Đồ án Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ cấp nước sinh hoạt phù hợp với từng kiểu bố trí dân cư vùng ngập sâu tứ giác Long Xuyên phần thuộc tỉnh An Giang

MỤC LỤC

 

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG MỞ ĐẦU 4

TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CẤP NƯỚC VÙNG NGẬP LŨ 4

A. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CẤP NƯỚC VÙNG NGẬP LŨ 4

A.1. Đối với nguồn nước mưa 7

A.2. Đối với nguồn nước ngầm 7

A.3. Đối với nguồn nước mặt 8

B. MỤC TIÊU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 10

B.1. Mục tiêu 10

B.2. Đối tượng nghiên cứu 10

C. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 10

D. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11

D.1. Phương pháp luận 11

D.2. Phương pháp cụ thể 11

E. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 12

CHƯƠNG 1 13

THỰC TRẠNG VÀ DIỄN BIẾN LŨ 13

TỨ GIÁC LONG XUYÊN TỈNH AN GIANG 13

1.1 VÙNG NGẬP LŨ TỨ GIÁC LONG XUYÊN 13

1.1.1. Đặc điểm tự nhiên 13

1.1.2. Chế độ nước mùa lũ 14

1.1.3. Chế độ nước mùa khô 16

1.2. TÀI NGUYÊN NƯỚC VÙNG NGẬP LŨ TỨ GIÁC LONG XUYÊN TỈNH AN GIANG 17

1.2.1. Tài nguyên nước mặt 17

1.2.2. Tài nguyên nước ngầm 18

1.2.3. Chế độ mưa 20

1.3. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG NGẬP LŨ TỨ GIÁC LONG XUYÊN TỈNH AN GIANG 21

1.3.1. Khái quát về kinh tế 21

1.3.1.1. Dân số và lao động 21

1.3.1.2. Tình hình tăng trưởng kinh tế 21

1.3.2. Thực trạng xã hội 22

1.4. CÁC KIỂU BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG NGẬP LŨ 23

1.4.1. Dân cư trong đê bao sống tập trung (Kiểu I) 23

1.4.2. Dân cư trong đê bao sống phân tán (Kiểu II) 23

1.4.3. Cụm tuyến dân cư vượt lũ (Kiểu III) 24

1.4.4. Dân cư dọc đường giao thông (Kiểu IV) 24

1.4.5. Dân cư sống trên thuyền (Kiểu V) 24

1.4.6. Dân cư sống trên cọc (Kiểu VI) 24

CHƯƠNG 2 25

HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT VÙNG NGẬP SÂU 25

TỨ GIÁC LONG XUYÊN TỈNH AN GIANG 25

2.1. NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC SINH HOẠT 25

2.2. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC 26

2.2.1. Hiện trạng chất lượng nước mưa 29

2.2.2. Hiện trạng chất lượng nước ngầm 29

2.2.3. Hiện trạng chất lượng nước mặt 30

2.2.4. Những yếu tố tác động đến chất lượng nguồn nước 33

2.2.4.1. Việc phá rừng 33

2.2.4.2. Việc đào giếng 33

2.2.4.3. Vấn đề thủy lợi 34

2.2.4.4. Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật 34

2.2.4.5. Chất thải trong chăn nuôi, nhà máy sản xuất 34

2.2.4.6. Ô nhiễm thuốc sát trùng DDT 35

2.2.4.7. Nhà vệ sinh trên kênh rạch 35

2.2.5. Ô nhiễm nguồn nước và sức khỏe con người 35

2.3. HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT 36

2.3.1. Hiện trạng cấp nước sinh hoạt 36

2.3.2. Những yếu tố tác động đến công nghệ cấp nước 38

2.4. MỘT SỐ CÔNG NGHỆ CẤP NƯỚC HIỆN CÓ 38

2.4.1. Công nghệ cấp nước nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình 39

2.4.1.1. Công nghệ cấp nước sử dụng nước mưa 39

2.4.1.2. Công nghệ cấp nước sử dụng nước ngầm 41

2.4.1.3. Công nghệ cấp nước sử dựng nước mặt 43

2.4.2. Công nghệ cấp nước tập trung quy mô nhỏ 45

2.4.2.1. Công nghệ cấp nước sử dụng nước ngầm 45

2.4.2.2. Công nghệ cấp nước sử dụng nước mặt 47

2.4.3. Công nghệ cấp nước tập trung quy mô lớn (C23) 48

2.4.4. Công nghệ cấp nước nổi (D3) 49

CHƯƠNG 3 51

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CẤP NƯỚC SINH HOẠT 51

PHÙ HỢP VỚI TỪNG KIỂU BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG NGẬP SÂU 51

TỨ GIÁC LONG XUYÊN TỈNH AN GIANG 51

3.1. LỰA CHỌN NGUỒN NƯỚC PHÙ HỢP VỚI TỪNG KIỂU BỐ TRÍ DÂN CƯ 51

3.1.1. Tiêu chí lựa chọn nguồn nước 53

3.1.1.1. Tiêu chí lựa chọn nguồn nước mưa 53

3.1.1.2. Tiêu chí lựa chọn nguồn nước ngầm 53

3.1.1.3. Tiêu chí lựa chọn nguồn nước mặt 54

3.1.2. Lựa chọn nguồn nước 56

3.1.2.1. Lựa chọn nguồn nước mưa 56

3.1.2.2. Lựa chọn nguồn nước ngầm 57

3.1.2.3. Lựa chọn nguồn nước mặt 58

3.2. LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ CẤP NƯỚC CHO TỪNG KIỂU BỐ TRÍ DÂN CƯ VÙNG NGẬP LŨ 60

3.2.1. Tiêu chí lựa chọn 60

3.2.2. Lựa chọn công nghệ 61

3.2.2.1. Công nghệ cấp nước cho kiểu bố trí dân cư trong đê bao sống tập trung (kiểu I) 61

3.2.2.2. Công nghệ cấp nước cho kiểu bố trí dân cư trong đê bao sống phân tán (kiểu II) 63

3.2.2.3. Công nghệ cấp nước cho kiểu bố trí dân cư trong cụm tuyến vượt lũ (kiểu III) 64

3.2.2.4. Công nghệ cấp nước cho kiểu bố trí dân cư dọc đường giao thông (kiểu IV) 65

3.2.2.5. Công nghệ cấp nước cho kiểu bố trí dân cư sống trên thuyền (kiểu V) 66

3.2.2.6. Công nghệ cấp nước cho kiểu bố trí dân cư sống trên cọc (kiểu VI) 67

3.3. ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ CẤP NƯỚC PHÙ HỢP VỚI NGUỒN NƯỚC VÀ KIỂU BỐ TRÍ DÂN CƯ 67

CHƯƠNG 4 71

PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI 71

4.1. PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ CÁC NGUỒN NƯỚC CẤP PHÙ HỢP VỚI TỪNG KIỂU BỐ TRÍ DÂN CƯ 71

4.1.1. Sử dụng và bảo quản nguồn nước mưa hợp lý 71

4.1.2. Sử dụng và bảo quản nguồn nước ngầm hợp lý 72

4.1.3. Sử dụng và bảo quản nguồn nước mặt hợp lý 73

4.2. PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU HÓA CÁC LOẠI HÌNH CÔNG NGHỆ ĐƯỢC LỰA CHỌN CHO TỪNG KIỂU BỐ TRÍ DÂN CƯ 73

4.3. PHƯƠNG ÁN THÔNG TIN – GIÁO DỤC – TRUYỀN THÔNG – THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG 75

4.3.1. Thông tin – giáo dục – truyền thông 75

4.3.1.1. Mục đích thông tin – giáo dục – truyền thông 75

4.3.1.2. Nội dung thông tin – giáo dục – truyền thông 75

4.3.2. Sự tham gia của cộng đồng 76

4.4. PHƯƠNG ÁN VỀ TÀI CHÍNH 77

4.5. ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 77

4.6. TỔ CHỨC XÂY DỰNG, QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC 78

4.6.1. Phương thức cấp nước tập trung được tổ hợp tác đầu tư và quản lý 78

4.6.2. Phương thức cấp nước tập trung được hợp tác xã quản lý 79

4.6.3. Phương thức cấp nước tập trung do tư nhân quản lý 80

4.6.4. Phương thức cấp nước cá thể như là giếng, lu, bể chứa nước mưa 80

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82

 

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2149 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ cấp nước sinh hoạt phù hợp với từng kiểu bố trí dân cư vùng ngập sâu tứ giác Long Xuyên phần thuộc tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảnh hưởng nặng nề đến nguồn nước dưới đất. (Một thí dụ điển hình và gần đây nhất, vào tháng 8 năm 2005, nước sông Hương trở nên vẫn đục nhiều ngày và có nồng độ COD cao, TSS, TDS cao, cũng như độ pH. Chưa bao giờ nước sông Hương bị nhiễm mặn như lúc này và hầu như toàn thể dân thành phố Huế được phân phối nước uống bằng xe bồn trong nhiều ngày). Tại vùng Cà Mau và Bạc Liêu, diện tích rừng tràm đước đã bị phá hủy vô tội vạ để dùng cho việc nuôi trồng thủy sản. Đối với vùng ngập lũ sâu Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang, việc phá rừng làm cho nước lũ dâng cao hơn, dòng chảy lũ mạnh hơn và do đó cuốn trôi các chất thải có trên mặt đất hòa vào dòng chảy là tăng mức độ ô nhiễm nguồn nước. 2.2.4.2. Việc đào giếng Vấn đề đào giếng để có nước sạch một cách tràn lan và không đúng kỹ thuật cũng là vấn nạn đối với chất lượng nguồn nước vùng ngập lũ sâu Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang. Nông dân đã tận dụng nguồn nước giếng cho nông nghiệp và chăn nuôi trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Hệ quả trước mắt là, ngoài việc nhiễm độc thạch tín trong các giếng nước và nguồn nước ngầm cũng như mạch nước ngầm cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Theo kết quả điều tra gần đây của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang nồng độ thạch tín tương đối cao tập trung ở các huyện Chợ Mới, Phú Tân thuộc Tứ giác Long Xuyên. Tại An Phú mức độ nhiễm thạch tín cao trên 100mg/l được tìm thấy ở 253 giếng trong tổng số 260 giếng được xét nghiệm. Ngoài nguồn nước bị ô nhiễm thạch tín, thì hàm lượng sắt, vi sinh tăng cao trong những năm gần đây. 2.2.4.3. Vấn đề thủy lợi Đào kênh và đắp đê cao nhằm dẫn nước và kiểm soát lũ phục vục phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Hậu quả lù lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn, mực nước dâng cao hơn và có chu kỳ ngắn hơn trước đây. Một số nơi bờ bao cao làm cho quá trình tiêu thoát nước không kịp dẫn đến tù đọng gây ô nhiễm cục bộ nguồn nước. 2.2.4.4.. Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật Hiện nay, việc bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình canh tác nông nghiệp không còn xa lạ đối với người nông dân. Chính do việc sử dụng tràn lan các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đã gây nên những tác hại nghiêm trọng đến chất lượng các nguồn nước. Hậu quả là trong những năm gần đây, các loại cá, tôm chết hàng loạt, nguồn thủy sinh giảm đáng kể và các chất ô nhiễm trong môi trường nước càng gia tăng. 2.2.4.5. Chất thải trong chăn nuôi, nhà máy sản xuất Mặc dù kỹ thuật công nghệ trong quá trình sản xuất, chăn nuôi vẫn còn trong tình trạng thô sơ nhưng do việc quản lý chất thải chưa được tuân thủ nghiêm chỉnh cho nên hầu như tất cả chất thải lỏng đều đi thẳng vào nguồn nước. 2.2.4.6. Ô nhiễm thuốc sát trùng DDT Đây có thể được xem là một vấn nạn trong ngành nông nghiệp hiện nay. Tuy thuốc sát trùng DDT đã bị cấm sử dụng ở hầu hết các quốc gia nhưng dư lượng DDT tồn tại trong môi trường vẫn gia tăng theo thời gian. Sau khi sử dụng, DDT vẫn tiếp tục tồn tại trong môi trường nước, lòng đất và bụi DDT vẫn lơ lửng trong không khí. DDT không hòa tan trong nước nhưng hòa tan trong dung môi hữu cơ và có khả năng gây ra ung thư rất cao cho người và vật. 2.2.4.7. Nhà vệ sinh trên kênh rạch Việc đi vệ sinh trên các cầu tiêu ao cá và việc xây cất nhà vệ sinh trên các ao tù hoặc trên mương rạch nằm sâu bên trong bờ sông vẫn còn khá phổ biến ở vùng ngập lũ Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang. Trong điều kiện đó, các chất thải bài tiết của con người hoặc sẽ đi thẳng vào nguồn nước mặt gây ra các vấn đề ô nhiễm, hoặc thấm sâu vào đất và đi vào tầng chứa nước ngầm gây ra tình trạng ô nhiễm nước ngầm tầng nông. Đặc biệt vào mùa lũ, nước lũ dâng cao lên và cuốn trôi chất thải theo dòng nước mang theo nhiều vi trùng và mầm bệnh. Đó là một số nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng nguồn nước vùng Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang suy giảm, nhưng còn tùy thuộc vào quá trình phát triển của từng địa phương. Chất lượng nguồn nước có thể thay đổi theo thời gian, nhất là đối với vùng ngập lũ sâu như Tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang. Vào mùa lũ, nồng độ phèn trong nước sẽ rất thấp hơn so với mùa khô, do nước lũ pha loãng và tiêu rửa phèn. Nhưng hàm lượng các chất hữu cơ, vi sinh có thể tăng lên do nước lũ dâng cao cuốn trôi các chất thải có trên mặt đất. 2.2.5. Ô nhiễm nguồn nước và sức khỏe con người Nước sạch hợp vệ sinh, an toàn rất quan trọng trong việc phòng bệnh, đặc biệt là các bệnh như: tiêu chảy, dịch tả, thương hàn và sốt thương hàn, viêm gan truyền nhiễm, kiết lỵ amip và kiết lỵ khuẩn que. Người ta cho rằng hơn 80% bệnh tật trên thế giới là bắt nguồn từ việc sử dụng nước không an toàn. Bệnh có nguồn gốc từ nước là do nước nhiễm ký sinh trùng gây bệnh. Khi uống hoặc sử dụng nước bị nhiễm khuẩn, mầm bệnh sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Muốn phòng bệnh phải cải thiện chất lượng nguồn nước. Bệnh tật bắt nguồn do thiếu nước đang trở thành mối nguy hại thật sự cho sức khỏe. Khi con người sử dụng quá ít nước, thì khó mà đảm bảo được nhu cầu vệ sinh tối thiểu. Đơn giản như, quá ít nước để tắm rửa giặt giũ sẽ làm gia tăng các bệnh tật về mắt, da và lây lan từ người này qua người khác một cách dễ dàng. Bệnh bắt nguồn từ ký sinh trùng trong nước không lây trực tiếp từ người này sang người khác. Chúng thường sinh ra do những ký sinh trùng mà một phần đời quan trọng của chúng phát triển trong động vật sống dưới nước, chủ yếu là ốc và loài giáp sát. Sau một vài ngày hoặc vài tuần, ấu trùng gây bệnh sẽ sinh trưởng trong những sinh vật trung gian, và chúng trở lại môi trường nước. Những ấu trùng này sẽ lây nhiễm cho người uống hoặc người tiếp xúc với nước. Việc sử dụng nước hợp vệ sinh trong sinh hoạt và ăn uống sẽ phòng tránh được nhiều bệnh tật liên quan đến nước. Do đó, công nghệ cấp nước phù hợp và tiết kiệm nhằm cải thiện điều kiện sinh hoạt của người dân và phòng tránh bệnh tật gây nên từ nước sẽ là những lợi ích tiên quyết cho sự phát triển kinh tế – xã hội tại cộng đồng. 2.3. HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT 2.3.1. Hiện trạng cấp nước sinh hoạt Một số thống kê gầy đây cho biết, toàn tỉnh An Giang có hơn 190 trạm cung cấp nước hợp vệ sinh phục vụ cho hơn 49.250 hộ dân vùng nông thôn. Tỉnh đã chủ trương đầu tư mỗi xã có ít nhất một trạm cấp nước có công suất từ 200 đến 400m3/ngày đêm. Tỉnh An Giang đã ban hành chính sách khuyến khích các đơn vị Nhà nước, tư nhân, các công ty cổ phần đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp nước theo cụm dân cư và kinh doanh với giá phù hợp tùy theo điều kiện địa phương. An Giang được đánh giá là tỉnh có tỷ lệ tư nhân tham gia vào việc cấp nước khá cao (xấp xỉ 30%). Phương pháp xử lý nước các trạm, cả do Nhà nước và tư nhân đầu tư, chủ yếu vẫn là thu nước, tạo lắng bằng chất kết tủa (thường là phèn), lọc và khử trùng bằng Clo. Ở các khu dân cư tập trung, tỉnh An Giang có các nhà máy nước lớn như Long Xuyên (công suất 15.000 m3/ngày đêm), Châu Đốc (1.000 m3/ngày đêm), Tân Châu (2.400 m3/ngày đêm), Cái Dầu (500 m3/ngày đêm) và Chợ Mới (1.000 m3/ngày đêm). Ngoại trừ nhà máy nước ở Chợ Mới khai thác nước ngầm, các nhà máy còn lại đều lấy nguồn nước mặt trực tiếp tự sông Cửu Long. Bảng 2.2: So sánh nguồn cấp nước đô thị và nông thôn An Giang Nguồn: Lê Anh Tuấn – Đề xuất các Giải pháp Công trình cho Cấp nước và Vệ sinh Nông thôn tỉnh An Giang Ngoài ra, còn một số hồ chứa nước ở khu vực Tịnh Biên như Soài So, Ô-tức-xa, Cây Đuốc và Thủy Liêm sấp tới cũng là nguồn cấp nước sinh hoạt cho cư dân khu vực lân cận. Việc thất thoát nước ở các công trình cấp nước từ nguồn đến nơi phân phối chưa được điều tra kỹ nhưng ước tính có đến 30 – 35% lượng nước bị tổn thất. Còn lại, đa phần dân cư vùng ngập lũ tứ giác Long Xuyên tỉnh An Giang đều sử dụng nước ở quy mô hộ gia đình theo các công nghệ truyền thống như sử dụng lu chứa, bể chứa,… phổ biến cho cả nguồn nước mưa và nguồn nước mặt. Vào mùa khô, sử dụng nguồn nước ngầm từ giếng khoan hộ gia đình cho sinh hoạt. 2.3.2. Những yếu tố tác động đến công nghệ cấp nước Các công nghệ phục vụ cho nhu cầu cấp nước phụ thuộc rất lớn vào nguồn nước và chất lượng nguồn nước. Như đã đề cập ở chương mở đầu công nghệ được sử dụng cho nhu cầu cấp nước phải thích hợp với điều kiện địa phương, từng kiểu bố trí dân cư vùng ngập lũ. Một yếu tố quan trọng nữa là thói quen sử dụng nước của người dân nông thôn vùng lũ có thể quyết định đến công nghệ cấp nước sinh hoạt. Ngoài ra còn có một số yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn công nghệ cấp nước nữa là mức sống của người dân. Không thể đầu tư xây dựng một công trình cấp nước tiên tiến, có chi phí cao mà người dân lại không có khả năng chi trả cho khoản đầu tư đó hoặc chi trả cho mức giá nước cao so với mức sống của họ. 2.4. MỘT SỐ CÔNG NGHỆ CẤP NƯỚC HIỆN CÓ Nước sạch cho nông thôn đã, đang được Nhà nước quan tâm và đề ra các mục tiêu cụ thể với các Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn. Thực tế, đã thu hút được sự tham gia nhiệt tình của các thành phần xã hội, đặc biệt là sự tham gia của các nhà khoa học với mong muốn góp phần đưa các kỹ thuật và công nghệ thích với Chương trình Nước sạch nông thôn của quốc gia. Tùy theo nguồn nước và chất lượng nước ở từng vùng mà các nhà khoa học có thể nghiên cứu và đưa ra công nghệ cấp nước thích hợp bằng những kỹ thuật xử lý cho từng quy mô khác nhau. Nổi bật nhất là các mô hình cấp nước cho cụm dân cư nông thôn với các qui mô phục vụ cho khoảng từ 500 đến 2000 dân/cụm. Ngoài ra còn có một số mô hình cấp nước qui mô nhỏ phục vụ cho hộ gia đình hoặc một nhóm hộ gia đình lân cận. Thật khó có thể thống kê và đánh giá một cách đầy đủ về các mô hình, giải pháp kỹ thuật và công nghệ hiện có nhằm giải quyết vấn đề nước sạch nông thôn. Riêng đối với vùng lũ, các thông tin còn rất ít ỏi. Sau đây là một số công nghệ cấp nước sinh hoạt sẵn có hiện nay từ quy mô hộ gia đình đến tập trung quy mô hớn: 2.4.1. Công nghệ cấp nước nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình 2.4.1.1. Công nghệ cấp nước sử dụng nước mưa a. Lu chứa nước (A1aL): Một công trình chứa nước hoàn chỉnh phải bao gồm cả phần mái hứng, máng thu, ống dẫn và lu chứa. Mái hứng: Tốt nhất là mái ngói, mái tôn hoặc mái bằng đổ bêtông. Nếu mái là mái lá thì nên lọc nước trước khi cho chảy vào lu chứa. Diện tích mái hứng cần đủ rộng để hứng đủ lượng nước mưa cần thiết đối với một gia đình, tối thiểu cần 25m2 mái hứng. Máng thu: Tốt nhất là làm bằng tôn (có thể bằng ống tre, nứa, thân cau bổ đôi). Máng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hứng, cần được treo đỡ cẩn thận để hứng được nhiều nước nhất trong mỗi lần mưa. Kích thước lu chứa có thể từ vài trăm đến 2.000 lít. Ưu điểm: Lu chứa nước mưa có ưu điểm dễ làm, dễ vận chuyển, bền, nhẹ, ít tốn vật tư. Giá thành thấp hơn nhiều so với bể xây gạch hay đúc bêtông, hiện nay lu chứa nước mưa 2m3 theo công nghệ của Thái Lan được UNICEF giới thiệu có giá thành một lu chứa rất thấp từ 250.000-300.000 đồng. Mỗi gia đình có thể dùng 2 hay 3 lu chứa 2m3, tùy theo số người sử dụng. Lu chứa này rất thích hợp cho dân cư những vùng ngập lũ quanh năm sống trên thuyền, nhưng chỉ chứa nước mưa dùng để ăn uống. Hạn chế: Do đặc điểm khí hậu ơ những vùng ngập lũ, mùa khô thường ít mưa, do vậy phải hạn chế nước dùng hàng ngày cho những nhu cầu tối thiểu (như ăn uống, hoặc rửa mặt, đánh răng). Nhiều nơi mái hứng, máng thu không thích hợp, hạn chế hiệu quả nguồn nước mưa. Bể chứa nước không được che đậy cẩn thận sẽ là nơi sinh sản của muỗi, nguồn gốc của nhiều căn bệnh truyền nhiễm. Vào mùa lũ sẽ không thể di chuyển hết các lu chứa đi theo và do đó các lu chứa sẽ không còn thích hợp, chỉ có thể mang theo những lu chứa nhỏ và nhẹ. b. Bể chứa nước (A1bB): Giống như lu chứa nước, bể chứa nước là một công trình thu nước mưa sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Nhưng bể chứa có thể xây lớn hơn lu chứa nước, dung tích bể thường từ 4m3 đến 10m3, được xây dựng kiên cố tại một nơi nào đó, không thể di chuyển đi nơi khác. Cấu trúc một bể chứa nước mưa hoàn chỉnh bao gồm cả phần mái hứng, máng thu, ống dẫn và bể chứa. Bể chứa được xây dựng cố định trên mặt đất, âm dưới đất hay nữa trên nữa dưới sao cho phù hợp với địa hình nơi cư trú. Mái hứng: Tốt nhất là mái ngói, mái tôn hoặc mái bằng bê tông. Nếu là mái lá thì nên lọc nước trước khi cho chảy vào lu chứa. Diện tích mái hứng cần đủ rộng để hứng đủ lượng nước mưa cần thiết đối với một gia đình, tối thiểu cần 25m2 mái hứng. Máng thu: Tốt nhất là bằng tôn (có thể bằng ống tre, nứa, thân cau bổ đôi). Máng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hứng, cần được treo đỡ cẩn thận để có thể hứng được nhiều nước nhất trong mỗi lần mưa. Bể chứa: Có thể là bể xây bằng gạch hoặc đó có hình dáng kích thước khác nhau. Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể từng nơi để chọn loại vật liệu phù hợp. Diện tích của bể thường từ 4 – 8m3. Ưu điểm của bể chứa nước là có thể sử dụng để lưu trữ nước mưa với lượng nước nhiều hơn và sử dụng được lâu hơn. Có thể đặt các công trình xử lý nước cấp đơn giản trước khi cho nước vào bể chứa. Bể chứa nước có hạn chế là không thể di chuyển được khi nước lũ dâng lên và vì thế bể chứa nước sẽ chìm trong nước lũ, không thể lấy nước từ bể chứa cho mục đích cấp nước. 2.4.1.2. Công nghệ cấp nước sử dụng nước ngầm a. Giếng đào hộ gia đình (A2aD): Hay còn gọi là giếng khơi khai thác nguồn nước ngầm tầng nông. Đây là loại hình cấp nước phổ biến ở nước ta. Cấu tạo của một giếng đào hộ gia đình như sau: Thành giếng: Được xây bằng gạch hay ống bê tông đúc sẵn (ống bi), có tác dụng định hình để giếng không bị sụt lở và nâng cao chất lượng nước trong giếng. Nắp giếng: Làm bằng bê tông đúc sẵn hoặc bằng gỗ, tôn hình tròn khớp với miệng giếng, nắp giếng có tác dụng tránh bụi đất, lá cây rơi rụng làm bẩn nước trong giếng. Nền giếng: Bằng bê tông, gạch, đá đảm bảo thuận tiện khi sử dụng, đồng thời ngăn chặn dòng nước bẩn chảy trực tiếp xuống dưới giếng. Nền giếng có rãnh dẫn nước thải ra xa vị trí giếng. Dụng cụ lấy nước: Bằng gàu múc, bằng bơm tay hoặc bằng bơm điện nhỏ. Vật liệu lọc: Gồm sỏi, cát rải ở đáy giếng để lọc cho nước trong và khi bơm không bị vẫn đục. Ưu điểm của loại giếng đào là thuận tiện và dễ sử dụng, có thể sử dụng vật liệu và sức lao động ở địa phương nên tiết kiệm được chi phí xây dựng. Giếng đào tầng nông phù hợp với điều kiện kinh tế, tự nhiên ở nhiều vùng nông thôn ngập lũ và hiện nay có thể giữ sạch nước giếng khi mùa lũ đến một cách dễ dàng. Cách tiến hành như sau: Chuẩn bị trước một tấm vải đi mưa (tăng, bạt hoặc tấm nhựa polyetylen) độ lớn rộng hơn miệng giếng. Một sợi dâu để dùng buộc quanh miệng giếng một đến nhiều vòng. Dùng tấm vải nhựa phủ lên miệng giếng, dùng sợi dây buộc quanh giữ tấm vải nhựa đồng thời kéo căng vải. Thời điểm bịt miệng giếng tốt nhất là khi nước nước lũ sắp tràn quan miệng giếng. Sau khi nước lũ đã rút hẳn, có thể tháo tấm che miệng giếng ra và vệ sinh xung quanh giếng là có thể sử dụng nước giếng như bình thường. b. Giếng khoan hộ gia đình (A2bK): Giếng khoan hộ gia đình sử dụng để thu nước ngầm tầng nông hoặc tầng sâu thường được khoan bằng máy. Cấu tạo của giếng khoan như sau: Ống lắng cát: Dài 1m, làm bằng ống nhựa PVC, f48-f60, dày 2,5mm. Ống lọc rôbô: Chiều dài tùy thuộc vào bề dày tầng chứa, bằng nhựa PVC, f48-f6o. Ống chống: Ống chống làm bằng ống nhựa PVC, f48-f60, dày 2,5mm, chiều dài tùy thuộc vào độ sâu của tầng chứa nước. Cổ giếng: Được làm bằng ống sắt tráng kẽm, dài 0,5m gắn với ống chống bằng một măng xông nhựa một đầu ren, một đầu trơn. Bơm tay: Được gắn vào đầu cổ giếng, dùng để bơm nước với mực nước động cách mặt đất không quá 7m. Nếu mực nước động trên 7m (hoặc có điều kiện kinh tế) có thể sử dụng bơm điện. Nền giếng: Được tráng xi măng, rộng 4m2, có rãnh thoát nước thải ra xa khỏi vị trí giếng. Nguồn nước từ giếng khoan được xem là sạch và hợp vệ sinh, dễ sử dụng, đặc biệt một giếng khoan có thể cấp nước cho nhiều hộ gia đình. Ổn định nước vào mùa khô, công trình gọn chiếm ít diện tích. Nhưng khi xây dựng cần phải có chuyên môn. 2.4.1.3. Công nghệ cấp nước sử dựng nước mặt a. Thiết bị lọc nước mặt bằng xô chậu (A3aX): Dụng cụ và vật liệu: Xô nhựa hoặc thùng xô có dung tích tùy ý; Vòi nước (vòi nhựa hoặc bằng ống tre/trúc tự tạo); Cát, sỏi. Cách làm như sau: Đục lỗ gần đáy xô để lắp vòi nước; Vặn chặt vòi, nếu vòi tre có thể dùng keo hoặc đất sét để trám; Cho lớp sỏi có đường kính hạt từ 5-10mm, dày từ 25-50cm phía dưới đáy xô, sau đó cho tiếp lớp cát đướng kính 0,15-0,35mm, dày khoảng 15-20cm lên trên lớp sỏi. Hình 2.2: Thiết bị xử lý nước mặt trong gia đình bằng xô chậu Nguồn : Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh An Giang Ghi chú: 1-Xô chứa; 2-Lớp cát lọc; 3-Lớp sỏi lọc; 4-Vòi nước (có thể làm bằng tre hoặc trúc); 5-Chậu chứa nước đã lọc. Phương pháp xử lý: Cho nước vào xô đã chứa đủ vật liệu lọc như hình vẽ để nước chảy qua vòi, hứng nước, khử trùng để dùng cho sinh hoạt. Nếu nước chảy ra chưa trong thì có thể lọc lại lần nữa. Trước khi uống phải đun sôi. b. Thiết bị lọc nước mặt bằng lu (A3bL): Hình 2.3: Lu lọc nước phục vụ cho từng hộ gia đình Nguồn : Trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Long Cách sử dụng lu lọc nước mặt phục vụ hộ gia đình như sau: Cho nước sông vào lu số (1) được pha trộn với bột xử lý (25g cho 200lít nước sông), để lắng sau vài giờ nước sẽ trong. Sau đó cho nước qua lu số (2) theo đường ống hút bằng chất dẻo, để nước lọc qua hệ thống lọc. Khi sử dụng chỉ cần mở vòi nước ở lu lọc. Nếu dùng để uống phải đun sôi. Cách sắp xếp vật liệu trong hệ thống lọc: Cho đá (1x2) với độ dày khoảng 10cm, cho tiếp đá trứng (độ dày khoảng 5cm), tiếp theo là than gáo dừa (dày khoảng 3cm), bộ lọc (dày khoảng 2,5cm) cuối cùng là cát núi (có độ dày 20cm). Trên lớp vật liệu lọc lót lưới nilon dày để giữ cát không bị pha trông khi cho nước vào. Tất cả các vật liệu lọc phải được rửa sạch trước khi cho vào hệ thống. Hình 2.4: Cách bố trí các lớp vật liệu trong lu lọc Nguồn : Trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Long 2.4.2. Công nghệ cấp nước tập trung quy mô nhỏ 2.4.2.1. Công nghệ cấp nước sử dụng nước ngầm a. Hệ thống cấp nước tập trung quy mô nhỏ phổ biến (B2aP): Do các loại giếng khoan và giếng đào nhỏ lẻ hiện nay không được khuyến khích khai thác và sử dụng vì có thể là nguyên nhân của vấn đề ô nhiễm nguồn nước ngầm. Cho nên việc tận dụng giếng khoan đường kính nhỏ, giếng đào, thay bơm tay bằng lắp bơm điện ở những nơi có điện đưa lên tháp nước có thể tích nhỏ, độ cao từ 5 -7m, xử lý sơ bộ, khử trùng dùng đường ống dẫn nước đến từng hộ gia đình, có lắp đồng hồ đo nước phục vụ khoảng 50 – 100 hộ dân. Hệ thống cấp nước tập trung từ nguồn nước ngầm sử dụng để cấp cho nhiều hộ gia đình, nước được bơm từ giếng khoan quan khâu xử lý rồi đưa đến các hộ sử dụng nước. Cấu tạo của hệ thống này như sau: 1. Giếng khoan sâu đường kính lớn; 2. Công trình xử lý chất lượng nước; 3. Bể chứa nước sạch; 4. Trạm bơm cấp hai hoặc tháp nước; 5. Hệ thống đường ống phân phối. Trạm bơm từ giếng Giàn mưa hay thùng quạt gió Bể lắng tiếp xúc Bể lọc nhanh Bể chứa nước sạch Trạm bơm cấp hai/tháp nước Chất khử trùng Hệ thống đường ống phân phối Hình 2.5: Sơ đồ công nghệ xử lý nước ngầm quy mô nhỏ Nguồn : Lê An Tuấn Đề xuất các giải pháp công trình cho cấp nước và vệ sinhnông thôn An Giang Nguyên tắc hoạt động: Nước được bơm từ giếng khoan qua khâu xử lý chất lượng nước rồi được chứa trong bể có dung tích lớn. Sau đó nước được bơm lên tháp cao hoặc trực tiếp đẩy thẳng vào hệ thống đường ống dẫn đến người sử dụng (trường hợp không cần tháp chứa). Công trình cấp nước tập trung bằng nước ngầm sẽ mang lại cho người sử dụng nguồn nước cấp hợp vệ sinh, an toàn do được quản lý và vận hành một cách có hệ thống. Đây là biện pháp khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm một cách hợp lý. b. Hệ thống cấp nước tập trung quy mô nhỏ sử dụng công nghệ CEFINEA (B2bC): Công nghệ này xử lý nước ngầm nhiễm sắt (do Trung tâm Công nghệ Môi trường – CEFINEA nghiên cứu thực hiện) có công suất 4 – 5m3/h, quy mô phục vụ 600 – 1.000 dân với công suất truyền thống, chủ yếu dùng bể lọc chậm, quản lý đơn giản rất phù hợp với điều kiện nông thôn. Tính đa dạng và linh hoạt của công nghệ CEFINEA thể hiện ở các mặt sau: Với hàm lượng sắt trong nước ngầm dưới 10mg/l, công nghệ được áp dụng là: làm thoáng đơn giản và lọc chậm. Còn đối với nước ngầm có hàm lượng sắt từ 10 – 35mg/l, công nghệ xử lý là: làm thoáng sâu, lọc tiếp xúc và lọc chậm. Về mặt vật liệu và bố trí công trình: có thể sử dụng các vật liệu khác nhau phụ thuộc vào kinh phí và điều kiện địa chất như gạch, bê tông, composite… để xây dựng lắp đặt các công trình đơn vị riêng lẻ hay hợp khối. Ngoài ra để quản lý vận hành thuận tiện, trong công nghệ triển khai có bố trí hệ thống tự động điều khiển bơm, hệ thống rửa ngược và phân phối nước đến các hộ dân. 2.4.2.2. Công nghệ cấp nước sử dụng nước mặt a. Hệ thống cấp nước tập trung phổ biến cho các vùng ngập lũ do trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnhAn Giang giới thiệu (B3aP): Hệ thống cấp nước tập trung quy mô nhỏ sử dụng nguồn nước mặt gồm có: 1. Công trình thu nước mặt; 2. Công trình xử lý chất lượng nước; 3. Trạm bơm cấp hai hoặc tháp nước; 4. Hệ thống đường ống phân phối. Trạm bơm cấp II/tháp nước Bể lọc nhanh Bể chứa nước sạch Chất keo tụ Chất kiềm hóa Chất khử trùng Trạm bơm cấp 1 Bể trộn Bể phản ứng Bể lắng Hệ thống đường ống phân phối Hình 2.5: Sơ đồ công nghệ xử lý nước mặt quy mô nhỏ Nguyên tắc hoạt động: nước được bơm từ sông, hồ qua khâu xử lý chất lượng nước và được chư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9.Do an tot nghiep co muc luc.doc
  • doc1.Bia.doc
  • doc2.Nhiem vu do an.doc
  • doc3.Nhan xet cua gvhd.doc
  • doc4.Loi cam on.doc
  • doc6.chu viet tat.doc
  • doc7.Danh muc bang.doc
  • doc8.Danh muc hinh.doc
  • doc9.Do an tot nghiep.doc
  • doc10[1].Tai lieu tham khao.doc