Đồ án Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp bảo vệ rừng tại khu vực dự kiến khai thác mỏ đá vôi SROC con trăn tại xã Tân Hoà, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh

MỤC LỤC

 

Tờ giao nhiệm vụ đồ án

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

Lời cảm ơn

 

CHƯƠNG MỘT

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

 

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trang2

1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 3

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3

1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 4

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

 

CHƯƠNG HAI

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA KHU VỰC DỰ KIẾN KHAI THÁC

 

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC DỰ KIẾN KHAI THÁC 7

2.1.1 Vị trí mỏ 7

2.1.2 Đặc điểm khí hậu 9

2.1.2.1 Nhiệt độ không khí 9

2.1.2.2 Chế độ mưa 11

2I.1.2.3 Độ bốc hơi 12

2.1.2.4 Chế độ gió 14

2.1.2.5 Đổ ẩm không khí 15

2.1.2.6 Độ bền vững khí quyển 16

2.1.2.7 Các hiện tượng thời tiết đặc biệt 17

2.1.2.7.1 Dông 17

2.1.2.7.2 Mưa đa 17

2.1.3 Đặc điểm chế độ thuỷ văn 17

2.1.4 Đặc điểm về địa hình 18

2.2 HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI (NƠI CÓ MỎ SROC CON TRĂN) 18

2.2.1 Tình hình dân số, dân tộc 18

2.2.2 Một số đặc điểm chung về phát triển kinh tế – xã hội tại xã Tân Hoà 19

- Trồng trọt 19

- Chăn nuôi 19

- Y tế 20

- Văn hoá giáo dục 20

- Chính sách xã hội 20

- Cơ sở hạ tầng phát triển 21

2.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC MỎ 21

2.3.1 Đặc điểm chất lượng không khí và tiếng ồn 21

2.3.2 Đặc điểm chất lượng nứơc 22

2.3.3 Hiện trạng khu vực hệ thuỷ sinh 25

2.3.4 Kết luận chung về hiện trạng môi trường và xã hội khu vực dự kiến khai thác 28

CHƯƠNG BA

TÀI NGUYÊN RỪNG

 

3.1 HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI TÂY NINH 30

3.2 HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI KHU VỰC DỰ KIẾN KHAI THÁC ĐÁ VÔI SROC CON TRĂN 32

3.2.1 Hiện trạng rừng 32

3.2.2 Các loài động vật 44

3.3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 45

 

CHƯƠNG BỐN

KHẢ NĂNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA KHU VỰC DỰ KIẾN KHAI THÁC MỎ ĐÁ VÔI

 

4.1 PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH MỎ ĐÁ VÔI 48

4.1.1 Đặc điểm mỏ đá vôi 48

4.1.1.1 Về đặc điểm tự nhiên 48

4.1.1.2 Về cấu tạo địa chất 48

4.1.2 Trữ lượng khai thác 48

4.1.3 Chương trình khai thác 49

4.1.3.1 Công nghệ khai thác 49

4.1.3.2 Quy trình công nghệ khai thác mỏ 50

4.1.3.3 Thời hạn khai thác 52

4.2 NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CÁC KHẢ NĂNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ RỪNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ VÔI 53

4.2.1 nghiên cứu xác định các khả năng ảnh hưởng đến môi trường và rừng trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng mỏ 53

4.2.1.1 Ảnh hưởng đến môi trường vật lý 53

4.2.1.1.1 Môi trường không khí và tiếng ồn 54

4.2.1.1.2 Môi trường nước 55

4.2.1.1.3 Môi trường đất 56

4.2.1.1.4 Ảnh hưởng do chất thải rắn 57

4.2.1.2 Môi trường sinh học 57

4.2.1.2.1 Vai trò của khu động thực vật trong vùng 57

4.2.1.2.2 Khả năng ảnh hưởng đến thảm rừng 58

4.2.2 Đánh giá các tác động chính đến môi trường và khu rừng trong giai đoạn khai thác đá vôi 58

4.2.2.1 Ả hưởng đến môi trường vật lý 58

4.2.2.1.1 Môi trường không khí và tiếng ồn 58

4.2.2.1.2 Môi trường nước 60

4.2.2.1.3 Môi trường đất và địa chất công trình 61

4.2.2.1.4 Ảnh hưởng do chất thải rắn 62

4.2.2.2 Ảnh hưởng đến môi trường sinh học 62

4.2.2.2.1 Ảnh hưởng của việc khai thác mỏ đến tài nguyên rừng 62

4.2.2.2.2 Ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học 64

4.2.2.2.3 Anh hưởng tới cấu trúc hệ sinh thái 64

4.2.3 Môi trường kinh tế – xã hội 65

4.2.3.1 Các ngành sản xuất 65

4.2.3.2 Giao thông 65

4.2.3.3 Đời sống xã hội 66

4.2.3.3.1 Lợi ích và mâu thuẫn xã hội 66

4.2.3.3.2 Lao động an toàn 67

4.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG 67

 

CHƯƠNG NĂM

ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO VỆ RỪNG KHU VỰC DỰ KIẾN

KHAI THÁC ĐÁ VÔI

 

5.1 BIỆN PHÁP KỸ THUẬT 71

5.1.1 Môi trường vật lý 71

5.1.1.1 Giảm thiểu ô nhiễm không khí và tiếng ồn 71

5.1.1.2 Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước 72

5.1.1.3 Giảm khả năng ô nhiễm môi trường đất 74

5.1.1.4 Giảm ô nhiễm do chất thải rắn 74

5.1.2 Biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh học 75

5.1.2.1 Giảm thiểu khả năng ảnh hưởng đến môi trường sinh học 75

5.1.2.2 Khôi phục cải tạo địa hình cảnh quan 76

5.1.2.3 Phương hướng cải thiện - phục hồi 79

5.1 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ 80

5.2.1 Nâng cao nhận thức và giáo dục cho cán bộ, công nhân viên 80

5.2.2 Hoàn phục môi trường 81

5.2.3 Thực hiện những quy định về phòng cháy và chữa cháy 81

5.2.4 Đề xuất biện pháp bảo vệ rừng đối với ban quản lý dự án rừng phòng hộ Tây Ninh 85

5.2.4.1 Xử lý việc khai thác rừng bất hợp pháp 85

5.2.4.2 Giáo dục tuyên truyền người dân ý thức bảo vệ trồng cây gây rừng 86

5.2.4.3 Tăng cường năng lực quản lý 88

5.3 GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 89

 

CHƯƠNG SÁU

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

 

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

 

doc96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2610 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp bảo vệ rừng tại khu vực dự kiến khai thác mỏ đá vôi SROC con trăn tại xã Tân Hoà, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thông qua liên doanh, liên kết để đầu tư phát triển rừng, áp dụng những chính sách giao đất, giao rừng đến các tổ chức và hộ cá nhân để huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển lâm nghiệp. Bảo vệ và phát triển rừng, tiếp tục thực hiện dự án 5 triệu ha rừng; tiếp tục gian nhận khoán bảo vệ cho được diện tích rừng tự nhiên 34.644 ha, khoanh nuôi tái sinh rừng 11.812 ha; nuôi dưỡng rừng đã trồng 5.837 ha, trồng rừng mới 5.052 ha và trồng cây công nghiệp 4.723 ha. Cùng với trồng cây phân tán, đảm bảo độ che phủ đến 2005 là 35% [5]. Các biện pháp chính sách quan trọng là huy động mọi nguồn lực để phát triển rừng. Đặc biệt quan tâm đến chính sách giao đất giao rừng đến hộ gia đình. Hoàn thành công tác giao đất giao rừng đúng đối tượng, đúng tiến độ và đúng chính sách nhà nước. Tiếp tục thực hiện chương trình 5 triệu ha rừng, thu hút vốn liên kết liên doanh, vốn do nhân dân xây dựng vườn rừng nhằm hồi phục và phát triển nhanh nhất vốn rừng. Tranh thủ thu hút nguồn lực từ bên ngoài, thông qua liên doanh liên kết đầu tư phát triển rừng. Kết hợp phát triển rừng và bảo vệ rừng có hiệu quả. Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý những vi phạm về bảo vệ và phát triển rừng, có biện pháp chống cháy rừng có hiệu quả. CHƯƠNG BỐN KHẢ NĂNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA KHU VỰC DỰ KIẾN KHAI THÁC MỎ ĐÁ VÔI 4.1 PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH MỎ ĐÁ VÔI 4.1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp khai thác 4.1.2 Trữ lượng khai thác 4.1.3 Chương trình khai thác 4.2 NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH CÁC KHẢ NĂNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ RỪNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ VÔI 4.2.1 Nghiên cứu xác định các khả năng ảnh hưởng đến môi trường và rừng trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng mỏ 4.2.2 Đánh giá các tác động chính đến môi trường và khu rừng trong giai đoạn khai thác đá vôi 4.2.3 Môi trường kinh tế – xã hội 4.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG CHƯƠNG BỐN KHẢ NĂNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA KHU VỰC DỰ KIẾN KHAI THÁC MỎ ĐÁ VÔI 4.1 PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH KHAI THÁC MỎ ĐÁ VÔI 4.1.1 Đặc điểm mỏ đá vôi 4.1.1.1 Về đặc điểm tự nhiên Mỏ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm chia làm 2 mùa: mùa khô và mùa mưa. Số ngày có mưa hàng năm khoảng 120 ngày – 130 ngày/năm, nhưng số ngày có lượng mưa lớn 100 mm/ngày không nhiều (khoảng 10 ngày trong vòng 20 năm từ 1983 – 2003). Nguồn nước chảy vào moong khai thác chủ yếu là nước mưa rơi trực tiếp và thẩm thấu do nguồn nước mưa tồn đọng từ lâu. 4.1.1.2 Về cấu tạo địa chất Địa tầng của khu vực khai thác theo thứ tự từ trên xuống dưới như sau: - Lớp phi nguyên liệu cát, cát bột, sạn sỏi laterit, lớp nguyên liệu đá sét và lớp nguyên liệu đá vôi (riêng khu vực phía Tây Bắc không có cát). - Chiều dày mỗi lớp không đồng đều và thay đổi theo từng vị trí - Trong lớp nguyên liệu đá vôi có xen kẹp đá vôi dolomit và sét bột két phi nguyên liệu. Trữ lượng khai thác Theo báo cáo kết quả thăm dò mỏ đá vôi, đá sét làm nguyên liệu xi măng đến cốt -20m và căn cứ vào kết quả tính trữ lượng địa chất, trữ lượng khai thác đá vôi, đá sét tại khu vực Sroc Con Trăn như sau: - Trữ lượng khai thác đá vôi 54.190.000,00 tấn – 6.700.000,00 tấn = 47.490.000,00 tấn (độ ẩm tự nhiên) Trong đĩ: 54.190.000,00 tấn – Là trữ lượng địa chất trong biên giới khai thác 6.700.000,00 tấn – Là trữ lượng phải để lại bảo vệ bờ moong khai thác. - Trữ lượng khai sét 11.716.000,00 tấn – 1.214.850,00 tấn = 10.501.150,00 tấn Trong đĩ: 11.716.000,00 tấn – Là trữ lượng địa chất trong biên giới khai thác 1.214.850,00 tấn – Là trữ lượng phải để lại bảo vệ bờ moong khai thác. 4.1.3 Chương trình khai thác 4.1.3.1 Công nghệ khai thác Căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp khai thác, tính chất cơ lý của lớp phi nguyên liệu, các lớp nguyên liệu đá vôi, đá sét dự kiến công nghệ khai thác mỏ Sroc Con Trăn như sau [9]: - Bỏ lớp cát, cát sét phi nguyên liệu và khai thác đá sét. - Do các lớp có chiều dày khác nhau và đáy các lớp không nằm cùng cao độ nên sử dụng khai thác theo lớp bằng. Chiều dày mỗi lớp phụ thuộc vào chiều dày tại từng vị trí (chiều dày của mỗi lớp ứng với khu vực được thể hiện tại các vị trí lỗ khoan thăm dò). Việc bóc bỏ các lớp cát, cát kết phi nguyên liệu và lớp đá sét nguyên liệu được thực hiện bằng tổ hợp máy ủi, máy đào và ô tô tự đổ. Máy xúc thủy lực gàu ngược xúc trực tiếp kết hợp với máy ủi dồn đống và đưa lên ô tô tự đổ. Khối lượng cát, cát kết phi nguyên liệu được đổ vào khu vực tạm gọi là bãi chứa để sau này có thể tận dụng làm phụ gia điều chỉnh khi khai thác các khu vực đá vôi loại 2 và loại 3, nguyên liệu đá sét được vận chuyển vào trạm đập sét. Hình 7: Đá vôi lộ thiên trên con suối Ben - Căn cứ vào chiều dày của lớp đá vôi và công suất khai thác hàng năm, công nghệ khai thác đá vôi được thực hiện theo phương pháp cắt tầng lớn, theo thứ tự từ trên xuống dưới. Tổng số tầng khai thác đá vôi là 4 tầng. - Khoan đá bằng khoan, phá đá quá cỡ bằng phương pháp khoan nổ mìn có khống chế kíp điện vi sai. Đá quá cỡ (kích thước 1.500mm), đá mồ côi nằm lẫn trong than đá sét và mặt lớp phía trên của đá vôi được xử lý trước khi xúc lên ô tô bằng đầu đập thuỷ lực kết hợp khoan nổ mìn lỗ nhỏ lần 2. - Đá hỗn hợp sau khi nổ mìn được máy xúc thuỷ lực gàu thuận hoặc máy bốc bánh lốp (kết hợp với máy ủi) đưa lên ô tô vận chuyển về trạm đập đá. - Trong quá trình khai thác một số vị trí gặp các vỉa kẹp đá vôi dolomit phải bóc tách và vận chuyển đổ vào bãi chứa tạm để tận thu làm vật liệu xây dựng. 4.1.3.2 Quy trình công nghệ khai thác mỏ Quy trình công nghệ khai thác mỏ được tóm tắt bằng các sơ đồ sau: Giới hạn các hoạt động liên quan đến khai thác mỏ đá vôi Chặt đốn, khai thác gỗ khu vực án Các chất thải phát sinh: - Lá cây, cành cây nhỏ, rễ cây - Chất phát thải sinh hoạt. Mở vỉa Các chất thải phát sinh: - Đất, sét phi nguyên liệu - Một ít lớp phủ bề mặt - Chất thải sinh hoạt và xây dựng Các chất thải phát sinh: - Chất thải nổ mìn - Chất thải sinh hoạt - Nước thải công nghiệp và nứơc moong - Nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn - Chất thải trong quá trình vận chuyển Khai thác đá vôi sét Phạm vi hoạt động của nhà máy xi măng Tây Ninh Gia công, chế biến Sản xuất xi măng Sơ đồ 1: Công nghệ khai thác mỏ và dòng phát sinh chất thải Giới hạn các hoạt động liên quan đến khai thác mỏ đá vôi Loại bỏ tầng mặt Khai thác sét Vận chuyển sét Khai thác sét Khai thác đá vôi Khoan nổ mìn (mỏ đá) Xúc bốc đá Vận chuyển đá sét Nghiền, đập và phối hợp Nhà máy xi măng Phạm vi hoạt động của nhà máy xi măng Tây Ninh Sơ đồ 2: Các quá trình khai thác sản xuất cho nhà máy xi măng Tây Ninh Thời hạn khai thác Công suất khai thác và vận tải đá vôi, đá sét Công suất khai thác và vận tải đá vôi từ mỏ về trạm đập đá tính tới nhà máy đạt công suất thiết kế: 1.670.603 tấn đá vôi/năm x 1,05 = 1.754.133 tấn đá vôi/năm (độ ẩm tự nhiên 1%) Công suất khai thác và vận tải đá sét về trạm đập sét tính với nhà máysản xuất đạt công suất thiết kế: 308.048 tấn đá sét/năm x 1,05 = 399.050 tấn đá sét/năm (độ ẩm tự nhiên 25,5%) Trong đó: 1.670.603 tấn đá vôi/năm và 380.048 tấn đá sét/năm: là khối lượng đá vôi, đá sét yêu cầu tại kho chứa trong một năm với độ ẩm tự nhiên (theo thiết kế của Viện thiết kế Thiên Tân). 1,05: là hệ số tổn thất trong quá trình khai thác, vận chuyển và đập thành cỡ hạt theo yêu cầu của nhà máy. Tuổi thọ mỏ Thời gian khai thác hết trữ lượng đá vôi: Công suất khai thác đá vôi hàng năm (tính với công suất nhà máy đạt 100%) 1.754.133,00 Công suất khai thác đá sét hàng năm (tính với công suất nhà máy đạt 100%) T đá vôi = Tổng trữ lượng khai thác đá vôi (trong biên giới khai thác) 47.490.000,00 tấn = 27,07 năm – Lấy tròn 27 năm T đá vôi = Tổng trữ lượng khai thác đá sét (trong biên giới khai thác) 10.501.150,00 tấn 399.050,00 tấn T đá sét = T đá sét = = 26,34 năm – Lấy tròn 26 năm Thời gian khai thác hết trữ lượng đá sét: 4.2 NGHIÊN CỨU, XÁC ĐỊNH CÁC KHẢ NĂNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ RỪNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ VÔI Các giai đoạn trong phương án khai thác đá vôi bao gồm: Giai đoạn chuẩn bị và xây dựng. Giai đoạn khai thác đá vôi 4.2.1 Nghiên cứu, xác định các khả năng ảnh hưởng đến môi trường và rừng trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng 4.2.1.1 Ảnh hưởng đến môi trường vật lý 4.2.1.1.1 Môi trường không khí và tiếng ồn Suy thoái chất lượng không khí và tầm nhìn do bụi. Chuyên chở vật liệu xây dựng và hoạt động thi công cơ giới trong thời gian thi công là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong khu vực Nồng độ bụi trong không khí sẽ tăng cục bộ dọc theo tuyến đường chuyên chở vật liệu về khu vực xây dựng, nhất là vào mùa khô. Nguyên nhân gây ô nhiễm bụi là do quá trình đào đất, san ủi mặt bằng, chuyên chở và bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng. Thành phần hoá lý của bụi loại này là các hạt đất, cát có kích thước lớn hơn 10 micron, thuộc loại bụi nặng, không phát tán đi xa, dễ sa lắng và gây ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân lao động và nhân dân sống gần công trường. Khí thải của các phương tiện vận tải và thi công có chứa bụi PM10 (hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 10 micron), SO2, NOx, CO, tổng hydrocacbon (TCB) và chì (Pb) có khả năng gây ô nhiễm không khí. Các chất ô nhiễm này có độc tính cao hơn so với bụi từ mặt đất. Các thiết bị xây dựng khu khai thác mỏ, đường sẽ phát sinh ô nhiễm không khí là: xe tải, máy đầm nén, máy khoan, máy phát điện, xe vận chuyển nguyên vật liệu. Do hầu hết máy móc thiết bị đều sử dụng xăng hoặc dầu làm từ nhiên liệu nên chúng thải ra bụi (TSP), SO2, NOx, hydrocacbon và chì vào không khí. Theo thống kê của tổ chức Y tế Thế Giới (WHO, 1993), 1 tấn nhiên liệu sử dụng cho xe trọng tải lớn (3,5 – 16 tấn) dùng dầu diezel sẽ phát thải 4,3kg TSP, 64kg SO2, 55kg NOx, 28kg CO; và sử dụng xăng cho máy có trọng tải >3,5 tấn sẽ chứa 3,5kg TSP, 64kg SO2, 300kg CO, 1,35kg chì. Như vậy, trong quá trình làm việc của các máy thi công dùng dầu diezel hoạt động cùng lúc sẽ thải ra lượng chất ô nhiễm như trên. Vì vậy, ô nhiễm do hoạt động của các xe máy, thiết bị khai thác mỏ là không đáng kể, hơn nữa trong điều kiện khí hậu bình thường ô nhiễm không khí do các trang thiết bị thi công chỉ tác động cục bộ trong phạm vi khu vực mỏ. Tiếng ồn: Hiện nay tại khu vực dự kiến khai thác, tiếng ồn thấp hơn so với Tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng cơ bản mỏ và các công trình phụ trợ sẽ làm tăng tiếng ồn trong khu vực này và vùng phụ cận. Trong giai đoạn xây dựng, tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ các nguồn: Máy móc, thiết bị san ủi, đầm nén; máy trộn bê tông; máy phát điện; xe tải vận chuyển vật liệu. Tại công trường xây dựng, do tập trung số lượng lớn các xe san ủi, các phượng tiện vận tải thi công cơ giới nên tiếng ồn, rung sẽ cao hơn mức độ bình thường. Độ ồn này có thể gây nên sự mệt mỏi, giảm thính giác, mất tập trung tư tưởng cho công nhân và có thể dẫn đến tai nạn lao động. 4.2.1.1.2 Môi trường nước Ô nhiễm nguồn nước là do nước thải sinh hoạt từ các lán trại của công nhân. Chất thải sinh hoạt hàng ngày của khoảng 200 công nhân đưa vào môi trường nước được dự tính như sau: Nước thải sinh hoạt: 24m3; tải lượng ô nhiễm đưa vào môi trường bao gồm: Tổng chất rắn: 46,8 kg; BOD:12 kg; COD:19,2 kg; dầu mỡ:4,8 kg; tổng P: 1,12 kg; tổng N: 4,32 kg [9]. Nếu khu vực dự kiến khai thác đá vôi không có các biện pháp xử lý chất thải trong khu vực lán trại tại công trường thì ô nhiễm môi trường do lực lượng lao động gây ra sẽ là vấn đề lớn. Điều này có thể gây suy giảm chất lượng nước sông, suối và lây lan bệnh tật cho dân địa phương. Khu vực dự kiến khai thác đá vôi tập trung hàng trăm lao động ở một khu vực mỏ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự lan truyền bệnh dịch qua sự tiếp xúc trực tiếp hay thông qua môi trường nước (gây tiêu chảy, tả, lỵ…), hoặc qua côn trùng (sốt rét, sốt xuất huyết) hoặc qua các con đường khác (tiêm chích, mại dâm…). Trong giai đoạn chuẩn bị mặt bằng, nguồn gây ô nhiễm nước chủ yếu là từ nước thải sinh hoạt của công nhân và nước mưa chảy tràn qua khu vực mỏ. Nguồn nước này sẽ chảy tràn vào suối Ben, và sông Sài Gòn gây ô nhiễm tại chỗ và có thể ảnh hưởng đến vùng hạ lưu. Nước mưa chảy tràn cuốn theo rác thải sinh hoạt của công nhân, rác thải trong quá trình xây dựng như cát, xi măng, dầu mỡ, bao bì rơi vãi… làm suy giảm chất lượng nguồn nước sông suối. Nước mưa chảy tràn cuốn theo bùn, đất gây bồi lắng ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước và chất lượng nước mặt trong khu vực. 4.2.1.1.3 Môi trường đất Thay đổi địa hình và mục tiêu sử dụng đất. Để chuẩn bị cho việc khai thác, thì lớp đất mặt và thảm thực vật sẽ được lấy đi. Đối với lớp thảm thực vật bề mặt đó là các loài thực vật có giá trị kinh tế thấp, các hoạt động chặt, đốn, vận chuyển ra vào nhiều lần của xe cộ sẽ làm giảm chất lượng môi trường, tuy nhiên do khu vực dự kiến khai thác đá vôi rộng lớn nên mức độ gia tăng ô nhiễm là không đáng kể. Ngoài ra một khối lượng lớn các nhánh cây nhỏ, lá cây, rễ cây... cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nếu không có biện pháp xử lý. Theo ước tính để có thể khai thác được đá vôi, đá sét… thì một khối lượng lớn lớp đất mặt sẽ bị lấy đi (phi nguyên liệu). Việc đào bới, vận chuyển lớp đất mặt này sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước các sông suối xung quanh khu vực dự kiến khai thác và gây ngập lụt cục bộ trong khu vực nếu không có biện pháp xử lý thích hợp. Tuy nhiên, khu vực dự kiến khai thác thực hiện theo từng giai đoạn và từng khu vực, do đó lớp đất đào không lớn và có thể sử dụng để gia cố các bờ moong khai thác, làm phụ gia. 4.2.1.1.4 Ảnh hưởng do chất thải rắn Trong giai đoạn này chất thải rắn chủ yếu là: - Những nhánh cây nhỏ, rễ cây, lá cây... - Theo ước tính để khai thác được đá vôi thì một khối lượng lớn lớp đất mặt sẽ được lấy đi khoảng 2.990.000m3. 4.2.1.2 Môi trường sinh học 4.2.1.2.1 Vai trò của khu hệ động thực vật trong vùng Lớp phủ thực vật trong vùng nghiên cứu giữ một vai trò quan trọng về mặt sinh thái. Mỏ đá vôi Sroc Con Trăn nằm trên thảm thực vật rừng thuộc lưu vực sông Sài Gòn của hồ Dầu Tiếng. Thảm thực vật đóng vai trò khá quan trọng trong việc: - Điều tiết nguồn nước cho hồ Dầu Tiếng Lớp phủ thực vật dày đặc gồm các ưu hợp rừng nửa thường xanh có thể điều tiết nước cho vùng hạ lưu. Về mùa lũ, nước được trữ trong các thảm thực vật và đất rừng có thể làm chậm quá trình lũ. Thời gian đạt tới đỉnh lũ cũng chậm hơn và bản thân đỉnh lũ cũng thấp hơn vì nó được giữ lại trong rừng. Về mùa kiệt, nước giữ lại trong rừng và trong đất ở lớp nước ngầm tầng nông sẽ được huy động làm tăng dòng chảy nước mặt trong mùa này, lượng nước mùa kiệt có thể đạt tới 30% dòng chảy toàn phần nếu như còn lớp phủ rừng. - Chống xói mòn Khu vực đá vôi địa hình thấp, trong điều kiện lượng mưa ở vùng nghiên cứu vào khoảng 1700 – 1800 mm/năm, trong đó lượng mưa vào mùa mưa chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm. Như vậy tạo nên khả năng xói mòn đất trong khu vực cao. Do vậy, lớp phủ thực vật đã làm giảm hệ số xói mòn đất xuống thấp hơn so với tiềm năng xói mòn tự nhiên (khi không có lớp phủ rừng). - Điều hoà khí hậu trong vùng Thảm rừng làm giảm nhiệt độ khi thời tiết nóng, nhất là đối với vùng nghiên cứu có 6 tháng khô hạn, đặc điểm khí hậu ở vùng này vào mùa khô rất khắc nghiệt. - Bảo tồn tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái khu vực Thảm thưc vật rừng là nơi lưu giữ nguồn tài nguyên động thực vật có giá trị trong nghiên cứu khoa học và trong du lịch sinh thái. Rừng cây lá rộng là nơi cư trú của nhiều loài động vật. 4.2.1.2.2 Khả năng ảnh hưởng đến thảm rừng Trước khi tiến hành khai thác đá vôi thì việc xây dựng đường giao thông là không thể không có. Trong quá trình xây dựng đường giao thông chuẩn bị khai thác mỏ sẽ gây tác động tiêu cực tới khu rừng: - Tạo nên sự chia cắt giữa 2 khu rừng. - Dễ dẫn đến sự xâm chiếm rừng tạm thời trong giai đoạn xây dựng. Thảm thực vật bề mặt sẽ bị mất đi. Theo ước tính có khoảng gần 318 m3 gỗ sẽ bị chặt. 4.2.2 Nghiên cứu khả năng ảnh hưởng đến môi trường do hoạt động khai thác đá vôi 4.2.2.1 Ảnh hưởng đến môi trường vật lý 4.2.2.1.1 Môi trường không khí và tiếng ồn Trong quá trình khai thác mỏ và chế biến nguyên liệu sẽ gây ra nguồn ô nhiễm không khí từ việc khoan và nổ mìn; dự trữ đá trong bãi; đổ rót đá ở đầu băng tải; đào, ủi, xúc đất sét và đá vôi; gây ra các tác nhân ô nhiễm là bụi đất đá, khí thải từ xe công trình, khói thuốc nổ… Bụi đá chủ yếu phát sinh trong quá trình nổ mìn, ủi, xúc lên xe tải và đập bằng máy đập. Hệ thống băng tải vận chuyển đá sau khi đập được bao kín nên đã giảm đáng kể lượng bụi đá phát tán vào không khí. Tuy vậy, ở hầu hết các vị trí khác như ở đầu băng tải, điểm rót đá sau khi đập xuống bãi chứa… sẽ là nơi phát sinh nhiều bụi, gây ảnh hưởng chất lượng môi trường khu vực trên một diện tích rộng. Bụi đất đá phát tán theo gió. Theo đánh giá của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, lượng bụi trong quá trình khai thác, vận chuyển và chứa tại bãi khoảng 0,134 kg/tấn đất sét. Khối lượng đất sét dự kiến khai thác là 399.050 tấn/năm thì tải lượng bụi được tính khoảng 53,5 tấn/ năm. Quá trình khoan nổ mìn tạo ra nhiều sản phẩm khí độc hại như NO, NO2, CO, CO2, khói, bụi nhỏ mịn. Đây là chất độc hại ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của công nhân khai thác mỏ. Lượng nhiên liệu cung cấp cho các xe máy công trình (máy khoan, xúc, ủi, xe vận chuyển...) hàng năm khoảng 1.840 tấn. Do xăng dầu chủ yếu sử dụng cho các xe máy chuyên dụng và xe vận chuyển nguyên liệu (tải nặng trên 15 tấn). Do các nguồn thải phân tán, mật độ các nguồn thấp trên toàn mặt bằng khai thác nên nồng độ các chất ô nhiễm thấp, gây tác động không đáng kể đến môi trường xung quanh. Tiếng ồn Ô nhiễm ồn và rung là do các thiết bị thi công gây ra, có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ con người (tác động được xem là nhẹ do xa khu dân cư) và đời sống của các loài động vật hoang dã trong vùng (tác động được xem là nặng nhất trong suốt quá trình thi công). Tiếng ồn do các xe công tác (khoan, san ủi) và vận tải nặng, các thiết bị đập nghiền. Tiếng ồn do nổ mìn chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân mỏ nhưng không đến mức gây khó chịu cho nhân dân khu vực xung quanh. Do khu vực khai thác mỏ được cách ly bởi rừng và nằm xa khu dân cư (cách 3 – 4m) nên ảnh hưởng của tiếng ồn đến khu dân cư là không đáng kể. Tuy nguồn ô nhiễm này không liên tục, nhưng sẽ gây những tác động tiêu cực đến đời sống của các động vật hoang dã ở trong vùng. Việc nổ mìn sẽ tạo độ rung lớn cho khu vực. Độ rung gây ảnh hưởng đến các công trình xây dựng. Tuy nhiên, gần khu vực khai thác không có công trình lớn nên ảnh hưởng không đáng kể, chỉ ảnh hưởng đến công trình của khu vực dự kiến khai thác đá vôi. 4.2.2.1.2 Môi trường nước Nước trong moong khai thác nếu bị ảnh hưởng do dư lượng của vật liệu nổ và dầu mỡ xe máy khi bơm ra ngoài sẽ gây ra các tác động sau: - Làm tăng độ đục của nguồn tiếp nhận. - Nước trong moong khai thác có thể bị ảnh hưởng dư lượng của vật liệu nổ nhưng với hàm lượng rất nhỏ và các chất này rất dễ bị phân huỷ nên ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường xung quanh. - Nước trong moong sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm khu vực. Ảnh hưởng do nước thải sinh hoạt Trong suốt quá trình khai thác mỏ, dự kiến sẽ tập trung một số lượng công nhân, cán bộ nhân viên khoảng 200 người (cả khu vực khai thác và đập), với số lượng người tập trung như vậy, nguồn ô nhiễm hàng ngày sẽ được dự báo như sau: Nước thải sinh hoạt: 24m3; tải lượng ô nhiễm đưa vào môi trường bao gồm: tổng chất rắn 46,8kg; BOD 12 kg; COD19,2 kg; dầu mỡ 4,8 kg; tổng P 1,12 kg; tổng N: 4,32 kg; vi khuẩn các loại >109; giun sán >104 trứng [9]. Nếu không có biện pháp xử lý nguồn nước thải xả trực tiếp trong thời gian đó ra bên ngoài có thể gây ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ. 4.2.2.1.3 Môi trường đất và địa chất công trình Việc khai thác mỏ sẽ làm thay đổi địa hình và thảm thực vật tự nhiên của khu vực mỏ. Diện tích chung của toàn khu vực mỏ sẽ bị biến dạng là khoảng 105ha (chưa kể đến phần diện tích bị phá do công nhân khu mỏ và phần diện tích dùng để xây dựng đường giao thông và công trình phụ). Việc san ủi, đổ bỏ đất đá lớp bóc (gồm đất, đá, rễ cây) không hợp lý sẽ làm mất cảnh quan khu vực, gây sói lở và có thể làm trôi bùn đất (vào mùa mưa) xuống sông Sài Gòn… đất đá rơi vãi trên đường chuyên chở ngoài việc gây khó khăn cho các lái xe còn có thể gây mất cảnh quan, hiện tượng trôi bùn vào mùa mưa xuống các khu đất thấp ven đường. Diện tích khai thác mỏ khoảng 105ha (chưa kể đến phần diện tích bị phá do công nhân khu mỏ và phần diện tích dùng để xây dựng đường giao thông và công trình phụ) và chiều sâu moong đến cốt -20m, nên không có phương án khả thi để san lấp moong khai thác hoàn lại mặt bằng mỏ như trước đây. Việc thay đổi địa hình vùng mỏ và tạo ra moong có độ sâu đến cốt -20m là nguyên nhân xảy ra những sự cố tai nạn cho người và động vật hoang dã. Địa chất công trình Có khả năng làm sụt lún đất do tháo khô mỏ. Do khu vực mỏ thuộc địa hình đồi phân cách thấp, thoải dần về suối Ben. Suối Ben có bề rộng khoảng 2 – 3m, sâu khoảng 1m, chỉ có nước vào mùa mưa nhưng không nhiều, mùa khô chỉ tồn tại những vũng nhỏ với dòng chảy không đáng kể, ở các nhánh phụ hầu như khô kiệt. Do đó có thể dẫn nước tháo khô mỏ rất tốt. Ảnh hưởng mực nước ngầm do bơm tháo khô mỏ và những ảnh hưởng gây ra do việc sử dụng moong khai thác làm hồ chứa nước. Giảm tầng nước ngầm do chuyển nước ngầm vào moong khai thác. Việc mở moong khai thác càng sâu các tầng nước ngầm càng bị ảnh hưởng lớn do chuyên chở nước ngầm từ các mạch đá vôi vào moong. Việc giảm lưu lượng và hạ tầng nước ngầm sẽ có ảnh hưởng nhất định đến độ ẩm của khu vực dẫn đến ảnh hưởng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctoan bo luan van ok.doc
  • doc14-Phu luc 3.5-3.15.doc
  • docBIA MAU.doc
  • docMUC LUC SUA.doc
Tài liệu liên quan