Đồ án Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 cho công ty Ajinomoto Việt Nam

MỤC LỤC

Nhiệm vụ đồ án: i

Lời cám ơn : ii

Mục lục : iii

Danh sách hình : iv

Danh sách bảng: v

Danh mục từ viết tắt : vi

CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU

1.1 Lời mở đầu : 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu : 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu: 2

1.4 Nội dung nghiên cứu : 2

1.5 Phương pháp nghiên cứu: 2

1.6 Ý nghĩa đề tài: 3

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ISO 14001

2.1 Tổng quan về bộ tiêu chuẩn ISO 14000: 5

2.1.1 Giới thiệu về tổ chức quốc tế và tiêu chuẩn hóa: 5

2.1.2 Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 : 6

2.1.3 Cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 14000 : 7

2.1.4 Phạm vi của ISO 14000 : 9

2.1.5 Mục đích của ISO 14000 : 9

2.2 Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 : 9

2.2.1 Khái niệm về ISO 14001 : 10

2.2.2 Lợi ích của ISO 14001 : 11

2.2.3 Nội dụng của ISO 14001 : 12

2.2.3.1 Phạm vi áp dụng : 12

2.2.3.2 Tài liệu viện dẫn : 13

2.2.3.3 Thuật ngữ và định nghĩa : 13

2.2.3.4 Các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường : 16

2.3 Sự tương quan giữa hệ thống ISO 14001 và các hệ thống quản lý khác : 27

2.4 Tình hình áp dụng ISO 14001 trên thế giới và ở Việt Nam : 32

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY AJINOMOTO VIỆT NAM

3.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty : 35

3.1.1 Khái quát về công ty : 35

3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển : 35

3.1.3 Vị trí : 26

3.1.4 Chức năng và nhiệm vụ : 36

3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận : 36

3.3 Những thuận lợi và khó khăn của công ty : 39

3.3.1 Thuận lợi : 39

3.3.2 Khó khăn : 40

3.4 Văn hóa công ty và định hướng phát triển : 30

3.4.1 Văn hóa công ty : 40

3.4.2 Định hướng phát triển : 40

3.5 Quy trình sản xuất sản phẩm : 41

3.5.1 Các sản phẩm chính : 41

3.5.2 Quy trình sản xuất : 41

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CHO CÔNG TY AJINOMOTO

4.1 Các vấn đề môi trường chính của công ty : 49

4.1.1 Chất thải rắn : 50

4.1.2 Khí thải và tiếng ồn : 51

4.1.3 Nước thải : 52

4.2 Hoạt động quản lý môi trường tại công ty theo tiêu chuẩn ISO 14001 : 53

4.2.1 Cam kết của lãnh đạo : 54

4.2.2 Chính sách môi trường : 54

4.2.3 Lập kế hoạch : 56

4.2.3.1 Xác định các khía cạnh và đánh giá tác động môi trường : 56

4.2.3.2 Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác : 57

4.2.3.3 Mục tiêu, chỉ tiêu môi trường : 58

4.2.3.4 Vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của từng bộ phận cá nhân trong hệ thống quản lý môi trường của công ty : 64

4.2.3.5 Đào tạo nhận thức năng lực : 68

4.2.3.6 Đánh giá nội bộ : 69

4.2.3.7 Thông tin liên lạc : 70

4.2.3.8 Kiểm soát tài liệu : 71

4.2.3.9 Chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng tình trạng khẩn cấp : 71

4.2.4 Kiểm tra : 72

4.2.5 Sự không phù hợp khắc phục và phòng ngừa : 73

4.2.6 Xem xét của lãnh đạo : 73

4.3 Các giải pháp kiểm soát ô nhiễm tại công ty : 74

4.3.1 Hệ thống xử lý nước thải : 74

4.3.2 Hệ thống thu gom chất thải rắn : 77

4.3.3 Một số biện pháp bảo vệ môi trường khác : 78

CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14001 CHO CÔNG TY AJINOMOTO VIỆT NAM

5.1 Đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống quản lý môi trường : 79

5.1.1 Thay đổi các mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình QLMT : 80

5.1.2 Xây dựng thủ tục vận hành cho các chương trình đề xuất : 83

5.1.3 Lý do chọn các chương trình QLMT : 84

5.1.4 Nâng cao chương trình đào tạo, cập nhật các chương trình đạo tạo mới vào thủ tục đào tạo nhận thức, năng lực : 92

5.1.5 Giám sát và đo thêm các thông số mới : 92

5.2 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình cải tiến HTQLMT : 92

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 Kết luận : 94

6.2 Kiến nghị : 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO : 96

PHỤ LỤC

 

doc96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8007 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 cho công ty Ajinomoto Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chú trọng hơn nữa tới vấn đề chất lượng, độ an toàn sản phẩm và bảo vệ môi trường. Hiện nay công ty đang thực hiện tốt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001, tiêu chuẩn HACCP trong sản xuất thực phẩm, ISO 14001 về bảo vệ môi trường và OHSAS 18001 về an toàn lao động. 3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận Xưởng giấm Xưởng Mayonaise Xưởng Aji_Ngon P.Sản xuất Sản phẩm mới P.Sản xuất Xưởng đóng gói Xưởng kết tinh Xưởng tách axit Glutamit P.Sản xuất Xưởng lên men Xưởng đường hóa Nuôi cây & sx giống P. Điều hành sản xuất P.KT chất lượng QA QC PP P.An toàn vệ sinh thực phẩm P.Khối R&D P.Kinh doanh & tiếp thị P.Hành chính Phó TGĐ thứ nhất GĐ sản xuất Phó TGĐ thứ hai Tổng giám đốc WH Phòng môi trường Phòng Ami Phòng sữa chữa Phòng động lực Phòng kỹ thuật Hình 3.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Ajinomoto Việt Nam a. Ban giám đốc công ty Tổng giám đốc: Là đại diện cao nhất của công ty Ajonomoto ở Nhật bản cũng là người có quyền hạn cao nhất của công ty liên doanh. Có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề chiến lược kinh doanh, chia lãi kiếm được từ hoạt động kinh doanh.. Phó tổng giám đốc thứ nhất: Là người đại diệân bên Nhật Bản, vừa là giám đốc sản xuất, có nhiệm vụ quản lý quá trình sản xuất từ khâu mua nhiên liệu đến khi ra sản phẩm. Phó tổng giám đốc thư hai: Là người đại diện cao nhất bên Việt Nam, có trách nhiệm phụ trách các hoạt động có tính chất liên quan đến các cấp chính quyền nhà nước. b. Các phòng ban, bộ phận Phòng hành chánh tổng hợp: Gồm 3 bộ phận: Bộ phận nhân sự: Phụ trách công tác tuyển dụng và quản lý các hoạt động về lao động tiền lương, các chính sách cho người lao động và nội quy, quy định của công ty. Bộ phận hành chính quản trị: phụ trách các hoạt động về hành chính giao tế, quan hệ với các cơ quan nhà nước, quản lý về mặt đời sống an ninh. Bộ phận Logistic (hậu cần): Phụ trách hoạt động vận tải hàng hóa, kho hàng và quản lý kho. Phòng kế toán: Phụ trách các vấn đề liên quan đến tài chính của công ty: Phòng kinh doanh: chia làm 02 bộ phận: Bộ phận bán hàng: Phụ trách công tác quản lý chi phí bán hàng, báo cáo bán hàng, báo cáo doanh thu, hàng tồn kho, hỗ trợ các hoạt động bán hàng, điều hành xe bán hàng cảu công ty và quảng cáo. Bộ phận mua hàng: Phụ trách công tác mua hàng: Nguyên liệu, thiết bị… Phòng quản lý chất lượng: Phụ trách công việc phân tích và kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra, lập hồ sơ kiểm tra chất lượng sản phẩm để có số liệu thông tin chính xác kịp thời phản ánh cho các phân xưởng, phòng ban chức năng và báo cáo ban giám đốc để ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm. Phòng kỹ thuật: Quản lý máy móc, thiết bị, đảm báo tính an toàn về tính năng kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu ổn định và phát triển sản xuất. Bộ phận sản xuất: Phụ trách toàn bộ qui trình sản xuất khép kín, tạo ra các sản phẩm của công ty đồng thời xây dựng lắp đặt, bảo trì máy móc, thiết bị nhà xưởng. 3.3 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY 3.3.1 Thuận lợi: Là thành viên của tập đoàn Ajinomoto toàn cầu. Thương hiệu Ajinomoto đã được khẳng định trên thị trường. Sản phẩm bột ngọt Ajinomoto và boat nêm Aji_Ngon đang dần chiếm lĩnh thị trường nội địa. Có đội ngũ bán hàng hiệu quả, bán hàng trực tiếp không thông qua các đại lý nên dễ dàng nắm bắt các thông tin phản hồi từ phía khách hàng, cũng như giải quyết nhanh chóng, kịp thời các khiếu nại của khách hàng. Máy móc, thiết bị, day truyền sản xuất hiện đại giúp nâng cao năng suất và đảm bảo vận hành tốt trong điều kiện hoạt động 3 ca một ngày. Có giấy chứng nhận ISO 9001 (năm 2005) ISO 14001 (năm 2002) và giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP ( năm 2007). Điều kiện lao động luôn được đảm bảo trong tình trạng tốt nhất. Công ty Ajinomoto Việt Nam là một trong những nhà máy có hệ thống xử lý nước thải tốt nhất trong nước. Hệ thống chính sách tốt, chính sách lương bổng rõ ràng. Có hệ thống Công đoàn, Chi bộ Đảng mạnh nhất ở Đồng Nai, thường xuyên tổ chức các hoạt động Công đoàn. Có vị trí thuận lợi về cả đường hàng không, đường sắt, đường bộ và cả đường thủy, đồng thời cũng là khu vực thuận lợi cho việc cung cấp điện, nước, lao động, dịch vụ… 3.3.2 Khó khăn: Nhà cung cấp nguyên liệu trong nước không nhiều, không chất lượng. Sự cạnh tranh gay gắt của các nhãn hiệu khác. Giá xăng dầu và giá nguyên vật liệu liên tục biến đổi gây ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Các loại hương dùng để chế biến hạt nêm Aji_Ngon phải nhập từ nước ngoài, các nhà sản xuất trong nước không sản xuất được do đó khó tìm được nguyên vật liệu khác thay thế. Vấn đề hàng giả trong gian lận thương mại ngày càng phổ biến đã ảnh hưởng nhiều đến uy tín nhãn hiệu cũng như thị phần của công ty. 3.4 VĂN HÓA CÔNG TY VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 3.4.1 Văn hóa công ty: Công ty mang đậm văn hóa Việt-Nhật, do đó có nhiều tình cảm trong mối quan hệ giữa người và người. Triết lý kinh doanh là “Mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người thông qua những sản phẩm an toàn, chất lượng cao và ổn định” 3.4.2 Định hướng phát triển Hoạt động sản xuất: Đầu tư trang thiết bị, cải tiến công nghệ nhằm tăng công suất sản xuất, nâng vốn đầu tư. Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới bên cạnh các sản phẩm truyền thống như boat ngọt, boat nêm. Hoạt động kinh doanh: Tiếp tục phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ các loại sản phẩm của công ty. Không ngừng cải tiến hình thức đóng góp sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Tăng cường chống hàng giả trong gian lận thương mại. 3.5 QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM 3.5.1 Các sản phẩm chính Bột ngọt Ajinomoto (MSG) Bột ngọt cao cấp Aji_Plus Hạt nêm Aji_Ngon Giấm gạo Lisa Sốt Mayonaise Lisa Phân bón hữu cơ Ami_Ami 3.5.2 Quy trình sản xuất a. Quy trình sản xuất bột ngọt Ajonomoto: Nguyên liệu sản xuất bột ngọt là mía và khoai mì. Khoai mì được vận chuyển vào nhà máy bằng xe tải dưới dạng tinh boat khoai mì. Mía được vận chuyển vào nhà máy bằng đường sông cập vào cầu cảng dưới dạng mật mía đường. Tại cầu cảng, mật mía đường được hút vào nhà máy. Công đoạn đường hóa: Sau khi vận chuyển xong nguyên liệu đầu vào sẽ tiến hành sử lý nguyên liệu để tạo thành dung dịch đường. Đây là giai đoạn hóa đường. Bột ngọt là sản phẩm của quá trình lên men vi sinh nên thức ăn chính của vi sinh là đường đơn, đường gluco. Đối với những loại nguyên liệu sẽ có bước xử lý khác nhau. Tinh boat khoai mì là một dạng đường đa polysaccalis, người ta dùng enzim amila để phân cắt tinh boat khoai mì thành dung dịch đường gluco. Còn mật mía đường có hàm lượng Canxi cao. Canxi cao gây ảnh hưởng đến khả năng kết tinh của boat ngọt sau này cho nên dùng H2SO4 để phân cắt lực liên kết giữa gluco và fructo trong mật mía đường, đồng thời tiến hành kết tủa lượng Canxi đó tạo tủa CASO4 (Gypsum). Tủa CASO4 này sẽ được bán cho các nhà máy hóa chất, phân bón… Công đoạn lên men: Giống vi sinh dùng trong giai đoạn lên men này được nhập từ tập đoàn Ajinomoto mỗi năm một lần. Chúng được lưu trữ và chạy test trong phòng thí nghiệm của công ty để nắm được các thông nhiệt độ, pH, năng suất của con giống. Vi sinh được nhân giống qua nhiều cấp để đạt được số lượng nhất định trước khi đến giao đoạn lên men chính. Quá trình lên men tạo bột ngọt là quá trình lên men hiếu khí bán liên tục. Vi sinh vật trong bồn lên men này sẽ ăn đường gluco và tạo thành acid glutamic. Sau khoảng từ 36 đến 40 giờ lên men, người ta sẽ thu hồi acid glutamic. Dung dịch còn lại trong bồn chứa đường mà vi sinh vật chưa dùng hết, xác bã sinh vật, vitamin và khoáng chất nên được dùng làm phân bó lỏng Ami Ami. Phương pháp thu hồi acid glumatic là ta đieuà chỉnh pH của dung dịch bằng 3,2. Tại giá trị pH này acid glumatic sẽ kết tinh lại. Công đoạn trung hòa acid glutamic bằng soda: Bột ngọt là muối natri của acid glumatic đó là mono solium glutamate cho nên dùng soda để trung hòa acid glumatic. Công đoạn lọc và tẩy màu: Sau khi trung hòa acid xong, dung dịch bột ngọt có màu nâu đỏ do nó bị ảnh hưởng của nguyên liệu mật mía đường cho nên còn có thêm giai đoạn lọc và tẩy màu. Công ty áp dụng phương pháp hoạt tính để tẩy màu. Công đoạn tinh chế và kết tinh tạo tinh thể bột ngọt Người ta cho dung dịch bột ngọt vào trong một cái bồn. Môi trường trong bồn là môi trường chân không, chứa hơi nước có nhiệt độ từ 60 đến 65oC, cho dung dịch đạt tới trạng thái bão hòa sau đó cho mầm vào sẽ kết tinh thành tinh thể bột ngọt. Công đoạn đóng gói thành phẩm Thời gian từ lúc nhập liệu đến khâu thành phẩm là khoảng 15 ngày. b. Quá trình sản xuất bột ngọt cao cấp Aji_Plus: Bột ngọt & I+G Trộn Sấy Nghiền Sàng Đóng gói Thành phẩm Hình 3.4 . Qui trình sản xuất bột ngọt cao cấp Aji_Plus c. Qui trình sản xuất hạt nêm Aji_Ngon: Nguyên liệu Nghiền Tinh bột Trộn khô Dầu, nước Đồng hóa Tạo hạt Sấy Sàng Lưu kho Bao Film Đóng gói Thành phẩm Hình 3.5. Qui trình sản xuất hạt nêm Aji_Ngon d. Qui trình sản xuất giấm tạo Lisa: Nguyên liệu Lên men rượu Lên men giấm Ủ Lọc thô Thanh trùng Đóng chai Thành phẩm Hình 3.6. Qui trình sản xuất giấm gạo Lisa e. Qui trình sản xuất Sốt Mayonnaise: Trứng tươi Xử lý và thanh trùng Giấm Phối trộn Dầu ăn Đồng hóa Đóng gói Thành phẩm Hình 3.7. Qui trình sản xuất Sốt Mayonnaise f. Qui trình sản xuất Ami_Ami: Nguyên liệu Điều chỉnh dinh dưỡng Khuấy Đóng gói Thành phẩm Hình 3.8. Qui trình sản xuất Ami_Ami NHẬN XÉT: Công ty Ajinomoto Việt Nam Là công ty chuyên sản xuất bột ngọt bằng công nghệ lên men. Nhu cầu thị trường ngày càng cao nên công suất sản xuất cũng không ngừng gia tăng, sản phẩm ngày càng thêm phong phú, đa dạng. Chất thải công nghiệp trong quá trình lên men chủ yếu là chất lỏng và rắn còn thừa lại, sau khi bị rút tỉa và thoát hơi trong quá trình sản xuất. Xét về khía cạnh kinh tế, nhà máy có vị trí khá thuận lợi cho các hoạt động giao dịch và sản xuất (gần ngã ba Vũng Tàu, bên bờ sông Đồng Nai). Nhưng xét về mặt thị trường, đây là vị trí khá nhạy cảm, dễ gây ra các tác động hậu quả nghiêm trọng cho môi trường xung quanh (đặc biệt là môi trường nước mặt sông Đồng Nai và đây cũng là nguồn cung cấp nước quan trọng đối với cả Thành Phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai) Nếu tất cả môi trường của công ty không được kiểm soát tốt chất lượng nguồn thải ra sông phải đảm bảo nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5945-2005). Công ty đã nhận thức được lợi ích của việc áp dụng và duy trì hệ thống quản lý môi trường đem lại. Chương 4 PHÂN TÍCH CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY AJINOMOTO 4.1 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH CỦA CÔNG TY Như trong chương 3 đã giới thiệu, công ty Ajinomoto Việt Nam là công ty chuyên sản xuất bột ngọt bằng công nghệ lên men. Theo sơ đồ công nghệ sản xuất bột ngọt của tập đoàn Ajinomoto, sự lên men cần nhiều nguyên liệu như các gốc carbon, chất khoáng, các gốc nitơ (NH3) và nước. Các vi sinh đặc biệt được dùng để tạo ra axit amin trong quy trình lên men này, sau đó nước bọt lên men được xử lý bằng quy trình phân tách để tạo ra tinh thể của axit amin. Các chất lỏng và rắn còn thừa lại, sau khi bị rút tỉa và thoát hơi trong tiến trình, chính là các chất thải công nghiệp trong quá trình lên men vi sinh. Thông thường, hơi ga thoát ra trong tiến trình được tẩy bằng dung dịch hóa chất lọc sạch bởi các bộ lọc, nên không có ô nhiễm môi trường do hơi ga trong tiến trình này, chỉ trừ ra chất khí CO2 là nguồn gây ra hiệu ứng nhà kính. Nhu cầu thị trường ngày càng cao nên công suất sản xuất cũng không ngừng gia tăng, sản phẩm ngày càng thêm phong phú, đa dạng. Hiện nay, công suất sản xuất bột ngọt lên tới 60.000 tấn/năm, bột nêm al2 3000 tấn/năm, sản phẩm phụ – phân bón hữu cơ lỏng Ami-Ami là 240.000 m3/năm. Nhà máy có vị trí ngay bên bờ sông Đồng Nai – đây lại là nguồn cung cấp nước quan trọng đối với cả Thành Phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai. Vì vậy chất lượng nguồn nước thải ra sông phải đảm bảo nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn Việt Nam ( TCVN 5945-2005) Để quản lý tốt các vấn đề môi trường, công ty xây dựng và duy trì hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. Hệ thống quản lý môi trường thực sự đem lại hiệu quả khi doanh nghiệp duy trì và cải tiến liên tục hệ thống này. Nước Năng lượng Nguyên liệu: Tinh bột sắn Rỉ mật mía Khoáng chất Vitamin Hóa chất Sản phẩm Phân lập: Tách Cô đặc Kết tinh Tẩy màu Soi màu Sấy Đóng gói Chất thải rắn Chất thải lỏng Lên men: Khử trùng Thông khí Kiểm soát Hơi Độ pH Áp suất Khí thải: Ga CO2 NOx, SOx Chất làm lạnh ( NH3) Hình 4.1. Sơ đồ tiến trình lên men vi sinh tạo axit amin ( sản xuất bột ngọt) 4.1.1 Chất thải rắn Chất thải rắn với khối lượng lớn phát sinh từ 2 nguồn chính đó là: Rác thải sản xuất: Bao bì nylon, vụn nylon, chai lọ nhựa, bao đựng soda, bột mì, bao bì tráng nhôm, bao giấy đựng than hoạt tính, bao bì giấy, hộp carton, giấy vụn, bã hèm, bã đậu nành, bã Gypsum (CaSO4), bã than hoạt tính trong công đoạn tẩy màu, lòng trắng trứng, lòng đỏ trứng, vỏ trứng, bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải. Rác thải sinh hoạt: Phát sinh trong sinh hoạt của công nhân viên trong nhà máy như giẻ lau dính dầu, hủ nhựa dính dầu, bao bì nhiễm hóa chất, thùng dính sơn, bo mạch điện tư, bình ắc quy thải, dung dịch sau thử nghiệm, rác y tế. Chất thải rắn được chia làm 2 loại: Tái sử dụng và không tái sử dụng. Bảng 4.1. Bảng phân liệt kê các loại chất thải rắn của công ty. Tái sử dụng Rác giấy văn phòng, báo chí Bao bì plastic, nilon, nhựa dẻo, vật dụng bằng nhựa. Các vật dụng bằng kim loại như: Nhôm, sắt, kẽm, thép, thép không gỉ có kích thước lớm hơn 20cm. Bã than hoạt tính. Bã Gypsum. Không tái sử dụng Các loại rác khác. Rác y tế. Vải lọc trên các máy lọc, ép. Khăn lau dầu nhớt (bảo trì). Ắc quy, bóng đèn huỳnh quang thải, pin, các chất thải độc hại, … 4.1.2 Khí thải và tiếng ồn Nguồn gây ô nhiễm không khí từ nhà máy bao gồm hoạt động của lò hơi, máy phát điện, khí thải nhà bếp, các thiết bị khác. Khí thải có chứa các bụi khói, khí axit ( SO2, CO2, NOx, … ) và hợp chất hữu cơ. Khí CO2 thoát ra từ quá trình lên men trung hòa GA, các hydrocacbon thoát ra từ bồn chứa nhiên liệu lỏng. Tiếng ồn của các máy móc, thiết bị cũng là vấn đề môi trường can quan tâm. Bảng 4.2. Các nguồn phát thải khí trong công ty STT CHẤT THẢI KHÍ CÁCH XỬ LÝ GHI CHÚ 1 Khí thải từ nồi hơn (đốt nhiên liệu) Hệ thống khử lưu huỳnh Đang lắp 2 Khí thải từ các thiết bị khác Không xử lý 3 Khí thải nhà bếp Hút và thải vào không khí 4.1.3 Nước thải Các nguồn nước thải chính từ nhà máy bao gồm: Nước thải sinh hoạt. Nước giải nhiệt. Nước thải sản xuất. Nước giải nhiệt là nguồn nước lay từ sông Đồng Nai hoặc nước sau xử lý được tái sử dụng để làm mát các máy móc, thiết bị. Loại nước thài này không chứa các tạp chất độc hại, chất hữu cơ, dầu mỡ và các chất ô nhiễm do sản xuất nhưng lại có nhiệt độ cao. Hiện nay nhà máy đã xây dựng các chứa bồn chứa nước này, mục đích là giảm nhiệt độ và tái sử dụng. Nước thải sinh hoạt nhà ăn, văn phòng, nhà xưởng của tông ty chiếm một lượng không lớn trong tổng lượng thải của nhà máy và lượng nước này thường nhiễm bẩn không cao nên được thải trực tiếp ra sông. Tại cống thải ra sông, có sự pha loãng nồng độ chất bẩn của nước thải sinh hoạt với các nguồn nước làm mát cùng các nguồn nước đã xử lý. Do đó, các thông số của nước vẫn đạt yêu cầu, trừ hàm lượng coliform. Nước thải sản xuất là nước thải từ các phân xưởng nhà máy, có độ nhiễm bẩn rất cao nên phải qua hệ thống sử lý nước thải rồi mới ra sông. Nước thải này gồm: Nước thải của các phân xưởng đường hóa từ tinh bột, xử lý rỉ đường. Nước thải ở đây bị nhiễm bẩn bởi nồng độ các hydrocacbon như tinh bột, các loại đường (saccarose, glucose, dextrin), cặn rỉ đường, dịch đường còn dính vào canxi photphat do quá trình tách ion canxi trong đường. Nước thải từ phân xưởng lên men gồm các cặn môi trường lên men, có nhiều đường cộng với xác vi khuẩn, các muối khoáng như ure, muối amon, các chất béo, chất hoạt động bề mặt dư thừa. Trong nước thải thiết bị rất giàu protein và acid amin. Nước rửa sàn và nước vệ sinh các thiết bị. Một số thông số đặc trưng các nguồn thải được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 4.3. Các thông số đặc trưng của nước thải Thông số Đơn vị Giá trị trung bình TCVN 5954-2005 Nhiệt độ 0C > 40 40 pH 6 – 12 6 - 9 BOD mg/L >1000 30 TN mg/L 240 15 AN mg/L 123 5 TSS mg/L >100 50 COD mg/L 3400 50 4.2 HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001 Hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT) theo tiêu chuẩn ISO 14001:1996 được công ty chính thức áp dụng và nhận chứng chỉ của BQVI năm 2001, hiện nay đã cải tiến lên ISO 14001:2004. Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại công ty Ajinomoto được xây dựng theo chu trình của Deming – Chu trình PDCA (Plan – Do – Check – Act): Plan (lập kế hoạch): Thiết lập một quá trình mang tính kế hoạch giúp cho tổ chức: Xác định các khía cạnh và các tác động môi trường liên quan. Xác định và giám sát các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà công ty cần tuân thủ. Định ra mục tiêu, chỉ tiêu và lập các chương trình để đạt được kết quả đó. Xây dựng và sử dụng các chỉ thị kết quả hoạt động. Do (thực hiện): Áp dụng và vận hành hệ thống quản lý môi trường Thiết lập cơ cấu quản lý, chỉ định vai trò,trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận. Cung cấp nguồn lực phù hợp. Đào tạo cán bộ, cá nhân làm việc cho công ty hoặc thay mặt cho công ty đảm bảo nhận thức và năng lực. Thiết lập các quá trình để trao đổi thông tin nội bộ với bên ngoài. Thiết lập và duy trì tài liệu. Thiết lập và thực hiện các hoạt động kiểm soát tài liệu. Thiết lập và duy trì các hoạt động kiểm soát điều hành. Đảm bảo và ứng phó trong trường hợp khẩn cấp. Check (kiểm tra): Tiến hành giám sát những gì đang xảy ra. Đánh giá thực trạng sự tuân thủ. Đánh giá sự không phù hợp và thực hiện các hành động phòng ngừa Quản lý hồ sơ. Tiến hành đánh giá nội bộ định kỳ. Act (hành động): Xem xét lại và tiến hành các hoạt động để cái tiến hệ thống quản lý môi trường. Tiến hành xem xét về mặt quản lý các giai đoạn của HTQLMT Xác định các vấn đề cần cải thiện. 4.2.1 Cam kết lãnh đạo Để quyết định thực hiện HTQLMT theo ISO 14001 và đảm bảo thành công, bước đầu tiên không thể thiếu đó là sự cam kết của lãnh đạo cao nhất để cải tiến sự quản lý môi trường của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của công ty. Duy trì sự cam kết và vai trò của lãnh đạo cao nhất tiến triển cùng HTQLMT gặp phải để đảm bảo sự cam kết và vai trò lãnh đạo. 4.2.2 Chính sách môi trường Thiết lập chính sách môi trường cũng vô cùng quan trọng khi áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. Chính sách môi trường thể hiện cam kết ngăn ngừa ô nhiễm và là cơ sở lập ra các mục tiêu, chỉ tiêu môi trường. Hàng năm côn ty xem xét sự phù hợp của chính sách với bản chất, quy mô và các tác động môi trường nhằm hướng đến cải tiến liên tục. Nội dung chính sách môi trường của công ty ajinomoto Việt Nam là: Công ty Ajinomoto Việt Nam Chính sách môi trường Công ty Ajinomoto Việt Nam tọa lạc bên bờ sông Đồng Nai, chúng ta sử dụng nhiều sản phẩm nông nghiệp như tinh bột khoai mì và mật rỉ đường làm nguồn nguyên liệu. Bên cạnh đó, chúng ta cũng tiêu thụ một lượng lớn năng lượng cho quá trình sản xuất thông qua công nghệ lên men. Do đó, việc hòa hợp với môi trường tự nhiên là một trong những vấn đề quan trọng cho hoạt động của công ty. Định hướng môi trường Chúng ta phấn đấu để đạt được sự hòa hợp giữa các hoạt động của công ty với việc bảo vệ cũng như liên tục cải thiện môi trường, để góp phần xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Chính sách môi trường Bằng mọi nỗ lực, chúng ta cố gắng: Nhận thức đầy đủ những tác động mà các hoạt động của Công ty ảnh hưởng đến môi trường, đề ra các mục tiêu và chỉ tiêu cho việc bảo vệ môi trường và liên tục cải thiện các điều kiện môi trường. Tuân thủ luật pháp của nhà nước Việt Nam và những quy định của địa phương có liên quan đến môi trường. Tuân thủ theo những tiêu chuẩn môi trường của Công ty Ajinomoto Việt Nam. Tận dụng những lợi thế hiện nay của công nghệ, tài chính cũng như nguồn nhân lực để liên tục cải thiện các điều kiện môi trường như chương trình tiếp kiệm năng lượng và tận dụng nguyên liệu. Đào tạo và huấn luyện tất cả nhân viên có đầy đủ năng lực đáp ứng yêu cầu công việc. Thực hiện sự hợp tác và thông tin can thiết không chỉ trong nội bộ Công ty mà còn với khách hàng và bên hữu quan. Chính sách này được phổ biến rộng rãi. Chính sách này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 09 năm 2005 TAKASHI MIYAMA TỔNG GIÁM ĐỐC Nhận xét: Cho đến thời điểm này, chính sách môi trường của công ty vẫn thể hiện đầy đủ sự cam kết cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường, cam kết ngăn ngừa ô nhiễm và tuân thủ các yêu cầu pháp luật. 4.2.3 Lập kế hoạch 4.2.3.1 Xác định các khía cạnh và đánh giá tác động môi trường Xác định khía cạnh và đánh giá tác động môi trường được tiến hành theo 3 bước sau đây: Bước 1: Xác định hoạt động của các quy trình, dịch vụ trong từng đợn vị. Hoạt động được xác định tại các vị trí làm việc, theo quy trình sản xuất và các hoạt động có liên quan trong điều kiện bình thường và bất thường. Bước 1 được lập thành hồ sơ theo từng đơn vị. Bước 2: Xác định khía cạnh và tác động môi trường của từng hoạt động theo đầu vào và đầu ra. Đầu vào: là các yếu tố, thành phần có trước hoạt động bị chi phối bởi hoạt động. Đầu ra: là các yếu tố, thành phần sinh ra sau hoạt động. Khía cạnh là nguyên nhân gay rat hay đổi môi trường của đầu vào hoặc đầu ra trong mỗi hoạt động. Tác động là hậu quả của mỗi khía cạnh nêu trên. Bước 2 được lập thành hồ sơ theo từng đơn vị. Bảng 4.4. Tóm tắt một số khía cạnh môi trường đáng kể Hoạt động/dịch v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnoi dung.doc
  • docMuc luc.doc
  • docphu luc.doc
  • docTrang Bia 2.doc
  • docTrang Bia.doc
Tài liệu liên quan