Đồ án Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty TNHH nhuộm Nam Thành

MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

Chương 1 – MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề . 1

1.2. Lý do chọn đề tài . 1

1.3. Mục tiêu của đề tài . 2

1.4. Nội dung nghiên cứu. 3

1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3

1.5.1. Đối tượng nghiên cứu . 3

1.5.2. Phạm vi nghiên cứu . 3

1.5.3. Phạm vi thời gian. 3

1.6. Phương pháp nghiên cứu. 3

1.6.1. Phương pháp luận . 3

1.6.2. Phương pháp nghiên cứu . 4

1.7. Ý nghĩa của đề tài. 5

1.7.1. Ý nghĩa khoa học. 5

1.7.2. Ý nghĩa thực tiễn . 6

Chương 2 – TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN

2.1. Định nghĩa SXSH . 7

2.2. Các điều kiện tiên quyết khi áp dụng SXSH . 8

2.3. Phương pháp luận của một chương trình SXSH. 9

2.4. Các giải pháp SXSH . 10

2.5. Các lợi ích từ việc thực hiện SXSH . 13

2.5.1. Giảm chi phí sản xuất . 13

2.5.2. Giảm chi phí xử lý chất thải . 13

2.5.3. Cơ hội thị trường mới và được cải thiện . 13

2.5.4. Cải thiện hình ảnh doanh nghiệp . 13

2.5.5. Tiếp cận các nguồn tài chính dễ dàng hơn . 14

2.5.6. Môi trường làm việc tốt hơn . 14

2.5.7. Tuân thủ các quy định, luật môi trường tốt hơn. 14

2.6. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện SXSH . 14

2.6.1. Thuận lợi . 14

2.6.2. Khó khăn . 15

2.7. Tình hình và xu thế áp dụng SXSH trên thế giới và ở Việt Nam . 16

2.7.1. Trên thế giới . 16

2.7.2. Ở Việt Nam . 19

2.8. Một số mô hình SXSH trong ngành dệt nhuộm đã được triển khai

tại Việt Nam . 22

Chương 3 – TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT NHUỘM VÀ CÔNG TY

TNHH NAM THÀNH

3.1. Tổng quan về ngành dệt nhuộm . 25

3.1.1. Hiện trạng ngành dệt nhuộm TP. HCM . 25

3.1.2. Các tác động tới môi trường của ngành dệt nhuộm. 27

3.2. Tổng quan về công ty Nam Thành . 29

3.2.1. Giới thiệu sơ lược về công ty . 29

3.2.2. Tổng quan về quá trình sản xuất của công ty . 30

3.2.3. Hiện trạng môi trường tại công ty . 32

3.2.4. Nhu cầu sử dụng điện, nước và nhiên liệu tại công ty . 36

3.2.5. Hiện trạng vệ sinh công nghiệp – an toàn lao động tại công ty . 38

Chương 4 – NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SXSH CHO

CÔNG TY TNHH NHUỘM NAM THÀNH

4.1. Khởi động .39

4.1.1. Thành lập đội SXSH .39

4.1.2. Liệt kê các công đoạn trong quá trình nhuộm vải PES và cotton .40

4.1.3. Xác định và lựa chọn công nghệ gây lãng phí .46

4.2. Phân tích các bước công nghệ.46

4.2.1. Chuẩn bị sơ đồ công nghệ chi tiết .46

4.2.2. Cân bằng vật chất – năng lượng.48

4.2.3. Tính toán chi phí theo dòng thải.56

4.2.4. Phân tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp SXSH .58

4.2.5. Sàng lọc các giải pháp SXSH.63

4.3. Lựa chọn các giải pháp SXSH .68

4.3.1. Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật .68

4.3.2. Đánh giá tính khả thi về kinh tế .71

4.3.3. Đánh giá tính khả thi về môi trường.74

4.3.4. Lựa chọn các giải pháp để thực hiện.77

4.4. Lên kế hoạch chuẩn bị thực hiện các giải pháp SXSH.80

Chương 5 – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận .85

5.2. Kiến nghị .86

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

pdf107 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4078 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty TNHH nhuộm Nam Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạn tiền xử lý. Đầu tiên, vải được tẩy trắng nhằm tạo độ tươi sáng cao cho vải. Nếu là vải PES thì sẽ tiếp tục được đưa vào công đoạn giảm trọng làm nhẹ hàng vải và mặt vải mềm mại hơn. Ngoài ra, vải sẽ có độ mao dẫn cao hơn, xốp hơn, dễ hấp thu thuốc nhuộm. Còn nếu là vải cotton thì sẽ được làm bóng cũng nhằm nâng cao chất lượng vải, làm cho vải có độ bóng hơn. Hóa chất sử dụng cho cả hai công đoạn này là NaOH. Tiếp theo, vải được đưa vào máy nhuộm Jet để nhuộm. Tùy theo từng loại vải mà ta dùng các chất phụ trợ và thuốc nhuộm khác nhau: đối với vải PES thì ta dùng thuốc nhuộm phân tán, còn đối với vải cotton thì ta dùng thuốc nhuộm hoạt tính. Ta cũng tiến hành cầm màu đối với loại thuốc nhuộm hoạt tính này. Sau khi nhuộm, vải được vắt nhằm tách nước có trong vải ra. Sau đó vải được xử lý hóa học bằng nhiều loại hóa chất hồ khác nhau nhằm tạo cho vải độ sáng bóng, đều màu, chống nhàu cho vải.v.v… Tiếp theo, vải được sấy khô để hút ẩm và căng định hình để ổn định cấu trúc vải. Vải sau khi hoàn tất sẽ được kiểm tra chất lượng, phân loại và đóng gói thành phẩm trước khi đưa ra thị trường. Hình 3.2. Sơ đồ quy trình nhuộm vải coton. Vắt Nhuộm Giảm trọng Vải mộc (PES) Tẩy trắng Vải thành phẩm Kiểm cuộn Hồ hoàn tất Sấy căng định hình Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty TNHH nhuộm Nam Thành GVHD: TS. Đặng Viết Hùng Trang 32 SVTH: Nguyễn Thị Khánh Ly c. Danh mục máy móc, thiết bị Bảng 3.1. Danh mục máy móc, thiết bị tại công ty. STT Tên thiết bị Số lượng Tốc độ TB (m/ph) 01 Máy mộc 02 30 - 40 02 Máy nhuộm Jet 07 300 kg/mẻ 03 Máy vắt 02 100 04 Máy căng hoàn tất 02 30 - 35 05 Lò hơi 02 4 tấn/h 3.2.3. Hiện trạng môi trường tại công ty a. Nước thải sinh hoạt - Nguồn gốc: Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của nhân viên, công nhân trong xưởng sản xuất. Theo tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt trong xưởng sản xuất công nghiệp tính theo đầu người trong một ca làm việc là: 45 lít/người/ca (TCXDVN 33:2006 – Quyết định 06/2006/QĐ-BXD ngày 17/3/2006), thì tổng lượng nước thải sinh hoạt dự tính phát sinh từ 50 công nhân viên làm việc trong xưởng theo 02 ca (mỗi ca 25 người) là: Qsh = 45 lít/người/ca * 25 * 2 = 2250 lít/ ngày = 2,25 m3/ngày. - Đặc trưng ô nhiễm: Loại nước thải này bị ô nhiễm bởi các chất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (thể hiện qua thông số BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi khuẩn gây bệnh Ecoli. - Biện pháp xử lý hiện tại: Nước thải sinh hoạt được thu gom xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại sau đó được dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý trước khi thải vào môi trường. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty TNHH nhuộm Nam Thành GVHD: TS. Đặng Viết Hùng Trang 33 SVTH: Nguyễn Thị Khánh Ly b. Nước thải sản xuất Mức độ ô nhiễm của nước thải nói chung phụ thuộc rất lớn vào loại hóa chất sử dụng. Tùy vào từng công đoạn, nước thải lại có những đặc trưng ô nhiễm riêng. Có khoảng 88% nước sử dụng được thải ra dưới dạng nước thải và 12% thoát ra do bay hơi. Ÿ Tẩy trắng: Nước thải chứa các loại hóa chất tẩy trắng như: NaClO2, H2O2, CH3COOH, NaOH.v.v… Ÿ Làm bóng, giảm trọng: Nước thải có độ kiềm cao. Ÿ Nhuộm: Nước thải khâu này ngoài các loại thuốc nhuộm hoạt tính và phân tán thì còn có các hóa chất trợ nhuộm như chất càng hóa, chất khuếch tán, chất làm đều màu, NaS2O4, Na2CO3, NaOH, CH3COOH, các chất Formandehyde, tạp chất kim loại nặng, halogen hữu cơ. Ÿ Hồ hoàn tất: Nước thải chứa các loại hồ hóa chất như hồ làm mềm vải, hồ chống thấm, chống nhàu.v.v… Hiện nay, hệ thống xử lý nước thải của công ty hoạt động với công suất khoảng 300m3/ngày đêm , xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn loại B. Bảng 3.2. Thành phần và tính chất nước thải nhuộm tại công ty. STT Thông số ô nhiễm Đơn vị Nồng độ QCVN 24:2009/BTNMT (loại B) 1 Nhiệt độ 0C 75 – 80 40 1 pH 9,2 5,5 – 9 2 Độ màu Pt – Co 540 70 3 BOD5 mg/l 315 50 4 COD mg/l 600 100 5 SS mg/l 95 100 Nguồn: Công ty TNHH nhuộm Nam Thành, 2008. c. Khí thải và bụi Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty TNHH nhuộm Nam Thành GVHD: TS. Đặng Viết Hùng Trang 34 SVTH: Nguyễn Thị Khánh Ly Khí thải phát sinh chủ yếu từ các thiết bị chứa hóa chất, từ lò hơi, lò dầu với thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs), CO, NO2, SO2 và bụi. Bảng 3.3. Hệ số ô nhiễm của các chất trong khí thải do đốt dầu FO. STT Chất ô nhiễm Hệ số (g/1000lít dầu) 1 SO2 18 x S x 1.000 2 NO2 9.600 3 CO 500 4 Bụi 2.750 Nguồn: Đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới, WHO 1993. Căn cứ vào hệ số ô nhiễm của các chất trong khí thải và lượng dầu FO tiêu thụ trung bình khoảng 2.500lít/ngày = 825.000 lít/năm = 800.250 kg/năm (nhà máy hoạt động 330 ngày/năm; tỷ trọng của dầu FO là 0,97 kg/lít) ta có thể tính nồng độ và tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải do đốt dầu FO (ùhàm lượng lưu huỳnh 3%). Lưu lượng khói thải do đốt dầu FO trong một năm: Ln = 24,5 * 800.250 = 19.606.125 m3/năm (24,5 m3 là thể tích khói sinh ra do đốt 1 kg dầu FO ở nhiệt độ khói thải 1300C) Tải lượng (M) và nồng độ (C) các chất ô nhiễm trong khí thải do đốt dầu FO được thể tính theo như sau: Kết quả tính toán tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải do đốt dầu FO được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 3.4. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm có trong khí thải do đốt dầu FO. Ÿ M = lượng dầu FO tiêu thụ (kg/năm) x Hệ số ô nhiễm x 10-3 1000 x 0,97 . Trong đó Q là lưu lượng khí thải (m3/năm). Ÿ C = M x 106 Q Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty TNHH nhuộm Nam Thành GVHD: TS. Đặng Viết Hùng Trang 35 SVTH: Nguyễn Thị Khánh Ly Các chất ô nhiễm đặc trưng Tải lượng ô nhiễm (kg/năm) Lưu lượng khí thải (m3/năm) Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/m3) QCVN 19:2009/BTNMT (loại B) (mg/m3) SO2 44.550 19.606.125 2272,25 500 NO2 7.920 19.606.125 403,95 850 CO 412,5 19.606.125 21,04 1.000 Bụi 2.269 19.606.125 115,73 200 Nhận xét: Kết quả tính toán cho thấy, nồng độ các chất NO2, CO và bụi nằm trong giới hạn cho phép, chỉ có nồng độ SO2 trong khí thải vượt tiêu chuẩn cho phép khoảng 4,5 lần. Hiện tại công ty cũng đã bố trí các chụp hút trên trần mái và quạt để hút hơi ẩm, nhiệt thừa, kết hợp với hút các hơi khí độc hại khác và bụi ra khỏi khu vực sản xuất. Tuy nhiên vẫn còn một số bụi tồn tại ở trạng thái lơ lửng, khó quét và khó thu hồi do đó không được thu gom thường xuyên, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe công nhân làm việc tại đây, bụi nhỏ có thể đi vào phổi gây ra các bệnh về đường hô hấp, ngoài ra bụi còn gây tắc, hỏng máy móc thiết bị. Giải pháp tạm thời hiện nay tại công ty là trang bị khẩu trang cho công nhân. d. Tiếng ồn Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động đồng bộ của máy móc thiết bị sản xuất. Hiện nay, tại công ty chỉ có giải pháp bảo trì, bảo dưỡng định kỳ các máy móc có phát sinh ồn. e. Nhiệt Trong quá trình hoạt động sản xuất, nhiệt được phát sinh chủ yếu chủ yếu do: Ÿ Nhiệt thừa phát sinh từ các máy móc thiết bị sản xuất; Ÿ Nhiệt phát sinh từ quá trình gia nhiệt; quá trình sấy; Ÿ Nhiệt tỏa ra do thắp sáng; Ÿ Nhiệt tỏa ra do người; Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty TNHH nhuộm Nam Thành GVHD: TS. Đặng Viết Hùng Trang 36 SVTH: Nguyễn Thị Khánh Ly Ÿ Quá trình tích tụ nhiệt trong nhà xưởng do chưa được thông thoáng tốt. Tuy hiện tại công ty có hệ thống thông gió nhưng do điều kiện khí hậu Nam Bộ khá nóng bức, nhất là vào các tháng mùa khô bức xạ mặt trời xuyên qua mái tôn làm tăng nhiệt trong nhà xưởng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và năng suất làm việc của công nhân. f. Chất thải rắn (CTR) CTR tại công ty bao gồm ba loại chất thải chính sau: - CTR sinh hoạt: Bao gồm rác thải từ các văn phòng làm việc của nhân viên như giấy vụn, giấy photo,… rác thải từ sinh hoạt cá nhân của công nhân viên trong công ty. Lượng rác này được thu gom và xử lý bởi công ty Dịch vụ môi trường quận Bình Tân. - CTR sản xuất: Bao gồm vải vụn, các bao bì, nylon, giấy carton trong quá trình đóng gói. Hầu hết các loại chất thải sản xuất này đều được thu gom và bán lại cho các cơ sở thu mua phế liệu để tái chế. - CTR nguy hại: Bao gồm bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải, bao bì chứa hóa chất, cặn dầu thải. 3.2.4. Nhu cầu sử dụng điện, nước và nhiên liệu tại công ty a. Nhu cầu sử dụng điện Công ty sử dụng điện từ mạng lưới điện quốc gia và máy phát điện dự phòng của công ty. Nhu cầu dùng điện trung bình khoảng 80.000kW/tháng. b. Nhu cầu sử dụng nước Hiện nay, công ty đang sử dụng nguồn nước ngầm qua hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn nước cấp cho sản xuất, còn nước sinh hoạt thì dùng nước Thủy cục. Trong hoạt động sản xuất của công ty, vẫn còn một số trường hợp điển hình về thực trạng lãng phí nước như: một số vòi nước không có van khóa ở đầu, hoặc không được khóa lại khi không dùng nước nữa.v.v… Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty TNHH nhuộm Nam Thành GVHD: TS. Đặng Viết Hùng Trang 37 SVTH: Nguyễn Thị Khánh Ly c. Thực trạng sử dụng nhiên liệu dầu FO - Hiện tại công ty có 2 lò hơi hoạt động luân phiên với công suất 4 tấn/h. Lượng hơi tại khu vực này thất thoát chủ yếu là do các nguyên nhân sau: · Hệ thống thu hồi nước ngưng chưa triệt để, chỉ khoảng 20% lượng nước ngưng được thu hồi, phần còn lại thải bỏ vào hệ thống thu gom nước thải chung của nhà máy. · Công tác bảo trì bảo dưỡng, vệ sinh lò hơi chưa tốt nên rò rỉ hơi tại một số van hơi, co nối. · Công nhân lơ là trong quá trình kiểm soát và vận hành lò hơi.v.v… Hình 3.4. Nước chảy tràn trên sàn khi vệ sinh nhà xưởng. Hình 3.5. Công nhân sử dụng nước sạch để vệ sinh hố thu nước thải. Hình 3.6. Rò rỉ hơi tại các van do công nhân vận hành lò hơi ngủ quên trong khi trực. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty TNHH nhuộm Nam Thành GVHD: TS. Đặng Viết Hùng Trang 38 SVTH: Nguyễn Thị Khánh Ly - Hiện nay, hệ thống lò hơi không có bộ trao đổi nhiệt để thu hồi nhiệt tổn thất qua khói lò. Nhiệt độ khói thải thường rất cao, khoảng 220 - 270oC. Theo ước tính thì nhiệt độ khói thải hiện tại khoảng 250oC, điều này cho thấy nhiệt tổn thất qua khói lò rất nhiều. Nếu công ty tăng cường quản lý và kiểm soát lượng hơi thất thoát tốt hơn bằng cách điều chỉnh và sửa chữa lại các van hơi bị rò rỉ, kiểm soát hoạt động của lò hơi, tuần hoàn hơi và bọc cách nhiệt hệ thống đường ống dẫn hơi tốt hơn thì cơ hội tiết kiệm nhiên liệu dầu FO rất lớn. 3.2.5. Hiện trạng vệ sinh công nghiệp - an toàn tại công ty - Phương tiện bảo vệ cá nhân: Hiện nay công ty đã trang bị một số loại phương tiện bảo vệ cá nhân cho công nhân như: găng tay, khẩu trang, giày, ủng, kính bảo vệ mắt khi hàn.v.v… Tuy nhiên trong quá trình làm việc một số công nhân không tuân thủ qui định an toàn vệ sinh lao động. - Môi trường – điều kiện lao động của công nhân: Nhìn chung nhà xưởng có mặt bằng xưởng sản xuất rộng. Nhưng do điều kiện thông thoáng chưa tốt nên nhiệt độ trong xưởng rất cao, đặc biệt là nhiệt độ tại khu vực lò hơi, ảnh hưởng đến điều kiện và hiệu quả làm việc của công nhân. - Máy móc thiết bị: Các thiết bị máy móc tại nhà xưởng đều hoạt động tốt. Tuy nhiên các thiết bị tại khu vực lò hơi đặc biệt là các đường ống dẫn hơi đến xưởng nhuộm vẫn chưa được bảo ôn tốt và hiện tượng rò rỉ tại các van, gây thất thoát hơi và làm tăng nhiệt độ môi trường xung quanh khu lò hơi ảnh hưởng đến cả công nhân vận hành tại khu vực này. - An toàn về điện: Các thiết bị điện được lắp đặt, bố trí thuận lợi cho công nhân thao tác, tuy nhiên còn một số nơi hệ thống đi dây điện chưa đảm bảo an toàn. - Phòng cháy chữa cháy (PCCC): Công ty cũng đã trang bị đầy đủ thiết bị chữa cháy như bình cứu hỏa, hộp cứu hỏa,….tại các khu vực dễ gây cháy nổ. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty TNHH nhuộm Nam Thành GVHD: TS. Đặng Viết Hùng Trang 39 SVTH: Nguyễn Thị Khánh Ly Chương 4 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN CHO CÔNG TY TNHH NHUỘM NAM THÀNH 4.1. KHỞI ĐỘNG 4.1.1. Thành lập đội SXSH Đội SXSH là lực lượng then chốt, nhân tố quan trọng trong quá trình triển khai áp dụng SXSH tại công ty. Vì vậy thành lập đội SXSH là việc làm đầu tiên khi bắt đầu thực hiện SXSH. Bảng 4.1. Các thành phần trong đội SXSH của công ty. STT Thành phần tham gia Chức vụ Vai trò Ghi chú 1 Nguyễn Hồ Quang Long Phó Giám đốc Xem xét và trình các đề xuất cho Giám đốc xét duyệt Thành viên 2 Nguyễn Thành Nhân Trưởng bộ phận cơ điện Theo dõi và tổng hợp các số liệu về tiêu thụ điện, nước của công ty Trưởng nhóm 3 Huỳnh Tú Vy Trưởng phòng tài chính vật tư Cung ứng ngân sách để thực hiện SXSH và tính toán lợi ích mang lại cho công ty sau khi áp dụng SXSH Thành viên 4 Nguyễn Tư Quản đốc xưởng nhuộm Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện SXSH của công nhân Thành viên 5 Lê Hoàng Vũ Tổ trưởng tổ nhuộm Chịu trách nhiệm thực hiện SXSH tại khâu nhuộm 6 Nguyễn Nam Tổ trưởng tổ hồ hoàn tất Chịu trách nhiệm thực hiện SXSH tại khâu hồ hoàn tất 7 Nguyễn Thị Khánh Ly Sinh viên ĐHKT Công nghệ TP. Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp SXSH cho công ty và Chuyên viên SXSH Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty TNHH nhuộm Nam Thành GVHD: TS. Đặng Viết Hùng Trang 40 SVTH: Nguyễn Thị Khánh Ly HCM trợ giúp thực hiện Ghi chú: Trong quá trình thực hiện đồ án này, TS. Đặng Viết Hùng cũng đã tận tình tư vấn về tất cả các vấn đề có liên quan đến SXSH. Sự tương quan trong mối quan hệ của đội SXSH được thể hiện theo sơ đồ sau: 4.1.2. Liệt kê các công đoạn trong quá trình nhuộm vải PES và cotton a. Công đoạn tiền xử lý Œ Tẩy trắng Ø Mục đích: Tạo cho vải có bề ngoài trắng sạch. Khả năng hấp thụ thuốc nhuộm cũng sẽ được nâng cao sau công đoạn tẩy trắng. Nguyễn Hồ Quang Long (Phó Giám đốc) Hình 4.1. Sơ đồ tương quan giữa các bộ phận trong đội SXSH của công ty. Nguyễn Thị Khánh Ly (chuyên viên SXSH) Trao đổi các thông tin và các yêu cầu trong áp dụng SXSH Xác định trọng tâm đánh giá SXSH Lập kế hoạch triển khai SXSH Trình bày kết quả giám sát khi áp dụng SXSH Trình các đề xuất cho Giám đốc xét duyệt và chỉ đạo thực hiện Cung cấp thông tin và kết quả giám sát khi áp dụng SXSH Trợ giúp thực hiện các giải pháp SXSH Đại diện các bộ phận Huỳnh Tú Vy (tài chính vật tư) Nguyễn Tư (quản đốc xưởng nhuộm) Nguyễn Thành Nhân (cơ điện) Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty TNHH nhuộm Nam Thành GVHD: TS. Đặng Viết Hùng Trang 41 SVTH: Nguyễn Thị Khánh Ly Ø Nguyên tắc: Quá trình này được thực hiện trong máy Jet, trong điều kiện pH từ 3,5 – 4,5 (chất điều chỉnh pH là CH3COOH), NaClO2 chuyển hóa thành oxi nguyên tử oxi hóa màu của vải sợi và vải sẽ đạt được độ trắng cần thiết. Đối với vải PES thì nhiệt độ bắt đầu từ 40 – 500C, trong vòng 20 – 30 phút, sau đó gia nhiệt lên đến nhiệt độ sôi và tẩy ở nhiệt độ sôi trong thời gian 30 – 45 phút, cuối cùng giặt nóng, giặt xả bằng nước lạnh. Còn đối với vải cotton thì gian giặt tẩy ít hơn và nhiệt độ bắt đầu từ 30 – 400C.  Giảm trọng (PES) Ø Mục đích: Làm nhẹ hàng vải và tạo cho mặt vải sự mềm mại. Ngoài ra, vải sẽ có độ mao dẫn cao hơn, xốp hơn, dễ hấp thu thuốc nhuộm. Ø Nguyên tắc: Công đoạn này được thực hiện trong máy Jet. Khi xơ sợi PES được xử lý trong dung dịch kiềm mạnh (NaOH) thì liên kết ester của xơ sợi sẽ được xà phòng hóa và tạo ra nhóm ưa nước (-COOH, -OH); đồng thời giảm trọng lượng xơ sợi cho ta cảm giác sờ tay dễ chịu, mặt vải mềm mại. Sau khi giảm trọng ta phải giặt nóng, tiến hành trung hòa xút bằng acid acetic (CH3COOH phản ứng với xút và sẽ tạo muối nên hoàn toàn có thể giặt sạch ra khỏi vải) nhằm tránh không cho xảy ra hiện tượng đốm trắng trên mặt vải khi nhuộm, và cuối cùng là giặt xả bằng nước lạnh. Ž Làm bóng (cotton) Ø Mục đích: Tăng độ bền căng, độ láng bóng và tăng ái lực của vải với thuốc nhuộm. Ø Nguyên tắc: Quá trình làm bóng trải qua ba giai đoạn nhỏ là ngấm kiềm, ổn định và giặt sạch. Quá trình này làm cho vải ở trạng thái kéo căng tác dụng với dung dịch kiềm đậm đặc ở nhiệt độ 16 – 30 0C trong một khoảng thời gian rất ngắn (40 – 50 giây), làm cho xơ bông trương nở to, mặt ngoài của xơ trở nên phẳng hơn, có khả năng phản xạ ánh sáng tốt hơn, vì vậy làm cho xơ trở nên bóng hơn. Ngoài ra, khi xơ nở to làm thay đổi một phần cấu trúc phân tử nên xơ trở nên Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty TNHH nhuộm Nam Thành GVHD: TS. Đặng Viết Hùng Trang 42 SVTH: Nguyễn Thị Khánh Ly háo nước hơn, dễ thấm nước và dễ hút ẩm hơn, tăng khả năng hút màu, tiết kiệm được 15 – 30% thuốc nhuộm so với vải chưa được làm bóng. b. Công đoạn xử lý  Nhuộm Quá trình nhuộm được thực hiện trong máy nhuộm Jet một họng với công suất tối đa là 300kg/mẻ. Đây là thiết bị nhuộm kín, hoạt động theo nguyên lý “vải và dung dịch cùng chuyển động”, điều này tạo điều kiện cho thuốc nhuộm dễ dàng khuếch tán vào sợi vải, rút ngắn thời gian nhuộm. Đối với vải PES thì ta dùng thuốc nhuộm phân tán, còn đối với vải cotton thì ta dùng thuốc nhuộm hoạt tính. Ÿ Đối với vải PES: bắt đầu ở nhiệt độ 400C, cho vải vào máy cùng với nước và một số chất trợ như chất càng hóa EDTA (axít axetic ethylene diamine tetra) để phức hóa các chất gây độ cứng cho nước và các ion kim loại nặng; chất khuếch tán (Kortamol NNO); chất làm đều màu (Sonadon D-72). Ta cũng điều chỉnh pH từ 5 – 5,5 bằng CH3COOH vì tất các các thuốc nhuộm phân tán đều nhuộm tốt ở khoảng pH trên. Tuần hoàn vải và dung dịch 10 phút rồi mới cho thuốc nhuộm vào. Gia nhiệt tùy màu nhạt, trung, đậm. Và cuối cùng vải được giặt nóng ở 60 – 700C và giặt xả sạch ở nhiệt độ phòng Hình 4.2. Máy nhuộm Jet đơn. Hình 4.3. Giản đồ nhuộm vải PES màu trung bình. 5' ’ 400C 800C 1200C 1300C Giặt xả sạch Giặt nóng 60 – 700C (5 – 30’) Thuốc nhuộm Nước, chất trợ 10’ Vải 10’ 30 – 50’ 30 – 60’ 5 – 10’ Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty TNHH nhuộm Nam Thành GVHD: TS. Đặng Viết Hùng Trang 43 SVTH: Nguyễn Thị Khánh Ly Ÿ Đối với vải cotton: bắt đầu ở nhiệt độ 300C, cho vải vào máy cùng với nước và các chất trợ như EDTA, chất đều màu và chất ngấm (tăng cường khả năng khuếch tán màu, giúp cho màu hòa tan đều và ngấm sâu vào bên trong lõi xơ); muối Natri sunfat (Na2SO4) chạy máy trong 20 phút (Na2SO4 là chất điện ly, đóng vai trò chất dẫn giúp cho thuốc nhuộm đi sâu vào trong lõi xơ và đều màu); sau đó gia nhiệt lên đến nhiệt độ nhuộm yêu cầu. Khi đạt đến nhiệt độ nhuộm, chia Natri cacbonat (Na2CO3) làm 03 lần cho vào, mỗi lần cách nhau khoảng 10 phút (Na2CO3 là chất tạo môi trường kiềm, giúp thuốc nhuộm liên kết hóa học với xơ sợi); sau đó tiếp tục giữ nhiệt độ khoảng 15 – 60 phút tùy theo màu nhạt, trung, đậm. Sau khi giặt nóng ở nhiệt độ 500C – 600C và xả sạch ở nhiệt độ phòng, vải được cầm màu ở nhiệt độ 400C – 400C bởi chất cầm màu là chất tạo màng cao phân tử, ngăn không cho thuốc nhuộm ra ngoài, giữ lại thuốc nhuộm trên vải, giúp sản phẩm có màu sắc như mong muốn. Quá trình nhuộm bao gồm 4 giai đoạn sau: Ÿ Giai đoạn 1: Các hạt thuốc nhuộm khuếch tán từ dung dịch đến bề mặt ngoài xơ sợi. Giặt xả sạch Cầm màu 40 – 500C 2 – 2,50C/ phút 80 – 900C 300C Vải Na2SO4 Thuốc nhuộm Nước, chất trợ 20’ Giặt nóng 50 – 600C (5 – 30’) 1/3Na2CO3 1/3Na2CO3 1/3Na2CO3 10’ 10’ 15 – 60’ 10 – 20’ Hình 4.4. Giản đồ nhuộm vải cotton màu trung bình. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty TNHH nhuộm Nam Thành GVHD: TS. Đặng Viết Hùng Trang 44 SVTH: Nguyễn Thị Khánh Ly Ÿ Giai đoạn 2: Các hạt thuốc nhuộm được hấp thụ lên bề mặt ngoài xơ. Ÿ Giai đoạn 3: Các hạt thuốc nhuộm, khuếch tán từ mặt ngoài vào sâu trong lõi xơ sợi theo các mao quản. Ÿ Giai đoạn 4: Thực hiện liên kết bám dính thuốc nhuộm vào xơ. Lưu ý: Nhiệt độ và thời gian có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nhuộm. Nhiệt độ tối ưu để vải có thể bắt màu là 1300C. Nếu nhiệt độ quá cao sẽ làm cho vải bị biến tính, chuyển sang màu khác, loang màu hoặc vải có thể bị mục nếu dùng thước nhuộm Acid, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, độ dày mỏng hoặc màu sắc của sản phẩm. Lưu ý đối với máy nhuộm cao áp chỉ được mở máy, xả bỏ dung dịch, lấy mẫu sau khi nhiệt độ đã hạ thấp xuống 35oC và áp suất bằng 0.  Vắt Ø Mục đích: Giảm bớt nước trong vải bằng máy vắt ly tâm. Ø Nguyên tắc: Dùng lực ly tâm, khi máy hoạt động sẽ tách nước ra với tốc độ quay 600 – 650 vòng/phút, vắt khô đến 70 – 80%. Nếu tốc độ quay quá cao và vắt quá kiệt sẽ làm cho vải PES bị biến dạng. c. Công đoạn hoàn tất Công đoạn hoàn tất bao gồm hai quá trình: xử lý hóa học (hồ hoàn tất) và xử lý cơ học (sấy khô và căng định hình). ‘ Xử lý hóa học (hồ hoàn tất) Ø Mục đích: Tăng chất lượng sản phẩm, tăng độ bền ma sát, chống thấm, nhàu, làm mềm vải.v.v… Ø Nguyên tắc: Máy căng định hình có bộ phận ép hồ gồm một máng có hai trục dẫn và hai trục ép. Vải được đưa qua các trục cố định và trục lăn tự do. Khi đi xuống vải sẽ được ban ra nhờ ba trục ban vải và qua hệ thống chỉnh tâm, sau đó vải sẽ được đưa vào trục ép nhờ các trục lăn tự do và 1 trục bang. Khi hai trục ép tiếp xúc nhau, vải sẽ thấm hồ đầy đủ. Bộ phận gia nhiệt từ 1600C – 1700C giúp Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn cho công ty TNHH nhuộm Nam Thành GVHD: TS. Đặng Viết Hùng Trang 45 SVTH: Nguyễn Thị Khánh Ly cho các chất hồ bám lên mình vải. Thường sử dụng máy nga

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNGUYEN THI KHANH LY.pdf
Tài liệu liên quan