Đồ án Nghiên cứu cấu trúc mạng GPRS trên nền mạng thông tin di động GMS thế hệ thứ hai

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU. 1

 

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG GSM

I. Giới thiệu về mạng thông tin di động GSM.3

1 - Hệ thống thông tin di động toàn cầu (GSM).3

2 - Các chức năng của hệ thống GSM.5

3 - Băng tần sử dụng trong hệ thống thông tin di động GSM.7

4 - Phương pháp truy nhập trong thông tin di động. 8

II. Cấu trúc hệ thống thông tin di động GSM.9

1 - Cấu trúc hệ thống.9

2 - Chức năng các phần tử trong mạng GSM.11

2.1 - Phân hệ chuyển mạch SS.11

2.2 - Phân hệ trạm gốc BSS.14

2.3 - Hệ thống khai thác và hỗ trợ OSS.15

2.4 - Trạm di động MS.15

III. Mạng báo hiệu và các khía cạnh mạng.16

1 - Các giao thức báo hiệu trong hệ thống GSM.16

2 - Các giao diện trong hệ thống GSM.19

3 - Các khía cạnh mạng.20

3.1 - Quản lý tài nguyên vô tuyến.20

3.2 - Quản lý di động.22

3.3 - Quản lý truyền thông.23

IV. Giao tiếp vô tuyến.24

1 - Khái niệm về các kênh vô tuyến .24

1.1 - Kênh vật lý.25

1.2 - Kênh logic.26

2 - Sắp xếp các kênh logic ở các kênh vật lý.28

V. Các dịch vụ trong GSM.29

1 - Dịch vụ thoại.29

2 - Dịch vụ số liệu.30

3 - Dịch vụ bản tin ngắn.30

4 - Các dịch vụ phụ.31

VI. Kết luận.31

CHƯƠNG II: CÁC ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CHỨC NĂNG MẠNG GPRS

I. Giới thiệu.33

1- GPRS là gì?.33

2- Các đặc điểm của mạng GPRS.35

3- Một số ứng dụng của GPRS.38

4- Các điểm khác nhau của mạng GPRS với GSM.39

II- Kiến trúc tổng quan.40

1- Các giao diện và điểm tham chiếu.40

2- Các phần tử trong mạng GPRS.43

3- Cấu trúc giao thức GPRS.47

III. Các chức năng của GPRS.49

1- Các chức năng điều khiển truy nhập mạng.49

2- Chức năng định tuyến và truyền dẫn gói.52

3- Các chức năng quản lý di động.55

3.1- Các trạng thái của MS.55

3.2- Chức năng gán/tách GPRS (GPRS attach/detach).57

3.3- Chức năng bảo mật.58

3.4- Chức năng quản lý vị trí.59

3.5- Chức năng quản lý thuê bao.60

4- Các chức năng quản lý kênh kết nối logic.60

5- Các chức năng quản lý nguồn tài nguyên vô tuyến.61

5.1- Chức năng quản lý Um.61

5.2- Chức năng lựa chọn cell.61

5.3- Chức năng Um – Tranx.61

5.4- Chức năng quản lý đường kết nối.62

6- Quản lý mạng.62

CHƯƠNG III: CÁC THỦ TỤC TRAO ĐỔI BÁO HIỆU TRONG MẠNG GPRS

I. Giao thức GTP.63

1- Giới thiệu.63

2- GTP Header.64

II. Các bản tin báo hiệu.68

1- Các bản tin quản lý đường kết nối (Path Management).68

2- Các bản tin quản lý Tunnel (Tunnel Management).68

2.1- Yêu cầu/ Đáp ứng khởi tạo PDP context.69

2.2- Yêu cầu/Đáp ứng cập nhật PDP context.69

2.3- Yêu cầu/Đáp ứng xoá PDP context.70

2.4- Yêu cầu/ Đáp ứng khởi tạo AA PDP context.70

2.5- Yêu cầu/ Đáp ứng xóa AA PDP context.70

2.6- Dấu hiệu lỗi.71

2.7- Yêu cầu khai báo PDU.71

3- Các bản tin quản lý vị trí.72

3.1- Gửi thông tin định tuyến đối với yêu cầu/Đáp ứng của GPRS.72

3.2- Yêu cầu/Đáp ứng báo lỗi.73

3.3- Yêu cầu/Đáp ứng khai báo vị trí hiện tại của MS.73

4- Các bản tin quản lý di động (Mobile Management).73

4.1- Yêu cầu/Đáp ứng nhận dạng.73

4.2- Yêu cầu/Đáp ứng Context của SGSN.74

4.3- SGSN Context Acknowledge.74

5- Các phần tử thông tin.75

III. Báo hiệu giữa GSN và các phần tử khác trong mạng.79

1- Các giao thức của báo hiệu số 7.80

2- Các đường báo hiệu giữa GSN và các phần tử trong mạng.82

IV. Kết luận.85

CHƯƠNG IV: TRIỂN KHAI GPRS TRÊN MẠNG

THÔNG TIN DI ĐỘNG GSM VIỆT NAM

I. Đánh giá hiện trạng và nhu cầu.86

1. Cấu trúc mạng.86

1.1- Cấu trúc mạng VMS.86

1.2- Cấu trúc mạng vinaphone.87

2. Dịch vụ.87

3. Số lượng thuê bao của mạng.88

4. Đánh giá nhu cầu.88

II. Một số đề xuất triển khai dịch vụ GPRS.89

1. Những vấn đề liên quan đến dung lượng khi triển khai dịch vụ số liệu

trên mạng GSM.89

2. Triển khai dịch vụ GPRS.90

2.1- Các phương án chia dung lượng.90

2.2- Cấu hình mạng khi triển khai dịch vụ GPRS.92

KẾT LUẬN.95

PHỤ LỤC 1: Các từ viết tắt.96

PHỤ LỤC 2: Tài liệu tham khảo.105

 

 

 

 

 

doc110 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2644 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu cấu trúc mạng GPRS trên nền mạng thông tin di động GMS thế hệ thứ hai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trục là mạng IP cơ sở. Có hai loại mạng đường trục GPRS: Mạng đường trục PLMN cục bộ (Intra-PLMN Backbone Network): là mạng IP liên kết nối các GSN trong cùng một mạng PLMN. Mạng đường trục PLMN liên mạng (Inter-PLMN Backbone Network): Là mạng IP liên kết nối các GSN trong các mạng PLMN khác nhau. Mạng Intra-PLMN Backbone là một mạng IP riêng biệt chỉ dành cho dữ liệu và báo hiệu GPRS. Mạng IP riêng biệt là mạng IP mà sử dụng một cơ chế điều khiển truy nhập nào đó để đạt được mức bảo mật theo yêu cầu. Hai mạng Intra-PLMN Backbone được kết nối qua giao diện Gp sử dụng Border Gateway (BG) với một mạng Inter-PLMN. Mạng Inter-PLMN Backbone được lựa chọn theo yêu cầu chuyển vùng (roaming), bao gồm chức năng bảo mật BG. Thông thường BG bao gồm một firewall có chức năng bảo vệ mạng và một bộ định tuyến (router) phục vụ việc lựa chọn mạng. BG không được định nghĩa trong phạm vi mạng GPRS. Inter-PLMN Backbone là một mạng IP cơ sở, ví dụ mạng IP cá nhân hay mạng Internet công cộng sử dụng kênh thuê riêng (leased line). Hình II.3: Mạng đường trục PLMN MSC/HLR HLR được nâng cấp, chứa các thông tin định tuyến và dữ liệu thuê bao GPRS. HLR có thể truy nhập với SGSN qua giao diện Gr và với GGSN qua giao diện Gc. Đối với việc roaming của MS, cần có HLR nằm trong mạng PLMN khác với mạng PLMN hiện thời của SGSN. Toàn bộ các thuê bao MS đều sử dụng HLR nằm trong mạng chủ PLMN (HPLMN). MSC/ VLR có thể được cải tiến nhằm tăng tính hiệu quả trong việc phối hợp các dịch vụ GPRS với các dịch vụ phi GPRS, cũng như cải thiện chức năng bằng việc sử dụng giao diện Gs, trong đó nó sử dụng các thủ tục BSSAP+ là một phần thủ tục BSSAP thông thường. SMS-GMSC và SMS-IWMSC Việc nhắn tin cuộc gọi chuyển mạch kênh có thể được thực hiện hiệu quả hơn thông qua SGSN, như vậy nó có thể kết hợp việc cập nhật dữ liệu vị trí cho cả các thuê bao GPRS và non-GPRS. SMS-GMSC và SMS-IWMSC được kết nối tới SGSN cho phép MS gửi và nhận SM qua các kênh vô tuyến GPRS. Máy di động GPRS (GPRS MS) GPRS MS có thể hoạt động trong 3 lớp tuỳ vào dịch vụ mà MS sử dụng và khả năng hoạt động của MS. Lớp A: MS sử dụng đồng thời dịch vụ GPRS và dịch vụ chuyển mạch kênh GSM. Ví dụ: tại cùng một thời điểm nó có khả năng thực hiện các cuộc gọi GSM thông thường đồng thời tiếp nhận dữ liệu GPRS. Lớp B: MS khai báo sử dụng đồng thời dịch vụ GPRS và dịch vụ GSM, nhưng MS chỉ có thể sử dụng một dịch vụ tại một thời điểm. Lớp C: MS chỉ sử dụng dịch vụ GPRS. 3. Cấu trúc giao thức GPRS Truyền dẫn trong GPRS bao gồm một cấu trúc giao thức phân lớp, cung cấp việc chuyển giao thông tin người sử dụng theo các thủ tục điều khiển chuyển giao thông tin (điều khiển luồng, phát hiện, sửa lỗi). Hệ thống GPRS đưa ra một tập hợp các giao thức mới so với GSM. Việc kết nối giữa các phần tử mạng mới được thực hiện với các giao thức mới riêng của GPRS. Tuy nhiên, GPRS triển khai trên nền mạng GSM nên một số giao thức vốn có của GSM vẫn được dùng tại các lớp thấp trong phân lớp giao thức. GSM RF là lớp vật lý thông thường của GSM. RLC (điều khiển liên kết vô tuyến): cho phép thiết lập một đường kết nối vô tuyến tới các lớp cao hơn (đủ độ tin cậy). MAC (điều khiển truy nhập): kiểm soát việc cấp phát và ghép kênh, RLC và MAC kết hợp tạo thành giao thức lớp 3 của giao diện Um. LLC (điều khiển kết nối logic): thiết lập một liên kết logic (có tính bảo mật và tin cậy) giữa MS và SGSN với các lớp trên. Nó hoàn toàn độc lập với các giao thức lớp thấp. Lớp LLC có hai kiểu chuyển giao: acknowledged và unacknowledged. LLC mang cả các gói SNDCP, SMS và báo hiệu. SNDCP (giao thức chuyển đổi độc lập nhân mạng): thực hiện sắp xếp và nén giữa lớp mạng và các lớp thấp. Nó cũng thực hiện chức năng phân đoạn, tập hợp và ghép kênh. IP (giao thức Internet): là giao thức mạng đường trục GPRS được sử dụng để định tuyến dữ liệu người sử dụng và điều khiển báo hiệu. Mạng đường trục GPRS ban đầu dựa trên giao thức IP version.4, sau sử dụng IP version.6. Relay (chuyển tiếp): trong hệ thống trạm gốc, chức năng này chuyển các PDU (đơn vị dữ liệu gói) điều khiển kênh logic giữa các giao diện Um và Gb. Trong SGSN, chức năng này chuyển các PDU giữa các giao diện Gb và Gn. BSSGP (giao thức GPRS của hệ thống trạm gốc): lớp này thực hiện chức năng định tuyến và vận chuyển thông tin về QoS giữa BSS và SGSN. BSSGP không thực hiện chức năng sửa lỗi. NS (dịch vụ mạng): lớp này thực hiện việc truyền dẫn các BSSGP PDU qua giao diện Gb, có chức năng dự phòng phân tải cho phần Relay. NS dựa trên kết nối Frame Relay giữa BSS và SGSN, có thể qua nhiều hop và qua một mạng gồm nhiều nút chuyển mạch Frame Relay. L1 bis, L1 và L2: là giao thức OSI lớp 1 tuỳ thuộc vào nhà sản xuất thiết bị. TCP/UDP: mang các GTP PDU trong GPRS backbone dành cho các giao thức cần một kênh dữ liệu tin cậy (X.25). UDP mang các GTP PDU dành cho các giao thức không cần kênh dữ liệu tin cậy (IP). TCP cung cấp chức năng điều khiển luồng và bảo vệ chống suy hao và gián đoạn các GTP PDU. GTP: giao thức này tạo tunnel (đường hầm) cho dữ liệu người sử dụng và báo hiệu giữa các GSN trong GPRS backbone. Các GDP PDU sẽ được đóng gói bởi GTP. Các chức năng của GPRS Phần này đưa ra các chức năng logic được thực hiện trong mạng GPRS. Trong đó một nhóm chức năng lại gồm nhiều chức năng riêng biệt. Các chức năng điều khiển truy nhập mạng Các chức năng chuyển giao và định tuyến gói Các chức năng quản lý di động Các chức năng quản lý kênh logic Các chức năng quản lý tài nguyên vô tuyến Các chức năng quản lý mạng 1- Các chức năng điều khiển truy nhập mạng Truy nhập mạng là một phương thức mà một người sử dụng kết nối với mạng để có thể sử dụng các dịch vụ và các phương tiện của mạng đó. Giao thức truy nhập là một tập xác định các thủ tục cho phép khai thác các dịch vụ và phương tiện mạng. Người sử dụng truy cập GPRS có thể từ bên di động hoặc bên cố định của mạng GPRS. Giao diện phía mạng cố định có thể hỗ trợ nhiều giao thức truy nhập tới các mạng dữ liệu ngoài (X.25, IP). Phần quản lý của mỗi PLMN có thể yêu cầu các thủ tục điều khiển truy nhập riêng cho phép người truy nhập mạng hay giới hạn thuê bao sử dụng các dịch vụ. Ngoài việc truyền dẫn dữ liệu theo chuẩn PTP (điểm-điểm), PTM (điểm-đa điểm) GPRS hỗ trợ thêm loại truy nhập ngầm định (anonymous) tới mạng. Dịch vụ này cho phép MS trao đổi các gói dữ liệu với host xác định trước được đánh địa chỉ bởi các giao thức liên mạng đã được xác định. Tuy nhiên chỉ có một số địa chỉ đích PDP nhất định sử dụng trong dịch vụ này. IMSI hoặc IMEI sẽ không được sử dụng khi truy nhập mạng do bảo mật ngầm định cao. Do đó các chức năng nhận thực và mã hoá không được xét trong kiểu truy nhập ngầm định. Chức năng đăng ký (Regitration Function) Đăng ký là phương thức mà người sử dụng dùng IP Mobile (nhận dạng di động) để liên kết với các giao thức và địa chỉ của gói dữ liệu trong mạng PLMN cũng như liên kết với các điểm truy nhập ra mạng PDP ngoài. Kết nối này có thể là liên kết tĩnh (được lưu trữ trong HLR), hoặc động (được ấn định theo yêu cầu cần thiết). Chức năng nhận thực và cấp phép (Authentication and Authoisation Fuction) Chức năng này thực hiện việc nhận dạng và nhận thực người yêu cầu dịch vụ, hợp thức hoá loại yêu cầu dịch vụ để đảm bảo rằng thuê bao được phép sử dụng các dịch vụ mạng. Chức năng nhận thực được thực hiện kết hợp với chức năng quản lý di động. Chức năng điều khiển tiếp nhận (Admission Control Function) Mục đích của điều khiển tiếp nhận là xác định các tài nguyên mạng nào cần cung cấp theo đúng yêu cầu chất lượng dịch vụ (QoS). Nếu các tài nguyên này được phép thì nó phải tiến hành đặt trước. Điều khiển tiếp nhận được thực hiện kết hợp với các chức năng quản lý tài nguyên vô tuyến của mạng để đảm bảo những yêu cầu sử dụng tài nguyên vô tuyến trong mỗi cell. Chức năng giám sát bản tin (Message Screening Function) Chức năng này được thực hiện bởi chức năng lọc gói tin trong các rounter và các firewall cho phép truyền hay loại bỏ các bản tin không hợp lệ, tránh sự xâm nhập trái phép từ bên ngoài. Chức năng tương thích đầu cuối (Packet Terminal Adaptation Function) Chức năng này thực hiện thích ứng các gói dữ liệu nhận từ (truyền tới) thiết bị đầu cuối với phương thức truyền qua mạng GPRS. Chức năng thu thập dữ liệu tính cước (Charging Data Collect Function) Chức năng này thu thập các dữ liệu cần thiết để tính cước thuê bao hoặc tính cước lưu lượng. Cước phí được tính bằng số lượng byte sử dụng, khác với tính theo thời gian kết nối trong mạng GSM. Thông tin tính cước do các SGSN và các GGSN thu thập. SGSN lưu thông tin tính cước của mỗi thuê bao liên quan tới việc sử dụng mạng vô tuyến; trong khi GGSN lưu các thông tin tính cước liên quan tới việc dùng mạng dữ liệu bên ngoài của mỗi thuê bao. Trên cơ sở đó, nhà khai thác mạng GPRS sẽ sử dụng các thông tin này để tạo ra hoá đơn tính cước cho từng thuê bao. Thông tin tính cước tối thiểu mà SGSN thu thập bao gồm các thông tin sau: Mức độ sử dụng giao diện vô tuyến: thông tin tính cước về số lượng dữ liệu được truyền theo hướng MS phát đi và MS thu về, được phân loại theo QoS và các giao thức người sử dụng. Mức độ sử dụng địa chỉ giao thức gói dữ liệu: thông tin tính cước ghi lại thời gian MS sử dụng các địa chỉ giao thức gói dữ liệu PDP của MS. Mức độ sử dụng tài nguyên chung của GPRS: thông tin tính cước sẽ mô tả mức độ sử dụng của thuê bao đối với các tài nguyên khác nhau có liên quan tới GPRS cũng như các hoạt động trong mạng GPRS của MS. Vị trí của MS: các thông tin về HPLMN, VPLMN và có thể thêm các thông tin vị trí với độ chính xác cao hơn. Thông tin tính cước tối thiểu mà GGSN thu thập bao gồm các thông tin tính cước sau: Địa chỉ đích và nguồn của thông tin trao đổi: trong đó mức độ chính xác của thông tin này được xác định bởi nhà khai thác GPRS. Mức độ sử dụng mạng dữ liệu ngoài: các thông tin về khối lượng dữ liệu gửi đi và nhận từ các mạng dữ liệu ngoài. Mức độ sử dụng các địa chỉ giao thức dữ liệu gói: thông tin tính cước lưu lại thời gian MS sử dụng các địa chỉ giao thức dữ liệu gói PDP của MS. Vị trí của MS: các thông tin về HPLMN, VPLMN và có thể thêm các thông tin vị trí với độ chính xác cao hơn. 2- Chức năng định tuyến và truyền dẫn gói “Tuyến”: được định nghĩa gồm các nút yêu cầu sử dụng cho truyền tải các bản tin trong cùng một mạng hoặc giữa các mạng PLMN. Một tuyến phải có nút gốc (phát bản tin), có hoặc không có các nút chuyển tiếp và một nút đích (nhận bản tin). “Định tuyến”: là quá trình xác định và sử dụng một số nguyên tắc thích hợp để lựa chọn tuyến sẽ truyền một bản tin trong một mạng hoặc giữa các mạng PLMN. Chức năng chuyển tiếp (Relay Function) Chức năng chuyển tiếp là một phương thức mà một nút mạng chuyển các đơn vị dữ liệu gói PDU nhận được từ một nút rồi chuyển tới một kênh đầu ra thích hợp cho nút tiếp theo trong tuyến. SGSN và GGSN gán thêm số thứ tự vào các PDU. SGSN có thể sắp xếp lại các PDU trước khi chuyển tới SNDCP; GGSN có thể sắp xếp lại các PDU trước khi truyền tới điểm tham chiếu Gi. Chức năng định tuyến (Rounting Function) Chức năng định tuyến sử dụng địa chỉ đích trong bản tin để xác định nút nhận bản tin và sử dụng các dịch vụ lớp dưới để đưa các bản tin này tới GSN. Chức năng định tuyến sẽ lựa chọn đường truyền cho hop tiếp theo trong tuyến. Các chức năng định tuyến và truyền dẫn gói: Định tuyến và truyền dẫn gói giữa thiết bị di động và mạng ngoài. Định tuyến và truyền dẫn gói giữa thiết bị di động và mạng PLMN GPRS khác. Định tuyến và truyền dẫn gói giữa các thiết bị di động khác nhau. Các PDP PDU sẽ được định tuyến và truyền giữa MS và GGSN như các đơn vị dữ liệu mạng (N-PDU). Các PDP PDU được truyền giữa SGSN và MS bởi giao thức SNDCP, giữa SGSN và GGSN bởi giao thức TCP/IP hoặc giao thức UDP/IP. Dữ liệu được truyền bởi giao thức Tunnelling qua đường hầm. Một đường hầm được xác định bởi số nhận dạng (TID) và địa chỉ SGN. Chức năng phiên dịch và sắp xếp địa chỉ (Address Translation and Mapping Function) Phiên dịch địa chỉ là sự chuyển đổi một địa chỉ loại này thành một địa chỉ loại khác. Chức năng phiên dịch và sắp xếp địa chỉ chuyển đổi địa chỉ giao thức mạng ngoài thành địa chỉ mạng nội bộ nhằm phục vụ cho việc định tuyến các gói tin trong mạng PLMN hoặc giữa các mạng PLMN. Chức năng đóng gói (Encapsulation Function) GPRS truyền trong suốt PDP PDU giữa mạng ngoài và MS. Các PDP được đóng gói và tách gói nhằm phục vụ định tuyến trong mạng. Đóng gói cho phép gắn thêm thông tin điều khiển và địa chỉ vào một PDU. Tách gói là quá trình ngược lại: tách địa chỉ và thông tin điều khiển từ gói để lấy ra đơn vị dữ liệu ban đầu. Chức năng đóng gói được thực hiện giữa các SGN trong backbone và giữa các SGSN và MS. Chức năng Tunnelling Tunnelling là một phương thức truyền dẫn các PDU đã được đóng gói trong hoặc giữa các mạng PLMN từ một điểm đóng gói tới một điểm tách gói. Tunnel (đường hầm) là một giao tuyến hai chiều kết nối điểm-điểm nhưng chỉ có điểm cuối của tunnel là được xác định. Chức năng nén (Compression Function) Chức năng này cho phép sử dụng tối ưu dung lượng của phần vô tuyến bằng cách truyền đi các SDU càng nhỏ (nén) càng tốt mà vẫn đảm bảo nội dung trong nó. Chức năng mã hoá (Ciphering Function) Cho phép bảo mật dữ liệu và dữ liệu của người sử dụng qua các kênh vô tuyến và bảo vệ mạng PLMN từ những người xâm phạm. Chức năng quản lý tên miền (Domain Name Server) Là chức năng Internet chuẩn đảm bảo thống nhất tương ứng giữa tên gọi, chức năng và địa chỉ của các GSN trong mạng. 3- Các chức năng quản lý di động Chức năng này thực hiện tương tự như trong hệ thống GSM. Các chức năng quản lý di động được sử dụng để theo dõi vị trí hiện tại của MS trong mạng PLMN hoặc trong mạng PLMN khác. Một hoặc một số cell tạo thành một vùng định tuyến (routing area), một số vùng định tuyến tạo thành một vùng định vị (location area). Mỗi vùng định tuyến được phục vụ bởi một SGSN. Việc theo dõi vị trí của MS phụ thuộc vào trạng thái quản lý di động như sau: Khi MS trong trạng thái STANBY (chờ): vị trí của MS được biết ở cấp một vùng định tuyến. Khi MS trong trạng thái READY (sẵn sàng): vị trí của MS được biết ở cấp một cell. 3.1- Các trạng thái của MS GPRS có 3 trạng thái quản lý di động khác nhau: Trạng thái IDLE (rỗi) Trạng thái này được sử dụng khi thuê bao MS không hoạt động (không khai báo kết nối mạng GPRS). trong trạng thái IDLE của GPRS, thuê bao không được gán chức năng quản lý di động (MM). Các context của MS và SGSN không chứa các thông tin định tuyến và thông tin vị trí thuê bao. Việc nhắn tin và truyền dữ liệu không thực hiện được nhưng MS có thể nhận dữ liệu trong dịch vụ PTM-M (dịch vụ điểm-đa điểm: là dịch vụ trong đó bản tin được phát tới tất cả các thuê bao hiện thời trong một vùng địa lý). Để thiết lập các MM context trong MS và SGSN, MS phải thực hiện thủ tục khai báo kết nối mạng (GPRS attach). Trạng thái STANBY (chờ): Trong trạng thái này, thuê bao đã khai báo kết nối mạng và được quản lý di động. Lúc này mạng biết MS đang nằm ở một vùng định tuyến nào. MS có thể nhận các trang nhắn tin báo hiệu, dữ liệu và có thể cả các trang nhắn của dịch vụ chuyển mạch kênh. Trạng thái này chưa thể truyền và nhận dữ liệu. MS thực hiện lựa chọn vùng định tuyến GPRS (routing area) và chọn cell cục bộ. MS sử dụng các thủ tục di động để khai báo cho SGSN khi vào vùng định tuyến mới, nhưng không cần thông báo khi thay đổi cell trong cùng một vùng định tuyến. Do đó, thông tin về vị trí của MS trong MM context của SGSN chỉ chứa số nhận dạng vùng định tuyến RAI (Routing Area Identifier). Nếu hết thời gian STANBY, MS chuyển về trạng thái IDLE và việc quản lý di dộng hết hiệu lực. Nếu MS cần gửi dữ liệu thì nó chuyển sang trạng thái READY. Trạng thái READY (sẵn sàng) MS thực hiện các thủ tục quản lý di động và mạng biết thuê bao đang ở cell nào. SGSN gửi dữ liệu tới MS mà không cần tìm gọi MS và MS gửi dữ liệu tới SGSN bất cứ lúc nào. MS có thể kích hoạt hoặc giải phóng PDP context, MM context vẫn được duy trì trong trạng thái READY dù MS có hay không được cung cấp tài nguyên vô tuyến thậm chí khi không có dữ liệu được truyền. Trạng thái READY được giám sát bởi một bộ định thời. Một phiên MM sẽ chuyển từ trạng thái READY sang trạng thái STANBY khi bộ định thời READY kết thúc. Hình II.5: Mô hình quản lý di động 3.2- Chức năng gán/tách GPRS (GPRS attach/detach) GPRS attach và GPRS detach là chức năng quản lý di động nhằm thiết lập hay kết thúc kết nối tới mạng GPRS. SGSN đóng vai trò tiếp nhận yêu cầu attach/detach và xử lý chúng. Việc khai báo kết nối mạng (GPRS attach), thuê bao di động chuyển sang trạng thái READY và nội dung quản lý di động được thiết lập, MS được nhận thực, khoá mã đựoc tạo ra, đường kết nối có mã hoá được thiết lập và MS được cấp phát một TLLI (nhận dạng kênh logic tạm thời). SGSN nhận các thông tin về thuê bao từ HLR, sau khi thực hiện một GPRS attach, SGSN sẽ luôn bám theo vị trí của MS. Lúc này MS có thể nhận và gửi SMS nhưng không thu phát được số liệu. Để chuyển giao số liệu, MS trước tiên phải thực hiện việc kích hoạt nội dung giao thức số liệu gói (PDP context). Khi thuê bao muốn kết thúc một kết nối tới mạng GPRS thì nó thực hiện GPRS detach. Việc thực hiện GPRS detach cho phép MS chuyển sang trạng thái IDLE và ngắt toàn bộ nội dung quản lý di động. Các loại tách khác nhau: tách IMSI, tách GPRS và tách kết hợp GPRS/IMSI (chỉ thực hiện trong MS). Có hai kiểu để MS kết thúc kết nối tới mạng: Mạng (SGSN) gửi yêu cầu tách tới MS hoặc MS gửi tới SGSN yêu cầu tách hoàn toàn. Mạng ngắt kết nối mà không thông báo cho MS khi đạt tới định thời di động hoặc khi có lỗi vô tuyến không thể khôi phục gây ra mất kết nối kênh logic. MS có thể thực hiện GPRS detach từ mạng theo chế độ mặc định khi thời gian STANBY hết hiệu lực, nhưng thông thường việc tách GPRS từ MS. 3.3- Chức năng bảo mật Có các chức năng bảo mật sau: - Chống lại việc sử dụng không hợp pháp dịch vụ GPRS. - Bảo mật nhận dạng người sử dụng(nhận dạng tạm thời và mã hoá). - Bảo mật dữ liệu người sử dụng (mã hoá). Hệ thống GPRS sử dụng cơ chế bảp mật cơ bản giống trong GSM. Việc nhận thực thuê bao trong GPRS được thực hiện tại SGSN cũng như MSC/VLR trong GSM. TLLI được dùng để bảo mật nhận dạng thuê bao. Sự liên hệ tương ứng giữa IMSI với TLLI chỉ có MS và SGSN được biết. Chức năng mã hoá giữa MS và GSN khác với GSM, nó được tối ưu cho lượng chuyển mạch gói. Việc bảo mật đối với mạng backbone được thực hiện dựa trên các tính chất riêng của mạng cá nhân (private network), nó tránh được khả năng người lạ bên ngoài xâm nhập vào. Cơ chế vật lý đảm bảo tính bảo mật được thực hiện bởi nhà khai thác. 3.4- Chức năng quản lý vị trí Các chức năng quản lý vị trí: - Cung cấp cơ chế chọn cell và PLMN. - Cung cấp cơ chế để mạng nhận biết vùng định tuyến (RA) của MS trong trạng thái STANBY và READY. Các thủ tục quản lý sẽ kiểm soát sự thay đổi cell hay vùng định tuyến, đồng thời định kỳ cập nhật thông tin về vùng định tuyến của MS. Nếu một MS trong thời gian dài không thay đổi vị trí thì mạng phải nhận được thông báo MS vẫn nằm trong khả năng nhận biết của mạng. Do đó việc cập nhật vùng định tuyến phải được thực hiện theo chu kỳ nhất định. Khi MS vào cell mới và có thể vào vùng định tuyến mới thì MS phải thực hiện một trong ba thủ tục sau: cập nhật cell, cập nhật vùng định tuyến hoặc cập nhật kết hợp cell và vùng định tuyến. Có hai kiểu cập nhật vùng định tuyến: Cập nhật trong một SGSN (Intra-SGSN Routing Area Update). Cập nhật giữa các SGSN (Inter-SGSN Routing Area Update). SGSN có thể quản lý vài vùng định tuyến và nếu vùng định tuyến mới thuộc về sự quản lý của một SGSN khác thì kiểu cập nhật Inter-SGSN được sử dụng. Nếu vùng định tuyến mới vẫn thuộc sự quản lý của SGSN cũ thì kiểu cập nhật Intra-SGSN được sử dụng. Thông thường, SGSN cũ sẽ chuyển các gói tin của người sử dụng tới SGSN mới cho tới khi nó nhận được thông báo xóa vị trí từ HLR thì thôi. 3.5- Chức năng quản lý thuê bao Chức năng này thực hiện một cơ chế thông báo cho các nút của GPRS khi dữ liệu thuê bao GPRS của một người sử dụng thay đổi. Bất cứ khi nào dữ liệu thuê bao GPRS thay đổi trong HLR và sự thay đổi tác động đến dữ liệu được lưu trong SGSN thì SGSN sẽ thông báo sự thay đổi này bằng cách: Thực hiện thủ tục chèn dữ liệu thuê bao (Insert Subscriber Data): bổ xung hoặc sửa đổi dữ liệu thuê bao trong SGSN. Hoặc thực hiện thủ tục xoá dữ liệu thuê bao (Delete Subscriber Data): xoá dữ liệu thuê bao trong SGSN. 4- Các chức năng quản lý kênh kết nối logic Các chức năng quản lý kênh logic liên quan tới việc duy trì một kênh thông tin giữa một MS và PLMN qua giao diện vô tuyến. Các chức năng này thực hiện điều phối các thông tin trạng thái liên kết giữa MS và PLMN cũng như giám sát quá trình chuyển giao dữ liệu qua kênh logic. * Chức năng thiết lập kênh logic Thiết lập kênh logic được thực hiện khi MS khai báo sử dụng dịch vụ GPRS (GPRS attach). * Chức năng giám sát kênh logic Thực hiện việc giám sát tình trạng kênh logic và điều khiển khi thay đổi trạng thái kênh. * Chức năng giải phóng kênh logic Thực hiện ngắt kết nối logic, giải phóng các tài nguyên liên quan tới kết nối logic. 5- Các chức năng quản lý nguồn tài nguyên vô tuyến Các chức năng quản lý tài nguyên vô tuyến liên quan tới việc ấn định và duy trì các tuyến thông tin vô tuyến. Nguồn tài nguyên vô tuyến của GSM được chia sẻ giữa các dịch vụ của chuyển mạch kênh (thoại, số liệu) và các dịch vụ chuyển mạch gói GPRS. 5.1- Chức năng quản lý Um Chức năng này quản lý một số kênh vật lý được sử dụng trong mỗi cell và xác định số lượng các tài nguyên vô tuyến cung cấp để sử dụng các dịch vụ GPRS. Số lượng các tài nguyên vô tuyến dành cho GPRS có thể thay đổi từ cell này tới cell khác phụ thuộc nhu cầu người sử dụng, hoặc được chỉ định bởi nhà vận hành mạng PLMN. 5.2- Chức năng lựa chọn cell Chức năng này cho phép MS lựa chọn cell tối ưu để thiết lập một đường truyền tới mạng PLMN. Việc này liên quan tới việc kiểm tra và xác định chất lượng tín hiệu từ các cell lân cận cũng như việc phát hiện và tránh tắc nghẽn trong các cell. 5.3- Chức năng Um – Tranx Chức năng này cung cấp khả năng chuyển giao gói dữ liệu qua giao diện vô tuyến giữa MS và BSS, bao gồm các thủ tục: Điều khiển truy nhập qua các kênh vô tuyến Ghép các gói tin trên qua các kênh vô tuyến chung. Phân bổ gói trong MS. Phát hiện và sửa lỗi. Các thủ tục điều khiển lưu lượng trao đổi. 5.4- Chức năng quản lý đường kết nối Chức năng này quản lý các đường truyền thông giữa BSS và các nút SGSN. Việc thiết lập và giải phóng các tuyến này có thể là động (dựa vào tổng lưu lượng dữ liệu) hoặc cố định (dựa vào tải cực đại trong mỗi cell). 6- Quản lý mạng Chức năng này cung cấp các cơ chế để hỗ trợ chức năng khai thác và bảo dưỡng (O&M) liên quan tới GPRS như quản lý lỗi, cấu hình, chỉ tiêu, bảo mật...được thực hiện từ xa hoặc tại chỗ. Trong hệ thống GPRS phase 1, chức năng O&M của nó độc lập với chức năng O&M của GSM và sẽ có một giải pháp quản lý ít tập trung. Mỗi phần tử mạng GPRS sẽ có nút quản lý độc lập của nó. Trong cấu trúc O&M của GPRS phase 2, một nút quản lý mạng có chức năng kiểm soát toàn bộ các phần tử mạng nhưng việc quản lý mạng GSM và GPRS vẫn riêng rẽ. Chương III: các thủ tục trao đổi báo hiệu trong mạng GPRS Kiến trúc mạng GPRS dựa trên nền mạng GSM và bổ sung thêm hai nút mới là SGSN và GSN. Chương này sẽ đề cập về các thủ tục trao đổi giữa các phần tử trong mạng GPRS. Sự trao đổi báo hiệu và truyền dẫn dữ liệu giữa các GSN với nhau và giữa các GSN với MSC, HLR, VLR...Thủ tục trao đổi giữa các GSN sử dụng một giao thức mới, giao thức GTP. GTP bao gồm các thủ tục báo hiệu và truyền dẫn dữ liệu. Cũng như trong mạng thông tin di động GSM, trao đổi dữ liệu và báo hiệu giữa các GSN và các phần tử khác dùng hệ thống báo hiệu số 7. Giao thức GTP 1- Giới thiệu GTP – GPRS Tunneling Protocol là một giao thức truyền dẫn trong mạng GPRS giữa các nút hỗ trợ GSN. GTP bao gồm các thủ tục trao đổi và truyền dẫn dữ liệu. Các thủ tục xử lý và trao đổi này dựa trên các bản tin và các phần thông tin chứa trong các bản tin đó. GTP được sử dụng cho giao diện Gn (là giao diện giữa các GSN trong một PLMN) và giao diện Gp (là giao diện giữa các GSN trong các PLMN khác nhau). GTP cũng có thể được dùng đối với giao diện giữa các phần tử chức năng mạng và gateway tính cước trong PLMN. GTP cho phép các gói đa giao thức được truyền theo kiểu đường hầm (tunnel) trong backbone PLMN. Đối với báo hiệu, GTP xác định một giao thức quản lý và điều khiển tunnel cho phép SGSN cung cấp khả năng truy nhập mạng cho MS. Báo hiệu được dùng để thiết lập, sửa và xoá các tunnel. Đối với truyền dẫn, GTP sử dụng một cơ chế tunnneling cung cấp một dịch vụ truyền tải các gói dữ liệu thuê bao. Việc lựa chọn tuyến truyền dẫn độc lập với dữ liệu thuê bao mà được “tunnelled” để yêu cầu hoặc không yêu cầu kênh kết nối tin cậy. Giao thức GTP chỉ được thực hiện bởi SGSN và GGSN. Một SGSN có thể kết nối với nhiều GGSN và ngược lại, một GGSN có thể kết nối với nhiều SGSN để truyền lưu lượng tới nhiều MS khác nhau. 2- GTP Header Các bản tin báo hiệu và dữ liệu của GTP trao đổi giữa các phần tử trong mạng bao

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTT didong GSM-110.DOC
  • docHINH.DOC
  • docMUCLUC-4.DOC
Tài liệu liên quan