NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN
LỜI CẢM ƠN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH - BẢN ĐỒ
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
PHẦN I: MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Đặt vấn đề 2
1.2 Tính cấp thiết của đề tài 3
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.4 Nội dung nghiên cứu 4
1.5 Phương pháp nghiên cứu 4
1.6 Đối tượng nghiên cứu 6
1.7 Giới hạn đề tài 6
CHƯƠNG 2:
CỘNG ĐỒNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN
CỘNG ĐỒNG
2.1 Cộng đồng là gì? 8
2.2 Vai trò cộng đồng nói chung 9
2.3 Vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường 10
2.4 Giáo dục môi trường (GDMT) trong cộng đồng 12
2.4.1 Định nghĩa 12
2.4.2 Mục đích GDMT 12
2.4.3 Vai trò, nhiệm vụ và phương hướng GDMT 12
2.4.4 Mối quan hệ giữa môi trường và con người 13
2.4.5 Hiện trạng công tác GDMT tại Việt Nam 14
2.4.6 Chương trình hỗ trợ cộng đồng bảo vệ môi trường 14
2.5 Phát triển cộng đồng (PTCĐ) 16
2.5.1 Khái niệm PTCĐ 16
2.5.2 Mục đích PTCĐ 16
2.5.3 Quan điểm, mục tiêu, quy tắc hành động 17
CHƯƠNG 3:
TỔNG QUAN VỀ RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ
3.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên 24
3.2 Tài nguyên thiên nhiên – sinh vật 31
3.3 Đặc điểm kinh tế – xã hội 37
3.4 Cơ sở hạ tầng 46
3.5 Y tế – Giáo dục 48
94 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1178 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp tại khu chế xuất Tân Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7
100
( Nguồn : Theo số liệu khảo sát thực tế vào năm 2006 của Sở Tài Nguyên Môi Trường TP HCM )
Dựa vào bảng trên ta nhận thấy tại KCX các ngành nghề rất đa dạng và phong phú. Mỗi loại hình sản xuất phát sinh ra nhiều loại chất thải có khối lượng và thành phần khác nhau. Trong đó loại hình sản xuất 2 (thuộc ngành sản xuất nhựa và các sản phẩm nhựa) có khối lượng CTR phát thải cao nhất; kế tiếp là loại hình 22 (thuộc ngành may mặc) và loại hình 8 (thuộc ngành sản xuất thủy tinh) có lượng CTR phát sinh thấp nhất.
Hình 4.1 : Tỷ lệ khối lượng CTRCN theo từng loại hình sản xuất
Sau đây là hiện trạng CTRCN tại một số loại hình sản xuất công nghiệp có khối lượng thải CTR cao tại KCX Tân Thuận.
° Loại hình sản xuất nhựa và các sản phẩm nhựa
Hiện tại ở KCX Tân Thuận thì ngành nhựa đang là ngành có lượng phát thải CTR lớn nhất (mỗi tháng ngành nhựa thải ra 94.410kg CTR). Thành phần CTR của loại hình này chủ yếu là nhựa phế thải, phôi sắt, bao giấy, sắt phế thải và có cả giẻ lau dính dầu. Trong đó chủ yếu là lượng nhựa phế thải, nguồn chất thải này phát sinh chủ yếu ở công đoạn tạo ra sản phẩm thô của sản phẩm. Lượng nhựa phế thải mỗi tháng lên đến 83.205kg (chiếm 88,1% tổng lượng CTR của loại hình sản xuất này). Nguyên nhân mà lượng này bị thải bỏ chiếm tỷ lệ cao là do công nghệ sản xuất còn kém, để khắc phục tình trạng này duy nhất bắt buộc phải thay đổi công nghệ sản xuất. Ngoài ra nếu như lượng nhựa phế phẩm này mà được tái chế lại ở khâu khác trong công đoạn sản xuất hay được dùng để làm nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác thì lượng chất thải sẽ được giảm đáng kể cũng như tiết kiệm được rất nhiều nguyên liệu. Dưới đây là tên, thành phần và khối lượng CTRCN-CTNH trong ngành nhựa được ghi rõ trong bảng 4.2
Bảng 4.2 : Thành phần và khối lượng CTRCN trong loại hình sản xuất nhựa và các sản phẩm nhựa
TÊN CHẤT THẢI
THÀNH PHẦN
KHỐI LƯỢNG (kg/tháng)
Nhựa phế thải
Nhựa
83.205
Bao nylon
nylon
1.500
Bao giấy
giấy
4.250
Sắt phế thải
sắt
355
Giẻ lau dính dầu
vải, len
100
Phôi sắt
sắt
5.000
Tổng cộng
94.410
(Nguồn: Khảo sát thực tế)
Hình 4.2 : Biểu đồ biểu diễn thành phần và khối lượng CTRCN trong loại hình sản xuất nhựa và các sản phẩm nhựa
° Loại hình sản xuất kim loại và gia công cơ khí
Theo đợt khảo sát vào năm 2007 của Sở Tài Nguyên Môi Trường thì loại hình sản xuất kim loại và gia công cơ khí (loại hình 1) đang là loại hình đang phát triển khá mạnh tại KCX Tân Thuận. Trong số 36 công ty được khảo sát thì có 8 công ty sản xuất thuộc loại hình này. Đó là các công ty TNHH Kyoshin, Inox Saigon Benz, Tf, Okaya, Ray Churn, Juki, Innova. Do đó lượng chất thải rắn từ loại hình này thải ra tương đối lớn (chiếm 16,65% so với tổng lượng chất thải rắn của toàn khu chế xuất) và phần lớn trong đó là các phế phẩm bằng kim loại nên có thể tái sử dụng hoặc bán cho các cơ sở thu mua phế liệu. Dưới đây là bảng thành phần và khối lượng CTR phát sinh của loại hình này
Bảng 4.3: Thành phần và khối lượng CTRCN trong loại hình sản xuất kim loại và gia công cơ khí
TÊN CHẤT THẢI
THÀNH PHẦN
KHỐI LƯỢNG (kg/tháng)
Bao bì hoá chất
Bao bì hoá chất
50
Giấy, Thùng carton
Giấy
2.500
Sắt vụn
Sắt
26.302
Phôi thép
Thép
300
Găng tay, giẻ lau
Vải, len, dầu nhớt
625
Thùng đựng nhớt
Kim loại, nhớt
650
Thạch cao, cao su
Thạch cao, silicol
250
Tổng cộng
30.677
(Nguồn: Khảo sát thực tế)
Hình 4.3 : Biểu đồ biểu diễn thành phần và khối lượng CTRCN trong loại hình sản xuất kim loại và gia công cơ khí
°Ngành dệt
So với các loại hình sản xuất khác thì ngành dệt chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, vì thế lượng CTRCN do ngành này phát thải thấp (chỉ 1,6% so với tổng lượng CTR của toàn KCX) Theo kết quả khảo sát thực tế từ một vài cơ sở sản xuất theo loại hình này thì thành phần và khối lượng chất thải rắn phát sinh của ngành này như sau:
Bảng 4.4 : Thành phần và khối lượng CTRCN trong ngành dệt
TÊN CHẤT THẢI
THÀNH PHẦN
KHỐI LƯỢNG (kg/tháng)
Nhựa, giấy, gỗ
Nhựa, giấy, gỗ
310
Săt, kẽm phế liệu
Sắt, kẽm
1.100
Bông bụi
500
Vải vụn
vải
750
Thùng giấy
giấy
300
Tổng cộng
2.960
(Nguồn: Khảo sát thực tế)
Hình 4.4 : Biểu đồ biểu diễn thành phần và khối lượng CTRCN trong ngành dệt
°Ngành may mặc
Tại KCX tân Thuận, các công ty sản xuất trong lĩnh vực hàng may mặc tương đối nhiều ( 26 trong tổng số 130 công ty đang hoạt động tại KCX Tân Thuận). Do đó tổng khối lượng chất thải rắn do loại hình này phát sinh khá cao (chiếm hơn 17%), đứng thứ 2 trong các loại hình phát thải CTR cao nhất tại KCX. Trong đó giấy và bao bì là lượng CTR được thải bỏ nhiều nhất. Dưới đây là bảng 4.5 liệt kê thành phần và khối lượng chất thải rắn của ngành may mặc.
Bảng 4.5 : Thành phần và khối lượng CTRCN trong ngành may mặc
TÊN CHẤT THẢI
THÀNH PHẦN
KHỐI LƯỢNG (kg/tháng)
Chất thải nhựa
nhựa
230
Giấy phế thải, bao bì
giấy, nylon
24.360
Vải vụn, bụi vải, mút vụn
vải, mút
5.732
Lõi chỉ
Nhựa
2.550
Vỏ bình sơn
kim loại
43
Lõi chỉ
Sắt
30
Chai, lọ
Thuỷ tinh
5
Tổng cộng
32.937
(Nguồn: Khảo sát thực tế)
Hình 4.5 : Biểu đồ biểu diễn thành phần và khối lượng CTRCN trong ngành may mặc
° Các loại hình sản xuất khác
Bên cạnh các loại hình sản xuất đặc trưng thì tại KCX Tân Thuận còn có các công ty sản xuất những mặc hàng riêng biệt, ví dụ như băng keo, linh kiện loa...Các công ty này cũng đóng góp một phần cùng sự gia tăng chất thải rắn tại KCX Tân Thuận. Dưới đây là khối lượng và thành phần chất thải rắn đặc trưng của loại hình sản xuất này
Bảng 4.6 : Thành phần và khối lượng CTRCN của các ngành sản xuất khác
TÊN CHẤT THẢI
THÀNH PHẦN
KHỐI LƯỢNG (kg/tháng)
Phôi sắt, thép
Sắt, thép
50
Nhựa tái sinh
Nhựa
4.083
Dây điện vụn
Nhựa, kim loại
35
Phế liệu chì
chì
30
Bao bì, thùng carton
giấy, nylon
1.000
Gỗ vụn
gỗ
70
Tổng cộng
5.268
(Nguồn: Khảo sát thực tế)
Hình 4.6 : Biểu đồ biểu diễn thành phần và khối lượng CTRCN của các ngành sản xuất khác
4.2.2 Hệ thống quản lý kỹ thuật
4.2.2.1 Hiện trạng phân loại, tồn trữ CTRCN
Những năm gần đây, ý thức về quản lý CTR tại các nguồn thải được nâng cao, CTRSH, CTRCN và CTNH đã được các chủ nguồn thải quan tâm đến việc phân loại, lưu trữ riêng và chuyển giao đúng đối tượng. Tuy nhiên mức độ còn rất hạn chế về số lượng công ty thực hiện cũng như chưa đạt yêu cầu về kỹ thuật trang thiết bị thu giữ.
Tại KCX Tân Thuận thì việc lưu giữ CTRCN vàCTNH được thực hiện tốt hơn so với các KCN, KCX khác. Tại đây đã có xây dựng hệ thống lưu giữ CTRCN và CTNH với sàn và trần bằng bê tông, có tác dụng không cho nước thải rò rỉ thấm xuống đất. Có các ngăn phân loại cho từng loại chất thải khác nhau giúp cho việc thu gom , xử lý được dễ dàng hơn (hình ảnh khu vực lưu trữ CTRCN tại KCX Tân Thuận được minh họa ở phụ lục 3). Dưới đây là bảng so sách khu vực lưu giữ CTRCN giữa Tân Thuận và các KCN, KCX khác
Bảng 4.7 So sánh khu vực lưu giữ CTRCN giữa các KCN-KCX
KCN-KCX
Đơn vị quản lý
Kho lưu giữ
Loại chất thải
Tái sinh
Cách lưu giữ
Tân Thuận
BQLKCX
Sàn, trần bê tông
CTRCN
Có
Thùng chứa, túi
Linh Trung
BQLKCX
Sàn, trần bê tông
CTRCN
Có
Túi
Lê Minh Xuân
BQLKCN
Không
Hỗn hợp
Không
Đất
Vĩnh Lộc
BQLKCN
Không
Hỗn hợp
Không
Đất
Tân Tạo
BQLKCN
Không
Hỗn hợp
Không
Đất
Bình Chiểu
Nhà máy
Không
Hỗn hợp
Không
Tại nguồn
(Nguồn: Khảo sát thực tế)
Đối với việc phân loại CTRCN thì hiện nay đa số các nhà máy, công ty tại KCX Tân Thuận đều đã thực hiện việc phân loại chất thải tại nguồn. Việc phân loại này chủ yếu là tách các loại phế phẩm mà có thể tái sinh, tái chế được để cung cấp cho các cơ sở tái chế nhằm tiết kiệm nguyên liệu tối đa cho sản xuất công nghiệp tại KCX. Tham gia hoạt động phân loại này gồm các đối tượng sau:
- Chủ nguồn thải: Có vai trò phân loại chất thải phát sinh tại nhà máy. Một số loại hình sản xuất có thể tái sinh được phế liệu của mình như ngành nhựa, ngành giấy, thủy tinh, sản xuất kim loại...Còn những đơn vị không thể tái sinh tại chỗ được thì phân loại chủ yếu là để bán phế liệu nhằm thu lại một khoảng chi phí tiết kiệm cho công ty mình.
- Cơ sở thu mua phế liệu: Các cơ sở này sẽ có hợp đồng thu mua phế liệu từ các công ty, sau đó sẽ phân loại lại một lần nữa và bán cho các đơn vị sản xuất, hoặc các cơ sở tái sinh tái chế.
- Đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTRCN-CTNH: Hiện nay các đơn vị này hoạt động dưới sự cấp phép và giám sát của Sở Tài nguyên và Môi trường TpHCM. Các hoạt động của các đơn vị này có tính chuyên môn cao hơn, bảo đảm an toàn về mặt bảo vệ môi trường. Các đơn vị này thu gom tất cả các loại CTRCN-CTNH sau đó phân loại: phần chất thải có thể tái sinh tái chế bán cho các đơn vị tái sinh tái chế; phần chất thải được xem là nguy hại hoặc có tính nguy hại thì được xử lý, tiêu hủy theo đúng kỹ thuật bảo vệ môi trường, phần chất thải không nguy hại, dễ phân hủy thì chôn lấp ở các bãi chôn lấp hợp vệ sinh .
4.2.2.2 Hiện trạng thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý CTRCN tại KCX Tân Thuận
Rác thải sau khi được vận chuyển về bãi chứa của công ty Dịch vụ Tân Thuận, thì sẽ được chuyển giao cho công ty Môi Trường Đô Thị Thành Phố để xử lý. Trung bình công ty Môi Trường đô thị sẽ đến vận chuyển rác đi 2 lần/ngày, gồm có 4 xe/ngày, 1 xe tải chứa khoảng 16m3 rác công nghiệp, còn rác nguy hại rất ít, hiện nay có 23 công ty có hợp đồng thu gom với công ty Dịch vụ Tân Thuận, và khối lượng trung bình thải ra khoảng 5 tấn/tháng (Theo số liệu cung cấp của Hepza). Công ty dịch vụ Tân Thuận đóng vai trò là trạm trung chuyển, nó chỉ vận chuyển rác từ các công ty có hợp đồng về lưu giữ ở bãi chứa của công ty. Hằng ngày, các công nhân sẽ đi gom (2 lần vào buổi sáng và buổi chiều, trừ thứ bảy và chủ nhật) tại một số công ty đã ký hợp đồng có khối lượng rác thu gom lớn như: công ty TNHH Đông Á, công ty bao bì Gia Phú. Còn đối với các công ty có lượng rác thải quá ít thì 1 tuần nó đến thu gom 1 lần, hoặc có khi 1 tháng 1 lần tùy theo khối lượng rác thải ra. Bãi chứa rác của công ty dịch vụ Tân Thuận có diện tích khoảng 700m2. (Theo số liệu cung cấp của công ty dịch vụ Tân Thuận).
Bảng 4.8 Danh sách các Công ty đã đổ rác qua trạm trung chuyển và xử lý rác công nghiệp thuộc Công ty dịch vụ KCX Tân Thuận vào tháng 9 năm 2006:
STT
TÊN CÔNG TY
m3
1
Công ty TNHH ViNaCosmo
15
2
Công ty TNHH kim may Organ
163
3
Công ty TNHH Pronics
4
4
Công ty TNHH Wine Food
4
5
Công ty TNHH Juki
84
6
Công ty TNHH Mtex
36
7
Công ty TNHH Toyo Precision
28
8
Công ty TNHH Đức Bổn
121
9
Công ty TNHH Nissey
67
10
Công ty TNHH Daiwa Plastic
60
11
Công ty TNHH ACT
6
12
Công ty TNHH Vie Pan
12
13
Công ty TNHH MK Seiko
98
14
Công ty TNHH Hoằng Việt
112
15
Công ty TNHH ZC
45
16
Công ty TNHH Star Elec
8
17
Công ty TNHH Nagata
10
18
Công ty TNHH Hongik ViNa
322
19
Công ty TNHH Đông Á
854
20
Công ty TNHH Nidec Copal
92
21
Công ty TNHH SanYo
6,5
22
Công ty TNHH Á Châu
4
23
Công ty TNHH Nikkso
12
Tổng cộng
2163,5
Nguồn: Công ty dịch vụ Tân Thuận
Ngoài một số công ty có hợp đồng với công ty dịch vụ Tân Thuận thì những công ty còn lại sẽ hợp đồng trực tiếp với một số công ty bên ngoài để vào thu gom, vận chuyển ra ngoài để xử lý, mà không cần phải qua Trạm trung chuyển của công ty dịch vụ Tân Thuận. Các công ty vào thu gom trực tiếp đó là: Công ty TNHH Tân Đức Thảo, công ty TNHH Thảo Nguyên Sáng, công ty TNHH Hoa Thư, công ty cổ phần môi trường Việt Úc, công ty TNHH Môi Trưỡng Xanh. Và các công ty này sẽ đưa rác về bãi chứa của công ty mình để xử lý theo nhiều cách khác nhau như : đốt, súc rửa lại phuy sắt để tái chế, hay chuyển giao cho công ty khác xử lý một số rác nguy hại mà nó không xử lý được. Sau đây là sơ đồ của hệ thống quản lý kỹ thuật tại KCX Tân Thuận.
Nguồn phát sinh
Công ty dịch vụ Tân Thuận
Công ty Môi trường đô thị TP
Các đơn vị bên ngoài
Thu gom , lưu trữ
chuyển giao , xử lý
Thu gom , vận chuyển, xử lý
chuyển giao
Hình 4.7: Hệ thống quản lý Chất Thải Rắn ở KCX Tân Thuận
Bảng 4.9 Các công ty và Cơ sở thu mua Rác công nghiệp ở công ty dịch vụ KCX Tân Thuận tháng 10-2006
Chất thải
Số lượng
Đơn vị tính
Nơi tiếp nhận
1. Rác công nghiệp
1.872
m3
Công ty môi trường đô thị thành phố
2. Giấy vụn, phế liệu các loại
2,5
Tấn
Cơ sở Nhật Dũng
3. Nhựa phế liệu
2
Tấn
Công ty cổ phần nhựa Tân Hóa
4. Sắt, kim loại phế liệu
4,5
Tấn
Công ty Tuấn Mạnh
5. Các loại khác
5
Tấn
Công ty môi trường đô thị thành phố
Tổng
1.886
Tấn
Nguồn: Công ty dịch vụ Tân Thuận
CHƯƠNG 5
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP TẠI KCX TÂN THUẬN
5.1 Đánh giá hiện trạng quản lý hành chính CTRCN của KCX Tân Thuận
5.1.1 Phân tích tình hình thực hiện quy chế quản lý CTNH (Quy chế 155)
Ngoài đối tượng chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển, xử lý CTRCN–CTNH thì đối tượng chủ yếu cần thực hiện nghiêm túc các quy định này là các cơ sở sản xuất công nghiệp.
Việc thực hiện các quy định, quy chế quản lý chất thải được đánh giá thông qua tình hình xử lý chất thải phát sinh của đơn vị. Có thể có nhiều hình thức xử lý khác nhau (tự xử lý tại cơ sở, thuê xử lý) nhưng nhất thiết phải đảm bảo về hiệu quả xử lý, đáp ứng những tiêu chuẩn môi trường quy định.
Theo số liệu đã khảo sát được thì hầu hết các cơ sở sản xuất đều không trang bị hệ thống xử lý chất thải nào, không có khu vực lưu chứa riêng biệt để phân biệt CTRCN nguy hại và không nguy hại. Theo số liệu thống kê đầy đủ, có thể nhận thấy rằng, tỷ lệ các cơ sở sản xuất tự trang bị hệ thống xử lý chất thải còn thấp. Đối với các cơ sở có trang bị hệ thống xử lý chất thải thì hiệu quả xử lý chưa cao.
Một hình thức khác có thể chấp nhận trong việc quản lý chất thải cũng như phản ánh thái độ tuân thủ luật của các cơ sở sản xuất là thuê các công ty xử lý chất thải. (Các công ty có hợp đồng xử lý chất thải tại KCX Tân Thuận được nêu ở mục 4.2.2.2)
Quyết định 155/1999/QĐ–TTg của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý CTNH ra đời từ ngày 16/7/1999. Nhưng cho đến nay, còn khá nhiều các cơ sở chưa biết đến quy chế này hoặc phải thực hiện như thế nào.
Tóm lại, các quy chế về quản lý CTRCN vẫn chưa đem lại hiệu quả đáng kể. Còn khá nhiều bất cập trong vấn đề thực hiện và kiểm soát việc thực hiện quy chế. Để các quy chế, quy định về bảo vệ môi trường thực sự đi vào cuộc sống, cần có sự tự giác thực hiện của các cơ sở cũng như sự thanh tra, kiểm soát gắt gao hơn từ phía cơ quan quản lý nhà nước.
5.1.2 Đánh giá, nhận xét hệ thống chính sách, quy chế, quy định, tiêu chuẩn về quản lý CTRCN–CTNH
Hiện nay, hệ thống các văn bản luật, nghị định, công ước, quy chế, hướng dẫn (được nêu ở mục 4.1) được sử dụng trong việc quản lý môi trường nói chung và quản lý CTRCN–CTNH nói riêng. Tuy nhiên tại KCX Tân Thuận, các yêu cầu theo quy chế chưa được thực thi rộng rãi, các yêu cầu về trách nhiệm trong việc báo cáo, chứng từ của các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTNH. Do đó, cần tăng cường công tác thanh tra kiểm soát, phối hợp với những chế độ khuyến khích các doanh nghiệp, đơn vị có liên quan thực hiện tốt yêu cầu của quy chế này.
Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả công tác quản lý chất thải, chính quyền cần nghiên cứu, ban hành bổ sung thêm các quy định liên quan đến xuất nhập khẩu phế liệu; Vận chuyển chất thải; Gia công, tái xuất phế liệu; Xử lý CTR sinh ra từ bao bì đóng gói sản phẩm xuất khẩu; Dán nhãn sinh thái sản phẩm xuất khẩu; Phí, thuế và các chi phí môi trường khác đối với chất thải.
5.1.3 Đánh giá, nhận xét cơ cấu tổ chức, nhân sự về công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực CTRCN tại KCX Tân Thuận
Về cơ cấu tổ chức
Cấu trúc hệ thống quản lý nhà nước về CTRCN và CTNH tại KCX Tân Thuận được tổ chức không thật chặt chẽ. Các quyết định và chính sách về môi trường đều do Hepza trực tiếp đưa xuống. Công tác này có sự phối hợp của Ban quản lý KCX Tân Thuận. Tuy nhiên việc phân cấp quản lý tại đây chưa rõ ràng và cụ thể dẫn đến việc né tránh, đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý.
Về nhân sự
Hiện nay phụ trách chung về tất cả các vấn đề môi trường tại Ban quản lý KCX Tân Thuận chỉ có một cán bộ là anh Nguyễn Văn Hải nhưng chuyên môn chính của anh là xử lý nước thải. Từ đó cho thấy công tác quản lý CTRCN ở đây chưa được quan tâm. Và trong cơ cấu quản lý của Ban quản lý KCX Tân Thuận thì vẫn chưa có phòng ban về quản lý môi trường mặc dù đã có chỉ thị từ Hepza là phải thành lập bộ phận chuyên trách về môi trường trong hệ thống quản lý. Vì vậy, với lực lượng quản lý như thế thì không thể đảm bảo sự có mặt thường xuyên tại từng cơ sở công nghiệp để giám sát việc thực thi các cam kết trong đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng kí đạt tiêu chuẩn môi trường và kiểm soát từng nguồn ô nhiễm trong đó có ô nhiễm do CTRCN. Ngoài ra khi phát hiện các dấu hiệu sai phạm của các công ty thì việc xử phạt các trường hợp vi phạm còn lỏng lẽo, mức phạt còn quá thấp chưa đủ sức để buộc các đối tượng vi phạm nỗ lực thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường hoặc thay đổi hành vi gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, vấn đề trang thiết bị, phương tiện cũng như cơ sở vật chất phục vụ yêu cầu của công tác quản lý nói chung vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Điều này sẽ làm nảy sinh nhiều khó khăn khi tiến hành thực thi các công việc liên quan đến công tác quản lý chất thải nói chung.
Nói tóm lại, để việc quản lý CTRCN tại KCX được tốt hơn và đảm bảo việc thực hiện đúng các quy chế, quy định của nhà nước thì ban quản lý KCX Tân Thuận cần thành lập phòng ban chuyên biệt và bổ sung nguồn nhân lực có trình độ, nhận thức đầy đủ về công tác quản lý môi trường nói chung và CTRCN nói riêng. Có như thế mới đảm bảo việc vận hành đúng và chính xác các công cụ, hệ thống luật tại KCX.
5.1.4 Đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý
KCX Tân Thuận được quy hoạch tương đối biệt lập và cách xa khu dân cư nên những hoạt động diễn ra trong KCX ít ảnh hưởng đến cuộc sống của dân cư sống gần đó. Do đó, đối với công tác quản lý CTRCN thì sự tham gia của cộng đồng dân cư không thực sự rõ ràng.
5.2 Đánh giá hiện trạng quản lý kỹ thuật CTRCN của KCX Tân Thuận
5.2.1 Đánh giá hiện trạng về loại hình, số lượng và quy mô công nghiệp của các cơ sở sản xuất tại KCX Tân Thuận
Về loại hình sản xuất:
Vơi hơn 15 năm hình thành và phát triển, KCX Tân Thuận đã hình thành một nền công nghiệp xuất khẩu với đa dạng các loại hình sản xuất. Hiện tại tại KCX Tân Thuận có đến hơn 13 loại hình sản xuất công nghiệp (Bảng 4.1). Sự đa dạng của các loại hình sản xuất đã phần nào phản ảnh tiềm năng phát triển của KCX. Lẽ dĩ nhiên, sự đa dạng của các loại hình sản xuất sẽ kéo theo sự phức tạp về khối lượng và đặc tính của CTRCN, cũng như sự khó khăn trong công tác quản lý. Mỗi loại hình sản xuất khác nhau sẽ có những thành phần CTR khác nhau, sự khác nhau này có thể dẫn đến một phức hợp các thành phần của CTR, rất khó khăn trong công tác phân loại. Vì có nhiều loại hình có chung thành phần CTR nhưng lại khác nhau về đặc tính, ví dụ nhựa phế phẩm có trong thành phần CTR ở rất nhiều các loại hình sản xuất nhưng ở mỗi loại hình khác nhau thì lượng nhựa này có khối lượng và đặc tính khác nhau.
Về số lượng và sự phân bố các sơ sở sản xuất:
Hiện tại, số liệu về số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp đang hoạt động tại KCX Tân Thuận vẫn chưa chính xác và đầy đủ. Theo số liệu thống kê của Ban quản lý KCX thì hiện tại đang có khoảng 130 cơ sở sản xuất đang hoạt động tại KCX. Tuy nhiên, sự phân bố về số lượng cơ sở sản xuất trên mỗi loại hình là không đều nhau, chủ yếu tập trung vào một số ngành nghề như: Kim loại - gia công cơ khí, nhựa và các sản phẩm từ nhựa, may mặc, thực phẩm...Dựa vào sự phân bố trên có thể sự đoán được xu hướng phát sinh khối lượng và thành phần CTRCN trong thời gian tới tập trung vào những ngành nghề nào. Từ đó có những đối sách, chiến lược phù hợp nhằm kiểm soát hiệu quả những nguồn thải chủ yếu đó
Về quy mô sản xuất:
KCX Tân Thuận chủ yếu sản xuất các mặt hàng dành cho xuất khẩu ra nước ngoài, do đó để sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất thì đa số các công ty đều nhập các máy móc hiện đại và quy mô sản xuất tương đối lớn. Để xác định quy mô công nghiệp chủ yếu dựa trên công suất của từng công ty và từng loại hình sản xuất từ đó có thể xác định nhà máy thuộc quy mô sản suất lớn hay vừa và nhỏ. Ví dụ đối với các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử thì công suất phải trên 10.000 tấn sản phẩm/năm thì mới gọi là quy mô lớn. Theo nghị định số 80/2006/NĐ-CP ban hành ngày 9 tháng 8 năm 2006 của Chính Phủ đã chỉ rõ cách xác định quy mô công nghiệp dựa vào công suất sản xuất của nhà máy. Khi xác định được quy mô công nghiệp của từng loại hình cũng như cơ sở sản xuất sẽ giúp cho các nhà quản lý dễ dàng xác định được thành phần cũng như khối lượng CTRCN phát sinh. Dưới đây là một số loại hình sản xuất đạt quy mô lớn với công suất thiết kế đạt được trong một năm.
Bảng 5.1 Quy mô công nghiệp dựa trên công suất
STT
Loại hình sản xuất
Công suất đạt quy mô lớn
1
Nhà máy cán, luyện gang thép và kim loại màu
5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
2
Nhà máy sản xuất chất dẻo
1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
3
Nhà máy sản xuất sơn, hóa chất cơ bản
1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
4
Nhà máy sản xuất dược phẩm, hóa mỹ phẩm
50 tấn sản phẩm/năm trở lên
5
Nhà máy xi măng
500.000 tấn ximăng/năm trở lên
6
Nhà máy sản xuất hàng mỹ nghệ
1.000.000 sản phẩm/năm trở lên
7
Nhà máy sản xuất linh kiện điện, điện tử
10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
8
Nhà máy cơ khí, chế tạo máy
1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
9
Nhà máy chế biến gỗ, ván ép
100.000 m3 gỗ/năm trở lên
10
Nhà máy dệt
10.000.000m vải/năm trở lên
(Nguồn: nghị định số 80/2006/NĐ-CP)
Bên cạnh đó, việc xác định quy mô công nghiệp sẽ giúp cho việc tính được hệ s