 5099 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Một số giải pháp nâng cao chất lượng VTHKCC bằng xe buýt trên tuyến 53, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơn cả là đem lại lòng tin của khách hàng với doanh nghiệp.
b. Cấu trúc văn bản của hệ thống quản lí chất lượng
Khi áp dụng hệ thống quản lí chất lượng thì điều băt buộc đối với mỗi doanh nghiệp đó là phải xây dựng và duy trì một hệ thống văn bản của tiêu chẩn phù hợp với mỗi doanh nghiệp.Hệ thống các văn bản của hệ thống quản lí chất lượng được xây dựng nên nhằm đảm bảo cho hệ thống quản lí chất lượng được thực hiện nhất quán và liên tục.Hệ thống các văn bản này phải phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi doanh nghiệp do đó các văn bản này thường do chính những người trong doanh nghiệp trực tiếp xây dựng và soạn thảo nên theo phương hướng chỉ đạo thống nhất của lãnh đạo doanh nghiệp và theo bộ tiêu chuẩn ISO nào đó.Mỗi văn bản được xây dựng nên phải đáp ứng được yêu cầu đặt ra của hệ thống quản lí chất lượng và phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau phục vụ cho việc thực hiện chính sách chất lượng của doanh nghiệp và hướng tới mục tiêu chất lượng và giảm chi phí tối đa.Cấu trúc của văn bản của hệ thống quản lí chất lượng có dạng hình tháp:
Hình 1.6: Cấu trúc văn bản của hệ thống quản lí chất lượng( có dạng hình tháp)
Sổ tay
chất lượng
Các quy trình
Các quy định chi tiết
và hướng dẫn công việc
Hồ sơ – Biên bản – Báo cáo
- Sổ tay chất lượng của hệ thống có cấu trúc gồm chính sách và mục tiêu chất lượng, các quy định liên quan tới hệ thống chất lượng theo những yêu cầu cụ thể và các thông tin hướng dẫn cần để thực hiện hệ thống quản lí chất lượng.
- Các quy trình : chính là sự mô tả hoạt động các quá trình trong hệ thống chất lượng.
- Các quy trình chi tiết hay hướng dẫn công việc: cụ thể hoá hơn bằng các hướng dẫn tỉ mỉ cho việc thực hiện công việc.
- Các hồ sơ , biên bản, báo cáo, kế hoạch chất lượng.
Ở đây đặc biệt chú ý tới nội dung sổ tay chất lượng bởi nó là một tài liệu căn bản của hệ thống chất lượng của doanh nghiệp, thể hiện rõ chính sách chất lượng của doanh nghiệp định hướng hoạt động để đạt được mục tiêu.Trong sổ tay chất lượng có công bố rõ chính sách và mục tiêu chất lượng , cam kết của lãnh đạo đối với khách hàng, những người cung cấp hàng hoá dịch vụ cho doanh nghiệp và toàn bộ thành viên của doanh nghiệp. Sổ tay chất lượng cũng xác định rõ cơ cấu tổ chức để đảm bảo hệ thống quản lí chất lượng, quy định rõ những chức năng, nhiệm vụ và quyện hạn của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp, vạch ra những chủ chương chính sách cho tất cả các thành viên trong doanh nghiệp, vạch ra những chủ chương chính sách cho nhưng hoạt động để thoả mãn nhu cầu của khách hàng.Bên cạnh đó sổ tay chất lượng còn là một tài liệu nhằm giới thiệu với khách hàng về hệ thống đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp nhằm tranh thủ được lòng tin của khách hàng và bên quan tâm khác ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên. Có thể nói sổ tay chất lượng của doanh nghiệp là tài liệu căn bản quy định , định hướng cho mọi hoạt động của doanh nghiệp được vận hành theo một hướng thống nhất nhằm đạt được những mục tiêu chất lượng đã đề ra, mang lại hiệu quả và đặc biệt là uy tín cho doanh nghiệp.Nội dung cơ bản của sổ tay chất lượng bao gồm:
+ Công bố chính sách, mục tiêu chất lượng của doanh nghiệp cho khách hàng và bên quan tâm khác bao gồm các nội dung chính như sau: Triết lí kinh doanh của doanh nghiệp, phương châm của ban lãnh đạo công ty với khách hàng và quan trọng nhất đó là chất lượng sản phẩm.Từ đó đề ra mục tiêu cần đạt được trong thời gian tới nhằm định hướng cho mọi họat động của doanh nghiệp thực hiện một cách nhất quán.
+ Công bố cơ cấu tổ chức, trách nghiệp quyền hạn của các phòng ban để đảm bảo hệ thống chất lượng được vận hành thông suốt.Khi xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng , doanh nghiệp thường phải rà soát lại tổ chức hiện hành của mình cho phù hợp nhằm thực hiện đầy đủ các nội dung của hệ thống chất lượng, tránh được sự trùng lặp lẫn nhau.Khi cơ cấu tổ chức được xác định thì đồng thời cũng phải xác định rõ mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức, quan hệ chỉ đạo, báo cáo thông tin và đặc biệt là trách nghiệm cũng như quyền hạn của từng chức danh cá nhân có liên quan tới.
+ Đường lối, chính sách để vạch ra những văn bản cụ thể của hệ thống đảm bảo chất lượng ; các văn bản các quy trình, các bản hướng dẫn khác đều phải tuân theo sự chỉ đạo chung đã được ghi trong sổ tay chất lượng.
Hệ thống chất lượng chỉ được xây dựng thành công và đi vào thực tế hoạt động tạo ra sản phẩm hay dich vụ khi mà nó trực tiếp được xây dựng bởi lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp.Chỉ có thế nó mới bao quát được toàn bộ hoạt động trong doanh nghiệp đồng thời chỉ có lãnh đạo mới là người trực tiếp điều hành chỉ đạo thực hiện các quá trình trong hệ thống đảm bảo chất lượng.Trong quá trình thực hiện xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng thì việc tham khảo ý kiến chuyên gia, các nhà tư vấn, các doanh nghiệp khác đã thực hiện thành công hệ thống tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng là hết sức cần thiết song nội dung cốt lõi trong Sổ tay chất lượng vẫn phải thể hiện nghiêm túc tinh thần của lãnh đạo doanh nghiệp và phải sát với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
c. Yêu cầu cơ bản đối với hệ thống quản lí chất lượng
Hiện nay một hệ thống quản lí chất lượng điển hình phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản (các hoạt động chính) như sau:
1. Chất lượng.
2. Tổ chức.
3. Kiểm soát thiết kế.
4. Kiểm soát tài liệu tuyển dụng.
5. Hướng dẫn,thủ tục.
6. Kiểm soát tài liệu.
7. Kiểm soát nguyên liệu, thiết bị và dịch vụ mua vào.
8. Nhận biết và kiểm soát nguyên liệu và cấu kiện.
9. Kiểm soát các quá trình đặc biệt.
10. Kiểm tra.
11. Kiểm soát hoạt động thử nghiệm.
12. Kiểm soát thiết bị kiểm tra và thử nghiệm.
13. Xếp dỡ lưu kho và chuyển giao.
14. Trạng thái kiểm tra thử nghiệm và vận hành.
15. Đối tượng không phù hợp.
16. Hành động khắc phục.
17. Hồ sơ đảm bảo chất lượng.
18. Đánh giá.
Đây chỉ là những yêu cầu mang tính chất về mặt quản lí không có liên quan tới các yêu cầu về mặt kĩ thuật cụ thể hay đặc tính của sản phẩm thiết kế và chế tạo.
Chương II
HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG VẬN TẢI HKCC BẰNG XE BUÝT TRÊN TUYẾN BUÝT SỐ 53 “HOÀNG QUỐC VIỆT – ĐÔNG ANH”
2.1. Hiện trạng hoạt động VTHKCC bằng xe buýt tại Xí nghiệp xe điện Hà Nội
2.1.1. Tổng quan về Xí nghiệp xe điện Hà Nội.
a. Lịch sử hình thành và phát triển
- Tên DN: Xí nghiệp Xe Điện Hà Nôị
- Trụ sở chính: 69 Thụy Khuê
- Nghành nghế kinh doanh:
+ Tổ chức vận tải và điều hành xe Bus
+ Taxi tải.
+ Các dịch vụ chiếu sáng…
Tiền thân của xí nghiệp xe điện ngày nay có từ thời pháp thuộc, được xây dựng nhằm phục vụ tổ chức và điều hành các tuyến xe điện trong Thành Phố thời kỳ đó. Sau này, khi không còn tồn tại xe điện thì đến năm 2002 XN tách ra và có tên là XN Bus Thủ Đô. Xe điện lúc này chỉ còn được sử dụng trong các khu vui chơi giải trí, các khu công viên (VN Thủ Lệ, CV Thống Nhất…). Từ năm 2002 thì XN Bus Thủ Đô chuyên kinh doanh về xe Bus và tuyến đầu tiên chạy đó là tuyến có số hiệu 32(Giáp Bát - Nhổn). từ đó XN phát triển thêm rất nhiều tuyến như 22, 25,27… và cho đến năm 2006 có tất cả 13 tuyến nội đô.
Năm 2006 XN Bus Thủ Đô lại sát nhập trở lại XN Xe Điện.
Tháng 3 năm 2008 XN Xe Điện tiếp nhận XN Tân An và có thêm tuyến số 25, 26, 53, 204, 206, trong đó có tuyến 204, 206 là tuyến kế cận. Hiện nay XN Xe Điện hoạt động với tổng 18 tuyến cùng với một số loại hình vận tải khác như taxi tải…
Hoạt động của XN được chia làm 2 mảng:
Điều hành điều độ: Chịu trách nhiệm về tổ chức chạy xe, điều hành, điều độ các tuyến, đây là mảng hoạt động chính của doanh nghiệp.
Sửa chữa bảo dưỡng phương tiện: Hiện nay mảng này gồm có đội xe 1 và đội dịch vụ vận tải. Có các Depot sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện hiện đại bậc nhất Đông Nam Á (Do EU tài trợ).
Ngoài ra Phòng Kinh Doanh còn tổ chức một số các hoạt động kinh doanh ngoài xe bus như: Taxi tải, điện chiếu sáng, Và các đơn đặt hàng khác…
b. Nhiệm vụ của Xí nghiệp
- Kiểm tra việc chấp hành các tiêu chí trong hoạt động vận tải hành khách công cộng và thực hiện các quy định, quy chế của Tổng Công ty trong hoạt động Bus.
- Vệ sinh phương tiện, thông tin trên xe.
- Đơn vị với chức năng và nhiệm vụ kinh doanh trong giới hạn, lĩnh vực hoạt động của đơn vị nhằm mục tiêu hiệu quả kinh doanh theo định hướng chung của Tổng Công ty.
- Không ngừng nâng cao mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động trong đơn vị, thực hiện phân phối theo công bằng lao động.
- Quản lý vốn, tài sản, phương tiện, lao động theo phân cấp của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội.
- Quản lý, bảo vệ toàn bộ đất đai nhà xưởng, tài sản thuộc phạm vi của đơn vị.
- Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán, thống kê trong công tác tài chính của đơn vị, và chịu trách nhiệm trong công tác tài chính.
c. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các bộ phận chính
Dựa vào sơ đồ ta thấy mỗi phòng, tổ điều phụ trách các mảng riêng biệt và dưới sự điều hành chung của BGĐ:
- Các phòng ban hỗ trợ BGĐ trong việc hoàn thành các chỉ tiêu, định mức như: Sản lượng, nhiên liệu…
- Quản lý và lập các kế hoạch trong sản xuất kinh doanh: Kế hoạch tài chính, kế hoạch nhân lực và đào tạo, kế hoạch tiền lương, kế hoạch đầu tư.
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của XN Xe điện Hà Nội
Phòng
Nhân sự
Phòng
KH_DD
Phòng
TC_KT
Phòng
Kinh Doanh
Tổ Dự Án
Tổ KT
Quy chế
Ban Giám Đốc XN
Xưởng BDSC
69 Thụy Khuê
Depot Hình 3.1: Quy trình điều hành xe buýt.
Nam Thăng Long
Đội xe số 4
Đội xe số 1
* Chức năng cụ thể của từng phòng ban:
Phòng nhân sự:
Tổ chức nhân sự.
Công tác lao động tiền lương và chế độ chính sách .
Khen thưởng kỉ luật.
Công tác quản trị hành chính..
Chịu trách nhiệm và phụ trách công tác bảo vệ của xí nghiệp.
Phong kế hoạch điều độ:
Lập kế hoạch và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch hoạt động SXKD của xí nghiệp hàng tháng, quý, năm.
Tổ chức điều hành, tổ chức kế hoạch vận tải theo phân cấp,kiểm tra giám sát chất lượng vận tải trên các tuyến buýt của xí nghiệp.
Thực hiện công tác nghiệm thu sản lượng hành khách công cộng và xã hội hoá.
Đảm bảo công tác quản lí vé lệnh.
Thực hiện công tác thống kê, nghiệm thu vé lệnh, thu ngân.
Phòng tài chính kế toán:
Thống kê kết quả kinh doanh của xí nghiệp.
Dự toán các khoản chi phí doanh thu lợi nhuận của xí nghiệp.
Quyết toán vế lệnh với phòng kế toán tổng công ty theo quy định
Xây dựng và giám sát hoạt động tài chính của xí nghiệp.
Phòng kinh doanh:
Thực hiện tổ chức các hoạt động kinh doanh của xí nghiệp.
Đề xuất các hình thức kinh doanh cho xí nghiệp nhằn sinh lợi nhuận.
Tổ dự án:
Thực hiện khảo sát, lập và tổ chức thực hiện các dự án mới của xí nghiệp.
Đánh giá dự án và đưa ra kiến nghị với xí nghiệp.
Tổ kiểm tra giám sát:
Thực hiện việc kiểm tra bất thường các hoạt động của xí nghiệp đang thực hiện.
Phát hiện các vi phạm và đưa ra hình thức xử lí.
Xưởng bảo dưỡng sửa chữa:
Tổ chức quản lí kĩ thuật phương tiện, các trang thiết bị nhà xưởng.
Quản lí vật tư phu tùng nguyên vật liệu.
Giao nhận phương tiện.
Đảm bảo an toàn, bảo hiểm, sự cố.
d. Cơ sở vật chất và nhân lực
- Nhân lực
Xí nghiệp Xe Điện Hà Nội hiện nay có khoảng 1284 cán bộ công nhân viên với lực lượng lái phụ xe khoảng 926 người. Lao động trực tiếp gồm lái phụ xe, thợ bảo dưỡng sửa chữa, bảo vệ, lao động kinh doanh dịch vụ. Lao động gián tiếp đó là cán bộ quản lý và nhân viên trong các phòng ban.
Bảng 2.1 : Tổng hợp số lao động tại Xí nghiệp
STT
Đối tượng lao động
Số lao động
1
Lái xe
465
2
Bán vé
461
3
Lao động kinh doanh dịch vụ
88
4
Gián tiếp, phụ trợ
135
5
Bảo vệ
49
6
Thợ Bảo dưỡng sửa chữa nhỏ
44
7
Thợ xưởng đại tu
19
8
Tổng cộng
1284
Nguồn“ Xí nghiệp xe điện”
- Cơ sở vật chất kỹ thuật
+ Xí nghiệp xe điện có 4 bãi đỗ xe, 2 trụ sở:
Trụ sở chính tại 69 Thụy khuê:
Gồm 2000m2 nhà xưởng và văn phòng, và chứa được khoảng 40 xe đỗ.
Tại trụ sở chính gồm có Ban Giám Đốc, Xưởng BDSC, Hội Trường, Đội xe số 1, Các kho chứa và bãi đỗ.
Đối với Xưởng BDSC có sức chứa khoảng 18 xe một lúc, nhưng công suất BDSC chỉ khoảng 15 xe. Xưởng BDSC này được tài trợ bởi Eu, tất cả cá thiết bị sửa chữa điều được tự động hóa cao, ngoài các thiết bị của một xưởng BDSC thông thường thì còn có các thiết bị chất lượng cao nhập của Italya, Đức, Pháp, Nhật.
De Pot Nam Thăng Long (Đỗ khoảng 100 xe).
Ngoài các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho quá trình tổ chức quản lý, điều hành sản xuất tại Xí nghiệp thì còn có hệ thống các trang thiết bị phục vụ cho việc kinh doanh dịch vụ vận tải như:
+ Hệ thống điều hành qua sóng Radio tại văn phòng điều hành kết nối với các xe Taxi.
+ Tại vườn thú Thủ Lệ, công viên Thống Nhất có các trang thiết bị phục vụ vui chơi giải trí như: Đu quay, hệ thống tàu điện chạy trên ray và xe đụng…
- Tình hình phương tiên vận tải và cơ cấu đoàn phương tiện
Bảng 2.2 : Tổng hơp số tuyến xe và số lượng phương tiện qua các năm 2004-2008
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
Số tuyến
7
10
13
13
18
Số xe có
152
184
228
261
331
Nguồn xí nghiệp xe điện Hà Nội
Hiện nay XN sở hữu khoảng hơn 331 phương tiện xe bus, Các phương tiện này đang hoạt đông trên 18 tuyến. Với chất lượng phương tiện tốt đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật cũng như môi trường. XN mới nhập mới 50 xe có sức chứa 80 chỗ nhằm thay thế các xe cũ dã hết niên hạn sử dụng. Các phương tiện cũ, hết niên hạn sử dụng được duy tu và đươc vào sử dụng để đưa đón học sinh, hoặc các hoạt đông khác…Trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh vận tải taxi Xí nghiệp hiện có 21 xe, trong đó Huyndai 16 xe và Suzuki 5 xe.
Bảng 2.3: Cơ cấu đoàn phương tiện do XN sở hữu
STT
1
2
3
4
5
6
7
Hãng xe
Daewoo BS 105
Medcerdes Benz
Daewoo 909
Huyndai City
Transinco B80
Daewoo 090 DL
Daewoo B60
Sức chứa
80
80
80
60
80
60
60
Số chiếc
19
61
48
66
31
46
18
Thời hạn sử dụng 20 năm kể từ năm
2002
2003
1996-1997
2007
2006
2003
2002
nguồn xí nghiệp xe điện Hà Nội
2.1.2. Hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của XN xe điện Hà Nội
a. Khối lượng công việc
Tổng số xe hiện có của doanh nghiệp: 331 xe hoạt động trên 18 tuyến trong đó gồm 16 tuyến nội đô và 2 tuyến kế cận cụ thể như sau:
- Các tuyến nội đô: 07, 10, 22, 24, 25, 27, 32, 34, 35, 40, 47, 48, 53, 54, 55, 56.
- Có 3 tuyến hoạt động dưới hình thức đấu thầu, 13 tuyến đặt hàng
- Các tuyến kê cận: 204, 206
Bảng 2.4: Cự ly tuyến và cự ly huy động của một số tuyến nội đô. ĐVT: km.
Số hiệu xe
07
10
22
24
27
32
34
35
40
54
55
Cự ly tuyến
30,4
18
19,6
12,4
17,2
19,2
18,1
17,6
22,8
32,4
18,1
Cự ly huy động
31,7
19,2
20,5
15,4
13,5
21,9
24,7
15
29,7
33,8
15,9
Nguồn xí nghiệp xe điện Hà Nội
b. Kết quả SXKD của xí nghiệp trong lĩnh vực Vận tải HKCC
Kết quả sản suất kinh doanh của xí nghiệp đều có sự phát triển rõ rệt về quy mô: doanh thu, số tuyến, lượt hành khách vận chuyển được,số lượt xe thực hiện được theo các năm.
- Từ năm 2004-2005:
Bảng 2.5: Kết quả SXKD của xí nghiệp
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
TH năm 2004
KH năm 2005
TH năm 2005
%TH/KH năm 05
%TH05/ TH 04
1
Phương tiện
Xe
152
184
184
100
121.05
2
Số tuyến
tuyến
7
10
10
100
142.86
3
Lượt xe thực hiện
lượt
538 772
601 212
600104
99,82
111.38
4
Khách vé lượt
HK
17 857 350
18 700 018
18 864 901
100,88
105.64
5
Khách bq/lượt xe
HK
33,14
31,44
31,43
99,97
94.84
6
Khách bq/ngày
HK
48 924
51 684
51 685
100,00
105.64
7
D.thu vé lượt
Tỷ đồng
47,35
59,15
59,67
100,66
125.75
Nguồn xí nghiệp xe điện Hà Nội
- Từ năm 2005-2006:
Bảng 2.6: Kết quả sản SXKD của xí nghiệp.
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
TH năm 2005
Năm 2006
So sánh (%)
KH
TH
TH/KH
TH/TH năm trước
1
Số tuyến
Tuyến
10
13
13
100,0
118,2
2
Xe kế hoạch
Xe
184
228
228
100,0
116,3
Xe vận doanh
Xe
150
187
187
100,0
116,1
3
Hệ số xe tốt
%
87
87
87
100,0
100,0
4
Lượt xe TH
Lượt
599.756
879,076
870.066
99,0
145,07
5
Tổng hành trình
Km
14.076.326
19,254,039
18.924.295
98,3
134,44
6
Khách vé tuyến
HK
18.850.007
20.889.873
20.886.505
99,98
110,80
7
Doanh thu
1000 đồng
59.312.207
70.729.860
69.573.600
98,36
117,30
Nguồn xí nghiệp xe điện Hà Nội
Kết quả trên cho thấy sự phát triển của loại hình kinh doanh vận tải HKCC bằng xe buýt của xí nghiệp.Sự phát triển đó có được là do có sự trợ giá khá lớn của nhà nước nhưng xét về lâu dài khi mà nhà nước châms dứt trợ già thì xí nghiệp cần phải có những biện pháp quản lí nhằm tiết kiệm nguồn lực, giảm chi phí để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh ngày càng khắc nhiệt hiện nay.
2.1.3. Đinh hướng phát triển của xí nghiệp trong tương lai.
Với sự phát triển mạnh mẽ của vận tải HKCC nói chung và vận tải Bus nói riêng thi XN Xe Điện vẫn luôn cố gắng phát triển xe buýt trở thành một phương tiện VT HKCC quan trọng và hữu ích của Thành Phố Hà Nội theo sự phát triển của của tổng công ty xe buýt.
- Hiện nay XN Xe Điện Đang là Doanh nghiệp nhà nước, tiến tới trong tương lai XN sẽ cổ phần hóa Doanh nghiệp nhằm thu hút các vốn đầu tư và mở rông các lĩnh vực kinh doanh.
- Đối với vận tải xe buýt thì vẫn chưa có hướng cổ phần hóa do vận tải Bus vẫn phải có sự trợ giá của nhà nước…
2.2. Hiện trạng chất lượng dịch vụ vận tải HKCC trên tuyến buýt số 53
2.2.1. Giới thiệu tuyến buýt số 53
- Tên tuyến: Hoàng Quốc Việt – Đông Anh
- Số hiệu tuyến: 53
- Điểm đầu A: Hoàng Quốc Việt
- Điểm cuối B: Đông Anh
- Cự ly tuyến: 22,4km
- Loại xe: HUYNDAI TRANSINCO 1- 5 B80
a. Lộ trình và điểm dừng đỗ
Lộ trình tuyến
+ Chiều đi: Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng - Cầu Thăng Long (ra ngoại thành) - Cao Tốc Thăng Long Nội Bài (ra ngoại thành) - 23 B - Nam Hồng - Cao Lỗ - Chợ Tó - Thị trấn Đông Anh.
+ Chiều về: Thị trấn Đông Anh - Chợ Tó - Cao Lỗ - Nam Hồng - 23 B - Cao Tốc Thăng Long Nội Bài-(Vào nội thành) - Cầu Thăng Long-(Vào nội thành) - Phạm Văn Đồng - Hoàng Quốc Việt.
Hình 2.1. Lộ trình tuyến 53
b. Danh sách điểm dừng đỗ
c. Đặc điểm phương tiện sử dụng trên tuyến
Loại xe: HUYNDAI TRANSINCO 1- 5 B80
+ Xe khách Transinco 1-5 AC B80 được chế tạo tại công ty cơ khí ôtô 1-5 với kiểu dáng hiện đại hơn , sang trọng hơn .Việc lắp khung gầm AER0 ClTY được sản xuất bởi tập đoàn ôtô Hyundai Hàn Quốc, động cơ D6AV-EUR01,4 kỳ, 06 xi lanh bố trí thẳng hàng, động cơ máy khỏe với sức mạnh tối ưu và tiết kiệm nhiên liệu giúp cho người lái xe hoàn toàn yên tâm và đảm bảo tốt trong mọi điều kiện địa hình.
+ Động cơ: D6AV - Euro 1 (Động cơ diezen 4 kỳ, 06 xi lanh bố trí thẳng hàng, làm mát bằng nước. Động cơ bố trí phía sau)
+ Hệ thống điều khiển thoải mái,nhẹ nhàng.
+ Hệ thống phanh hơi an toàn.
+ Đèn pha với cường độ sang mạnh, tiết kiệm năng lượng. Đèn sương mù trước/sau tiện lợi khi thời tiết sương mù.
+ Nội thất đẹp, tiện nghi
+ Ghế bọc giả da
+ Tốc độ lớn nhất: 80Km/h
- Trọng tải thiết kế: qTK=80 chỗ
+ Số chỗ đứng: 36 chỗ
+ Số chỗ ngồi: 44 chỗ
d) Chỉ tiêu về dịch vụ
- Thời gian hoạt động trong ngày:
+ Thời gian mở bến: 5h00
+ Thời gian đóng bến: 21h00. Tổng số giở hoạt động của tuyến trong ngày =16 h
- Thời gian cao điểm:
+ Sáng: 6h00-8h00
+ Trưa: 11h00-13h00
+ Chiều: 17h00-19h00
- Thời gian giãn cách:
+ Trong giờ cao điểm: hmin= 5 phút
+ Bình thường: h=10 phút
+ Thấp điểm: h=15 phút
- Thời gian dừng tại 1 điểm dừng/đỗ trung bình: Tdđ=6s
- Thời gian dự trữ đột xuất: Tdt=2-3 phút
- Thời gian vận hành 1 vòng xe: TV=120 phút; Thời gian 1 chuyến xe: Tz=120/2=60 phút
- Tổng số chuyến (lượt) đi + về của cả hai chiều trong 1 ngày = 224 lượt, trong đó:
+ Các giờ cao điểm h=5’: 6-7h và 16-17h: 40*2 = 80 lượt
+ Các giờ thường h=10’: 5-6h, 7-16h, 17-18h = 60*2 = 120 lượt
+ Các giờ thấp điểm h=15’: 18-21h = 12*2 = 24 lượt
- Vận tốc khai thác:
+ Vận tốc lý thuyết: VKT = 50Km
+ Vận tốc thực tế: VTT = 20-25 Km/h
- Số điểm dừng/đỗ trên tuyến:
+ Chiều đi: 20 điểm
+ chiều về: 20 điểm
- Chiều dài tuyến: LM=22,4Km
- Cự ly bình quân giữa các điểm dừng đỗ: Lt=1,18 Km
- Giá vé: 3000đ/lượt
e. Năng lực cung
- Công suất cung ứng tối đa của tuyến Cmax = fmax . qTK (chỗ / h)
Trong đó
+Tần suất max của tuyến: fmax =60/hmin=60/3=20 xe/h
+Sức chứa phương tiện: qTK = 80 chỗ/xe
à Cmax =20*80=1600 (chỗ/h)
- Công suất cung thực tế Ctt = γ .qTK.ftt (HK/ h)
Với: γ - Hệ số sử dụng sức chứa tĩnh ở mức cho phép (theo tiêu chuẩn chất lượng – do Hà Nội chưa quy định cụ thể về chất tải tối đa nên tạm lấy γ =1,3 lúc cao điểm và = 1 vào các giờ còn lại).
Công suât cung thực tế như sau:
Cao điểm Ctt = 1,3*80*12=1248 (chỗ/h) = 78% Cmax
Giờ thường Ctt = 1*80*6=480 (chỗ/h) = 30% Cmax
Thấp điểm Ctt = 1*80*4=320 (chỗ/h) = 20% Cmax
2.2.2. Điều kiện đường xá, bãi đậu xe trên tuyến
- Điều kiện đường xá:
Điều kiện đường xá trên tuyến tốt. trong cả nội thành và ngoài ngoại thành đường đều rộng rãi, địa hình bằng phẳng, xe cộ đi lại thông thoáng.
Điều kiện bãi đậu xe:
+ Trong nội thành (Hoàng Quốc Việt)
Tại đây không có bãi đậu cho xe Bus. Xe phải đậu ngay trên lòng đường sát vỉa hè ngay trước cổng Triển lãm Nông nghiệp trên đường Hoàng Quốc Việt, gây nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông trên đường và mất mỹ quan.
+ Ở ngoại thành (Thị trấn Đông Anh)
Tại đây thì việc xây dựng các bãi đậu đỗ xe cho xe bus là rất dễ dàng và trên thực tế đã thấy được xe bus được đậu đỗ rất gọn gàng trong khuôn viên bến bãi:
2.2.3.Đặc điểm luồng hành khách trên tuyến
- Đối tượng đi xe buýt chủ yếu trên tuyến:
+Sinh viên học tại Hà Nội, có gia đình tại khu vực Mê Linh, Đông Anh;
+Công nhân của các khu công nghiệp trên địa bàn.
-Biến động luồng hành khách:
+ Biến động lưu lượng hành khách theo giờ trong ngày (số liệu đếm chọn mẫu):
Nhìn vào biểu đồ khối lượng vận chuyển hành khách đặc trưng cho sự biến động của luồng hành khách theo thời gian ở trên ta thấy ngay được hướng biến động của luồng hành khách theo thời gian đó chính là lượng cầu đi lại rất lớn của hành khách trong những giờ cao điểm và đặc biệt là từ 11h tới 12h trưa. Bên cạnh đó ta còn thấy được nhu cầu đi lại với chiều đi và chiều về cũng có sự biến động. Vào buổi sáng, chủ yếu hành khách có nhu cầu đi từ bên thị trấn Đông Anh vào nội thành (chiều về) cho nên về buổi chiều nhu cầu trở về từ nội thành sang TTĐông Anh (chiều đi) lại nhiều hơn so với chiều về 1 khoảng kha khá, trung bình vào tầm 14 chuyến đi/h. Từ đó sẽ phân bổ và tăng cường các chuyến xe 1 cách hợp lý trong các giờ cao điểm và phù hợp với những đặc tính của chiều đi, chiều về.
+ Biến động lưu lượng hành khách theo không gian:
Trên đây là biểu đồ thể hiện khối lượng vận chuyển hành khách trên các đoạn tuyến giữa các điểm dừng đỗ. Nhìn vào biểu đồ ta thấy đươc sự biến động luồng hành khách trên các đoạn tuyến này ở cả chiều đi lẫn chiều về đều tương đối ít. Ta chỉ thấy được một chút sự khác biệt ở những đoạn đầu và cuối của tuyến, khối lượng vận chuyển trên đó không nhiều.Tuy nhiên đây cũng là một điều rất dễ hiểu vì bản thân những đoạn này là những đoạn đầu và đoạn cuối là những đoạn bắt đầu cho hành khách lên xe và kết thúc chuyến đi dài nhất của hành khách trên tuyến. Nói chung, biểu đồ này cho ta thấy được khối lượng vận chuyển hành khách trên từng đoạn của tuyến và đoạn tuyến nào thu hút được nhiều hành khách nhất mà để từ đó phân bổ thời gian, giãn cách trên từng đoạn tuyến 1 cách hợp lý nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của hành khách trên tuyến.
+ Cường độ dòng hành khách so sánh giữa 1 chuyến trong giờ cao điểm với bình quân HK/1 chuyến
Biểu đồ này thể hiện khối lượng vận chuyển hành khách trên từng đoạn giữa các điểm dừng đỗ trên tuyến trong trung bình và trong 1h cao điểm cả chiều đi lẫn chiều về, để nhận thấy được sự biến động của luồng hành khách trên các đoạn tuyến trong giờ cao điểm và 1h trung bình. Như vậy nhìn vào biêu đồ ta thấy được sự chênh lệch giữa khối lượng vận chuyển trên từng đoạn tuyến trong 1h bình quân và 1h cao điểm thể hiện ở phần cột đậm hơn. Khối lượng vận chuyển trong 1giờ cao điểm bao giờ cũng nhiều hơn, biết được nó nhiều hơn như thế nào so với 1h trung bình sẽ giúp cho việc bố trí thêm phương tiện hay giảm thời gian giãn cách trong giờ cao điểm nên tập trung ở đoạn tuyến nào cho hợp lý nhất. Khoảng chênh lệch càng lớn thì số xe tăng cường và giảm thời gian giãn cách trên đoạn đó vào giờ cao điểm càng nhiều.
Hệ số biến động luồng HK trên tuyến như sau:
Kcao điểm = 1,59
Ktheo chiều = 1,05
Về chất tải HK trên các đoạn tuyến:
Chiều đi HK phân bố khá đồng đều trên toàn tuyến. Tuy nhiên chiều về các đoạn tuyến chất tải căng thẳng nhất trong giờ cao điểm là đoạn từ điểm dừng đõ 8-17 (Cầu Vân Trì – Ngã tư QL23).
Hệ số sử dụn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cải thiện chất lượng VTHKCC trên tuyến buýt số 53 Hoàng Quốc Việt - Đông Anh.docx