Đồ án Nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Cao Lãnh – tỉnh Đồng Tháp

MỤC LỤC

 

Chương 1 : MỞ ĐẦU 1

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

1.2.1Mục đích, nội dung nghiên cứu 2

1.2.1.1 Mục đích nghiên cứu 2

1.2.1.2 Nội dung nghiên cứu 2

1.2.2 Phương pháp nghiên cứu 2

1.2.2.1 Phương pháp luận 2

1.2.2.2 Phương pháp thực hiện 3

1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3

 

Chương 2 :TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU 4

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 4

2.1.1 Vị trí địa lý 4

2.1.1.1 Địa hình 4

2.1.1.2 Khí hậu – thuỷ văn 4

2.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – XÃ HỘI 8

2.2.1 Dân số và lao động 8

2.2.1 Kinh tế và cơ sở hạ tầng 9

2.2.1.1 Kinh tế 9

2.2.1.2 Cơ sở hạ tầng 10

2.2.1.3 Văn hoá 12

2.2.1.4 Y tế 12

2.2.1.5 Giáo dục 13

 

Chương 3 : CHẤT THẢI RẮN VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 14

3.1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN 14

3.1.1 Định nghĩa chất thải rắn 15

3.1.2 Nguồn gốc và thành phần chất thải rắn 15

3.1.2.1 Nguồn phát sinh 15

3.1.2.1 Thành phần của chất thải rắn 17

3.1.3 Tính chất của chất thải rắn 17

3.1.3.1 Tính chất lý học của chất thải rắn 17

3.1.3.2 Tính chất hóa học của chất thải rắn 20

3.1.3.3 Tính chất sinh học của chất thải rắn 24

3.1.4 Thu gom chất thải rắn 26

3.1.5 Trạm trung chuyển 27

3.1.6 Chôn lấp và tiêu huỷ 28

3.1.7 Ủ sinh học 29

3.1.8 Tái chế và tái sử dụng 30

CHƯƠNG 4: HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN TẠI THỊ XÃ CAO LÃNH

38

4.1 HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN 38

4.1.1 Nguồn phát sinh 38

4.1.2 Khối lượng và thành phần 39

4.1.3 Hệ thống thu gom chất thải rắn 41

4.1.4 Trung chuyển và vận chuyển 41

4.1.5 Phương pháp xử lý 42

 

4.2 DỰ BÁO VỀ TẢI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN ĐẾN NĂM 2020 42

4.2.1 Cơ sở dự báo 43

4.3 VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THỊ XÃ CAO LÃNH 48

4.3.1 Hành chính 48

4.3.2 Kinh tế 49

4.3.3 Kỹ thuật 49

4.3.4 Giáo dục 50

 

CHƯƠNG 5 :ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 52

5.1 GIẢI PHÁP HÀNH CHÍNH 52

5.2 GIẢI PHÁP KINH TẾ 52

5.3 GIẢI PHÁP KỸ THUẬT 53

5.4 GIẢI PHÁP GIÁO DỤC 67

 

Chương 5: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 69

 

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5776 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Cao Lãnh – tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chất thải. Phương thức thu gom của mỗi loại chất thải. 3.1.5 Trạm trung chuyển Thiết lập trạm trung chuyển nhằm mục tiêu tối ưu hoá bài toán kinh tế vận chuyển và từ trạm trung chuyển chất thải rắn sẽ dễ dàng được vận chuyển đến bãi chôn lấp hoặc nhà máy. Tuỳ theo phương pháp đổ đầy chất thải vào các xe vận chuyển mà trạm trung chuyển được chia làm 3 loại: Trạm trung chuyển trực tiếp: chất thải rắn được đổ trực tiếp từ xe thu gom và xe hoặc thùng chứa để chuyển đến khu xử lý. Phương pháp này đơn giản, vốn đầu tư xây dựng thấp nhưng lại có nhược điểm là xe vận chuyển không sử dụng hết công suất, không có quá trình thu hồi cũng như tái sử dụng nguyên liệu. Trạm trung chuyển kết hợp chứa tạm: chất thải rắn sau khi được thu gom được đổ trong hố chứa rác, sau đó xúc lên xe vận chuyển và chuyển đến khu xử lý. Hố chứa được thiết kế để chứa được lượng chất thải rắn sinh ra trong vòng 1 – 3 ngày. Phương pháp này đơn giản, vốn đầu tư thấp và hiệu quả vận chuyển tăng nhưng nhược điểm là phải đặt thêm các hố chứa. Trạm trung chuyển kết hợp phân loại rác: đây là phương pháp kết hợp cả 2 phương pháp trên. Tại trạm trung chuyển, chất thải rắn được phân loại để thu hồi những thành phần có khả năng tái sử dụng và không tái sử dụng được theo phương pháp xử lý. Phần có khả năng tái sử dụng sẽ được lưu chứa trong kho theo từng thành phần. Phần chất thải rắn không thể tái sử dụng được chất lên xe vận chuyển đến khu xử lý. Phương pháp này có ưu điểm là có thể tăng hiệu quả vận chuyển và thu được lợi nhuận từ việc bán phế liệu nhưng có nhược điểm là tốn diện tích kho chứa và chi phí cho việc phân loại. 3.1.6 Chôn lấp và tiêu huỷ Trong tất cả các phương pháp xử lý cũng như tiêu huỷ chất thải rắn thì chôn lấp là phương pháp đơn giản và phổ biến nhất. Chất thải rắn được chôn tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh là tất cả các loại chất thải không nguy hại, có khả năng phân huỷ tự nhiên, bao gồm: Chất thải rắn gia đình. Chất thải rắn từ chợ, đường phố. Giấy, bìa, cành cây nhỏ và lá cây. Tro, củi, vải, đồ da. Chất thải rắn từ các công sở, nhà hàng ăn uống… Quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn phụ thuộc vào dân số khu vực, lượng chất thải rắn phát sinh, đặc điểm chất thải rắn… Bảng 3.7 :Phân loại quy mô bãi chôn lấp chất thải rắn (TCVN 6696:2000). STT Quy mô bãi chôn lấp Dân số (ngàn người) Lương chất thải rắn (tấn/năm) Diện tích bãi (ha) Thời hạn sử dụng (năm) 1 Loại nhỏ 5-10 20.000 5 <10 2 Loại vừa 100-350 65.000 10-30 10-30 3 Loại lớn 350-1000 200.000 30-50 30-50 4 Loại rất lớn >1000 >200.000 >50 >50 Vị trí bãi chôn lấp phải gần nơi sản sinh ra chất thải và phải có khoảng cách an toàn với vùng dân cư gần nhất, cách nguồn nước cấp sinh hoạt và nguồn nước sử dụng cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ít nhất là 1000m. Ngoài ra còn phải đảm bảo một số khoảng cách khác để đảm bảo cho khu vực xung quanh. Bảng 3.8 : Quy định về khoảng cách tối thiểu từ hàng rào bãi chôn lấp đến các công trình. Công trình Khoảng cách tối thiểu (m) Khu trung tâm đô thị 3.000 Sân bay, hải cảng 3.000 Khu công nghiệp 3.000 Đường giao thông, quốc lộ 500 Các công trình khai thác nước ngầm: Công suất lớn hơn 10.000 m3/ngày Công suất nhỏ hơn 10.000 m3/ngày Công suất nhỏ hơn 100 m3/ngày >500 >100 >50 Các cụm dân cư ở miền núi 5.000 Ủ sinh học: Quá trình ủ sinh học là một phương pháp truyền thống và được áp dụng rộng rãi tại các nước đang phát triển, trong đó có cả Việt Nam. Phương pháp này cho ra sản phẩm cuối cùng không chứa vi sinh vật gây bệnh và không có mùi. Vì vậy mà giải pháp xử lý chất thải rắn bằng cách cho lên men hiếu khí nhằm sản xuất phân bón hữu cơ tổng hợp mang lại nhiều ưu điểm như: Loại trừ được 50% lượng chất thải rắn sinh họat bao gồm các chất hữu cơ và cũng chính là thành phần gây ra ô nhiễm môi trường. Sử dụng lại phần lớn các chất hữu cơ có trong thành phần chất thải rắn để làm phân bón phục vụ cho nông nghiệp. Cách vận hành đơn giản và bảo trì, cách kiểm soát lại dễ dàng. Giá thành tương đối thấp. 3.1.8 Tái chế và tái sử dụng Tái chế là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để chế biến thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh họat và sản xuất. Hoạt động thu hồi năng lượng xảy ra chủ yếu từ quá trình đốt và quá trình ủ sinh học Bảng 3.9 : Các phương pháp xử lý trung gian Mục đích Công nghệ Giảm khối lượng Thu hồi năng lượng(nhiệt và điện) Giũ ổn định các chất độc hại trong chất thải. Giữ vệ sinh, an tòan cho sức khỏe cộng đồng Tái chế Giảm kích thước bằng phương pháp ép, nén… Đốt chất thải rắn Đốt chất thải rắn có tái chế nhiệt Đốt chất thải rắn có hệ thống nung chảy để giảm thể tích. Đốt khí có hêh thống nung chảy Tạo nguồn năng lượng mới từ chất thải Chế biến phân Compost; cắt nhỏ và phân loại. Một số vật liệu có thể tái chế từ chất thải rắn sinh hoạt : a. Lon nhôm So với các thành phần chất thải có khả năng tái chế như: giấy, thủy tinh, nhựa thì lon nhôm là loại chất thải được tái chế thành công nhất. Điều này được giải thích là do nguyên liệu sản xuất giấy, thủy tinh và nhựa khá nhiều và rẻ tiền. Trong khi đó quặng nhôm phải được nhập từ nước ngoài nên chi phí cao và tốn thời gian chờ đợi. Hơn nữa, các nhà máy nhôm nhận thấy rằng nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước thuận tiện hơn. Tái chế nhôm mang lại nhiều lợi ích kinh tế do: Việc tái chế dựa vào nguồn nguyên liệu ổn định trong nước; Năng lượng cần thiết để sản xuất 1 lon nhôm từ tái chế ít hơn so với từ nhôm nguyên chất 5%; Lon nhôm được tái chế là loại nguyên liệu đồng nhất, có thành phần xác định biết trước và hầu như không có tạp chất; Việc tái chế lon nhôm cho phép các nhà máy sản xuất lon nhôm cạnh tranh với các nhà máy sản xuất bao bì thủy tinh và kim loại; Lon nhôm được tái chế phải là loại lon nhôm không bị nhiễm bẩn bởi đất, cát và các chất thải thực phẩm; b. Giấy và carton Giấy là thành phần chiếm tỷ lệ cao trong thành phần của chất thải rắn sinh hoạt. Do đó, việc thu hồi và tái sử dụng giấy sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế nhờ giảm lượng chất thải rắn đổ về bãi chôn lấp, tái sử dụng nguồn lợi có sẵn, giảm tác động đến rừng do hạn chế việc khai thác gỗ làm giấy và giảm năng lượng tiêu thụ cần thiết để sản xuất giấy. Các nhà máy giấy thường tái chế lại các sản phẩm bị hỏng và phế liệu từ các nhà máy sản xuất sản phẩm giấy vì phế liệu được biết rõ thành phần và thường là giấy chưa in nên có thể thay thế nguyên liệu sản xuất giấy trực tiếp. Các loại giấy có thể tái chế bao gồm: Giấy báo: Giấy báo tẩy mực dùng để sản xuất ấn phẩm mới, giấy vệ sinh và giấy chất lượng cao. Phần còn lại hầu như được sử dụng để sản xuất thùng carton và các sản phẩm xây dựng như: carton xốp, trần nhà, vách ngăn, … Thùng carton hỏng: Giấy carton là một trong những nguồn giấy phế liệu riêng biệt để tái chế. Nguồn phát sinh giấy carton đáng kể nhất là từ siêu thị và từ các cửa hàng bán lẻ. Thùng carton được ép thành kiện và chuyển đến cơ sở tái chế làm vật liệu cho lớp đáy hoặc lớp giữa của các dạng bao bì carton. Giấy chất lượng cao: Giấy chất lượng cao bao gồm giấy in, giấy trắng, giấy màu từ sách (giấy viết, bản đánh máy và giấy tờ tài chính khác), gáy sách hay phần giấy phế liệu cắt sén từ sách, giấy vẽ tranh. Các loại giấy này có thể thay thế trực tiếp bột gỗ hoặc có thể tẩy mực để sản xuất giấy vệ sinh hoặc các loại giấy chất lượng cao khác. Giấy hỗn hợp: Giấy hỗn hợp bao gồm giấy báo, tạp chí và nhiều loại giấy khác. Giấy hỗn hợp được dùng để sản xuất thùng carton và các sản phẩm ép khác. Thị trường tiêu thụ giấy phế liệu chịu ảnh hưởng đáng kể bởi nền kinh tế chung của khu vực vì phần lớn giấy chất lượng thấp được sử dụng để sản xuất các sản phẩm xây dựng và thùng chứa hàng tiêu dùng. Các nhà máy tái sử dụng giấy phế liệu yêu cầu giấy không nhiễm bẩn các thành phần khác như: cát, đất, kim loại, thủy tinh, chất thải thực phẩm, … Một số cơ sở bắt buộc phải phân loại giấy riêng: giấy in laser với các loại giấy in khác vì mực in laser không thể tẩy sạch được. Bên cạnh đó, giấy phải được đóng ép thành kiện để giảm thể tích. c. Nhựa Ngày nay các sản phẩm nhựa rất được người tiêu dùng ưa chuộng vì chúng có khả năng thay thế các sản phẩm chế tạo từ kim loại, thủy tinh và giấy. Do đặc tính nhẹ nên chi phí vận chuyển các sản phẩm nhựa luôn rẻ hơn so với kim loại và thủy tinh. Sản phẩm nhựa lại có thêm sự đa dạng về kích thước, hình dạng và tính năng nên được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Cùng với sự phát triển của các mặt hàng tiêu dùng bằng nhựa thì phế thải, đặc biệt là nylon ngày càng chiếm tỷ trọng đáng kể trong thành phần chất thải rắn sinh hoạt. Vì vậy nếu thu hồi và tái chế lượng phế liệu này sẽ giảm đáng kể diện tích bãi chôn lấp. Hầu hết các nhà sản xuất các sản phẩm bao bì nhựa hiện nay đều ký hiệu sản phẩm của họ theo số thứ tự từ 1 đến 7, đặc trưng cho hầu hết các loại nhựa sản xuất để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân loại và tái chế . Bảng 3.10 : Ký hiệu, phân loại và nguồn sử dụng nhựa Ký hiệu Vật liệu Nguồn sử dụng 1-PETE Polyethylene tephathlate Chai nước giải khát, bao bì thực phẩm 2-HDPE High-destiny polyethylene Chai sữa, bình đựng xà phòng, túi sách 3-PVC Vinyl/polyvinyl chloride Hộp đựng thức ăn trong gia đình, ống dẫn, … 4-LDPE Low-destiny polyethulene Bao bì nylon, tấm trải bằng nhựa,… 5-PP Polypropylene Thùng, sọt, hộp, rổ, … 6-PS Polystyrene Ly, dĩa 7-Loại khác Các loại nhựa khác Tất cả các sản phẩm nhựa khác Nguồn: Giáo trình môn Quản lý chất thải rắn sinh hoạt – ĐH Văn Lang PETE: được tái chế đầu tiên để sản xuất các loại sợi polyester dùng trong sản xuất túi ngủ, gối, chăn và quần áo mùa đông. Về sau, PETE còn được sử dụng để chế tạo thảm, các sản phẩm đúc, băng chuyền, bao bì thực phẩm và các sản phẩm khác. HDPE: đặc tính của HDPE thay đổi rất nhiều phụ thuộc vào sản phẩm cần chế tạo. Tính chất của HDPE dạng hạt phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu ban đầu. HDPE tái chế thường dùng để chế tạo các loại khăn phủ, túi chứa hàng hóa, ống dẫn, thùng chứa nước và đồ chơi trẻ em. PVC: được sử dụng rộng rãi làm bao bì thực phẩm, dây điện, chất cách điện và ống nước. Mặc dù PVC là loại nhựa có chất lượng cao hầu như không cần pha trông phụ gia, hiện nay rất ít các phế liệu PVC được tái chế vì chi phí thu gom và phân loại khá cao. Các sản phẩm từ nhựa PVC tái chế bao gồm bao bì hàng tiêu dùng, màn cửa, tấm lót xe tải, thảm trải phòng thí nghiệm, tấm lót sàn nhà, lọ hoa, đồ chơi trẻ em, ống nước, … LDPE: các loại bao bì này được phân loại bằng tay, tách các tạp chất bẩn và tái chế. Tuy nhiên, một trong những khó khăn là mực in trên bao bì cũ không tương thích với màu của các hạt nhựa tái chế. Do đó giải pháp thích hợp là dùng nhựa tái chế để sản xuất các sản phẩm có màu sậm. PP: thường được dùng để sản xuất pin ôtô, nắp thùng chứa, nhãn hiệu của một chai lọ và một phần nhỏ để sản xuất bao bì thực phẩm. Nhãn và nắp chai PP thường được tái chế cùng với các sản phẩm từ nhực PE. Phần lớn PP được dùng để chế tạo các đồ dùng để ngoài trời. Các nhà máy sản xuất pin cũng thu hồi PP để sản xuất pin mới. PS: các sản phẩm của PS bao gồm bao bì thực phẩm, đĩa, khay đựng thịt, ly uống nước, bao bì đóng gói sản phẩm, đồ dùng nhà bếp, … PS tái chế được dùng để sản xuất văn phòng phẩm, khay thức ăn, chất cách điện và đồ chơi. Các loại nhựa khác: các nhà sản xuất sử dụng nhựa hỗn hợp để tái chế thành loại hạt nhựa dùng để sản xuất các mặt hàng không yêu cầu khắt khe về đặc tính nhựa sử dụng như bàn ghế ngoài sân, … Vì không cần phân loại riêng phế liệu nhựa nên các nhà sản xuất dễ dàng thu mua được loại phế liệu này với chi phí thấp. Tuy nhiên, phế liệu PETE phải được tách riêng hỗn hợp nhựa này vì chúng có nhiệt độ nóng chảy cao hơn các loại nhựa khác. d. Thủy tinh Trong thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình, thủy tinh chiếm khoảng 0 - 0,4%; trong đó, chủ yếu là mảnh chai. Các loại chai lọ nguyên hầu như đã được bán cho những người thu mua phế liệu. Lợi ích của việc thu hồi và tái chế thủy tinh bao gồm: tái sử dụng nguyên liệu, tiết kiệm năng lượng, giảm diện tích bãi chôn lấp. Ngoài ra, thủy tinh còn là nguồn nguyên liệu sạch để làm compost (nguồn: Giáo trình học môn Quản lý chất thải rắn sinh hoạt TS. Nguyễn Trung Việt) và là thành phần làm tăng chất lượng nhiên liệu sản xuất từ chất thải. Hầu hết thủy tinh được dùng để sản xuất các laọi chai thủy tinh mới, một phần nhỏ dùng để chế tạo bông thủy tinh hoặc chất cách điện bằng sợi thủy tinh, vật liệu lót đường và vật liệu xây dựng nhu: gạch, đá lót sàn nhà, đá ốp tường, bê tông nhẹ. Các nhà máy chế biến sợi thủy tinh cũng sử dụng một phần miểng chai trong quy trình chế biến nhưng do yêu cầu chất lượng nguyên liệu khắt khe hơn nên hầu hết miểng chai sử dụng được thu mua từ các cơ sở thủy tinh khác. Các loại phế liệu thủy tinh lhông thể phân loại theo màu được dùng để sản xuất vật liệu lót đường và các vật liệu xây dựng khác. Tuy nhiên, việc tái sử dụng miểng chai để sản xuất vật liệu lót đường cũng gặp trở ngại vì chi phí vận chuyển và sản xuất cao. Hơn nữa sản phẩm mới này cũng không có chất lượng cao hơn so với sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu cổ điển. e. Sắt và thép Sắt, thép thu hồi từ chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu là các dạng lon thiếc và sắt phế liệu. Các lon thiếc hoặc bao bì thép được phân loại riêng, ép và đóng thành kiện trước khi chuyển đến các cơ sở tái chế. Các lon, vỏ hộp này trước hết được cắt vụn để tạo điều kiện cho quá trình tách thực phẩm thừa và giấy nhãn bằng quá trình hút chân không. Nhôm và những kim loại màu khác được phân loại bằng phương pháp từ tính. Thép sau khi làm sạch các tạp chất nói trên được khử thiếc bằng cách gia nhiệt trong lò nung để làm hóa hơi thiếc hoặc bằng quá trình hóa học sử dụng NaOH và tác nhân oxy hóa. Thiếc được thu hồi từ dung dịch bằng quá trình điện phân tạo thành thiếc dạng thỏi. Thép đã khử thiếc được dùng để sản xuất thép mới. Các phế liệu được khử thiếc bằng phương pháp gia nhiệt không thích hợp để sản xuất thép vì quá trình gia nhiệt làm cho một phần thiếc được khuếch tán vào trong thép và làm cho thép mới không tinh khiết. f. Kim loại màu Kim loại màu chiếm 0 - 0,1% trong thành phần chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình. Những phế liệu kim loại màu được thu hồi từ đồ dùng để ngoài trời, đồ dùng nhà bếp, thang xếp, dụng cụ máy móc, từ chất thải xây dựng (dây đồng, máng nước, cửa, …). Hầu như phế liệu kim loại màu đều được tái chế nếu chúng được phân loại và tách các tạp chất khác như: nhựa, cao su, vải, … g. Cao su Sao su được thu hồi để tái chế lốp xe, làm nhiên liệu và nhựa rải đường. Cao su sau khi phân loại cũng được ép thành kiện để giảm thể tích trước khi chuyển đến cơ sở tái chế. h. Pin gia dụng Hầu hết người tiêu dùng đều không nhận thức được rằng pin gia dụng là một nguồn chất thải độc hại. Việc tái chế pin gia dụng rất khó vì hầu như có rất ít công ty có công nghệ thích hợp để tái chế pin gia dụng. Thêm vào đó, pin tiểu (đặc biệt là loại đồng hồ đeo tay, pin viết chỉ bảng, …) rất khó phân loại vá có thể gây độc do hơi thụy ngân. Các loại pin kiềm và pin carbon - kẽm không tái chế được vá vì có chức thủy ngân nên chúng phải được thải bỏ theo quy định đối với chất thải nguy hại. Chỉ có pin Ni-Cd hoặc pin oxyt thủy ngân và oxyt bạc mới có thể tái chế được. i. Rác thực phẩm Rác thực phẩm có thể được phân loại để sản xuất compost và khí methane. Trong thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình, rác thực phẩm luôn chiếm một tỷ lệ rất lớn. Do đó, nếu có thể tái sử dụng toàn bộ lượng rác thải này thì vấn đề nan giải về diện tích chôn lấp và những khó khăn trong giải quyết các vấn đề môi trường tại bãi chôn lấp sẽ giảm đáng kể. Hầu hết các hệ thống sản xuất compost đều bắt nguồn từ việc phân loại các vật liệu có khả năng tái chế, kim loại, những chất độc hại, sau đó nghiền nhỏ đến kích thước thích hợp và tách các thành phấn tạp chất khác (nếu cần). Sản phẩm của quá trình composting thường dùng làm chất cải tạo đất. Tuy nhiên, do quá trình phân loai không triệt để, trong thành phần rác thực phẩm làm phân compost thường lẫn thủy tinh và nylon làm sản phẩm kém giá trị. Methane được sản xuất từ rác thực phẩm nhờ quá trình phân hủy kỵ khí trong điều kiện không kiểm soát chặt chẽ tại các bãi chôn lấp hợp vệ sinh hay trong điều kiện kiển soát của các thiết bị kỵ khí. Khí methane được ưa chuộng vì là loại nguyên liệu sạch và có thể lưu trữ được. Phần chất rắn còn lại trong các thiết bị phân hủy kỵ khí có thể dùng để sản xuất compost hoặc vật liệu che phủ bãi chôn lấp. : HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN TẠI THỊ XÃ CAO LÃNH. 4.1 HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN 4.1.1 Nguồn phát sinh Nguồn phát sinh chất thải rắn tại thị xã Cao Lãnh có thể được tóm tắt như sau: Rác sinh hoạt : phát sinh từ các hộ gia đình, các khu thương mại, trường học. Ngoài ra, còn bao gồm thêm rác thải sinh hoạt từ các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất, cơ sở dịch vụ kinh doanh, các cơ sở y tế … Thành phần rác thải này bao gồm : thực phẩm, giấy bìa cáctông, nhựa, gỗ, thuỷ tinh, các kim loại, đồ điện tử gia dụng, tro, vỏ xe,…. Ngoài ra, còn có thể chứa một số chất thải nguy hại. Rác đường phố : Phát sinh từ các hoạt động vệ sinh đường phố, khu vui chơi giải trí và làm đẹp cảnh quan. Nguồn rác này phát sinh do người đi đường và các hộ dân sống hai bên đường xả ra. Thành phần của loại rác thải này bao gồm: cành cây lá cây, giấy vụn, bao nilon, thực phẩm, xác động vật…. Rác thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp (không bao gồm rác thải nguy hại) : Phát sinh từ các hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp …. Thành phần của loại rác thải này bao gồm : vật liệu phế thải không độc hại và chất thải độc hại, phụ thuộc vào ngành nghề sản xuất. Đối với loại rác thải này thì cần được thu gom riêng, phần rác thải độc hại phải được thu gom và xử lý riêng. Bùn tự hoại từ các nhà vệ sinh cá thể và công cộng. 4.1.2 Khối lượng và thành phần Thành phần rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã Cao Lãnh có thể tóm tắt như sau : Các hộ dân trong khu vực nội ô : Rác hữu cơ : 61% Rác có thể tái chế : + Giấy, bìa : 9,3% + Nhựa, thuỷ tinh, kim loại : 17,2% Rác không tái chế (đá, sỏi …) : 2,7% Tạp chất khác : 9,8% Rác hữu cơ 61% Giấy, bìa 9.30% Nhựa, thủy tinh, kim loại 17.20% Rác không tái chế 2.70% Tạp chất khác 9.80% Đồ thị 4.1: Thành phần chất thải rắn của các hộ dân trong khu vực nội ô Rác chợ: Rác hữu có : 81,5% Giấy, bìa : 5,1% Nhựa, thuỷ tinh, kim loại : 8,3% Đá, cát … : 2,4% Tạp chất : 2,7% Đồ thị 4.2:Thành phần chất thải rắn của các hộ dân trong khu vực ngoại ô 4.1.3 Hệ thống thu gom chất thải rắn Chất thải rắn trên địa bàn thị xã Cao Lãnh hiện nay do Xí nghiệp Cấp thóat nước và Môi trường đô thị số 2 trực thuộc Công ty Cấp thoát nước và Môi trường đô thị tỉnh Đồng Tháp thu gom. Tổng khối lượng rác được thu gom hàng ngày vào khỏang 22 tấn/ ngày (khỏang 35% lựơng rác phát sinh); trong đó rác chợ chiếm khỏang 10 tấn/ ngày. 4.1.4 Trung chuyển và vận chuyển Quá trình thu gom và vận chuyển rác thải rắn sinh hoạt tại thị xã Cao Lãnh được thể hiện như sau: Nguồn phát sinh Xe đẩy tay thùng đựng rác cố định Điểm hẹn (thùng rác 240 lít) Xe ép rác Bãi rác Sơ đồ 4.1: sơ đồ thu gom và vận chuyển rác thải rắn sinh hoạt tại thị xã Cao Lãnh Thời gian thu gom và vận chuyển rác hằng ngày từ 17 giờ đến 23 giờ. Hiện nay, xí nghiệp cấp thoát nước và môi trường đô thị số 2 được trang bị 4 xe ép rác loại 4,5 tấn (trong đó có 2 xe cũ) và 2 xe ép rác loại 2,5 tấn đã xuống cấp. Với lượng rác thu gom được như hiện nay thì số lượng xe ép rác này đảm bảo được yêu cầu. Tuy nhiên, khi phát triển mạng lưới thu gom thì số lượng xe ép rác cần được nâng cấp và bổ sung mới có thể vận chuyển hết khối lượng rác phát sinh. Trên lề đường phố tại thị xã hiện nay cũng đã cho lắp các thùng chứa rác cố định và việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn trong địa bàn hàng ngày về cơ bản đã giữ được đường phố không bị ô nhiễm do rác thải và không để tồn đọng rác trong khu vực nội ô thị xã qua ngày. 4.1.5 Phương pháp xử lý Chất thải rắn tại thị xã Cao Lãnh sau khi thu gom sẽ được đưa về bãi rác có diện tích khoảng 18. 000m2 nằm ở xã Mỹ Trà, cách trung tâm thị xã Cao Lãnh khoảng 2,5km. Đây là bãi rác lộ thiên và không được quy hoạch thiết kế hợp vệ sinh ngay từ đầu. Ngoài ra, bãi rác lộ thiên này cũng không có bờ đê bao quanh đủ cao để ngăn nước chảy tràn qua vào vào mùa lũ dẫn đến hiện tượng rác theo dòng nước lũ tràn ra ngoài sông rạch, gây ô nhiễm nguồn nước mặt trầm trọng. Rác thải đưa tới bãi rác được một số người sống bằng nghề nhặt rác phân loại, tận thu những sản phẩm bán được và đem đốt. Do đó, một khối lượng rất lớn nước riû rác chưa được xử lý đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh khu vực bãi rác. 4.2 DỰ BÁO VỀ TẢI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN ĐẾN NĂM 2020 Lượng chất thải rắn ngày càng thay đổi cả về khới lượng lẫn thành phần vàviệc dự báo về sự thay đổi đó rất cần thiết cho việc định hướng những kế họach phù hợp phục vụ cho công tác quản lý chất thải rắn trong giai đoạn hiện tại và cả trong tương lai. 4.2.1 Cơ sở dự báo Dân số ngày càng gia tăng đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự dự báo về khối lượng chất thải rắn phát sinh. Bên cạnh đó, ngoài số dân có đăng ký chính thức cũng cần lưu ý đến số dân không đăng ký và lượng khách vãng lai. Ngoài ra, việc dự đoán khối lượng chất thải rắn được thải ra cũng phụ thuộc vào mức thu nhập của dân cư đô thị đo và yếu tố ki

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnoi dung.doc
  • docdanh muc bang.doc
  • docMuc luc.doc
  • docnhiemvu_lvan.doc
  • docTL tham khao.doc
  • docTRANG 1.doc
Tài liệu liên quan