Đồ án Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng khu công nghiệp Mỹ Phước, tỉnh Bình Dương thành khu công nghiệp thân thiện môi trường

MỤC LỤC



Lời cảm ơn

Mục lục

Danh sách các từ viết tắt

Danh sách các bảng

Danh sách các sơ đồ, hình

Lời mở đầu

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ KCN THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG

1.1 Định nghĩa KCN TTMT 5

1.2 Các tính chất đặc trưng của KCN TTMT 5

1.3 Các tiêu chí mô hình KCN TTMT 7

1.4 Phương pháp đánh giá KCN TTMT 15

1.4.1 Phương pháp liệt kê danh mục các tiêu chí TTMT 15

1.4.2 Phương pháp ma trận môi trường (EMA) 19

1.5 Hệ thống các tiêu chí phân loại KCN TTMT 22

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ CÁC KCN Ở BÌNH DƯƠNG

2.1 Vài nét về tỉnh Bình Dương 24

2.1.1 Vị trí địa lý 24

2.1.2 Địa hình 24

2.1.3 Khí hậu 25

2.1.4 Tài nguyên khoáng sản 26

2.1.5 Tài nguyên nước 28

2.1.6 Tài nguyên rừng 30

2.1.7 Tình hình kinh tế 30

2.1.8 Tình hình văn hoá – xã hội 38

2.2 Tổng quan về các KCN ở Bình Dương 41

2.2.1 Khu công nghiệp và xu hướng hình thành KCN 41

2.2.2 Tình hình phát triển các KCN đến năm 2010

và định hướng đến năm 2020 42

2.3 Tình hình quản lý môi trường của các KCN ở Bình Dương 46

2.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý môi trường 46

2.3.2 Hoạt động nhà nước bảo vệ môi trường 47

2.3.3 Các vấn đề quản lý môi trường 49

2.3.4 Nhận thức của doanh nghiệp về BVMT 49

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng môi trường của dự án quy hoạch KCN đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 50

2.4.1 Tác động đến cảnh quan xung quanh 50

2.4.2 Tác động đến môi trường vật lý 50

2.4.3 Tác động đến môi trường văn hoá xã hội 52

CHƯƠNG 3 : GIỚI THIỆU VỀ KHU CÔNG NGHIỆP MỸ PHƯỚC – TỈNH BÌNH DƯƠNG

3.1 Thông tin về nhà đầu tư CSHT KCN Mỹ Phước 53

3.2 Thông tin chung về KCN Mỹ Phước 53

3.2.1 Vị trí địa lý 54

3.2.2 Sơ đồ vị trí của KCN Mỹ Phước 56

3.2.3 Lĩnh vực thu hút đầu tư 56

3.2.4 Tình hình thu hút đầu tư 57

3.2.5 Cơ sở hạ tầng của KCN Mỹ Phước 58

3.2.5.1 Cơ sở hạ tầng giao thông 58

3.2.5.2 Cấp điện – cấp nước 58

3.2.5.3 Xử lý nước thải 59

3.2.5.4 Viễn thông 59

3.3 Tình hình hoạt động sản xuất tại KCN Mỹ Phước 59

3.3.1 Các loại hình sản xuất 59

3.3.2 Các sản phẩm chính 60

3.4 Các nguồn gây ô nhiễm chính trong KCN Mỹ Phước 60

3.4.1 Nước thải 60

3.4.1.1 Nước thải sinh hoạt 60

3.4.1.2 Nước thải sản xuất 61

3.4.1.3 Nước mưa chảy tràn 62

3.4.2 Khí thải 62

3.4.3 Chất thải rắn 63

3.4.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt 63

3.4.3.2 Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại 64

3.4.3.3 Chất thải rắn nguy hại 65

3.4.4 Tiếng ồn và chấn động rung 65

3.4.5 Sự cố cháy nổ 66

3.5 Tình hình thực hiện công tác QLMT khu công nghiệp 66

3.5.1 Hiện trạng môi trường KCN 66

3.5.2 Hệ thống quản lý môi trường chức năng 67

3.5.3 Công tác sau thẩm định báo cáo ĐTM 68

3.5.3.1 Công tác thanh tra và kiểm tra môi trường

sau thẩm định báo cáo ĐTM 68

3.5.3.2 Công tác quan trắc và giám sát môi trường

sau thẩm định báo cáo ĐTM 69

3.5.3.3 Công tác điều chỉnh sau thẩm định báo cáo ĐTM 69

3.6 Đánh giá hiện trạng môi trường của KCN Mỹ Phước 69

3.6.1 Ô nhiễm nước mặt 69

3.6.2 Ô nhiễm không khí, tiếng ồn, độ rung 69

3.6.3 Quản lý CTR công nghiệp, đặc biệt CTR nguy hại 70

3.6.4 Hệ thống QLMT KCN 70

3.6.5 Triển khai áp dụng các giải pháp SXSH 70

3.6.6 Chuyển đổi mô hình tổ chức xây dựng KCN 71

CHƯƠNG 4 : XÂY DỰNG MÔ HÌNH KCN TTMT CHO KCN MỸ PHƯỚC

4.1 Đánh giá mức độ TTMT hiện tại của KCN Mỹ Phước 72

4.2 Xác định các mô hình KCN TTMT chính

có thể áp dụng cho KCN Mỹ Phước 85

4.2.1 Mô hình KCN TTMT đơn cấp (FEIP low) 85

4.2.2 Mô hình KCN xanh – sạch – đẹp (FEIP high) 85

4.2.3 Mô hình KCN TTMT hỗn hợp nữa sinh thái (EIP low) 86

4.2.4 Mô hình KCN TTMT sinh thái (EIP high) 86

4.3 Lựa chọn mô hình chuyển đổi KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT 87

4.4 Các đặc tính của mô hình KCN TTMT Mỹ Phước 89

4.4.1 Đặc tính của mô hình KCN TTMT Mỹ Phước 89

4.4.2 Tiêu chuẩn của mô hình KCN TTMT Mỹ Phước 91

4.4.2.1 Giai đoạn chuyển đổi và xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT trung bình 91

4.4.2.2 Giai đoạn chuyển đổi và xây dựng

KCN TTMT Mỹ Phước đơn cấp 92

4.4.2.3 Giai đoạn chuyển đổi và xây dựng

KCN Mỹ Phước xanh – sạch – đẹp 93

4.4.2.4 Giai đoạn chuyển đổi và xây dựng KCN TTMT Mỹ Phước hỗn hợp nữa sinh thái 94

4.4.2.5 Giai đoạn chuyển đổi và xây dựng

KCN TTMT Mỹ Phước sinh thái 94

4.5 Mô hình kỹ thuật tổng quát KCN TTMT Mỹ Phước 95

4.5.1 Đề xuất mô hình công nghệ và QLMT KCN TTMT Mỹ Phước 95

4.5.2 Thuyết minh cho mô hình công nghệ và QLMT tổng quát 97

4.6 Những phân tích và đánh giá cơ bản về mô hình KCN TTMT 103

4.6.1 Những phân tích tổng hợp về mô hình KCN TTMT Mỹ Phước 103

4.6.1.1 Ý nghĩa về QLMT và phát triển kỹ thuật của mô hình 103

4.6.1.1.1 Ý nghĩa về QLMT 103

4.6.1.1.2 Ý nghĩa về phát triển công nghệ kỹ thuật cho công trình 104

4.6.1.2 Ý nghĩa về kinh tế, xã hội và môi trường của mô hình 104

4.6.2 Những đánh giá tổng hợp về mô hình KCN TTMT Mỹ Phước 105

4.7 Xác định các bước và nội dung thực hiện

mô hình KCN TTMT Mỹ Phước 105

4.7.1 Bước khởi đầu 105

4.7.1.1 Công tác kiểm toán kinh tế và môi trường 105

4.7.1.2 Công tác lập dự án đầu tư khả thi xây dựng KCN TTMT 107

4.7.2 Các bước đầu tư xây dựng mô hình

KCN TTMT Mỹ Phước bậc trung bình 107

4.7.2.1 Áp dụng hệ thống QLMT về BVMT KCN 107

4.7.2.2 Tuân thủ pháp luật Nhà nước tại KCN 107

4.7.2.3 Tăng cường kiểm soát, xử lý ô nhiễm đầu ra 108

4.7.2.4 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng 108

4.7.3 Các bước đầu tư xây dựng mô hình

KCN TTMT Mỹ Phước bậc đơn cấp 108

4.7.3.1 Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý Nhà nước về BVMT KCN và tuân thủ nghiêm Pháp luật Nhà nước 108

4.7.3.2 Áp dụng các giải pháp hội nhập kinh tế quốc tế 109

4.7.3.3 Nâng cao kiến thức của cán bộ công nhân về BVMT 109

4.7.3.4 Các biện pháp BVMT vi khí hậu 109

4.7.4 Các bước đầu tư xây dựng mô hình KCN TTMT Mỹ Phước xanh – sạch – đẹp 109

4.7.4.1 Hoàn thành các cam kết trong báo cáo ĐTM của KCN 109

4.7.4.2 Hoàn thành xây dựng hệ thống QLMT KCN 109

4.7.4.3 Thực hiện tăng cường công tác giáo dục – đào tạo và nâng cao ý thức về BVMT KCN 110

4.7.4.4 Tăng cường công tác hội nhập kinh tế quốc tế 110

4.7.4.5 Gia tăng đầu tư về sinh thái môi trường cho KCN 111

4.7.4.6 Gia tăng đầu tư về công tác

kiểm soát ô nhiễm và giảm thiểu chất thải 111

4.7.5 Các bước đầu tư xây dựng mô hình KCN TTMT Mỹ Phước bậc hỗn hợp nửa sinh thái và sinh thái 111

4.7.5.1 Đầu tư, thiết lập các mối quan hệ cộng sinh trao đổi chất thải 111

4.7.5.2 Sắp xếp lại nhu cầu tham gia thị trường trao đổi chất thải 112

4.7.5.3 Đầu tư phát triển công nghệ sản xuất sạch,

có ít hoặc không có phát thải 112

4.7.5.4 Đầu tư áp dụng các giải pháp SXSH và

nâng cấp công nghệ xử lý chất thải 113

4.8 Các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích thực hiện

mô hình KCN TTMT Mỹ Phước 113

4.8.1 Giải pháp về chính sách quản lý KCN 113

4.8.2 Giải pháp về chính sách hỗ trợ và khuyến khích KCN 114

4.8.3 Giải pháp về tăng cường vai trò của Nhà nước, KCN và cộng đồng 115

4.8.4 Giải pháp về tăng cường vai trò quản lý và hiệu quả tổ chức thực hiện mô hình kỹ thuật tổng quát tại KCN TTMT Mỹ Phước 116

4.9 Đánh giá triển vọng của mô hình KCN TTMT Mỹ Phước 116

4.10 Lợi ích của việc xây dựng KCN Mỹ Phước thành KCN TTMT 117

4.10.1 Lợi ích kỹ thuật 117

4.10.2 Lợi ích kinh tế - xã hội 118

4.10.3 Lợi ích môi trường 118

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận 120

5.2 Kiến nghị 121

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc123 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3563 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng khu công nghiệp Mỹ Phước, tỉnh Bình Dương thành khu công nghiệp thân thiện môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i hoá của tỉnh trong đó các KCN đóng vai trò quan trọng, tạo động lực tập trung thu hút đầu tư, phát triển các ngành công nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế vào địa bàn tỉnh theo đúng quy hoạch, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao trình độ lao động địa phương và bảo vệ môi trường. Phát triển các KCN theo hướng hình thành chuỗi các KCN cùng với sự phát triển các khu đô thị, khu dân cư và hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội cần thiết cho toàn khu vực, góp phần đẩy mạnh tốc độ đô thị hoá, hiện đại hoá của tỉnh một cách đồng bộ. Quy hoạch các KCN của tỉnh phù hợp với quy hoạch phát triển vùng theo hướng kết nối với hệ thống giao thông, sân bay, cảng biển… trong khu vực Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Các KCN cần tập trung thu hút các dự án đầu tư có quy mô lớn, ít thâm dụng lao động, ưu tiên các dự án đầu tư có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ sạch, tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Chuẩn bị đất sạch KCN ở phía Bắc tỉnh để đáp ứng nhu cầu thu hút đầu tư khi chùm đô thị Nam Bình Dương hình thành và phát triển. Khi đó, do yêu cầu ngày càng cao về môi trường, các doanh nghiệp buộc phải di dời lên phía Bắc tỉnh nếu không đạt yêu cầu về đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Phát triển các KCN phải gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh, phòng chống các loại tội phạm, đồng thời quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến đội ngũ công nhân lao động và bảo vệ môi trường. Mục tiêu phát triển:Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh đến năm 2010 chiếm 65,5%, đến năm 2015 chiếm 62,9%, đến năm 2020 chiếm 55,5%.Phấn đấu tỷ lệ lấp kín bình quân các KCN hiện có của tỉnh đến năm 2010 đạt trên 60%.Phấn đấu 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc được chứng nhận ISO 14000.Đảm bảo tất cả các KCN khi đi vào hoạt động đều phải thực hiện đúng phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Kiểm soát 100% các điểm nóng về ô nhiễm môi trường. Tất cả các DN gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh được xử lý triệt để.Tăng cường kiểm soát ô nhiễm tại nguồn, chú trọng quản lý chất thải, đặc biệt là quản lý chất thải nguy hại trong sản xuất công nghiệp. Phấn đấu đến năm 2010 thu gom được 90% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp. Quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh đến năm 2020: Trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, sẽ mở rộng thêm diện tích của 3 KCN trên địa bàn tỉnh với tổng diện tích tăng thêm so với trước là 2.087ha. Tổng diện tích sau khi điều chỉnh mở rộng là 3.631ha. Bảng 7: Sự điều chỉnh mở rộng của một số KCN từ nay đến năm 2015 STT KCN điều chỉnh mở rộng từ nay đến năm 2015 Địa điểm Diện tích quy hoạch cũ (ha) Diện tích mở rộng (ha) Diện tích sau khi mở rộng (ha) Tổng Đất trồng lúa Đất khác 1 KCN Đất Cuốc Xã Đất Cuốc – huyện Tân Uyên 213 287 0 287 500 2 KCN Nam Tân uyên (GĐ1) Xã Khánh Bình – Hội Nghĩa – Uyên Hưng – huyện Tân Uyên 331 300 0 300 631 3 KCN Bàu Bàng Bàu Bàng – huyện Bến Cát 1.000 1.500 0 1.500 2.500 Tổng cộng 1.544 2.087 0 2.087 3.631 Từ nay đến năm 2015 thành lập mới 8 KCN với tổng diện tích 6.113ha. Hiện trạng đất chủ yếu là đất trồng cao su đến kỳ thanh lý, không có diện tích đất nông nghiệp trồng lúa. Điều chỉnh, bổ sung các KCN trên địa bàn giai đoạn từ năm 2015-2020: Từ năm 2015-2020, thành lập thêm 3 KCN với tổng diện tích 2.680ha, chủ yếu là đất trồng cây công nghiệp lâu năm, không có diện tích đất nông nghiệp trồng lúa. Như vậy, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, Bình Dương điều chỉnh mở rộng diện tích 3 KCN với tổng diện tích sau điều chỉnh là 3.631ha, tăng 2.087ha. Bổ sung quy hoạch thành lập mới 11 KCN với 8.793ha, nâng tổng số KCN của tỉnh Bình Dương lên 39 KCN với tổng diện tích 19.834,5ha. Việc phát triển các KCN như trên là phù hợp với quá trình lan toả kinh tế từ vùng Nam Bình Dương lên phía Bắc. Các KCN đóng vai trò làm động lực thúc đẩy kinh tế, xã hội của vùng Bắc Bình Dương phát triển theo hướng công nghiệp hoá, đồng thời xây dựng và hiện đại hoá các đô thị của các huyện mới của tỉnh trong tương lai là Bắc Bến Cát, Bắc Tân Uyên và 2 huyện Phú Giáo, Dầu Tiếng phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 2.3. Tình hình quản lý môi trường của các KCN tỉnh Bình Dương: 2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý môi trường: Tổ chức bộ máy quản lý môi trường của Tỉnh được thể hiện qua sơ đồ bên dưới UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG BỘ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG Các sở ban nghành liên quan: Sở KH & CN Sở Công nghiệp Sở xây dựng Sở thương mại & Du lịch Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Sở Y tế Sở Công an Sở kế hoạch & Đầu tư Sở Tài chính SỞ TN & MT TỈNH BÌNH DƯƠNG UBND HUYỆN phòng công nghiệp đô thị UBND xã Các phòng ban khác Phòng QLMT Thanh tra Trung tâm BVMT Quan hệ trực tiếp Quan hệ phối hợp Quan hệ gián tiếp Hình 1- Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý môi trường tỉnh Bình Dương 2.3.2. Hoạt động nhà nước bảo vệ môi trường: Công tác quản lý Nhà nước về BVMT của tỉnh Bình Dương có nhiều chuyển biến tích cực trong những năm gần đây và thu được những kết quả như sau: Văn bản pháp quy: UBND tỉnh Bình Dương đã xây dựng và ban hành quy chế BVMT trong các KCN nằm trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Hợp tác liên hiệp ESSA/SNC – LAVALIN VCEP giữa tỉnh Bình Dương và nhà nước Canada – các vấn đề quan tâm trong quy hoạch và quản lý môi trường trong các phía công nghiệp. Chương trình quan trắc thực hiện hằng năm, có kết hợp với mạng lưới quan trắc quốc gia tại Tp Hồ Chí Minh. Công tác thẩm định đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được duy trì ở hai cấp: Bộ TN & MT, Sở TN & MT tỉnh Bình Dương. Công tác thẩm định vẫn còn một số khó khăn do sự thiếu phối hợp giữa các nghành có liên quan, cơ chế tài chính chưa được hoàn thiện. Triển khai hoạt động kiểm soát ô nhiễm công nghiệp thông qua các hoạt động giám sát, kiểm tra cơ sở đang hoạt động. Tuy nhiên, hoạt động này còn nhiều hạn chế về nguồn kinh phí và nhân lực. Báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm được xây dựng trên cơ sở các số liệu quan trắc và các chỉ thị môi trường. Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về môi trường được triển khai hàng năm, với nội dung hình thức ngày càng phong phú hơn, góp phần thiết thực vào việc chuyển biến rõ rệt trong ý thức BVMT của cộng đồng. Tổ chức tốt công tác thanh tra và khiếu nại về môi trường. Phối hợp với liên hiệp hội các hội khoa học kỹ thuật thành lập hội BVMT. 2.3.3. Các vấn đề quản lý môi trường: Trong công tác quản lý Nhà nước môi trường của tỉnh nổi cộm một số vấn đề như sau: Thiếu thông tin quan trọng phục vụ công tác hoạch và BVMT. Đó là dữ liệu chi tiết về địa hình, địa mạo; tài nguyên khoáng sản; trữ lượng nước ngầm, chất lượng nước ngầm; chất lượng đất; đa dạng sinh học và sinh cảnh; Chương trình quan trắc môi trường còn nhiều hạn chế. Số điểm quan trắc còn ít, tần suất quan trắc thấp do kinh phí quan trắc hàng năm còn khá hạn hẹp. Ngoài ra, quan trắc MT đất chưa được quan tâm đến. Công tác quản lý số liệu chưa được coi đúng mức. Thiếu sự phối hợp giữa chương trình quan trắc Quốc gia với quan trắc MT địa phương; Các đề tài/ dự án nghiên cứu phục vụ công tác BVMT còn hạn chế. Nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường còn kém thiếu các hoạt động tuyên truyền BVMT. Chưa huy động được sự tham gia tích cực các đối tượng liên quan đến BVMT; Năng lực quản lý cơ quan chuyên nghành còn nhiều hạn chế. 2.3.4. Nhận thức của doanh nghiệp về BVMT Các doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn tỉnh chưa quan tâm hoặc quan tâm chưa đúng mức về BVMT. Nhiều cơ sở công nghiệp (CN) có đầu tư các hệ thống sử lý chất thải (XLCT) nhưng hoạt động vận hành mang tính đối phó hơn là ý thức tự giác BVMT. Trong hệ thống pháp luật BVMT chưa chặt chẽ, biện pháp chế tài chưa đủ mạnh đối với các đơn vị vi phạm XL không đến nơi đến chốn. 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng môi trường của dự án quy hoạch KCN đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. 2.4.1. Tác động đến cảnh quan xung quanh Hoạt động công nghiệp trên địa bàn tỉnh sẽ làm thay đổi bộ mặt kinh tế - văn hóa – xã hội ( KT – VH – XH ) của tỉnh nói riêng và tại các vùng gần KCN nói chung. Bên cạnh đó, tồn tại những vướng mắc, khó khăn phát sinh mới nhất là trong lĩnh vực MT như: Thay đổi cơ cấu sử dụng đất, làm thay đổi hệ sinh thái động thực vật trong khu vực; Làm gia tăng các chất thải đưa vào MT, ảnh hưởng khả năng chịu tải của MT; Làm suy thoái các nguồn TNTN trong khu vực; Diện tích các thảm thực vật biến mất, lãng phí sử dụng các nguồn tài nguyên ( diện tích đất bỏ hoang tăng qua nhiều năm); Hạ tầng kỹ thuật trong khu vực bị quá tải, đường xá xuống cấp. 2.4.2. Tác động đến môi trường vật lý Tác động đến môi trường không khí: Tác nhân gây ô nhiễm không khí trong giai đoạn xây dựng là bụi. Bụi phát sinh từ hoạt động giải phóng mặt bằng đào xới và vận chuyển đất đá, nguyên liệu xây dựng… Ngoài ra còn có các khí độc hại như: SOx, NOx, CO, các hợp chất hữu cơ bay hơi từ quá trình đốt nhiên liệu vận hành máy móc phục vụ cho công tác thi công, xây dựng. Khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải, với nhiên liệu tiêu thụ là dầu diezel và xăng sẽ thải vào môi trường một lượng khí khá lớn chứa các chất ô nhiễm như: SOx, NOx, CO… Khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu (DO, FO) phục vụ cho nhu cầu sản xuất (SX), thành phần các chất thải (SOx, NOx, CO…) có tác động xấu đến MT không khí. Do lượng khí thải chưa XL đạt tiêu chuẩn mà cho phát tán vào MT không khí xung quanh. Tác hại của các loại khí thải không chỉ dừng lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn tác hại đến hạ tầng kỹ thuật; hệ sinh thái động thực vật trên cạn và dưới nước; Bụi, khí thải từ các công đoạn sản xuất, thí dụ ngành sx gỗ đều được xử lý tại nguồn. Tác động đến môi trường nước: Hệ thống thoát nước mưa chung với hệ thống nước thải do đó dẫn đến tình trạng ngập úng cục bộ trong những ngày mưa lớn hoặc dòng nước mưa lôi cuốn các chất thải của nhà máy ra khu vực tạo nên những mùi hôi khó chịu. Trạm XLNT chung cho toàn bộ KCN chưa được xây dựng và nước thải từ các nhà máy chỉ xử lý sơ bộ, đa số chưa đạt tiêu chuẩn rồi thải ra các kênh rạch của khu vực, do đó làm ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân trong vùng và đặc biệt là làm sạt lở các công trình. Phần lớn các nhà máy, xí nghiệp trong các KCN sử dụng nguồn nước ngầm phục vụ cho hoạt động SX, điều này cũng góp phần làm tăng nguy cơ các nước thải có khả năng xâm nhập vào mạch nước ngầm nhanh hơn, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Tác động do lượng chất thải rắn(CTR): Ước tổng lượng CTR phát sinh trong KCN đến năm 2020 là 17,280 tấn/ha/năm, trong đó CTNH là 3, 456 tấn/ha/năm. Chất thải công nghiệp, đặc biệt là chất thải nguy hại là nguồn tiềm tàng gây ô nhiễm đất, nước ngầm, nước mặt và sức khoẻ cộng đồng. Tăng lượng rác chung cho cả khu vực, tăng lượng xe thu gom vận chuyển. Tuy nhiên, còn một lượng chất thải chưa được thu gom hết đỗ bừa bãi ra khu vực gây mất về mỹ quan, mất vệ sinh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống khu dân cư. Tác động đến môi trường không khí tạo ra các mùi hôi do phân huỷ một lượng chất hữu cơ có trong rác thải. Các loại phương tiện thu gom và vận chuyển chưa đúng các loại xe chuyên dụng, gây mất vệ sinh và cảm quan khi lưu thông trên đường. Sự cố môi trường Sự rò rỉ các chất độc hại từ các cơ sở sản xuất công nghiệp ra các khu dân cư. Gia tăng ô nhiễm môi trường khu dân cư do các cơ sở công nghiệp Gia tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước mặt, suy kiệt nguồn nước ngầm, … 2.4.3 Tác động đến môi trường văn hoá xã hội Làm thay đổi cơ cấu lao động: lao động nông nghiệp sẽ giảm, trong khi lao động công nghiệp và dịch vụ tăng cao. Nhu cầu cuộc sống được cải thiện cả về tinh thần lẫn tài chính. Làm gia tăng số dân cư di cư, lực lượng lao động. Nhu cầu về chỗ ở, sinh hoạt tăng lên và chính điều này đã gây rất nhiều các vấn đề xã hội nảy sinh. Mật độ dân cư đông đúc, lưu lượng giao thông nhiều làm gia tăng ách tắc và tai nạn giao thông trong khu vực. CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ KHU CÔNG NGHIỆP MỸ PHƯỚC – BÌNH DƯƠNG ›«š 3.1.Thông tin về nhà đầu tư CSHT KCN Mỹ Phước v Tên công ty đầu tư : Công ty đầu tư và phát triển công nghiệp (Becamex IDC) v Địa chỉ : 230 Đại lộ Bình Dương, Thủ Dầu Một, Bình Dương. v Điện thoại : 0650.3822655 Fax : 0650.3822713 3.2 Thông tin chung về KCN Mỹ Phước v Tên tiếng Việt : KCN Mỹ Phước v Tên tiếng Anh : My Phuoc Industrial Zone v Địa chỉ : huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương v Tổng diện tích : 6200 ha Khu công nghiệp Mỹ Phước được thành lập vào ngày 12/06/2002 tọa lạc ở phía Bắc tỉnh Bình Dương, một trong các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp của cả nước, nằm trên tuyến giao thông chính (quốc lộ 13) thuộc huyện Bến Cát, Tỉnh Bình Dương. Khu công nghiệp Mỹ Phước (bao gồm Mỹ Phước 1,2,3, Thới Hòa – Mỹ Phước 4, Bàu Bàng – Mỹ Phước 5) có tổng diện tích 6.200 ha (3.000 ha đất công nghiệp, đô thị và dịch vụ 3.200 ha) là một khu công nghiệp kiểu mẫu với cơ sở hạ tầng hoàn thiện, được xây dựng theo hướng chú trọng đến bảo vệ môi trường, tạo ra công viên công nghiệp xanh, sạch theo mô hình thành phố công nghiệp, đô thị hiện đại nhằm hướng đến sự phát triển lâu dài và bền vững ở phía bắc tỉnh Bình Dương. Hiện nay, khu công nghiệp Mỹ Phước đã triển khai đến giai đoạn 5 và đã thu hút 380 dự án đầu tư của 24 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng số vốn ước tính đạt gần 2tỷ 8. Các quốc gia và vùng lãnh thổ có tỷ lệ đầu tư cao ở khu công nghiệp Mỹ Phước là Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,… với các lĩnh vực thu hút như: công nghiệp điện, điện tử, cơ khí chế tạo, chế biến thực phẩm, công nghiệp gỗ và trang trí nội thất, may mặc, các ngành công nghiệp phụ trợ,… Với vị trí địa lý thuận lợi đã tạo cho khu công nghiệp Mỹ Phước trở thành địa điểm lý tưởng cho các nhà đầu tư sản xuất hàng tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu. 3.2.1 Vị trí địa lý Ranh giới: Khu công nghiệp Mỹ Phước thuộc địa bàn huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. cách Thị xã Thủ Dầu Một 20 km về phía đông bắc và cách TPHCM 42 km về phía bắc. KCN Mỹ Phước được triển khai qua 5 giai đoạn: - Giai đoạn 1: 400 ha, hiện đã cho thuê 100 % - Giai đoạn 2: 800 ha, hiện đã cho thuê 100 % - Giai đoạn 3: 2.200 ha, hiện đã cho thuê 70 % - Giai đoạn 4 (KCN & Đô Thị Thới Hòa): 800 ha, bắt đầu cho thuê từ năm 2009 - Giai đoạn 5 (KCN & Đô Thị Bàu Bàng): 2.000 ha, hiện đã cho thuê 50 % Phía Bắc : giáp với tỉnh huyện Chơn Thành (Bình Phước) Phía Đông : giáp với huyện Phú Giáo Phía Tây : giáp với huyện Dầu Tiếng và huyện Củ Chi ( Tp.HCM) Phía Nam : giáp với thị xã Thủ Dầu Một KCN nằm ở vị trí đầu mối giao thông của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam : Hình 2: Sự thuận lợi về giao thông của KCN Mỹ Phước 3.2.2 Sơ đồ vị trí của KCN Mỹ Phước Hình 3: Sơ đồ vị trí của KCN Mỹ Phước 3.2.3 Lĩnh vực thu hút đầu tư Công nghiệp điện, điện tử Dệt, may mặc Chế biến thực phẩm, chất dinh dưỡng Các ngành công nghiệp phụ trợ Công nghiệp đồ gỗ và trang trí nội thất Các ngành nghề khác... 3.2.4 Tình hình thu hút đầu tư Bảng 8: Tình hình thu hút đầu tư của KCN Mỹ Phước Nội dung Đến tháng 6/2009 Tổng số dự án thu hút 300 Tổng số vốn đầu tư (triệu USD) 2.000 Tổng số dự án triển khai xây dựng và/hoặc đi vào hoạt động 200 Tổng số lao động (người) 30.000 Khu công nghiệp Mỹ Phước có các tiện ích về cơ sở hạ tầng và dịch vụ như sau: Bảng 9: Cơ sở hạ tầng và dịch vụ ở KCN Mỹ Phước Hiện tại: Ngân hàng Văn phòng hải quan Điện, nước Hệ thống xe bus Hế thống phòng cháy, chữa cháy Hệ thống viễn thông, liên lạc Khu thương mại - dịch vụ Nhà ở cho công nhân Phòng khám chữa bệnh Căn tin Tương lai: Bệnh viện Nhà hát ngoài trời với 3000 chỗ Sân Golf 3.2.5 Cơ sở hạ tầng của KCN Mỹ Phước 3.2.5.1 Cơ sở hạ tầng giao thông: Các KCN do Becamex đầu tư đều nằm trên tuyến Quốc lộ 13, nối kết với các tuyến đường giao thông huyết mạch của cả nước. Hệ thống đường giao thông và đường nội bộ hoàn chỉnh rộng 25 – 62 m. Mặt đường thảm bê tông nhựa tải trọng 40 – 60/ tấn. Bên cạnh đó, đường cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn dài 35 km với quy mô 6 làn xe được triển khai xây dựng vào đầu năm 2008 nối kết các KCN đến trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía nam giúp cho việc vận chuyển từ các khu công nghiệp đến cảng biển, sân bay lớn mất khoảng 25 phút và chi phí vận chuyển chỉ bằng 70% so với các tuyến giao thông hiện hữu khác. 3.2.5.2 Cấp điện – cấp nước: Cấp điện: Trạm biến áp 500MAV và lưới điện quốc gia 22 KV cung cấp đến ranh giới các lô đất. Cấp nước: Hệ thống ống từ Ø 27 đến Ø 800 tạo thành mạch vòng cấp nước khép kín toàn khu, dẫn thẳng đến từng nhà máy đảm bảo cung cấp nước đầy đủ áp lực và lưu lượng với công suất cung cấp nước khoảng 80.000 m3/ngày đêm. Ngoài ra, Khu công nghiệp còn có Trạm bơm tăng áp, 2 bồn chứa ở mỗi khu và gần 300 họng cứu hỏa. 3.2.5.3 Xử lý nước thải: (Từ loại B sang loại A) Nhà máy xử lý nước thải tập trung có công suất 16.000 m3 /ngày đêm, đảm bảo tiếp nhận và xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 5945:2005, cột A trước khi thải ra sông. 3.2.5.4 Viễn thông: Hệ thống cáp điện thoại lắp đặt tới ranh giới các lô đất và cung cấp đầy đủ theo nhu cầu khách hàng, không giới hạn số lượng. Hệ thống cáp quang có thể nối kết với các ứng dụng viễn thông và hệ thống kênh thuê riêng. Tổng đài điện thoại IDD, VoIP, ADSL 3.3 Tình hình hoạt động sản xuất tại KCN Mỹ Phước 3.3.1 Các loại hình sản xuất KCN Mỹ Phước mang tính chất là KCN đa nghành với các loại hình công nghiệp dự kiến (theo ĐTM đã được duyệt) đa dạng như sau: Công nghiệp nhẹ gồm: Lắp ráp và sản xuất các linh kiện điện tử và vi điện tử. May mặc và dệt may. Thủ công mỹ nghệ. Công nghiệp cơ khí. Công nghiệp sản xuất dược phẩm, văn phòng phẩm. Công nghiệp sx vật liệu xây dựng, thiết bị trang trí nội thất. Công nghiệp chế biến gỗ. Công nghiệp chế biến nông sản, chế biến lương thực, thực phẩm. Công nghiệp nhựa, cao su thành phẩm. Dụng cụ thể dục thể thao, đồ chơi. 3.3.2 Các sản phẩm chính Hiện nay, các sản phẩm sản xuất từ KCN Mỹ Phước rất đa dạng, các sản phẩm này được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Các sản phẩm gồm: linh kiện xe máy, ô tô (đồ nhựa, giảm xóc…). Linh kiện điện, điện tử, quần áo may mặc sẵn, thức ăn chăn nuôi, đồ gỗ xuất khẩu, xi mạ, sơn sản phẩm kim loại, sản phẩm điện công nghiệp, động cơ điện, mô tơ điện, găng tay, nhựa đường, bao bì nhựa, bảng mạch điện tử, lò xo… 3.4 Các nguồn gây ô nhiễm chính trong KCN Mỹ Phước 3.4.1 Nước thải Hiện tại, tổng lượng nước cấp cho toàn KCN Mỹ Phước là 14000 m3/ngày/đêm. Trong đó ước tính tổng lượng nước thải ra nguồn tiếp nhận 14000 m3 x 80% = 11200 m3. 3.4.1.1 Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt tại KCN Mỹ Phước phát sinh từ việc rửa tay chân, tắm giặt, vệ sinh, ăn uống. Lượng nước thải này tập trung chủ yếu từ các nhà máy có số lượng công nhân đông như: các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, bảng mạch điện tử, công ty may… Tổng lượng nước thải sinh hoạt của KCN Mỹ Phước thải ra nguồn tiếp nhận với lưu lượng là 1500 m3/ngày. Được tính như sau: Nước dùng cho sinh hoạt của công nhân được tính theo quy định 20 TCN-33-85 của Bộ Xây Dựng là 25 lít/người/ca làm việc. Nước dùng cho nhu cầu ăn uống, chuẩn bị bữa ăn của công nhân được tính theo tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4474-87 là 25 lít/người/bữa ăn. Lượng nước thải sinh hoạt = 30.000 x 50 lít/người = 1.500m3 Về đặc điểm và tính chất của nguồn nước thải này chứa các chất hữu cơ (BOD, COD), các chất rắn lơ lửng (SS), chất dinh dưỡng (N, P), dầu mỡ và vi sinh. Nếu trực tiếp thải ra môi trường không qua công đoạn xử lý đạt Tiêu chuẩn quy định, về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm trong khư vực. 3.4.1.2 Nước thải sản xuất Đặc trưng nước thải sản xuất trong KCN Mỹ Phước được chia theo đặc thù sản xuất của các công ty/nhà máy. Ô nhiễm môi trường nước do nước thải nhiễm bẩn vô cơ chứa kim loại nặng trong nước thải xuất hiện ở một số ngành công nghiệp đặc trưng, ảnh hưởng của các chất vô cơ chứa kim loại nặng gây ra trong môi trường nước rất khó phát hiện, vì chúng không gây ra mùi, một số chất không màu. Ô nhiễm môi trường nước do nước thải nhiễm bẩn hữu cơ, đây là dạng ô nhiễm phổ biến, rất đặc trưng ở các KCN Mỹ Phước; hầu hết các chất hữu cơ đều có thời gian phân hủy ngắn, phát sinh mùi hôi lan tỏa ra không khí xung quanh, mức độ gây ô nhiễm phụ thuộc vào trình độ và quy mô sản xuất, chế biến nguyên liệu và nguồn nguyên liệu. Về đặc điểm và tính chất của lượng nước thải này chứa các kim loại nặng , dầu khoáng, chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng…Nếu trực tiếp thải ra môi trường không qua công đoạn xử lý đạt tiêu chuẩn quy định, về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm trong khu vực. Tổng lượng nước thải công nghiệp của KCN Mỹ Phước thải ra nguồn tiếp nhận với lưu lượng khoảng: 11200 m3/ngày – 1500 m3/ngày = 9700 m3/ngày. 3.4.1.3 Nước mưa chảy tràn Nước mưa chảy tràn được quy ước là nước thải sạch, tuy nhiên khi chảy tràn trên mặt bằng của KCN sẽ cuốn theo các chất cặn bã, các chất vô cơ, các chất độc hại rơi vãi … nên cũng có khả năng gây ô nhiễm. 3.4.2 Khí thải Mỗi ngành công nghiệp sinh ra các chất ô nhiễm không khí có đặc trưng rất khác nhau, do vậy rất khó xác định hết tất cả các chất ô nhiễm và tải lượng thải vào môi trường không khí. Tuy nhiên, căn cứ vào từng loại hình sản xuất công nghiệp có thể phân ra các nguồn phát sinh ô nhiễm không khí chính như sau: Bảng 10: Thành phần khí thải phát sinh trong KCN Mỹ Phước Nguồn phát sinh Thành phần khí thải Loại hình sản xuất công nghiệp Khí thải sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu. hầu hết các ngành công nghiệp hoạt động tại KCN Mỹ Phước đều sử dụng các loại nhiên liệu khác nhau để làm chất đốt nhằm cung cấp năng lượng. Hầu hết các loại nhiên liệu được sử dụng rộng rãi cho các hoạt động sản xuất công nghiệp hầu hết là dầu DO, FO, … Bụi, Cox, SO x, NO x, CxHy… Các nhà máy cơ khí, luyện kim: Công ty YAZAKI EDS Vietnam, Công ty TNHH Tatung VN Các nhà máy chế biến gỗ: Công ty TNHH công nghiệp gỗ Kaiser VN, Công ty TNHH công nghiệp gỗ Grant Art Khí thải phát sinh từ các công nghệ sản xuất. Tùy theo các loại hình công nghệ sẽ thải các khí thải chứa bụi hoặc hơi khí độc tương ứng. Sơ bộ có thể nhận diện được các chất ô nhiễm không khí tương ứng với các loại ngành nghề sản xuất Bụi, khói nhạt, hơi hóa chất (hợp chất chứa lưu huỳnh: H2SO4, SO2, H2S; hợp chất chứa Clo: HCl, Cl2), hơi dung môi aceton, xylen, toluen … Các hợp chất hữu cơ Phát sinh từ các ngành công nghiệp xi mạ, sản xuất sơn, sản xuất sản phẩm kim loại, cơ khí, nhựa, bao bì … Công ty TNHH Sơn ICI VN, Công ty TNHH Giấy Chánh Dương,… Sinh ra trong quá trình gia nhiệt để ép nhựa, cao su: Kumho Tire INC (Korea) Sinh ra trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm: Công ty thực phẩm Orion Việt Nam … Khí thải từ hoạt động của các phương tiện vận tải, vân chuyển trong KCN Khí thải, bụi ( Nguồn: Báo cáo kết quả giám sát môi trường KCN Mỹ Phước) 3.4.3. Chất thải rắn 3.4.3.1. Chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các nhà máy trong KCN Mỹ Phước gồm: Từ nhà ăn: thực phẩm thịt. cá, rau quả dư thừa, túi nilon,… Từ khu văn phòng: giấy, vỏ lon, chai, nhựa,… Từ khu vực vệ sinh Tổng các loại chất thải rắn sinh hoạt của KCN Mỹ Phước thải ra 1778kg/ngày. Thống kê từ các nhà máy trong KCN Mỹ Phước qua phiếu thu thập thông tin từ các nhà máy và hợp đồng thu gom chất thải sinh hoạt. 3.4.3.2 Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại phát sinh từ các nhà máy trong KCN Mỹ Phước rất đa dạng về thành phần và chủng loại (sự phân loại chất thải rắn công nghiệp không nguy hại dựa vào quyết định số: 155/1999/QĐ-TTg ngày 16 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng chính phủ). Phụ thuộc vào loại công nghệ sản xuất, nguyên liệu sử dụng sẽ phát sinh các loại chất thải tương ứng như sau: Loại hình chế biến lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc: phát sinh rác bã rau quả, bã còn lại sau khi lên men, xác động vật …chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy, cùng các loại bao bì như PVC, PE, bao lác, đay … Loại hình công nghiệp may mặc: phát sinh chất thải rắn chủ yếu là vụn vải, sợi chỉ dư thừa, các ống chỉ sau khi dùng xong … đây là chất thải không gây ô nhiễm về hóa tính nhưng khó phân hủy. Tuy nhiên, những chất thải này có thể tái sử dụng. Loại hình công nghiệp sành sứ và thủy tinh: là những nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng, sản phẩm cho các ngành công nghiệp khác như: xây dựng. điện. điện tử … chất thải chủ yếu là các chất vô cơ bền vững không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, lâu ngày cũng sẽ bị phân hủy nên cũng có thể có những tác động xấu đối với con người. Chất thải loại này gồm các sản phẩm kém chất lượng bị loại bỏ, các sản phẩm bị vỡ, sứt mẻ, vụn không tái chế được. Loại hình CN hóa chất và liên quan đến hóa chất: đó là các nhà máy sx sơn, mỹ phẩm, dược phẩm, … Tuy nhiên, các nhà máy này không tự sx hóa chất, nguyên liệu, nên chất thải rắn phát sinh chủ yếu là các loại bao bì đựng nguyên liệu… Loại hình CN cơ khí luyện kim và gia công các loại vật liệu kim loại: CTR chủ yếu là các vụn, mạt kim

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLỜI MỞ ĐẦU moi.doc
  • pdfBUI QUOC THINH.pdf
  • docDANH MỤC CÁC BẢNG.doc
  • docDANH MỤC CÁC HÌNH.doc
  • docDANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.doc
  • docLỜI CẢM ƠN.doc
  • docLỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.doc
  • docMỤC LỤC.doc
  • docnhiệm vụ đồ án.doc
Tài liệu liên quan