Đồ án Nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải sản xuất giấy tại công ty cổ phần giấy Vĩnh Huê

Mục lục

 

Đặt vấn đề

 

Chương 1: Tổng quan về ngành giấy Châu Á

I.1. Các đặc trưng của công nghiệp giấy và bột giấy châu Á 01

I.2. Tổng quan về sản xuất giấy và bột giấy 05

I.3. Các hệ thống của nhà máy giấy 13

I.4. Các hậu quả môi trường của sản xuất giấy và bột giấy 16

Chương 2: Tổng quan về Công ty Cổ phần Giấy Vĩnh Huê

II.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Công ty 19

II.2. Sơ đồ mặt bằng và tổ chức của Công ty 21

II.2.1. Sơ đồ mặt bằng 21

II.2.2. Phân công trách nhiệm và quyền hạn 22

II.3. Các vấn đề về phòng cháy chữa cháy (PCCC)

II.3.1. Đặc điểm chung 23

II.3.2. Đặc điểm xây dựng 23

II.3.3. Đặc điểm nguồn nước chữa cháy 23

II.3.4. Các biện pháp PCCC 24

II.4. Các điều kiện tự nhiên và môi trường trong khu vực

II.4.1. Điều kiện khí hậu 25

II.4.2. Tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái 26

II.4.3. Chất lượng nguồn nước của khu vực 26

II.5. Tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần Giấy Vĩnh Huê

II.5.1. Công nghệ sản xuất giấy 27

II.5.2. Nhu cầu nguyên – phụ liệu 30

Chương 3 : Tổng quan các phương pháp xử lý nước thải sản xuất giấy

III.1. Hệ thống tách chất rắn lơ lửng 31

III.2. Các công trình xử lý nước thải giấy

bằng phương pháp sinh học 35

III.2.1. Các công trình xử lý hiếu khí 35

a. Hồ oxy hoá và hồ hỗn hợp 35

b. Hồ sục khí 36

c. Hoạt hoá bùn 36

d. Lọc sinh học 41

e. Unitank 43

III.2.2. Các công trình xử lý kị khí 45

a. Hồ kị khí 46

b. Xử lý nước thải ở lớp bùn kị khí với dòng hướng lên

(UASB – Upflow Anaerobic Sludge Blanket hay ANAPULSE ) 47

III.3. Một số phương pháp xử lý dịch đen của quá trình nấu bột giấy 48

Chương 4 : Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động

của hệ thống xử lý nước thải tại Công ty Cổ phần Giấy Vĩnh Huê

IV.1. Các nguồn phát sinh và đặc tính nước thải của công ty 50

IV.1.1. Các nguồn phát sinh 50

IV.1.2. Thành phần và tính chất nước thải 51

IV.1.3. Lưu lượng nước thải và

yêu cầu chất lượng nước thải đầu ra 52

IV.2. Hiện trạng hệ thống xử lý 53

IV.2.1. Tình trạng hoạt động của các thiết bị và công trình 57

IV.2.2. Đánh giá nhận xét về

hoạt động và hiệu quả xử lý nước thải 58

1. Hiệu suất xử lý của từng công trình trong hệ thống. 58

2. Đánh giá hiệu quả xử lý chung của hệ thống 60

IV.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý 60

IV.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu suất xử lý của hệ thống.

IV.4.1. Giải pháp hoàn thiện các thông số vận hành hệ thống 62

IV.4.2. Nâng cấp các công trình trong hệ thống 66

IV.4.3. Bổ sung thêm công trình xử lý 69

Chương V : Sơ bộ thiết kế mới hệ thống xử lý nước thải sản xuất

cho Công ty Cổ phần Giấy Vĩnh Huê

V.1. Đề xuất công nghệ xử lý 87

V.2. Tính toán thiết kế

V.2.1. Bể điều hoà 93

V.2.2. Bể lắng đợt một 93

V.2.3. Bể Unitank 96

V.2.4. Bể trộn đứng 99

V.2.5. Bể phản ứng xoáy hình trụ kết hợp bể lắng đứng 101

V.2.6. Bồn lọc áp lực 104

Chương VI : Khái toán giá thành

VI.1. Phần cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý

VI.1.1. Các công trình được cải tạo 120

VI.1.2. Các công trình thêm mới 120

VI.1.3. Chi phí thiết bị, hoá chất,

sử dụng năng lượng, nhân công và quản lý, vận hành 121

VI.1.4. Tổng kinh phí cải tạo, nâng cấp 121

VI.2. Phần sơ bộ thiết kế mới

hệ thống xử lý nước thải sản xuất giấy 122

 

Kết luận - Kiến nghị

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

 

doc125 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4786 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu cải tạo hệ thống xử lý nước thải sản xuất giấy tại công ty cổ phần giấy Vĩnh Huê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và dưới 10oC thì vi sinh vật sinh metan hầu như không hoạt động. Nguyên liệu là các loại nước thải có độ ô nhiễm cao (BOD từ 4000 – 5000 mg/l). Hàm lượng chất rắn của nguyên liệu cần có là 7 – 9% và cần phải khuấy trộn để phân bố đều chất dinh dưỡng và duy trì tỉ lệ COD : N : P = 350 : 5 : 1. Nguồn nitơ tốt nhất cho lên men metan là amon cacbonat và amon clorua với tỉ số N : C tối ưu là 1 : 12 đến 1 : 20. Môi trường pH là 6,6 – 7,5 là tối ưu. Duy trì độ kiềm đủ khoảng 1000 –1500 mg/l làm dung dịch đệm nhằm ngăn pH giảm xuống dưới 6,2. Các ion kim loại ảnh hưởng lớn đến hoạt động của vi sinh vật metan theo thứ tự giảm dần như sau : Cr > Cu > Zn > Cd > Ni. Nồng độ cho phép của những kim loại này là Cr : 690; Cu : 150 – 500; chì : 900; Zn : 690 và Ni : 73 (mg/l) à không có hàm lượng quá mức các kim loại nặng. Trong các quá trình kị khí, tốc độ tổng hợp tế bào thường chậm và cần một thời gian lưu lớn để loại BOD. Mỗi kg COD được loại ra sẽ sản sinh 0,1 – 0,35 m3 CH4. Bùn dư dao dộng trong khoảng từ 0,05 – 0,5 kg chất rắn khô trên mỗi kg COD được tách ra. Nếu tốc độ sinh metan lớn thì tốc độ sinh bùn sẽ chậm và ngược lại. Nhiệt độ tối ưu thường là 37oC. Hệ thống xử lý kị khí sử dụng năng lượng thấp hơn so với hiếu khí. Giai đoạn khởi động thường rất kéo dài nhưng một khi bùn đã thích nghi thì nó được lưu giữ trong một khoảng thời gian dài và quá trình có thể được bắt đầu lại một cách nhanh chóng. Hồ kị khí Hồ kị khí ra đời từ các hồ ổn định khi mà tải lượng hữu cơ ngày càng tăng. Trong hồ kị khí nồng độ oxy hoà tan phải giữ thấp. Chiều sâu hồ có ảnh hưởng rất lớn đến nồng độ oxy hoà tan. Thông thường chiều sâu hồ được kiến nghị ít nhất là 2,5m. Các tiêu chuẩn vận hành bình thường để hồ kị khí đạt được hiệu suất khử BOD là 75% là : tải trọng hữu cơ bằng 320g BOD/m3.ngày, thời gian lưu nước tối thiểu là 4 ngày và hồ làm việc ở nhiệt độ trên 25oC. Xử lý nước thải ở lớp bùn kị khí với dòng hướng lên (UASB – Upflow Anaerobic Sludge Blanket) hay còn gọi là “Lên men ở lớp bùn – ANAPULSE” Quy trình hoạt động Nước thải sau khi điều chỉnh pH theo ống dẫn vào hệ thống phân phối đều nước trên diện tích đáy bể. Nước thải đi từ dưới lên với vận tốc V = 0,6 – 0,9 m/h. Hỗn hợp bùn yếm khí trong bể hấp phụ chất hữu cơ hoà tan trong nước thải, phân huỷ và chuyển hoá chúng thành khí (70 – 80 % mêtan, 20 – 30% cacbonic). Bọt khí sinh ra bám vào hạt bùn cặn nổi lên trên làm xáo trộn và gây ra dòng tuần hoàn cục bộ trong lớp cặn lơ lửng. Hạt cặn nổi lên trên, va phải tấm chắn thì vỡ ra làm khí thoát lên trên và cặn rơi xuống dưới. Hỗn hợp bùn – nước đã tách hết khí đi vào ngăn lắng. Nước thải trong ngăn lắng tách bùn lắng xuống dưới đáy và được tuần hoàn lại vùng phản ứng yếm khí. Nước trong dâng lên trên được thu vào máng và theo ống dẫn sang bể làm sạch hiếu khí (làm sạch đợt 2). Khí thải theo dàn ống thu về bình chứa (Biogas) Phân bố bùn trong bể Bùn trong bể là sinh khối đóng vai trò quyết định trong việc phân huỷ và chuyển hoá chất hữu cơ. Bùn được hình thành 2 vùng rõ rệt trong bể phản ứng. Ở chiều cao khoảng ¼ bể tính từ đáy lên, lớp bùn hình thành do các hạt keo tụ nồng độ từ 5 – 7%. Trên lớp này là lớp bùn lơ lửng với nồng độ 1000 – 3000 mg/l bao gồm các bông cặn chuyển động giữa các lớp bùn đáy và bùn tuần hoàn từ ngăn lắng rơi xuống. Trên mặt tiếp giáp với pha khí, nồng độ bùn trong nước thấp nhất. Nồng độ cao của bùn hoạt tính trong bể cho phép bể làm việc với tải trọng chất hữu cơ cao. Để hình thành khối bùn hoạt tính đủ nồng độ, làm việc có hiệu quả đòi hỏi thời gian vận hành khởi động từ 3 – 4 tháng. Nếu cấy vi khuẩn tạo axit và vi khuẩn tạo metan trước (phân trâu bò tươi) với nồng độ thích hợp và vận hành với chế độ thuỷ lực ≤ ½ công suất thiết kế thì có thể rút ngắn thời gian khởi động từ 2 – 3 tuần. Cặn dư thừa định kì xả thải ra ngoài. Lượng cặn dư chỉ bằng 0,15 – 0,2 hàm lượng COD (bẳng ½ cặn sinh ra so với xử lý hiếu khí). Cặn xả ra ổn định có thể đưa đến thiết bị làm khô. Quá trình lắng Hỗn hợp vi sinh yếm khí phân huỷ chất hữu cơ trong bể ở tình trạng trộn lẫn giữa ba pha : khí, nước, bùn. Để đưa nước ra khỏi bể trước hết phải tách khí ra khỏi hỗn hợp bằng các tấm tách khí đặt nghiêng so với phương ngang ≥ 55oC. Sau khi tách khí, hỗn hợp bùn nước chảy với vận tốc 9 – 10 m/h vào ngăn lắng. Thể tích ngăn lắng tính theo thời gian lưu nước ≥ 1 giờ. Cặn rơi xuống đáy hình côn của ngăn lắng chảy qua khe trở lại ngăn phân huỷ yếm khí. Tổng chiều cao ngăn lắng là 2m, chiều cao phần lắng ≥1 m. III.3. Một số phương pháp xử lý dịch đen của quá trình nấu bột giấy. Ngoài một số phương pháp thường gặp như Cô đốt thu hồi hoá chất và nhiệt; Oxy hoá ướt có xúc tác thu hồi hoá chất; Tiền xử lý giảm thiểu lignin, màu, COD và điều chỉnh pH (Kết tủa lignin bằng axít, Kết tủa lignin bằng polime); Cô dung dịch đen;… phương pháp tận thu sản phẩm dịch đen để tạo ra vật liệu composit cũng có thể là hướng phát triễn khả thi cho vấn đề xử lý dịch đen trong quá trình nấu bột giấy. Phương pháp tận thu sản phẩm dịch đen để tạo ra vật liệu composit Cơ sở lý thuyết của phương pháp : Phân tử polyme của lignin được hình thành từ những monome, là các dẫn xuất của phenylpropan. Từ những vị trí α, β, γ các monome tổ hợp một cách ngẫu nhiên với nhau và hình thành mạng lưới cao phân tử. Tuỳ từng loại gỗ mà lignin có công thức cấu tạo khác nhau. Do lignin có nhóm OH phenol nên có khả năng tan dễ dàng trong môi trường kiềm. Do có các nhóm CH2OH và các nhóm phenol nên lignin có khả năng tham gia phản ứng tách nước và phản ứng thế vào vòng benzen. Đây chính là cơ sở của phương pháp điều chế nhựa Lignin – Phenol – Formandehit (LPF). Phản ứng tạo nhựa LPF trải qua hai giai đoạn : kết hợp và ngưng tụ. Ứng dụng trong xử lý nước thải dịch đen : Trong dịch đen, thành phần chủ yếu là lignin, các sản phẩm phân huỷ của lignin (chiếm hơn 50%) và một hàm lượng lớn xút dư. Căn cứ vào cơ chế tạo nhựa Phenol – Formandehit trong môi trường kiềm và những yếu tố thuận lợi có được trong dịch đen, ta có thể thay thế một phần phenol bằng lignin trong dịch này (không cần bổ sung thêm xút) để tạo ra nhựa LPF. Ngoài ra, không cần tách riêng nhựa này mà chỉ cần phối chế với mùn cưa và kể cả những tạp chất khác còn dư lại trong dịch đen có thể tạo thành một dạng dẻo như đất sét dùng để sản xuất các sản phẩm như tấm ván sàn, các chậu cây cảnh,… Sau đó chỉ cần sấy khô ở 150oC thì có thể thu được sản phẩm có chất liệu composit. Ưu điểm của phương pháp : Không cần phải tách lignin ra khỏi dung dịch đen nên giảm được các công đoạn trung hòa kiềm, lọc và tách à giảm giá thành sản phẩm. Tận dụng được lượng kiềm dư trong dịch đen để làm chất xúc tác mà không cần phải thêm kiềm, tận dụng một số chất trong dịch đen là chất độn để làm tăng các tính chất của nhựa. Nhựa tạo từ dịch đen thì độ bền uốn giảm nhưng tăng độ bền nén và độ bền va đập à có thể thay thế nhựa phenol formandehit cho những nhu cầu sử dụng khác nhau. CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY VĨNH HUÊ IV.1. Các nguồn phát sinh nước thải và đặc tính nước thải giấy Vĩnh Huê. IV.1.1.Các nguồn phát sinh: Bãi chứa lộ thiên Nước mưa nhiễm bẩn Nước thải ngâm (dịch đen) Nguyên liệu lồ ô Ngâm Ngiền nhão Rửa bột Bột giấy Xeo giấy Sản phẩm Nước mưa NaOH nước nước Nước thải rửa bột Nước thải rò rỉ Nước thải xeo Sơ đồ5. Sơ đồ các dòng thải chính ở công ty giấy Vĩnh Huê. Ngoài những nguồn phát sinh nước thải kể trên, nước thải sinh hoạt cũng góp phần đáng kể trong tổng lượng nước thải cần xử lý. Tất cả các loại nước thải kể trên khác biệt nhau không những về thành phần , tính chất, nồng độ các chất ô nhiễm mà còn cả về lưu lượng và chế độ xả thải. điều này sẽ gây nhiều khó khăn nhất định cho việc thiết lập các giải pháp kỹ thuật và công nghệ để xử lý ô nhiễm nước thải . Để có cơ sở phục vụ cho việc đánh giá tác động môi trường và tính toán, thiết lập các công nghệ xử lý nước thải chung cho công ty sau này, cần phân tích kỹ hơn về thành phần, tính chất, nồng đo , lưu lượng chế độ xả và tính toán tải lượng các chất ô nhiễm của từng loại nước thải ở công ty hoặc tổng tải lượng ô nhiễm hằng ngày . IV.1.2. Tính chất nước thải giấy công ty Dịch đen : nước thải tạo ra từ quá trình ngâm nguyên liệu bằng xút NaOH . Dịch đen có pH cao ( 10 – 13) và hàm lượng chất hữu cơ lớn, độ màu rất cao đôi khi lên đến 300.000 Pt-Co. Độ màu sinh ra là do sự khử lignin khỏi nguyên liệu thô. Định mức tiêu hao cho việc ngâm nguyên liệu đối với 1 tấn giấy sản phẩm vào khoảng 10 m3 nước. Nước thải trắng : loại nước thải tạo ra do quá trình rửa bột giấy và xeo giấy. Đây là loại nước thải phổ biến nhất trong công ty, chiếm hơn 80% tổng lưu lượng nước thải sản xuất. Nước thải này có COD khoảng 1680mg/l, SS từ 150 mg/l, N = 6,24 –118 mg/l, P =1,36 – 4,2mg/l, pH = 6.8 – 7.4, độ màu 3910 Pt-Co. Định mức tiêu hao đối với 1 tấn giấy khoảng 10 m3 nước. Nước thải rò rỉ : loại nước thải tách ra từ bột giấy trên sân chứa bột giấy thành phẩm . Tính chất của chúng gần giống như thành phần nước thải trắng nhưng có độ màu cao hơn . Tuy nhiên lượng nước này không lớn, thường thay đổi theo thời gian và lượng bột chứa trên sân. Nước thải sinh hoạt : ngoài các loại nước thải kể trên còn có một lượng nước thải của công nhân trong công ty. Loại nước này có thành phần và tính chất tương tự như các loại nước thải sinh hoạt khác . IV.1.3. Lưu lượng nước thải và yêu cầu chất lượng nước thải đầu ra : Lưu lượng nước thải.: khoảng 600 m3/ngày.đêm Nước thải dịch đen : khoảng 80 m3/ngày.đêm Nước thải xeo giấy : xả liên tục khoảng 420 m3 ngày đêm Nước rò rỉ : trung bình khoảng 3 m3 / ngày Nước thải sinh hoạt : (m3/ngàyđêm) N : số nhân viên trong công ty, N = 600 (người) Qtb : tiêu chuẩn thoát nước trung bình, Lấy qtb = 180 l/người.ngàyđêm Bảng 14. Tải lượng các chất ô nhiễm nước thải hằng ngày của công ty. STT Quá trình Lưu lượng m3/ngđ Nồng độ các chất ô nhiễm đặc trưng(mg/L) Tải lượng các chất ô nhiễm (kg/ngđ) PH COD SS pH COD SS 1 Ngâm 80 10,6 3100 2576 10,6 1860 1546 2 Xeo Giấy 420 6,8 1654 1660 6,8 992 996 3 Rò Rỉ 3 6,4 1654 1800 6,4 992 1080 4 Sinh Hoạt 108 7,5 160 453 7,5 96 272 Mức độ yêu cầu trong quá trình xử lý nước thải.: Suối Nhum nằm ở phía đông của Công ty Cổ phần Giấy Vĩnh Hue âlà nguồn tiếp nhận nước thải của một số các công ty dọc theo con suối (kể cả công ty Vĩnh Huê) và cộng đồng dân cư sinh sống trong vùng. Thực tế cho thấy con suối này ở trong tình trạng ô nhiễm khá nặng và hằng ngày, hằng giờ vẫn phải tiếp nhận rất nhiều loại nước thải, rác thải chưa được xử lý hoặc còn xử lý rất hạn chế . Vấn đề ô nhiễm được biểu hiện rất rõ bằng những cách nhìn nhận rất khách quan : nước có màu nâu sẫm xen lẫn các màu vàng và rất nhiều những cặn lơ lửng . Chúng không chỉ dừng lại ở chỗ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư sinh sống ở khu vực mà còn có khả năng hủy diệt các loài thủy sinh khu vực, làm mất vẻ mỹ quan đô thị. Do vậy cần phải có các biện pháp xử lý nhằm làm giảm thiểu các chất ô nhiễm có trong nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận này. Căn cứ vào bộ tiêu chuẩn Việt Nam năm 2001 (TCVN 6984 : 2001 Chất lượng nước – Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vực nước sông dùng cho mục đích bảo vệ thủy sinh) để đưa ra các mức độ cần thiết yêu cầu trong quá trình xử lý nước thải. Với lưu lượng suối : < 50m3/s ; lượng nước thải ra là : F1 < 500 m3/ngày, giá trị giới hạn của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sau xử lý như sau : SS (mg/l) < 100 BOD (mg/l) < 30 COD (mg/l) < 60 PH 6 – 8,5 Tổng coliform (MPN/100 ml) < 5000 IV.2. Hiện trạng hệ thống xử lý của Công ty Cổ phần Giấy Vĩnh Huê Bảng 15. Số liệu từ phân tích mẫu nước thải đầu vào của công ty Vĩnh Huê Ngày Nước thải đầu vào 25/10 27/10 30/10 01/11 02/11 12/11 16/11 TCVN 6984:2001 MLSS (mg/l) 234 1660 984 544 356 436 544 < 100 COD (mg/l) 640 1505 1075 1128 1995 1453 2710 < 60 BOD (mg/l) 512 1201 860 902 1197 1162 2168 < 30 Ph xác định tại các công trình trong hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy giấy Vĩnh Huê nằm trong khoảng : 6,68 – 8,75 6 – 8,5 Qua bảng trên, ta có thể thấy ngoài giá trị pH là có thể chấp nhận được thì các thông số còn lại có độ chênh lệch rất cao so với tiêu chuẩn xả thải TCVN 6984 : 2001. Đáng chú ý nhất là lượng BOD và COD cao hơn tiêu chuẩn rất nhiều lần. Do vậy cần chú ý đến các công trình sinh học để xử lý các thông số trên đây. Bên cạnh đó, lượng cặn lơ lửng cũng khá cao và có thể ảnh hưởng đến quá trình xử lý sinh học trong toàn bộ hệ thống. Vì vậy cần xử lý lượng cặn lơ lửng này bằng các công trình xử lý như song chắn rác, bể lắng sơ bộ trước khi tiến hành xử lý sinh học. Tổng quan hệ thống xử lý nước thải giấy của công ty Vĩnh Huê Hệ thống này bao gồm các giai đoạn chính : giai đoạn tiền xử lý, giai đoạn hoá lý và giai đoạn sinh học. Giai đoạn tiền xử lý : công trình bể chứa Bể chứa được chia làm 4 ngăn thông nhau đóng vai trò điều hoà lưu lượng nước thải và lắng một phần các cặn lớn lơ lửng trong nước thải. Giai đoạn hoá lý bao gồm các công trình sau : bồn trộn hoá chất keo tụ, ống phản ứng xoáy hình trụ kết hợp với lắng đợt 1. Bồn trộn hoá chất (1000 lít) : nhằm trộn dung dịch chất keo tụ (polyaluminiumchloride PAC) với nước thải từ bể điều hoà. Bồn này sử dụng motor giảm tốc có công suất 1 Hp và cánh khuấy bằng inox (chiều dài cánh khuấy 420 mm) để khuấy trộn hoá chất. Khi chất keo tụ cho vào nước thải, các hạt keo trong nước tương tác với nhau, kết cụm lại hình thành các bông cặn lớn, dễ lắng. Và trong quỹ đạo lắng của mình, các bông cặn sẽ bắt giữ những hạt keo khác rồi tiếp tục lắng xuống. Bể lắng đợt 1 (gồm 2 bể hoạt động song song): bể lắng đứng kết hợp với ống phản ứng xoáy hình trụ (bằng thép dày 3 mm). Ống phản ứng đặt sau bồn trộn hoá chất có nhiệm vụ hoàn thành nốt quá trình keo tụ, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp xúc và kết dính giữa các hạt keo với cặn bẩn. Bể lắng sẽ lắng giữ lại các hạt bông cặn tạo thành từ bể phản ứng xoáy hình tròn. Giai đoạn sinh học : bao gồm các công trình bể vi sinh hiếu khí và bể lắng đợt 2. Bể vi sinh hiếu khí : bể được xây theo dạng aerotank nhiều bậc và được chia làm 2 ngăn, ngăn cách bằng tường dọc không kéo dài tới cạnh đối diện. Nước thải chảy nối tiếp theo chiều hành lang. Hệ thống cấp khí được đặt dọc theo thành bể với tống số ống thông khí là 58 ống được đặt so le nhau theo thứ tự một ống ngắn (sục khí sát thành bể) và một ống dài (sục khí gần thành vách ngăn). Nhiệm vụ của bể này là xử lý các chất cặn hữu cơ dễ phân huỷ có trong nước thải bằng quá trình hoạt động của các vi sinh vật hiếu khí. Bể lắng đợt 2 (gồm 2 bể hoạt động song song): bể lắng đứng đóng vai trò lắng các hạt cặn từ công trình vi sinh hiếu khí, làm trong nươc thải đạt tiêu chuẩn xả thải ra ngoài hoặc tuần hoàn lại cho quá trình sản xuất giấy. Sơ đồ 6. Dây chuyền công nghệ hiện có tại nhà máy giấy Vĩnh Huê Thuyết minh dây chuyền công nghệ Nước thải.tập trung của nhà máy được cho chảy vào Bể chứa. Tại.bể này lưu lượng nước thải.được điều hoà ổn định ( vì nước thải.trong quá trình sản xuất thường có lưu lượng không đều nhau ở các thời.điểm khác nhau trong cùng một ngày mà các công trình xử lý phía sau lại.cần một lưu lượng ổn định ) Sau đó, nước thải từ bể chứa được bơm tự động lên Bồn Trộn Hoá Chất. Trong bồn, nước thải.được trộn đều với.dung dịch phèn nhôm (dung dịch phèn nhôm được dùng để keo tụ các bột giấy tạo thành bông cặn ) Từ bể trộn hố chất, nước thải tự chảy vào Bể Phản ứng (dạng hình trụ). Tại.bể này sẽ xảy ra phản ứng tạo bông cặn. Sau đó, nước thải tiếp tục chảy qua Bể Lắng 1 để tạo điều kiện cho các bông cặn lắng xuống đáy bể. Cặn lắng trong bể lắng 1 sẽ được bơm tự động qua Sân Phơi Bùn. Nước thải.từ bể lắng 1 tiếp tục tự chảy qua Bể Sinh Học Hiếu Khí. Trong bể có một hệ thống các đường ống cung cấp khí khuếch tán từ dưới.lên nhằm cung cấp oxy tạo điều kiện cho các vi sinh vật hiếu khí trong bể oxy hoá hầu hết các hợp chất hữu cơ có trong nước thải. Phản ứng cơ bản : Tế bào vi sinh + chất hữu cơ + O2 à Tế bào mới. + CO2 + H2O Nước từ bể sinh học lại.tự chảy qua bể lắng 2. Bùn vi sinh có trong nước thải.sẽ lắng xuống đáy (nước sau lắng được xả ra ngoài; lượng bùn vi sinh ở bể lắng 2 : một phần được bơm tuần hoàn vào bể sinh học, một phần bơm qua sân phơi bùn. Có thể sử dụng bùn từ sân phơi bùn làm phân bón trồng cây) . IV.2.1. Tình trạng hoạt động của các thiết bị và công trình Các thiết bị sử dụng trong hệ thống nhìn chung đã qua sử dụng nhiều năm trong môi trường chưa được bảo quản tốt nên thường hay hỏng hóc (đặc biệt là các máy bơm để bơm nước thải vào các công trình xử lý và bơm bùn dư ra ngoài) gây ảnh hưởng đến hoạt động chung của cả hệ thống. Tình trạng của các công trình trong hệ thống xử lý vẫn còn tốt, và vừa được tu sửa bảo quản, nâng cấp hệ thống đường đi và bố trí cây xanh. Tuy nhiên, ở các bể điều hoà do là hầm hố đã có lâu năm nên đã có một số biểu hiện xuống cấp nhất định, đặc biệt là phần đường để nhân viên đi lại, làm việc trên bể (là thành bể dày khoảng 20cm) đã bị nứt vỡ nhiều chỗ không đảm bảo an toàn. IV.2.2. Đánh giá nhận xét về hoạt động và hiệu quả xử lý nước thải Bảng 16. Số liệu từ phân tích mẫu nước thải đầu ra của công ty Vĩnh Huê Ngày Nước thải đầu ra 25/10 27/10 30/10 01/11 02/11 12/11 16/11 TCVN 6984:2001 SS (mg/l) 42 275 76 80 67 208 28 < 100 COD (mg/l) 192 125 124 156 306 146 480 < 60 BOD (mg/l) 112 76 83 99 62 87 302 < 30 PH xác định tại các công trình trong hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy giấy Vĩnh Huê nằm trong khoảng : 6,68 – 8,75 6 – 8,5 Qua bảng kết quả nước thải sau xử lý ở trên, lượng BOD và COD tuy có giảm xuống đáng kể nhưng vẫn còn khá cao và vượt tiêu chuẩn từ 2 đến 10 lần. Điều này chứng tỏ quá trình vận hành của các công trình trong hệ thống chưa đạt hiệu quả. Hiệu suất xử lý của từng công trình trong hệ thống. Giai đoạn xử lý sơ bộ : bể chứa (đóng vai trò điều hoà lưu lượng và lắng một phần cặn lắng lơ lửng) Bảng 17. Hiệu suất xử lý SS : Ngày 25/10 27/10 30/10 01/11 02/11 12/11 16/11 SS đầu vào bể(mg/l) 234 1660 984 544 356 879 544 SS đầu ra bể (mg/l) 168 1515 516 501 237 436 395 Hiệu suất xử lý (%) 28 9 48 8 33 50 27 Hiệu suất xử lý trung bình (%) 29 Giai đoạn hoá lý : (bồn trộn hoá chất, ống phản ứng xoáy hình trụ và bể lắng đợt 1) Hiệu suất xử lý của bể lắng 1 : Bảng18. Hiệu suất xử lý SS của bể lắng 1 Ngày 25/10 27/10 30/10 01/11 02/11 12/11 16/11 SS đầu vào bể (mg/l) 168 1515 516 501 237 436 395 SS đầu ra bể (mg/l) 105 1201 324 124 116 236 132 Hiệu suất xử lý (%) 38 21 37 75 51 46 67 Hiệu suất xử lý trung bình (%) 48 Bảng 19. Hiệu suất xử lý COD của bể lắng 1 Ngày 25/10 27/10 30/10 01/11 02/11 12/11 16/11 COD đầu vào bể (mg/l) 640 1505 770 504 1230 1453 2710 COD đầu ra bể (mg/l) 320 501 690 252 462 748 1443 Hiệu suất xử lý (%) 50 67 10 50 62 49 47 Hiệu suất xử lý trung bình (%) 48 Giai đoạn sinh học : (bể vi sinh hiếu khí và bể lắng đợt 2) SS đầu ra của bể lắng 2 : 28 – 275 Ngày 25/10 27/10 30/10 01/11 02/11 12/11 16/11 SS đầu ra (mg/l) 42 275 76 80 67 208 28 Bảng 20. Hiệu suất xử lý COD của khối công trình vi sinh hiếu khí và lắng 2 Ngày 25/10 27/10 30/10 01/11 02/11 12/11 16/11 COD đầu vào khối công trình (mg/l) 320 501 690 252 462 748 1443 COD đầu ra khối công trình (mg/l) 192 125 124 188 184 146 481 Hiệu suất xử lý (%) 40 75 82 25 60 80 67 Hiệu suất xử lý trung bình (%) 61 Đánh giá hiệu quả xử lý chung của hệ thống Bảng 21. Hiệu suất xử lý SS của hệ thống Ngày 25/10 27/10 30/10 01/11 02/11 12/11 16/11 SS đầu vào hệ thống (mg/l) 234 1660 984 544 356 879 544 SS đầu ra hệ thống (mg/l) 42 275 76 80 67 208 28 Hiệu suất xử lý (%) 82 83 92 85 81 76 95 Hiệu suất xử lý trung bình (%) 85 Bảng 22. Hiệu suất xử lý COD của hệ thống Ngày 25/10 27/10 30/10 01/11 02/11 12/11 16/11 COD đầu vào hệ thống (mg/l) 640 1505 770 504 1230 1453 2710 COD đầu ra hệ thống (mg/l) 192 125 124 188 184 146 481 Hiệu suất xử lý (%) 70 92 84 63 85 90 82 Hiệu suất xử lý trung bình (%) 81 Hiệu suất xử lý của toàn hệ thống nhìn chung khá cao song chất lượng nước thải đầu ra vẫn còn cao rất nhiều so với tiêu chuẩn xả thải 2001 được đề cập ở trên. Như vậy để có thể đạt được mức phù hợp với tiêu chuẩn xả thải TCVN 6894:2001 thì cần phải xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý và hoàn thiện các thông số vận hành của hệ thống. IV.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý có thể kể ra như sau : Về dây chuyền công nghệ : Với lưu lượng nước thải hiện nay là khá lớn và tính chất nước thải đầu vào thường không ổn định thì hệ thống không đáp ứng được các yêu cầu xử lý và tiêu chuẩn xả thải sau xử lý Bể lắng đợt 1 có hiện tượng quá tải, rất nhiều váng bùn và đám cặn bùn nổi lên tràn cả ra máng thu. Phía bên thành bể giáp với bể lắng đợt 2 có một đường ống (đường kính khoảng 60mm) thông từ bồn trộn hoá chất sang bể lắng đợt 2 để nước thải tràn qua khi bể lắng 1 bị quá tải à ảnh hưởng đến chất lượng nước thải đầu ra và gây xáo trộn quy trình công nghệ. Ở bể vi sinh hiếu khí thường xuyên xuất hiện nhiều váng bọt trên mặt bể làm cản trở khả năng tiếp xúc không khí của nước. Chỉ số SVI : 139 – 196 ml/g à Nồng độ bùn cực đại tuần hoàn : XR = 106 x SVI-1 = 5102 – 7194 (mg/l) Ở bể lắng đợt 2, có hiện tượng các đám bông cặn nổi lên là do vi khuẩn dạng sợi lông filamentous (có tỉ trọng bằng tỉ trọng của nước) phát triển mạnh, kết thành đám thu các bọt khí và nổi lên mặt. Hiện tượng này có thể là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoi2512.doc
  • dwgBE LANG NGANG.dwg
  • docBIA.DOC
  • dwgLoc ap luc.dwg
  • docMucluc.doc
  • docNhiem vu do an.doc
  • bakSodoMatBang.bak
  • dwgSodoMatBang.dwg
  • dwgSoDoMatBang2.dwg
  • pdfTCVN_6980_01-nt sinh hoct.pdf
  • pdfTCVN_6984_01.pdf
  • pdfTCVN_6985_01.pdf
  • doctrangdau.doc
  • bakUASB_KHOI.bak