MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU .11
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
.1
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .3
2.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NƢỚC NGOÀI CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .3
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN. .5
2.3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC TỪ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
TRÊN .9
2.4. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO VIỆC NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN
ÁN .10
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. .11
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.12
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu của luận án .12
4.2.Về phạm vi nghiên cứu:.12
5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. .12
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: .13
7. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN.14
8. KẾT CẤU ĐỀ LUẬN ÁN .16
Chƣơng 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI .17
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .17
1.1.1.Khái niệm và đặc điểm kinh doanh của ngân hàng thương mại
.17
1.1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại.17
1.1.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.19
218 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ai đoạn này là 33,6%. Tuy nhiên so với mặt bằng chung về nợ xấu của
toàn hệ thống thì tỷ lệ nợ xấu bình quân ở 3 nhóm NHTMCP vẫn thấp hơn. Ngoại
trừ năm 2012 và 2013, tỷ lệ nợ xấu trung bình của 3 nhóm NHTMCP ở mức trên
3%, còn lại các năm từ 2009- 2011 thì tỷ lệ nợ xấu ở các nhóm ngân hàng vẫn nằm
trong giới hạn an toàn theo quy định của NHNN. Năm 2013- 2014, với nhiều nỗ lực
của các NHTMCP cùng với những chính sách chỉ đạo của NHNN trong xử lý nợ
xấu, mặc dù nợ xấu vẫn ở mặt bằng cao nhưng đã giảm nhiệt dần, đặc biệt trong
năm 2014.
Bảng: 2.11: Tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP giai đoạn 2009- 2014. ĐV %
Ngân hàng 2009 2010 2011 2012 2013 2014
NHTMCP lớn 1,49 1,3 1,71 3,1* 2,76 2,22
NHTMCP vừa 1,09 1,49 2,21 3,01 3,06 3,39
NHTMCP nhỏ 1,54 2,64 2,85 4,36 3,44 2,61
Trung bình 3 nhóm 1,39 1,5 2,0 3,21 3,12 2,60
Toàn hệ thống TCTD** 2,05 2,04 2,86 4,86 3,79 3,25
Toàn hệ thống TCTD*** - - - 8,82 5,66 4,83
Nguồn: [51] [12].
* Nếu không tính nợ xấu của SHB thì tỷ lệ nợ xấu trung bình năm 2012 là 2,16.
** Theo báo cáo của các TCTD
***Theo báo cáo của cơ quan giám sát NHNN
93
So với mặt bằng chung toàn hệ thống thì tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP vẫn
luôn thấp hơn.Có được kết quả trên cũng là một nỗ lực đáng khích lệ của các
NHTMCP. Bởi với những bối cảnh kinh tế- xã hội trong khoảng thời gian qua thì
tác động của những yếu tố khách quan đến hoạt động của các NHTM chủ yếu mang
chiều hướng bất lợi.Mức chung tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống cao, ngoài nguyên
nhân đóng góp của một số NHTMCP có dấu hiệu bất ổn, thì còn có sự góp phần của
các NHTMNN khi chất lượng dư nợ của khối ngân hàng này đối với các tập đoàn
và tổng công ty Nhà nước thấp.
Giai đoạn 2010- 2014, giữa các nhóm ngân hàng thì nhóm NHTMCP nhỏ
luôn có tỷ lệ nợ xấu cao nhất. Điều này cũng không quá bất ngờ bởi vì quy mô nhỏ,
khả năng “chèo lái” với những khó khăn bị hạn chế, nên trước những diễn biến bất
lợi của thị trường làm nợ xấu của các ngân hàng tăng mạnh. So với các NHTMCP ở
nhóm trên, thị phần khách hàng của những ngân hàng này cũng kém lợi thế hơn về
quy mô vốn cũng như tính ổn định trong hoạt động nên dễ dẫn đến rủi ro tín dụng
cho ngân hàng. Với những ngân hàng nhỏ, chi phí huy động vốn thường cao hơn do
mức phần bù rủi ro lớn hơn so với các NHTMCP lớn và vừa, nên lãi suất cho vay
cũng kém phần hấp dẫn hơn trong quá trình cạnh tranh. Chính vì vậy, những khách
hàng vay vốn chỉ khi không đủ điều kiện để có thể tiếp cận được vốn rẻ hơn ở các
NHTM lớn hơn thì họ mới tìm đến với các NHTM nhỏ. Hơn nữa, để cạnh tranh thì
các NHTM nhỏ thường có xu hướng nới lỏng hơn các điều kiện tín dụng, chuẩn tín
dụng thấp hơn và tiếp nhận những khách hàng “dám vay lãi suất cao”sẽ làm cho rủi
ro tín dụng của ngân hàng gia tăng.Tuy nhiên, nhờ những hiệu ứng mạnh của các
giải pháp tái cơ cấu trên cơ sở kiểm soát chặt hoạt động của các NHTMCP có vấn
đề và xử lý nợ xấu, nên tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP nhỏ trong năm 2014 giảm
với tốc độ lớn nhất kéo mức trung bình thấp hơn so với nhóm các NHTMCP vừa.
Nợ xấu có xu hướng liên tục gia tăng ở mức cao của hệ thống NHTMVN nói
chung và các NHTMCP nói riêng đang là vấn đề nan giải đối với các ngân hàng.
Tuy nhiên, con số nợ xấu trên chưa thể nói hết được “mức độ xấu”của các ngân
hàng hiện này. Bởi con số nợ xấu mà các NHTM công bố thường thấp hơn nhiều so
với tính toán của NHNN cũng như các tổ chức giám sát. Từ năm 2012 khi hệ thống
giám sát chất lượng tín dụng của NHNN chặt chẽ hơn để buộc các TCTD phải minh
94
bạch thực chất nợ xấu thì có sự cách biệt giữa con số nợ xấu do NHTM và cơ quan
giám sát NHNN công bố ( bảng 2.11). Thanh tra 9 tổ chức trong đề án tái cơ cấu,
NHNN phát hiện có tổ chức tín dụng tỷ lệ nợ xấu lên tới 30%, 60%, thậm chí một
số tổ chức còn lỗ đến mức âm vốn điều lệ [24]. Những nguyên nhân dẫn đến tình
trạng “vênh” giữa con số nợ xấu do các ngân hàng và cơ quan giám sát của NHNN
công bố có thể kể đến là:
Thứ nhất: Các ngân hàng này đã không thực hiện đúng quy định về phân loại
nợ, ghi nhận nợ xấu thấp hơn thực trạng và quy định để giảm chi phí trích lập dự
phòng rủi ro, đồng thời có báo cáo tài chính đẹp hơn.
Trước quý 1/2015 ( Trước thời điểm chính thức thực hiện việc phân loại nợ
theo tinh thần của thông tư 02/2013/TT- NHNN),theo quyết định 493/2005/QĐ-
NHNN và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN việc phân loại nợ của các NHTM được
dựa trên yếu tố định lượng hay định tính. Đồng thời, theo quyết định này,NHTM
cũng được phép chủ động phân loại nợ vào nhóm rủi ro cao hơn theo đánh giá của
NHTM khi có những diễn biến bất lợi tác động đến hoạt động kinh doanh của khách
hàng, các chỉ tiêu tài chính của khách hàng bị suy giảmTuy nhiên, việc phân loại
nhóm nợ như thế nào, đánh giá ra sao là các diễn biến bất lợi, các chỉ tiêu tài chính
suy giảm lại hoàn toàn phụ thuộc vào các NHTM chứ không có quy định rõ ràng.
Đó là còn chưa kể đến việc chia sẻ thông tin phục vụ cho công tác phân loại nợ giữa
các ngân hàng chưa có qui định chặt chẽ và mang tính bắt buộc, nên việc phân loại
nợ của ngân hàng thiếu tính thống nhất. Điều này tạo nên kẽ hở để các NHTM che
dấu tình trạng rủi ro thực tế nhằm làm đẹp hình ảnh cho ngân hàng.
Thứ hai: Nhiều NHTM đã quá lạm dụng trong việc cơ cấu lại nợ hay cho vay
đảo nợ nhằm làm đẹp bảng tổng kết của ngân hàng.
Một trong những biện pháp mà các NHTM thường sử dụng để hỗ trợ cho khách
hàng gặp khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch trả nợ cho ngân hàng là điều chỉnh kỳ
hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ. Tuy nhiên, biện pháp này đòi hỏi ngân hàng phải đánh giá
kỹ khả năng trả nợ đầy đủ gốc và lãi đúng hạn của khách hàng. Trên thực tế, do những
yếu tố chủ quan từ phía cán bộ tín dụng mà đôi khi việc cho vay đảo nợ hoặc cơ cấu lại
nợ chỉ nhằm giải quyết những khó khăn trước mắt trong việc trả nợ của khách hàng.
Chính vì vậy tỷ lệ nợ xấu được công bố thấp hơn nhiều so với thực tế.
95
Nhìn vào diễn biến nợ xấu qua các năm thì năm 2009 được được coi là “khả
dĩ”nhất. Bởi sau một năm đầy khó khăn (năm 2008),nhờ vào những chính sách kích cầu
của nhà nước trong năm 2009 mà các doanh nghiệp đã phần nào tháo gỡ được khó khăn
trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phục hồi sản xuất để thu hồi vốn trả nợ cho ngân
hàng. Nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng năm 2009 đã giảm từ 2,17 xuống còn 2,05% và
nợ xấu trung bình 3 nhóm NHTMCP cũng giảm mạnh từ 1,85% xuống còn 1,39%. Tuy
nhiên, chính sách nới lỏng tín dụng trong năm 2009 chỉ giúp cho các doanh nghiệp giải
quyết những khó khăn vướng mắc tạm thời mà chưa giải quyết triệt để những khó khăn
cho các doanh nghiệp. Chính vì vậy, mức bơm tín dụng mạnh trong năm 2009 trong khi
những biến động của thị trường vẫn ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các doanh
nghiệp như biến động giá ngoại tệ, lãi suất vay lại có chiều hướng tăng khiến nợ xấu của
các NHTMCP lại tăng trở lại. Điều đáng nói ở đây là nếu mức nợ xấu của toàn hệ thống
trong năm 2010 không có sự thay đổi nhiều, trong khi ở các NHTMCP lại có sự gia tăng
mạnh mặc dù vẫn thấp hơn mặt bằng chung. Nguyên nhân của tình trạng này là do trong
hai năm 2009 và 2010, tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTMCP cao hơn hẳn tốc
độ tăng trưởng chung của toàn hệ thống. Việc tăng trưởng quá mức khiến chất lượng tín
dụng chưa thực sự được đặt lên hàng đầu cùng với bối cảnh hoạt động vẫn tiềm ẩn rủi ro
khiến tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP tăng mạnh.
Năm 2011 là một năm thực sự ảm đảm với những chỉ số kinh tế vĩ mô xấu
như lạm phát tăng cao (từ mức 6,6% năm 2010 lên mức 18,13%), suy giảm kinh tế
(tăng trưởng kinh tế sụt giảm từ 6,78% xuống còn 5,89%) đã ảnh hưởng tiêu cực
đến hoạt động của các TCTD nói chung cũng như các NHTMCP nói riêng. Do lạm
phát tăng cao cũng như tình trạng thiếu hụt thanh khoản tại các NHTM nên mặt
bằng lãi suất huy động cũng như cho vay gia tăng mạnh. Việc vay vốn với lãi suất
cao làm gánh nặng chi phí của các doanh nghiệp tăng khiến cho tình trạng tài chính
của các NHTM ngày càng trở nên xấu hơn. Thị trường bất động sản đóng băng đã
kéo theo những phản ứng dây chuyền đến nhiều lĩnh vực khác làm cho nền kinh tế
rơi vào tình trạng trầm lắng. Sản xuất đình trệ do lãi suất tăng cao kết hợp với
những khó khăn của thị trường tiêu thụ sản phẩm đã dồn nhiều doanh nghiệp rơi
vào tình trạng không thể thu hồi vốn để trả nợ ngân hàng. Đó chính là lý do khiến tỷ
lệ xấu của ngân hàng cổ phần vẫn tiếp tục gia tăng trong năm 2011. Tuy nhiên, nếu
96
xét về tốc độ tăng của nợ xấu trung bình 3 nhóm NHTMCP được lấy số liệu, thì
mức tăng tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP vẫn thấp hơn mức tăng của toàn hệ thống
ngân hàng. Trong đó, mức tăng lớn nhất lại thuộc về nhóm NHTMCP vừa. Điều
đáng nói ở đây là không chỉ nợ xấu bộc lộ qua số liệu trong năm mà còn tiềm ẩn
những nguy cơ rủi ro cho các NHTM. Do tình trạng “thiếu trước, hụt sau”của các
doanh nghiệp, nên cho dù lãi suất cao thì các doanh nghiệp vẫn phải cố gắng vay
vốn để duy trì hoạt động cho dù ít lĩnh vực đầu tư nào có thể đem lại tỷ suất lợi
nhuận cao hơn lãi suất vay vốn ngân hàng. Vì xét cho đến cùng, nguồn vốn tín dụng
ngân hàng gần như là nguồn vốn duy nhất để các doanh nghiệp trông đợi. Hoặc giả
định, nhưng doanh nghiệp dám vay vốn cao như vậy là do họ đang hoạt động trong
những lĩnh vực sinh lời cao. Mà nguyên lý kinh doanh là tỷ suất lợi nhuận càng cao,
rủi ro sẽ càng lớn, cho nên nếu trong năm mà ngân hàng nào có mức độ tăng trưởng
tín dụng càng cao thì nguy cơ tiềm ẩn rủi ro sẽ càng lớn.
Tình trạng lún sâu vào suy giảm kinh tế trong năm 2012 tiếp tục lại đổ dồn
những khó khăn lên các NHTM. Mặc dù trong năm 2012, lạm phát về cơ bản đã
được kiểm soát, chính sách chi tiêu ngân sách nhà nước cũng giảm bớt tình trạng
thắt chặt. Nhưng do những yếu kém vốn có và những cú sốc của nền kinh tế, đặc
biệt chi phí vay vốn ngân hàng tăng cao đã khiến nhiều doanh nghiệp “suy kiệt”
cũng như khó có thể “gượng dậy”. Thị trường tiêu thụ tiếp tục đóng băng cho dù
không ít giải pháp của chính phủ được đưa ra để giải cứu thị trường. Vì vậy, mặc dù
tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân của 3 nhóm NHTMCP trong năm 2012 là
12,63% thì tốc độ tăng nợ xấu lên tới trên 60%. Trong đó, tốc độ tăng lớn nhất
thuộc về nhóm các NHTMCP lớn vì con số nợ xấu của ngân hàng SHB tăng vọt do
giải quyết những hậu quả của NHTMCP Habubank. Tuy nhiên, mặt bằng nợ xấu lại
cao nhất ở nhóm NHTMCP nhỏ với tỷ lệ nợ xấu là 4,36%, tăng 1,51% so với năm
2011.Hầu hết tỷ lệ nợ xấu của các NHTMCP nhóm nhỏ trong năm 2012 đều tăng
cao như NHTMCP Xăng dầu là 8,4%, NHTMCP Nam Việt 5,64%, NHTMCP Bảo
Việt là 5,94%. Với các NHTMCP nhỏ, năm 2012 vẫn là một năm đầy sóng gió,
những yêu cầu của quá trình tái cấu trúc đã lộ diện các ngân hàng bắt buộc phải
được tái cơ cấu theo yêu cầu của NHNN. Sự không minh bạch thông tin đã khiến nợ
xấu của những ngân hàng này bị che dấu, nó không phải chỉ là vấn đề của năm 2012
97
mà thực ra những yếu kém và chất lượng tín dụng của những ngân hàng này đã tiềm
ẩn từ trước. Con số nợ xấu được tính toán trên chỉ mới dựa vào báo cáo tài chính
theo công bố của các ngân hàng, còn trên thực tế qua công tác thanh tra, giám sát
của NHNN thì con số nợ xấu còn cao hơn rất nhiều. Trong một cuộc đua tranh
không cân sức, dĩ nhiên ngân hàng nào có quy mô nhỏ bé cũng như năng lực quản
trị yếu kém hơn sẽ yếu thế hơn. Và nếu trong cuộc chơi đó, những ngân hàng nhỏ
không tự cân sức để tìm ra một hướng đi riêng phù hợp mà cố sức đương đầu với
các đối thủ cạnh tranh có nhiều lợi thế hơn thì mức độ rủi ro mà ngân hàng phải
chấp nhận đương nhiên cũng cao hơn.
Những thành công trong việc kiểm soát và xử lý nợ xấu được thể hiện trong
giai đoạn 2013-2014 khi tỷ lệ nợ xấu trung bình của các NHTMCP có xu hướng
giảm dần, đặc biệt đã nằm trong giới hạn an toàn theo quy định của NHNN trong
năm 2014. Tuy nhiên, nếu nhóm các NHTMCP nhỏ khá thành công trong việc xử lý
nợ xấu thì với nhóm các NHTMCP vừa lại có dấu hiệu ngược lại khi tỷ lệ nợ xấu
tăng cao hơn so với năm 2013. Kết quả này do có tình trạng tăng đột biệt nợ xấu tại
một số NHTMCP trong nhóm như NHTMCP Phương nam, NHTMCP Oceanbank,
NHTMCP Đông á. Đây là những ngân hàng phải sát nhập vào các ngân hàng khác
hay bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt của NHNN.
Nợ xấu của các NHTM tuy có được cải thiện nhưng vẫn ở mức cao và là
vấn đề cấp bách hiện nay với nhiều NHTMCP trước những giải pháp có tính kỷ luật
cao của NHNN. Bởi không chỉ tỷ lệ nợ xấu vẫn cao mà còn trong cơ cấu nợ xấu thì
nợ xấu nhóm 5 (Nợ có nguy cơ mất vốn) chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng
dần (Bảng 2.12).Tình trạng này khiến không ít NHTMCP có mức lợi nhuận âm, ăn
mòn vốn chủ sở hữu của các ngân hàng [24]
Bảng 2.12: Tỷ lệ nợ xấu nhóm 5/Tổng dư nợ của các NHTMCP (2009-2014) (ĐV%)
NHTM 2009 2010 2011 2012 2013 2014
NHTMCP lớn 0,61 0,51 0,51 1,4 1,6 1,48
NHTMCP vừa 1,01 0,63 0,8 1,5 1,83 1,68
NHTMCP nhỏ 0,57 0,43 1,53 1,03 1,92 1,01
Trung bình 3 nhóm 0,73 0,52 0,95 1,3 1,78 1,39
Nợ xấu nhóm 5/tổng nợ xấu 56,6 29,5 42,6 37,5 57,1 52,5
Nguồn: [51]
98
Cho dù màu xám của bức tranh kinh tế đã dần thu hẹp với những con số thể
hiện như lạm phát xuống thấp nhất trong vòng một thập kỷ lại đây, lãi suất tín dụng
giảm nhanh, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để tiếp cận với những nguồn vốn giá
rẻ. Nhưng tình trạng đóng băng của thị trường vẫn hoàn toàn chưa được tháo gỡ nên
việc thu hồi các khoản tín dụng của ngân hàng vẫn hết sức khó khăn. Vấn đề cốt lõi
trong việc hạn chế nợ xấu giờ đây đã trở nên quá sức đối với các NHTM, nó cần
một sự hợp lực và đồng bộ của nhiều giải pháp hỗ trợ của các nhà quản lý chứ
không chỉ dừng lại ở những nỗ lực riêng của các NHTMCP
2.2.4. Quy mô và tốc độ tăng trƣởng của nguồn vốn huy động giai đoạn 2009-
2014
Không ai có thể phủ nhận vai trò của nguồn vốn huy động đối với các
NHTM cũng như đối với nền kinh tế. Mặc dù trong hai năm 2013 và 2014, vấn đề
huy động vốn không còn quá “nóng”đối với các NHTM, nhưng với các NHTMCP
thì bài hoc đắt giá về công tác huy động vốn trong giai đoạn 2008- 2011 luôn là vấn
đề cảnh báo cho công tác quản trị nguồn vốn của ngân hàng .
99
Bảng 2.13: Qui mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của các NHTMCP*. (ĐV: Tỷ VND)
NHTMCP 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Số tiền Số tiền % tăng Số tiền % tăng Số tiền % tăng Số tiền
%
tăng
Số tiền % tăng
NHTMCP lớn 393.713 556.294 41,3 649.086 16,7 717.650 10,6 797.532 11,1 918.831 15,2
NHTMCP vừa 147.142 256.401 74,3 287.858 12,3 338.072 17,4 423.005 25,1 497.225 17,6
NHTMCP nhỏ 55.778 81.024 45,26 90.433 11,61 101.617 12,37 132.105 30 148.637 12.5
Trung bình 3 nhóm 198.878 297.906 49,82 342.459 14,95 385.780 12,65 450.881 16,88 521.574 15,68
Tốc độ tăng toàn hệ thống
36,2 12,4 16 15,6 14,4
Nguồn: [51] [12]
* Chỉ bao gồm vốn huy động từ tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá của TCKT, dân cư.
100
So sánh về tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của các NHTMCP và tốc
độ tăng của toàn hệ thống cho thấy tốc độ tăng của các NHTMCP luôn lớn hơn,
nhất là trong năm 2009 và 2010. Sở dĩ tốc độ tăng huy động vốn trong hai năm
2009 – 2010 ở các NHTMCP luôn cao bởi những ngân hàng này thường sử dụng
công cụ lãi suất để cạnh tranh trong việc huy động vốn. Trong khoảng thời gian
trước tháng 12/2010 khi NHNN chưa áp trần lãi suất huy động vốn, các NHTMCP
có xu hướng đẩy lãi suất huy động tăng cao để tăng cường nguồn vốn huy động từ
dân cư và các tổ chức kinh tế. Tình trạng khát vốn của các NHTMCP xuất phát từ
những hai lý do:
Thứ nhất: Năm 2008, do tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong giai đoạn thị
trường chứng khoán phát triển nóng (2005- 2007) đã khiến tốc độ tăng trưởng huy
động vốn không theo kịp với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Mặt khác, lạm phát tăng
cao buộc NHNN phải sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho thanh khoản của
nhiều ngân hàng bộc lộ khó khăn, nhất là các NHTM nhỏ. Chính vì vậy, sang năm
2009 mặc dù thanh khoản của nhiều ngân hàng không quá căng thẳng, lãi suất thị
trường đầu năm có xu hướng giảm nhưng nhiều NHTMCP vẫn tìm mọi cách đẩy lãi
suất lên cao hơn mặt bằng chung để thu hút vốn huy động trên thị trường. Đó cũng
chính là nguyên nhân mà năm 2009, trong các nhóm NHTMCP thì tốc độ tăng
trưởng huy động vốn lớn nhất thuộc về các NHTM nhỏ, sau đó đến nhóm các
NHTMCP vừa và cuối cùng thấp nhất lại là các NHTMCP lớn.
Thứ hai: Việc nới lỏng chính sách tiền tệ của NHNN trong năm 2009 nhằm thực
hiện kích cầu nên tăng trưởng tín dụng của các NHTM nói chung và các NHTMCP
nói riêng tăng mạnh. Diễn biến của giá vàng, bất động sản, ngoại tệ có dấu hiệu gia
tăng nên đã hút mạnh một lượng vốn nhàn rỗi đầu tư vào những vàng, ngoại tệ cũng
như bất động sản trong bối cảnh lạm phát có dấu hiệu tăng trở lại. Điều này đã
khiến kênh huy động vốn vào ngân hàng trở nên kém hấp dẫn. Chính vì vậy, để có
thể cạnh tranh với các kênh đầu tư khác, các NHTMCP đã nâng lãi suất lên để tranh
thủ thu hút nguồn vốn tiền gửi trên thị trường. Năm 2010 là năm chứng kiến nhiều
cuộc đua tranh về lãi suất để “giành giật”nguồn vốn huy động giữa các ngân hàng,
đặc biệt là các NHTMCP.
101
Trước tình trạng “lộn xộn”của các NHTM trong việc sử dụng lãi suất làm
công cụ cạnh tranh huy động vốn, nên ngày 15/12/2010 NHNN đã phải chính thức
đưa ra quy định áp trần lãi suất trong huy động vốn nhằm lập lại trật tự trong công
tác huy động vốn. Vòng xoáy lạm phát và các biện pháp thắt chặt tiền tệ của NHNN
lại trong năm 2011 đã khiến việc huy động vốn của các NHTMCP với tốc độ giảm
mạnh so với hai năm trước đó. Tốc độ tăng trưởng trung bình của 3 nhóm NHTM
chỉ còn là 14,95% so với mức 49,82% của năm 2010. Trong năm này, nếu đứng trên
góc độ tổng thể với nhu cầu tín dụng giảm mạnh bởi suy giảm tăng trưởng của nền
kinh tế thì nguồn vốn huy động hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu đầu tư cho vay.
Tuy nhiên, về cục bộ thì lại diễn ra tình trạng căng thẳng nguồn vốn ở một số các
NHTMCP do những yếu kém về thanh khoản.Chính sức ép huy động vốn của
những ngân hàng này khiến cho thị trường huy động vốn vẫn được coi là
“nóng”trong năm 2011. Mặc dù vẫn áp trần lãi suất huy động vốn, nhưng tình trạng
xé rào lãi suất huy động vẫn âm thầm diễn ra ở một số các NHTMCP. Những
NHTMCP nhỏ là những ngân hàng hết sức khó khăn trong công tác huy động vốn
nên thường có xu hướng “xé rào”lãi suất, phản ứng dây truyền đã tạo ra những dịch
chuyển vốn trong hệ thống ngân hàng rất mạnh mẽ, trong khi quy mô và tốc độ tăng
trưởng vốn toàn hệ thống không cao.
Bước sang năm 2012, do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế nên nhu cầu vốn
tín dụng sụt giảm, hơn nữa lạm phát đã được khống chế và đẩy lùi, giá vàng, ngoại
tệ ổn định nên việc huy động vốn của các NHTM nói chung cũng như NHTMCP
nói riêng có nhiều thuận lợi.Tốc độ tăng trưởng vốn của toàn hệ thống cao hơn so
với tốc độ tăng trưởng vốn tín dụng. Việc huy động vốn có chăng chỉ “ấm”hơn do
ảnh hưởng của yếu tố thời vụ. Một số NHTMCP nhỏ xảy ra tình trạng căng thẳng
thanh khoản do nợ xấu gia tăng đã được NHNN công bố và khoanh vùng cùng với
những giải pháp tái cơ cấu được công bố, chính vì vậy có thể nói công tác huy động
vốn của các NHTM đã bước ra khỏi thời kỳ khó khăn.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng huy động vốn đã cao hơn hẳn so với tốc độ tăng
trưởng tín dụng, thậm chi còn được đánh giá là thừa vốn huy động. Nhưng trong
năm 2013, tình trạng cạnh tranh lãi suất vẫn diễn ra một số NHTM cho dù không
“sôi động”như trong thời kỳ căng thẳng vốn mà diễn ra một cách âm thầm. Sở dĩ có
102
tình trạng này là do việc quy định áp trần lãi suất huy động vốn ngắn hạn của
NHNN, khiến cho những NHTMCP mà đặc biệt là những ngân hàng nhỏ khó có
điều kiện cạnh tranh ngang ngửa với những ngân hàng lớn hơn nên buộc họ vẫn
phải sử dụng công cụ tăng lãi suất để hút vốn. Mặt khác, tình trạng nợ xấu cũng như
nợ xấu có nguy cơ mất vốn gia tăng buộc NHTMCP nhỏ vẫn phải tăng cường huy
động để đảm bảo yêu cầu thanh khoản của mình.
Bên cạnh chiến lược tăng trưởng quy mô vốn huy động của các NHTM, thì
một trong những vấn đề cần thiết hiện nay là cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Mặc
dù không có con số công bố chính xác về cơ cấu nguồn vốn theo từng kỳ hạn trên
các thuyết minh báo cáo tài chính của từng NHTMCP, nhưng theo đánh giá nhận
định của NHNN thì cơ cấu nguồn vốn huy động vẫn chủ yếu nghiêng về nguồn vốn
huy động ngắn hạn tại các NHTMCP. Khi nhu cầu vốn vay trung và dài hạn gia
tăng, đồng thời vẫn phải chấp hành quy định tỷ lệ vốn ngắn hạn để cho vay trung
dài hạn thì đòi hỏi các NHTM phải có những giải pháp để điều chỉnh thích hợp
nguồn vốn của mình. Trong năm 2013, khi lãi suất thị trường giảm mạnh nên để
tăng được nguồn vốn huy động dài hạn nhiều NHTMCP đã tăng mặt bằng lãi suất
cho các khoản tiền gửi kỳ hạn dài nhằm tăng nguồn vốn trung, dài hạn.
Năm 2014, ngoại trừ ở nhóm các NHTMCP lớn có sự tăng nhẹ về tốc độ
tăng trưởng nguồn vốn huy động, còn ở hai nhóm ngân hàng còn lại thì tốc độ tăng
trưởng vốn huy động đều giảm, đặc biệt giảm mạnh ở nhóm các NHTMCP nhỏ.
Điều này cũng phù hợp với xu hướng tăng trưởng tín dụng thấp ở các nhóm
NHTMCP. Hơn nữa, do một số ngân hàng ở nhóm vừa và nhỏ bị đưa vào diện kiểm
soát đặc biệt nên nguồn vốn huy động vốn vào những ngân hàng này tăng trưởng
chậm hoặc giảm.
Năm 2015, mặc dù lãi suất huy động vốn ngân hàng tiếp tục giảm nhưng
tăng trưởng huy động vốn vẫn hết sức khả quan về tốc độ tăng trưởng cũng như sự
dịch chuyển cơ cấu vốn huy động theo hướng tăng nguồn vốn huy động kỳ hạn
dài.Với sự phục hồi mạnh tăng trưởng tín dụng cùng với xu hướng biến động của tỷ
giá, tốc độ tăng trưởng vốn huy động trong năm 2015 thấp hơn so với tốc độ tăng
trưởng tín dụng.
103
2.2.5 Thực trạng khả năng thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại cổ
phần giai đoạn 2009- 2014.
Với tính chất kinh doanh dựa trên chữ “tín”, thanh khoản là yếu tố trực tiếp
quyết định đến sự sống còn của các NHTM. Không có bất kỳ một nhà quản trị ngân
hàng nào không nhận thức được tầm quan trọng này. Tuy nhiên, trên thực tế giữa
lợi nhuận và thanh khoản ngân hàng đôi khi là sự đánh đổi. Tham vọng lợi nhuận
cao có thể phải đánh đổi với tình trạng mất khả năng thanh khoản. Một trong những
lý do mà thời gian vừa qua một số NHTMCP bị đưa vào diện tái cơ cấu đó chính là
những yếu kém về thanh khoản. Những yếu kém về thanh khoản thường mang tính
tiềm ẩn, một khi đã bộc lộ thì hoặc là ngân hàng đó đang đứng trước bờ vực phá
sản, hoặc là buộc bị đưa ra ánh sáng bởi các cơ quan giám sát ngân hàng. Trong
nhiều năm trở lại đây, thanh khoản ngân hàng luôn là vấn đề “nóng”được quan tâm
của NHNN. Để hoàn thiện tính pháp lý trong việc quản lý thanh khoản đối với hệ
thống ngân hàng, trong khoản 1 và 2 điều 12, khoản 1 điều 18 của thông tư
13/2010/TT- NHNN quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn của TCTD có quy định.
Điều 12. Tỷ lệ về khả năng chi trả
Cuối mỗi ngày, tổ chức tín dụng phải xác định và có các biện pháp để đảm
bảo các tỷ lệ về khả năng chi trả cho ngày hôm sau như sau:
1. Tỷ lệ tối thiểu bằng 15% giữa tổng tài sản “Có”thanh toán ngay và tổng
Nợ phải trả.
2. Tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có”đến hạn thanh toán trong 7
ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau và tổng tài sản “Nợ”đến hạn thanh toán trong 7
ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau đối với đồng Việt Nam, đồng Euro, đồng Bảng
Anh và đồng đô la Mỹ (bao gồm đồng đô la Mỹ và các ngoại tệ khác còn lại được
quy đổi sang đô la Mỹ theo tỷ giá liên Ngân hàng cuối mỗi ngày).
Trên các báo cáo thường niên của NHTMCP trong khoảng thời gian từ 2009-
2014, tất cả các ngân hàng đều khảng định việc chấp hành nghiêm túc tỷ lệ về khả
năng chi trả theo yêu cầu của thông tư 13.
Theo thông tư 36/2014/TT- NHNN, các NHTM phải đảm bảo tỷ lệ về khả
năng chi trả trong vòng 30 ngày (Tài sản có có tính thanh khoản cao/ Dòng tiền ra ròng
trong vòng 30 ngày tiếp theo) của các NHTM (Bao gồm cả các NHTMCP) là 50%
104
Điều 18. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động
1. Tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng nguồn vốn huy động để cấp tín dụng với
điều kiện trước và sau khi cấp tín dụng đều đảm bảo tỷ lệ về khả năng chi trả và các
tỷ lệ bảo đảm an toàn khác quy định tại Thông tư này và không được vượt quá tỷ lệ
dưới đây:
1.1. Đối với Ngân hàng: 80%
1.2. Đối với tổ chức tín dụng phi Ngân hàng: 85%
Thực hiện theo tinh thần của thông tư 13, tất cả các NHTMCP đều chấp hành
tỷ lệ về khả năng chi trả (thể hiện trên báo cáo thường niên của các NHTMCP được
tác giả khảo sát). Việc chấp hành tỷ lệ cấp tín dụng với nguồn vốn huy động được
coi như bãi bỏ theo tinh thần của thông tư 22 (có hiệu lực từ 1/9/2011) sửa đổi điều
18 của thông tư 13. Trong đề án cơ cấu lại các TCTD giai đoạn 2011- 2015 cũng
xác định lộ trình cần thiết; kiểm soát tăng trưởng tín dụng phù hợp với nguồn vốn về
quy mô và cơ cấu kỳ hạn; từng bước giảm tỷ lệ dư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- la_cap_hv_la_lam_8719_1853674.pdf