MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: 6
TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 6
1.1 Lịch sử phát triển ĐTM 6
1.2 Khái niệm cơ bản về ĐTM 7
1.3 Mục đích và ý nghĩa ĐTM 7
1.3.1 Mục đích của ĐTM 7
1.3.2 Ý nghĩa của ĐTM 9
1.4 Nội dung của ĐTM 10
1.5 Tình hình thực thực hiện ĐTM ở Việt Nam trong thời gian vừa qua 11
1.5.1 Giai đọan 1: ( 1994-1999) 11
1.5.1.1 Một số kết quả nổi bậc đã đạt được: 11
1.5.1.2 Những tồn tại cần được khắc phục: 12
1.5.2 Giai đọan 2 ( 1999 – nay) 13
CHƯƠNG 2: 14
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CCN CARIC, HUYỆN CẦN ĐƯỚC, 14
TỈNH LONG AN 14
2.1 Chủ đầu tư 14
2.2 Vị trí dự án 14
2.2.1 Thuận lợi 14
2.2.2 Khó khăn: 15
2.3 Nội dung cơ bản của dự án xây dựng cụm công nghiệp 15
2.3.1 Quy mô đầu tư 15
2.3.2 Quy hoạch tổng thể CCN: 16
2.3.2.1 Quy hoạch sử dụng đất: 16
2.3.2.2 Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật: 17
2.4 Ý nghĩa kinh tế xã hội của dự án 20
2.5 Tổng kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật 21
CHƯƠNG 3: 22
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TẠI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN XÂY DỰNG CCN CARIC. 22
3.1 Điều kiện tự nhiên 22
3.1.1 Đặc điểm khí hậu khu vực thực hiện ĐTM 22
3.1.1.1 Nhiệt độ không khí 22
3.1.1.2. Độ ẩm không khí 22
3.1.1.3 Chế độ mưa: 23
3.1.1.4 Chế độ gió: 23
3.1.2 Đặc điểm địa hình, địa chất tại khu vực dự án: 23
3.1.2.1 Đặc điểm địa hình: 23
3.1.2.2 Đặc điểm địa chất: 24
3.2 Hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực dự án 24
3.2.1 Hiện trạng chất lượng không khí và tiếng ồn: 24
3.2.2 Hiện trạng môi trường nước tại khu vực dự án: 25
3.2.2.1 Chất lượng nước mặt: 25
3.2.2.2 Chất lượng nước ngầm: 27
3.3 Các điều kiện kinh tế xã hội 28
3.3.1 Hiện trạng sử dụng đất 28
3.3.2.Hiện trạng giao thông: 28
3.3.3 Hiện trạng cấp điện: 29
3.3.4 Hiện trạng cấp nước 29
3.3.5 Hiện trạng thoát nước 29
3.3.6 Mạng lưới thông tin 29
CHƯƠNG 4: 30
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CỤM CÔNG NGHIỆP CARIC ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI 30
4.1 Các hoạt động chính trong giai đoạn xây dựng 30
4.1.1 Tác động do di dân, giải tỏa 30
4.1.1.1. Các nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải trong giai đoạn thi công xây dựng 30
4.1.1.2 San lấp mặt bằng: 30
4.1.1.3 Các công trình xây lắp khác: 30
4.2 Phân tích đánh giá tác động môi trường giai đoạn xây dựng 31
4.2.1 Tác động đến môi trường nước 31
4.2.1.1 Đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải 31
4.2.2 Tác động đến môi trường không khí 34
4.2.2.1 Ô nhiễm trong quá trình vận chuyển, san lắp mặt bằng 34
4.2.2.2 Ô nhiễm do khí thải giao thong trong giai đoạn xây dựng 35
4.2.2.3 Ô nhiễm không khí trong quá trình xay dựng cơ sở hạ tầng 36
4.2.2.4 Ô nhiễm tiếng ồn và chấn động 36
4.2.3 Tác động đến môi trường đất 38
4.3 Đánh giá tác động của khí thải tới môi trường 40
4.3.1 Nguồn ô nhiễm không khí 40
4.3.1.1 Nguồn ô nhiễm đang tồn tại 40
4.3.1.2 Nguồn gốc ô nhiễm không khí trong quá trình hoạt động CCN 40
4.3.2 Đánh giá mức độ ô nhiễm của khí thải 41
4.3.2.1 Tải lượng khí thải công nghiệp 41
4.3.2.2 Tải lượng ô nhiễm khí thải giao thông 49
4.2.2.3 Các nguồn gây ô nhiễm khác 50
4.3.3 Tác động của chất ô nhiễm không khí 51
4.3.3.1 Tác hại đến sức khỏe con người 51
4.4 Đánh giá tác động của nước thải tới môi trường 53
4.4.1 Nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường nước, đất 53
4.4.1.1 Nước thải công nghiệp 53
4.4.1.2 Nước thải sinh hoạt 54
4.4.1.3 Nước thải là nước mưa 54
4.4.2 Đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải và nước mưa chảy tràn 54
4.4.2.1 Nước thải sản xuất 54
4.4.2.2 Nước thải sinh hoạt 57
4.4.2.3 Nước mưa chảy tràn 59
4.4.3 Tác động các chất ô nhiễm đến môi trường nước, đất 60
4.4.3.1 Những tác động của nước thải tới chất lượng nước mặt 60
4.4.3.2 Tác động đến chất lượng nước ngầm và đất 61
4.5 Tác động của chất thải rắn tới môi trường 61
4.5.1 Nguồn gốc gây ô nhiễm chất thải rắn 61
4.5.1.1 Đối với chất thải rắn công nghiệp 62
4.5.1.2 Đối với chất thải rắn sinh hoạt 62
4.5.2 Đánh giá mức độ ô nhiễm của chất thải rắn 63
4.5.2.1 Chất thải rắn công nghiệp 63
4.5.2.2 Chất thải rắn sinh hoạt: 64
4.5.3 Đánh giá tác động do các chất thải rắn 64
4.6 Các tác động khác tới môi trường 65
4.6.1 Tiếng ồn và rung động 65
4.6.1.1 Nguồn gốc của tiếng ồn và rung động 65
4.6.1.2 Tác động của tiếng ồn và độ rung tới sức khỏe con người 65
4.6.2 Đánh giá tác động môi trường của ô nhiễm nhiệt 66
4.6.2.1 Nguồn gốc ô nhiễm nhiệt 66
4.6.3 Sự cố môi trường 66
4.6.3.1 Sự cố rò rỉ 66
4.6.3.2 Sự cố cháy nổ 67
4.6.3.3 Sự số do thời tiết bất thường 67
4.7 Tác động tới hoạt động kinh tế - xã hội khu vực 67
4.7.1 Tác động có lợi 67
4.7.2 Tác động tiêu cực 68
4.8 Tác động của dự án tới hệ sinh thái 69
CHƯƠNG 5: 70
CÁC BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG 70
5.1 Phân cụm nhà máy 70
5.2 Khoảng cách bố trí chiều cao công trình 72
5.3 Vị trí bố trí nhà máy 73
5.4 Vùng cách ly vệ sinh công nghiệp 74
5.5 Thẩm định thiết kế công nghệ xử lý chất thải rắn 75
5.6 Các biện pháp hạn chế ô nhiễm trong quá trình thi công cơ sở hạ tầng 75
5.7 Biện pháp khống chế ô nhiễm không khí 77
5.7.1 Các biện pháp tổng hợp cho toàn CCN 77
5.7.2 Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí tại nguồn 78
5.7.2.1 Biện pháp công nghệ cải tiến sản xuất 78
5.7.2.2 Các phương pháp xử lý bụi trong khí thải 79
5.7.2.3 Phương pháp xử lý các chất ô nhiễm dạng khí 82
5.7.3 Các biện pháp phụ trợ và kết hợp 84
5.8 Các biện pháp khống chế tiếng ồn và rung 85
5.8.1 Biện pháp chung 85
5.8.2 Biện pháp giảm tiếng ồn và chấn động ngay tại nguồn phát sinh 85
5.8.3 Biện pháp kỹ thuật để hạn chế tiếng ồn và rung lan truyền 85
5.8.3.1 Biện pháp hạn chế chấn động 85
5.8.3.2 Biện pháp hạn chế tiếng ồn 85
5.8.4 Biện pháp khống chế ồn và rung do các phương tiện vận chuyển 86
5.9 Các biện pháp bảo vệ môi trường nước 86
5.9.1 Phân loại nước thải 86
5.9.2 Hệ thống thoát nước 86
5.9.3.3 Một số phương pháp xử lý nước thải công nghiệp cục bộ. 87
5.9.3.3 Phương pháp xử lý nước thải công nghiệp tập trung: 89
5.10 Biện pháp quản lý chất thải rắn và xử lý chất thải rắn tại CCN 96
5.10.1 Nhu cầu và khối lượng chất thải rắn cần xử lý 96
5.10.2 Biện pháp quản lý và xử lý chất thải rắn tại CCN 96
5.10.2.1 Chất thải rắn không nguy hại 96
5.10.2.2 Chất thải rắn nguy hại 96
5.11 Các biện pháp phòng chống cháy nổ và an toàn lao động 98
5.11.1 Hệ thống chống sét 98
5.11.2 Sự cố rò rỉ nguyên nhiên liệu 99
5.12 Các công trình xử lý môi trường , chương trình quản lý và giám sát môi trường 99
5.12.1 Danh mục các công trình xử lý môi trường 99
5.12.2 Chương trình quản lý môi trường 99
5.12.3 Chương trình giám sát môi trường 107
5.12.3.1 Mục đích 107
5.12.3.2 Nội dung 107
5.12.4 Các biện pháp hỗ trợ khác 109
CHƯƠNG 6: 110
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 110
6.1 Kết luận 110
6.2. Kiến nghị 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
137 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2937 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường xây dựng dự án CCN Caric, Huyện Cần Đước, Tỉnh Long An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụ thuộc nhiều vào công nghệ chế tạo tàu thủy áp dụng tại các nhà máy. Trong đó, bụi kim loại phát sinh chủ yếu từ các công đoạn như: vệ sinh cho các tấm tôn, thép hình bằng phương pháp phun hạt mài (bi thép) trước khi hạ liệu, cắt gia công nhiệt chi tiết và trước khi đấu đà các phân, tổng đoạn (đóng tàu mới); …Khí thải phát sinh trong công đoạn sơn, các phân và tổng đoạn, hoặc cắt hàn từ gia công, lắp rắp và đấu đà các phân, tổng đoạn (đóng tàu mới). Các nhà máy trong CCN sẽ ưu tiên công nghệ phun nước siêu cao áp. Các thông số ô nhiễm của các phương pháp làm sạch được thể hiện như sau:
Công đoạn
Các thông số
Bụi
SO2
NOx
TOC
Làm sạch bề mặt (phun bi thép)
Hệ số phát thải, kg/tấn
12,7
Lượng bi thép, tấn/ngày
12,023
-
-
-
Tải lượng, kg/ngày (*)
152,694
Làm sạch bề mặt (phun nước siêu cao áp)
Hệ số phát thải, kg/m3
0,0
Lưu lượng nước, m3/ngày
25.204
Tải lượng, kg/ngày (*)
0,0
Sơn
Hệ số phát thải, kg/m3
2,3.10-6
Lượng sơn, m3/ngày
-
-
-
8.770.436
Tải lượng, kg/ngày
20,172
Nguồn: Trung tâm Khoa học và Công nghệ môi trường (CESAT) tập hợp từ các tài liệu, tháng 07/2009.
Như vậy, dự án sử dung ưu tiên sử dụng phương pháp phun nước siêu cao áp, thì sẽ không làm phát sinh bụi ảnh hưởng tới các khu dân cư, song phương pháp này lại sử dụng lưu lượng lớn nước sạch và đòi hỏi phải tái sử dụng phù hợp nhằm tiết kiệm tài nguyên nước. Trong trường hợp sử dụng phương pháp phun hạt mài (bi thép) và điều kiện thi công làm sạch bề mặt ở ngoài trời, thì lượng bụi có kích thước <10μm phát sinh sẽ lớn (lớn gấp 2,11lần so với đóng tàu mới) và có thể ảnh hưởng rất đáng kể tới các khu dân cư xung quanh sinh sống trong điều kiện có gió phát tán bụi đi xa, đòi hỏi phải có các biện pháp khống chế, hạn chế ô nhiễm do bụi kim loại phù hợp.
- Bụi, khí thải phát sinh tại các nhà máy chế biến thực phẩm, nông sản, thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản:
Bảng 4.11 : Các loại bụi, khí thải phát sinh tại các nhà máy chế biến thực phẩm, nông sản, thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản
STT
Loại hình sản xuất
Nguồn gây ô nhiễm không khí
1
Sản xuất bánh kẹo, mì ăn liền
Khí thải từ quá trình chiên nấu, chế biến: Bụi, SO2, CO, NOx, CH4
Khí thải lò hơi
2
Sản xuất đồ hộp và các sản phẩm đông lạnh: thịt, cá, rau quả,…
Mùi hôi từ khu chuồng trại nhốt nữ gia súc: NH3, H2S,
Bụi, SO2, CO, NOx, CH4
3
Chế biến thủy, hải sản
Hơi chlorine từ khâu khử trùng
Hơi NH3 có thể rò rỉ từ thiết bị lạnh:
Mùi hôi tanh từ sự phân hủy nguyên liệu, bã thải:
4
Sản xuất bia, nước giải khát,…
Khói thải từ lò nấu: SO2, NOx, CO,..
Hơi khí nén rò rỉ: NH3
Nguồn: Trung tâm Khoa học và Công nghệ Môi trường tập hợp, tháng 07/ 2009
Tải lượng một số chất ô nhiễm chính trong các nhà máy chế biến thực phẩm, thủy sản ở KCN Sóng Thần I, II của Bình Dương như sau:
Bảng 4.12 . Tải lượng một số chất ô nhiễm chính trong các nhà máy chế biến thực phẩm, thủy sản ở KCN Sóng Thần I, II của Bình Dương.
TT
TÊN NHÀ MÁY
NGÀNH NGHỀ
DIỆN TÍCH (m2)
TẢI LƯỢNG
( kg/ngày.đêm )
Bụi
SO2
NOx
KCN Sóng Thần I
1
Công ty TNHH CKL
Sản xuất nước trái cây
6.900
0,66
15,36
2,457
2
Cty TNHH Thanh An
Chế biến hải sản (mực )
5.000
-
-
-
KCN Sóng Thần II
3
Cty TNHH Uni President
Chế biến thực phẩm
95.428
283
62,4
9,984
4
Cty TNHH Đại Phát
Chế biến thực phẩm
6.192
26,8
25,920
4,147
Nguồn : Sở KHCN&MT Bình Dương (cũ) và Dự án bảo vệ môi trường Việt Nam - Canada (VCEP)
- Bụi, khí thải phát sinh tại các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng: Đối với các nhà máy sản xuất vật liệu xâu dựng (sản xuất xi măng, nghiềm Clinke sản xuất xi măng,…) thì tải lượng bụi, khí thải phát sinh chủ yếu là bụi, SO2, CO, NOx, …
Theo đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tải lượng ô nhiễm trong quá trình sản xuất xi măng được nêu trong bảng sau :
Bảng 4.13: Tải lượng ô nhiễm trong quá trình sản xuất xi măng
Các hoạt động sản xuất
Hệ số ô nhiễm
(kg/tấn clinker)
Tải lượng ô nhiễm (tấn/năm)
Dự trữ clinker trong silô
0,12
14,94
Dự trữ puzzolan, thạch cao
0,14
17,43
Vận chuyển clinker, phụ gia
0,075
9,34
Đập phụ gia, thạch cao
0,02
2,49
Nghiền phối liệu
0,05
6,22
Đóng bao xi măng
0,01
1,24
Vận chuyển xi măng
0,01
1,24
Tổng cộng
52,91
Ghi chú : Nguyên liệu clinker là 124.500 tấn/năm.
Tải lượng bụi thải ra từ tất cả các nguồn trong quá trình sản xuất xi măng được ước tính theo phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới là 52,91 tấn/năm.
Như vậy, trong quá trình hoạt đông, các nhà máy này sẽ trang bị đầy đủ thiết bị khống chế và giảm thiểu ô nhiễm bụi, khí thải để xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra môi trường.
4.3.2.2 Tải lượng ô nhiễm khí thải giao thông
Trong quá trình hoạt động ổn định của Dự án, hàng ngày sẽ có khối lượng rất lớn nguyên nhiên vật liệu và sản phẩm hàng hóa được vận chuyển ra vào trên khu vực dự án. Kết quả điều tra thực tế về khối lượng nguyên nhiên vật liệu, hàng hoá và chất thải vận chuyển hàng ngày tại các CCN tập trung vào khoảng 97,9 tấn/ha/ngày. Như vậy có thể dự báo khi toàn bộ diện tích đất sản xuất của Dự án được lấp đầy thì tổng khối lượng vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm, chất thải ra vào Dự án khoảng 38.803,6 tấn/ngày. Tải trọng trung bình của xe tải là 10 tấn, sử dụng nhiên liệu là dầu DO. Vậy, tổng số lượt xe ra vào Dự án là 3.880 lượt xe/ngày. Quãng đường vận chuyển trung bình là 3km.
Dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập đối với các loại xe vận tải sử dụng dầu DO có công suất 3,5 - 16,0 tấn, có thể ước tính được tải lượng các chất ô nhiễm không khí sinh ra từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm, chất thải trong Dự án.
Bảng 4.14 . Tải lượng các chất ô nhiễm không khí sinh ra từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm, chất thải trong Dự án.
Stt
Chất ô hiễm
Hệ số ô nhiễm (kg/1.000km)
Tổng chiều ài
(1.000 km)
Tổng tải lượng
(kg/ngày)
01
Bụi
0,9
11,6
10,44
02
SO2
4,15 S
11,6
24,07
03
NOX
14,4
11,6
167,04
04
CO
2,9
11,6
33,64
05
THC
0,8
11,6
9,28
Ghi chú:
- S: hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO là 0,5%;
- Quãng đường vận chuyển trung bình cho 1 chuyến xe được ước tính là 3 km.
Ngoài những tác động nêu trên, sự gia tăng mật độ xe trong một khỏang thời gian ngắn sẽ làm tăng các chất ô nhiễm ( khí thải, bụi, ồn) gây ảnh hưởng tới chất lượng không khí xung quanh trong khu vực
4.2.2.3 Các nguồn gây ô nhiễm khác
Ngòai nguồn khí thải nói trên, các hoạt động khác trong CCN cũng thải vào môi trường một lượng chất ô nhiễm không khí. Có thể liệt kê các nguồn đó bao gồm:
- Hoạt động sinh hoạt của con người cũng sản sinh ra nhìêu chất thải gây ô nhiễm không khí như sản phẩm cháy do đốt nhiên liệu phục vụ bữa ăn, hoạt động vận tải, khói thuốc lá…
- Khí thải phát sinh ra tại khu vực lưu chứa cục bộ và trạm trung chuyển rác của CCN từ quá trình phân hủy kị khí gây nên mùi hôi thối, gây ô nhiễm không khí xung quanh. Các loại khí thải này là nguồn phân tán và phụ thuộc nhiều vào yếu tố nên trong phạm vi nghiên cứu của đồ án chưa thể tính tóan chính xác tải lượng của nó.
4.3.3 Tác động của chất ô nhiễm không khí
Các chất ô nhiễm không khí thải ra trong quá trình sản xuất, nếu không có biện pháp khống chế và giảm thiểu sẽ có tác động xấu đến môi trường không khí bên ngoài nhà máy. Tùy thuộc vào nồng độ và thời gian tác động các chất ô nhiễm không khí có thể gây nên tác hại cho con người, động thực vật và tài sản trong vùng bị ảnh hưởng.
4.3.3.1 Tác hại đến sức khỏe con người
Các chất gây ô nhiễm không khí có thể tác động lên sức khỏe cộng đồng trong vùng ảnh hưởng của nguồn thải nhà máy, đặc biệt là với công nhân trực tíêp sản xuất tại những khu vực gây ô nhiễm. Các tác hại đối với sức khỏe phụ thuộc vào các chất ô nhiễm cụ thể như sau:
Bảng 4.15: Tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người
STT
THÔNG SỐ
TÁC ĐỘNG
1
Các khí SO2
Là chất ô nhiễm kích thích, là loại nguy hiểm nhất.
Nồng độ SO2 thấp có thể gây co giật ở cơ trơn của khí quản.
Mức cao hơn sẽ làm sưng niêm mạc.
Ảnh hưởng đến hệ hô hấp, phân tán vào máu.
2
Oxit cacbon(CO)
- Giảm khả năng vận chuyển Oxi của máu đến các tổ chứa tế bào do CO kết hợp với Hemoglobin thành cacboxyhemoglobin.
3
- Khí CO2
- Gây rối lọan hô hấp phổi.
4
- Khí NO2
- Kích thích mạnh đường hô hấp.
- Thay đổi máu, tổn thương hệ thần kinh, gây biến đổi cơ tim.
- Tiếp xúa lâu có thể gây viêm phế quản, phá hủy răng, kích thích niêm mạc, Nồng độ cao hơn 100ppm có thể gây tử vong.
5
Bụi
Kích thích hô hấp, xơ hóa phổi, ung thư phổi.
Gây những tổn thương cho da, gây chấn thương và gây bệnh đừơng tiêu hóa.
6
Khí HCL
Kích thích viêm mạc.
7
Hydrocacbons
- Gây nhiễm độc cấp tính, suy nhựoc, chóng mặt nhức đầu, rối lọan giác quan có thể gây tử vong.
8
Động vật
- Tác hại trực tiếp qua đừog hô hấp, hoặc gián tiếp qua nước uống, cây cỏ bị nhiễm bởi các chất ô nhiễm khí như: SO2, NO2, các axít, kiềm,…
9
Thực vật
SOx, NOx: tạo mưa axít gây ảnh hưởng tới thảm thực vật và cây trồng.
CO: Ổ nồng độ 100ppm – 10.000ppm làm rụng lá hặoc gây bệnh xoắn lá, cây non chết yểu.
Bụi: Bám trên mặt lá làm giảm khả năng hô hấp và quang hợp của cây.
10
Công trình và tài sản
NO2, SO2, HCL,HF,… khi gặp trời ẩm ướt tạo nên các axít tương ứng gây ăn mòn kết cấu công trình, thiết bị máy móc.
Khí CO2 khi tác dụng với hơi ẩm tạo nên H2CO3 có thể gây ăn mòn cả đá.
11
Khí hậu
SO2,NO2, HCL, HF,… tạo nên mưa axit, khí NOx góp phần làm thủng tầng Ozon.
Khí CO2: Gây hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ, làm tăng mực nướ biển.
Nhận xét: Như đã phân tích các tác hại của ô nhiễm không khí do các nhà máy dự định đặt trong CCN có thể gây cho người, động vật, công trình và khí hậu. Ảnh hưởng này có thể giảm bớt nếu như các nhà máy có biện pháp giám sát và không chế ô nhiễm.
4.4 Đánh giá tác động của nước thải tới môi trường
4.4.1 Nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường nước, đất
4.4.1.1 Nước thải công nghiệp
Nuớc thải công nghiệp là nuớc sach:
Đó là nứơc thải ra từ hệ thống giải nhiệt có thể xả thẳng ra hệ thống thoát nước chung của CCN ( sau khi làm nguội đến 400C) hoặc xả thẳng vào hệ thống thóat nuớc mưa.
Nước thải công nghiệp bị ô nhiễm:
a. Ô nhiễm cơ học: Nuớc mưa của các nhà máy có thể nhiễm bẩn do đất, cát, rác,… do qui trình thu gom, chuyển tải nguyên liệu, rửa nhiên liệu, vệ sinh thiết bị.
b. Ô nhiễm cơ học: Nước thải của một số nhà máy có thể ô nhiễm hữu cơ như các nhà máy có công nghệ sinh học, phục vụ nông nghiệp, y tế,…
c. Ô nhiễm hóa học và kim loại: Như các nhà máy sản xuất linh kiện, điện tử có hàm lượng kim loại nặng cao, loại hình cơ khí chế tạo nước thải có nồng độ SS, pH, COD cao,…
4.4.1.2 Nước thải sinh hoạt
Là loại nước thải của tòan bộ nhân viên, công nhân trong CCN thải ra có chứa cặn ( TSS), chất dinh dưỡng ( N,P), các chất hữu cơ ( BOD, COD),…
4.4.1.3 Nước thải là nước mưa
Tập trung trên tòan bộ diện tích khu vực, trong quá trình chảy trên bề mặt có kéo theo các đất, chất dinh dưỡng,… vá rác thải cuốn trôi trên khu vực dự án. Nước thải là nước mưa nên được xem là nước sạch, được tính tóan thiết kế bằng một hệ thống thóat riêng, thu gom hòan chỉnh và xả ngược tiếp ra nguồn tiếp nhận.
4.4.2 Đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải và nước mưa chảy tràn
4.4.2.1 Nước thải sản xuất
Để đánh giá cũng như định tính và định lượng nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất của dự án, chúng tôi sẽ sử dụng 2 phương pháp:
Phương pháp đánh giá theo nồng độ trung bình trong nước thải sản xuất của cả CCN dựa trên các hệ số phát thải của các KCN/CCN có đặc thù gần giống với dự án.
Phương pháp đánh giá theo cách phân tích, đánh giá riêng từng cụm ngành đặc trưng của dự án.
Để tính toán, dự báo được tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải của Dự án khi lấp đầy, trước hết phải xây dựng hệ số ô nhiễm nước thải (kg/ha) dựa vào các số liệu quan trắc thực tế tại các KCN đang hoạt động. Trên cơ sở hệ số ô nhiễm nước thải trung bình và diện tích đất quy hoạch Dự án có thể tính được tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải của Dự án.
Hiện nay, do chưa có số liệu quan trắc tại các K/CCN trên địa bàn tỉnh Long An nên chúng tôi tham khảo kết quả quan trắc của Sở TN&MT Bình Dương tại các cống xả của các KCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua cho thấy lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải của các K/CCN này được đưa ra trong bảng sau.
Bảng 4.16: Lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong các K/CCN tỉnh Bình Dương
Stt
Vị trí
Lưu lượng
(m3/ng.đ )
Nồng độ ô nhiễm trung bình (mg/l)
BOD5
COD
SS
SN
SP
01
KCN Việt Nam – Singapore
4.500
32
61
24
3,0
0,3
02
KCN Việt Hương
730
18
82
43
3,3
3,2
03
KCN Đồng An
1.300
22
87
42
4,0
5,1
04
KCN Sóng Thần I & II
5.200
33
83
47
7,5
2,0
Nguồn : Báo cáo quan trắc môi trường của Sở TN&MT Bình Dương
Dựa trên số liệu quan trắc về lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải các K/CCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương có thể ước tính tải lượng của các chất ô nhiễm cho Dự án. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải của các K/CCN đang hoạt động hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Dương được nêu tóm tắt trong bảng sau.
Bảng4.17: Tải lượng các chất ô nhiễm của nước thải trong K/CCN
Stt
Khu công nghiệp
Tải lượng ô nhiễm trung bình (kg/ngày.đêm )
BOD5
COD
SS
SN
SP
01
KCN Việt Nam – Singapore
144
276
108
13,5
1,4
02
KCN Việt Hương
13
60
31
2,4
2,3
03
KCN Đồng An
29
113
54
5,2
6,6
04
KCN Sóng Thần I & II
174
434
244
39
10,4
Trên cơ sở các số liệu quan trắc về nước thải và tình hình đầu tư của các K/CCN, chúng tôi tính toán hệ số phát thải về nước thải trung bình của các K/CCN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo bảng sau:
Bảng 4.18: Hệ số phát thải về nước thải trung bình của các K/CCN
Stt
Khu công nghiệp
Hệ số tải lượng (kg/ha.ngày.đêm )
BOD5
COD
SS
SN
SP
01
KCN VN – Singapore (500 ha)
0,8
1,53
0,6
0,075
0,008
02
KCN Việt Hương (45,62 ha)
0,54
2,48
1,3
0,099
0,095
03
KCN Đồng An (132,3 ha)
0,26
1.01
0,48
0,046
0,058
04
KCN Sóng Thần I & II (499,76 ha)
0,23
0,57
0,32
0,051
0,014
Trung bình
0,46
1,4
0,68
0,068
0,044
Ghi chú : Tính cho tỷ lệ lấp đầy tương ứng các KCN (1),(2),(3),(4) là 36%, 53%, 85%, 82%
So với một số KCN khác trong khu vực như KCN Biên Hòa I & II, KCX Tân Thuận … thì hệ số ô nhiễm nước thải của các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương thấp hơn nhiều. Điều này cũng hợp lý vì các doanh nghiệp đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Cụm công nghiệp và Cảng nước sâu thuộc các ngành nghề ít tạo ra nước thải như ngành cơ khí, may mặc, giày da, chế biến gỗ và điện tử. Số doanh nghiệp có ngành nghề tạo ra nhiều nước thải trong quá trình hoạt động rất nhỏ khoảng 6 - 8%. Ngoài ra tỉ lệ đất công nghiệp dùng làm kho tàng cũng chiếm diện tích khá lớn khoảng 10 - 20%.
Căn cứ vào hệ số ô nhiễm nước thải Dự án có thể ước tính tải lượng ô nhiễm sinh ra tại Dự án khi được lấp đầy theo bảng sau.
Bảng 4.19: Tải lượng nước thải trung bình của Dự án khi được lấp đầy
Tên Dự án
Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày.đêm )
Cụm công nghiệp và Cảng nước sâu
BOD5
COD
SS
SN
SP
182,33
554,90
269,52
26,95
17,44
4.4.2.2 Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh họat chủ yếu các chất cặn bã, các chất lơ lững ( SS), các hợp chất hữu cơ ( BOD/COD), các chất dinh dưỡng ( N,P) và vi sinh.
Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải:
Bảng 4.20: Tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý) trong Dự án.
Chất ô nhiễm
Hệ số ô nhiễm
(g/người.ngày)
Tải lượng ô nhiễm
(kg/ngày)
BOD5
45 – 54
1.800 – 2.160
COD
72 – 102
2.880 – 4.080
SS
70 – 145
2.800 – 5.800
Dầu mỡ
10 – 30
400 – 1.200
Tổng Nitơ
6 – 12
240 – 480
Amôni
2,4 – 4,8
96 – 192
Tổng Phospho
0,8 – 4,0
32 – 160
Dựa vào tải lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày) và lưu lượng nước thải (m3/ngày) có thể tính được nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt như trong bảng sau.
Bảng 4.21: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt.
Stt
Chất ô nhiễm
Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l)
Không qua
xử lý
Xử lý bằng
bể tự hoại
QCVN 24:2009/BTNMT
(cột A)
Kq=1,2 và Kf=0,9
01
pH
-
-
6 - 9
02
BOD5
562 – 675
140 – 168
32
03
COD (dicromate)
900 – 1.275
225 – 318
54
04
Chất rắn lơ lửng (SS)
875 – 1.813
218 – 453
54
05
Dầu mỡ
125 – 375
31,25 – 93,75
5,4
06
Tổng nitơ (N)
75,0 – 150,0
18,75 – 37,5
16,2
07
Amoni (N-NH4)
30,0 – 60,0
7,5 – 15,0
5,4
08
Tổng photpho (P)
10,0 – 50,0
2,5 – 12,5
4,3
09
Tổng coliform
(MPN/100ml)
106 – 109
108
3.000
Ghi chú: - QCVN 24:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Nước thải công nghiệp (Cột A – với kq=1,2; kf = 0,9).
Lưu lượng nước thải
Nhu cầu lao động của Dự án khi đã lấp đầy diện tích dự kiến là khoảng 40.000 lao động. Nhu cầu dùng nước trung bình của 1 người là 100 lít/ngày.đêm nên lượng nước thải sinh hoạt của 1 người khoảng 80% lượng nước cấp (96 lít/ngày.đêm). Như vậy, lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong Dự án khoảng 3.200 m3/ngày.đêm
4.4.2.3 Nước mưa chảy tràn
Theo số liệu thống kê của tỉnh Long An, Ở khu vực dự án lượng nước mưa trung bình năm khoảng 1.625mm.
Diện tích lưu vực của dự án 746,62 ha. Lượng nước mưa trong khu vực dự án tính toán thuỷ lực theo công thức cơ bản sau đây:
Trong đó: Q: lưu lượng tính toán(l/s)
: hệ số dòng chảy phụ thuộc vào mặt phủ của lưu vực tính toán. Đối với khu dự án. Chọn = 0,6.
F: diện tích lưu vực tính toán
q: cường độ trận mưa.
Lượng nước mưa vào giờ cao điểm khoảng 200l/s. Như vậy, tổng lượng nước mưa lớn nhất tại dự án sẽ là :
Qmax = 0,6 x 200l/s x 10-3 x 746,62 ha x104 m2/ha = 89,59 m3/s.
Lượng nước mưa vào thời điểm cực đại tương đối lớn, tuy nhiên nó chỉ có tính chất tức thời (1 - 2giờ).
Nước mưa chảy tràn qua các khu vực mặt bằng của CCN sẽ cuốn theo đất cát và các chất rơi vãi trên dòng chảy... Nếu lượng nước mưa này không được quản lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến môi trường.
Lượng nước mưa chảy tràn trên đường giao thông, các khu vực không có thiết bị gây ô nhiễm của từng nhà máy được thu gom tách riêng các nguồn gây ô nhiễm khác, lọc các cặn rác có kích thước lớn trước khi thải ra hệ thống thoát nước mưa. Các hố ga sẽ được định kỳ nạo vét để loại bỏ những rác rưởi, cặn lắng. Bùn thải được xử lý theo hướng chôn lấp.
4.4.3 Tác động các chất ô nhiễm đến môi trường nước, đất
4.4.3.1 Những tác động của nước thải tới chất lượng nước mặt
Nước thải từ các nhà máy trong CCN nếu không được xử lý mà thải thẳng ra ngoài môi trường sẽ làm suy thoái chất lượng nguồn nước tiếp nhận bởi các nguyên nhân sau:
Làm tăng độ đục của nước do các chất lơ lững trong nước thải, gây ảnh hưởng đến quá trình tái tạo oxy hòa tan trong nước kênh, gây ảnh hưởng đến hệ thủy sinh.
Làm gia tăng mức độ phú dưỡng nguồn nước kênh rạch do các chất hữu cơ và photphat có trong nước thải. Khi quá trình phú dưỡng xảy ra làm lượng oxy hòa tan trong nước gây hiện tượng phân hủy yếm khí các hợp chất hữu cơ và sinh ra một số sản phẩm độc hại như H2S,… gây ra mùi hôi và làm cho nước sông có màu.
Gây tác động tiêu cực đến hệ thủy sinh do các chất ô nhiễm đặc biệt như: hóa chất, chất tẩy rữa và kim loại nặng,.. và qua dây chuyền thực phẩm sẽ gây tác hại cho người sử dụng do khả năng tích tụ sinh học cao của một số chất ô nhiễm đặc biệt đó.
Như vậy, để không làm suy giảm chất lượng nước mặt cũng như hệ sinh thái thủy sinh thì nước thải từ CCN cần được xử lý đạt loại A trước khi cho thải ra sông.
4.4.3.2 Tác động đến chất lượng nước ngầm và đất
Mặc dù tầng nước ngầm tại khu vực được coi là dồi dào và có khả năng phục vụ cho mục đích nông nghiệp và sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp quản lý chặt chẽ sẽ gây suy thoái các tầng nước ngầm trong khu vực do việc khai thác vượt quá khả năng phục hồi, dẫn đến hượng tượng mực nước hạ sâu trong thời gian ngắn, gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong nước ngầm ( hữu cơ, dầu mỡ, kim loại nặng,..) và gây ra hiện trượng sụt lún đất do giảm áp lực dưới đất, ảnh hưởng đến các công trình xây dựng trên mặt đất,…
4.5 Tác động của chất thải rắn tới môi trường
4.5.1 Nguồn gốc gây ô nhiễm chất thải rắn
Khi đi vào hoạt động, chất thải rắn phát sinh từ các nguồn sau:
Từ công nghệ sản xuất các nhà máy, tức là chất thải rắn công nghiệp.
Từ trạm xử lý nước thải cục bộ và tập trung.
Chất thải rắn sinh hoạt.
Nhìn chung chất thải rắn rất đa dạng và có những đặc tính sau:
4.5.1.1 Đối với chất thải rắn công nghiệp
Sản xuất công nghiệp sẽ tạo ra một lượng chất thải rắn đáng kể. Số lượng chất thải và tính chất của chúng sẽ phụ thuộc vào loại hình công nghiệp và tình độ công nghệ:
Công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, viễn thông: các chất thải rắn phát sinh là các loại bao bì, các vỏ máy, bản mạch không đạt yêu cầu, vụn kim loại…
Công nghiệp dược phẩm, thiết bị y tế: chất thải rắn phát sinh chủ yếu là các bao bì đựng nguyên liệu,…
Cơ khí chế tạo: chất thải rắn chủ yếu là các vụn, mạt kim loại…
Sản xuất hàng gia dụng, mỹ phẩm: các nhà máy này không tự sản xuất hóa chất nguyên liệu, nên chất thải rắn phát sinh chủ yếu là các bao bì đựng nguyên liệu,…
Công nghiệp đóng tàu: Bao gồm chủ yếu rác phế liệu trên tàu và các nhà xưởng, rỉ sắt, rỉ sơn tàu, vẩy sắt, sắt thép vụn từ quá trình gia công thép, thùng chứa sơn, …
Công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến nông sản, thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản: phát sinh xác bã rau quả, bã còn lại sau khi lên men, xác động vật, … chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân huỷ cùng các loại bao bì như PVC, PE, bao lác, đay,…
Công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng: Cát, đá vụn, bao xi măng, thép phế liệu, polymer, bao bì, hoá chất, vụn kim loại, vụn nguyên liệu, phế liệu khác, ...
4.5.1.2 Đối với chất thải rắn sinh hoạt
Hầu như chúng đuợc phát sinh ở tất cả các nhà máy và các khu nhà ở, khu văn phòng trong CCN bao gồm các hoạt động phát sinh do các hoạt động từ văn phòng phẩm, sinh hoạt ăn uống như: giấy vụn của VPP, thực phẩm, rau quả dư thừa, bao nilon, giấy, lon, chai nhựa,…
4.5.2 Đánh giá mức độ ô nhiễm của chất thải rắn
4.5.2.1 Chất thải rắn công nghiệp
Kết quả điều tra cụ thể về khối lượng và thành phần chất thải rắn ở 64 nhà máy tại KCN Biên hoà I (diện tích 313 ha, 32.380 lao động) được đưa ra trong bảng sau.
Bảng 4.22: Khối lượng và thành phần chất thải rắn
Nhóm chất thải rắn
Tỷ lệ (%)
Chất thải rắn vô cơ
Axit và bazơ
Chất thải chứa Amiăng
Than hoạt tính và bột trợ lọc
0,62
28,8
2,6
Hoá chất hữu cơ
Chất thải chứa sơn
Cao su phế thải
0,01
0,07
Chất hữu cơ gốc sinh vật
Rau, quả, vỏ trái cây
Cọng, bụi thực vật
Xơ sợi
4,2
0,11
4,9
Chất thải có khối lượng lớn, ít độc hại
Xỉ kim loại
Rác thải sinh hoạt
29,7
29,1
Nguồn: Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường, 1995
Như vậy, thành phần chất thải rắn tại KCN Biên Hòa I bao gồm gần 32% chất thải rắn vô cơ, gần 30% xỉ kim loại, 29% rác thải sinh hoạt của công nhân và từ 0 - 5% các thành phần khác. Hệ số thải thực tế tại KCN Biên Hoà 1 sẽ là : 103,3 kg/ha/ngày (nếu kể cả chất thải rắn sinh hoạt cuả cán bộ công nhân viên là 150 kg/người/năm).
4.5.2.2 Chất thải rắn sinh hoạt:
Khi đi vào hoạt động ổn định thì tổng số lao động làm việc trong Dự án khoảng 40.000 người. Chất thải rắn sinh hoạt được ước tính là 24 tấn /ngày hay 8.760 tấn/năm (tính cho hệ số rác thải sinh hoạt 0,6 kg/người/ngày).
Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: chất hữu cơ, giấy các loại, nylon, nhựa, kim loại, các vật dụng sinh hoạt hàng ngày bị hỏng, ... Khi thải vào môi trường các chất thải sẽ phân hủy hoặc không phân hủy làm tăng nồng độ các chất dinh dưỡng, tạo ra các hợp chất vô cơ, hữu cơ độc hại, ... làm ô nhiễm nguồn nước, gây ô nhiễm mùi hôi không khí, gây hại cho hệ vi sinh vật đất, các sinh vật thủy sinh trong nước, hay tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại, ruồi muỗi phát triển là nguyên nhân của các dịch bệnh.
Vì vậy, Chủ đầu tư dự án sẽ yêu cầu các nhà máy đầu tư vào Dự án ký kết hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý an toàn lượng chất thải này.
4.5.3 Đánh giá tác động do các chất thải rắn
Các chất thải rắn sinh học và sản xuất, nếu không được xử lý tốt sẽ gây tác động xấu cho môi trường đất, môi trường nước và là môi trường thuận lợi cho các vi trùng phát triển.
Trong các giải pháp xử lý chất thải rắn, nếu xử dụng phương pháp xử lý bằng chôn lấp thì phải thực hiện biện pháp thu gom và xử lý nguồn nước thải phát sinh từ bãi chôn lấp rác nói trên để đảm bảo chống ô nhiễm nguồn nước ngầm và còn là nơi phát sinh và lây lan các nguồn bệnh do côn trùng ( ruồi, chuột,…), mùi, bụi,… ảnh hưởng trực tiếp đến con người và cảnh quan khu vực.
4.6 Các tác động khác tới môi trường
4.6.1 Tiếng ồn và rung động
4.6.1.1 Nguồn gốc của tiếng ồn và rung động
Tiếng ồn và độ rung cao hơn tiêu chuẩn sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe như gây mất ngủ, mệt mỏi, gây tâm lý khó chịu. Tiếng ồn còn làm giảm năng suất lao động, sức khỏe cán bộ, công nhân viên trong nhà máy. Tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ cao trong thời gian dài sẽ làm tính lực giảm sút, dẫn tới bệnh điếc nghề nghiệp. Vì vậy, Ban quản lý CCN sẽ yêu cầu các chủ dự án chú ý đến các biện pháp chống ồn rung tại cá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai hoan chinh.doc
- bai hoan chinh.pdf