Đồ án Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH trên địa bàn Thị Xã Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Trang

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

CHƯƠNG 1: DU LỊCH SINH THÁI VÀ Ô NHIỄM DO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI

1.1 DU LỊCH SINH THÁI 3

1.1.1 Khái niệm chung 3

1.1.2 Đặc trưng của du lịch 4

1.1.3 Các yếu tố cấu thành hệ thống du lịch sinh thái 4

1.1.4 Những nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái 5

1.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 6

1.2.1 Tình hình phát triển du lịch sinh thái trên thế giới 6

1.2.2 Tình hình phát triển du lịch sinh thái trong nước 8

1.3 LỢI ÍCH TỪ DU LỊCH SINH THÁI 10

1.3.1 Lợi ích về mặt xã hội 11

1.3.2 Lợi ích về mặt kinh tế 12

1.3.3 Lợi ích về mặt sinh thái 12

1.3.4 Lợi ích về mặt chính trị 13

1.4 TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH SINH THÁI LÊN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI 13

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 16

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 TỔNG QUAN VỀ GIA LAI 18

3.1.1 Các đặc điểm tự nhiên tỉnh Gia Lai 18

3.1.1.1 Vị Trí địa lý 18

3.1.1.2 Địa hình 19

3.1.1.3 Khí hậu và môi trường không khí 19

3.1.1.4 Thủy văn và tài nguyên nước mặt 19

3.1.1.5 Tài nguyên môi trương nước dưới đất 20

3.1.1.6 Tài nguyên đất 21

 

doc113 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 993 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH trên địa bàn Thị Xã Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện đại, nhưng vẫn gây ô nhiễm đến môi trường do nước rỉ rác và khí BCL (kể cả mùi). Đặc biệt công nghệ chôn lấp vệ sinh chiếm đất rất lớn, mỗi năm với khối lượng CTR đô thị khoảng 5.900 – 6.200 tấn /ngày TPHCM cần 9 – 12 ha đất để chôn lấp và diện tích này sẽ khó có thể sử dụng vào mục đích khác trong thời gian dài (30 -50 năm), không những thế, chúng còn cần được bảo trì và giám sát với kinh phí hàng năm ( 20 -25 năm sau khi đóng bãi) khá lớn. Do đó để CTR thành những nguồn lợi cho TPHCM, Ủy ban nhân dân thành phố (UBNDTP) đã có chủ trương thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn (PLCTRTN). Chương trình PLCTRTN được triển khai thí điểm tại các quận 1, 4, 5, 6, 10 và huyện Củ Chi để từ đó làm tiền đề nhân rộng cho các quận , huyện trên toàn địa bàn thành phố. Bước đầu chương trình PLCTRTN chỉ mong muốn tách riêng CTRSH tại thành phố thành 2 loại chất thải thực phẩm và chất thải còn lại. Tuy nhiên về sau sẽ khuyến khích phân loại CTR đô thị thành 3, 4, 5 loại như các nước tiên tiến. Để khuyến khích người dân tham gia thực hiện PLCTRTN, thành phố sẽ hổ trợ chương trình bằng cách trang bị cho mỗi hộ gia đình là 2 thùng rác kèm với các túi chứa rác (2 túi/ngày) và cho trường học là các thùng 240 lít trong thời gian 6 tháng. Thùng màu xanh chứa CTR thực phẩm dư thừa( bao gồm cả rác vườn và xác súc vật, côn trùng) và thùng màu xám chứa các chất thải còn lại có khả năng tái chế. Đối với các nguồn thải khác thành phố còn đang xem xét để đầu tư. Hình 2.6: CTR được phân loại ngay tại nhà ông Nguyễn Văn Lành thuộc Phường 8, Quận 6 – TPHCM. CTR thực phẩm sau khi phân loại sẽ được thu gom và vận chuyển riêng biệt đến các nhà máy làm nguồn nguyên liệu sạch từ chất thải thực phẩm dư thừa để chế biến phân compost và sản xuất phân hữu cơ. CTR còn lại cũng được thu gom và vận chuyển riêng đến các nhà máy tái sinh, tái chế tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra những lợi ích khác từ chương trình PLCTRTN là giảm chi phí xử lý CTR, giảm diện tích BCL góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường từ các BCL do nước rỉ CTR và khí từ BCL đồng thời góp phần làm sạch thành phố. Hiện nay, thành phố đang triển khai thí điểm chương trình PLCTRTN trên địa bàn quận 6. Công tác triển khai theo trình tự như sau: Bước 1: Phường thống kê chính xác các số liệu trên địa bàn phường. Bước 2: Chuẩn bị nhân sự làm lực lượng nòng cốt phục vụ công tác tuyên truyền và vận động (Tổ trưởng tổ dân phố, Hội phụ nữ, lực lượng Đoàn Thanh Niên phường và lực lượng tình nguyện tại phường). Bước 3: Tập huấn, tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện Đợt 1: Các chuyên viên sẽ tuyên truyền và hướng dẫn cho lực lượng nòng cốt; Đợt 2: Lực lượng nòng cốt sẽ tuyên truyền và hướng dẫn cho hộ dân theo từng tổ dân phố; Đợt 3: Lực lượng nòng cốt sẽ hướng dẫn trực tiếp tới từng hộ dân; Phát thanh hệ thống loa của phường Tập huấn cho lực lượng rác dân lập và ký biên bản đồng thuận với chương trình Bước 4: Cung cấp trang thiết bị Bước 5: Tuần lễ ra quân từng phường Bước 6: Thực hiện quy trình kiểm tra các đối tượng Bước 7: Đúc kết kinh nghiệm Thông qua các chương trình hổ trợ tập huấn, tuyên truyền và giám sát thực tế quá trình thực hiện thí điểm PLCTRTN tại phường 8 quận 6 vừa qua, Sở TN & MT - TPHCM nhận thấy có một số vấn đề khó khăn khi triển khai chương trình đến hộ dân. Sau khi hướng dẫn và kiểm tra đợt 1 tại khu phố 1 và 2, phường 8, quận 6, trong 822 hộ dân có 45% hộ dân phân loại đùng, 25% phân loại sai và 30% hộ dân không thực hiện phân loại. Kết quả kiểm tra đợt 2 tại khu phố 4, phường 8, quận 6 cho thấy 226 hộ dân thì có 44% phân loại đúng, 30% phân loại sai và 26% không thực hiện phân loại. Kết quả cho thấy mức độ ủng hộ của người dân đối với chương trình rất cao. Tuy nhiên do bước đầu chưa quen và ý thức môi trường còn thấp nên một số hộ dân vẫn chưa tham gia chương. Lý do để hộ dân không thực hiện phân loại là nhà cửa chật chội, mất thời gian, PLCTRTN không khả thi vì người thu gom rác dân lập không có ý thức tách riêng 2 loại khi thu gom thậm chí còn trộn chung lại, Một số lý do khác khiến cho người dân phân loại sai là thùng rác cung cấp cho hộ dân trong đợt thí điểm vừa qua quá bé nên đầy thùng này người dân để rác sang thùng kia hoặc là do người dân tham gia tập huấn không hướng dẫn lại cho các thành viên trong gia đình, Nhìn chung đa số người dân không thực hiện phân loại khi được hỏi đều nhận thức rất rõ về nội dung chương trình nhưng vẫn không thực hiện và một trong những lý do đó là họ chưa sẵn sàng thực hiện, chưa thực hiện đồng loạt thì họ chưa phân loại. Từ các vấn đề khó khăn khi triển khai thực tế tại phường 8, quận 6, Sở TN & MT - TPHCM nhận thấy để chương trình này hiệu quả và từng bước hoàn thiện thì công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng rất quan trọng, công tác này phải được thực hiện thường xuyên cho đến khi mỗi ngày người dân thành phố thấm nhuần ý thức BVMT Bên cạnh đó để quán lý và triển khai thực hiện hiệu quả dự án PLCTRTN trên địa bàn 6 Quận, huyện thí điểm nói riêng và toàn thành phố trong tương lai nói chung, thành phố nhất thiết cần phải có một khung thể chế chính sách bao gồm tất cả những quy định, hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện toàn bộ các công tác liên quan đến chương trình. Để thay đổi thói quen và ý thức của một thế hệ chúng ta cần rất nhiều thời gian, nhưng mất thời gian chúng ta cũng vẫn phải làm vì đó chính là hành động để bảo vệ chính chúng ta. Thông qua một “ hành động rất nhỏ” của mỗi người dân là PLCTRTN hay nói một các đơn giản là “tại nhà”. Chúng ta sẽ mang lại nhiều lợi ích lớn cho thành phố và cũng từ đó mỗi người sống trong thành phố sẽ được hưởng thụ một môi trường xanh – sạch – đẹp. (Nguồn Phòng quản lý CTR thuộc Sở TN & MT- TPHCM). CHƯƠNG 3 : KHÁI QUÁT VỀ THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI VÀ HIỆN TRẠNG CTRSH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI TỈNH BÌNH PHƯỚC 3.1. Khái quát về Thị Xã Đồng Xoài 3.1.1. Điều kiện tự nhiên: 3.1.1. 1. Vị trí địa lý: Thị xã Đồng xoài nằm ở: + Vĩ độ từ 11022’ đến 12016’ Bắc + Kinh độ từ 10208’ đến 107028’ đông. TXĐX được thành lập vào năm 1999 theo nghị quyết 90/1999/ NĐ-CP của chính phủ; Huyện Đồng Phú chuyển giao Thị trấn Đồng Xoài, xã Tân Thành, 3 Ấp của xã Tân Phước và 2/3 xã Tân Hưng cộng với 120 ha huyện Thuận Lợi về TXĐX. Trung tâm TXĐX đóng ở phường Tân Phú. Đến nay toàn Thị xã có diện tích tự nhiên là 16.848 ha, gần bằng 2,46% diên tích của cả tỉnh Bình Phước và bằng khoảng 0,05% diện tích toàn quốc. Về hành chính, Thị xã có 7 đơn vị hành chính phường- xã như sau: 1. Phường Tân Bình 2. Phường Tân Phú 3. Phường Tân Xuân 4. Phường Tân Đồng 5. Xã Tân Hưng 6. Xã Tân Thành 7. Xã Tiến Hưng Phía bắc, phía Đông và phía Nam giáp huyện Đồng Phú. Phía Tây Nam giáp tỉnh Bình Dương Phía Tây giáp huyện Bình Long Hình 3.1: Bản đồ hành chính của Thị xã Đồng Xoài. TXĐX nằm trên giao lộ hai quốc lộ quan trọng: Một là quốc lộ 14 (thuộc hệ thống đường Hồ Chí Minh ), nối với các tỉnh phía Bắc chạy qua Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ; thứ hai là DT 714 chạy dọc trung tâm Thị xã, nối liền Bình Dương và Đắc Lắc vì vậy Thị xã có vị trí địa lý chiến lược quan trọng trong cả kinh tế, chính trị và quốc phòng. Là điều kiện cho phép đẩy mạnh khai thác những tiềm năng tài nguyên, mở cửa hoà nhập với nền kinh tế bên ngoài. TXĐX là một trung tâm tỉnh lỵ mới hình thành và đang trên đà phát triển mạnh, nằm cách trung tâm Thị xã Thủ Dầu Một 50 km, cách TPHCM 80 km, đều là những trung tâm kinh tế lớn và quan trọng trong nước, đây sẽ là những thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của Thị xã. 3.1.1.2. Địa hình: TXĐX là một Thị xã miền núi nhưng có điều kiện địa hình tương đối bằng phẳng so với các vùng khác. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nền kinh tế công nông nghiệp của Thị xã Bảng 3.1: Thống kê diện tích theo địa hình như sau: Cấp độ dốc Tỉnh Bình Phước Thị xã Đồng Xoài Diện tích ( ha ) ( % ) Diện tích ( ha ) ( % ) < 30 171.026 24,95 10.856 64,44 3 - 80 188.711 27,53 4.750,3 28,19 8 - 150 131.503 19,19 1.241,7 7,37 15 - 200 86.103 12,56 108.051 15,76 Tổng diện tích 685.394 100 16.848 100 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Phước, năm 2006. Với địa hình có đôï dốc < 150 thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, địa hình < 30 tương đối bằng phẳng. So với các huyện của tỉnh thì TXĐX là khu vực có độ dốc nhỏ nhất. 3.1.1.3. Khí hậu: TXĐX nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nhiệt độ cao đều quanh năm, ít gió bão và không có mùa đông lạnh. Mang đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa không đồng nhất với các đặc điểm sau: - Có cấu trúc đa dạng về thời tiết. - Khí hậu có tính biến động cao do hậu quả của hệ phức gió mùa và quan hệ tương tác với cảnh quan địa hình. Khí hậu gồm hai mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa nắng kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. a) Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình chuyển hoá và phát tán chất ô nhiễm trong khí quyển. Nhiệt độ không khí càng cao thì khả năng phát tán, tốc độ phản ứng hoá học diễn ra càng nhanh nhưng đồng thời thời gian tồn lưu các chất độc ô nhiễm càng nhỏ. Ngoài ra nhiệt độ còn ảnh hưởng đến các quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khoẻ người lao động. Kết quả khảo sát đo đạc cho ta thấy: Nhiệt độ trung bình tính cho cả năm: 260C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: 360C. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: 170C. Biên độ dao động nhiệt độ giữa các tháng trong năm không lớn hơn (30C ) nhưng sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm lại tương đối lớn (từ 10 – 130C vào mùa khô) và ( từ 7 – 90C vào mùa mưa ). c) Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí cũng như nhiệt độ không khí là một trong các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình chuyển hoá và phát tán chất ô nhiễm trong khí quyển, đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khoẻ người lao động. Độ ẩm tương đối của khu vực dao động từ 70 – 80%, cao nhất được ghi nhận vào thời kỳ các tháng có mưa ( tháng 4 – 11) từ 85 – 92% do độ bay hơi không cao làm cho độ ẩm tương đối của không khí khá cao và độ ẩm thấp nhất vào các tháng mùa khô ( tháng 2 – 4 ) từ 68 – 72%. c) Chế độ mưa: Chế độ mưa cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng không khí. Mưa rơi, sẽ cuốn theo lượng bụi và các chất ô nhiễm trong không khí cũng như các chất ô nhiễm trên mặt đất, nơi nước mưa chảy qua. Chất lượng nước mưa tuỳ thuộc vào chất lượng khí quyển và môi trường khu vực. Đặc trưng của lượng mưa của khu vực này như sau: Lượng mưa trung bình năm: 2.285 mm Lượng mưa cao nhất: 2.823 mm Lượng mưa thấp nhất: 1.724 mm Lượng mưa tháng cao nhất: 793,9 mm Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất: 0 mm d) Chế độ gió: Gió là một nhân tố quan trọng trong quá trình phát tán và lan truyền các chất trong khí quyển. Khi vận tốc gió càng lớn, khả năng lan truyền bụi và chất ô nhiễn càng xa, khả năng pha loãng với không khí sạch càng lớn. Vì vậy khi tính toán các thiết bị xử lý khí ô nhiễm cần tính đến tốc độ gió nguy hiểm. Hướng gió chủ đạo từ tháng 7 đến tháng 10 là hướng Tây – Tây nam, tương ứng với tốc độ gió là 3,0 – 3,6 m/s. hướng gió chủ đạo từ tháng 11 – 2 là Bắc – Đông Bắc, tương ứng với tốc độ gió là 3,4 – 4,7 m/s. 3.1.2. Điều kiện kinh tế: TXĐX là một Thị xã thuộc tỉnh biên giới nằm cách xa trung tâm đô thị và mới được thành lập nên tình hình kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn, bên cạnh đó với các đợt nắng nóng gay gắt kéo dài trong các tháng đầu năm làm giá cả các mặt hàng đều tăng cao trong năm, đại dịch cúm gia cầm trong các năm qua đã ảnh hưởng đến nền kinh tế tỉnh Bình Phước nói chung và của TXĐX nói riêng. Tuy nhiên với sự chỉ đạo của tỉnh uỷ, sự điều hành có hiệu quả của UBND tỉnh và UBND Thị xã cùng sự cố gắng của các ban ngành trên địa bàn Thị xã, sự đóng góp của các thành phần kinh tế nên nền kinh tế của Thị xã không ngừng được củng cố và phát triển. Kết quả đạt được trong các năm qua trên lĩnh vực kinh tế rất khả quan và đều hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu chủ yếu của tỉnh đặt ra. Những giá trị cụ thể đạt được như sau: Nông – lâm nghiệp: Có sự phát triển tốt và tăng trưởng bình quân hàng năm vượt các mục tiêu đặt ra từ 5,5-6%. Cơ cấu cây trồng vật nuôi từng bước được chuyển đổi, hệ thống thuỷ lợi được quan tâm hàng đầu; Công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y đều được chú trọng. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật được ứng dụng vào sản xuất góp phần nâng cao năng xuất, sản lượng cây trồng và vật nuôi. Trong nông nghiệp đã hình thành các vùng chuyên canh với quy mô lớn, ước tính cây trồng lâu năm là 7.452 ha, lương thực đạt được 1.075 tấn/năm. Diện tích đất lâm nghiệp đã tăng đáng kể, chuyển từ việc khai thác sang trồng rừng. Diện tích đất rừng được giao cho từng hộ dân nên đã đạt được những kết quả khả quan (cả tỉnh có 1.3192 ha rừng, đạt 101,5% kế hoạch đặt ra ). 3.1.2.2. Công nghiệp: Mặc dù trong những năm gần đây ngành công nghiệp tỉnh nói chung và Thị xã nói riêng đã gặp rất nhiều khó khăn do thiếu nguyên liệu sản xuất, thiếu vốn cho dự trữ nguyên liệu, thiếu cơ sở vật chất tiên tiến và thị trường tiêu thụ không ổn định song vẫn giữ được mức tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh là 1.923.040 tỷ đồng trong khi đó TXĐX chiếm 69.734 triệu đồng, chiếm 0,35% tổng giá trị thu nhập trong toàn tỉnh. 3.1.2.3. Thương mại và dịch vụ: TXĐX là một Thị xã còn non trẻ song trong nhưng năm qua đã có sự phát triển nhanh về thương mại và dịch vụ. Trên địa bàn Thị xã đã hình thành chợ Đồng Xoài với quy mô lớn. Hàng năm Thị xã đã có những mặt hàng xuất khẩu lớn như: hạt điều, cao su, tiêu, cà phê, và nhiều loại trái cây có giá trị khác như măng cụt, mãng cầu, chôm chôm, 3.1.3. Điều kiện xã hội: 3.1.3.1. Dân số: Dân số Thị xã là 67.733 người Diện tích thị xã là 168,48 km2 Mật độ dân số là 430 người/Km2 Thành phần dân tộc: Tỉnh Bình Phước là một tỉnh biên giới có tỷ lệ đồng bào dân tộc tương đối cao chiếm 18,4% dân số toàn tỉnh. Trong đó đồng bào dân tộc Stiêng chiếm 9,2%, dân tộc Nùng chiếm 2,34%, dân tộc Tày chiếm 2,4%,dân tộc Khơme chiếm 1,77%, Hmông 1,03% và 1,98% các dân tộc khác. Tuy vậy, nhưng do TXĐX là trung tâm hành chính của tỉnh nên hầu hết dân cư ở Thị xã là người kinh. Tỷ lệ cán bộ dân tộc trong bộ máy hành chính của Thị xã là rất thấp, hầu hết là người kinh. Nói chung thành phần dân tộc của Thị xã mang tính đa dạng của tỉnh nhưng số lượng người dân tộc ở đây lại không cao. Ngày nay dân số tại Thị xã gia tăng đáng kể so với vùng nông thôn do dân cư ở nơi khác di chuyển tới. Họ tới đây sinh sống và làm việc. Dòng dân cư tự do chủ yếu là từ phía Bắc, Bắc Trung Bộ và miền Tây Nam Bộ. Hiện nay, tỷ lệ này đã có giảm nhưng vẫn đang ở trong tình trạng đáng báo động cần có sự tham gia của chính quyền tỉnh, địa phương quan tâm hơn nữa. 3.1.3.2. Y tế: Mạng lưới y tế trên địa bàn Thị xã trong thời gian qua đã được quan tâm đầu tư và nâng cấp đáng kể. Hiện nay trên địa bàn Thị xã có 9 cơ sở y tế trong đó có một bệnh viện Đa Khoa Tỉnh đi vào hoạt động với 300 giường bệnh; 1 phòng khám Đa khoa khu vực; 7 trạm y tế xã, phường với 150 bác sỹ và trên đại học; 84 y sỹ, kỹ thuật; 132 y tá, hộ lý và 9 trình độ khác. Với đội ngũ y bác sỹ đông đảo, nhiệt tình đã góp phần thúc đẩy cho ngành y tế Thị xã ngày càng phát triển mạnh mẽ. 3.1.3.3. Giáo dục : Thực hiện quan điểm giáo dục cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu của Thị xã nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung. Tính đến nay bằng nhiều nguồn lực đầu tư trên địa bàn Thị xã đã có 22 trường học với 367 phòng học. Trong đó có 11 trường tiểu học, 7 trường trung học cơ sở và 4 trường trung học phổ thông. Trường Trung học phổ thông Quang Trung là trường đạt tiêu chuẩn quốc gia. Ngành giáo dục và đào tạo Thị xã đã tuyển dụng được nhiều giáo viên với các cấp học, ngành học có trình độ chuyên môn cao và tận tâm với nghề. Chất lượng giáo dục nói chung, đặc biệt là các khối thực hiện cải cách sách giáo khoa có những chuyển biến tích cực. Hiện nay trên địa bàn Thị xã đã đào tạo được một lực lượng lao động trẻ khá dồi dào và có trình độ tay nghề cao. 3.2. Hiện trạng CTRSH trên địa bàn TXĐX 3.2.1. Nguồn gốc phát sinh: Nguồn gốc phát sinh CTRSH trên địa bàn TXĐX bao gồm : Chất thải sinh hoạt là các chất thải liên quan đến các hoạt động của con người ở khu dân cư, các khu dịch vụ, thương mại, du lịch, giao thông, cấp thoát nước. Chất thải công nghiệp là chất thải phát sinh từ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Chất thải xây dựng là các phế thải đất, đá, gạch ngói, bê tông vỡ do việc xây dựng thải ra. Chất thải bệnh viện là chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn trong các bệnh viện, trạm xá y tế. Chất thải độc hại là chất thải có chứa thành phần chất độc hại, tính phóng xạ, tính gây bệnh, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. 3.2.2. Khối lượng và thành phần CTRSH : 3.2.2.1. Khối lượng : Cùng với quá trình phát triển kinh tế- xã hội và đô thị hoá, mức sống của người dân trong Tỉnh nói chung và TXĐX nói riêng ngày càng được nâng cao, dân số các thị trấn, thị xã, đặc biệt TXĐX tăng nhanh đồng thời các hoạt động khác cũng của tỉnh cũng được tăng lên rất nhiều, ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm do CTRSH nói riêng đã và đang trở thành mối quan tâm chung của các ban quản lý và cộng đồng dân cư. Với tốc độ phát triển kinh tế – xã hội và tốc độ gia tăng dân số như hiện nay của Thị xã thì lượng CTRSH không những tăng về khối lượng mà thành phần cũng thay đổi theo chiều hướng tăng dần tỷ trọng những CHC khó phân huỷ đặc biệt là các loại bao bì nilon. Theo số liệu thống kê của Xí nghiệp công trình công cộng (XNCTCC ) thị xã, trung bình lượng CTRSH thu gom được đưa đi xử lý ở bãi rác Tiến Hưng TXĐX là 40 – 50 tấn/ngàyđêm, đột biến vào mùa trái cây (từ tháng 5 đến tháng 8 và 2 tháng tết) lượng CTRSH tăng có thể tăng lên 20 – 30% so với bình thường. Bảng 3.2: Thống kê lượng CTRSH tại các phường Thị xã STT Địa điểm Dânsố (người) Tỷ lệphát thải (kg/người/ngày) Tổng khối lượng CTRSH (kg) 1 P. Tân Phú 7.573 0,75 5.679,75 2 P. Tân Xuân 7.985 0,7 5.589,5 3 P. Tân Bình 8.500 0,75 6.375 4 P. Tân Đồng 8.123 0,7 5.686 5 Xã Tiến Hưng 11.850 0,6 7.110 6 Xã Tân Thành 13.210 0,5 6.605 7 Xã Tân Thành 10.492 0,5 5.246 Tổng 42,3 tấn Nguồn: Xí nghiệp công trình công cộng thị xã, năm 2006. Tỷ lệ CTRSH trung bình là: 0,6 kg/ người/ ngày. Trong khi đó khả năng thu gom chỉ đạt được khoảng 70% nên một ngày lượng CTRSH thu gom được là gần 50 tấn/ ngày. Thành phần : Thành phần CTRSH tại các bãi rác trước khi chôn lấp không những phụ thuộc vào các yếu tố như mức sống của người dân, mức tiêu thụ, phong tục tập quán, thói quen sử dụng các loại vật liệu, mà còn chịu ảnh hưởng rất nhiều do việc thu lượm các thành phần có giá trị tái sử dụng qua các giai đoạn. Các thành phần có giá trị tái sử dụng theo thứ tự giá trị tái sử dụng từ cao đến thấp là kim loại, thuỷ tinh, nhựa cứng, xương ,vải, nhựa mềm và gỗ. Theo kết quả phân tích của Trung tâm ứng dụng công nghệ và quản lý môi trường Centema (2000) thì thành phần CTR chợ và hộ gia đình cho thấy các loại lá cây – rau quả chiếm tỷ trọng cao nhất (83 – 92% đối với CTR hộ gia đình) đem đổ tại BCL. Khối lượng thực phẩm hữu cơ tương đương ¾ tổng lượng CTRSH được chuyên chở vào đổ tại các bãi rác. Kết quả phân tích thành phần CTR chợ như trong bảng 3.3. Bảng 3.3: Thành phần CTR tại chợ Đồng Xoài STT Tên chất thải Thành phần phần trăm(%) Mẫu lấy lần 1 Mẫu lấy lần 2 Mẫu lấy lần 3 Mẫu lấy lần 4 1 Thực phẩm 86,7 88,1 87,9 89,9 2 Giấy 3,1 1,6 4,2 1,9 3 Carton 0,0 0,0 0,0 0,0 4 Vải 2,0 0,0 0,7 1,2 5 Nilon 5,4 7,4 6,9 3,7 6 Nhựa cứng 0,0 0,8 0,3 0,9 7 Da 0,0 0,0 0,0 0,0 8 Gỗ 0,0 1,5 0,0 0,0 9 Cao su mềm 0,0 0,0 0,0 2,5 10 Cao su cứng 0,0 0,0 0,0 0,0 11 Lon đồ hộp 0,0 0,6 0,0 0,0 12 kim loại màu 0,0 0,0 0,0 0,0 13 Sắt 0,0 0,0 0,0 0,0 14 Thuỷ tinh 0,0 0,0 0,0 0,0 15 Sành sứ 0,0 0,0 0,0 0,0 16 Xà bần 1,7 0,0 0,0 0,0 Nguồn: Trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ và quản lý môi trường Centema, năm 2000. Độ ẩm: Độ ẩm đánh giá khả năng phân huỷ của CTRSH trong BCL và sinh nước rò rĩ của CTRSH, độ ẩm càng cao khả năng sinh nước rò rĩ càng lớn. Độ ẩm trung bình của CTRSH tại Đồng Xoài là 69,8%. Tỷ trọng: Tỷ trọng có ý nghĩa rất lớn trong việc thu gom và vận chuyển CTR . Tỷ trọng càng nhỏ thì thể tích chiếm dụng không gian càng lớn. Tỷ trọng của CTR cũng tuỳ thuộc vào thành phần CTR và vào điều kiện thời tiết, nếu gặp mưa, tỷ trọng của CTR càng tăng. Kết quả khảo sát của Trung tâm Centema cho thấy tỷ trọng CTR chợ dao động từ 300 kg đến 420 kg/m3, trung bình là 330 kg/m3. Chất hữu cơ và vô cơ : Dùng để đánh giá khả năng phân huỷ sinh học của CTR, nhất là thường áp dụng phương pháp chôn lấp có VSV tham gia trong quá trình phân huỷ. Kết quả phân tích về độ ẩm, CHC và vô cơ như trong bảng 3.4 Bảng 3.4: Kết quả phân tích lý hoá CTRSH tại TXĐX: Stt Tên mẫu % độ ẩm % chất hữu cơ % chất vô cơ 1 Chợ Đồng Xoài 70,6 70,1 29,9 2 262, đường ĐT741, Đồng Xoài 71,2 76,2 23,8 3 28 lô E, chợ Đồng Xoài 66,8 67,3 32,7 4 275,TânĐồng,Đồng Xoài 73,5 70,6 29,4 5 43/10 KP Phước Thiện, TXĐX 68,5 79,2 20,8 6 43/4KP Phước Thiện, TXĐX 74,3 73,4 26,6 7 20/05 tổ 6, KP Xuân Bình, TXĐX 69,4 72,8 27,2 8 3 đường số 2, KP Xuân Bình, TXĐX 70,8 69,7 30,3 9 69 tổ 6, KP Xuân Bình, TXĐX 65,3 78,6 21,4 10 3/30 tổ 8, KP Xuân Bình, TXĐX 78,1 76,9 23,1 11 3/32 tổ 8KP Xuân Bình, TXĐX 73,9 74,6 25,4 Nguồn: Trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ và quản lý môi trường Centema, năm 2000. Kết quả trên cho thấy, hàm lượng hữu cơ dễ phân hủy trong CTRSH tương đối cao. Kết quả trên cũng phù hợp với kết quả đánh giá chung về thành phần CTRSH của nhiều địa phương khác trên toàn quốc. Về mặt kỹ thua

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN TOT NGHIEP.doc
  • docPHU LUC.doc
  • docchính.doc
  • docbìa + lca.doc
  • docBIA.DOC
  • docMUC LUC.doc
  • docNVu-NX-GVHD.doc
  • docTAI LIEU KHAM THAO.doc
  • docNHIEM VU DO AN.doc
  • docLOI MO DAU.doc
  • docLOI CAM ON.doc
Tài liệu liên quan