MỤC LỤC
Nhiệm vụ đồ án
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
Lời cảm ơn
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Phạm vi của đề tài 2
1.3 Mục đích nghiên cứu 2
1.4 Nội dung nghiên cứu 2
1.5 Phương pháp nghiên cứu 2
1.5.1 Phương pháp phân tích và xử lý thông tin 2
1.5.2 Phương pháp đánh giá nhanh và ước tính lượng chất thải 2
1.5.3 Phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia 3
1.5.4 Phương pháp thực địa (điều tra hiện trường và khảo sát thực tế) 3
1.6 Phương pháp luận 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
2.1. Chất thải rắn 4
2.1.1Khái niệm 4
2.1.2 Nguồn gốc phát sinh và phân loại chất thải rắn 4
2.1.3 Thành phần của chất thải rắn đô thị 7
2.1.4 Tính chất của chất thải rắn 9
2.1.4.1 Tính chất lý học và chuyển hoá lý học trong chất thải rắn 9
2.1.4.2 Tính chất hoá học và chuyển hoá hoá học trong chất thải rắn 12
2.1.4.3 Tính chất sinh học và chuyển hoá sinh học trong chất thải rắn 15
2.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường 19
2.2.1 Tác hại của chất thải rắn đến môi trường nước 19
2.2.2 Tác hại của chất thải rắn đến môi trường không khí 20
2.2.3 Tác hại của chất thải rắn đến môi trường đất 22
2.2.4 Tác hại của chất thải rắn đến cảnh quan và sức khỏe cộng đồng 23
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần và khối lượng chất thải rắn 23
2.3.1 Ảnh hưởng của hoạt động giảm thiểu và tái sinh chất thải rắn tại nguồn 23
2.3.2 Ảnh hưởng của luật pháp và quan điểm của quần chúng 24
2.3.3 Ảnh hưởng của các yếu tố địa lý tự nhiên đến sự phát sinh chất thải 25
2.4 Hệ thống quản lý và xử lý chất thải rắn 26
2.4.1 Ngăn ngừa, giảm thiểu chất thải rắn tại nguồn 26
2.4.2 Tái sử dụng, tái chế chất thải rắn và thu hồi năng lượng 27
2.4.3 Thu gom và vận chuyển chất thải rắn 30
2.4.4 Các phương pháp xử lý chất thải rắn 30
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ TUY HÒA
3.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội 36
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 36
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 42
3.2 Hiện trạng hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thành Phố Tuy Hòa 45
3.2.1 Thành phần và khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Thành Phố Tuy Hòa
3.2.1.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 45
3.2.1.2 Khối lượng, thành phần chất thải rắn sinh hoạt 47
3.2.2 Hệ thống quản lý hành chánh tại Thành Phố Tuy Hòa 49
3.2.2.1 Cơ quan chuyên trách thu gom, vận chuyễn, xử lý rác 49
3.2.2.2 Các cơ quan liên quan đến trách nhiệm quản lý CTR 51
3.2.2.3 Sơ đố tổ chức công ty phát triển nhà và công trình đô thị 53
3.2.3 Hiện trạng hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại Thành Phố Tuy Hòa 54
3.2.3.1 Lưu trữ tại nguồn 54
3.2.3.2 Hệ thống thu gom 55
3.2.3.3 Hệ thống trung chuyển và vận chuyển 59
3.2.4 Hoạt động thu hồi, xử lý chất thải rắn 61
3.3 Đánh giá hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Thành Phố Tuy Hòa 65
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CHO THÀNH PHỐ TUY HÒA ĐẾN NĂM 2020
4.1 Dự báo dân số và mức độ phát sinh thành phần và khối lượng rác tại Thành Phố Tuy Hòa đến năm 2020 68
4.1.1 Dự báo dân số tại Thành Phố Tuy Hòa đến năm 2020 68
4.1.2 Dự báo mức độ phát sinh khối lượng rác sinh hoạt tại Thành Phố Tuy Hòa đến năm 2020 69
4.2 Đề xuất các giải pháp quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt 70
4.2.1 Giải pháp về chính sách 70
4.2.1.1 Cơ cấu quản lý 70
4.2.1.2 Chính sách nhà nước và chính sách nghành 71
4.2.1.3 Chính sách về xã hội 73
4.2.1.4 Phương pháp đào tạo 73
4.2.1.5 Đầu tư nâng cấp trang thiết bị và phương tiện 74
4.2.1.6 Thành lập thị trường trao đổi chất thải 75
4.2.1.7 Khuyến khích tư nhân tham gia thu gom và xử lý rác 75
4.2.2 Giải pháp về kinh tế 76
4.2.2.1 Hệ thống ký quỹ hoàn chi 77
4.2.2.2 Phí sản phẩm 77
4.2.2.3 Các khoản trợ cấp 77
4.2.2.4 Đền bù thiệt hại 78
4.2.3 Giải pháp kỹ thuật 78
4.2.3.1 Đối với chất thải rắn y tế 78
4.2.3.2 Đối với chất thải rắn công nghiệp 81
4.2.3.3 Đối với rác sinh hoạt 85
4.2.3.4 Đối với rác nông nghiệp 91
4.2.3.5 Đối với rác xây dựng 92
4.2.4 Các giải pháp hổ trợ khác 92
4.2.4.1Giải pháp về phân loại rác tại nguồn 92
4.2.4.2 Giải pháp về truyền thông giáo dục 96
4.2.4.3 Nâng cao nhận thức cộng đồng 97
4.2.4.4 Chương trình giàm sát môi trường 98
4.2.4.5 Áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn 99
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận 100
5.2 Kiến nghị 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
109 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3959 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn đô thị tại thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành phố. Cụ thể các chỉ số kinh tế chính của Tuy Hòa vào năm 2002 như sau:
GDP (giá trị hiện hành,tỷ đồng VND): 778.5%
Nông lâm ngư nghiệp: 14%;
Công nghiệp và xây dựng: 38%;
Thương mại và dịch vụ: 48%.
Diện tích và dân số
Dân số của Thành Phố Tuy hòa theo thống kê tính đến tháng 10 năm 2005 là 143.802 người trong đó 71.306 người là nam và 72.496 là nữ. Sống ở thành thị là 115.028 người còn ở nông thôn là 28.774 người với diện tích 10.682 ha gồm 10 phường và 4 xã.
Bảng3.16 Dân số của các phường, xã trên địa bàn Thành Phố Tuy Hòa
TT
DÂN SỐ
2005
THÀNH PHỐ TUY HÒA
143.802
1
Phường 1
7.211
2
Phường 2
10.399
3
Phường 3
7.001
4
Phường 4
10.206
5
Phường 5
10.413
6
Phường 6
8.98
7
Phường 7
8.726
8
Phường 8
8.426
9
Phường 9
12.985
10
Phường Phú Lâm
30.741
11
Xã AnPhú
8.154
12
Xã Bình Kiến
7.199
13
Xã Bình Ngọc
5.241
14
Xã Hòa Kiến
8.18
(Nguồn: Công ty Phát Triển Nhà và Công Trình Đô Thị Thành Phố Tuy Hòa)
Theo thống kê năm 2002, Tại Tuy Hòa có 22% lực lượng lao động hoạt động trong nghành nông lâm thủy sản với những sản phẩm chính là lúa gạo và rau, sản phẩm chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản và 29% lao động làm việc trong nghành kinh doanh và dịch vụ. Trong đó phát triển du lịch được coi là tầm quan trọng chiến lược và 20% lao động hoạt động trong nghành công nghiệp và xây dựng và 28% là lực lượng lao động cán bộ hành chính. Thành phố có nguồn lao động dồi dào với nhiều nghệ nhân truyền thống, nhiều công nhân kỹ thuật lành nghề, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đông đảo có khả năng tiếp ứng với nền kỹ thuật hiện đại.
3.2 HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ TUY HÒA
3.2.1 Thành phần và khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Thành Phố Tuy Hòa
3.2.1.1 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại Thành Phố Tuy Hòa
Trong các quá trình sinh học cũng như sản xuất thì chỉ một phần nguyên nhiên liệu chuyển thành năng lượng, còn lại sẽ trở thành phụ phẩm hoặc là chất thải có khả năng gây ô nhiễm mội trường. Do đó, chất thải luôn được sinh ra trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Như vậy rác thải xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chung quy vẫn do hoạt động của con người mà có tùy theo mức độ tác động, mục đích sử dụng mà con người tạo ra nhiều lọai rác thải có tính chất độc hại khác nhau, đồng thời cũng chính con người phải ra biện pháp khống chế mức nguy hại tối thiểu do ảnh hưởng của rác tới mội trường và con người.
Các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt tại Thành phố Tuy Hòa bao gồm:
Hộ gia đình;
Chợ, siệu thị, khu thương mại – dịch vụ;
Cơ quan, trường học;
Đường phố;
Bệnh viện, Trung tâm y tế;
Công trình xây dựng (xà bần).
Bảng3.17: Một số nguồn hoạt đông phát sinh ra các dạng chất thải
Nguồn phát sinh
Họat động hoặc vị trí phát sinh CTR
Lọai CTR
1. Khu dân cư
Các hộ gia đình, các biệt thự và các căn hộ chung cư
Thực phẩm, giấy, carton, plastic, gỗ, thủy tinh, can thiếc, nhôm, tro, các kim lọai khác, các "chất thải đặc biệt" (bao gồm vật dụng to lớn, đồ điện tử gia dụng, rác vườn, vỏ xe…), chất thải độc hại.
2. Khu thương mại
Cửa hàng bách hóa, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, văn phòng giao dịch, nhà máy in, cửa hàng sữa chữa
Giấy, carton, plastic, gỗ, thực phẩm, thủy tinh, kim lọai, chất thải đặc biệt, chất thải độc hại
3. Cơ quan, công sở
Trường học, bệnh viện, nhà tù, văn phòng cơ quan nhà nước
Các lọai chất thải giống như khu thong mại. Chú ý, hầu hết CTRYT ( rác bệnh viện ) được thu gom và xử lý tách riêng bởi vì tính chất độc hại của nó
4. Công trình xây dựng và phá hủy
Các công trình xây dựng, các công trình sửa chữa hoặc làm mới đường giao thông, cao ốc, san nền xây dựng và các mảnh vỡ của vật liệu lót vỉa hè
Gỗ, thép, bê tông, gạch, thạch cao, bụi…
5. Dịch vụ công cộng
Hoạt động vệ sinh đường phối, làm đẹp cảnh quan, làm sạch các hồ chứa, bãi đậu xe và bãi biển, khu vui chơi giải trí
Chất thải đặc biệt, rác quét đường, cành cây và lá cây, xác động vật chết…
6. Các nhà máy xử lý chất thải đô thị
Nhà máy xử lý nước cấp, nước thải và các quá trình xử lý chấtt hải công nghiệp khác
Bùn, tro
7. CTR đô thị
Tất cả các nguồn kể trên
Bao gồm tất cả các nguồn kể trên
8. Công nghiệp
Các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, các nhà máy hóa chất, nhà máy lọc dầu, các nhà máy chế biến thực phẩm, các ngành công nghiệp nặng và nhẹ…
Chất thải sản xuất nông nghiệp, vật liệu phế thải, chất thải độc hại, chất thải đặc biệt
9. Nông nghiệp
Các họat động thu họach trên đồng ruộng, trang trại, nông trường và các vườn cây ăn quả, sản xuất sữa và lò giết mổ súc vật
Các lọai sản phẩm phụ của quá trình nuôi trồng và thu họach hoặc chế biến như rơm rạ, rau quả, sản phẩm thải của các lò giết mổ heo, bò…
(Nguồn: Giáo trình Quản lý chất thải rắn - ĐHDL Văn Lang)
3.2.1.2 Khối lượng thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Khối lượng thành phần chất thải rắn sinh hoạt toàn Thành Phố Tuy Hòa
Tỷ lệ rác thu gom hiện nay tại Thành Phố Tuy Hòa là 70%, với khối lượng rác là 257,5m3/ ngày tương đương với 128,75 tần /ngày được thu gom từ các phường, xã của Thành Phố và một số cơ quan, xí nghiệp, khu công nghiệp ở Thành Phố.
Khối lượng của chất thải rắn sinh hoạt theo từng nguồn phát sinh
Hộ gia đình. Khối lượng chất thải rắn từ hộ gia đình được xác định bằng phương pháp cân khối lượng rác tại các hộ gia đình và ghi nhận số người trong mỗi hộ. Hai hình thức khảo sát chính đã áp dụng như sau:
Hình thức 1. Người khảo sát sẽ đến từng nhà vào khoảng thời gian trước khi xe thu gom đến lấy rác, cân ghi lại khối lượng và số người từng hộ gia đình. Các hộ gia đình được khảo sát mang tính ngẩu nhiên, không theo cùng tuyến thu gom.
Hình thức 2. Người khảo sát sẽ bắt đầu tại điểm tập trung xe và đi cùng với công nhân vệ sinh đến thu gom rác của từng hộ gia đình, cân, ghi số lượng và số người của từng hộ gia đình. Trong trường hợp này, các hộ gia đình khảo sát thuộc cùng một tuyến thu gom.
Kết quả khảo sát tốc độ rác phát sinh từ các hộ gia đình như sau:
Trong 50 hộ được khảo sát ngẩu nhiên cho thấy tốc độ phát sinh rác tính bằng kg/người.ngđêm và kg/hộ.ngđêm trên địa bàn Thành Phố Tuy Hòa có tần suất xuất hiện khoảng 0.3 - 0.85 kg/người.ngày đêm.
Chợ. Thành Phố Tuy Hòa có 5 chợ chính như chợ Phú Lâm, Bình Kiến, Trung Tâm, Tân Hiệp, Trần Phú với tổng khối lượng rác ước tính trong 1 ngày là 17 tấn. Trong đó, chợ có quy mô lớn nhất là chợ Trung Tâm mỗi ngày khoảng 7tấn/ngày. Đây là các chợ bán rất nhiều mặt hàng trong đó hàng thực phẩm là chủ yếu.
Rác đường phố. Theo ước tính lượng rác đường phố phát sinh ở Thành Phố Tuy Hòa trung bình là 10 tấn/ngày.
Trường học. Theo kết quả của cục thống kê Thành Phố Tuy Hòa có 44 trường trong đó 20 trường tiểu học, 14 trường trung học cơ sở 8 trường phổ thông trung học và 2 trường cao đẳng. Lượng rác phát sinh mỗi ngày của các trường này là khoảng 2 tấn.
Rác thải nông nghiệp
Thành phần rác thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp gồm: rơm rạ, trái cây hỏng, vỏ dừa, thân và cành cây, bao bì thuốc BVTV...trong đó: gỗ và rác vườn có thành phần hữu cơ với giá trị nhiệt lượng cao chiếm đa số.
Do đặc thù của ngành nông nghiệp là thu hoạch theo mùa vụ, nhất là đối với rác thải là cành cây cỏ, rơm rạ, vỏ dừa..rất khó xác định, vả lại sau khi thu hoạch, nông dân đều tận dụng rác thải làm phân bón, nấm rơm, nhiên liệu... nên em không ước tính được khối lượng phần rác thải này bao nhiêu tấn/ngày.
Chất thải rắn y tế
Tổng số các Bệnh viện, Trung tâm y tế , trạm y tế tại Thành Phố Tuy Hòa là 30 trong đó có 2 bệnh viện đa khoa, 1phòng khám khu vực, 1bệnh viện điều dưỡng, 14 trạm y tế xã, phường, 10 các cơ sở y tế khác và một số cơ sở y tế của tư nhân. Số giường bệnh tại các bệnh viện trong Thành Phố Tuy Hòa là: 761 giường. Trong đó có 550 giường bệnh đa khoa, 5 giường bệnh phòng khám, 100 giường bệnh bệnh viện điều dưỡng, 46 giường bệnh trạm y tế xã, phường, 60 giường bệnh. Trong thành phần chất thải y tế có nhiều chất nguy hại có khả năng lây nhiễm cao như: bông băng phẩu thuật, kim tiêm, ống chích, dược phẩm hỏng, mô phẩu thuật.. các cơ sở y tế khác. Căn cứ vào số liệu của Cty Phát triển Nhà và Công trình Đô thị Thành Phố Tuy Hòa thu gom qua hợp đồng và số liệu khảo sát, ước tính tổng lượng CTR của ngành y tế thải ra là: 3 tấn/ ngày sau khi đã được xử lý sơ bộ.
Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt theo từng nguồn phát sinh
Thành phần của chất thải rắn là một thuật ngữ dùng để mô tả các thành phần riêng có trong hỗn hợp chất thải rắn. Thành phần chất thải rắn đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa ra các phương tiện cần thiết, các chương trình và kế hoạch quản lý CTR cho phù hợp với thực tế. Đối với
Hộ gia đình: Thành phần chủ yếu là: Thực phẩm, giấy, carton,plastic, gổ, thủy tinh, kim loại, tro…
Chợ: Thành phần chủ yếu là: Thực phẩm, rác, giấy, phế phẩm(ruột, đầu cá..), bao bì nhựa..
Rác đường phố: Thành phần chủ yếu là: Cành lá cây, xác động vật chết..
Rác trường học: Thành phần chủ yếu là: Giấy, bao bì nhựa,…
Rác thải nông nghiệp: Thành phần chủ yếu là: Rơm rạ, trái cây hỏng, vỏ dừa, thân và cành cây, bao bì thuốc BVTV, ...trong đó: gỗ và rác vườn có thành phần hữu cơ với giá trị nhiệt lượng cao chiếm đa số.
Rác y tế: Thành phần chủ yếu là: băng phẩu thuật, kim tiêm, ống chích, dược phẩm hỏng, mô phẩu thuật..
Rác thải công nghiệp: Thành phần chủ yếu cuả CTR công nghiệp tại Thành phố Tuy Hòa như: Trấu, phôi kim loại, phân, bã chì,giấy, nhựa, kim loại, phế phẩm (ruột, đầu cá..), gạch vụn, bao bì nhựa, vv…
Trong tất cả các nguồn phát sinh rác từ khu vực dân cư, lượng rác từ hộ gia đình chiếm tỷ lệ lớn nhất với thành phần đa dạng nhất.
M = khối lượng rác thực phẩm + khối lượng rác còn lại (kg/hộ/ngày)
% rác thực phẩm = khối lượng rác thực phẩm x100
m
Thành phần rác sẽ được tính toán theo khối lượng từng thành phần riêng biệt so với tổng khối lượng rác phát sinh (ký hiệu là m). Ví dụ thành phần rác thực phẩm sẽ được tính như sau:
3.2.2 Hệ thống quản lý hành chánh tại Thành Phố Tuy Hòa
3.2.2.1 Cơ quan chuyên trách thu gom – vận chuyển – xử lý rác
Cơ quan chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển và xử lý rác tại Thành Phố Tuy Hòa là Công Ty Phát Triển Nhà & Công Trình Đô Thị. Công ty là doanh nghiệp nhà nước chuyên hoạt động công ích do UBND tỉnh thành lập, với các chức năng nhiệm vụ như sau:
Hoạt động công ích: quản lý một số nhiệm vụ có liên quan đến môi trường, trong đó có chức năng thu gom vận chuyển và xử lý rác thải.
Hoạt động kinh doanh: Thi công các công trình công cộng và vật tư chuyên ngành.
Lực lượng cán bộ, công nhân viên: tính đến tháng 10/2005 là 253 người, trong đó: ban giám đốc: 2 người, phòng tài vụ: 8 người, phòng khoa học kỹ thuật: 10 người, phòng tổ chức – hành chánh: 4 người, đội cây xanh: 60 người, đội duy tu: 20 người, đội hốt: 36 người, đội quét: 56 người, đội xe và tổ sửa chữa: 16 người, tổ điện: 4 người, tổ bảo vệ: 3 người, tổ nghĩa trang: 8 người, xưởng gạch: 26 người
Đánh giá
Trong những năm vừa qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế của Tỉnh nhà như đầu tư nâng cấp các cơ sở kỹ thụât hạ tầng đô thị nên điều kiện về vật chất tinh thần của đại bộ phận dân cư ngày càng nâng cao rõ rệt. Mặt khác Công ty Phát triển Nhà và Công trình Đô thị đã hoàn thành tốt những mặt công tác quan trọng, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Qua đó khẳng định sự tiến bộ và nổ lực không ngừng của cán bộ công nhân viên trong Công ty về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và quản lý.
Công tác dịch vụ đô thị có nhiều chuyển biến tốt đẹp và dần đi vào nề nếp, nhất là dự án quy hoạch chi tiết cây xanh đô thị đảm bảo cho môi trường đô thị xanh– sạch – đẹp.
Công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngày càng hợp lý và chặt chẽ, đầu tư nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của Thành Phố, đảm bảo đúng chất lượng cũng như kỹ, mỹ thuật công trình.
Công tác quản lý CTR đô thị tại Thành Phố Tuy Hòa được nhà nước quản lý thống nhất từ Thành Phố xuống các phường, xã. Do ưu điểm của cơ cấu quản lý này là bộ máy thống nhất, chuyên môn hóa, dễ phát huy được các điều kiện về nhân lực và cơ sở vật chất của hệ thống. Tuy nhiên, do lực lượng ít, cần nghiên cứu phát huy sức mạnh tổng hợp của địa phương, các ban ngành và tư nhân trong việc tham gia vào công tác quản lý CTR. Tuy nhiên, bên cạnh đó những thành công vẫn còn tồn tại một số khó khăn cần khắc phục:
Số cán bộ có trình độ đại học và trung cấp chiếm tỷ lệ tương đối thấp, chủ yếu tập trung vào khối gián tiếp và cán bộ phụ trách các đơn vị chuyên môn. Cần bổ sung thêm cán bộ chuyên môn về môi trường để tăng cường hiệu lực quản lý của bộ máy;
Chưa phát hiện và xử lý kịp thời một số hộ dân không chấp hành tốt ý thức vệ sinh đô thị và bảo quản cây xanh đường phố;
Các dự án triển khai thi công tiến độ đôi khi còn chậm đặc biệt là khâu giải phóng mặt bằng.
3.2.2.2 Các cơ quan liên quan đến trách nhiệm quản lý rác thải
Cùng với Công ty Phát triển Nhà và Công trình đô thị, các cơ sở thuộc UBND Tỉnh và các phòng thuộc UBND Thành Phố cũng có trách nhiệm liên quan đến rác thải như:
Sở Xây dựng
Sở có trách nhiệm lập kế hoạch sử dụng đất (vị trí của các cơ sở chôn và xử lý rác). Họ có trách nhiệm đảm bảo việc tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng và các chỉ tiêu kỹ thuật khác cũng như thực hiện các Nghị định và quy định của pháp luật.
Sở Tài Nguyên và Môi trường
Sở Tài nguyên và Môi trường được thành lập vào giữa năm 2003, được sát nhập bộ phận môi trường của Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường và phòng địa chính .Sở có trách nhiệm về điều kiện vệ sinh và môi trường trong Tỉnh. Bao gồm trách nhiệm về đánh giá Tác động Môi trường, giám sát các dụ án mới và tiến bộ trong mỗi giai đoạn (xây dựng các lò đốt rác và các bải chôn lấp mới). Họ cũng là cơ quan giải quyết các thắc mắc về ô nhiễm. Sở Tài nguyên Môi trường sẽ tham gia vào việc xây dựng các bãi chôn lấp và giám sát tình hình nước trong quá trình xây dựng và khi bải chôn lấp bắt đầu hoạt động.
Sở Khoa học và Công nghệ
Sở có trách nhiệm quyết định quá trình xử lý chất thải công nghiệp để đảm bảo cơ sở công nghiệp đó tự xử lý sơ bộ để trách ô nhiễm bải chôn lấp Thành phố. Sở đưa ra các hướng dẫn và các đề xuất tùy thuộc vào hoàn cảnh nhưng vẫn có trách nhiệm thực hiện. Sở Khoa học và Công nghệ tham gia hầu hết các công việc của Sở Tài nguyên và Môi trường bởi vì họ cung cấp công nghệ phục vụ cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
Sở Công nghiệp
Sở Công nghiệp chịu trách nhiệm về Công nghiệp và các khu Công nghiệp. Sở này có quan hệ chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư. Họ luôn quan tâm đến sản phẩm rác thải Công nghiệp và cố gắng bố trí địa điểm cho các cơ sở Công nghiệp có rác thải giống nhau vào trong cùng một khu. Những khu Công nghiệp này có trách nhiệm xử lý sơ bộ rác thải của mình để tránh gây ô nhiễm các bãi rác ở khu chôn lấp được đề xuất.
Sở Kế Hoạch và Đầu Tư
Sở Kế Hoạch và Đầu Tư chuẩn bị kế hoạch ngân sách cho các dự án đầu tư. Bao gồm việc xây dựng và cơ sở hạ tầng và thiết bị để xử lý và quản lý các rác thải. Thủ tục phê duyệt các đề xuất đầu tư mới trong lĩnh vực quản lý rác thải như sau:
Trình đề xuất lên Sở Kế Hoạch và Đầu Tư;
Sở Kế Hoạch và Đầu Tư lại trình lên UBND Tỉnh để phê duyệt;
Sau khi được UBND Tỉnh phê duyệt, Kế hoạch dự án chuyển đến sở tài chính đề cấp vốn;
Cuối cùng Sở Tài chính phân bố ngân sách cho các phòng/ban.
Phòng Tài chính UBND Thành Phố
Phòng Tài chình được UBND Tỉnh ủy quyền để liên hệ trực tiếp với các nhà tài trợ. Phòng mở một tài khoản riêng cho từng dự án tài trợ. Nguồn tài trợ mà họ nhận được phải được Bộ Kế hoạch Đầu tư và Sở Kế hoạch Đầu tư thông qua. Thủ tục thanh toán cho các dự án xây dựng đã được quy định và mỗi dự án mới đều có một Hội đồng. Hội đồng này có trách nhiệm đảm bảo mọi thanh toán cho nhà thầu bằng cách dựa trên công việc họ đã làm được và các công việc đó thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết. Phòng là đơn vị chịu trách nhiệm cuối cùng trước mọi khoản thanh toán cho nhà thầu. Phòng có quyền đóng góp ý kiến hoặc phản đối các quyết định của ban quản lý dự án về mọi việc liên quan đến tài chính.
3.2.2.3 Sơ đồ tổ chức Công Ty Phát triển Nhà và Công trình Đô thị
UBND THÀNH PHỐ TUY HÒA
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG KH – KT10 NGƯỜI
PHÒNG TC –HC
4 NGƯỜI
Đội duy tu20 người
Đội hốt36 người
Đội quét56 người
Đội cây xanh60 người
Đội xe và Tổ sửa chữa 16 người
Tổ điện4 người
Tổ bảo vệ3 người
PHÒNG TÀI VỤ8 NGUỜI
Xưởng gạch26 người
Tổ nghĩa trang8 người
Hình 3.18: Sơ đồ tổ chức Công Ty Phát triển Nhà và Công trình Đô thị
3.2.3 HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THU GOM VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THÀNH PHỐ TUY HÒA
3.2.3.1 Lưu trữ tại nguồn
Đối với khu thương mại
Chợ. Phần lớn chất thải là rau quả, thực phẩm không còn sử dụng được. Tất cả các loại này được đổ thành đống hoặc bỏ vào thùng đẩy tay và được công nhân vệ sinh đến quét dọn thu gom theo đúng giờ quy định. Tùy theo quy mô chợ mổi chợ mà hình thức thu gom cũng khác nhau. Tuy nhiên do diện tích hẹp nên một số chợ Bình Kiến, Tân Hiệp, Trần Phú không thể đặt thùng mà chỉ đổ trực tiếp xuống sàn chợ hoặc đổ thành đống cho công nhân thu gom đến dọn và lấy rác.
Nhà Hàng, Khách Sạn. Chất thải chủ yếu là thực phẩm thừa, rau quả, lon, hộp, giấy, thùng carton, … được lưu trữ trong các túi nilon, ky đựng rác hoặc thùng có thể tích phù hợp với điều kiện nơi đặt thùng chứa. Các phương tiện lưu trữ này đều do các chủ nguồn phát sinh chất thải đầu tư. Khi đến giờ thu gom công nhân vệ sinh của đội công lập sẽ trực tiếp đến lấy và chuyển ra bãi rác. Thời gian lấy rác của các loại hình này thường vào khoảng 17h – 22h30.
Cơ quan, Trường học. Chủ yếu là đồ dùng văn phòng, giấy và thực phẩm. Lượng chất thải này thường chứa trong túi nilon.
Đối với hộ gia đình
Hình thức lưu trữ bao gồm:
Chất thải được bỏ trực tiếp vào thùng ( cần xé);
Chất thải được bỏ vào túi nilon.
Đối với rác đường phố
Thành phần chủ yếu của rác đương phố là lá cây, cỏ, giấy và nhiều thứ khác mà người đi đường thải bỏ và cả rác sinh hoạt của các hộ gia đình không đăng ký thu gom. Hiện nay, Thành Phố chưa đặt các thùng chứa để phục vụ cho người đi đường. Rác đường phố phần lớn vẫn thải bỏ trên mặt đường và chỉ được dọn sạch khi có công nhân vệ sinh đến thu gom.
Đối với các nguồn còn lại
Tất cả các chất thải rắn sinh hoạt đều được bỏ vào túi nilon, thùng chứa đổ đống hoặc các loại hình chứa phù hợp.
3.2.3.2 Hệ thống thu gom
Hệ thống thu gom của Thành Phố Tuy Hòa là hệ thống thu gom kiểu container cố định, qui trình thu gom được thu gom được mô tả như sau: xe thu gom (là loại xe có thùng chứa và xe cuốn ép) sẽ đi từ trạm xe đến vị trí thu gom, lấy thùng chứa rác đổ lên xe, trả thùng rỗng về vị trí cũ rồi đi đến vị trí thu gom tiếp theo, cứ như thế cho đến khi thùng chứa trên xe đã đầy. Khi đó, xe thu gom sẽ vận chuyển rác đến nơi tiếp nhận là bãi rác, đổ rác và vận chuyển đến vị trí lấy rác đầu tiên của tuyến thu gom tiếp theo. Khi hoàn tất công tác thu gom rác của một ngày làm việc, xe thu gom sẽ vận chuyển từ nơi tiếp nhận về trạm xe. Hiện nay, Thành Phố Tuy Hòa chỉ hiện hữu một đội thu gom công lập
Đội thu gom rác công lập
Chịu sự quản lý trực tiếp của đơn vị thực hiện công tác môi trường đô thị là Công ty Phát triển Nhà & Công trình Đô thị Thành Phố Tuy Hòa, bao gồm 9 tổ, đội mỗi tổ có một tổ trưởng và các tổ viên, được chia làm 3 ca hoạt động, chịu trách nhiệm thu gom rác hộ dân, quét rác đường, rác chợ và thu gom rác y tế. Tổng số công nhân của đội vệ sinh công lập là 128 người. Trong đó công tác quét đường được thực hiện từ 03:30 đến 06:30 sáng, chiều từ 14h đến 16h30, công tác thu gom rác hộ gia đình, hoạt động từ 17h:00-22h:30 mỗi ngày. Tổ chợ thu gom rác ở 5 chợ (Phú Lâm, Bình Kiến, Trung Tâm, Tân Hiệp, Trần Phú). Tổ còn lại thu gom rác y tế.
Công nhân thu gom làm việc theo các khoảng thời gian từ 14h:00 – 16h:30 và 17h:00 - 22h:30, Trong đó:
Từ 14h:00 – 16:30 thu gom rác đường;
Từ 17h:00 – 20:30: thu gom rác từ các hộ gia đình, nhà hàng, khách sạn.
Mỗi công nhân vệ sinh có xe đẩy tay. Do đó, khi thu xong xe thứ nhất họ sẽ đẩy xe về đổ tại điểm hẹn và lấy xe đi thu gom chuyến thứ tiếp .
Nhân Lực. Tổng số công nhân thu gom trực tiếp tại các tổ thu gom rác công lập tại Thành Phố Tuy Hòa bao gồm 128 công nhân
Trang thiết bị chuyên dùng. Do điều kiện khó khăn hiện nay, Công ty Phát triển Nhà & Công trình Đô thị Thành Phố Tuy Hòa chưa trang bị đầy đủ phương tiện cần thiết đúng quy cách để phục vụ cho công tác thu gom và vận chuyển rác thải. Các phương tiện dung cho công tác thu gom và xử lý rác thải của Công ty Phát triển Nhà & Công trình Đô thị Thành Phố Tuy Hòa bao gồm:
8 xe ô tô trọng tải 4.5 tần và 2.5 tấn;
106 xe ba gac và xe đẩy tay;
Thùng đựng rác loại (660l) là 50 cái;
Thùng đụng rác loại (220l) là 40 cái.
Bảo hộ lao động và dụng cụ lao động. Mỗi công nhân trong đội vệ sinh công lập chưa được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động và các dụng cụ lao động nhằm bảo vệ sức khỏe người công nhân cũng như giúp cho công tác thu gom nhanh chóng và hợp vệ sinh
QUY TRÌNH THU GOM RÁC
Thu gom rác
Công tác thu gom rác do Công ty Phát triển Nhà & Công trình Đô thị Thành Phố Tuy Hòa đảm trách đã giải quỵết cơ bản vấn đề vệ sinh môi trường tại Thành Phố Tuy Hòa trong những năm qua. Quá trình thu gom rác thải được bố trí thành ba khâu như sau:
Khâu 1: Vệ sinh đường phố
Hàng năm các công nhân thực hiện thu gom rác đường phố, vĩa hè khoảng 92.322.744. m2.
Ca chính (từ 3 giờ30 - 6 giờ 30sáng): quét sạch rác, lá cây, tạp chất...trên hè phố, lòng lề đường;
Ca phụ (từ 14 giờ - 16h 30 giờ chiều): thu nhặt rác thải qua một buổi sinh hoạt của cộng đồng, quét sơ lề đường.
Tất cả lượng rác thải được thu dọn sau đó đem đến nơi tập kết.
Khâu 2: Thu gom rác từ các hẻm nhỏ bằng xe ba gát đẩy tay
Thu gom rác thải từ các hộ dân trong hẻm phố vì xe ô tô không vào được nên tổ chức thu gom bằng xe đẩy tay, xe ba gát nhân công làm việc này là nhân công của các phường xã. Sau khi thu gom các hộ dân trong hẻm phố rác được tập trung về 21 điểm tập kết trên toàn Thành Phố. Sau đó xe ô tô của Công ty Phát triển Nhà & Công trình Đô thị Thành Phố Tuy Hòa đến thu gom.
Khâu 3: Thu gom rác bằng xe ô tô
Thu gom rác các hộ dân trên mặt phố, các đơn vị hành chính, các điểm kinh doanh, các chợ, các bệnh viện, các điểm tập kết rác…được nhân công Công ty Phát triển Nhà & Công trình Đô thị Thành Phố Tuy Hòa thu gom bằng xe ô tô các loại với tổng khối lượng rác trung bình trong một ngày khoảng 230m 3 và rác được vận chuyển ra bãi xử lý cách xa Thành Phố với cự ly là 7 Km với lộ trình thu gom như sau:
RÁC TRONG DÂN
&
RÁC CÔNG CỘNG
ĐIỂM TẬP KẾT RÁC
THU GOM LÊN XE
BÃI XỬ LÝ
Thời gian thu gom rác và vận chuyển hằng ngày như sau: buổi sáng từ 4h đến 7h, buổi chiều từ 17h – 22h30.
Hình 3.19: Công nhân đang thu gom rác tại phường 2 Thành Phố Tuy Hòa
Tại các chợ: Rác được công nhân của chợ quét và thu gom thủ công hoặc xe đẩy tay đến tập trung rồi đổ trực tiếp xuống sàn chợ hoặc đổ thành đống cho công nhân thu gom đến dọn và lấy rác, sau đó được các xe ép rác chạy theo lộ trình được phân công đến thu gom và vận chuyển vào bãi đổ. 100% các chợ có qui mô lớn đều được thu gom rác. Hiện nay Thành Phố Tuy Hòa có 5 chợ chính như chợ Phú Lâm, Bình Kiến, Trung Tâm, Tân Hiệp, Trần Phú với tổng khối lượng rác ước tính trong 1 ngày là 17 tấn. Trong đó, chợ có quy mô lớn nhất là chợ Trung Tâm mổi ngày khoảng 7tấn/ngày. Đây là các chợ bán rất nhiều mặt hàng trong đó hàng thực phẩm là chủ yếu. Mỗi ngày xe đến lấy rác từ 19h đến 22h30.
Hiện nay Thể tích/khối lượng rác được theo dõi hàng ngày qua nhật ký công trình của lái xe và sự xác nhận của các tổ, đội trưởng trong Đội thu gom. Số liệu này được quyết toán từng tháng qua kiểm tra của phòng Kế hoạch công ty theo phương thức sau:
Bình quân lượng rác hàng ngày = Lượng rác vận chuyển trên các xe ô tô hàng tháng
Số ngày trong tháng
Hình 3.20: Công nhân đang thu gom rác tại chợ trung tâm Thành Phố Tuy Hòa
Lệ phí thu gom
Lệ phí thu gom rác hộ gia đình dao động 4.000 – 12.000 đồng/tháng hộ. Tuy nhiên, chi phí thu gom còn tùy thuộc vào lượng rác phát sinh. Đối với các quán ăn chi phí thu gom 10.000 đồng/tháng hộ, đối với nhà trong hẻm chi phí thu gom là 4.000 đồng/ tháng, đối với nhà mặt phố chi phí thu gom là 7.000 đồng/ tháng, đối với tạp hóa mua bán khác chi phí thu gom là 12.000đồng/ tháng
3.2.3.3 Hệ thống trung chuyển, vận chuyển
Hiện nay tại Thành Phố Tuy Hòa không có trạm trung chuyển cũng như các điểm hẹn lớn, việc vận chuyển rác từ các nguồn thải đến bải rác thông qua 8 xe ô tô chuyên dụng gồm 5 xe cuốn ép loại 2,5 tấn và 3 xe tải ben loại 4,5 tấn của Công ty Phát triển Nhà & Công trình Đô thị Thành Phố Tuy Hòa.
Tổng quan các điểm tập kết
Tổng số điểm tập kết trên địa bàn Thành Phố Tuy Hòa và vị trí các điểm hẹn được trình bày tóm tắt trong Bảng 3.19.
Hiện nay, trên địa bàn Thành Phố Tuy Hòa có tổng cộng 25 điểm tập kết. Các điểm tập kêt này do 10 phường và 4 xã chọn ra.
Hình 3.21 Rác mới được tập kết tại Điểm Quốc Lộ 1A - Kho xăng số 3
Các điểm tập kết này nằm ở những khu vực ít gây phiền nàn cho người dân cũng như điều kiện giao thông, các điểm tập kết này không đồng nhất về khoảng cách và diện tích.