Đồ án Một số giải pháp nhằm giảm tổn thất điện năng ở điện lực Quảng Ninh

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TRONG NGÀNH ĐIỆN 4

I.1 - Ngành điện và vị trí của ngành điện trong nền kinh tế quốc dân 4

I.1.1 - Đặc điểm chung của ngành điện 4

I.1.2- Vị trí của ngành điện trong nền kinh tế quốc dân 7

I.2 - Yêu cầu cơ bản của việc quản lý kinh doanh điện năng 8

I.2.1- Nội dung công tác truyền tải và kinh doanh điện năng 8

I.2.2- Một số yêu cầu trong công tác quản lý truyền tải và kinh doanh điện năng 9

I.3- Tổn thất điện năng và những nhân tố ảnh hưởng đến tổn thất điện năng 10

I.3.1- Khái niệm tổn thất điện năng 10

I.3.2- Phân loại tổn thất điện năng 11

I.3.2.1- Tổn thất trong quá trình sản xuất (quá trình phát điện) 11

I.3.2.2- Tổn thất trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng 11

I.3.2.3- Tổn thất ở khâu tiêu thụ 12

I.3.3 - Các nhân tố ảnh hưởng đến tổn thất điện năng 13

I.3.3.1- Các nhân tố khách quan 13

I.3.3.2- Các nhân tố chủ quan 15

I.3.4 - ý nghĩa của việc giảm tổn thất điện năng 19

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐIỆN LỰC QUẢNG NINH VÀ PHỤ TẢI KHU VỰC 22

II.1- Quá trình hình thành và phát triển của Điện lực Quảng Ninh 22

II.2- Chức năng, nhiệm vụ, sản phẩm của Điện lực Quảng Ninh 23

II.2.1- Chức năng- nhiệm vụ 23

II.2.2- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Điện lực Quảng Ninh 24

II.2.2.1- Bộ phận quản lý vận hành 24

II.2.2.2- Bộ phận sửa chữa, thí nghiệm, hiệu chỉnh 26

II.2.2.3- Bộ phận phục vụ 26

II.2.2.4- Bộ phận kinh doanh bán điện 27

II.3- Tình hình kinh doanh điện năng ở Điện lực Quảng Ninh trong giai đoạn 2000- 2004 27

II.3.1- Đặc trưng phụ tải Điện lực Quảng Ninh 27

II.3.2- Tình hình kinh doanh bán điện 34

II.3.3- Công tác cải tạo lưới điện cao, hạ thế và phát triển mạng lưới phân phối 35

CHƯƠNG III: TÌNH HÌNH TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG Ở ĐIỆN LỰC QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN QUA 37

III.1- Chỉ tiêu đánh giá mức tổn thất 37

III.1.1- Chỉ tiêu tổn thất điện năng biểu hiện dưới hình thái hiện vật 37

III.1.2- Chỉ tiêu tổn thất điện năng biểu hiện dưới hình thái giá trị 38

III.2- Tác động của thực trạng tổn thất điện năng đến kết quả hoạt động của Điện lực Quảng Ninh 39

III.2.1- Thực trạng tổn thất điện năng ở Điện lực Quảng Ninh trong giai đoạn 2000-2004 39

III.2.2- Tác động của thực trạng tổn thất điện năng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Điện lực Quảng Ninh 45

III.3- Các nguyên nhân dẫn đến tổn thất điện năng ở Điện lực Quảng Ninh 47

III.3.1- Các nguyên nhân có tính chất kỹ thuật 48

III.2.2- Các nguyên nhân có tính chất thương mại 50

CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG Ở ĐIỆN LỰC QUẢNG NINH 59

IV.1- Giảm tổn thất kỹ thuật 59

IV.1.1- Hoàn thiện kết cấu lưới điện theo đúng tiêu chuẩn kinh tế – kỹ thuật 59

IV.1.2- Điều hoà đồ thị phụ tải 62

IV1.3- Nâng cao chất lượng công tác quản lý và bảo dưỡng đường dây 64

IV.2- Giảm tổn thất thương mại 69

IV.2.1- Nâng cao chất lượng công tác quản lý khách hàng 69

IV.2.2- Từng bước cải tiến, hoàn thiện cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh linh hoạt 72

IV.2.3- Nâng cao chất lượng công tác dịch vụ khách hàng 78

IV.3- Một số đề xuất với cấp trên 82

IV.3.1- Tạo điều kiện cấp vốn đầu tư cải tạo và xây dựng mới lưới điện 82

IV.3.2- Công ty Điện lực I và các cơ quan trong tỉnh cần tạo điều kiện cho Điện lực Quảng Ninh phân chia việc tiêu dùng điện cho các cơ sở sản xuất lớn 83

IV.3.3- Có chính sách giá điện hợp lý, ổn định 83

KẾT LUẬN 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

 

 

doc93 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 10713 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Một số giải pháp nhằm giảm tổn thất điện năng ở điện lực Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mức ngành: do nền kinh tế nước ta phát triển còn chậm, đồng thời khả năng vốn cũng hạn chế nên mức tổn thất sẽ lớn. Do công nghệ sản xuất lạc hậu, lưới điện vận hành chắp vá nên tỷ lệ hao hụt định mức của ngành cho phép từ 10-15%, tuỳ từng địa phương, khu vực và tính chất phức tạp của phụ tải. * Tỷ lệ tổn thất điện năng thực tế phát sinh trong quá trình vận hành: Do đặc điểm điện năng là sản xuất đến đâu, tiêu thụ đến đó, không có khả năng tích trữ nên quá trình diễn biến trong khâu sử dụng, vận hành, các nhân tố gây nên tổn thất là tất yếu, không thể tránh khỏi. Trong từng thời kỳ, căn cứ vào trình độ công nghệ của thiết bị truyền tải và tuỳ thuộc vào mạng lưới của từng điện áp mà tỷ lệ tổn thất điện năng là khác nhau. Trên cơ sở phân tích thực trạng của mạng lưới điện, trình độ quản lý và đặc điểm của các hộ tiêu thụ dùng điện, Công ty Điện lực I đã giao chỉ tiêu kế hoạch cho từng kỳ. Đây là một trong những chỉ tiêu có tính pháp lệnh, đòi hỏi phải phấn đấu thực hiện. III.1.2- Chỉ tiêu tổn thất điện năng biểu hiện dưới hình thái giá trị Chỉ tiêu này được xác định trên cơ sở lượng điện năng bị tổn thất trên hệ thống của ngành quản lý và được tính theo công thức : Ktg = Trong đó: Qs: Điện nhận đầu nguồn có tổn thất (KWh) Qsh: Điện năng thương phẩm mà Điện lực cung cấp cho các hộ tiêu dùng và thu tiền điện (KWh). G :Đơn giá bán sản phẩm điện bình quân (đ/KWh). Ktg: Tỷ lệ tổn thất về mặt giá trị (%). Giá trị tổn thất điện được tính theo công thức: GH = ( Qs – Qsh)*G GH : Giá trị tổn thất điện năng ( đồng ). Như vậy, tỷ lệ tổn thất điện năng về mặt giá trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố: + Sản lượng điện nhận đầu nguồn mà Điện lực có trách nhiệm quản lý, truyền tải, phân phối và bán điện cho các hộ tiêu dùng hay còn gọi là điện nhận có tổn thất. + Mức giá bán điện: Giá cả là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tỷ lệ tổn thất điện năng. Trong thời gian qua, sự biến động về giá là rất lớn. Có những thời kỳ, ở giai đoạn đầu giá bán điện chỉ có 0,6 đ/KWh và trong thời gian dài, giữ mức giá điện là 41 đ/KWh. Đặc biệt, từ năm 2000 đến nay, sự biến động về giá bán điện là rất lớn. Điều đó thể hiện qua số liệu thống kê đối với từng loại giá điện. Ngày1/10/2002, sau khi trao đổi thống nhất với các bộ ngành có liên quan, ban Vật giá Chính phủ và Bộ Công nghiệp quyết định biểu giá mới ( biểu 08) Biểu 08: Bảng giá bán điện năm 2003. STT Đối tượng giá Mức giá (đ/KWh) 1 Bán điện cho ánh sáng công cộng Đã có VAT Chưa có VAT 2 Cho sinh hoạt tiêu dùng 583 530 3 Cho đơn vị sản xuất 984,5 895 4 Cơ quan hành chính sự nghiệp trong giờ bình thường 1012 920 5 Cho kinh doanh dịch vụ trong giờ thấp điểm 896,5 815 6 Cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 1.122 1.020 7 Cho người nước ngoài kinh doanh 1.683 1.530 Mức giá bán điện trong những năm qua không ngừng tăng lên và có tốc độ tăng lớn. Mặc dù giá điện tăng nhưng vẫn chưa đủ để bù đắp cho các yếu tố đầu vào của ngành điện. Vì vậy, ngành điện vẫn là một những ngành đòi hỏi phải có sự bù lỗ khá lớn từ nguồn Ngân sách Nhà nước. III.2- Tác động của thực trạng tổn thất điện năng đến kết quả hoạt động của Điện lực Quảng Ninh III.2.1- Thực trạng tổn thất điện năng ở Điện lực Quảng Ninh trong giai đoạn 2000-2004 Tổn thất điện năng trong truyền tải và phân phối điện là một trong những chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật quan trọng trong sản xuất kinh doanh của ngành điện. Quảng Ninh là một tỉnh có diện tích tương đối lớn, địa hình phức tạp, dân cư đông, lưới điện trải rộng khắp nơi, từ khu đô thị, ven biển và đến tận miền rừng núi, hải đảo xa xôi. Biểu đồ 02: Tình hình tổn thất điện năng của Điện lực Quảng Ninh từ năm 94-04. Bảng 09: Tình hình tổn thất điện năng ở Điện lực Quảng Ninh 10 năm qua Năm 94 95 96 97 98 99 00 01 02 03 QI/04 Tỷ lệ TT(%) 18.6 16,5 13.1 12.5 10.23 8.69 8.31 7.6 7.01 6.63 6.63 Trong nhưng năm của thập niên 90, thế kỷ 20, không chỉ riêng Điện lực Quảng Ninh mà ở Điện lực các tỉnh khác, tỷ lệ tổn thất điện năng còn rất cao. Năm 1994, tỉ lệ tổn thất là 18,63%. Trong những năm gần đây, tỷ lệ tổn thất điện năng ở Điện lực Quảng Ninh đã giảm rất nhiều do áp dụng các biện pháp giảm tổn thất điện năng có hiệu quả hơn. Từ 2000 đến quý I năm 2004, tỉ lệ này đã giảm từ 8.31% xuống còn 6,63%. Trong 10 năm qua thì ta thấy tỉ lệ tổn thất điện năng ở Điện lực Quảng Ninh mỗi năm giảm được 1%. Đây là sự cố gắng lớn và là thành tích đáng ghi nhận của Điện lực Quảng Ninh. Biểu 10: Tình hình thực hiện tổn thất điện năng từ 2000 đến quý I/04 Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 Quý I/04 Điện nhận (KWh) 409914409 492304648 579690328 675623261 168539581 Điện thương phẩm (KWh) 390120815 455169483 539033009 630804576 157323468 Điện tổn thất (KWh) 19793594 37135165 40657319 44818685 11216113 Giá trị tổn thất (tr.đ) 13332767 25290533 28895970 35780549 8906042.4 Biểu 11: Tình hình tổn thất điện năng từ 2000 đến quý I/04 Đơn vị tính: % Năm Tổn thất thương mại Tổn thất kỹ thuật Tổng tổn thất KH TH KH TH KH TH 2000 2.0 1.8 6.5 6.51 8.5 8.31 2001 1.8 2 5.8 5.6 7.60 7.60 2002 1.6 1.5 6.0 5.51 7.60 7.01 2003 1.3 1.0 5.6 5.53 6.80 6.63 Quý I/04 1 0.7 5.7 5.63 6.7 6.63 Tổn thất điện năng trong mạng điện gồm hai thành phần là tổn thất kỹ thuật và tổn thất thương mại. Tổn thất kỹ thuật là thành phần tổn thất gây ra bởi hiệu ứng jun khi có dòng điện chạy trên các phần tử dẫn điện, còn tổn thất thương mại là thành phần tổn thất phi kỹ thuật, hoặc chỉ liên quan gián tiếp đến các yếu tố kỹ thuật. Theo số liệu thống kê và tính toán, tỉ lệ tổn thất kỹ thuật điện năng biến động trong phạm vi khá rộng, thậm chí có thể gấp 2 đến 3 lần tổn thất thương mại. Tuy nhiên, nếu như thành phần tổn thất kỹ thuật là “bất khả kháng” tức chỉ khắc phục được đến mức nhất định chứ không thể loại trừ hoàn toàn được, thì thành phần tổn thất thương mại lại có thể gần như hoàn toàn. Điều đó cho thấy việc nghiên cứu tổn thất thương mại, tìm ra các giải pháp thích hợp sẽ đem lại hiệu quả hết sức to lớn. Qua số liệu thống kê ta thấy, công tác thực hiện các biện pháp giảm tổn thất điện năng ở Điện lực Quảng Ninh đã mang lại kết quả hữu hiệu. Tỷ lệ tổn thất đã giảm đáng kể, luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch tổn thất Công ty giao, tiết kiệm cho ngành một khoản tiền rất lớn. Tại Điện lực Quảng Ninh, điện năng tổn thất chủ yếu vẫn là tổn thất kỹ thuật. Trong những năm gần đây, hệ thống điện từng bước được nâng cấp, cải tạo nên tổn thất kỹ thuật đã giảm đáng kể từ 7.52% (năm 2000) xuống còn 5.63% ( quý I năm 2004). Tổn thất thương mại cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ: giảm từ 1.1% (năm 2000) xuống 0,7% ( quý I năm 2004). Tuy nhiên, đây chưa phải là con số thấp nhất, do đó, Điện lực Quảng Ninh đang cố gắng tìm ra những giải pháp hữu hiệu để giảm tỷ lệ tổn thất điện năng xuống mức thấp nhất có thể: tổn thất kỹ thuật dưới 5% và đặc biệt phấn đấu giảm tổn thất thương mại tới 0. Nếu so với tỉ lệ tổn thất điện năng trên lưới của toàn ngành năm 2003 là 13,4%, trong đó tổn thất điện lưới Công ty truyền tải là 4,5%, tổn thất do các Công ty Điện lực là 8,9% ( trong số này 8,2% là tổn thất kỹ thuật và 0,7% là tổn thất thương mại. Vậy tổn thất kỹ thuật của Điện lực Quảng Ninh đã đạt được thành tích rất cao trong công tác giảm tổn thất kỹ thuật. Còn tổn thất thương mai vẫn giữ ở mức trung bình. Trong giai đoạn hiện nay, nguồn vốn đầu tư cho ngành Điện còn hạn hẹp nên Điện lực Quảng Ninh thông qua biện pháp sắp xếp và quản lý tốt khách hàng để phấn đấu giảm tổn thất thương mại tới mức thấp nhất ( tới 0 ): Đây chính là mục tiêu hàng đầu. Nêú điều kiện vốn và kỹ thuật cho phép thì có thể kết hợp giảm tổn thất kỹ thuật. Để giảm được tỷ lệ tổn thất, trước tiên phải phân tích được nguyên nhân của tổn thất điện năng, xác định được nơi nào, khâu nào điện năng thất thoát nhiều nhất, từ đó có biện pháp giải quyết phù hợp. Biểu 12: Tổn thất điện năng theo cấp điện áp năm 2003 ở Điện lực Quảng Ninh Cấp lưới điện Đơn vị Điện thương phẩm Tỷ lệ tổn thất (%) KH TH KH TH Cấp điện áp 35KV 106KWh 14.2 15.5 1.8 1.8 Cấp điện áp 6-10 KV 106KWh 210.1 202.1 2 1.9 Cấp điện áp 0,4 KV + bán buôn + bán lẻ 106KWh 106KWh 106KWh 449.8 172.8 277 450 192.7 257.3 3 - - 2.93 - - Như vậy, ở Điện lực Quảng Ninh điện năng bị tổn thất chủ yếu ở lưới hạ thế, tỷ lệ tổn thất ở lưới 6-35 KV so với ở lưới hạ áp có thấp hơn nhưng nhìn chung vẫn tương đối cao. Biểu 13: Tỷ lệ tổn thất điện năng cho tiết theo nguyên nhân ở Điện lực Quảng Ninh quý I năm 2004 TT Nguyên nhân tổn thất Tỷ lệ tổn thất(%) 1 Tổn thất kỹ thuật 5,63 2 Tổn thất thương mại Khách hàng lấy cắp điện Thiết bị đo đếm Quản lý ghi chép Các nguyên nhân khác 0.7 0.15 0.3 0.15 0.1 3 Tổng 6.63 Qua số liệu trên cho thấy, nguyên nhân lớn nhất gây lên tổn thất thương mại cao là do thiết bị đo đếm. Tỷ lệ này có giảm so với năm 2002 là 0.2%, nhưng đây vẫn là một tỷ lệ cao. Tổn thất do ăn cắp điện đã giảm rất nhiều so với các năm trước nhưng vẫn ở mức cao. Vậy, nhiệm vụ cấp thiết trong thời gian tới ( các quý tiếp theo của năm 2004) là phải xoá bỏ hoàn toàn hiện tượng ăn cắp điện trong khách hàng. Điện lực Quảng Ninh có 09 chi nhánh trực thuộc. Hàng năm, Điện lực Quảng Ninh giao chỉ tiêu tổn thất cho từng chi nhánh và tiến hành kiểm tra, giảm sát tình hình thực hiện ở các chi nhánh. Biểu 14: Tình hình thực hiện tổn thất ở các chi nhánh từ 2000 đến quý I/ 04 Đơn vị tính :% Chi nhánh 2000 2001 2002 20003 Quý I/2004 1. Hạ Long 6.1 6.2 6.4 6.1 7.19 2. Cẩm phả 5.8 6.0 6.0 6.2 7.47 3. Uông Bí 6.0 5.9 6.2 5.9 8.40 4.Yên Hưng 12.9 13.8 11.1 12.2 6.77 5.Hoành Bồ 7.1 7.2 7.2 5.6 7.10 6.Vân đồn 10.9 9.1 8.9 7.6 5.04* 7.Móng Cái 22.8* 15.6 14.2 6.0 5.27 8.Đông Triều 6.7 6.8 6.2 6.2 6.00 9. Tiên Yên 3.2* 5.6 5.8 6.0 6.3 Như vậy, thị xã Cẩm Phả và thành phố Hạ Long chiếm tỷ lệ sản lượng điện thương phẩm lớn nhất nhưng có tỷ lệ tổn thất thấp nhất trong các chi nhánh của Điện lực Quảng Ninh. Do 02 chi nhánh này thực hiện tốt các biện pháp chống tổn thất cả về kinh tế và kỹ thuật. Chi nhánh điện Móng Cái và Vân Đồn có tỷ lệ tổn thất còn rất lớn ( trên 10%) năm 2000. Đây là một tồn tại lớn, Điện lực Quảng Ninh tìm các giải pháp khắc phục. Đến quý I năm 2004 tỉ lệ tổn thất của chi nhánh điện Móng Cái đã đạt được thành tích xuất sắc. Hoàn thành vượt kế hoạch Điện lực Quảng Ninh giao và tỉ lệ này là 5,04%, thấp nhất trong các chi nhánh. Các chi nhánh của Điện lực Quảng Ninh có đặc điểm rất khác biệt. Khu vực Hoành Bồ, Tiên Yên là các vùng sâu, vùng xa, có phụ tải rất thấp, các trạm biến áp thường rất non tải. Để thực hiện được thu nộp tiền điện đúng quy định, đúng thời hạn không chỉ phụ thuộc rất nhiều vào cán bộ quản lý, thu ngân mà còn phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của người dân. Công tác kiểm tra, ghi số công tơ khó khăn muốn ghi được các hộ sử dụng điện phải vượt qua nhiều km đường rừng. Về yêu cầu kỹ thuật cũng không đáp ứng được do nhà dân ở rất xa nhau. Khu vực thành phố Hạ Long, lưới 6 – 22 KV đang được cải tạo, chuyển đổi phương thức vận hành, nên mất điện từng vùng nhiều, phát triển nhiều phụ tải, nên sự cố tăng, điều đó có thể giải thích tại sao, tỉ lệ tổn thất của chi nhánh điện Hạ Long lại tăng cao ở quý đầu năm 2004. Khu vực Cẩm Phả mới tiếp quản lưới hạ áp của mỏ, nhưng do lưới của mỏ đã tã nát, nên đại tu, cải tạo rất nhiều, phát sinh nhiều chi phí sự cố vận hành. Thật vậy, để giảm tổn thất điện năng xuống mức thấp nhất có thể thì phải xác định được các nguyên nhân chính, để đi sâu vào giải quyết triệt để. Những nguyên nhân nào gây nên tổn thất điện năng nhiều nhất thì ta đưa ra giải quyết trước, có như thế mới thu được kết quả. III.2.2- Tác động của thực trạng tổn thất điện năng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Điện lực Quảng Ninh Ta có: Lợi nhuận = Tổng Doanh thu – Tổng chi phí Đối với ngành điện: Tổng doanh thu = Giá* sản lượng điện thương phẩm. = Giá* ( Điện nhận có tổn thất - Điện tổn thất) Tổng chi phí = Tiền mua điện đầu nguồn + Tiền xử lý sự cố + Chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh * Về doanh thu: muốn tăng doanh thu thì có thể: + Tăng giá: Vì Điện lực Quảng Ninh là đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực I, giá bán điện do Ban Vật giá Chính Phủ, Bộ Công Nghiệp quy định nên việc tăng giá điện đối với Điện lực Quảng Ninh là không thể, hoàn toàn thực hiện theo mức giá Chính phủ quy định. + Tăng lượng điện nhận có tổn thất: Lượng điện nhận đầu nguồn có liên quan đến tổng chi phí của Điện lực Quảng Ninh, giữa chúng có quan hệ tỷ lệ thuận. Bên cạnh đó, lượng điện nhận tăng nhưng tỷ lệ tổn thất cũng tăng thì việc tăng lợi nhuận là khó thực hiện. + Giảm sản lượng điện tổn thất: Giải pháp này làm tăng sản lượng điện thương phẩm, trong khi đó tổng chi phí không giảm. Chính vì vậy, đây được coi là giải pháp tối ưu để tăng lợi nhuận. Lượng điện tổn thất ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. * Điện năng thương phẩm tăng, tỷ lệ tổn thất giảm, dẫn đến chi phí giảm (do tổn thất điện năng là một bộ phận cấu thành của tổng chi phí). Vậy, việc giảm tổn thất điện năng đóng góp rất lớn đối với lợi nhuận của Điện lực Quảng Ninh, giúp doanh nghiệp có đủ khả năng tài chính chi trả tiền điện mua điện đầu nguồn và tái đầu tư mở rộng. Năm 2003, tổn thất doanh nghiệp giảm 0,38% so với năm 2002, nhưng lợi nhuận doanh nghiệp lại giảm, trong khi đó giá điện tăng nhiều. Tổn thất điện năng gây ảnh hưởng rất lớn đến việc cung cấp điện. Ngành điện nói chung và Điện lực Quảng Ninh nói riêng sẽ không dự đoán được khả năng cung cấp điện tiêu thụ là bao nhiêu để làm căn cứ xây dựng kế hoạch cung cấp điện. Điện năng tổn thất làm giảm sản lượng điện thương phẩm, cung không đáp ứng được cầu, dẫn đến tình trạng quá tải ở các trạm, gây ra sự cố, cắt điện luân phiên, không đảm bảo đủ các yêu cầu trong công tác quản lý và truyền tải điện: điện áp, tần số dòng điện ổn định. Kết luận này được chứng minh qua các số liệu dưới đây: Biểu 15: Tình hình thực hiện kế hoạch các chỉ tiêu 2000-2003. Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 Điện nhận (KWh) - - 579.690.328 675.623.052 Điện TPhẩm (KWh) 390.120.815 455.169.483 539.033.009 630.804.576 Tỉ lệ tổn thất (%) 8.3 7,6 7,01 6,63 Doanh thu ( tr,đ) 262.781,96 309.991 384.498,51 503.597,00 Tổng chi phí (tr,đ) - - 267.083 386.312,01 Nộp thuế ( tr,đ) 16.391,38 17.381 37.234 48.968,00 Lợi nhuận (tr.đ) - - 80.181,51 68.316,99 Giá bq (đ/ KWh) 673,59 681,04 710,72 798,34 Trong thời gian từ 2000 – 2003, tỷ lệ tổn thất điện năng của doanh nghiệp giảm, nên số lượng các vụ tai nạn lao động giảm đáng kể nếu thời tiết có lợi cho Điện lực Quảng Ninh thì có thể tổn thất điện năng sẽ được giảm nhiều hơn nữa. III.3- Các nguyên nhân dẫn đến tổn thất điện năng ở Điện lực Quảng Ninh Những năm đầu của thập niên 90, không chỉ riêng Điện lực Quảng Ninh mà ở Điện lực các tỉnh, tỷ lệ tổn thất còn rất cao. Trong những năm này, tỷ lệ tổn thất điện năng của Điện lực Quảng Ninh nhiều tháng ở mức trên dưới 20%, một vài chi nhánh điện mới thành lập ở vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ này trên 30%. Tình hình này gây nên sự băn khoăn, trăn trở rất lớn của cán bộ và công nhân viên chức Điện lực Quảng Ninh, phải làm gì để giảm tổn thất điện năng. Theo chủ trương của ngành, Điện lực Quảng Ninh đã thành lập Ban chỉ đạo chống tổn thất, các chi nhánh điện thành lập các tiểu ban chống tổn thất. Để giảm tỷ lệ tổn thất điện năng, trước tiên phải phân tích được nguyên nhân, xác định được nơi nào, khâu nào điện năng thất thoát nhiều nhất. Trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng, điện năng bị hao tổn do một số nhuyên nhân sau: III.3.1- Các nguyên nhân có tính chất kỹ thuật Địa hình Quảng Ninh rất phức tạp , đường dây rất khó quản lý, kiểm tra và sửa chữa. Nhiều nơi, đường dây ở xa khu dân cư nên dễ bị kẻ gian lấy cắp dây, thanh giằng, phá cột điện. Các đường dây điện ở gần biển, do ảnh hưởng của nước mặn nên rất nhanh chóng bị ô xi hoá. Do vốn đầu tư hạn hẹp, rót vốn “nhỏ giọt” nên phương án xây dựng hệ thống lưới điện hoàn chỉnh đến tận tay người tiêu dùng, ngành điện Quảng Ninh cơ bản chưa làm được, Điện lực Quảng Ninh mới chỉ xây dựng và quản lý đường dây 110 KV và trạm 110/35/10KV, còn những nhánh rẽ tới hộ tiêu dùng chủ yếu do khách hàng tự đầu tư xây dựng. Khu vực thành phố Hạ Long và trung tâm thị xã Cẩm Phả, Uông Bí, các nhãnh rẽ là tài sản của khách hàng nhưng được ngành điện trực tiếp hướng dẫn thi công với dây dẫn và cột đồng bộ. Các địa bàn còn lại trong tỉnh, một số chủ thầu lắm được kỹ thuật thi công đảm nhận xây dựng với đủ các loại cột và dây dẫn có kích cỡ khác nhau, chắp vá nhiều, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, gây tổn thất điện năng rất lớn. Phần lớn mạng lưới điện trên địa bàn tỉnh đã xây dựng vận hành với thời gian lâu dài, chất lượng kém, máy biến áp vận hành quá lâu, hệ thống đường dây nhỏ, quá dài và cáp không đủ tiêu chuẩn đã không đáp ứng với nhu cầu phát triển phụ tải nhanh và đã gây nên hiện tượng quá tải trong quá trình truyền tải điện năng. Khâu thiết kế chưa điều tra kỹ thị trường, chưa tính hết, tính đủ nhu cầu phát triển của phụ tải và khả năng cung cấp của thiết bị, do đó đã xảy ra hiện tượng: + Bố trí các trạm biến áp – phân phối chưa hợp lý, nên việc cấp điện phải đi vòng nhiều. + Vị trí các cột điện chưa đúng yêu cầu kỹ thuật, do đó thường xảy ra sự cố. + Ngành điện Quảng Ninh chủ yếu tập trung vào công tác xây dựng công trình mới, việc đầu tư cải tạo lưới điện cũ chưa được quan tâm đúng mực. + Dự kiến phụ tải không sát thực tế, nên có khu vực phụ tải không phát triển làm cho đồ thị phụ tải của hệ thống điện không bằng phẳng, có máy biến áp bị quá tải, có máy vận hành non tải, gây sự cố, mất điện. Công tơ đo đếm ở một số vùng vẫn còn kém cả về số lượng và chất lượng. Số lượng công tơ trang bị cho các hộ tiêu thụ vẫn còn thiếu, dẫn đến tình trạng số hộ dùng điện khoán vẫn còn nhiều, nhất là ở các vùng miền núi và hải đảo. Số lượng công tơ được lắp đặt chưa đồng bộ do thiếu vật tư, không thống nhất về giá cả nên đã gây ra hiện tượng tiêu hao điện. Những tồn tại trên đây của Điện lực Quảng Ninh dẫn đến việc tổn thất điện năng là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên tỷ lệ tổn thất của Điện lực Quảng Ninh có giảm ở mức có thể chấp nhận được nhưng chưa phải tối ưu. Để khắc phục những tồn tại trên nhằm thực hiện đạt mục tiêu đề ra: Giảm tổn thất điện năng xuống mức thấp nhất có thể, trong những năm qua, Điện lực Quảng Ninh đã xây dựng một chương trình hành động, giải quyết từng bước một những tồn tại nêu trên: Toàn bộ hệ thống sứ cách điện của mạng lưới điện trên địa bàn tỉnh dần được thay thế bằng loại sứ chống muối biển; thay thanh cái, cáp trần bằng cáp bọc trong ống ; cấy thêm trạm biến áp, lắp tụ bù, tăng tiết diện dây dẫn; thay ghép nối bằng ống nối; toàn bộ đường trục của lưới hạ áp nhất thiết phải được bọc nhựa PVC để chống hiện tượng câu, móc điện. Các giải pháp này vừa góp phần giảm đáng kể tỷ lệ tổn thất điện năng, vừa nâng cao độ an toàn sử dụng điện và giảm chi phí bảo trì. Nâng cao hệ số công suất, tiến hành đại tu lưới điện. Để công tác đại tu lưới điện đảm bảo đúng tiến độ và các tiêu chuẩn kỹ thuật, đơn vị chủ động khai thác vật tư, tiến hành khảo sát, lập phương án thu công các công trình sửa chữa lớn, phối hợp với Trung tâm Thí nghiệm điện thử nghiệm định kỳ hệ thống Rơle bảo vệ, đo lường thiết bị của các trạm 35, 22, 10, 6 KV. Công tác đại tu bảo dưỡng, kiểm tra tình trạng hoạt động của mạng lưới điện được chú ý, quan tâm thường xuyên hơn: các máy biến áp được bọc dầu, sơn sửa vỏ, kiểm tra đo tải thường xuyên nên các hiện tượng quá tải, gây sự cố đã giảm một cách đáng kể. Một phương thức vận hành kinh tế mới đang được áp dụng bước đầu: hoà song song các máy biến áp trong giờ cao điểm, giờ thấp điểm; cắt bớt một số máy không cần thiết. Nâng cao điện áp vận hành tại các điểm nút tới giá trị tối ưu trong điều điện hiện thực của lưới điện, lựa chọn hợp lý các đầu phân áp ( cả trạm biến áp trung gian, biến áp phân phối, cả trạm của khách hàng và trạm của ngành điện). III.2.2- Các nguyên nhân có tính chất thương mại Hiện nay, tổn thất thương mại của ngành điện Quảng Ninh vẫn còn lớn. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó là : * Việc sử dụng điện của một số khách hàng và của nhân dân còn tuỳ tiện. Hiện tượng mất cắp điện trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng do tệ câu, móc điện còn xảy ra với nhiều thủ đoạn khác nhau: quay ngược công tơ, làm công tơ chạy chậm lại, đấu phụ tải trước công tơ. Có nhiều trường hợp, khách hàng tiêu thụ câu móc điện trực tiếp từ đường dây hoặc đập vỡ công tơ dùng điện tự do hoặc tinh vi làm kẹt công tơ hoặc quay chậm công tơ. * Số lượng công tơ chất lượng kém được sử dụng còn tương đối nhiều, nên lượng điện năng tiêu thụ thực tế nhiều khi không đúng với chỉ số công tơ; * Công tác quản lý, theo dõi thực hiện hợp đồng mua bán điện chưa chặt chẽ, dẫn đến việc tổng điều tra và ký lại hợp đồng mua bán điện chưa được thực hiện đầy đủ. Vẫn còn tồn tại tình trạng, tên người sử dụng điện khác với tên người ký kết hợp đồng, thậm chí tên phố, số nhà ( địa chỉ ) vẫn ghi như cũ từ những năm trước trong khi hiện tại đã thay đổi, nhiều trường hợp khách hàng sử dụng không đúng theo mục đích ghi trong hợp đồng. * Hiện nay Điện lực Quảng Ninh cũng như nhiều điện lực khác vẫn còn áp dụng mô hình quản lý bán điện ở các chi nhánh. Sơ đồ 03: Mô hình tổ chức quản lý và kinh doanh bán điện ở chi nhánh. Lãnh đạo chi nhánh Kế hoạch Kinh doanh Tài vụ Ngân hàng Đội vận hành và sửa chữa Đội ghi công tơ Đội thu tiền điện Khách hàn mua điện Mô hình này nhằm tách người ghi công tơ và người thu tiền điện ra riêng biệt nhằm đảm bảo tính khoa học trong quản lý. Thông qua việc làm của 02 đội nhằm kiểm tra lại 02 đội, đồng thời qua bản kê hoá đơn mà cấp công tơ, kiểm tra việc sử dụng điện, kiểm tra thực chất việc làm của của 02 đội thông qua việc kiểm tra tại hộ tiêu thụ. Tuy nhiên, ở mô hình này có một số nhược điểm như sau: + Tổn thất điện năng do Ban kinh doanh (tức chi nhánh ) chịu trách nhiệm về tổn thất. Các đội quản lý công tơ và đội thu tiền điện không chịu trách nhiệm về tổn thất. Như vậy, trong tình hình hiện nay, tổn thất còn cao là do người trực tiếp quản lý hộ tiêu thụ và tổn thất. Người quản lý khu vực sẽ dễ dàng cấu kết với các hộ tiêu thụ làm hao tổn điện năng của Nhà nước, bởi họ không chịu trách nhiệm về tổn thất nên dễ dàng buông lỏng quản lý hộ tiêu thụ, tạo điều kiện cho hộ tiêu thụ câu, nối trước công tơ làm thất thoát điện của nhà nước. Vậy trong tình trạng hiện nay, việc sử dụng phương pháp này sẽ khó thực hiện chương trình giảm tổn thất điện năng một cách triệt để. Mặt khác, các đơn vị chuyên trách có kỹ thuật: Đội sửa chữa lưới điện, đội quản lý đường dây,…phụ thuộc nhiều vào Ban kinh doanh, tuyến liên hệ ngang này dẫn đến sự chậm chạp trong việc xử lý sự cố vận hành mạng, tạo nên tình hình phức tạp trong công tác kinh doanh do lưồng thông tin quá lớn, số đầu vào nhiều. Trình độ của cán bộ công nhân viên ngành điện nhìn chung đã được nâng cao, đều đã được học qua các trường kinh tế và kỹ thuật, song ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, số lượng nhân viên ngành điện có trình độ còn rất ít nên dẫn đến tình trạng khi sự cố xảy ra, không được xử lý kịp thời, dẫn đến tổn thất lớn. Ví dụ: như vụ Đầm Hà, Ba chẽ. Việc lập biên bản vi phạm sử dụng điện và xử lý các vụ vi phạm sử dụng điện chưa quy về một mối cũng phần nào làm hạn chế kết quả của công tác chống vi phạm trong sử dụng điện. Hiện nay, ngành điện tiến hành kiểm tra sử dụng điện và lập biên bản các vụ vi phạm nhưng trách nhiệm xử lý lại thuộc về Sở Công nghiệp. Điều đó không hợp lý vì cán bộ của sở công nghiệp vừa mỏng về lực lượng, vừa không chuyên ngành lại không nắm vững các tình tiết vi phạm nên không thể xử lý các vụ vi phạm một cách thoả đáng. Đó là chưa nói đến những kẽ hở có thể làm nảy sinh các hiện tượng tiêu cực trong quá trình xử lý. Quảng Ninh có 143 xã, thị trấn thì có tới 101 xã, thị trấn là vùng cao và huyện hải đảo, cách xa đất liền hàng trăm km, nên việc phát triển lưới điện không dễ dàng gì. Tuy nhiên, với sự quan tâm của ngành điện và địa phương, lưới điện nông thôn, miền núi tỉnh Quảng Ninh đã có 461 km đường dây trung thế, 513 km đường dây hạ thế, 219 trạm biến áp với tổng dung lượng trên 37.000 KVA, trị giá trên 110 tỉ đồng. Nhưng tỉ lệ tổn thất ở mạng lưới điện nông thôn còn rất cao. Bên cạnh nguyên nhân hệ thống điện chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật còn do hiện tượng mô hình tổ chức bán điện chưa hợp lý. Huyện Hoành Bồ và Đông Triều, do được nhận vốn đầu tư lớn (của Tây Ban Nha) nên hệ thống điện tương đối hoàn chỉnh, việc áp dụng mô hình ngành điện trực tiếp quản lý và bán điện đã mang lại hiệu quả lớn: người dân được mua điện với giá 550đ/ KWh và tỷ lệ tổn thất giảm đáng kể. Còn lại phần lớn các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa trong tỉnh, hiện nay áp dụng mô hình bán điện chưa hợp lý nên người dân phải sử dụng điện với giá cao và tỉ lệ tổn thất lớn. Đơn cử như huyện Yên Hưng, hiện nay Điện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp nhằm giảm tổn thất điện năng ở Điện lực Quảng Ninh.Doc