MỤC LỤC
Trang
Phần A : MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
2.1 Mục tiêu hiện tại 3
2.2 Mục tiêu lâu dài 3
3. Tính cấp thiết của đề tài 4
4. Cơ sở thực hiện đề tài 4
5. Nội dung thực hiện 4
6. Giới hạn của đề tài 5
7. Bố cục đồ án 5
Phần B : NỘI DUNG 6
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NHÀ Ở ĐÔ THỊ 6
1.1 Các vấn đề về nhà ở đô thị 6
1.1.1 Nhận định chung 6
1.1.2 Vấn đề đối tượng ở, giải pháp và chính sách nhà ở đối với các đối tượng khác nhau 7
1.1.3 Nhà ở cho người nghèo đô thị, cho dân tạm bợ 13
1.1.4 Vấn đề các khu ở mới 16
1.2 Các loại hình nhà ở tại các đô thị 18
1.2.1 Nhà phố - nhà liên kế 18
1.2.2 Nhà chung cư 21
1.2.3 Chung cư hỗn hợp 24
1.2.4 Biệt thự 25
1.2.5 Biệt thự liên kế 26
1.2.6 Nhà ở trên các khu vực đô thị khác nhau 27
1.2.7 Khu nhà ở mới và khu dân cư mới 30
1.2.7.1 Khu ở độc lập 31
1.2.7.2 Khu dân cư mới và các khu nhà ở mới 33
1.3 Chính sách phát triển nhà ở 36
1.4 Mục tiêu phát triển nhà ở 37
1.4.1 Yêu cầu đối với phát triển nhà ở tại khu vực đô thị 37
1.4.2 Hình thức phát triển nhà ở 38
1.5 Quy hoạch phát triển nhà ở 38
1.5.1 Phát triển nhà ở thương mại 39
1.5.1.1 Đối tượng tham gia phát triển nhà ở thương mại 39
1.5.1.2 Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phát triển nhà ở thương mại 39
1.5.1.3 Đất để phát triển nhà ở thương mại 40
1.5.1.4 Nguồn vốn để phát triển nhà ở thương mại 40
1.5.2 Phát triển nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân 40
1.5.2.1 Hình thức phát triển nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân 40
1.5.2.2 Yêu cầu phát triển nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân 41
1.5.2.3 Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân trong phát triển nhà ở riêng lẻ 41
1.5.3 Phát triển nhà ở xã hội 41
1.5.3.1 Yêu cầu phát triển nhà ở xã hội 41
1.5.3.2 Quy hoạch phát triển nhà ở xã hội 42
1.5.3.3 Đất để phát triển nhà ở xã hội 42
1.5.3.4 Xây dựng và quản lý vận hành quỹ nhà ở xã hội 42
1.6 Quản lý việc sử dụng nhà chung cư 43
1.6.1 Phần sở hữu riêng và phần sở hữu chung trong nhà chung cư 43
1.6.2 Tổ chức quản lý việc sử dụng nhà chung cư 43
1.6.3 Doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư 46
1.6.4 Bảo trì, cải tạo nhà chung cư 46
1.7 Quản lý nhà nước về nhà ở 47
1.7.1 Nội dung quản lý nhà nước về nhà ở 47
1.7.2 Định hướng, chương trình và quy hoạch phát triển nhà ở 47
1.7.3 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về nhà ở 48
1.7.4 Quyền sở hữu nhà ở 48
1.7.5 Quản lý hồ sơ nhà ở 49
1.7.6 Điều tra, thống kê, xây dựng dữ liệu về nhà ở 49
1.7.7 Đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển và quản lý nhà ở 49
1.7.8 Cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở 50
Chương 2 : TỔNG QUAN VỀ QUẬN 4 VÀ HIỆN TRẠNG CHUNG CƯ
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 4 51
2.1 Tổng quan về Quận 4 51
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 51
2.1.1.1 Vị trí địa lý 51
2.1.1.2 Địa hình 51
2.1.2 Điều kiện khí hậu 51
2.1.3 Điều kiện kinh tế – xã hội quận 4 53
2.1.3.1 Điều kiện kinh tế 53
2.1.3.2 Điều kiện xã hội 53
2.2 Tổng quan các hoạt động phát triển nhà ở tại Quận 4 54
2.3 Những tác động do việc xây dựng mới các khu nhà ở 55
2.3.1 Tác động do hoạt động di dời và giải phóng mặt bằng 55
2.3.2 Tác động đến môi trường không khí 56
2.3.3 Tác động đến môi trường nước 57
2.3.4 Tác động do lượng chất thải rắn phát sinh 59
2.3.5 Sự cố môi trường 60
2.3.6 Các tác động khác 61
2.4 Tình hình chung cư Quận 4 62
2.4.1 Thống kê số lượng chung cư và cư xá trên địa bàn Quận 4 62
2.4.2 Những chung cư mới phục vụ tái định cư 63
2.4.3 Tình trạng chung cư cũ, xuống cấp 64
2.1.3 Hiện trạng ô nhiễm tại các khu chung cư Quận 4 65
2.1.3.1Chất thải rắn 65
2.1.3.2 Nước thải 66
2.1.3.3 Khí thải 67
2.1.3.4 Tiếng ồn 67
Chương 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 68
3.1 Phương pháp nghiên cứu 68
3.1.1 Địa điểm điều tra 68
3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin : Phỏng vấn trực tiếp 68
3.1.3 Lập mẫu phiếu điều tra 69
3.1.4 Phương pháp điều tra thực tế 69
3.1.4.1 Điều tra chọn mẫu và sai số trong điều tra thống kê 69
3.1.4.2 Các hình thức, phương pháp thu thập số liệu thống kê 69
3.1.4.3 Các cách chọn mẫu 70
3.1.4.4 Các loại sai số trong điều tra chọn mẫu 72
3.1.5 Phương pháp xử lý số liệu 73
3.2 Kết quả điều tra 73
3.2.1 Các thông tin chung 73
3.2.1.1 Diện tích căn hộ 73
3.2.1.2 Số nhân khẩu 74
3.2.1.3 Chất lượng nhà ở 74
3.2.2 Các vấn đề môi trường 75
3.2.2.1 Nước thải 75
3.2.2.2 Rác thải 76
3.2.2.3 Không khí 78
3.2.2.4 Điều kiện sống 79
Chương 4: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUNG CƯ QUẬN 4 VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 82
4.1 Đánh giá thực trạng chung cư quận 4 82
4.2 Đề xuất giải pháp quản lý môi trường 84
4.2.1 Kiến trúc bền vững 84
4.2.1.1Khái niệm về kiến trúc bền vững 84
4.2.1.2.Đặc điểm của kiến trúc bền vững 85
4.2.1.3 Các tiêu chuẩn đánh giá 85
4.2.2 Công trình “xanh” 86
4.2.2.1 Khái niệm 86
4.2.2.2 Các yêu cầu 87
4.2.3 Đề xuất mẫu chung cư cao tầng sinh thái 90
Phần C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO
102 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1654 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng môi trường cho các chung cư trên địa bàn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừ các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
1.5.2 Phát triển nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân
1.5.2.1 Hình thức phát triển nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân
Phát triển nhà ở riêng lẻ là việc hộ gia đình, cá nhân tự đầu tư xây dựng nhà ở trong khuôn viên đất ở thuộc quyền sử dụng của mình.
Việc xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo một trong các hình thức sau đây:
a) Tự xây dựng nhà ở;
b) Thuê tổ chức, cá nhân khác xây dựng nhà ở;
c) Hợp tác giúp nhau xây dựng nhà ở tại khu vực nông thôn.
1.5.2.2 Yêu cầu phát triển nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân
Hộ gia đình, cá nhân phải có quyền sử dụng đất hợp pháp, có nhà ở nhưng không thuộc diện cấm cải tạo, cấm xây dựng lại theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Việc phát triển nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân tại đô thị và điểm dân cư nông thôn phải phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp không thuộc diện phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Việc xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải bảo đảm yêu cầu kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của đô thị.
1.5.2.3 Trách nhiệm của hộ gia đình, cá nhân trong phát triển nhà ở riêng lẻ
Tuân thủ việc xây dựng theo quy hoạch, kiến trúc, trình tự, thủ tục trong đầu tư xây dựng.
Chịu trách nhiệm về chất lượng nhà ở.
Đóng góp công sức hoặc kinh phí để xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật chung.
1.5.3 Phát triển nhà ở xã hội
1.5.3.1 Yêu cầu phát triển nhà ở xã hội
Bảo đảm chất lượng xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Phù hợp với khả năng thanh toán tiền thuê, thuê mua của người có mức thu nhập thấp.
Quản lý chặt chẽ quá trình đầu tư xây dựng, xét duyệt đối tượng được thuê, thuê mua và sử dụng quỹ nhà ở xã hội.
1.5.3.2 Quy hoạch phát triển nhà ở xã hội
Trong quy hoạch xây dựng đô thị, điểm dân cư nông thôn, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải xác định rõ quy hoạch xây dựng quỹ nhà ở xã hội.
Việc lập, phê duyệt và công bố quy hoạch xây dựng quỹ nhà ở xã hội thực hiện theo quy định
1.5.3.3 Đất để phát triển nhà ở xã hội
Căn cứ vào quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các dự án phát triển nhà ở xã hội đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thực hiện giao đất hoặc cho thuê đất để đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội.
Nhà nước miễn tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất khi giao đất, cho thuê đất đối với các dự án phát triển nhà ở xã hội.
1.5.3.4 Xây dựng và quản lý vận hành quỹ nhà ở xã hội
Việc lựa chọn đơn vị tư vấn, doanh nghiệp xây dựng quỹ nhà ở xã hội phải thông qua đấu thầu theo quy định của pháp luật.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lựa chọn đơn vị quản lý vận hành quỹ nhà ở xã hội theo các nguyên tắc sau đây:
Trường hợp có từ hai đơn vị đăng ký tham gia trở lên thì phải thực hiện việc lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật;
Trường hợp chỉ có một đơn vị đăng ký tham gia thì giao cho đơn vị đó thực hiện nếu đủ năng lực, điều kiện và khả năng quản lý vận hành nhà ở;
Trường hợp không có đơn vị nào đăng ký tham gia thì giao cho tổ chức có chức năng quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thực hiện.
Đơn vị quản lý vận hành quỹ nhà ở xã hội được hưởng các chế độ đối với doanh nghiệp công ích, các ưu đãi trong hoạt động dịch vụ công ích theo quy định của pháp luật.
1.6 Quản lý việc sử dụng nhà chung cư
1.6.1 Phần sở hữu riêng và phần sở hữu chung trong nhà chung cư
Nhà chung cư là nhà ở có từ hai tầng trở lên, có lối đi, cầu thang và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho nhiều hộ gia đình, cá nhân. Nhà chung cư có phần sở hữu riêng của từng hộ gia đình, cá nhân và phần sở hữu chung của tất cả các hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhà chung cư.
Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư bao gồm:
a) Phần diện tích bên trong căn hộ, bao gồm cả diện tích ban công, lôgia gắn liền với căn hộ đó;
b) Phần diện tích khác trong nhà chung cư được công nhận là sở hữu riêng theo quy định của pháp luật;
c) Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật sử dụng riêng gắn liền với căn hộ, phần diện tích thuộc sở hữu riêng.
Phần sở hữu chung trong nhà chung cư bao gồm:
a) Phần diện tích nhà còn lại của nhà chung cư ngoài phần diện tích thuộc sở hữu riêng
b) Không gian và hệ thống kết cấu chịu lực, trang thiết bị kỹ thuật dùng chung trong nhà chung cư, gồm khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hành lang, cầu thang bộ, thang máy, đường thoát hiểm, lồng xả rác, hộp kỹ thuật, nơi để xe, hệ thống cấp điện, nước, ga, thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, thoát nước, bể phốt, thu lôi, cứu hỏa và các phần khác không thuộc sở hữu riêng của căn hộ nào;
c) Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài nhưng được kết nối với nhà chung cư đó.
1.6.2 Tổ chức quản lý việc sử dụng nhà chung cư
Nhà chung cư phải có Ban quản trị. Ban quản trị nhà chung cư là người đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu và những người sử dụng trong quá trình sử dụng nhà chung cư. Trong thời hạn không quá mười hai tháng, kể từ ngày nhà chung cư được đưa vào khai thác, sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm chủ trì tổ chức Hội nghị các chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư (sau đây gọi là Hội nghị nhà chung cư) để bầu Ban quản trị. Chủ đầu tư có trách nhiệm chuẩn bị các nội dung liên quan để thông qua Hội nghị nhà chung cư xem xét, quyết định. Khi chưa thành lập được Ban quản trị thì chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện các công việc của Ban quản trị.
Ban quản trị nhà chung cư gồm đại diện các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư đó.
Số lượng thành viên Ban quản trị do Hội nghị nhà chung cư quyết định. Nhiệm kỳ của Ban quản trị nhà chung cư tối đa là ba năm. Ban quản trị hoạt động theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số.
Ø Ban quản trị nhà chung cư có các quyền và trách nhiệm sau đây:
Xây dựng nội quy sử dụng nhà chung cư phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà chung cư theo quy định của pháp luật để trình Hội nghị nhà chung cư xem xét, thông qua;
Lựa chọn và ký hợp đồng với doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư; huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp doanh nghiệp đó không thực hiện đúng cam kết; giám sát hoạt động của doanh nghiệp quản lý nhà chung cư theo nội dung hợp đồng đã ký;
Thu thập, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của người sử dụng liên quan tới việc quản lý, sử dụng và cung cấp các dịch vụ nhà chung cư để phối hợp với các cơ quan chức năng, với tổ chức, cá nhân có liên quan xem xét giải quyết;
Kiểm tra, theo dõi giám sát việc sử dụng, bảo hành, bảo trì nhà chung cư theo quy định;
Phối hợp với chính quyền địa phương, tổ dân phố trong việc xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong nhà chung cư được giao quản lý;
Thu các khoản tiền phải nộp của các chủ sở hữu nhà ở, người sử dụng và kinh phí từ việc sử dụng các phần diện tích thuộc sở hữu chung của nhà chung cư ;
Thanh toán kinh phí cho doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư theo hợp đồng đã ký và trả khoản tiền phụ cấp trách nhiệm cho các thành viên trong Ban quản trị và các khoản chi khác theo quy định của Hội nghị nhà chung cư;
Thực hiện các công việc khác do Hội nghị nhà chung cư giao.
Cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở ở trung ương ban hành quy chế quản lý nhà chung cư, hướng dẫn và kiểm tra việc quản lý, sử dụng nhà chung cư trong cả nước.
1.6.3 Doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư
Việc quản lý vận hành nhà chung cư phải do doanh nghiệp có năng lực chuyên môn về quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện.
Doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện việc quản lý, vận hành hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị, cung cấp các dịch vụ cho nhà chung cư, bảo trì nhà chung cư và thực hiện các công việc khác theo hợp đồng ký với Ban quản trị nhà chung cư.
Doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư được tổ chức để quản lý nhà chung cư ở các địa bàn khác nhau.
Trong trường hợp địa phương chưa có doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư thì Ban quản trị có thể ký hợp đồng với doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư ở địa phương khác thực hiện quản lý nhà chung cư hoặc chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện việc quản lý và cung cấp các dịch vụ cho nhà chung cư.
Dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được hưởng các chế độ như đối với dịch vụ công ích.
1.6.4 Bảo trì, cải tạo nhà chung cư
Chủ sở hữu nhà chung cư chịu trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng của mình; có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trong việc bảo trì phần sở hữu chung.
Chính phủ quy định cụ thể kinh phí để thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư.
Việc cải tạo nhà chung cư cao tầng phải có thiết kế và dự toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp mở rộng diện tích thì phải được tối thiểu hai phần ba tổng số chủ sở hữu nhà chung cư đồng ý.
1.7 Quản lý nhà nước về nhà ở
1.7.1 Nội dung quản lý nhà nước về nhà ở
Xây dựng và chỉ đạo thực hiện định hướng, chương trình, quy hoạch và kế hoạch phát triển nhà ở.
Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về nhà ở và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
Ban hành tiêu chuẩn nhà ở và quản lý chất lượng nhà ở theo tiêu chuẩn nhà ở.
Công nhận quyền sở hữu nhà ở.
Cho phép hoặc đình chỉ việc xây dựng, cải tạo nhà ở.
Quản lý hồ sơ nhà ở.
Điều tra, thống kê, xây dựng dữ liệu về nhà ở.
Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhà ở.
Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu phát triển và quản lý nhà ở.
Quản lý hoạt động môi giới nhà ở.
Quản lý các hoạt động dịch vụ công về nhà ở.
Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực nhà ở.
1.7.2 Định hướng, chương trình và quy hoạch phát triển nhà ở
Căn cứ vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ ban hành định hướng phát triển nhà ở quốc gia làm cơ sở hoạch định các chính sách cụ thể bảo đảm nhu cầu thiết yếu của nhân dân về cải thiện chỗ ở.
Căn cứ vào định hướng phát triển nhà ở quốc gia, các chính sách về nhà ở, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trong việc lập, phê duyệt quy hoạch phát triển khu dân cư, nhà ở và có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho phát triển nhà ở; chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà ở trên địa bàn.
1.7.3 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về nhà ở
Căn cứ Luật nhà ở, định hướng phát triển nhà ở quốc gia và tình hình cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng và phát triển nhà ở.
Cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở ở trung ương trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình chịu trách nhiệm ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng và phát triển nhà ở.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng và phát triển nhà ở và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và phát triển nhà ở.
1.7.4 Quyền sở hữu nhà ở
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp mới, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho tổ chức, cá nhân tạo lập nhà ở hợp pháp theo quy định của Luật này.
Cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở ở Trung ương có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở trong cả nước.
1.7.5 Quản lý hồ sơ nhà ở
Cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý hồ sơ nhà ở quy định tại Ðiều 66 của Luật này đối với trường hợp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm quản lý hồ sơ nhà ở đối với trường hợp do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Cơ quan quản lý hồ sơ nhà ở có trách nhiệm cung cấp các thông tin về hồ sơ nhà ở khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu. Người yêu cầu cung cấp thông tin phải nộp một khoản phí cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật.
1.7.6 Điều tra, thống kê, xây dựng dữ liệu về nhà ở
Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thống kê, xây dựng dữ liệu về nhà ở trên địa bàn phục vụ yêu cầu xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở.
Định kỳ năm năm một lần, cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở ở trung ương thực hiện điều tra, tổng hợp dữ liệu về nhà ở trên phạm vi toàn quốc.
Chính phủ bố trí ngân sách cho việc điều tra, thống kê và xây dựng cơ sở dữ liệu về nhà ở.
1.7.7 Đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển và quản lý nhà ở
Nhà nước có chính sách đào tạo cán bộ, công chức, viên chức phục vụ cho phát triển và quản lý nhà ở.
Cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở ở trung ương quy định nội dung chương trình và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về phát triển, kinh doanh và quản lý nhà nước về nhà ở cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
1.7.8 Cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nhà ở.
Cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở ở trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về nhà ở.
Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở ở trung ương để thực hiện quản lý nhà nước về nhà ở.
Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về nhà ở trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ. Chính phủ quy định mô hình tổ chức phát triển và quản lý nhà ở bảo đảm thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển nhà ở.
Chương 2
TỔNG QUAN VỀ QUẬN 4 VÀ
HIỆN TRẠNG CHUNG CƯ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 4
2.1 Tổng quan về quận 4
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Quận 4 là một quận nội thành của Tp. HCM có diện tích 418,51 ha, Quận 4 có 15 đơn vị hành chính trực thuộc là các phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 10, 12, 13, 14, 15, 16 và18. Quận 4 nằm ở toạ độ: Từ 10044’52’’ đến 10046’03’’ Vĩ độ Bắc và từ 106041’26’’ đến 106043’29’’ Kinh độ Đông. Về ranh giới địa lý Quận giáp với:
- Phía Đông : giáp với Quận 2
- Phía Tây : giáp với Quận 1
- Phía Nam : giáp với Quận 7
- Phía Bắc : giáp với Quận 1, 2
2.1.1.2 Địa hình
Địa hình khu vực Quận 4 là dạng đồng bằng thấp có cao độ trung bình từ 0,5-2m. Cấu thành bề mặt địa hình là các thành tạo Holoxen (Q2) Bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng và bị phân cắt bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt. Do quá trình phát triển đô thị, nhiều khu vực đầm trũng và kênh rạch trước nay đã san lấp nâng nền cải tạo thành các công trình đô thị khác nhau. Đặc điểm nổi bật của địa hình ở Quận 4 là rất thấp, nên nhiều nơi bị ngập nước khi thuỷ triều lên cao.
2.1.2 Điều kiện khí hậu
Quận 4 nằm trong vùng chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa chung của Đồng bằng Nam Bộ với đặc điểm điển hình là: nền nhiệt cao và ổn định quanh năm; phân bố thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5-11 và mùa khô từ tháng 12-4.
Nhiệt độ: Theo số liệu thống kê tại Trạm Tân Sơn Nhất, nhiệt độ trung bình năm là 28,40C, nhiệt độ thấp nhất 27.1oC vào tháng 1, và cao nhất 30oC vào tháng 5.
Số giờ nắng: Do nhiệt độ có xu hướng tăng dần qua các năm nên số giờ nắng trong năm cũng gia tăng, năm 2002 số giờ nắng trung bình là 6,5 giờ/ ngày. Số giờ nắng cao nhất vào các tháng mùa khô (cao nhất vào tháng 3 với số giờ nắng là 8,6 giờ/ngày), thấp vào các tháng mùa mưa (thấp nhất vào tháng 8 với số giờ nắng là 4,7 giờ/ngày).
Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm giảm xuống rõ rệt, năm 2000 tổng lượng mưa trung bình năm là 2.729,5 mm, năm 2001 tổng lượng mưa là 1.829,3mm, đến năm 2002 lượng mưa giảm xuống còn 1.321mm. Các tháng mùa mưa (5 - 11) chiếm đến 88% tổng lượng mưa hàng năm, cao nhất vào tháng 10 (292,1 mm). Các tháng mùa khô (12 - 4) lượng mưa không đáng kể, các tháng 1, 2, 3 hầu như không có mưa.
Chế độ gió: Tốc độ gió trung bình năm vào khoảng 2m/s. Tốc độ gió mạnh nhất không vượt quá 25 –30 m/s. Có hai mùa gió chính:
+ Gió mùa Tây Nam, mang theo nhiều hơi nước, thổi vào mùa mưa. Hướng gió thịnh hành là hướng Tây Nam chiếm tần suất 66%.
+ Gió mùa Đông, mang không khí khô hơn, thổi vào mùa khô. Hướng gió thịnh hành là hướng Đông Nam và hướng Đông với tầng suất lần lượt là 22% và 20%.
Bão rất ít xảy ra, thường chỉ ảnh hưởng bão từ xa hay áp thấp nhiệt đới gây giông và mưa nhiều.
2.1.3 Điều kiện kinh tế – xã hội quận 4
2.1.3.1 Điều kiện kinh tế
Quận 4 là một trục giao thông nối liền giữa trung tâm thành phố với các quận khác. Chính yếu tố này đã tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế quận phát triển.
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: cùng với sự phát triển chung của thành phố, ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của quận cũng từng bước phát triển. Hiện nay, trên địa bàn quận có gần 520 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực này. Trong đó, công ty và hợp tác xã 485 cơ sở, kho cảng 10 cơ sở, nhà máy xí nghiệp 25 cơ sở.
Thương mại và dịch vụ là một quận nằm giáp ranh với trung tâm của thành phố nên cùng với sự phát triển của các quận lân cận, lĩnh vực thương mại và dịch vụ của quận cũng từng bước phát triển. Các dịch vụ kinh doanh từng bước được hình thành và phát triển điển hình là quận có 9 chợ, 1 siêu thị và 6025 dịch vụ kinh doanh.
2.1.3.2 Điều kiện xã hội
Quận 4 có diện tích 418,5 ha với số dân là 202.113 người, với tổng số hộ dân 34.295 hộ, mật độ dân số 48.295 người / km2. Địa giới hành chính được chia thành 15 phường với 51 khu phố và 655 tổ dân phố. Hiện nay Quận 4 là quận có diện tích nhỏ nhất so với 22 quận huyện của Thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên mật độ dân số trung bình của Quận 4 lại rất cao, cao hơn bốn lần so với mật độ dân số của các quận nội thành của Tp.HCM (10.076 người/km2). Tỷ lệ tăng dân số của Quận 4 tăng nhanh nhưng chủ yếu là tăng cơ học, lượng dân nhập cư từ các nơi khác đến Quận 4 sinh sống chiếm số lượng lớn, nhất là trong những năm gần đây, phần lớn các cụm nhà ở mới xây dựng trên địa bàn Quận 4 đều do dân từ các Quận 1, Quận 3 và Quận 5 đến mua. Hơn nữa do Quận 4 có vị trí gần với quận trung tâm của thành phố và là cửa ngõ thông thương với một số các quận huyện khác như Quận 7, huyện Nhà Bè…nên hiện nay Quận 4 là đơn vị chịu áp lực rất lớn do tình hình gia tăng dân số cơ học cao.
2.2 Tổng quan các hoạt động phát triển nhà ở
Theo Quyết định số 6785/QĐ-UB-QLĐT ngày 18 tháng 12 năm 1998 của UBND Thành phố về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung của Quận 4, vấn đề cải tạo và xây dựng mới các cụm nhà ở nằm trong các chương trình ưu tiên xây dựng. Đến năm 2005 quận đầu tư cải tạo một phần các khu dân cư tại hầu hết các phường với tổng diện tích khoảng 33 ha, xây dựng các cụm nhà ở mới với tổng diện tích khoảng 54 ha, mỗi phường có diện tích từ 2-6ha.
Trong những năm qua Quận 4 đã triển khai thực hiện cải tạo và xây dựng mới được một số dự án về nhà ở như: cải tạo một phần các khu dân cư tại các phường của quận, xây dựng các cụm nhà ở mới như khu nhà ở Hoàng Diệu với 600 căn hộ chung cư, khu nhà ở Phường 9 với 250 căn hộ chung cư, khu nhà ở Phường 3, Phường 6 với 120 căn hộ chung cư. Hiện nay đang xây dựng khu nhà ở mới tại Phường 1 với quy mô lớn nhất từ trước đến nay (15 tầng) gồm khoảng 500 căn hộ chung cư.
Nhìn chung việc phát triển các khu nhà ở mới tại các phường trên địa bàn Quận 4 là một yếu tố mang tính tích cực, tạo bề mặt đô thị khang trang hơn… Tuy nhiên song song với các yếu tố đó, việc xây dựng mới các khu nhà ở cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tình hình kinh tế xã hội và ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân trong khu vực như gây ô nhiễm bụi, ô nhiễm tiếng ồn, ảnh hưởng đến nguồn nước trong khu vực…. Các tác động này sẽ được trình bày cụ thể sau đây.
2.3 Những tác động do việc xây dựng mới các khu nhà ở
2.3.1 Tác động do hoạt động di dời và giải phóng mặt bằng
Để xây dựng các khu nhà ở mới, cần phải thực hiện công tác di dời và giải phóng mặt bằng, nhiều hộ gia đình sống trong khu vực phải bị giải tỏa…Mặc dù hầu hết các khu nhà ở mới tại các phường đều xây dựng trên nền đất cũ là những khu nhà xập xệ, khi xây dựng dự án sẽ tạo bộ mặt mới khang trang hơn trong khu vực. Tuy nhiền do hầu hết những hộ dân sống trong khu vực này đều làm các công việc lao động nặng nhọc, lao động chân tay… nên cuộc sống của họ gặp rất nhiều khó khăn, chính vì thế việc giải tỏa, giải phóng mặt bằng để xây dựng các khu nhà ở mới sẽ gây một số các ảnh hưởng sau:
- Thay đổi và xáo trộn nơi ở, nơi ở mới có thể là một khu vực mới hoàn toàn hoặc sẽ là một trong những căn hộ chung cư trong các khu nhà mới xây dựng. Tuy nhiên do khi thực hiện xây dựng các yếu tố về điện, nước, hạ tầng kỹ thuật… sẽ được nâng cao lên nên các khoản chi phí cho nơi ở mới cũng sẽ cao hơn so với hiện tại.
- Người dân trong các khu vực này chủ yếu sống bằng nghề lao động chân tay, khi di dời đến nơi ở hoàn toàn mới khác xa khu vực hiện tại, người dân khó có thể thích nghi ngay được, cần phải có thời gian. Có nghĩa là trong khoảng thời gian này người dân sẽ mất đi nguồn thu nhập, đây là một vấn đề lớn vì điều này sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của người dân.
- Một vấn đề đáng quan tâm nữa là nhìn chung mặc dù các hộ gia đình bị giải tỏa được ưu tiên cho mua lại một căn hộ trong khu nhà mới xây nhưng hầu như người dân không đủ tiền để mua hoặc do công việc làm thay đổi, điều kiện làm ăn khó khăn hơn, họ muốn có một khoản tiền để làm vốn mua bán nên không mua lại nhà trong khu vực các căn hộ mới xây mà họ thường có khuynh hướng thuê nhà ở tạm tại các khu vực xung quanh. Hiện nay khu vực Phường 5 - Quận 4 là một trong những khu vực có tỷ lệ người dân đến thuê nhà