MỤC LỤC
CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ - LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI 1
B. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1
C. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
D. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
E. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA 5
1.1 Giới thiệu chung 5
1.2 Quá trình hoạt động 5
1.3 Cơ quan chủ quản 6
1.4 Cơ cấu tổ chức 8
1.5 Sơ đồ mặt bằng 10
1.6 Sơ đồ khối công nghệ xử lý 12
1.7 Thiết bị vận hành 15
1.8 An toàn lao động – Phòng cháy chữa cháy 16
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 18
2.1 Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn ISO 14000 18
2.1.1. Giới thiệu chung 18
2.1.2. Mục đích của ISO 14000 18
2.1.3. Nguyên tắc của ISO 14000 19
2.1.4. Lợi ích do áp dụng ISO 14000 19
2.1.5. Cấu trúc của ISO 14000 20
2.2 Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 14001 22
2.2.1. Giới thiệu chung 22
2.2.2. Các thuật ngữ của HTQLMT theo ISO 14001: 2004 22
2.2.3. Lợi ích của việc áp dụng HTQLMT theo ISO 14001 25
2.3 Yêu cầu của HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 26
2.3.1. Yêu cầu chung 27
2.3.2. Chính sách môi trường 27
2.3.3. Lập kế hoạch 28
2.3.4. Thực hiện và điều hành 29
2.3.5. Kiểm tra 32
2.3.6. Xem xét của lãnh đạo 34
2.4 Quy trình chuẩn bị ISO 14001 35
2.5 Sự thay đổi giữa phiên bản 14001: 2004 với 14001: 1996 38
2.5.1. Những thay đổi chính 38
2.5.2. Những ưu điểm của phiên bản mới 39
2.6 Tình hình áp dụng ISO 14001: 2004 trên thế giới và tại Việt Nam 40
2.6.1. Tình hình áp dụng ISO 14001: 2004 trên thế giới 40
2.6.2. Tình hình áp dung ISO 14001: 2004 tại Việt Nam 41
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14001: 2004 CHO TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA 43
3.1. Hiện trạng môi trường tại trạm 43
3.1.1. Nước cấp 43
3.1.2. Nước thải 43
3.1.3. Chất thải rắn và chất thải nguy hại 44
3.1.4. Khí thải 44
3.1.5. Tiếng ồn 45
3.2. Hiện trạng hệ thống quản lý môi trường tại trạm 45
3.3. Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001: 2000 tại trạm 46
3.3.1. Chính sách chất lượng 46
3.3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức HTQLCL 47
3.3.3. Hệ thống quản lý chất lượng 48
3.4. Những thuận lợi của trạm khi xây dựng HTQLMT theo ISO 14001: 2004 52
CHƯƠNG 4. HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14001: 2004 CỦA TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA 53
4.1. Mô hình hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2004 của trạm 53
4.2. Hệ thống văn bản tài liệu 54
4.2.1. Sổ tay môi trường 54
4.2.2. Một số thủ tục trong hệ thống quản lý môi trường 79
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 115
5.1. Kết luận 115
5.2. Kiến nghị 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO A
PHỤ LỤC: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ TẠI TRẠM B
129 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2582 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2004 cho trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hắc phục đối với những điểm không phù hợp.
- Nhận chứng chỉ từ cơ quan chứng nhận.
Bước 6: Duy trì chứng chỉ
- Thực hiện đánh giá nội bộ.
- Thực hiện các hành động khắc phục.
- Thực hiện đánh giá giám sát.
- Tổ chức các kỳ họp xem xét của lãnh đạo.
- Không ngừng cải tiến.
2.5 Sự thay đổi giữa phiên bản 14001: 2004 với 14001: 1996
2.5.1. Những thay đổi chính
ISO 14001: 1996 và ISO 14001: 2004 đều là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường (EMS). Tuy nhiên, ISO 14001: 1996 là phiên bản đầu tiên về HTQLMT theo tiêu chuẩn quốc tế. Sau 8 năm áp dụng và soát xét (tính đến năm 2004), tổ chức ISO đã ban hành tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 thay thế phiên bản cũ. Đây là phiên bản ra đời lần thứ hai và có nhiều sự thay đổi, điểm cải tiến so phiên bản ISO 14001: 1996 mà Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã dịch thành TCVN ISO 14001: 1998. Những điểm thay đổi chính có ý nghĩa quan trọng tập trung ở điều khoản 4 (các yêu cầu của EMS), được thể hiện qua các nội dung sau:
Chính sách môi trường cần nêu rõ phạm vi áp dụng và thông báo nội dung của chính sách đến cả những nhân viên không thuộc quyền quản lý của tổ chức nhưng làm việc trong phạm vi của tổ chức.
Tất cả các khía cạnh môi trường đều phải được xác định, lập thành văn bản và cập nhật (chứ không chỉ riêng khía cạnh môi trường có ý nghĩa).
Tổ chức phải xác định cách thức áp dụng các yêu cầu luật định và các yêu cầu khác mà tổ chức đã mô tả để áp dụng cho các khía cạnh môi trường và tuân thủ các yêu cầu này trong suốt quá trình áp dụng và duy trì EMS.
Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường phải được kết hợp, soạn thảo trên cùng một văn bản nhằm thể hiện rõ trách nhiệm, biện pháp và tiến độ thực hiện để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu đó.
Nhấn mạnh việc tổ chức phải đảm bảo sự sẵn có nguồn lực chủ yếu và việc đảm bảo năng lực của các cá nhân trong tổ chức liên quan đến EMS, đồng thời đào tạo thêm cả những cá nhân không thuộc quyền quản lý của tổ chức nhưng làm việc trong phạm vi của tổ chức hay những người thay mặt cho tổ chức.
Các thiết bị giám sát và đo lường cần phải được hiệu chuẩn.
Tập trung vào cách thức thực hiện quá trình thông tin liên lạc nội bộ cũng như với bên ngoài. Kiểm soát thêm các tài liệu bên ngoài và các tài liệu cần thiết cho việc vận hành EMS.
Tổ chức phải đưa ra các phương án hành động cụ thể để đáp ứng với các tình trạng khẩn cấp và các sự cố thực tế cũng như tiềm ẩn, đồng thời xác định và lên kế hoạch hành động và ứng phó với các trường hợp cụ thể.
Điều khoản 4.5.2 (đánh giá sự phù hợp) được tách ra thành một điều khoản riêng biệt từ ý thứ ba của điều khoản 4.5.1 của phiên bản cũ nhằm yêu cầu tổ chức xem xét và đánh giá định kỳ sự tuân thủ luật pháp và các quy định về môi trường tương ứng, đồng thời lưu lại các hồ sơ về kết quả đánh giá này. Ngoài ra, đối với các điểm không phù hợp, phiên bản 2004 chú trọng vào việc xác định và sửa chữa những sự không phù hợp, đưa ra các hành động nhằm loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp tiềm ẩn.
Chú trọng đến tính công bằng, tính khách quan và năng lực của đánh giá viên khi lựa chọn, đồng thời phiên bản mới này yêu cầu cần xác định rõ đầu vào và đầu ra của quá trình xem xét của lãnh đạo.
2.5.2. Những ưu điểm của phiên bản mới
Sau 8 năm áp dụng kể từ khi phiên bản ISO 14001: 1996 ra đời, Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO đã sửa đổi và cải tiến ISO 14001: 1996 thành ISO 14001: 2004 phù hợp với tình hình thực tế nhằm khắc phục những điểm yếu của phiên bản cũ. Những ưu điểm mà ISO 14001: 2004 có được là làm cho ISO 14001: 2004 dễ hiểu hơn, câu từ của các điều khoản rõ ràng và chặt chẽ hơn và được thể hiện qua những nội dung sau:
- Chú trọng đến việc thiết lập, áp dụng và duy trì hệ thống tài liệu của tổ chức sao cho phù hợp với các yêu cầu của các điều khoản.
- Các yêu cầu pháp luật được xem xét nghiêm khắc. Chúng được kết nối với các khía cạnh môi trường có ý nghĩa và không chỉ giới hạn trong phạm vi các yêu cầu pháp luật về môi trường mà tổ chức có thể áp dụng các luật pháp hoặc những quy định khác về an toàn, sức khỏe hoặc trong lĩnh vực xây dựng.
- Các kết quả đo lường được giúp việc quản lý các khía cạnh môi trường trở nên thực thi hơn và tổ chức có thể theo dõi, quan sát, đánh giá các kết quả về các khía cạnh môi trường của tổ chức để đảm bảo các yêu cầu luật pháp và các yêu cầu khác mà tổ chức đã mô tả được tuân thủ.
- Nhấn mạnh nhiều đến vai trò của lãnh đạo từ việc đề ra chính sách môi trường, xác định mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường đến việc đảm bảo sự sẵn có các nguồn lực được chú trọng về năng lực và cả việc xem xét của lãnh đạo. Hiệu quả của EMS và việc duy trì nó phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố đầu vào và đầu ra của việc xem xét đó.
- ISO 14001: 2004 mang tính tương thích với tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Điều này làm tăng khả năng áp dụng tích hợp hai tiêu chuẩn này cho các tổ chức, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Chú trọng đến năng lực của nhân viên và tất cả các cá nhân làm việc trong tổ chức.
Tóm lại, những ưu điểm mà ISO 14001: 2004 có được sẽ khắc phục được những nhược điểm của ISO 14001: 1996 trong quá trình áp dụng vào thực tế. Đồng thời giúp hệ thống quản lý môi trường của tổ chức hoạt động hiệu quả hơn nhờ vào sự cam kết, quan tâm của ban lãnh đạo và sự hợp tác, quyết tâm của toàn thể các bộ, công nhân viên của tổ chức và làm việc cho tổ chức.
2.6 Tình hình áp dụng ISO 14001: 2004 trên thế giới và tại Việt Nam
2.6.1. Tình hình áp dụng ISO 14001: 2004 trên thế giới
ISO 14001 đưa ra các yêu cầu về hệ thống quản lý môi trường, xác nhận mối liên quan toàn cầu của các tổ chức mong muốn hoạt động vì sự ổn định môi trường.
Đến cuối tháng 12/2007, có ít nhất 129.199 chứng chỉ ISO 14001: 2004 được cấp ở 140 nước và nền kinh tế. Tổng số chứng chỉ năm 2007 tăng 18.037 (+16%) so với năm 2006.
10 nước có số chứng chỉ ISO 14001: 2004 cao nhất tính đến hết tháng 12/2007 đó là:
Bảng 4. Mười quốc gia có số lượng chứng chỉ ISO 14001: 2004 nhiều nhất (tháng 12/2007)
STT
Quốc gia
Số lượng
1
Nhật Bản
22.593
2
Trung Quốc
18.842
3
Taây Ban Nha
11.125
4
Italia
9.825
5
Vương Quốc Anh
6.070
6
Haøn Quốc
5.893
7
Mỹ
5.585
8
Đức
5.413
9
Thụy Điển
4.411
10
Phaùp
3.047
(Nguồn: Theo ISO Survery of Certification 2007)
2.6.2. Tình hình áp dụng ISO 14001: 2004 tại Việt Nam
Sau 10 năm triển khai áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam, tính đến hết 2007, mới chỉ có 230 chứng chỉ được cấp.
Chứng chỉ ISO 14001 đã được cấp lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1998, sau 2 năm tiêu chuẩn ISO 14001 ra đời. Thời gian đầu, các công ty tại Việt Nam áp dụng ISO 14001 hầu hết là công ty nước ngoài hoặc liên doanh, đặc biệt là với Nhật Bản, vì quốc gia này luôn đi đầu trong bảo vệ môi trường và áp dụng ISO 14001.
Tại Việt Nam, chứng chỉ ISO 14001 cũng được cấp cho khá nhiều các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ như chế biến thực phẩm, điện tử, hóa chất, du lịch,…
Tuy nhiên, so với số lượng khoảng 6.000 doanh nghiệp đã được chứng nhận về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 thì số các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn về quản lý môi trường còn rất thấp.
Theo trung tâm năng suất Việt Nam, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất, khiến việc triển khai ISO 14001 khó phát triển rộng rãi trong bộ phận doanh nghiệp là do Nhà nước, cơ quan quản lý chưa có chính sách cụ thể để hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp trong việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001, việc áp dụng ISO 14001 cho tới nay vẫn chịu áp lực chính là từ phía khách hàng.
Cũng theo trung tâm năng suất Việt Nam, một nguyên nhân khác cũng được chỉ ra là doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém trong hoạch định đường hướng phát triển và tầm nhìn dài hạn, ảnh hưởng tới khả năng và động lực phát triển của doanh nghiệp. Trong khi định hướng phát triển còn chưa rõ ràng thì chính sách về môi trường sẽ còn mờ nhạt.
Mặc dù bảo vệ môi trường là một vấn đề còn mới, nhưng tỷ lệ thuận với tốc độ xuống cấp của môi trường, các văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề này đã từng bước được hoàn chỉnh, thể chế hóa vào hầu hết các ngành luật.
Hệ thống tiêu chuẩn về môi trường cũng đã được ban hành, làm cơ sở pháp lý cho việc xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ thể trong việc bảo vệ môi trường. Các quy định pháp luật đã chú trọng tới khía cạnh toàn cầu của vấn đề môi trường.
Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng năm 2020 đặt mục tiêu: “Đến năm 2010, 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001”, và “Định hướng tới năm 2020, 80% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001”.
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14001: 2004 CHO TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA
Hiện trạng môi trường tại trạm
Nước cấp
Hệ thống cung cấp nước sạch của trạm được cấp từ công ty cấp nước đô thị với công suất khoảng 4 m3/ngày. Nguồn nước này chủ yếu phục vụ sinh hoạt hàng ngày, dùng trong phòng thí nghiệm, làm sạch khu vực xung quanh trạm xử lý…
Hệ thống ống dẫn nước sạch được lắp đặt riêng biệt, không ngang qua đường ống dẫn nước thải để tránh trường hợp rò rỉ nước thải gây ô nhiễm nguồn nước cấp.
Nước thải
Nước thải trong khu vực trạm xử lý chủ yếu từ ba nguồn là hỗn hợp nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt trong lưu vực, nước thải sinh hoạt hàng ngày của nhân viên trong trạm.
Hỗn hợp nước thải đầu vào sẽ được bơm vào các hồ xử lý của trạm. Lượng nước thải sinh hoạt hàng ngày tại trạm cũng được dẫn trực tiếp ra khu vực xử lý nước thải với hệ thống ống dẫn lắp đặt bên dưới trạm.
Bảng 5. Chất lượng nước thải đã qua xử lý
STT
Thông số
Nước thải đã qua xử lý
TCVN 5945:2005 loại B
1
Chất rắn lơ lửng (SS)
22.5 mg/l
100 mg/l
2
Nhu cầu oxy hóa sinh học (BOD)
25 mg/l
50 mg/l
3
Nhu cầu oxy hóa hóa học (COD)
55 mg/l
100 mg/l
4
Ammonia (NH4+)
10 mg/l
Nước thải đã qua xử lý có các thông số chính đều đạt TCVN 5945: 2005, loại B, tiêu chuẩn thải của nước thải công nghiệp. Nước thải đã qua xử lý được thải ra hạ nguồn kênh Đen.
Chất thải rắn và chất thải nguy hại
Nguồn phát sinh chất thải rắn và chất thải nguy hại tại trạm chủ yếu là rác thải sinh hoạt từ văn phòng, rác từ nguồn nước thải đầu vào đọng lại tại các công trình xử lý của trạm, cây cỏ xung quanh trạm và một lượng bùn phát sinh từ quá trình xử lý nước thải.
Tại trạm bố trí các thùng rác chứa các loại rác thải sinh hoạt. Rác thải còn tồn đọng tại các công trình xử lý sẽ được vớt hàng ngày và cũng được chứa vào các thùng đã được bố trí. Lượng cỏ sau khi được cắt tỉa sẽ được thu gom lại và chở đến sân phơi bùn. Sau một thời gian định kỳ là một tháng, toàn bộ lượng bùn phát sinh từ các quá trình xử lý sẽ được nạo vét và đưa đến sân phơi bùn. Toàn bộ lượng rác thải, cỏ, bùn này sẽ được chở bằng xe ba gác của trạm và tập trung tại sân phơi bùn của trạm. Lượng rác thải và cỏ sẽ được đốt và giữ lại tại đây, và sau mỗi tháng xe của công ty môi trường đô thị đến thu gom tro và lượng bùn chở đến bãi chôn lấp bên ngoài.
Việc quản lý và thu gom chất thải phát sinh tại trạm nhìn chung khá tốt. Công việc được thực hiện định kỳ mỗi tuần và ý thức nhân viên làm việc tại đây cũng rất cao. Quản lý chất thải tại trạm cần phải tuân thủ theo Nghị định 59/2007/NĐ – CP về quản lý chất thải rắn để việc quản lý được tốt hơn.
Khí thải
Mùi hôi phát sinh tại trạm là từ các công trình của quá trình xử lý nước thải như trạm bơm, hồ sục khí… và từ hoạt động chăm sóc cây xanh của trạm có sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu.
Vấn đề mùi hôi từ quá trình xử lý hiện nay vẫn chưa được khắc phục bằng một biện pháp cụ thể nào. Tuy nhiên, trạm có cung cấp những vật dụng bảo hộ lao động cho các nhân viên chăm sóc cây xanh như găng tay, khẩu trang.
Để quản lý vấn đề mùi hôi phát sinh hiệu quả hơn, trạm cần phải tuân thủ theo TCVN 5937: 2005, tiêu chuẩn về chất lượng không khí xung quanh.
Tiếng ồn
Tiếng ồn phát sinh tại trạm là do hoạt động của máy bơm nước thải vào trạm, máy sục khí ở hồ sục khí và máy cắt cỏ.
Hiện nay vấn đề tiếng ồn tại trạm vẫn chưa được quan tâm. Các biện pháp nhằm giảm độ ồn chưa được áp dụng cho nhân viên trong trạm.
Nhìn chung vấn đề tiếng ồn không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hoạt động của trạm. Tuy nhiên, để quá trình hoạt động thuận lợi hơn trạm cần phải tuân thủ theo TCVN 5949: 1998, tiêu chuẩn về âm học – tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư.
Hiện trạng hệ thống quản lý môi trường tại trạm
Tổ công nghệ môi trường của trạm chịu trách nhiệm về quản lý môi trường, theo dõi và xử lý các sự cố môi trường phát sinh trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải.
Các vấn đề về môi trường được theo dõi hàng ngày và có một biểu mẫu dùng cho việc giám sát tình trạng hoạt động của trạm xử lý. Tổ công nghệ môi trường lập các biểu mẫu và có nhiệm vụ báo cáo đến giám đốc xí nghiệp.
Bảng 6. Các vấn đề cần kiểm tra và báo cáo hàng ngày
Ngày:
Điều kiện thời tiết (nắng, mây, mưa, gió):
Các hạng mục
Có
không
Nhận xét/vị trí/số lượng/các phương pháp đo
Quan sát hồ
Có bùn nổi lên trong hồ không?
Có các mảng xanh lục trên mặt hồ không?
Có các mảng đen trên mặt hồ không?
Có các vết dầu loang trên mặt hồ không?
Có các loài thực vật lẫn trong nước không?
Bờ dốc hồ có bị xói mòn không?
Có sự rò rỉ không?
Có sự hiện diện của các loài côn trùng không?
Kiểm tra khác
Có cần cắt bỏ cỏ dại không?
Có cần thu gom váng nổi không?
Có cần lấy rác ở song chắn rác không?
Tuy nhiên, hiện nay tại trạm chưa có một hệ thống quản lý môi trường. Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống văn bản tài liệu để thực hiện các yêu cầu của ISO 14001: 2004 về hệ thống quản lý môi trường cho trạm là hết sức cần thiết.
Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001: 2000 tại trạm
Chính sách chất lượng
Công ty thoát nước đô thị luôn tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001: 2000, phát triển nguồn lực để xây dựng hệ thống quản lý chất lượng vững chắc.
Công ty thoát nước đô thị cam kết cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đạt tiến độ, chất lượng và thỏa mãn yêu cầu của khách hàng trong các lĩnh vực:
Quản lý, duy tu, sửa chữa, xây lắp hệ thống thoát nước và xử lý nước thải.
Khảo sát thiết kế lập dự án, quản lý dự án công trình thoát nước và xử lý nước thải.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý chất lượng
GIÁM ĐỐC CÔNG TY THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ
ĐẠI DIỆN CHẤT LƯỢNG
PHÓ GIÁM ĐỐC
Quản lý vận hành hệ thống thoát nước mưa
PHÓ GIÁM ĐỐC
Quản lý vận hành hệ thống thoát nước thải
PHÓ GIÁM ĐỐC
Tư vấn xây dựng
PHÓ GIÁM ĐỐC
Quản lý dự án và thi công xây lắp
Phòng quản lý vận hành hệ thống thoát nước mưa
7 xí nghiệp thoát nước
Xí nghiệp duy tu bảo dưỡng kênh rạch
Phòng quản lý vận hành hệ thống thoát nước thải
Xí nghiệp vận hành bảo dưỡng công trình xử lý nước thải
Xí nghiệp tư vấn xây dựng
Phòng thí nghiệm nước thải và chất thải
Ban quản lý dự án
Phòng quản lý công trình
Xí nghiệp thi công xây lắp
Xí nghiệp vật tư
Hình 6. Cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý chất lượng của công ty thoát nước đô thị
1. Giám đốc công ty
Giám đốc công ty do Uỷ ban nhân dân thành phố bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước cấp trên về việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị và kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Trực tiếp chỉ đạo công tác tài chánh doanh nghiệp, trực tiếp chỉ đạo các trưởng bộ phận trực thuộc công ty.
Quyết định chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng.
Đảm bảo nguồn lực để thực hiện cam kết trong chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng.
Xét duyệt các văn bản của hệ thống quản lý môi trường khi có sửa đổi hoặc ban hành mới.
Chủ trì việc xem xét của lãnh đạo để cải tiến hệ thống.
Quyết định nhân sự để đảm bảo cho hệ thống hoạt động có hiệu quả.
Chịu trách nhiệm trước khách hàng về chất lượng của sản phẩm dịch vụ do công ty thoát nước đô thị cung cấp.
Quyết định các biện pháp giải quyết khiếu nại của khách hàng, quyết định hành động khắc phục, phòng ngừa và hoạt động cải tiến.
2. Đại diện chất lượng
- Xác định cấu trúc của hệ thống chất lượng và đảm bảo các quá trình cần thiết được xây dựng, thực hiện và duy trì.
- Kịp thời báo cáo giám đốc về kết quả hoạt động của hệ thống chất lượng và các cơ hội cải tiến.
- Có biện pháp cần thiết để đảm bảo tòan bộ nhân viên nhận thức được các yêu cầu của khách hàng.
- Giám sát diễn tiến về hành động khắc phục, phòng ngừa, tham gia đề xuất các chương trình cải tiến.
3. Phó giám đốc công ty
Các phó giám đốc công ty do Uỷ ban nhân dân thành phố bổ nhiệm, phó giám đốc công ty giúp việc cho giám đốc công ty, được giao phụ trách các mặt công tác chuyên môn cụ thể theo yêu cầu nhiệm vụ thực tế.
Hệ thống quản lý chất lượng
Yêu cầu chung
Tiêu chí
Công ty thoát nước đô thị xây dựng hệ thống quản lý chất lượng bằng văn bản, thể hiện được hoạt động quản lý của công ty trong sản xuất và cung ứng dịch vụ. Công ty thường xuyên nâng cao hiệu lực của hệ thống theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001: 2000.
Biện pháp thực hiện
Công ty thoát nước đô thị đảm bảo xây dựng một hệ thống quản lý môi trường trên cơ sở:
Nhận biết các quá trình cần thiết trong hệ thống quản lý chất lượng, xác định mối tương tác và trình tự của các quá trình cũng như áp dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ.
Xác định các chuẩn mực và phương pháp cần thiết để đảm bảo việc vận hành và kiểm soát các quá trình một cách hiệu lực.
Có đủ các nguồn lực và thông tin cần thiết để hỗ trợ các hoạt động và theo dõi các quá trình.
Đo lường, theo dõi, phân tích các quá trình.
Thực hiện các hành động cần thiết để đạt được mục tiêu chất lượng và có biện pháp cải tiến các quá trình.
Khi có yêu cầu chọn nguồn lực từ bên ngoài để thực hiện quá trình, công ty thoát nước đô thị đảm bảo có biện pháp thích hợp để kiểm soát được các quá trình đó.
Tài liệu tham chiếu
Toàn bộ các tài liệu thuộc hệ thống quản lý chất lượng của công ty thoát nước đô thị.
Yêu cầu về hệ thống tài liệu
Khái quát
Hệ thống tài liệu bao gồm sổ tay chất lượng và các quy trình được xây dựng đúng yêu cầu của tiêu chuẩn.
Sổ tay chất lượng
Tiêu chí
Công ty thoát nước đô thị đảm bảo thực hiện hệ thống quản lý chất lượng có hiệu quả, tuân thủ chính sách chất lượng và đạt được các mục tiêu chất lượng, nhằm đảm bảo sản phẩm và dịch vụ do công ty thoát nước đô thị cung cấp luôn thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng.
Biện pháp thực hiện
Công ty thoát nước đô thị đảm bảo thực hiện một hệ thống quản lý chất lượng bao gồm:
Sổ tay chất lượng: để xác định chính sách và mục tiêu chất lượng, cơ cấu tổ chức về hệ thống quản lý chất lượng, quy định trách nhiệm quyền hạn của các chức danh quản lý, đồng thời dẫn chiếu đến các tài liệu trong hệ thống.
Tài liệu cần thiết: bao gồm các quy trình chất lượng theo quy định của tiêu chuẩn và các quy trình tác nghiệp để đảm bảo hoạt động và kiểm soát có hiệu lực các quá trình đã xác định.
Hướng dẫn công việc, các quy định: thể hiện các yêu cầu về kỹ năng, hướng dẫn cụ thể việc thực hiện cho từng hoạt động và các tiêu chuẩn phải tuân thủ.
Hồ sơ chất lượng: bao gồm các biên bản, ghi chép, phiếu kiểm tra được thu thập và duy trì để chứng minh hiệu quả của hệ thống chất lượng.
Khi cần thiết hoặc do yêu cầu của khách hàng, công ty thoát nước đô thị sẽ xây dựng và thực hiện kế hoạch chất lượng để đảm bảo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng.
Tài liệu tham chiếu
Bảng tham chiếu các quy trình thuộc hệ thống quản lý chất lượng.
TNĐT – QT – 4.2 – Kiểm soát tài liệu hồ sơ.
Kiểm soát tài liệu
Tiêu chí
Công ty thoát nước đô thị đảm bảo rằng tất cả các tài liệu nội bộ và tài liệu có nguồn gốc từ bên ngoài liên quan đến các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng phải được kiểm soát, sẵn có khi cần cho việc sử dụng.
Biện pháp thực hiện
Công ty đảm bảo xây dựng và thực hiện quy trình kiểm soát tài liệu nhằm:
Xem xét về sự phù hợp và phê duyệt tài liệu chính thức ban hành.
Xem xét, bổ sung sửa đổi khi cần thiết và tái phê duyệt tài liệu.
Đảm bảo nhận biết được các thay đổi và tình trạng bổ sung sửa đổi của các tài liệu hiện hành, có biện pháp ngăn ngừa việc vô tình sử dụng các tài liệu lỗi thời bằng cách đóng dấu tài liệu.
Đảm bảo tài liệu sẵn có ở nơi cần thiết.
Đảm bảo sự nhận biết qua việc ký hiệu tài liệu.
Đảm bảo các tài liệu có nguồn gốc bên ngoài được xác định và kiểm soát việc phân phối sử dụng.
Tài liệu tham chiếu
TNĐT – QT – 4.2 – Kiểm soát tài liệu và hồ sơ.
Kiểm soát hồ sơ
Tiêu chí
Công ty thoát nước đô thị đảm bảo duy trì đầy đủ các hồ sơ chất lượng để cung cấp bằng chứng về sự phù hợp với các yêu cầu và hiệu quả của hoạt động cung ứng dịch vụ liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng.
Biện pháp thực hiện
Công ty thoát nước đô thị xây dựng và duy trì việc thực hiện các quy trình đã thành văn bản để nhận biết, thu thập, lập thư mục, bảo quản, sử dụng, xác định thời hạn lưu giữ và hủy bỏ các hồ sơ chất lượng quá hạn quy định.
Tất cả các hồ sơ chất lượng phải rõ ràng, dễ nhận biết, dễ sử dụng có thể xác định được dịch vụ cung cấp, quá trình cung ứng hay các phương tiện lưu giữ chuyển tải thông tin khác.
Danh mục hồ sơ chất lượng thiết lập tại từng bộ phận cũng như tại trung tâm kiểm soát tài liệu của công ty đồng thời xác định người chịu trách nhiệm kiểm soát, người lưu giữ cho từng loại hồ sơ.
Tài liệu tham chiếu
- TNĐT – QT – 4.2 – Kiểm soát tài liệu và hồ sơ.
Những thuận lợi của trạm khi xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2004
Những thuận lợi ban đầu của trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa liên quan đến việc xây dựng thành công hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2004 bao gồm:
Trạm có định hướng hoạt động nhắm đến việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; lãnh đạo trạm cam kết cung cấp nguồn lực, tài chính cần thiết để xây dựng và duy trì hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004.
Trạm đã xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001: 2000 nên đã tiếp cận được các khái niệm và phương thức quản lý theo ISO.
Trạm đã có cán bộ ISO về hệ thống quản lý chất lượng và tổ công nghệ môi trường nên việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường sẽ thuận lợi.
Lĩnh vực hoạt động của trạm là về xử lý nước thải nên ý thức bảo vệ môi trường của nhân viên trong trạm đã có.
Trạm đã có những nhận thức về trách nhiệm của trạm đối với môi trường xung quanh, đã có những giải pháp quản lý môi trường trong trạm như: thu gom và xử lý chất thải rắn định kỳ, tận dụng hệ thống xử lý nước thải của trạm để xử lý nước thải sinh hoạt của nhân viên…
HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14001: 2004 CỦA TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI BÌNH HƯNG HÒA
Mô hình hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2004 của trạm
Qua nghiên cứu hiện trạng môi trường và hiện trạng các hệ thống quản lý tại trạm, đề tài đề xuất xây dựng hệ thống quản lý môi trường cho trạm xử lý nước thải Bình Hưng Hòa dựa trên mô hình hệ thống quản lý môi trường đã được hướng dẫn trong tiêu chuẩn ISO 14001: 2004. Mô hình này áp dụng nguyên lý PDCA (Plan – Do – Check – Act: Lập kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Cải tiến), bao gồm các yếu tố sau:
Chính sách môi trường
Lập kế họach
- Khía cạnh môi trường
- Pháp luật và yêu cầu khác
- Mục tiêu và chỉ tiêu
- Chương trình quản lý môi trường
Thực hiện
- Cơ cấu và trách nhiệm
- Đào tạo, nhận thức, năng lực
- Tài liệu hệ thống quản lý môi trường
- Chuẩn bị/đáp ứng
Kiểm tra hành động khắc phục
- Giám sát và đo
- Sự không phù hợp và hành động khắc phục, phòng ngừa
- Hồ sơ
Xem xét lãnh đạo
Cải tiến liên tục
Hình 7. Mô hình hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2004 cho trạm
Hệ thống văn bản tài liệu
Sổ tay môi trường
TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI
BÌNH HƯNG HÒA
SỔ TAY MÔI TRƯỜNG
Chương Mở đầu
Mã số: BHH- STMT
Lần ban hành : 01
Lần sửa đổi : 00
Ngày hiệu lực :
Trang : 01 / 25
ISO 14001: 2004
MỤC LỤC
Mục lục………………………………………………………..1 / 25
Danh sách phân phối…………………………………………..2 / 25
Chương 1. Giới thiệu về TXLBHH…………………………3-4 / 25
Chương 2. Mục đích và phạm vi………………………………5 / 25
Chương 3. Định nghĩa và chữ viết tắt………………………….6 / 25
Chương 4. HTQLMT của TXLBHH…………………………..7 / 25
4.1. Chính sách môi trường………………………………7-8 / 25
4.2. Khía cạnh môi trường………………………………….9 / 25
4.3. Yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác…………………...10 / 25
4.4. Mục tiêu và chỉ tiêu…………………………………...11 / 25
4.5. Chương trình quản lý môi trường……………………..12 / 25
4.6. Cơ cấu và trách nhiệm……………………………..13-16 / 25
4.7. Đào tạo, nhận thức và năng lực……………………….17 / 25
4.8. Thông tin liên lạc……………………………………..18 / 25
4.9. Tài liệu của HTQLMT………………………………..19 / 25
4.10. Kiểm soát tài liệu……………………………………20 / 25
4.11. Chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng tình trạng khẩn cấp….21 / 25
4.12. Gíam sát và đo……………………………………….22 / 25
4.13. Hồ sơ…………………………………………………23 / 25
4.14. Đánh giá HTQLMT………………………………….24 / 25
4.15. Xem xét lại của ban lãnh đạo………………………...25 / 25
TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI
BÌNH HƯNG HÒA
SỔ TAY MÔI TRƯỜNG
Chương Mở đầu
Mã số: BHH - STMT
Lần ban hành : 01
Lần sửa đổi : 00
Ngày hiệu lực :
Trang : 02 / 25
ISO 14001: 2004
DANH SÁCH PHÂN PHỐI
1) Bản chính: Đại diện lãnh đạo về môi trường lưu bản chính
2) Bản kiểm soát: Các bản kiểm soát được phân phối theo danh sách sau:
STT
NGƯỜI NH
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DO AN.doc