MỤC LỤC
- Nhiệm vụ tốt nghiệp
- Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
- Lời cảm ơn
- Mục lục
- Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
- Danh mục các bảng biểu
- Danh mục các hình vẽ
- Tài liệu tham khảo
- Phụ Lục
Trang
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 4
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
1.5.1. Phương pháp chung đánh giá ĐTM 6
1.5.2. Các phương pháp cụ thể thực hiện đề tài 7
CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 8
2.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA ĐMT 9
2.2. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐTM 10
2.3. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐTM 10
2.3.1. Mục đích của ĐTM 10
2.3.2. Ý nghĩa của ĐMT 12
2.4. NỘI DUNG CỦA ĐTM 12
2.5. TÌNH HÌNH THỰC THỰC HIỆN ĐTM Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN VỪA QUA 13
2.5.1. Giai đoạn 1 (từ 1994 – 1999) 13
2.5.2. Giai đoạn 2 (từ 1999 đến nay) 16
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ KCN PHÚ GIA, HUYỆN BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƯƠNG 17
3.1. CHỦ ĐẦU TƯ 18
3.2. VỊ TRÍ DỰ ÁN 18
3.2.1. Thuận lợi 18
3.2.2. Khó khăn 19
3.3. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG KCN 19
3.3.1. Quy mô đầu tư 19
3.3.2. Quy họach tồng thể KCN 21
3.4. Ý NGHĨA KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN 24
3.5. TỔNG KINH PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT 25
CHƯƠNG 4: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TẠI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN XÂY DỰNG KCN PHÚ GIA 26
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 27
4.1.1. Đặc điểm khí hậu khu vực thực hiện ĐTM 27
4.1.2. Về đặc điểm địa hình và địa chất tại khu vực dự án 28
4.2. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC DỰ ÁN 29
4.2.1. Hiện trạng chất lượng không khí và tiếng ồn 29
4.2.2. Hiện trạng môi trường nước tại khu vực dự án 30
4.3. CÁC ĐIỀU KIỆN VỀ KINH TẾ XÃ HỘI 32
4.3.1. Hiện trạng sử dụng đất 33
4.3.2. Hiện trạng giao thông 33
4.3.3. Hiện trạng cấp điện 33
4.3.4. Hiện trạng cấp nước 33
4.3.5. Hiện trạng thoát nước 34
4.3.6. Mạng lưới thông tin 34
CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ GIA ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI 35
A .GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG 36
5.1. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG 36
5.1.1. Tác động do di dân, giải toả 36
5.1.2. San lấp mặt bằng 36
5.1.3. Các công trình xây lắp 36
5.2. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG 37
5.2.1.Tác động đến môi trường nước 37
5.2.2. Tác động đến môi trường không khí 39
5.2.3. Tác động đến môi trường đất 41
B. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG 44
5.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KHÍ THẢI TỚI MÔI TRƯỜNG 44
5.3.1. Nguồn ô nhiễm không khí 44
5.3.2. Đánh giá mức độ ô nhiễm của khí thải 45
5.3.3. Tác động của các chất ô nhiễm không khí 49
5.4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC THẢI TỚI MÔI TRƯỜNG 51
5.4.1. Nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường nước, đất 51
5.4.2. Đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải và nước mưa chảy tràn 52
5.4.3. Tác động của các chất ô nhiễm đến môi trường nước, và đất 58
5.5. TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT THẢI RẮN ĐẾN MÔI TRƯỜNG 59
5.5.1. Nguồn gốc gây ô nhiễm chất thải rắn 59
5.5.2. Đánh giá mức độ ô nhiễm của chất thải rắn 59
5.5.3. Đánh giá tác động do các chất thải rắn 61
5.6. CÁC TÁC ĐỘNG KHÁC TỚI MÔI TRƯỜNG 61
5.6.1. Tiếng ồn và độ rung 61
5.6.2. Đánh giá tác động môi trường của ô nhiễm nhiệt 62
5.6.3. Sự cố môi trường 63
5.7. TÁC ĐÔNG TỚI HOẠT ĐỘNG KINH TẾ-XÃ HỘI KHU VỰC 64
5.7.1. Các tác động có lợi 64
5.7.2. Các tác động tiêu cực 65
5.8. TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI HỆ SINH THÁI 65
CHƯƠNG 6: CÁC BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG 66
A. GIAI ĐOẠN QUY HOẠCH VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG 67
6.1. PHÂN CỤM CÁC NHÀ MÁY 67
6.2. KHOẢNG CÁCH BỐ TRÍ, CHIỀU CAO CÔNG TRÌNH 68
6.3. VỊ TRÍ BỐ TRÍ NHÀ MÁY 69
6.4. VÙNG CÁCH LY VỆ SINH CÔNG NGHIỆP 70
6.5. THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI 70
6.6. CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG 71
B. CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG CÓ HẠI TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA KHU CÔNG NGHIỆP 72
6.7. BIỆN PHÁP KHÔNG CHẾ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 72
6.7.1. Các biện pháp tổng hợp cho toàn KCN 72
6.7.2. Các biện pháp kiễm soát ô nhiễm không khí tại nguồn 72
6.7.3. Các biện pháp phụ trợ và kết hợp 85
6.8. CÁC BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ ỒN VÀ RUNG 86
6.8.1. Biện pháp chung 86
6.8.2. Biện pháp giảm tiếng ồn và chấn động ngay tại nguồn phát sinh 86
6.8.3. Biện pháp kỹ thuật để hạn chế tiếng ồn và rung lan truyền 86
6.8.4. Biện pháp khống chế ồn và rung do các phương tiện vận chuyển 87
6.9. CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC 87
6.9.1.Phân loại nước thải 87
6.9.2. Hệ thống thoát nước 87
6.9.3. Biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước 89
6.10. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI KCN 100
6.10.1. Nhu cầu và khối lượng chất thải rắn cần xử lý 100
6.10.2. Bịện pháp quản lý và xử lý chất thải rắn tại KCN 100
6.11. CÁC BIỆN PHÁP VỀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG 103
6.11.1. Hệ thống chống sét 104
6.11.2. Sự cố rò rỉ nguyên nhiên liệu 104
6.12. CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 104
6.12.1. Danh mục các công trình xử lý môi trường 104
6.12.2. Chương trình quản lý môi trường 105
6.12.3. Chương trình giám sát môi trường 106
6.12.4. Các biện pháp hỗ trợ khác 107
6.12.5. Dự tóan kinh phí cho các công trình môi trường 107
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 109
7.1. KẾT LUẬN 110
7.2. KIẾN NGHỊ 111
114 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6737 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường khu công nghiệp Phú Gia tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Khí thải phát sinh ra tại khu vực lưu chứa cục bộ và trạm trung chuyển rác của KCN từ quá trình phân hủy kị khí gây nên mùi hôi thối, gây ô nhiễm không khí xung quanh. Các loại khí thải này là nguồn phân tán và phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên trong phạm vi nghiên cứu của đồ án chưa thể tính toán chính xác tải lượng của nó.
5.3.3. Tác động của các chất ô nhiễm không khí
Các chất ô nhiễm không khí thải ra trong quá trình sản xuất, nếu không có biện pháp khống chế và giảm thiểu sẽ có tác động xấu đến môi trường không khí bên trong và môi trường không khí bên ngoài nhà máy. Tùy thuộc vào nồng độ và thời gian tác động các chất ô nhiễm không khí có thể gây nên tác hại cho người, động thực vật và tài sản trong vùng bị ảnh hưởng.
5.3.3.1. Tác động đến sức khỏe con người
Các chất ô nhiễm không khí có thể tác động lên sức khỏe cộng đồng trong vùng bị ảnh hưởng của nguồn thải từ nhà máy, đặc biệt là với công nhân trực tiếp sản xuất tại những khu vực gây ô nhiễm. Các tác hại đối với sức khỏe phụ thuộc vào các chất ô nhiễm cụ thể như sau:
Bảng 5.9. Tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người
STT
Thông số
Tác động
1
- Các khí SOx
- Là những chất ô nhiễm kích thích, là loại nguy hiểm nhất.
- Nồng độ SO2 thấp có thể gây co giật ở cơ trơn của khí quản.
- Mức cao hơn nữa sẽ làm sưng niêm mạc.
- Ảnh hưởng đến hệ hô hấp, phân tán vào máu.
2
- Oxít cacbon(CO)
- Giảm khả năng vận chuyển oxy của máu đến các tổ chứa, tế bào do CO kết hợp với hemoglobin thành
cacboxyhemoglobin.
3
- Khí CO2
- Gây rối loạn hô hấp phổi.
4
- Khí NO2
- Kích thích mạnh đường hô hấp
- Thay đổi máu, tổn thương hệ thần kinh, gây biến đổi cơ tim.
- Tiếp xúc lâu có thể gây viêm phế quản, phá hủy răng, kích thích viêm mạc, Nồng độ cao hơn 100ppm có thể gây tử vong.
5
- Bụi
- Kích thích hô hấp, xơ hóa phổi, ung thư phổi.
- Gây những tổn thương cho da, gây chấn thương và gây bệnh ở đường tiêu hóa.
6
- Khí HCl
- Kích thích viêm mạc.
7
- Hydrocacbons
(THC)
- Gây nhiễm độc cấp tính, suy nhược, chóng mặt nhức đầu, rối loạn giác quan có thể gây tử vong.
(Nguồn: tài liệu tổng hợp)
Bảng 5.10.Tác động đối với, thực vật, công trình và khí hậu
Đối tượng
Tác động
- Động vật
Tác hại trực tiếp qua đường hô hấp, hoặc gián tiếp qua nước uống hoặc cây cỏ bị nhiễm bởi các chất ô nhiễm không khí như: SO2, NO2, các axít, kiềm,...
- Thực vật
- SOx, NOx: tạo mưa axít gây ảnh hưởng xấu tới thảm thực vật và cây trồng.
- CO: Ở nồng độ 100ppm- 10.000 ppm làm rụng lá hoặc gây bệnh xoắn lá, cây non chết yểu.
- Bụi: Bám trên mặt lá làm giảm khả năng hô hấp và quang hợp của cây.
- Công trình và tài sản
- NO2, SO2, HCl, HF,...Khi gặp trời ẩm ướt tạo nên các axít tương ứng gây ăn mòn các kết cấu công trình, thiết bị máy móc.
- Khí CO2, khi tác dụng với hơi ẩm tạo nên H2CO3 có thể gây ăn mòn cả đá.
- Khí hậu
- SO2, NO2, HCl, HF: Tạo nên mưa axit, Khí NOx góp phần làm thủng tầng ozon
- Khí CO2: Gây hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ, làm tăng mực nước biển.
(Nguồn: tài liệu tổng hợp)
Nhận xét: Như đã phân tích các tác hại của ô nhiễm không khí do các nhà máy dự định đặt trong KCN có thể gây cho con người, động thực vật, công trình và khí hậu. Ảnh hưởng này có thể giảm bớt nếu như các nhà máy có biện pháp giám sát và khống chế ô nhiễm không khí.
5.4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC THẢI TỚI MÔI TRƯỜNG
5.4.1. Nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường nước, đất
5.4.1.1. Nước thải công nghiệp
¹ Nước thải công nghiệp quy ước là sạch:
Đó là loại nước thải sinh ra từ các hệ thống giải nhiệt có thể xả thẳng ra hệ thống thoát nước chung của KCN (sau khi làm nguội đến 400C) hoặc xả thẳng vào hệ thống thoát nước mưa.
¹ Nước thải công nghiệp bị ô nhiễm:
+) Ô nhiễm cơ học: Nước mưa của các nhà máy có thể nhiễm bẩn do đất, cát, rác,...do quá trình thu gom, chuyển tải nguyên liệu, rửa nguyên liệu, vệ sinh thiết bị.
+) Ô nhiễm hữu cơ: Nước thải của một số nhà máy có thể ô nhiễm hữu cơ như các nhà máy có công nghệ sinh học, phục vụ nông nghiệp, thuỷ sản, y tế,...
+) Ô nhiễm hóa học và kim loại: Như các nhà máy sản xuất linh kiện, điện tử có hàm lượng kim loại nặng cao, loại hình cơ khí chế tạo nước thải có nộng độ SS, pH, COD cao…
5.4.1.2. Nước thải sinh hoạt:
Loại nước thải của toàn bộ nhân viên, công nhân trong KCN thải ra có chứa cặn (TSS), chất dinh dưỡng (N,P), các chất hữu cơ ( BOD, COD)…
5.4.1.3. Nước thải là nước mưa:
Tập trung trên toàn bộ diện tích khu vực, trong quá trình chảy trên bề mặt có kéo theo các cặn đất, chất dinh dưỡng… và các rác thải cuốn trôi trên khu vực dự án. Nước thải là nước mưa nên được xem là nước sạch, được tính toán thiết kế bằng một hệ thống thoát riêng, thu gom hoàn chỉnh và xả ngược tiếp ra nguồn tiếp nhận.
5.4.2. Đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải và nước mưa chảy tràn
5.4.2.1. Nước thải sản xuất
Để tính toán tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải của KCN Phú Gia để được lấp đầy, trước tiên xây dựng hệ số phát thải nước thải (kg/ha) căn cứ vào các số liệu quan trắc thực tế tại các KCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở hệ số phát thải nước thải trung bình và diện tích đất quy hoạch KCN có thể tính được tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải của KCN Phú Gia.
Xây dựng hệ số phát thải nước thải cho KCN phải căn cứ trên các số liệu về:
- Diện tích các KCN đang hoạt động và tỉ lệ lấp đầy của từng KCN.
- Số liệu quan trắc về lưu lượng và tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải của các KCN.
Theo báo cáo của Ban Quản lý các KCN tỉnh Bình Dương thì diện tích và tình hình đầu tư của một số KCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện nay như sau:
Bảng 5.11. Diện tích và tình hình đầu tư của một số KCN tỉnh Bình Dương
STT
Khu công nghiệp
Diện tích (ha)
Số nhà máy
Tỉ lệ lấp đầy
(% )
01
KCN VN – Singapore
500
96
36
02
KCN Việt Hương
45,62
28
53
03
KCN Đồng An
132,3
58
85
04
KCN Sóng Thần I& II
499,76
134
82
(Nguồn : Báo cáo tình hình đầu tư vào các KCN Bình Dương năm – 2002)
Hệ số phát sinh lưu lượng và tải lượng các chất ô nhiễm chính trong nước thải của một KCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương có thể tính dựa trên các công thức như sau :
Lưu lượng nước thải trung bình :
Trong đó :
* q là lưu lượng nước thải trung bình của 1 KCN ( m3/ha.ngày.đêm )
* Q là lưu lượng nước thải của 1 KCN đang hoạt động hiện nay (m3/ngày.đêm)
* S là diện tích KCN (ha)
* N là tỉ lệ lấp đầy của KCN hiện nay (%)
- Tải lượng trung bình của một số chất ô nhiễm:
Trong đó :
a : tải lượng trung bình của một số chất ô nhiễm điển hình (BOD5, COD, SS, tổng N, tổng P ) trong nước thải một KCN ( kg/ha.ngày.đêm)
A : tải lượng của một chất ô nhiễm (BOD5, COD, SS, tổng N, tổng P) trong nước thải của 1 KCN đang hoạt động hiện nay (kg/ngày.đêm)
S : diện tích KCN (ha)
N : tỉ lệ lấp đầy của KCN (%)
Kết quả quan trắc của Sở KHCN&MT Bình Dương (cũ) tại các cống xả của các KCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua cho thấy lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải của các KCN này như sau :
Bảng 5.12: Lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm các KCN tỉnh Bình Dương.
STT
Vị trí
Lưu lượng
(m3/ng.đ)
Nồng độ ô nhiễm trung bình ( mg/l )
BOD5
COD
SS
Tổng N
Tổng
P
01
KCN Việt Nam – Singapore
4.500
32
61
24
3,0
0,3
02
KCN Việt Hương
730
18
82
43
3,3
3,2
03
KCN Đồng An
1.300
22
87
42
4,0
5,1
04
KCN Sóng Thần I & II
5.200
33
83
47
7,5
2,0
(Nguồn: Báo cáo quan trắc môi trường của Sở KHCN&MT Bình Dương năm 2003)
Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải của các KCN đang hoạt động hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Dương được nêu tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 5.13. Tải lượng các chất ô nhiễm của nước thải trong KCN
STT
Khu công nghiệp
Lưu lượng
( m3/ng.đ )
Tải lượng ô nhiễm trung bình
(kg/ngày.đêm )
BOD5
COD
SS
Tổng N
TổngP
1
KCN Việt Nam – Singapore
4.500
144
276
108
13,5
1,4
2
KCN Việt Hương
730
13
60
31
2,4
2,3
3
KCN Đồng An
1.300
29
113
54
5,2
6,6
4
KCN Sóng Thần I & II
5.200
174
434
244
39
10,4
(Nguồn: Báo cáo quan trắc môi trường của Sở KHCN&MT Bình Dương năm 2003)
Trên cơ sở các số liệu quan trắc về nước thải và tình hình đầu tư của các KCN, tính toán hệ số phát thải về nước thải trung bình của các KCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương như sau:
Bảng 5.14. Hệ số phát thải về nước thải trung bình của các KCN.
STT
Khu công nghiệp
Hệ số
lưu lượng
(m3/ha.ng.đ)
Hệ số tải lượng
(kg/ha.ngày.đêm )
BOD5
COD
SS
Tổng
N
Tổng P
01
KCN VN - Singapore
25
0,8
1,53
0,6
0,075
0,008
02
KCN Việt Hương
30,2
0,54
2,48
1,3
0,099
0,095
03
KCN Đồng An
11,6
0,26
1.01
0,48
0,046
0,058
04
KCN Sóng Thần I & II
12,7
0,23
0,57
0,32
0,051
0,014
Trung bình
20
0,46
1,4
0,68
0,068
0,044
(Nguồn: Báo cáo quan trắc môi trường của Sở KHCN&MT Bình Dương năm 2003)
So với một số KCN khác trong khu vực như KCN Biên Hòa I & II, KCX Tân Thuận …. thì hệ số phát thải về nước thải của các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương thấp hơn nhiều. Điều này cũng hợp lý vì các doanh nghiệp đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương thuộc các ngành nghề ít tạo ra nước thải như ngành cơ khí, may mặc, giày da, chế bịến gỗ và điện tử. Số doanh nghiệp có ngành nghề tạo ra nhiều nước thải trong quá trình hoạt động rất nhỏ khoảng 6 - 8%. Ngoài ra tỉ lệ đất công nghiệp dùng làm kho tàng cũng chiếm diện tích khá lớn khoảng 15 - 20 %.
Căn cứ vào hệ số ô nhiễm nước thải KCN có thể ước tính tải lượng ô nhiễm sinh ra tại KCN Phú Gia khi được lấp đầy như sau:
Bảng 5.15. Tải lượng nước thải trung bình của KCN Phú Gia khi được lấp đầy
Tên KCN
Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày.đêm )
BOD5
COD
SS
Tổng N
Tổng P
KCN Phú Gia
61,3
186,6
90,6
9,1
5,86
5.4.2.2. Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N,P) và vi sinh.
Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Theo tính toán của nhiều Quốc gia đang phát triển, khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường (nếu không được xử lý) được đưa ra trong bảng sau:
Bảng 5.16. Khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường
Chất ô nhiễm
Khối lượng (g/người/ngày)
BOD5
45 – 54
COD (dicromate)
72 – 102
Chất rắn lơ lửng (SS)
70 – 145
Tổng Nitơ (N)
6 – 12
Amoni (N-NH4)
2,4 - 4,8
Tổng Phospho
0,8 - 4,0
Dầu mỡ phi khoáng
10 – 30
(Nguồn : WHO,1993)
Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (tính chung cho toàn bộ nhân lực làm việc trong KCN khoảng 30.000 người) được ước tính trong bảng sau:
Bảng 5.17. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt.
Chất ô nhiễm
Tải lượng chất ô nhiễm không qua xử lý (kg/ngày)
BOD5
1.350 – 1.620
COD (dicromate)
2.136 – 3.060
Tổng Nitơ (N)
180 – 360
Chất rắn lơ lửng (SS)
2.100 –4.350
Amoni (N-NH4)
71 – 142
Tổng Phospho (P)
25 – 120
Dầu mỡ phi khoáng
300 – 900
- Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Nếu mỗi ngày trung bình 1 người sử dụng 45 lít nước hay tính cho toàn bộ KCN là 1.350m3/ngày thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của KCN Phú Gia được đưa ra trong bảng sau:
Bảng 5.18. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của KCN Phú Gia
Chất ô nhiễm
TCVN-5945-1995 (Loại A)
Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l)
Không xử lý
Xử lý bằng bể tự hoại
BOD
20
1.000 – 1.200
200 – 400
COD
50
1.600 – 2.266
280 – 460
SS
50
1.555 – 3.222
80 – 160
Tổng N
30
133 – 267
20 – 40
Amôni
0,1
53 – 106
5 – 15
Vi sinh
(MPN/100 ml)
-
Tổng coliform
5000
106 –109
-
Fecal coliform
105 –106
-
Trứng giun sán
103
-
So sánh nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt đã qua xử lý bằng bể tự hoại cho thấy : nước thải sinh hoạt sau xử lý có nồng độ BOD5 vượt tiêu chuẩn 5-10 lần, COD vượt tiêu chuẩn 3,6 - 7,2 lần, SS vượt tiêu chuẩn 1,6 - 3,2 lần. Như vậy, nước thải sinh hoạt của KCN sẽ phải được thu gom xử lý lần 2 tại trạm xử lý nước thải tập trung của KCN trước khi thải ra ngoài môi trường.
5.4.2.3. Nước mưa chảy tràn
Theo số liệu thống kê của tỉnh Bình Dương, lượng mưa lớn nhất tại khu vực là 177 mm/ngày. Với tổng diện tích toàn KCN là 133,29 ha thì tổng lưu lượng nước mưa chảy tràn trong toàn KCN (cực đại) khoảng 253 m3/ngày.
Lượng nước mưa mưa chảy tràn qua các khu vực mặt bằng của KCN sẽ cuốn theo đất cát và các chất rơi vãi trên dòng chảy... Nếu lượng nước mưa này không được quản lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến môi trường.
Lượng nước mưa chảy tràn trên đường giao thông, các khu vực không có thiết bị gây ô nhiễm của từng nhà máy được thu gom tách riêng các nguồn gây ô nhiễm khác, lọc các cặn rác có kích thước lớn trước khi thải ra hệ thống thoát nước mưa. Các hố ga sẽ được định kỳ nạo vét để loại bỏ những rác rưởi, cặn lắng. Bùn thải được xử lý theo hướng chôn lấp.
5.4.3. Tác động của các chất ô nhiễm đến môi trường nước, và đất
5.4.3.1. Những tác động của nước thải tới chất lượng nước mặt
Nước thải từ các nhà máy trong KCN nếu không được xử lý mà thải thẳng ra ngoài môi trường sẽ làm suy thóai chất lượng nguồn nước tiếp nhận bởi các nguyên nhân sau:
ç Làm tăng độ đục của nước do các chất lơ lửng trong nước thải, gây ảnh hưởng đến quá trình tái tạo oxy hòa tan trong nước kênh, gây ảnh hưởng đến hệ thuỷ sinh.
ç Làm gia tăng mức độ phú dưỡng nguồn nước kênh rạch do các chất hữu cơ và phốt phát có trong nước thải. Khi quá trình phú dưỡng xảy ra làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước gây hiện tượng phân huỷ yếm khí các hợp chất hữu cơ và sinh ra một số sản phẩm độc hại như H2S, ...gây ra mùi hôi và làm cho nước sông có màu.
ç Gây tác động tiêu cực tới hệ thuỷ sinh do các chất ô nhiễm đặc biệt như: hóa chất, chất tẩy rửa và kim loại nặng,...và qua dây chuyền thực phẩm sẽ gây tác hại cho người sử dụng do khả năng tích tụ sinh học cao của một số chất ô nhiễm đặc biệt đó.
Như vậy để không làm suy giảm chất lượng nước mặt cũng như hệ sinh thái thuỷ sinh thì nước thải từ KCN cần phải được xử lý đạt loại A trước khi cho thải ra sông.
5.4.3.2. Tác động đến chất lượng nước ngầm và đất.
Mặc dù tầng nước ngầm tại khu vực được coi là dồi dào và có khả năng phục vụ cho mục đích công nghiệp và sinh hoạt. Tuy nhiên nếu không có các biện pháp quản lý nhà nước chặt chẽ sẽ gây suy thóai các tầng nước ngầm trong khu vực do việc khai thác vượt quá khả năng phục hồi, dẫn đến hiện tượng mực nước hạ xuống sâu trong thời gian ngắn, gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong nước ngầm (hữu cơ, dầu mỡ, kim loại nặng,...) và gây ra hiện tượng sụt lún đất do bị giảm áp lực nước dưới đất, ảnh hưởng đến các công trình xây dựng trên mặt đất…
5.5. TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT THẢI RẮN ĐẾN MÔI TRƯỜNG
5.5.1. Nguồn gốc gây ô nhiễm chất thải rắn
Khi đi vào hoạt động, chất thải rắn phát sinh từ các nguồn sau đây:
- Từ công nghệ sản xuất của các nhà máy, tức là chất thải rắn công nghiệp
- Từ trạm xử lý nước thải cục bộ và tập trung
- Chất thải rắn sinh hoạt.
Nhìn chung thành phần chất thải rắn rất đa dạng và có những đặc tính như sau:
5.5.1.1. Đối với chất thải rắn công nghiệp
Sản xuất công nghiệp sẽ tạo ra một lượng chất thải rắn đáng kể. Số lượng chất thải và tính chất của chúng sẽ phụ thuộc vào loại hình công nghiệp và trình độ công nghệ:
ç Đối với ngành tin học, điện tử viễn thông có chất thải rắn là: xỉ hàn từ sản xuất linh kiện điện tử, bản mạch điện tử hỏng,...bùn từ hệ thống xử lý nước thải.
ç Ngành sản xuất vật liệu xây dựng bao gồm xà bần vật liệu sau khi bê tông hóa, bột vật liệu sau khi trộn lẫn với bột màu vô cơ.
5.5.1.2. Đối với chất thải rắn sinh hoạt
Hầàu như chúng được phát sinh ở tất cả nhà máy và các khu nhà ở, khu văn phòng trong KCN bao gồm các hoạt động phát sinh do các hoạt động từ văn phòng phẩm và sinh hoạt ăn uống như: giấy vụn của văn phòng phẩm, thực phẩm rau quả dư thừa, bao nilon, giấy, lon, chai,...
5.5.2. Đánh giá mức độ ô nhiễm của chất thải rắn
5.5.2.1. Chất thải rắn công nghiệp
Kết quả điều tra cụ thể về khối lượng và thành phần chất thải rắn ở 64 nhà máy tại KCN Biên Hòa I (diện tích 313,29 ha, 32.380 lao động) được đưa ra trong bảng sau:
Bảng 5.19. Khối lượng và thành phần chất thải rắn tại KCN Biên Hòa I
Nhóm chất thải rắn theo phân loại cuả WB/WHO/UNEP
Khối lượng (T/năm)
Tỉ lệ (%)
Chất thải rắn vô cơ
- Axít và bazơ
- Chất thải chứa Amiăng
- Than hoạt tính và bột trợ lọc
104
4.800
435
0,62
28,80
2,60
Hóa chất hữu cơ
- Chất thải chứa sơn
- Cao su phế thải
2.5
12
0,01
0,07
Chất hữu cơ gốc sinh vật
-Rau, quả, vỏ trái cây
- Cọng và bụi thuốc lá
- Xơ sợi xeluloza, lignin
700
17
825
4,20
0,11
4,90
Chất thải có khối lượng lớn, độc hại thấp
- Xỉ kim loại
- Rác sinh hoạt cuả công nhân
4.906
4.857
29,5
29,1
Tổng cộng
16.658
100,00%
(Nguồn : Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường, 1995)
Như vậy, thành phần chất thải rắn tại KCN Biên Hòa I bao gồm gần 32% chất thải rắn vô cơ, gần 30% xỉ kim loại, 29% rác thải sinh hoạt của công nhân và từ 0 - 5% các thành phần khác. Hệ số thải thực tế tại KCN Biên Hòa 1 sẽ là : 103,3 kg/ha/ngày (nếu kể cả chất thải rắn sinh hoạt của cán bộ công nhân viên là 150 kg/người/năm).
Nếu ước tính dựa vào hệ số thải thực tế KCN Biên Hòa I, lượng chất thải công nghiệp phát sinh từ KCN Phú Gia sẽ là: 133ha x 103,3kg/ha/ngày x 10-3 =13,7 tấn/ngày hay 5.000 tấn/năm, trong đó chất thải rắn nguy hại chiếm khoảng 20%, tương đương 2,97 tấn/ngày.đêm.
Tuy nhiên KCN Biên Hòa I là KCN cũ, công nghệ lạc hậu, vì thế số liệu ươc tính về tải lượng rác thải tính toán ở trên chỉ mang tính tham khảo (hiện tại chưa có số liệu điều tra đầy đủ về rác thải ở các KCN mới). Do vậy, tải lượng chất thải rắn thực tế của KCN Phú Gia có thể sẽ có khác biệt đáng kể với số liệu trên. Trong quá trình hoạt động sau này, Chủ đầu tư sẽ thống kê theo dõi thường xuyên khối lượng chất thải rắn sinh ra để có những biện pháp điều chỉnh quản lý phù hợp.
Khối lượng, thành phần chất thải rắn của từng ngành công nghiệp phụ thuộc vào công nghệ sản xuất và thiết bị máy móc.
5.5.2.2. Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt của cán bộ công nhân viên làm việc trong KCN (khoảng 30.000 người) được ước tính 12 tấn/ngày hay 4.380 tấn/năm (tính cho hệ số thải rác sinh hoạt 0,4kg/người/ngày). Lượng rác thải sinh hoạt khá lớn được thu gom từ các nhà máy, xí nghiệp đưa đến bãi rác chung của toàn KCN, sau đó thuê đơn vị dịch vụ đến lấy đi xử lý chôn lấp tại bãi thải tập trung của khu vực.
5.5.3. Đánh giá tác động do các chất thải rắn
Các chất thải rắn sinh học và sản xuất, nếu không được xử lý tốt sẽ gây tác động xấu cho môi trường đất, môi trường nước và là môi trường thuận lợi cho các vi trùng phát triển.
Trong các giải pháp xử lý chất thải rắn, nếu sử dụng phương pháp xử lý bằng chôn lấp thì phải thực hiện biện pháp thu gom và xử lý nguồn nước thải phát sinh từ bãi chôn lấp rác nói trên để đảm bảo chống ô nhiễm nguồn nước ngầm và còn là nơi phát sinh và lây lan các nguồn bệnh do côn trùng (ruồi, chuột,...), mùi, bụi.... ảnh hưởng trực tiếp đến con người và cảnh quan khu vực.
5.6. CÁC TÁC ĐỘNG KHÁC TỚI MÔI TRƯỜNG
5.6.1. Tiếng ồn và độ rung
5.6.1.1. Nguồn gốc của tiếng ồn và độ rung
Tiếng ồn và độ rung cao hơn tiêu chuẩn sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ như gây mất ngủ, mệt mỏi, gây tâm lý khó chịu. Tiếng ồn còn làm giảm năng suất lao động, sức khỏe của cán bộ, công nhân viên trong nhà máy. Tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ cao trong thời gian dài sẽ làm thính lực giảm sút, dẫn tới bệnh điếc nghề nghiệp. Vì vậy, Ban quản lý KCN sẽ yêu cầu các chủ dự án chú ý đến các biện pháp chống ồn rung tại các nhà máy. Tiêu chuẩn tiếng ồn trong khu dân cư cho phép là 60 dBA vào ban ngày và 45 - 55 dBA vào ban đêm. Trong khu vực sản xuất xen kẽ các khu dân cư là 75 dBA vào ban ngày và 50 - 70 dBA vào ban đêm.
Tiếng ồn và độ rung phát sinh từ các nguồn sau đây:
¹ Tiếng ồn do sản xuất được phát sinh từ quá trình va chạm hoặc chấn động, chuyển động qua lại do sự ma sát của các thiết bị và hiện tượng chảy rối của các dòng không khí, hơi. Đây là nguồn ồn, rung quan trọng nhất trong các nhà máy xí nghiệp đang hoạt động tại KCN.
¹ Tiếng ồn, rung do các phương tiện giao thông vận tải, các phương tiện máy móc thi công trong phạm vi khu công nghiệp. Các loại xe khác nhau sẽ phát sinh mức độ ồn khác nhau. Ví dụ xe du lịch nhỏ có mức ồn 77 dB, xe tải - xe khách:
84 - 95dB, xe mô tô: 94 dB.
5.6.1.2. Tác động của tiêng ồn và độ rung tới sức khỏe con người
Do các nhà máy nằm trong KCN cách ly với khu vực xung quanh cho nên độ ồn và rung chỉ có ảnh hưởng với công nhân trực tiếp sản xuất mà không ảnh hưởng tới khu dân cư xung quanh. Tiếng ồn trước hết có ảnh hưởng tới thính giác của công nhân, tiếp xúc với tiếng ồn trong một thời gian dài sẽ làm thính giác giảm sút, dẫn đến bệnh điếc nghề nghiệp. Ngoài ra, tiếng ồn còn ảnh hưởng tới các cơ quan khác của cơ thể như rối loạn chức năng thần kinh, gây bệnh nhức đầu, chống mặt, có cảm giác sợ hãi. Tiếng ồn còn gây nên các thương tổn cho hệ tim mạch và làm tăng các bệnh về đường tiêu hóa.
5.6.2. Đánh giá tác động môi trường của ô nhiễm nhiệt
5.6.2.1. Nguồn gốc ô nhiễm nhiệt
Nhiệt phát ra chủ yếu từ công đoạn gia nhiệt (như nồi hơi, thiết bị nung, sấy,...) từ các động cơ, từ các thiết bị toả nhiệt, từ các phương tiện giao thông, từ lượng công nhân trực tiếp sản xuất,... Nhiệt độ sẽ đặc biệt cao ở các phân xưởng không được thông thoáng tốt. Ô nhiễm nhiệt là ô nhiễm đặc trưng ở nhà máy xí nghiệp có công nghệ dùng nhiệt, cũng là ô nhiễm đáng quan tâm ở tất cả các nhà máy có điều kiện khí hậu nhiệt đới, số ngày nắng trong năm nhiều như ở Phía Nam nước ta. Kết quả điều tra khảo sát các nhà máy ở Tp.HCM và KCN Biên Hòa cho thấy nhiệt độ trong nhà xưởng vào hầu hết các ngày trong năm đều cao hơn 300C.
5.6.2.2. Tác động đến môi trường do ô nhiễm nhiệt
ç Ô nhiễm nhiệt chủ yếu tác động đến sức khoẻ c