Đồ án Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng Việt Nam

Là một đơn vị sản xuất kinh doanh, Công ty có một đội ngũ đông đảo cán bộ công nhân viên. Với khoảng trên 300 người lao động, Công ty đã và đang góp phần không nhỏ vào giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động ở nước ta hiện nay

Lực lượng lao động trực tiếp của Công ty chủ yếu là công nhân xếp dỡ trên các cảng tàu thủy và tàu biển của công ty, lực lượng này chiếm tỷ lệ đông đảo lên tới 70% tổng số lao động của Công ty. Công ty có nhiều chi nhánh lớn nhỏ trong phạm vi cả nước nên lượng lao động làm việc cho Công ty cũng tương đối cao, góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

Đối với lực lượng lao động gián tiếp, bên cạnh việc nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ, Công ty có xu hướng tiêu chuẩn hoá đội ngũ này bằng việc tăng cường số cán bộ trẻ có trình độ đại học và sau đại học. Liên tục trong nhiều năm nay Công ty không ngừng cử cán bộ, công nhân viên đi học ở các trường đại học kỹ thuật, ngoại ngữ, kinh tế. Năm nào cũng mở các lớp hàm thụ, đào tạo nâng cao trình độ quản lý cho các cán bộ của các đơn vị thành viên.

Đối với đội ngũ công nhân sản xuất, Công ty tiến hành mở các chư¬ơng trình đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề nhằm đáp ứng tốt với mức độ đòi hỏi của trang thiết bị máy móc hiện đại. Đồng thời Công ty cũng tiến hành bổ sung thêm các lực lượng lao động của mình bằng cách tuyển lao động có chất lượng cao vào lĩnh vực kinh doanh tàu biển chiến lược trong những năm tiếp theo.

Những năm qua nhờ sự nỗ lực không ngừng của các cán bộ công nhân viên của Công ty có những b¬ước chuyển mình mới và nhờ đó mà mức sống của cán bộ công nhân viên toàn công ty cũng đã được cải thiện đáng kể thu nhập tăng hơn 76.51% một năm từ năm 2009 đến năm 2010.

 

doc99 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1764 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần vật tư vận tải xi măng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, đa dạng hóa ngành nghề, không những thế còn có thể giúp cho doanh nghiệp đứng vững khi gặp khó khăn cũng như khi khủng hoảng xảy ra.CTCP Vật tư Vận tải Xi Măng là một trong những Công ty nằm trong top 500 Công ty hàng đầu Việt Nam với tổng số vốn điều lệ lên tới 156 tỷ đồng. Vì vậy tạo điều kiện rất lớn cho Công ty ngày càng phát triển, mua sắm trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên việc quản lý và sử dụng nguồn vốn hợp lý cũng đang là một thử thách đối với Công ty. Bảng 2.1: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty năm 2010 ĐVT: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu 1/1/2010 31/12/2010 Chênh lệch Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ trọng (%) trọng (%) trọng (%) A Tài sản 514,736 100 623,448 100 108,712 21.12 I. Tài sản ngắn hạn 303,838 59.03 442,348 70.95 138,510 45.59 1 Tiền và các khoản 140,377 46.2 29,704 6.72 -110,673 -78.84 tương đương tiền 2 Các khoản đầu tư tài 170,000 38.43 170,000 chính ngắn hạn 3 Các khoản phải thu 91,463 30.1 104,920 23.72 13,457 14.71 ngắn hạn 4 Hàng tồn kho 69,289 22.8 125,627 28.4 56,338 81.31 5 Tài sản ngắn hạn khác 2,709 0.89 12,097 2.73 9,388 346.55 II. Tài sản dài hạn 210,898 181,100 29.05 (29,798) (14.13) 1 Các khoản phải thu dài hạn 2 Tài sản cố định 209,866 99.51 179,986 99.38 (29,880) (14.24) 3 Bất động sản đầu tư 4 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 5 Tài sản dài hạn khác 1,032 0.49 1,114 0.62 82 7.95 B Nguồn vốn 514,736 623,448 108,712 21.12 I. Nợ phải trả 370,618 72 284,879 45.69 (85,739) (23.13) 1 Nợ ngắn hạn 234,666 63.32 148,745 52.21 (85,921) (36.61) 2 Nợ dài hạn 135,952 36.68 136,134 47.79 182 0.13 II. Vốn chủ sở hữu 144,118 28 338,572 54.31 194,454 134.93 1 Vốn chủ sở hữu 144,118 100 338,572 100 194,454 134.93 2 Nguồn kinh phí và quỹ khác (Nguồn : Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/1010) Qua bảng tổng hợp Cơ cấu tài sản và nguồn vốn trên ta thấy : a) Về tài sản Trong năm 2010 tổng số vốn của Công ty tăng từ 514.736 tỷ đồng vào đầu năm đã tăng lên 623.448 tỷ đồng vào cuối năm, tương ứng với mức tăng 21.21%. Việc tổng tài sản của Công ty tăng lên phản ánh quy mô tài sản của Công ty tăng lên. Nguyên nhân của sự biến động này là do tài sản ngắn hạn tăng lên 138.510 tỷ đồng so với đầu năm tương ứng với tăng 45.59% ; các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng lên 170.000 tỷ đồng ; Các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên 13.457 tỷ đồng tương ứng với 14.71% ; Hàng tồn kho tăng 56.338 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 81.31% ; Các tài sản ngắn hạn khác tăng 9.388 tỷ đồng. Trong khi đó thì tiền và các khoản tương ứng lại giảm từ 140.337 tỷ đồng xuống còn 29.704 tỷ đồng, tương ứng với mức giảm là 110.673 tỷ đồng. Chính vì lượng hàng tồn kho tăng lên cũng như các khoản đầu tư tài chính tăng đã làm cho tiền và các khoản tương đương tiền giảm.Điều này cho thấy Công ty trong năm qua đang thúc đẩy các chiến lược đầu tư vào các lĩnh vực hoạt động tài chính, xây dựng...nhằm nâng cao doanh thu và phân tán rủi ro tài chính. Tài sản dài hạn của Công ty giảm từ 210.898 tỷ đồng xuống còn 181.100 tỷ đồng tương ứng với mức giảm là 14.13% ; trong đó tài sản cố định giảm 29.880 tỷ đồng tương ứng với mức giảm 14.24% và các tài sản dài hạn khác tăng 82 triệu đồng tương ứng với mức 7.95%. Điều này là do năm 2008 Công ty tiến hành mua sắm tàu biển COMATCE STAR với trọng tải 23000 tấn để khai thác kinh doanh vận tải biển nội địa và quốc tế. Sau hai năm hoạt động thì tàu biển đã mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, dẫn đến khấu hao tài sản cố định giảm.Đây là nguồn tài sản mà Công ty quan tâm quản lý và bảo quản chặt chẽ và điều này rất hợp lý với chiến lược mà Công ty vạch ra.Không những mở rộng được hoạt động sản xuất kinh doanh mà bước đầu đã thu được lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp.Việc đầu tư tàu biển này đã tạo tiền đề để tăng năng lực kinh doanh, tạo chỗ đứng vững chắc trong lĩnh vực kinh doanh than của Công ty. b) Về nguồn vốn Qua bảng trên ta thấy nguồn hình thành vốn kinh doanh của Công ty có những biến động như sau : Tổng nguồn vốn tăng lên 623.448 tỷ đồng so với năm 2009 đã tăng thêm 108.715 tỷ đồng với tỷ lệ tăng là 21.12% Nguồn vốn của Công ty được mở rộng là do : Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 194.454 tỷ đồng so với đầu năm, tốc độ tăng là 134.93%. Thông qua việc mua cổ phiếu Công ty đã đẩy nguồn vốn chủ sở hữu tăng mạnh Dưới góc độ tài chính thì ta đánh giá là chưa tốt vì Công ty không sử dụng được đòn bẩy tài chính để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Ta thấy được rằng tốc độ tăng của nguồn vốn chủ sở hữu lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của nợ phải trả, điều này chứng tỏ Công ty đã giải quyết vấn đề công nợ một cách hiêu quả, đồng thời cũng gia tăng được nguồn vốn kinh doanh làm giảm những rủi ro tài chính của Công ty. 2.2.4. Đặc điểm về lao động Nhân tố lao động có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Như đã biết muốn có hiệu quả sản xuất kinh doanh cao thì nguồn nhân lực phải có chất lượng cao. Đối với lao động quản lý thì trình độ, kinh nghiệm và tố chất là những chỉ tiêu rất quan trọng để có thể đưa doanh nghiệp phát triển đi lên. Còn đối với lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm thì chất lượng lao động được đánh giá thông qua trình độ tay nghề, kinh nghiệm và thái độ làm việc. Công ty Cổ phần Vật tư Vận tải Xi Măng có đội ngũ lao động dồi dào, đó là một lợi thế rất lớn để Công ty có thể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Bảng 2.2 : Cơ cấu lao động của Công ty năm 2010 Chỉ tiêu Năm 2010 Tỷ lệ % Tổng số lao động 313 Theo vị trí công tác - Công tác quản lý 58 18.18 - Công tác chuyên môn nghiệp vụ 155 49.53 - Trực tiếp sản xuất kinh doanh 102 31.97 Theo trình độ chuyên môn - Trình độ đại học 140 43.89 - Trình độ cao đẳng, trung cấp và tương đương 51 15.99 - Lao động khác 128 40.13 Theo giới tính - Nam giới 112 35.11 - Nữ giới 107 33.54 Tuổi đời bình quân toàn công ty 41 Tuổi đời bình quân cán bộ quản lý 47 ( Nguồn : Phòng Tổ chức lao động – CTCP Vật tư Vận tải Xi Măng ) - Nhìn chung lao động trong Công ty đã được đào tạo cơ bản về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và tay nghề tốt nghiệp trong hệ thống các trường đào tạo của Đảng và nhà nước, 100% cán bộ lãnh đạo và quản lý đều có trình độ chuyên môn là đại học, 09 cán bộ có trình độ lý luận chính trị cao cấp. Có đủ sức khoẻ và năng để để lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức sản xuất kinh doanh theo chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực kinh doanh của Công ty. - Phần lớn người lao động được đào tạo cơ bản, được rèn luyện và thử thách trong quá trình bố trí sắp xếp, luân chuyển, có phẩm chất và bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống giản dị, trong sáng, có sức khoẻ, hăng hái tích cực và có tâm huyết. Luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đây chính là điều kiện rất tốt để Công ty có thể nâng cao đội ngũ lao động của mình để thích ứng với những đòi hỏi mà quá trình sản xuất kinh doanh yêu cầu. Tuy nhiên bên cạnh những mặt mạnh còn có những tồn tại, biểu hiện trên các mặt sau: - Lực lượng lao động tuy đông nhưng không đồng bộ vẫn trọng tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu”. Lao động thiếu tính toàn diện, chưa theo kịp với tình hình đổi mới, do đó rất khó khăn trong việc bố trí công việc mới khi Công ty thực hiện mở rộng sản xuất, đa dạng hoá ngành nghề. - Một số lao động ý thức tổ chức kỷ luật và tính tự giác chưa cao, tác phong và lề lối làm việc còn tuỳ tiện chưa có tính chuyên nghiệp. - Trình độ lao động chưa đồng đều, việc đào tạo bồi dưỡng và tự đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và kỹ năng ở người lao động còn nhiều hạn chế; chưa tích cực và chủ động trong việc tự cập nhật thông tin để phục vụ công việc. - Một số lao động quản lý còn thiếu tính thực tiễn, do đó dễ dẫn đến tình trạng duy ý trí, cá nhân chủ nghĩa. - Độ tuổi trung bình lao động trong Công ty tương đối cao làm giảm tính năng động và linh hoạt trong bộ máy quản lý. 2.2.5. Trình độ tổ chức đào tại và quản lý nhân lực của Công ty Con người luôn là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu đề ra. Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra không chỉ đòi hỏi con người có ý thức trách nhiệm với công việc mà phải có năng lực, trình độ. Nhận thức được điều đó, Công ty luôn quan tâm đến chiến lược phát triển con người. Là một đơn vị sản xuất kinh doanh, Công ty có một đội ngũ đông đảo cán bộ công nhân viên. Với khoảng trên 300 người lao động, Công ty đã và đang góp phần không nhỏ vào giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động ở nước ta hiện nay Lực lượng lao động trực tiếp của Công ty chủ yếu là công nhân xếp dỡ trên các cảng tàu thủy và tàu biển của công ty, lực lượng này chiếm tỷ lệ đông đảo lên tới 70% tổng số lao động của Công ty. Công ty có nhiều chi nhánh lớn nhỏ trong phạm vi cả nước nên lượng lao động làm việc cho Công ty cũng tương đối cao, góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Đối với lực lượng lao động gián tiếp, bên cạnh việc nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ, Công ty có xu hướng tiêu chuẩn hoá đội ngũ này bằng việc tăng cường số cán bộ trẻ có trình độ đại học và sau đại học. Liên tục trong nhiều năm nay Công ty không ngừng cử cán bộ, công nhân viên đi học ở các trường đại học kỹ thuật, ngoại ngữ, kinh tế... Năm nào cũng mở các lớp hàm thụ, đào tạo nâng cao trình độ quản lý cho các cán bộ của các đơn vị thành viên. Đối với đội ngũ công nhân sản xuất, Công ty tiến hành mở các chương trình đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề nhằm đáp ứng tốt với mức độ đòi hỏi của trang thiết bị máy móc hiện đại. Đồng thời Công ty cũng tiến hành bổ sung thêm các lực lượng lao động của mình bằng cách tuyển lao động có chất lượng cao vào lĩnh vực kinh doanh tàu biển chiến lược trong những năm tiếp theo. Những năm qua nhờ sự nỗ lực không ngừng của các cán bộ công nhân viên của Công ty có những bước chuyển mình mới và nhờ đó mà mức sống của cán bộ công nhân viên toàn công ty cũng đã được cải thiện đáng kể thu nhập tăng hơn 76.51% một năm từ năm 2009 đến năm 2010. 2.3 THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CTCP VẬT TƯ VẬN TẢI XI MĂNG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY. 2.3.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2010 2.3.1.1 Kinh doanh than Kinh doanh than là lĩnh vực kinh doanh chính, là mặt hàng chủ yếu mang lại lợi nhuận cho Công ty. Trong năm vừa qua, than liên tục có những biến động về giá cả cũng như mức cung cầu trên thị trường. Than đóng vai trò không thể thiếu trong các nhà máy Xi măng, là nguyên vật liệu quan trọng để đốt trong các lò nung xi măng. Than chủ yếu là than cám chuyên dụng : 3b,3C,4a,4D sắp tới Công ty đang có định hướng kinh doanh than 5A,5B nhằm đáp ứng được hầu hết nhu cầu trên thị trường. - Tổng lượng than mua vào : + Năm 2009 : 1.249.007 tấn so với kế hoạch ngân sách là :1.705.000 tấn thì giảm 26.74% + Năm 2010 : 1.631.800 tấn thì tăng lên 9% so với kế hoạch.là 1.50000 tấn. - Tổng lượng than bán ra : + Năm 2009 : Sản lượng than cám bán ra là 1.291.120 tấn so với kế hoạch ngân sách 1.705.000 tấn thì giảm 25%. + Năm 2010 : Lượng than bán ra là 1.610.800 tấn tăng 7% so với kế hoạch ngân sách là 1.500000 tấn. Bảng 2.3 :Tổng kết thực hiện kế hoạch kinh doanh than năm 2010 Đơn vị tính: 1.000 tấn Nội dung Hoàng Thạch Hải Phòng Bút Sơn Bỉm Sơn Hoàng Mai Tam Điệp Hà Tiên 2 Kế hoạch SL 2010 400 140 200 320 160 150 130 Thực hiện SL 2010 336.94 145.3 213.08 388.24 168.65 179.98 178.67 % thực hiện so KH 84% 104% 106% 121% 105% 120% 137% So với cùng kỳ 2009 163% 106% 129% 133% 94% 104% 129% Thực hiện SL 2009 206.82 137.27 164.55 292.09 179.03 173.3 138.07 (Nguồn : Báo cáo quản trị 2010 - CTCP Vật tư Vận tải Xi Măng) Biểu đồ 2.1 : Thực hiện kế hoạch sản lượng năm 2010 Biểu đồ 2.2 : So sánh thực hiện KHSL năm 2010 với cùng kỳ năm 2009 : - Trước sự mất cân đối cung cầu than cho sản xuất xi măng năm 2010 : Công ty đăng ký mua 1.837.000 tấn than, Tập đoàn Than chỉ chấp thuận ký hợp đồng bán 1.500.000 tấn, hụt 18.4% so với kế hoạch. Đây là một khó khăn rất lớn đối với Công ty về tiến độ cung ứng và luân chuyển tiền tệ. Năm vừa qua giá than có nhiều biến động trên thị trường, tổng lượng than cung ứng cho các nhà máy xi măng là rất lớn, trong khi giá bán than thấp đã làm cho ngành than chịu lỗ và hoạt động kém hiệu quả. Theo tính toán của Tập đoàn Than Khoáng Sản Việt Nam thì giá than trong những năm qua thấp hơn nhiều so với giá than xuất khẩu. Do vậy đã làm giảm sản lượng than cung ứng trong nước, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh than của Công ty trong năm vừa qua. - Đứng trước tình hình đó, Công ty đã chủ động báo cáo lãnh đạo Tổng Công ty can thiệp với Tập đoàn Than bán tăng lượng Than tiệm cận nhu cầu, mặt khác thương thảo với các Công ty xi măng sử dụng tiết kiệm than, khai thác thêm nguồn than khác hoặc than nhập khẩu để bổ sung lượng thiếu hụt. Đồng thời, kiên trì tìm mọi biện pháp làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Than cũng như tranh thủ sự ủng hộ của Ban tiêu thụ, Ban sản xuất và các đơn vị giao Than tại Quảng Ninh để tăng tiến độ giao Than trong từng tháng và bổ sung lượng than thiếu hụt vào Quý IV/2010 là 150.000 tấn. Do đó khối lượng thực hiện đạt 1.610.800 tấn tăng 24.76% so với cùng kỳ năm 2009 . Để đạt được kết quả này, trong nhiều thời điểm Công ty đã phải vét hết lượng Than dự trữ tại các bãi để cung ứng duy trì sản xuất của các công ty xi măng. Điều này cho thấy lượng cầu Than trên thị trường nội địa là rất lớn vượt quá lượng cung của Công ty,có thể nói khả năng khai thác thị trường tiêu thụ trong năm tới của Công ty sẽ gặp nhiều thuận lợi. - Năm 2010, lượng Than Công ty cung ứng cho các nhà máy xi măng đều đạt và vượt kế hoạch, riêng Công ty Xi Măng Hoàng Thạch thực hiện chỉ đạt 84% là do lò nung xi măng dừng sữa chữa và Nhà máy đã chủ động nhập thêm than Núi Hồng và than cám 5HG. - Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán Than giữa Công ty với Tập đoàn Than, do cầu về than quá lớn mà chỉ có một đơn vị bán Than duy nhất tại Quảng Ninh là Tập đoàn Than nên không có tính cạnh tranh dẫn đến chất lượng Than giao là không ổn định, các chỉ tiêu thường tiệm cận cám thấp hơn, độ ẩm có xu hướng tăng cao, khối lượng giao nhận có sai số lớn, nhất là tại Tuyển Than Hòn Gai và Tuyển Than Cửa Ông, tiến độ rót Than chậm ảnh hưởng đến phương tiện chờ đợi... đã góp phần ảnh hưởng đến chất lượng cung ứng của Công ty trong năm qua. 2.3.1.2. Kinh doanh phụ gia Bảng 2.4 : Tổng kết thực hiện kế hoạch kinh doanh phụ gia năm 2010 Đợn vị tính: 1.000 tấn Stt Sản phẩm Năm 2009 Năm 2010 % Thực hiện/ Kế hoạch (2010) So với cùng kỳ 2009 1 Đá Bazan 49,418 50,48 56% 102% 2 Đá Silic 214,522 0 0% 0% 3 Đá Murua 10,812 6.235 70% 58% 4 Cát tiêu chuẩn 18 18 60% 100% 5 Tro bay 7 8,84 95% 12% 6 Quặng sắt 2 0 0% 0% (Nguồn : Phòng Kinh tế kế hoạch - CTCP Vật tư Vận tải Xi măng ) - Trong năm vừa qua, việc cung ứng mặt hàng đá Bazan cho Xi Măng Bỉm Sơn vẫn được duy trì, nhưng sản lượng thực hiện đạt thấp chỉ đạt 56% so với kế hoạch và bằng 102% so với cùng kỳ năm 2009. Nguyên nhân của việc cung ứng giảm này là do năm 2010 Xi măng Bỉm Sơn sản xuất loại xi măng mác cao PC40 nên lượng pha phụ gia không cao,vì thế lượng phụ gia cần ít, sản lượng ghi trong hợp đồng năm 2010 bị giảm. - Cung ứng đá Silic cho Xi măng Hoàng Thạch không thực hiện được, do đó sản lượng thực hiện là 0%, so với cùng kỳ năm 2009 thì giảm đi đáng kể. Nguyên nhân là do có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các đối tác với giá bán thấp hơn giá thành và không phù hợp với yêu cầu về chất lượng nên Công ty tạm dừng hợp đồng để có điều kiện rà soát lại đối tác, đồng thời có biện pháp hợp tác kinh doanh ổn định hơn. - Đối với các loại phụ gia còn lại như cát tiêu chuẩn, tro bay, đá murua... thì kinh doanh cũng tương đối ổn định. Công ty cũng đã làm việc với Công ty Xi măng Hải Phòng, Hoàng Mai về khả năng cung ứng một số mặt hàng phụ gia để làm cơ sở triển khai ký hợp đồng cung ứng phụ gia cho năm 2011 và những năm tiếp theo. Nhìn chung, kinh doanh phụ gia vẫn là lĩnh vực có nhiều tiềm năng, kết quả kinh doanh mà Công ty đạt được trong những năm qua chưa tương xứng. Công ty cần có những biện pháp phù hợp để tăng thị phần kinh doanh mặt hàng này. Biểu đồ 2.3 :Thực hiện KHSL năm 2010 và so với cùng kỳ năm 2009 2.3.1.3. Kinh doanh vận tải và Vật liệu xây dựng tổng hợp a. Kinh doanh vận tải Bảng 2.5 : Tổng kết thực hiện kế hoạch kinh doanh vận tải năm 2010 Nội dung KD Vận tải biển (tàu COMATCE STAR) Kinh doanh của Đoàn vận tải Vận chuyển thuê Clinker Vận chuyển than nội bộ Sản lượng (tấn) Doanh thu (tỷ đồng ) Sản lượng (tấn) Doanh thu (tỷ đồng) Sản lượng (tấn) Doanh thu (tỷ đồng) Kế hoạch 2010 90 33.582 28.8 1.008 194.4 6.525 Thực hiện 2010 90.371 75.665 22.38 0.879 111.88 4.837 % Thực hiện so KH 100% 225% 78% 87% 57% 74% So với cùng kỳ 2009 82% 237% 115% 132% 115% 116% ( Nguồn : Phòng Kinh doanh vận tải - CTCP Vật tư Vận tải Xi măng ) - Năm 2010, kinh doanh vận tải biển đối với tàu COMATCE STAR mặc dù vẫn còn những khó khăn thách thức, tàu phải đi vào sữa chữa định kỳ trong quý I nhưng bước đầu đã có hiệu quả rõ rệt. Sản lượng hàng hóa vận chuyển đạt 90.371 tấn, doanh thu thực hiện 75.660 tỷ đồng/ Kế hoạch 33.582 tỷ đồng, đạt 225% so với kế hoạch. Còn so với cùng kỳ năm 2009 bằng 237%. Sau khi thâm nhập thị trường kinh doanh vận tải biển vào năm 2008, thì năm 2010 vận tải biển đã khai thác rất tốt thị trường quốc tế,nhanh chóng mang lại lợi nhuận cho Công ty, - Trong năm vừa qua thì kinh doanh vận tải đường sông đối với 5 đoàn xà lan đạt thấp : 57% so với kế hoạch đối với vận chuyển than, và 78% kế hoạch đối với vận chuyển thuê. Chất lượng vận tải không cao : khối lượng hàng hóa luân chuyển thấp, hao hụt hàng hóa lớn... Điều này cho thấy trong năm qua vận tải đường sông gặp nhiều khó khăn. Một mặt do điều kiện địa hình, mặt khác do văn hóa xã hội...Lượng than cung ứng bị hao hụt khi vận chuyển cho thấy công tác quản lý của Đoàn vận tải chưa thực sự tốt, từ đó phần nào làm giảm uy tín của Công ty trên thị trường nội địa. Biểu đồ 2.4 : Thực hiện kế hoạch sản lượng năm 2010 và so với cùng kỳ năm 2009 b.Kinh doanh vận chuyển xi măng Bút Sơn và VLXD tổng hợp Bảng 2.6 : Tổng kết thực hiện kế hoạch vận chuyển và kinh doanh VLXD năm 2010 Nội dung KD Vận tải Xi măng Bút Sơn Kinh doanh VLXD tổng hợp (tỷ đồng) Sản lượng (tấn) Doanh thu (tỷ đồng ) Kế hoạch 2010 100 2 4.877 Thực hiện 2010 50.8 1.086 3.766 % Thực hiện so KH 50% 54% 77% So với cùng kỳ 2009 109% 114% 109% ( Nguồn : Phòng Kinh doanh vận tải - CTCP Vật tư Vận tải Xi măng ) - Dịch vụ vận chuyển xi măng tuyến Bút Sơn - Kiện Khê thực hiện đạt sản lượng thấp 50.800 tấn, đạt 50% so với kế hoạch đặt ra và bằng 109% so với cùng kỳ năm 2009 . Nguyên nhân chính phụ thuộc vào nhu cầu tiêu thụ xi măng Bút Sơn qua đường thủy. - Kinh doanh vật liệu xây dựng tổng hợp trong năm vừa qua thực hiện được 3.766 tỷ so với kế hoạch 4.877 tỷ thì đạt 77%. Kết quả này đang còn ở mức khiêm tốn, lợi nhuận có được chủ yếu từ cho thuê cửa hàng * Biểu đồ 2.5 : Thực hiện doanh thu 2010 và so với cùng kỳ 2009 2.3.2. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây Bảng 2.7: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn năm 2008 -2010 Đơn vị: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 Tuyệt đối Tỷ lệ % Tuyệt đối Tỷ lệ % 1 Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh 1154914.69 1335000.07 2351197.97 180085.38 15.59 1016197.90 76.12 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 0.00 0.00 3 Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 1154914.69 1335000.07 2351197.97 180085.38 15.59 1016197.90 76.12 4 Giá vốn hàng bán 946752.51 1089998.29 1995772.93 143245.78 15.13 905774.64 83.10 5 Lợi nhuận gộp 208162.18 245001.78 355425.05 36839.60 17.70 110423.27 45.07 6 Doanh thu từ hoạt động tài chính 8969.1 2643.29 9989.67 (6325.81) (70.53) 7346.38 277.93 7 Chi phí tài chính 3071.57 18478.47 21327.76 15406.90 501.60 2849.29 15.42 8 Chi phí bán hàng 164866.19 186030.03 279343.48 21163.84 12.84 93313.45 50.16 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 18763.65 16464.4 34131.5 (2299.25) (12.25) 17667.07 107.30 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30429.87 26672.17 30612.01 (3757.70) (12.35) 3939.84 14.77 11 Thu nhập khác 4143.88 2330.54 5645.624 (1813.34) (43.76) 3315.08 142.25 12 Chi phí khác 349.44 111.1 271.26 (238.34) (68.21) 160.16 144.16 13 Lợi nhuận khác 3794.44 2219.44 5374.36 (1575.00) (41.51) 3154.92 142.15 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 34224.31 28891.6 35986.37 (5332.71) (15.58) 7094.77 24.56 15 Chi phí thuế TNDN 3611.45 5170.091 3611.45 1558.64 43.16 16 Lợi nhuận sau thuế TNDN 34224.31 25280.15 30816.28 (8944.16) (26.13) 5536.13 21.90 17 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 0.003823 0.003375 0.002511 (0.00) (11.72) (0.00) (25.60) (Nguồn : Báo cáo KQKD – CTCP Vật tư Vận tải Xi măng) Thuế thu nhập doanh nghiệp được tính theo thuế suất có hiệu lực tại ngày kết thúc niên độ kế toán là 25% tính trên thu nhập chịu thuế. Theo quy định hiện hành, Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp khi chuyển từ Công ty nhà nước thành Công ty Cổ phần trong 2 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho hai năm tiếp theo. Năm 2006 CTCP Vật tư Vận tải Xi Măng chính thức chuyển từ Công ty Nhà nước thành Công ty Cổ phần theo quyết định của Bộ Xây Dựng.Năm 2007 là năm đầu tiên Công ty được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Và được miễn giảm tiếp vào năm 2008. Được giảm 50% số thuế phải nộp vào năm 2009 và 2010. Như vậy, trong giai đoạn này Công ty đang được hưởng chính sách chuyển đổi theo pháp luật nên số thuế phải đóng không làm ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Từ những số liệu trên bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2008-2010, ta có thể đánh giá khái quát sự biến động của một số chỉ tiêu như sau : 2.3.2.1. Chỉ tiêu doanh thu của Công ty  Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây không ngừng tăng trưởng. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh năm 2009 là 1.335.000,07 triệu đồng, tăng so với năm 2008 là 180.085,38 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 15.59%. Năm 2010 doanh thu tăng mạnh lên tới 2.351.197,97 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 1.016.197,90 triệu đồng, tăng nhanh với tỷ lệ 76.12% so với năm 2009. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của Công ty chủ yếu thu được từ doanh thu bán than, các loại phụ gia, vật tư vật liệu cho các Công ty con trực thuộc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam.Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu và tình hình sản xuất kinh doanh sa sút của một số Công ty trong nước và quốc tế thì ta đánh giá đây là một kết quả rất tốt. Có sự gia tăng nhanh chóng của doanh thu trong giai đoạn này là do : trước sự tác động của kinh tế toàn cầu, năm 2008 cơn bão khủng hoảng tài chính thế giới lan rộng đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế trong nước và giai đoạn thiểu phát làm giảm sức cầu trên nhiều lĩnh vực. Đến năm 2009 Công ty có nhiều khoản chi về tài sản.Công ty đã chi hơn 274 tỷ đồng để mua tàu biển COMATCE STAR có trị giá cao, thuê và mua nhiều tài sản lớn nên doanh thu mặc dù tăng nhưng tăng chậm.Đồng thời với đó là sự lạm phát tăng lên trong nền kinh tế nước ta đã tác động không nhỏ đến doanh thu của Công ty. Bước vào năm 2010 kinh tế trong giai đoạn phục hồi, Công ty đã bước đầu thu được doanh thu rất lớn từ việc kinh doanh tàu biển làm cho doanh thu tăng vọt lên mức 76.12% so với năm 2009. Công ty đang nỗ lực tìm kiếm thêm nhiều thị trường và bằng sự tín nhiệm trên thương trường, doanh thu của Công ty đang tăng lên đáng kể. 2.3.2.2. Chỉ tiêu chi phí  Khoản mục chi phí được đề cập chủ yếu ở đây là các chi phí mua than, mua các vật tư, vật liệu để cung ứng cho các Công ty trực thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Xi Măng Việt Nam.Trong những năm qua do công tác quản lý điều hành hoạt động kinh doanh hợp lí, các chi phí gián tiếp trong quản lí doanh nghiệp không có những thay đổi lớn song khoản mục chi phí tài chính tăng lên đáng kể. So với năm 2008 thì năm 2009 tăng thêm 15.406.9 triệu đồng Nhưng tới năm 2010 thì chi phí tài chính chỉ tăng thêm 2.849,29 triệu đồng so với năm 2009. Điều này là do tình hình vay nợ dài hạn của Công ty tăng lên vào năm 2009 khi đầu tư tài sản cố định cho kinh doanh, Công ty cần có những kế hoạch xem xét và giải pháp hợp lí để nhằm làm giảm chi phí và nâng cao lợi nhuận.Ta nhận thấy rằng tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng của lợi nhuận trong năm 2008 và năm 2009, điều này chính là một trong những yếu tố làm giảm lợi nhuận của Công ty.Tuy nhiên, để hiểu hơn về tình hình quản lí chi phí sản xuất của Công ty ta đi phân tích bảng sau :

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vật Tư Vận tải Xi Măng Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan