Trong quá trình hình thành và phát triển tâm lý ở lứa tuổi “Teen” điều kiện kinh tế xã hội có tác động rất lớn đến tâm sinh lý. Vào những năm 80 của thế kỷ trước nước ta vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh, mọi mặt đều bị thiệt hại nặng nề, đây cũng là thời kỳ “ cả nước suy dinh dưỡng ” cho nên lứa tuổi thanh thiếu niên chưa phát triển về chiều cao, cân nặng, Bên cạnh đó tư tưởng xã hội hoàn toàn thống nhất theo tư tưởng chủ nghĩa xã hội nên tuổi thanh thiếu niên cũng có tâm lý theo tâm lý chung.
Vào những năm 90, nước ta có chuyển mình quan trọng, xóa bỏ bao cấp, xác định con đường phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế có những phát triển nhất định, đã không còn cảnh đói ăn, tư tưởng của toàn xã hội tự do hơn. Khi đó cơ thể trẻ em độ tuổi thanh thiếu niên đã phát triển hơn thời kỳ trước, các em có ý thức về hình dáng cơ thể mình, tâm lý nhận thức cũng phát triển mạnh hơn.
93 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2803 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu đặc điểm hình thái phần vai nam học sinh lứa tuổi 17 và thiết kế dây chuyền gia công lắp ráp sản phẩm áo đồng phục nam học sinh trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
úc trung bình 5 năm sau khi bắt đầu dậy thì. Tốc độ và thời gian của đợt tăng trưởng dậy thì khác nhau tuỳ theo từng người và tuỳ theo thời hạn bắt đầu dậy thì.
Ở trẻ gái, tốc độ tăng trưởng trung bình 7,5cm trong năm đầu dậy thì, 5,5cm ở năm thứ 2. Trong năm tăng trưởng tối đa chiều cao tăng từ 6 – 11cm. Tăng trưởng kết thúc trung bình 4 năm sau khi bắt đầu dậy thì. Tốc độ và thời gian của đợt tăng trưởng dậy thì khác nhau tuỳ theo từng người và tuỳ theo thời hạn bắt đầu dậy thì.
Tuổi xương: cũng là một mốc đánh giá tuổi dậy thì, nghiên cứu xương cho thấy rõ sự trưởng thành chung của cơ thể hơn là tuổi thực, nó thường tiến triển song song với các đặc tính sinh dục phụ. Ở trẻ em trai phát động dậy thì tuổi xương khoảng 13 tuổi, trẻ em gái khoảng 10,5 – 11 tuổi. Ở trẻ em gái kinh nguyệt đầu tiên thường xuất hiện ở tuổi xương khoảng 12,5 – 13 tuổi.
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sinh lý
Sinh lý phát triển thể hiện ở dậy thì chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bao gồm các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài.
Các yếu tố bên trong
+ Giới tính: nam dậy thì chậm hơn nữ 2 tuổi.
+ Di truyền: tuổi dậy thì trong cùng một gia đình không hoàn toàn giống nhau, chỉ giống nhau hoàn toàn khi sinh đôi cùng trứng. Người cùng điều kiện kinh tế xã hội thì tuổi kinh nguyệt sẽ được quyết định bởi yếu tố di truyền.
+ Chủng tộc, giống nòi: trẻ em khác chủng tộc có tuổi dậy thì khác nhau. Trẻ gái Châu Á xuất hiện kinh nguyệt muộn hơn trẻ gái Châu Âu khoảng 1 năm.
Các yếu tố bên ngoài
+ Môi trường, khí hậu: trẻ ở vùng cao dậy thì xuất hiện muộn hơn
+ Kinh tế:: trong những năm 80 của thế kỷ XX tuổi kinh nguyệt cũng xuất hiện chậm hơn bây giờ.
+ Yếu tố tâm lý: những trẻ ở các gia đình ly dị hoặc có mâu thuẫn, thì kinh nguyệt lại xuất hiện sớm hơn những trẻ ở gia đình bình thường.
+ Điều kiện sống: trẻ ở các gia đình có thu nhập cao thì dậy thì sớm hơn. Trẻ ở thành thị dậy thì sớm hơn trẻ ở nông thôn.
1.5.2. Đặc điểm tâm lý
Song song với quá trình phát triển sinh lý, tâm lý của lứa tuổi thanh thiếu niên phát triển vô cùng nhanh, nhận thức, nắm bắt cái mới ngay khi nó xuất hiện. Chúng ta cần phân đoạn quá trình phát triển tâm lý lứa tuổi thanh thiếu niên để phác họa những nét tâm lý đặc trưng. Trong mỗi giai đoạn phát triển các nét tâm lý đặc trưng nảy sinh trên cơ sở kết hợp các điều kiện khách quan và chủ quan.
Trong quá trình hình thành và phát triển tâm lý ở lứa tuổi “Teen” điều kiện kinh tế xã hội có tác động rất lớn đến tâm sinh lý. Vào những năm 80 của thế kỷ trước nước ta vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh, mọi mặt đều bị thiệt hại nặng nề, đây cũng là thời kỳ “ cả nước suy dinh dưỡng ” cho nên lứa tuổi thanh thiếu niên chưa phát triển về chiều cao, cân nặng,… Bên cạnh đó tư tưởng xã hội hoàn toàn thống nhất theo tư tưởng chủ nghĩa xã hội nên tuổi thanh thiếu niên cũng có tâm lý theo tâm lý chung.
Vào những năm 90, nước ta có chuyển mình quan trọng, xóa bỏ bao cấp, xác định con đường phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế có những phát triển nhất định, đã không còn cảnh đói ăn, tư tưởng của toàn xã hội tự do hơn. Khi đó cơ thể trẻ em độ tuổi thanh thiếu niên đã phát triển hơn thời kỳ trước, các em có ý thức về hình dáng cơ thể mình, tâm lý nhận thức cũng phát triển mạnh hơn.
Từ những năm 2000 trở đi, kinh tế phát triển mạnh mẽ, có những kết quả ban đầu tốt đẹp từ quá trình đổi mới kinh tế. Xã hội ngày càng trở nên giầu có, không còn lo đến từng bữa ăn, các điều kiện thông tin giải trí, làm đẹp,… phát triển rầm rộ. Lứa tuổi Teen cũng phát triển sớm hơn, cơ thể các em đã gần hoàn thiện ở độ tuổi này, đã có những đường cong đẹp,… Các em có ý thức về cơ thể mình nhiều hơn, định hình tâm lý cũng nhanh và rất khác thế hệ trước. Như ta thấy thời kỳ này là thời kỳ bùng nổ của internet, các phương tiện truyền thông, các chương trình giải trí,…Ở trên đó các em có một thư viện khổng lồ muôn vàn thông tin cả xấu cả tốt, cả đúng cả sai không có rào cản, không bị kiểm soát nên các em dễ bị ảnh hưởng, hình thành những nhân cách xấu nếu các em không đi đúng hướng. Ở thời điểm này cần nhất là sự hướng dẫn, định hướng đúng đắn của gia đình, nhà trường, xã hội.
Bước sang tuổi này, các chức năng tâm lý có nhiều thay đổi, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển trí tuệ, khả năng tư duy. Các nghiên cứu tâm lý học cho thấy rằng hoạt động tư duy của thanh thiếu niên rất tích cực và có tính độc lập, có khả năng và rất ưa thích khái quát các vấn đề. Sự phát triển mạnh của tư duy lý luận liên quan chặt chẽ với khả năng sáng tạo. Nhờ khả năng khái quát mà ở tuổi này có thể tự mình phát hiện ra những cái mới. Với các em điều quan trọng là cách thức giải quyết các vấn đề được đặt ra chứ khống phải là loại vấn đề nào được giải quyết.
Các em ở lứa tuổi này cảm nhận được các rung động của bản thân và hiểu rằng đó là trạng thái "cái tôi" của mình. Các em ý thức được các mối quan hệ giữa các thuộc tính tâm lý và các phẩm chất nhân cách, có khả năng tạo được một hình ảnh “cái tôi" trọn vẹn và đầy đủ hơn để từ đó xây dựng các mối quan hệ với người khác và với chính mình. Cái Tôi trong giai đoạn đầu của lứa tuổi Teen thường chưa thật rõ nét nên khi tự đánh giá về bản thân không ổn định và mâu thuẫn. Nhu cầu giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp với bạn bè đồng lứa phát triển mạnh ở lứa tuổi này đã thực hiện một chức năng quan trọng là giúp các em dần hiểu mình rõ hơn, đánh giá bản thân chính xác hơn thông qua những cuộc trao đổi thông tin, trao đổi các đánh giá về các hiện tượng mà các em quan tâm. Các em hay so sánh mình với người khác qua các đặc điểm bên ngoài. Một hiện tượng rất thường gặp là học sinh cấp III là hay bắt chước thầy cô giáo mà họ yêu quý hay một người mẫu lý tưởng nào đó mà họ chọn cho mình, từ cách ăn mặc, cử chỉ, dáng đi. Do đó nếu biết giáo dục đúng cách các em sẽ có tâm lý ổn định, hình thành một nhân cách tốt.
Các em luôn muốn khẳng định cái Tôi của mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Các em muốn thể hiện ý kiến, quan điểm riêng của mình, muốn được mọi người quan tâm, lắng nghe kiến nghị của mình. Các em muốn thoát khỏi những trói buộc vô hình từ phía gia đình và xã hội mà các em cho là vô lý. Tất cả những điều đó trở thành cái Tôi trong mọi hành vi và rõ nhất là các ăn mặc, phục trang.
Các em thích nổi bật, cá tính nên thường chọn những màu sặc sỡ, những gam màu nóng, những mẫu thời trang trẻ trung, năng động, các phụ kiện đi kèm độc đáo...Từ những trang phục bụi bặm theo kiểu hip – hop đến thời trang “kỳ quái” như Harajuku, Cosplay thường có mặt trong lựa chọn của các em. Harajuku là một kiểu thời trang phá cách, nổi loạn và đầy những gam màu sặc sỡ. Những bộ quần áo, những đôi giày, đồ trang sức cho đến đầu tóc phải thật lạ mắt. Đặc biệt, hơn hết là lòe loẹt, bảy sắc cầu vồng... Quan trọng nhất là "độc", không ai giống ai. Nó phải khiến cho người ngoài, khi nhìn vào, nhẹ thì thấy lạ mắt, còn nặng thì lắc đầu lè lưỡi.
Cosplay là kiểu ăn mặc quần áo y hệt các nhân vật truyện tranh, game. Chiếc áo đầm thùng thình kết hợp với một chiếc quần jeans hầm hố cùng vô số dây nhợ trên tai, cổ, tay chân… Áo dài rộng, quần ôm ngắn đi cùng với những đôi giày búp bê đế thấp… Với các em tông xuyệt tông chưa hẳn đã đẹp. Tư duy ăn mặc của tuổi teen bây giờ chủ yếu hình thành từ phim ảnh: Trung Quốc thì “baby” , Hàn Quốc thì bay bổng, đặc biệt Nhật Bản lại thể hiện cá tính mạnh của người mặc với màu sắc nổi bật, phụ trang đi kèm ấn tượng.
Hình 1.6. Phong cách Harajuku
Hình 1.7. Phong các Cosplay
Tâm lý các em phát triển nhanh như vậy nhưng cách giáo dục lại quá chậm, không theo kịp cách suy nghĩ, hành động của các em. Để gải quyết vấn đề này cần cái Tâm của toàn xã hội, trước hết là gia đình biết cách tôn trọng, trao đổi thẳng thắn với các em. Các thầy cô giáo cần định hướng tư tưởng, không né tránh các câu hỏi khó của các em. Xã hội cần có sự giáo dục, kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng lớn tới các em như internet, các phương tiện truyền thông,…
Riêng đối với lĩnh vực Dệt May, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng trang phục góp phần hình thành, giáo dục nhân cách, thẩm mỹ, văn hóa. Về khía cạnh nhân cách, trang phục giúp các em tự tin, hòa đồng, thể hiện mình trong xã hội.Thông qua trang phục sự giao tiếp trở nên dễ dàng hơn bởi nó thể hiện vị trí của người đối diện như thế nào so với mình. Về mặt thẩm mỹ, trang phục đẹp cũng như một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời, làm đẹp hơn Cái nhìn của các em. Thời trang là hiện đại, kết hợp hài hòa tính thẩm mỹ và sử dụng, có sự học hỏi các nét tinh hoa của thời trang thế giới nhưng không được phép hòa tan trong đó mà phải thể hiện được bản sắc riêng của người Việt, của nước Việt. Khi đó trang phục mới thể hiện được hết vai trò giáo dục thẩm mỹ, tình cảm cho lứa tuổi Teen. Do đó để giáo dục văn hóa mặc cho các em ngành May mặc cần đưa ra những kiểu trang phục hợp thời trang, gây hứng thú với sự nhanh nhậy của các em, góp phần hình thành xu hướng, phong cách thời trang riêng, không bị ảnh hưởng, pha trộn các yếu tố không hay của thời trang các nước khác.
KẾT LUẬN PHẦN TỔNG QUAN
1- Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập WTO, đứng trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, ngành công nghiệp May mặc trong lĩnh vực xuất khẩu nói chung và thị trường nội địa nói riêng cũng đang phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên ngành May Việt Nam vẫn chưa chú trọng: xây dựng mới hệ thống cỡ số trang phục cho người Việt Nam, chế tạo Manơcanh nhằm tạo nền tảng cho ngành May mặc công nghiệp phát triển
2- Nghiên cứu đặc điểm hình thái cơ thể người là yếu tố góp phần định hình chủng loại, kiểu dáng sản phẩm phù hợp cho từng nhóm người. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu từ hình thái chung nhất đến cụ thể từng bộ phận như bàn tay, chân, phần đầu …. Nhưng ở Việt Nam còn hạn chế trong công việc nghiên cứu phân loại đặc điểm từng bộ phận cơ thể.
3- Trong các phương pháp NC sinh học, phương pháp ngang là phương pháp nghiên cứu từng nhóm đối tượng khác nhau trong cùng một khoảng thời gian. Đây là phương pháp cho độ tin cậy cao và tốn ít thời gian nhưng không đánh giá được hết quá trình phát triển. Trong May mặc ta quan tâm hơn đến phương pháp ngang.
4- Dậy thì là qua thời kỳ trẻ em để trở thành người lớn. Đó là giai đoạn biến đổi đặc biệt nhất, thay đổi cơ quan sinh dục, thay đổi kích thước cũng như hình thể. Trẻ em lứa tuổi 17 nằm trong độ tuổi dậy thì. Trẻ em gái xuất hiện dậy thì trước trẻ em trai 2 năm. Trong giai đoạn này cơ thể phát triển chủ yếu theo chiều cao, hệ xương phát triển mạnh hơn hệ cơ.
5- Hiện nay khi kinh tế phát triển, lĩnh vực thông tin giải trí, làm đẹp càng phát triển mạnh mẽ hơn. Các em có ý thức về cơ thể mình nhiều hơn, định hình tâm lý cũng nhanh và rất khác thế hệ trước.. Các em luôn muốn khẳng định cái Tôi của mình trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Tất cả những điều đó trở thành cái Tôi trong mọi hành vi và rõ nhất là trang phục. Ở thời điểm này cần nhất là sự hướng dẫn, định hướng đúng đắn của gia đình, nhà trường và xã hội. Riêng đối với lĩnh vực Dệt May, trang phục góp phần hình thành, giáo dục nhân cách, thẩm mỹ, văn hóa.
Từ nghiên cứu, tìm hiểu phần tổng quan, em nhận thấy lứa tuổi 17 đang phát triển nhanh về tâm sinh lý, lại ít được quan tâm nghiên cứu trong lĩnh vực May công nghiệp. Chính vì vậy, em chọn đề tài nghiên cứu “ Nghiên cứu đặc điểm hình thái phần vai nam học sinh lứa tuổi 17” là cần thiết phù hợp với yêu cầu thực tế.
Chương 2
NGHIÊN CỨU CỤ THỂ
2.1. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm hình thái phần vai nam học sinh lứa tuổi 17
* Đối tượng nghiên cứu
Trong quá trình tìm hiểu nhân trắc học tại Việt Nam em nhận thấy lứa tuổi thanh thiếu niên ít được quan tâm nghiên cứu. Ở lứa tuổi này các em đang phát triển nhanh về tâm sinh lý. Nhu cầu về trang phục là rất lớn nhưng chưa có thiết kế riêng hợp với độ tuổi các em. Chính vì vậy trong đồ án này em nghiên cứu về đối tượng nam học sinh lứa tuổi 17 tuổi tại trường THPT Đoàn Kết –Hai Bà Trưng – Hà Nội.
* Nội dung nghiên cứu
+ Nghiên cứu dụng cụ đo
+ Xây dựng chương trình đo
+ Tiến hành đo
+ Xử lý số liệu
+ Phân tích đặc điểm hình thái phần vai
* Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp ngang
+ Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel
+ Kết quả nghiên cứu được tính toán theo các công thức sau
1. Số trung bình cộng (M)
Là đặc trưng biểu hiện khuynh hướng trung tâm của sự phân phối.
- Công thức tính :
( 2.1 )
Trong đó: xi là trị số của từng số đo
fi là tần số của các trị số đo
n là tổng các số đo: n= f1 + f2 + f3 +…+ fn
- Hàm Excel: M = average (dãy số )
2. Độ lệch chuẩn (Std Deviation) – kí hiệu là (σ)
Là độ lệch trung bình bình phương. Độ lệch chuẩn là đặc trưng được dùng để đánh giá độ tản mạn của một phân phối thực nghiệm hay nói lên mức độ phân tán của các giá trị xi so với số trung bình tb.
- Công thức tính: σ =√ (åfi(xi-M)2)/n với n>30 (2.2 )
- Hàm Excel: σ = stdev (dãy số)
3. Hệ số biến thiên (cv):
Là tỷ lệ giữa độ lệch chuẩn và trung bình cộng. Nó thể hiện mức độ phân tán của các giá trị xi so với trung bình cộng
- Công thức tính: CV = 100(σ/M) (2.3)
- Hàm Excel: CV = 100*(σ/M)
+ Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel
2.2. Cấu tạo phần vai
Hình thành nên cấu trúc phần vai đi từ trong ra ngoài: đầu tiên là xương, cơ, mỡ dưới da và da. Ngoài ra còn có dây thần kinh, dây chằng, các lớp mạc, mạch máu, tuyến giáp, thực quản, khí quản, hầu, … nhưng chúng đều nằm ở khoảng giữa các cơ, cơ – xương, các xương nên khi xét về kích thước chúng ta tính độ dầy mỏng, to nhỏ của các cơ và xương.
Hình 2.1. Khung xương cổ
2.2.1. Xương
* Xương Cổ
Xương cổ gồm 7 đốt sống cổ được nối với nhau bởi các dây chằng, đĩa đệm và khớp.
Mỗi đốt sống cổ mặt trước là thân đốt, từ đó mọc ra 1 vòng xương mỏng khép kín đằng sau gọi là cung đốt sống. Vòng tròn hổng ở giữa gọi là lỗ sống hay ống tủy.
Từ phía sau cùng cung đốt sống mọc ra 1 mỏm xương gai gọi là mỏm gai đốt sống. Bên canh đó ở 2 bên cung sống còn có 2 mỏm xương gọi là mỏm ngang đốt sống. Trên mỏm ngang có diện khớp trên và dưới để tiếp khớp giữa các đốt sống.
Những mỏm gai và cung sống đều có dây chằng bó lại với nhau, ngoài ra còn có một dây gân dài bám vào đầu những mỏm gai suốt dọc cột sống trừ những đốt sống cổ. Ở đoạn này dây gân đi thẳng từ mỏm gai của đốt sống cổ thứ 7 lên bám vào gồ xương chẩm. Khoảng nối giữa hai thân đốt có một chấn sụn dính liền với thân đốt làm đệm.
Đốt sống cổ thứ 1 hay đốt đội không có thân đốt mà chỉ có cung trước, lỗ sống rộng. Mỏm gai chỉ là một mấu nhỏ, mỏm khớp lớn, diện khớp trên dài và trũng, khớp với lồi cầu xương chẩm. Diện khớp dưới chếch và hơi phẳng, khớp với đốt trục. Đầu mỏm ngang có mấu.
Đốt sống cổ thứ 2 hay đốt trục. Thân đốt có một mấu khớp dài nhô lên dưới đáy thắt và có hai diện khớp, diện trước khớp với đốt đội, diện sau khớp với dây chằng ngang. Mỏm gai rất chắc. Mỏm khớp chếch, mỏm ngang nhỏ. Có thể hình dung đốt trục và đốt đội là một cặp bản lê. Đốt đội là cối gắn liền với xương sọ để đầu có thể quay đi, quay lại trên phần trục bản lề của cột sống là đốt trục.
Đốt sống cổ thứ 7 là đốt xương nằm trên đường chân cổ phía sau và trồi ra khi ta cúi đầu vì nó có mỏm gai rất dài
Hình 2.2. Xương cổ
* Xương vai
Trên đầu lồng ngực, mỗi bên có nửa vành đai gồm hai xương: phía trước là xương đòn, phía sau là xương vai. Chúng hình thành một vành đai gắn bó với nhau ở phần trên lồng ngực.
Xương đòn là một xương dài và dẹt, hình chữ S, chiều dài cong không đều. Phần trong dày, hình trụ tam giác, giữa tròn, phần ngoài dẹt. Đầu trong dày, khớp với cạnh trên đầu xương ức và trùm ra mọi phía gọi là đầu ức. Đầu ngoài dẹt có diện khớp nối với mỏm cùng vai gọi là đầu cùng. Mặt trên nhẵn, ở sát dưới da, mặt dưới gồ ghề. Cạnh trước dầy, đầu trong cong vào, đầu ngoài cong ra. Xương đòn nằm ngang đăng đối ở hai bên đầu xương ức. Hai đầu ức của xương đòn cao hơn đầu xương ức tạo thành một hố lõm trên đầu lồng ngực
Hình 2.3. Xương vai, ngực
Xương vai nằm phía sau phần trên của lồng ngực, tiếp khớp với xương đòn ở phía trước. Trước, giữa và sau hai xương này có cấu trúc môm mềm, da, mỡ, cơ, các tạng tạo nên phía trên của lồng ngực. Xương vai hình tam giác, đứng ở mặt sau lồng ngực, đứng chếch từ phía sau ra phía trước từ khoảng liên sườn thứ nhất I đến xương sườn thứ 7. Khoảng cách giữa hai xương vai bằng chiều ngang của xương vai. Xương vai có cạnh dưới áp vào phía sau lưng, mỏm cùng ở phía trên khớp với xương đòn ở ngoài lồng ngực. Mặt trước hay mặt lồng ngực cong vào, có những đường gờ chéo, là cạnh bám của cơ dưới vai. Mặt lưng chia thành hai phần không đều nhau. Gai xương vai là bờ cao ngăn cách, phần trên là hố trên sống, phần dưới lớn hơn là hố dưới sống. Gai xương vai từ một diện tam giác ở cạnh trong, 1/4 phía trên bờ sống đi chếch lên ra phía ngoài, đầu ngoài dẹt và nhô hẳn ra ngoài. Mỏm nhô ra gọi là mỏm cùng vai, có diện khớp nhỏ khớp với xương đòn ở đầu cùng. Cạnh trên thân xương phía trong rất mỏng, ngoài có mỏm lớn hình cong như mỏ quạ gọi là mỏm quạ. Cạnh ngoài rộng, có diện khớp hình trái xoan, đầu nhơ ở trên hơi cong vào, khớp với đầu xương cánh tay. Bờ ngoài xốp và dày, bờ trong gọi là bờ sống mỏng và sắc. Cạnh trong dọc theo sống lưng.
* Một phần xương lồng ngực
Lồng ngực hình trái xoan dẹt, phần dưới nở và đưa ra phía trước theo hướng chếch của xương ức.
Xương lồng ngực là những xuơng hình vòng cung, có sụn sườn nối với xương ức ở mặt trước, mặt sau nối trực tiếp với xương sống lưng.
Xương ức là một xương dẹt và thon, gồm 3 mảnh gắn với nhau, nằm chếch ra phía trước, tọa với mặt phẳng đứng góc 20 – 21o .Đầu trên tương đối dày là cán xương ức. Mảnh ở giữa dài nhất là thân xương ức. Mảnh dưới là mũi xương ức. Mặt trước thân xương nhẵn có những ngấn ngang. Đầu trên xương ức lõm, có diện khớp hai bên để tiếp khớp với 2 xương đòn, chính giữa đầu trên xương ức là hõm ức mà ta có thể xác định dễ dàng. Ở phân thân xương ức có những diện khớp đối xứng hai bên để tiếp với các sụn sườn của xương sườn.
Xương sườn, mỗi bên lồng ngực có 12 xương sườn. Ta chỉ tính đến 7 xương trên. Các xương này có sụn nối trực tiếp với xương ức. Đầu xương ở mặt trước khớp với sụn sườn, hơi nở. Đầu xương ở mặt nở, có diện khớp đôi, tiếp với đầu xương là cổ xương hơi thắt, mặt sau gồ ghề và tiếp đến một mấu lồi. Phần trên giáp là cạnh bám của dây chằng, phần dưới là diện khớp với mỏm ngang. Dây chằng bó đầu xương và sụn khớp của xương sống lưng và khớp với hai thân đốt sống lưng bên cạnh. Mấu lồi khớp với mỏm ngang. Các khớp đều có dây chằng bó chặt.Đặc biệt, xương sườn thứ 1 ngắn và rộng, cong theo cạnh xương, mặt gần ngang, góc gãy thay cho mấu lồi, cổ rất hẹp và thẳng, độc nhất có diện khớp đơn. Xương sườn thứ 2 rất cong theo chiều cạnh xương, góc dịu cách mấu lồi độ 1cm.
Những cạnh xương từ trên xuống dưới hình thành một đường chéo ra ngoài. Trên cùng, góc của xương sườn thứ 1 lẩn vào mỏm ngang. Đường góc của toàn bộ xương sườn giới hạn rãnh sống sườn. Hình bầu dục của lồng ngực rất rõ ở mặt bên. Đường cong của mặt sau là những góc sườn. Đường cong của mặt trước là xương ức và những sụn sườn đi theo hướng của xương ức, do đó khoảng nhô ra nhất không phải là xương ức mà là những sụn sườn. Tất cả những xương sườn đều đi theo hướng chếch từ phía sau ra phía trước và từ trên xuống dưới.
* Xương cánh tay
Xương cánh tay là một xương dài, thân xương không đều và trông như bị xoắn, phía trên hình ống, dưới rộng ngang thành hình tam giác.
Đầu trên tròn chia làm ba phần:
+ Phần khớp nhẵn tròn 1/3 hình cầu, hướng chếch lên, vào trong và phía sau, khớp với hõm khớp của xương vai.
+ Phần ngoài có một rãnh dọc gọi là rãnh cơ hai đầu, chia phần ngoài ra làm đôi, phía trước là mấu động nhỏ, phía sau là mấu động lớn.
Đầu dưới rộng và dẹt, giữa có hai diện khớp cạnh nhau là ròng rọc và lồi cầu.
Hình 2.4. Xương cánh tay
2. Cơ
* Cơ cổ
Các cơ sâu: cơ bậc thang trước và cơ bậc thang sau là hai cơ phía bên cổ, nối liền những xương sườn trên với cột sống và cũng góp phần làm rộng chiều ngang phía dưới cổ.
Phía sau của khối cơ này, trở thành chỗ dựa cho cạnh trước của cơ thang quấn vào và phía trước cũng là chỗ bám của cơ ức – đòn – chũm.
Cổ được chia thành ba vùng: vùng cổ trước, vùng cổ bên và vùng cổ sau ( vùng gáy ). Các cơ của vùng cổ sau được xếp vào nhóm cơ lưng, các cơ nằm trong hai vùng cổ trước và bên được chia thành 3 nhóm từ nông vào sâu:
+ Các cơ nông ở hai bên cổ gồm cơ ức – đòn – chũm và cơ bám da cổ
+ Các cơ trên móng và các cơ dưới móng nằm ở vùng cổ trước
+ Các cơ trước và các cơ bên cột sống
Các cơ trước và các cơ bên cột sống, cơ bậc thang trước và cơ bậc thang sau là hai cơ phía bên cổ, nối liền những xương sườn trên với cột sống và cũng góp phần làm rộng chiều ngang phía dưới cổ. Phía sau của khối cơ này, trở thành chỗ dựa cho cạnh trước của cơ thang quấn vào và phía trước cũng là chỗ bám của cơ ức – đòn – chũm. Giữa hai cơ ức – đòn – chũm và cơ thang, khối cơ sâu thành một hình tam giác, gọi là tam giác trên đòn, vì cạnh dưới của tam giác là xương đòn.
Các cơ trên móng và các cơ dưới móng nằm ở vùng cổ trước. Các cơ trên móng là những cơ phía dưới cằm, bám vào xương móng và xương hàm dưới, bưng kín mặt dưới của xương hàm dưới, không có hình thái rõ rệt bên ngoài. Cơ dưới móng là những cơ dẹt, bám vào hai bên sụn giáp gồm bốn cơ: hai cơ sâu là cơ giáp móng và cơ giáp ức, bám từ xương móng đến sụn giáp và từ sụn giáp đến xương ức. Hai cơ ngoài là cơ ức móng và cơ vai móng. Cơ ức móng bám từ xương móng đến xương ức, cơ vai móng ở mé ngoài, từ xương móng đi chéo qua tam giác trên đòn , vào sâu bám lên cạnh xương vai.
Các cơ nông ở hai bên cổ gồm cơ ức – đòn – chũm và cơ bám da cổ. Cơ bám da cổ là một phiến cơ rộng. Đầu dưới của cơ bám vào mạc phủ phần trên của các cơ ngực lớn và delta. Các sợi cơ chạy lên trên và vào trong mô dưới da của mặt bên cổ. Các sợi trước đan xen tại đường giữa với các sợi trước đối bên ở sau và dưới khớp dính cằm. Các sợi trung gian bám vào bờ dưới thân xương hàm dưới hoặc chạy lên ở dưới cơ hạ góc miệng để bám vào nửa ngoài của môi dưới. Các sợi sau bắt chéo xương hàm dưới và phần trước cơ cắn để bám vào da phần dưới của mặt, trong đó nhiều sợi hòa lẫn với các cơ bám vào trụ xơ – cơ ngoài góc miệng. Cơ bám da cổ do nhánh cổ của thần kinh mặt vận động. Sự co cơ có tác dụng làm giảm độ lõm giữa xương hàm dưới và mặt bên của cổ. Các sợi bám vào môi và góc miệng có tác dụng kéo hai phần miệng này xuống.
Cơ ức – đòn – chũm là cơ ngoài cùng, hình chữ nhật, thân cơ dẹt, bám từ mỏm chũm và đường cong trên của xương chẩm, chạy chếch từ dưới lên qua mặt bên của cổ, đi chéo xuống chia thành hai nhánh. Nhánh trong hình tròn bám vào xương ức, gọi là bó ức, nhánh ngoài dẹt, bám vào xương đòn, gọi là bó đòn. Khoảng cách giữa hai nhánh tạo thành một hố lõm hình tam giác ở cạnh trên xương đòn.
Cơ ức – đòn – chũm bình thường thì thân ngả, nhưng khi quay đầu sang bên thì trở thành đứng. Nó là một mốc bề mặt rõ nét nhất là khi co.
Hình 2.5. Các cơ cổ
* Các cơ phần nửa trên của thân mặt trước và sau
Các cơ thân mặt sau chia thành ba lớp: lớp trong, lớp giữa và lớp ngoài
Lớp trong gồm những cơ chéo nhỏ nằm trong rãnh sống và không có ảnh hưởng tới hình thái bên ngoài.
Lớp giữa là một dây cơ dài rất chắc bám suốt dọc cột sống, từ xương chẩm đến xương cùng và chia thành một số cơ đáng chú ý vì hình thái nổi rõ dưới lớp cơ dẹt bên ngoài: Các cơ gáy, các cơ gai sống ( từ lưng đến thắt lưng), cơ trám và cơ góc vai ( vùng ranh giới giữa thân và cổ ). Gáy có 4 cơ: cơ rối to, cơ rối bè, cơ gối đầu, cơ gối cổ. Nói chung bám từ đường cong trên của xương chẩm và khoảng xương phía dưới, đến 2/3 dưới của dây gân cổ, những mỏm gai của 6 đốt sống lưng và mỏm ngang của tất cả các đốt xương cổ.
Các cơ gai sống là những cơ kế tiếp các cơ gáy ở phần thân, nằm trong rãnh sống và chia thành hai vùng: vùng sống lưng và vùng sống thắt lưng
Cơ trám là một cơ dẹt, hình trám, phía dưới dày hơn phía trên, bám từ gờ trong xương vai tới đường sống lưng vào quãng dưới dây gân cổ và 4 đốt sống lưng trên cùng.
Cơ góc vai là một cơ dọc và dài từ góc trên xương vai, lên quấn vào phía ngoài các cơ dưới và chia làm 4 nhánh bám vào 4 mỏm ngang của 4 đốt sống lưng trên cùng. Phía bên cổ, thân cơ đi chéo qua hình tam giác trên đòn, có tác dụng góp phần làm rộng chiều ngang phía dưới gáy.
Lớp ngoài chỉ cớ 2 cơ là cơ lưng to và cơ thang phủ kín mặt sau thân, từ xương chẩm đến xương cùng và từ vai nọ sang vai kia. Cơ thang, hai cơ thang hợp lại phủ tất cả phần trên phía sau thân, từ gáy đến giữa lưng và từ vai trái sang vai phải. Giữa bám dọc theo xương sống lưng, trên từ xương chẩm đến dây gân cổ, các mỏm gai đến đốt sống lưng thứ 10. Phía ngoài bám vào 1/3 đầu ngoài xương đòn, quanh mỏm cùng vai và suốt dọc gai xương vai. Thớ từ sống lưng đều hướng về đầu vai, phía trên chéo xuống. Những thớ giữa ngang và thớ dưới chéo lên. Cạnh bám phần nhiều là những đoạn cân ngắn nhưng có ba khoảng tương đối dài và có ảnh hưởng tới hình thái bên ngoài. Thứ nhất là một màng cân hình bầu dục ở vùng gáy và hai mảng hình tam giác, một ở cạnh sống xương vai và một ở góc dưới cơ thang. Thân cơ có từng quãng dày mỏng khác nhau, trên mỏng, giữa rất dày và dưới lại mỏng.
Hình 2.6. Cơ th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- do an.doc
- do an bv.ppt