Đồ án Nghệ thuật biểu diễn cùng với của âm thanh, ánh sáng sân khấu

MỤC LỤC

Trang

PHẦN I: Ánh sáng sân khấu Sự hình thành và phát triển của

Nghệ thuật biểu diễn cùng với sự ra đời của Âm thanh trang 4

I. Sự hình thành và phát triển của nghệ thuật

II. Sự ra đời và phát triển của âm thanh và ánh sáng

PHẦN II: Tổng quát về âm thanh trang 7

PHẦN III. Phân tích tác phẩm và ý đồ thu thanh trang 21

Tác phẩm 1: Nhớ về Hà Nội.

Tác phẩm 2 : Hoạ mi hót trong mưa.

PHẦN IV: KẾT LUẬN CHUNG trang 44

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO trang46

Bản nhạc Nhớ về Hà Nội & Hoạ mi hót trong mưa.

Đĩa CD ca khúc Nhớ về Hà Nội & Hoạ mi hót trong mưa.

 

 

 

docx44 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2088 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghệ thuật biểu diễn cùng với của âm thanh, ánh sáng sân khấu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quá tuổi. Ngưỡng giới hạn thính giác (Threshold of Hearing) Trong trường hợp cường độ áp suất âm thanh (Sound pressure level - SPL), một mức tham khảo về cường độ áp suất thuận tiện cho ngưỡng giới hạn của thính giác. mà là áp suất âm thanh tối thiểu tạo ra hiện tượng nghe nhận âm thanh trong con người. Nó bằng khoảng 0.0002 microbar. Một microbar bằng một phần triệu áp suất không khí bình thường, điều này chứng tỏ tai người rất nhậy bén. Thực tế, nếu tai có khả năng nhạy bén hơn nữa, nó sẽ nghe được những di động nhiệt của các phần tử trong không khí. Khi nói đến cường độ áp suất âm thanh ở mức 0.0002 microbar, mức ngưỡng giới hạn này thường được biểu thị 0dB - SPL Ngưỡng giới hạn thính giác được định nghĩa như là SPL cho một tần số cụ thể nào đó là một người bình thường có thể chỉ nghe được 50%. Ngưỡng giới hạn cảm giác (Threshold of Feeling) SPL mà sẽ tạo sự mệt mỏi cho người nghe 50% trong thời gian nghe được gọi là ngưỡng giới hạn cảm giác. Nó sảy ra ở khoảng 118-dB SPL giữa vùng tần số 200 Hz và 10 kHz. Ngưỡng giới hạn đau (Threshold of Pain) SPL mà tạo sự đau đớn cho người nghe 50% trong thời gian nghe được gọi ngưỡng giới hạn đau và tương ứng với cường độ âm thanh SPL là 140 dB trên vùng tần số giữa 200 Hz và 10 kHz. Các thủ pháp âm thanh: Người làm âm thanh cho một tác phẩm nghệ thuật nào đó phải nắm được các đặc tính, nguyên lý cơ bản của âm thanh trên cơ sở đó để áp dụng cho việc đặt ảnh âm trong tác phẩm cần làm bằng các phương pháp xử lý như dùng thủ pháp về âm sắc, thủ pháp về cường độ, thời gian... để âm thanh có chiều sâu không gian và âm thanh sống động. Không gian ba chiều XYZ. Chỉ cần nghe tiếng có thể nhận biết được vị trí đứng của diễn viên trên sân khấu mà không cần nhìn hình ảnh. Dựa trên một số nguyên lý cơ bản: - Về cường độ âm thanh: (Phương pháp âm lượng) Trong tai người có một màng nhĩ được cấu tạo như một màng trống, khi các các sóng âm tác động vào màng tai sẽ dung động tùy theo mức độ nhiều hay ít phụ thuộc vào nguồn âm thanh mạnh hay yếu, xa hay gần. Ví dụ: Cùng một nguồn âm thanh phát ra nhưng ở khoảng cách gần hơn thì màng tai sẽ rung động lớn hơn, nó tác động đến não bộ phân tích, và đưa ra cảm nhận là nguồn âm thanh đó lớn hơn. Ngược lại, khi ta để nguồn âm thanh đó chuyển dịch ra xa thì tác động sóng âm vào màng tai yếu hơn và cảm nhận được nguồn âm thanh đó là nhỏ hơn. Vì vậy để cho người nghe cảm nhận một nguồn âm thanh xa hơn thì ta phải điều chỉnh có cảm nhận và ngược lại muốn người khác nghe có cảm nhận nguồn âm thanh gần thì ta phải điều chỉnh âm thanh lớn hơn. Cảm nhận tần số theo trục Z ( xa – gần ) Về thời gian: (phương pháp thời gian) Trong môi trường không khí bình thường ở khoảng 200C thì vận tốc của âm thanh là 340m/s, do đó tiếng âm thanh ở càng xa bao giờ cũng nghe chậm hơn ở gần. Ví dụ: khi ta nghe tiếng sét thì tiếng nổ ra cùng với tia chớp. Nếu tiếng sét đó ở gần ta còn nếu tiếng sét đó ở xa thì bao giờ cũng nhìn thấy, tia chớp trước sau đó vài giây ta mới nghe thấy tiếng sấm. Vậy nguồn âm thanh ở gần thì đến tai nghe nhanh hơn. Do đó, ta có thể áp dụng nguyên lý đó để xử lý ảnh âm cho công việc làm âm thanh. Ngày nay có thể sử dụng bộ trễ thời gian bằng một thiết bị điện tử đó là dùng bộ FX để tạo thời gian trễ cho âm thanh. Cảm nhận tần số theo trục Z ( xa- gần ) Về phương pháp dùng âm sắc: Do tai người có thể cảm nhận được các khoảng cách âm khác nhau trong khoảng 20 Hz đến 20 KHz nhưng rõ nhất là khoảng từ 500 Hz đến 2 KHz. Trong mỗi khoảng tần số nhất định sẽ tạo ra hiệu quả cảm nhận âm khác nhau. Dựa trên nguyên lý này để xử lý âm thanh về mặt âm sắc và tránh được sự chồng đè về âm thanh để có thể tạo được các lớn, các tầng. Dàn trải tần số từ thấp đến cao. Tai người nghe được trong khoảng tần số từ 50 Hz đến 20 KHz. Nhưng trong dải tần số này, cảm nhận của tai không giống nhau trong từng khoảng tần số. Trong dải tần nghe của tai, người ta chia làm 10 Octave, 10 octave này được chia thành 5 khoảng. (1) tần số Trầm (Low): 20 Hz ~ 40 Hz - 80 Hz ~ 160 Hz (3 Octave) - Hai Octave đầu 20 Hz ~ 80 Hz. Trong dải tần số này sự cảm nhận của tai người không rõ rệt. Nó có tác dụng như sự hỗ trợ cho Octave thứ 3 được lấp đầy đặn hơn khi ta nâng thêm lên + 6 dB. Tuy nhiên, trong một hệ thống có loa sub boss thì khoảng tần số này sẽ giúp cho người nghe cảm nhận được tốt hơn nhưng bằng giác quan khác, khoảng tần số này dễ bị tạp âm ù nên. - Octave thứ 3 từ 80 Hz - 160 Hz. Đây là khoảng dải tần quan trọng nhất của tần số trầm. Nó là nền móng chính cho toàn dải âm thanh. Octave này tạo ra cảm giác dầy, đầy đặn, trầm ấm, nó kết hợp với tần số cao tạo ra chiều sâu và không gian cho ảnh âm Nếu octave này bị thiếu sẽ gây cảm giác hẫng hụt, bị mất chân do thiếu phần nền móng. (2) Tần số trung trầm ( Low mid) 160 Hz ~320 Hz ~ 640 Hz (2 octave) - Octave đầu 160 Hz ~ 320 Hz. Octave này tạo ra hiệu quả tăng cường sự đầy của tần số trầm, âm thanh sẽ bị tôi và đục. Khoảng tần số này thường hay bị bồi, tiếp trở lại tạo ra tiếng ù (do cộng hưởng với sàn và các khoảng cách ghế). - Octave thứ hai 320 Hz ~ 640 Hz octave này tạo âm trầm, chắc tiếng nhưng khô, cứng. Nếu lạm dụng khoảng tần số này âm thanh sẽ bị thô. Khoảng tần số này hỗ trợ cho trung âm tạo vị trí ảnh âm (rõ về phần trầm). (3) Tần số trung (Mid): 640 Hz ~ 1280 Hz. Đây là octave quan trọng trong dải âm thanh. Nó là khoảng tần số người dễ cảm nhận nhất. Dải âm này tạo cho người nghe sẽ cảm thấy âm thanh gần với mình hơn. Nó là khoảng tần số quyết định vị trí ảnh âm. Như chúng ta đã biết xét về mặt sinh lý âm học thì dải tần số trung (mid) này hết sức quan trọng, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về năng lượng, thì ta sẽ cảm nhận được ngay là nó sẽ tương quan tới những đặc điểm của âm thanh. Dải âm thanh này nếu tăng năng lượng sẽ có cảm giác đầy đủ và gần hơn, nhưng nếu tăng quá nhiều thì sẽ làm cho âm thanh bị nông cạn, cằn cỗi. Nếu giảm nhiều ở phần này sẽ khiến cho âm nhạc trống trải, không rõ ràng, làm cho tiếng mờ và xa. (4) Tần số trung cao (Mid - hi): 1280 Hz ~ 2560 Hz ~ 5120 Hz. - Octave đầu giúp tai người cảm nhận âm thanh sáng lên, nó cùng với trung tâm âm tạo vị trí ảnh âm. Nếu thiếu khoảng tần số này, âm thanh sẽ bị tối, nếu thừa âm sẽ bị đanh, gần lại và sắc tiếng. - Còn ở octave thứ hai: Sẽ làm tiếng rõ và sắc sảo. Đây là khoảng tần số thể hiện rõ nhất về màu sắc cho giọng hát và nhạc cụ. Nếu thừa khoảng tần số này âm thanh sẽ bị chói ở khoảng tần số này nếu ta tăng vừa đủ năng lượng sẽ làm cho tiếng sóng lne. Nhưng nếu tăng quá nhiều sẽ có cảm giác cằn cỗi và chói. Còn nếu giảm tần số ở phần này xe giúp ta sửa được những âm thanh thô giáp, xù xì hay nhọn sắc. (5) Tần số cao (Hi): 5 KHz ~ 10 KHz ~20 KHz - Ở octave đầu, dải âm thanh này tạo độ sóng nhưng hơi thô và chói. - Ở octave thứ hai, dải âm thanh này tạo độ sáng nhưng mịn và tinh tế hơn. Tuy nhiên, khoảng tần số này dễ bị nhiễu tạp âm tần số cao. Cả hai octave này cùng với tần số trầm tạo ra khoảng không gian rộng, làm nền cho các khoảng tần số khác tạo ra vị trí ảnh âm. Cảm nhận tần số theo trục Y Về phương diện của âm thanh: (phương pháp Paning) Các giác quan của con người (đặc biệt là thính giác, thị giác) rất nhạy bén với sự cảm thụ của cấu trúc hình khối (không gian) trong thế giới tự nhiên. Đó là do sự cấu tạo từng "đôi" của các giác quan đó, thí dụ như mắt, tai,.... Khi bịt một mắt lại, khả năng ước đoán khoảng cách sẽ suy giảm rất nhiều. Tương tự đôi tai con người có ý nghĩa quyết định đối với sự cảm thụ cấu trú, trường âm trong không gian. Một trong những đặc tính tuyệt vời của cơ quan thính giác con người. Khi tiếp thu những tín hiệu âm thanh trong thiên nhiên, từ nhiều hướng đưa tới hai tai là khả năng nghe chọn lọc một tín hiệu cần thiết nào đó, hoặc loại trừ hoặc giảm tác dụng của những tín hiệu khác theo ý chủ quan của mình. Dựa trên nguyên lý về cường độ tạo nên sự chênh lệch của nguồn âm do bị bóng của đầu người che khuất, hai là sự chênh lệch về thời gian tai nào gần nguồn âm hơn thì nghe thấy trước và xa hơn nghe thấy sau. Áp dụng thủ pháp này trong sân khấu bằng cách dịch chuyển PAN tạo hiệu quả cho âm thanh sân khấu. Ta có thể ứng dụng thiết bị kỹ thuật để đặt vị trí ảnh âm theo phương nằm ngang (từ trái qua phải hoặc ngược lại). Cảm nhận tần số theo trục X ( trái- phải) Nhờ có những nguyên tắc cơ bản trên kết hợp với những thiết bị hiện đại của hệ thống âm thanh ta có thể áp dụng để xử lý cho ảnh âm sân khấu đạt chất lượng và hiệu quả cao. PHẦN III. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM VÀ Ý ĐỒ THU THANH Tác phẩm 1: " NHỚ VỀ HÀ NỘI “ Sáng tác: Hoàng Hiệp Trình bày : Giang Châu Nhạc sỹ Hoàng Hiệp có bút danh là Lưu Nguyễn, sinh ngày 01/10/1931 tại An Giang. Hiện đang cư trú tại thành phố Hồ Chí Minh. Những ngày tháng Tám năm 1945, Hoàng Hiệp tham gia Cách mạng. Là hạt nhân văn nghệ của đoàn Tuyên truyền lưu động Long Xuyên, sau đó Hoàng Hiệp chuyển về đoàn văn công và phân hội Văn nghệ Long Châu Hà. Năm 1954, Hoàng Hiệp tập kết ra Bắc học khoá sáng tác đầu tiên của Trường âm nhạc Việt Nam (nay là Nhạc viện Hà Nội). Năm 1956, ông viết Câu hò bên Bến Hiền Lương (lời Hoàng Hiệp và Đằng Giao). Năm 1960, ông làm biên tập viên ở Nhà xuất bản Âm nhạc. Năm 1965, ông viết bài Cô gái vót chông (phỏng thơ Môlôyclavi), tiếp đến là bài Soi đường cho ta đi đánh giặc. Năm 1966, ông viết bài Ngọn đèn đứng gác (thơ Chính Hữu). Năm 1968, bài Đất quê ta mênh mông (thơ Dương Hương Ly). Nhìn chung đề tài về chiến đấu và xây dựng chủ nghĩa xã hội đã được Hoàng Hiệp khai thác từ nhiều khía cạnh. Âm nhạc của ông mạnh mẽ, sôi nổi nhưng lại trữ tình, sâu lắng. Năm 1969, Hoàng Hiệp chuyển công tác sang Nhà xuất bản Giải phóng. Năm này, ông viết Ơi nhà máy của ta. Năm 1970, có Hát trên đồng 10 tấn, Năm 1971, bài Tiếng hát từ thượng nguồn, liên khúc Những bài hát của người chiến sỹ lái xe (thơ Phạm Tiến Duật) gồm 4 bài: Nghe hò đêm bốc vác, Qua cầu Tuỳ Cốc, Trường Sơn đồng - Trường Sơn tây, Tiểu đội xe không kính. Năm 1972, ông viết bài Lá đỏ (thơ Nguyễn Đình Thi). Sau năm 1975, Hoàng Hiệp về công tác tại Nhà xuất bản Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh, sau chuyển sang Hội âm nhạc thành phố và một thời gian làm Tổng thư ký Hội. Sống trong cảnh đất nước thanh bình, tính trữ tình trong ca khúc của ông như có dịp được tuôn trào. Nhiều bài hát ở giai đoạn này đã được phổ biến rộng rãi và được công chúng đón nhận nồng nhiệt như: Về đất Mũi, Con đường có lá me bay, Sao anh không kể, Em vẫn đợi anh về (thơ Lê Giang), Khi anh nhìn em (thơ Lê Thị Kim), Mùa chim én bay, Thơ tình của người lính biển (thơ Trần Đăng Khoa), Viếng Lăng Bác (thơ Viễn Phương), Nhớ về Hà Nội… Nhìn chung ca khúc của Hoàng Hiệp mang đậm âm hưởng dân gian các vùng miền, dễ nhớ, dễ xúc động. Ông cũng là nhạc sĩ thành công trong việc phổ nhạc cho thơ. Ngoài sáng tác ca khúc, Hoàng Hiệp còn viết nhạc cho sân khấu kịch nói như: Người ven đô, Màu giấy mới, Xa thành phố yêu dấu, nhạc cho các vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga, Tiền và Nghĩa; viết nhạc cho phim truyện và phim tài liệu: Cánh đồng mơ ước, Bản nhạc người tù, Mùa gió chướng, Nơi gặp gỡ của tình yêu, Biệt động Sài Gòn… Hoàng Hiệp còn là tác giả, dịch giả cuốn nhạc lý cơ bản của Spasspbine, và nhiều sách giáo khoa âm nhạc. Ông có nhiều tuyển tập ca khúc, album audio đã xuất bản. Bằng sự cống hiến hết mình cho nghệ thuật, nhạc sĩ Hoàng Hiệp đã được nhận nhiều giải thưởng lớn. Năm 2000, nhạc sỹ Hoàng Hiệp được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật cho các tác phẩm: Câu hò bên Bến Hiền Lương, Cô gái vót chông, Ngọn đèn đứng gác, Trường Sơn đông - Trường Sơn tây, Viếng Lăng Bác, Nhớ về Hà Nội. Nhạc sĩ Hoàng Hiệp từng sống ở Hà Nội suốt 20 năm tròn. Đối với ông đó là một quãng đời đầy ắp những kỷ niệm vui buồn khó quên gắn liền với những con người, những cảnh vật thân thương giữa lòng thủ đô yêu dấu của “một thời đạn bom, một thời hoà bình”. Ở nơi ấy, ông đã yêu và cưới một cô gái Hà Nội. Đất nước thống nhất, ông rời Hà Nội về Nam công tác. Sau gần mười năm, năm 1984, những kỷ niệm khi còn ở thủ đô từ trong ký ức của ông bỗng trỗi dậy để rồi biến thành cảm hứng tạo nên hình tượng âm nhạc và lời ca bài hát Nhớ về Hà Nội. Thời điểm này rơi đúng vào dịp kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng thủ đô. Bài hát nhanh chóng bay xa khắp mọi miền đất nước. Bằng tấm lòng, bằng kinh nghiệm nghề nghiệp và vốn sống tích luỹ được trong nhiều dịp chứng kiến và quan sát thực tế, Hoàng Hiệp đã sáng tác nên một ca khúc đậm đà tình cảm yêu thương thắm thiết đối với thủ đô. Bài hát đem niềm tinh yêu đến với quần chúng yêu nhạc và nhất là những ai “dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội”. Một số thành viên trong các đoàn nghệ thuật Việt Nam đi biểu diễn ở nước ngoài kể lại: “ Nhiều bà con Việt Kiều từng sống ở Hà Nội, trong đó có cả một số sĩ quan chế độ cũ, đã xúc động bật khóc khi nghe bài hát này”. Là tác giả của một trong những bài hát hay nhất về Hà Nội, năm 1994 nhạc sĩ Hoàng Hiệp đã được Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng thủ đô mời ra Hà Nội dự các hoạt động văn hoá trong dịp này. Và ông lại về trong vòng tay yêu thương của thủ đô Hà Nội như những năm tháng ngày xưa với “bao khuôn mặt mến thân”, với Tháp Rùa soi bóng bên Hồ Gươm xanh thắm, thành cũ Thăng Long “dấu xưa oai hùng:... Nhớ về Hà Nội “Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội, Hà Nội của ta, Thủ Đô yêu dấu, một thời đạn bom, một thời hoà bình. Nhớ phố thâm nghiêm rợp bóng cây, tiếng ve ru những trưa hè. Và nhớ những công viên vừa mới xây, bước chân em chưa mòn lối. Ôi nhớ Hồ Gươm xanh thắm, nơi Tháp Rùa nghiêng soi bóng, thành cũ Thăng Long, hồn nước non thiêng còn lắng đâu đây dấu xưa oai hùng. Hà Nội ơi! Nhớ những cơn mưa dài cuối đông, áo chăn chưa ấm thân mình. Và nhớ lúc bom rơi thời chiến tranh, đất rung ngói tan gạch nát. Em vẫn đạp xe ra phố, anh vẫn tìm âm thanh mới. Bài hát đôi ta là khúc quân ca, là ước mơ xa hướng lên Ba Đình, tràn niềm tin! Nhớ những con đê thành lối xe, bước chân năm tháng đi về. Và nhớ tiếng leng keng tàu sớm khuya hướng ra Đống Đa, Cầu Giấy. Ôi nhớ Thủ Đô năm ấy, ta đánh giặc trên mâm pháo, truyền thống cha ông gìn giữ non sông từ thuở Thăng Long vẫn mang trong lòng, Hà Nội ơi! Nhớ phố Quang Trung đường Nguyễn Du những đêm hoa sữa thơm nồng. Và nhớ, nhớ bao khuôn mặt mến thân đã quen bước chân giọng nói. Ôi nhớ chiều ba mươi Tết, chen giữa đào hoa tươi thắm, đường phố đông vui chờ đón Tân niên, là phút thiêng liêng lắng nghe thơ người. Hà Nội ơi! Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội, Hà Nội của ta, Thủ Đô yêu dấu, một thời đạn bom, một thời hoà bình. “ PHÂN ĐOẠN TÁC PHẨM: Đoạn 1 : Nhạc dạo đầu với Piano Đoạn 2: “Dù có đi bốn phương trời .................. một thời hoà bình.” với Piano, Dàn dây , Ca . Đoạn 3: “Nhớ phố thâm nghiêm .................. tràn niềm tin!“ với Piano, Dàn dây, Ca , Guitare Bass, Trống, Guitare. Đoạn 4 : Nhạc dạo giữa với Guitare solo, Trống, Guitare Bass, Guitare, Piano, Dàn dây. Đoạn 5: “ Nhớ những con đê ......................lắng nghe thơ Người . Hà Nội ơi! “ với Piano, Dàn dây, Ca ,Guitare Bass, Trống, Guitare. Đoạn 6: “ Dù có đi bốn phương trời...............một thời hoà bình.” với Piano, Dàn dây , Ca , Trống, Guitare Bass BỐ TRÍ NHẠC CỤ VÀ GIỌNG HÁT TRÊN BÀN MIXER: Kênh Mixer Nhạc cụ và Ca Hiệu quả sử dụng 1 Trống điện tử (trái ) 2 Trống điện tử ( phải) 3 Guitare ( trái ) 4 Guitare ( phải ) 5 Guitare Bass 6 Keyboard 1 Tiếng Piano 7 Key board 2 Tiếng Dàn dây 8 Guitare solo ( trái ) Distortion effect 9 Guitare solo ( phải ) Distortion effect 10 Giọng ca PHÂN TÍCH THEO PHÂN ĐOẠN TÁC PHẨM VÀ Ý ĐỒ XỬ LÝ ÂM THANH . Đoạn 1 : Nhạc dạo đầu Cảm xúc nhớ lại những hình ảnh, kỷ niệm của tác giả được dẫn dắt qua những phím đàn Piano . Nó là sụ lắng đọng chất chứa trong tâm hồn tác giả . Ý đồ xây dựng ảnh âm : Tiếng của piano ta xử lý âm thanh bằng cách sử` dụng 2 thủ pháp âm sắc và âm lượng. Với thủ pháp âm sắc ta tăng khoảng tần số 100Hz lên mức+1,7dB volume +6dB, cộng với xử lý gây vang reverb để tạo hiệu quả tiếng piano như sụ thổn thức nhớ nhung trong tâm trạng tác giả Đoạn 2 : Bất đầu vào câu hát. Câu hát là một lời khằng định về tình yêu với Hà Nội. Dù cho có đi khắp nơi đâu thì tấm lòng, trái tim của tác giả vẫn luôn hướng về, nhớ về Hà Nội. Đó là một Hà Nội của “ta”, của chúng ta, một Hà Nội thân thương “ yêu dấu”. Hà Nội nơi mà đã từng đi qua chiến tranh, đi qua đạn bom khói lửa và giờ đây là hoà bình. Lời ca như sự dẫn dắt, mở đầu cho hồi tưởng về những hình ảnh, kỷ niệm dội về trong tâm tưởng của tác giả ở các đoạn sau. Ý đồ xây dựng ảnh âm : Vẫn tiếng piano đệm hoà thanh, ta tăng khoảng tần số 100Hz lên mức +2dB volume +6dB, cộng thêm dàn dây làm tiếng nền đồng thời tạo hiệu quả xa gần. Tiếng dàn dây đặt xa nên ta dùng thủ pháp âm sắc, âm lượng bằng cách đặt khoảng dải tần100Hz mức 7dB, giảm khoảng dải tần 900Hs xuống -3dB, khoảng 3kHz ở mức +8,6dB và 4,6 kHz mức +6dB đồng thời xử lý gây vang reverb. Volume của dàn dây lúc này ta để ở mức +3dB. Để tăng thêm độ dày của dàn dây, ta thu thành 2 đường mono rồi dùng thủ pháp paning cho dầy lên và tạo hiệu quả không gian. Với giọng ca, để làm giọng hát được dầy hơn ấm hơn ta tăng khoảng dải tần 110Hz lên mức +4,5dB, nâng khoảng dải tần 1,2kHz lên 7dB và 3kHz lên +10dB để giọng hát được sáng hơn, volume ở mức -1,75dB. Track giọng hát ta cho sử dụng insert compressor de Esser (male vocal, attack 3ms, release 300ms, tresh-hold - 32dB, rated 17:1) để giúp âm lượng của giọng hát được ổn định, đẹp hơn trong toàn bài hát. Đồng thời, ta đưa đi xử lý gây vang reverb (pre-delay 10ms, room size 70, reverb time 1.25s, high out filter -6.5dB, low out filter 0dB , mix 100wet- 70dry )và gây vang double delay(feed-back 50%, pan1 -100%, pan2 +100%, delay time1 170ms, delay time2 170ms, mix 100%). Vang double delay ta nang thêm lên mức +5dB rồi trả về mức -2dB khi hết đoạn để tạo hiệu quả câu hát ở đoạn này như những lời tự sự, kể chuyện và câu hát ở đoạn sau khô hơn và gần hơn. Trên kênh ra tổng ta sử dụng insert Final track plug. Đoạn 3 : Bắt đầu sự hồi tưởng những hình ảnh, kỷ niệm của tác giả. Đoạn này ta chia làm 2 câu . Câu 1 là “ Nhớ phố thâm nghiêm...........dấu xưa oai hùng, Hà Nội ơi! “ còn câu 2 là " Nhớ những cơn mưa ............tràn niềm tin “ . Câu 1 : Bắt đầu mạch cảm xúc hồi tưởng của tác giả. Những khung cảnh thân quen của Hà Nội liên tục tràn về, từ những con “phố thâm nghiêm rợp bóng cây” trưa hè rộn ràng tiếng ve ru, những thành tựu ra đời thời hoà bình thống nhất là công viên vườn hoa, đến hình ảnh “Hồ Gươm xanh thắm” với “Tháp Rùa” ngả bóng nghiêng soi, cùng với “Thành cũ Tháng Long“. Những hình ảnh, cảnh vật cả xưa cả mới cùng xen lẫn nhau để cùng nói đến sự thổn thức cảm xúc dâng trào . Ý đồ xây dựng ảnh âm : Tiếng Guitare Bass bắt đầu vào. Guitare Bass làm gốc âm trầm cho toàn bộ dải âm thanh nên ta cần căn âm thanh của nhạc cụ này ở vị trí gần và rộng. Tần số 120Hz ta đặt ở +4dB. Các nhạc cụ còn lại và giọng ca ta vẫn giữ nguyên mức xử lý như ở đoạn2. Xử lý vang double delay của giọng ca ở đoạn này được kéo về mức âm lượng -2dB để tạo hiệu quả giọng hát khô hơn, gần hơn. Câu 2 : Tiếp tục mạch hổi tưởng cảm xúc của tác giả. Nỗi nhớ được chuyển từ nhớ những cảnh vật thân quen của Hà Nội sang nhớ về những kỷ niệm về một thời gian sống của tác giả với Hà Nội. Đó là nỗi nhớ về những kỷ niệm của một thời gian khổ thiếu thốn. Cuộc sống khi đó còn đầy những khó khăng bộn bề, người dân vẫn đang còn phải lo từng manh áo trở che mỗi khi đông về mưa tới. Khó khăn còn là bởi đất nước đang phải trải qua cuộc chiến tranh tàn khốc, ác liệt, bom đàn vẫn ngày đêm tàn phá dày xéo lên từng ngôi nhà, từng góc phố. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đó , “ em vẫn đạp xe ra phố” và “anh vẫn tìm âm thanh mới” . Hình ảnh này như nói lên dù cho gian khổ đến đâu, cuộc sống có thiểu thốn thế nào chăng nữa con người nơi đây vẫn luôn vững tin, lạc quan để sống và để lao động sản xuất. Ý đồ xây dựng ảnh âm : Ta vẫn giữ âm lượng, âm sắc Piano, dàn dây, Guitare Bass,và giọng ca như ở câu trên . Khi vào đầu câu “ Nhớ những cơn mưa......” là Guitare và trống vào. Để nhấn mạnh sự chuyển từ câu trên xuống câu dưới ta nâng volume của trống ở câu báo lên mức+4dB rồi trả về mức bình thường -1,5dB. Tương tự, ta cũng làm như vậy khi hết câu hát “tràn niềm tin” ,chuyển từ đoạn 3 sang đoạn 4. Âm sắc của trống ta điều chỉnh nâng khoảng tần số 70 Hz lên +6dB để tạo tiếng chắc nặng cho chân Kick, đồng thời nâng khoảng tần số 5 kHz và 10kHz lên mức+5dB và +10dB để cho ra tiếng sáng, rõ ràng của Cymbal và Hi-hat cùng với việc xử lý gây vang cho nó. Tiếng Guitare để âm lượng mức -2dB, âm sắc ta nâng khoảng tần số 5kHz lên thêm +4dB để tạo tiếng Guitare sáng hơn và nâng tần số 200Hz lên+5dB giúp tiếng được đầy đặn hơn. Guitare ở khoảng vị trí gần trung tâm hơn so với dàn dây nên ta để balance ở vị trí nửa trái và nửa phải ( L50-R50). Đoạn 4 : Nhạc dạo giữa với tiếng Guitare điện solo Cảm xúc, nỗi nhớ của tác giả như được dâng tràn mãnh liệt. Nỗi nhớ như lên đến đình điểm. Tiếng Guitare réo rắt, vang vọng và cũng rất mạnh mẽ . Dùng sự mạnh mẽ của tiếng Guitare để diễn tả nỗi nhớ ở đây rất hay, rất hợp , bởi đó chính là tính cách hình ảnh của một người đàn ông. Đó như là một sự nhấn mạnh nỗi nhớ ở đây là nỗi nhớ nhung của phái mạnh . Ý đồ xây dựng ảnh âm : Tất cả tiếng các nhạc cụ ta vẫn giữ ở mức ổn định như ở đoạn trên. Tiếng Guitare solo ta để mức+2dB, nâng khoảng tần số 2kHz lên 10dB để làm tiếng Guitare sáng lên, rõ nét lên, effect của guitare sử dụng loại effect distortion. Đồng thời xử lý gây vang reverb một chút để nhấn mạnh sự vang vọng, réo rắt và tạo sự nổi bật của Guitare trên nền các nhạc cụ còn lại . Đoạn 5 : Sự hồi tưởng, cảm xúc nhớ nhung được nâng dần lên. Cũng giống như đoạn 3 , đoạn này cũng được chia làm 2 câu. Câu 1 là “Nhớ những con đê............vẫn mang trong lòng, Hà Nội ơi! “ , câu 2 là “ Nhớ phố Quang Trung..........lăng nghe thơ Người , Hà Nội ơi!”. Câu 1: Tiếp tục vẫn với mạch cảm xúc ở trên là nỗi nhớ những con phố “ con đê” nơi tác giả đã từng bao năm gắn bó "đi về" . Nỗi nhớ không chỉ xuất hiện trong cảnh vật mà còn xuất hiện trong âm thanh “leng keng” của tàu điện. Hình ảnh tàu điện leng keng là một hình ảnh rất đặc trưng của Hà Nội, một hình ảnh mà bất kỳ ai sống ở Hà Nội những năm kháng chiến đều biết tới. “ Tàu điện leng keng” đưa đi tới “Đống Đa” , “Cầu Giấy” , những địa danh quen thuộc của Hà Nội. Hình ảnh về một Hà Nội có truyền thống đánh giặc giữ nước lâu đời. Ý đồ xây dựng ảnh âm : Kết thúc câu solo của Guitare ở đoạn trên ta đẩy volume của trống ở câu báo lên thêm +4dB nữa rồi từ từ trả lại mức bình thường -1,5dB. Tương tự như vây ta cũng làm thế khi đến cuối câu " từ thuở Thăng Long vẫn mang trong lòng, Hà Nội ơi!" báo chuyển sang câu sau. Piano đệm hoà thanh cho giọng hát, dàn dây tạo tiếng nền. Guitare Bass làm gốc âm trầm cho toàn bộ dải âm thanh nên ta cần căn âm thanh của nhạc cụ này ở vị trí gần và rộng. Tần số 120Hz ta đặt ở +4dB. Câu 2: Hình ảnh góc phố con đường trong sự hồi tưởng của tác giả được hiện lên gần hơn rõ hơn. Những con phố Quang Trung, phố Nguyễn Du tái hiện về trong mùi hương “hoa sữa thơm nồng”. Nỗi nhớ Hà Nội không chỉ là ở cảnh vật, tiếng động ; không chỉ được được thấy ở thị giác, thính giác mà còn ở cả khứu giác nữa. Lại thêm một hình ảnh biểu trưng nữa của Hà Nội, hoa sữa. Những ai sống ở Hà Nội chắc chắn phải từng được thưởng thức hương thơm của hoa sữa nơi đây. Cứ mỗi độ thu sang là khắp phố phường Hà Nội là ngập tràn trong hương thơm nồng nàn quyến rũ của loài hoa sữa. Hương thơm của hoa nồng nàn nhưng lại thoảng một chút gì đó dịu dàng, nhẹ nhàng, Đó cũng như chính là hình ảnh tính cách của con người nơi đây, người dân đất Tràng An thanh lịch. Hơn hết tất thảy, ngoài nỗi nhớ cảnh vật thiên nhiên, góc phố, âm thanh, hương vị ...... là nỗi nhớ về những người bạn, người thân quen, những con người Hà Nội. Đó là những người mà tác giả đã gắn bó đến mức quen cả từng bước chân, quen cả từng giọng nói, hơi thở. Đó còn là nỗi nhớ về cuộc sống vui tươi ngập tràn sắc hoa, sắc đào mỗi dịp tết đến xuân về. Qua những hồi tưởng trên ta mới thấy rõ hơn sự gắn bó thân quen của tác giả với mảnh đất này. Những kỷ niệm, hình ảnh của tác giả về Hà Nội trải rộng khắp từ cảnh vật, hàng cây, góc phố cho tới âm thanh, tiếng nói và cả cuộc sống, con người nơi đây nữa. Từ đó ta có thể thấy Hà Nội gắn bó với ông sâu nặng đến nhường nào. Bởi, phải gắn bó yêu thương sâu đậm thì con người ta mới nhớ nhung da diết như thế, những kỷ niệm, hình ảnh trong trí nhớ mới rộng khắp, chi tiết như thế. Ý đồ xây dựng ảnh âm : Piano đệm hoà thanh cho giọng hát, dàn dây giữ vai trò tiếng nền. Guitare Bass làm gốc âm trầm cho toàn bộ dải âm thanh nên ta cần căn âm thanh của nhạc cụ này ở vị trí gần và rộng. Tần số 120Hz ta đặt ở +4dB. Các nhạc cụ ta vẫn giữ vững mức âm lượng và âm sắc như ở câu trên. Trống vẫn giữ nguyên mức âm lượng, âm sắc như ở câu trên, sau câu " Hà Nội ơi" ta nâng volume lên thêm +4dB để nhấn mạnh câu báo chuyển đoạn. Đoạn 6: Sau một loạt những sự hồi tưởng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxDe an hoa my.docx
Tài liệu liên quan