Đồ án Nghiên cứu đề xuất phương pháp tái chế chất thải rắn sinh hoạt cho thị xã Tân An tỉnh Long An

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

Trang

1.1. Đặt vấn đề 1

1.2. Ý nghĩa của đồ án 2

1.3. Mục tiêu của đồ án 2

1.4. Nội dung của đồ án 2

1.5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3

1.6. Phương pháp nghiên cứu 4

1.6.1. Phương pháp luận 4

1.6.2. Phương pháp cụ thể 4

 

CHƯƠNG 2

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA THỊ XÃ TÂN AN TỈNH LONG AN

 

2.1. Điều kiện tự nhiên 6

2.1.1. Vị trí địa lý 6

2.1.2. Đặc điểm khí hậu 7

2.2. Điều kiện kinh tế 7

2.2.1. Sản xuất công nghiệp 7

2.2.2. Sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản 8

2.2.3. Thương mại, xuất nhập khẩu và dịch vụ 8

2.3. Điều kiện xã hội 8

2.3.1. Dân số 8

2.3.2. Y tế 9

2.3.3. Giáo dục 9

 

CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ

 

3.1. Tổng quan về CTRSH 10

3.1.1. Khái niệm CTRSH 10

3.1.2. Các nguồn phát sinh CTRSH 10

3.1.3. Thành phần của CTRSH 11

3.1.4. Tính chất của CTRSH 13

3.1.5. Tốc độ phát sinh CTRSH 19

3.2. Anh hưởng của CTRSH đến môi trường 19

3.2.1. Anh hưởng đến môi trường nước 19

3.2.2. Anh hưởng đến môi trường không khí 20

3.2.3. Anh hưởng đến môi trường đất 21

3.2.4. Anh hưởng đến cảnh quan và sức khoẻ con người 22

3.3. Kỹ thuật và thiết bị xử lý chất thải rắn sinh hoạt 22

3.3.1. Xử lý cơ học 22

3.3.2. Xử lý hóa học 25

3.3.3 Xử lý sinh học 26

3.4. Một vài biện pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt thông dụng trên thế giới 28

3.4.1 Đổ đống lộ thiên 28

3.4.2. Xuất khẩu 28

3.4.3. Đổ xuống biển 29

3.4.4. Chôn lấp hợp vệ sinh 29

3.4.5. Tái chế 30

3.5. Một vài biện pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt hiện có ở Việt Nam 31

3.5.1. Đổ đống lộ thiên 31

3.5.2. Chôn lấp hợp vệ sinh 31

3.5.3. Tái chế 31

 

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG VÀ DIỄN BIẾN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Ở THỊ XÃ TÂN AN TỈNH LONG AN

 

4.1. Hiện trạng khối lượng CTRSH ở TX Tân An 33

4.2. Hiện trạng thành phần CTRSH ở TXTA 35

4.2.1. Thành phần riêng biệt 35

4.2.2. Tỷ trọng 36

4.2.3. Độ ẩm 36

4.3. Hiện trạng quản lý CTRSH ở TXTA tỉnh Long An 37

4.3.1. Thu gom và vận chuyển 37

4.3.2. Công tác xử lý CTRSH ở TXTA 39

4.4. Dự báo diễn biến về CTRSH ở TXTA 42

4.4.1. Diễn biến về khối lượng CTRSH 42

4.4.2. Diễn biến về thành phần CTRSH 44

CHƯƠNG 5

PHƯƠNG PHÁP TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT

 

5.1. Khái niệm về tái chế 48

5.2. Vấn đề thu gom chất thải rắn sinh hoạt có khả năng tái chế 48

5.2.1.Chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy 48

5.2.2. Chất thải rắn khó phân hủy 49

5.3. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo hướng thu hồi tái chế 51

5.3.1. Phân loại tại nguồn 51

5.3.2. Phân loại tại khu vực hoặc nhà máy chế biến phân compost 52

5.3.3. Các chất thải rắn có khả năng tái chế 52

5.4. Đánh giá lựa chọn phương pháp xử lý 60

5.5. Các phương án tái chế chất thải rắn sinh hoạt 63

5.5.1. Tái chế tại nhà 63

5.5.2. Tái chế bên ngoài phạm vi gia đình 65

 

CHƯƠNG 6

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT CHO THỊ XÃ TÂN AN TỈNH LONG AN

 

6.1. Đề xuất quy trình thu gom và phân loại 70

6.2. Đề xuất tái chế chất thải rắn hữu cơ dễ phân huỷ bằng phương pháp ủ phân compost 71

6.2.1. Mô hình ủ phân compost 73

6.2.2. Lợi ích của phân compost khi bón cho cây 75

6.2.3. Đánh giá nhận xét chung về việc áp dụng phương pháp ủ phân compost để xử lý CTRSH cho TXTA 76

6.3. Tái chế chất thải rắn khó phân huỷ thành các sản phẩm hữu ích cho sinh hoạt và sản xuất 77

6.3.1. Tái chế các chất thải nhựa 77

6.3.2. Tái chế các chất thải là giấy 78

6.3.3. Tái chế các chất thải là thủy tinh 80

6.3.4. Tái chế các chất thải là kim loại 81

6.3.5. Nhận xét đánh giá các công nghệ tái chế 82

6.4. Các giải pháp hỗ trợ cho phương pháp tái chế CTRSH ở TXTA 83

 

CHƯƠNG 7

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

7.1. Kết luận 86

7.2. Kiến nghị 87

 

doc95 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4553 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu đề xuất phương pháp tái chế chất thải rắn sinh hoạt cho thị xã Tân An tỉnh Long An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Nhờ công tác triển khai một cách đồng bộ giữa công nhân trong nhà máy với các thiết bị công nghệ như: máy tuyển từ, máy xé, máy thổi gió,…nhờ vậy mà hàng đốùng chất thải rắn như: nhựa, kim loại, cao su đã được đưa đi tái chế thành các sản phẩm hữu ích như: ống cống nhựa Các chất hữu cơ dễ phân huỷ đã được chế biến thành các bao phân hữu cơ giàu chất mùn và hoàn toàn đáp ứng với yêu cầu thay thế dần nguốn phân vô cơ – loại phân đang nhập khẩu với số lượng quá lớn. Mô hình Nhà máy xử lý CTRSH Thuỷ Phương cần được nhân rộng ra các địa phương khác, nhất là ở các thành phố, thị xã đông dân cư . CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG VÀ DIỄN BIẾN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Ở THỊ Xà TÂN AN TỈNH LONG AN 4.1. Hiện trạng khối lượng CTRSH ở TXTA Hàng ngày, CTRSH ở TXTA được sinh ra từ các nguồn sau: CTRSH từ các khu dân cư bao gồm: dân cư và khách vãng lai, du lịch,… CTRSH từ chợ, các tụ điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, khu văn hóa,… CTRSH của các cơ quan, công sở, trường học,… CTRSH từ các xí nghiệp công nhgiệp, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp CTRSH từ các cơ sở y tế ở TXTA Các số liệu về hiện trạng khối lượng CTRSH ở TXTA tương đối nghèo nàn bởi vì từ trước đến nay con số này chưa được phân tích thống kê một cách cụ thể và chính xác. Để tính toán khối lượng CTRSH phải dựa vào tốc độ thải và dân số của khu vực cần tính toán. Với tốc độ thải CTRSH bình quân cho các đô thị ở Việt Nam thì lượng CTRSH thải ra trung bình hằng ngày của mỗi người dân khoảng 0,5kg. Như vậy TXTA với dân số hiện nay là khoảng 120.000 người (năm 2005) thì lượng CTRSH thải ra hàng ngày sẽ là 60 tấn/ngày. Tuy nhiên, theo ước tính của Công ty công trình công cộng thì khối lượng CTRSH (bao gồm CTRSH: dân cư, đường phố, y tế, chợ, cơ sở công nghiệp) khoảng trên 40 tấn/ngày. Con số này chỉ thống kê khối lượng ở các đối tượng có dịch vụ thu gom CTRSH. Với tốc độ tăng dân số như hiện nay và sự gia tăng CTRSH theo sự nâng cao đời sống của người dân thì trong tương lai CTRSH tại TXTA là rất lớn. Khối lượng CTRSH theo các năm của TXTA được thể hiện trong bảng sau. Bảng 4.1 : Khối lượng CTRSH (tấn/ngày) Năm 1998 2000 2005 Khối lượng (tấn/ngày) 40 42,4 45,7 Nguồn : Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Long An năm 2005 Hình 4.1 : Diễn biến khối lượng CTRSH trong mấy năm qua 4.2. Hiện trạng thành phần CTRSH ở TXTA 4.2.1. Thành phần riêng biệt CTRSH ở TXTA có tính chất rất đa dạng và phức tạp. Thành phần riêng biệt của CTRSH thay đổi theo điều kiện kinh tế, tập quán sinh hoạt, vị trí địa lý, thời gian, mùa trong năm,… Chính vì vậy việc phân loại các thành phần trong CTRSH ở thị xã rất khó khăn và phức tạp. Trong mấy năm qua việc phân tích thành phần trong CTRSH không được quan tâm. Các số liệu, mặc dù có được ghi nhận, song không mang tính định kỳ, đại diện và vì vậy giá trị về thống kê không đáng kể. Mặc dù vậy, sự tồn tại của một vài con số ít ỏi này cũng có những giá trị nhất định cho những nghiên cứu cơ bản về CTRSH ở TXTA. Theo báo cáo khoa học “Đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh Long An năm 1999 – 2000” thì kết quả phân tích thành phần riêng biệt của CTRSH ở TXTA tại bãi rác xã Lợi Bình Nhơn được tiến hành trong năm 1998 như sau: Bảng 4.2 : Thành phần riêng biệt của CTRSH ở TXTA Thành phần Dao động (%) Thực phẩm 63,59 – 68,59 Giấy 4,71 – 6,03 Nylon 5,57 – 7,12 Plastics 1,26 – 3 37 Vải 2,07 – 3,31 Cao su 2,13 – 4,5 Lá, cành cây 7,59 – 14,47 Thủy tinh 1,7 – 2,7 Kim loại 1,03 – 3,4 Đất, cát 5,25 – 12,25 Nguồn : báo cáo khoa học” Đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh Long An năm 1999 – 2000” Từ kết quả phân tích cho thấy: CTRSH ở TXTA có thành phần hữu cơ dễ phân hủy khá cao riêng rác thực phẩm chiếm khoảng 60% – 70% (bảng 4.2) và đây là một trong số yếu tố để có thể lựa chọn công nghệ xử lý bằng cách ủ phân compost. Mặc khác, các thành phần khác như: nylon, giấy, plastics,… cũng tương đối và trong tương lai các thành phần này sẽ nhanh chóng tăng lên trong CTRSH do xu thế công nghiệp hóa các sản phẩm gia đình trước đây chế tạo từ tre, nứa, sợi tự nhiên,…lần lượt được thay thế bằng nhựa; bao gói thực phẩm bằng lá cây được thay thế bằng plastics. Vì vậy phương pháp tái chế các sản phẩm có trong CTRSH ở TXTA là một lựa chọn mang tính lâu dài vì nó vừa thu được lợi nhuận từ việc bán các sản phẩm tái chế đồng thời đảm bảo về mặt môi trường. 4.2.2. Tỷ trọng Tỷ trọng (mật độ) của CTRSH tại bãi rác Lợi Bình Nhơn là khoảng 285kg/m3 ,mật độ này nhỏ hơn so với thực tế CTRSH của dân cư đô thị do các nguyên nhân Thời tiết: vào mùa khô hạn từ tháng 12 đến tháng 4 , nhiệt độ cao làm cho tốc độ bốc hơi tăng lên và vì vậy mật độ CTRSH giảm xuống. Thành phần: hiện nay thành phần CTRSH tại bãi rác Lợi Bình Nhơn đã bị thay đổi do họat động của cư dân lượm rác. 4.2.3. Độ ẩm Độ ẩm được xác định trên cơ sở phần thất thoát sau khi sấy ở 105oC. Độ ẩm tươi được biểu diễn bằng phần trăm trọng lượng ướt của mẫu, còn độ ẩm khô được biểu diễn bằng phần trăm trọng lượng khô của mẫu, độ ẩm tươi của CTRSH được xác định bằng công thức sau: M= (w – d)/w Trong đó: M: độ ẩm w: Khối lượng ban đầu cảu mẫu (kg) d: khối lượng của mẫu khi sấy ở 105oC (kg) Độ ẩm của CTRSH ở TXTA được xác định trong nghiên cứu tháng 12/1999 ( Báo cáo khoa học :”Đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh Long An 1999 – 2000) dao động từ 36% - 52% , giá trị trung bình là 42%. Tuy nhiên, kết quả phân tích này chỉ mang tính chất thời điểm do độ ẩm của CTRSH phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ, độ ẩm không khí và thành phần riêng biệt của CTRSH. Chính vì vậy con số này chỉ đúng trong một điều kiện nhất định, nhưng do thời gian và điều kiện làm đồ án tốt nghiệp có hạn nên không thể tiến hành phân tích trực tiếp, tạm thời lấy giá trị trên để đặc trưng cho độ ẩm của CTRSH ở TXTA. Với giá trị trung bình độ ẩm của CTRSH là 42% rất thích hợp cho việc xử lý CTRSH bằng cách ủ phân compost. 4.3. Hiện trạng quản lý CTRSH ở TXTA tỉnh Long An 4.3.1. Thu gom và vận chuyển Năng lực thu gom và vận chuyển CTRSH của TXTA như sau: Thu gom CTRSH : số công nhân thu gom và vận chuyển CTRSH gồm có 90 người Trong đó : Ở bãi rác 4 người Vận chuyển 7 người Vệ sinh đường 40 người Hành chánh 39 người Xe vận chuyển Xe ép rác có khối lượng từ 2,5 – 7,5 tấn: 5 chiếc Xe đẩy tay, xe lam,…20 chiếc Công việc thu gom CTRSH ở TXTA CTRSH của người dân được bỏ vào các thùng rác tại gia đình hoặc túi nylon buộc kín. Tới giờ hẹn, nếu là các hộ dân nằm trong hẻm, đường nhỏ thì xe rác đẩy tay sẽ đến thu gom và vận chuyển ra xe ép rác, còn nếu trên đường lớn thì xe ép rác sẽ chạy trên đường và thu gom CTRSH ở từng nhà. CTRSH ở đường phố và chợ cũng được thu gom tương tự như trên Việc thu gom CTRSH trong khu vực TXTA được chia ra làm nhiều dạng tùy theo phân bố và sinh hoạt dân cư, sinh hoạt thương mại, dịch vụ. Tổng quát các dạng thu gom CTRSH được trình bày sau đây: CTRSH ở nơi xa trung tâm hoặc ngay ở những hộ nằm cạnh phố: tất cả các loại CTRSH từ các hộ gia đình điều tự thu gom, cho vào bao plastic hoặc cho vào giỏ và đem đặt nơi trống ngoài trước nhà hoặc trước ngõ hẻm, tới giờ quy định xe ép rác sẽ đến thu lấy. Xe rác đến thu định kỳ 1 lần/ngày để đem đến bãi rác Lợi Bình Nhơn. Tuy nhiên, do hơi xa khu trung tâm thị xã nên rất nhiều hộ dân đã tự tạo hố rác tại nhà. CTRSH ở khu dân cư trung tâm: CTRSH được người dân tự thu gom và bỏ vào bao plastic hoặc giỏ rác và đặt trước nhà hoặc đem đổ vào thùng nhỏ đựng rác công cộng đặt ở đường phố chính và xe ép rác đến thu gom đưa đến bãi rác. Ngoài ra, các xe đẩy tay của tư nhân đến thu gom rác ở trong hẻm vận chuyển ra đường chính và xe áp rác đến thu gom. CTRSH khu vực chợ: như trước đây, ở các chợ có nhiều thùng rác nhỏ công cộng được đặt ở bên trong. Theo quy định thì người buôn bán sẽ bỏ rác vào các thùng này. Nhưng thực tế lượng rác đổ vào không nhiều mà đổ bừa bãi trên mặt đất. Tuy nhiên, ban quản lý chợ có đội thu gom và họ đảm trách công việc quét dọn và thu gom rác thải. CTRSH của các cơ quan hành chính và các cơ sở sản xuất: được thu gom và đưa đến các thùng chứa rác công cộng hoặc cho vào bao đặc trước cơ quan để xe thu gom mang đến bãi rác. Tuy nhiên đối với những chất thải thông dụng như giấy có thể bán cho các vựa ve chai. Khối lượng và khả năng thu gom CTRSH được thể hiện rõ ở bảng sau: Bảng 4.3 : Các loại và khả năng thu gom CTRSH ở TXTA Các loại CTRSH Khối lượng (tấn/ngày) Khả năng thu gom(%) Chợ 8 50 Dân cư 20 50 Y tế 1 100 Đường phố 7 50 Cơ quan 4 50 Nguồn : báo cáo khoa học” Đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh Long An năm 1999 – 2000” Như vậy với lượng CTRSH thu gom được chỉ khoảng 50% thì lượng CTRSH còn lại sẽ góp phần rất lớn vào việc làm ô nhiễm môi trường và sức khỏe nhân dân. 4.3.2. Công tác xử lý CTRSH ở TXTA Hiện nay việc xử lý CTRSH tại TXTA điều được tiến hành một cách rất đơn giản. CTRSH sau khi được thu gom sẽ vận chuyển đến bãi rác Lợi Bình Nhơn đổ thành đống cho phân hủy tự nhiên sau đó sẽ san ủi rác và phun thuốc diệt ruồi để giảm bớt mùi nhưng công việc này cũng chưa được tiến hành thường xuyên. Bãi rác Lợi Bình Nhơn có khả năng chứa khoảng 20 ngàn tấn rác/năm. Trung bình một ngày có 12 chuyến xe vận chuyển đến bãi rác, cự ly vận chuyển từ thị xã đến bãi chôn lấp là 17km. Theo thống kê của công ty Công trình công cộng TX Tân An, khối lượng rác thu gom được ở thị xã khoảng 30 – 40 tấn/ngày. Do bãi rác này đã xây dựng khá lâu nên chưa có biện pháp hạn chế sự rò rĩ nước từ bãi rác ra bên ngoài. Theo các nhà nghiên cứu thì nước rò rĩ từ bãi rác có tác động xấu đến nguồn nước ngầm và nước mặt. Sau đây là một số hình ảnh về các hoạt động xử lý ở bãi rác Lợi Bình Nhơn Hình 4.2 : Các hoạt động xử lý trong bãi rác Lợi Bình Nhơn Hoạt động phun thuốc EM để khử mùi Hoạt động san ủi rác Hoạt động san ủi rác Nước rò rĩ từ bãi rác được dẫn đến ao trồng rau muống Như vậy, việc xử lý CTRSH tại bãi rác Lợi Bình Nhơn là hoàn toàn không đảm bảo vệ sinh môi trường, tác động xấu đến sức khỏe của những người nhặt rác và sống xung quanh khu vực đó. Hiện nay, chưa có một nghiên sâu nào để đánh giá mức độ ảnh hưởng của bãi rác Lợi Bình Nhơn đến môi trường và con người. Nhưng theo nghiên cứu thì những người nhặt rác thường hay bị các bệnh cúm, lỵ, lao phổi, đau dạ dày, tai mũi họng, hen suyễn; các triệu chứng thân nhiệt cao, nhức mỏi, các vết thâm tím nứt nẻ, các vấn đề về da (nổi mụn, ghẻ), về mắt; các bệnh gây bởi động vật ký sinh… có thể dẫn đến tử vong. Bên cạnh đó nó còn gây ô nhiễm không khí xung quanh khu vực xử lý do sự phân hủy CTR tạo ra mùi hôi, ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt do nước rỉ từ rác. Sau đây là một hình ảnh minh hoạ hoạt động thu nhặt rác trực tiếp rất dễ gây hại cho sức khỏe người dân tại bãi rác Lợi Bình Nhơn. Hình 4.3 : Hoạt động thu nhặt rác tại bãi rác Lợi Bình Nhơn 4.4. Dự báo diễn biến về CTRSH ở TXTA 4.4.1. Diễn biến về khối lượng CTRSH Việc dự báo diễn biến khối lượng CTRSH có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong công tác quản lý. Đặc biệt, đối với hình thức tái chế CTRSH thì công việc này càng có ý nghĩa. Vì chỉ có thể thông qua công tác dự báo mà những nhà quản lý có thể xây dựng một kế hoạch tái chế CTRSH chắc chắn, đảm bảo hiệu quả và giảm được một diện tích lớn đất để chôn lấp. Việc tính toán lượng CTRSH phụ thuộc vào các yếu tố sau: Sự gia tăng dân số Mức độ mở rộng phạm vi thu gom, vận chuyển và xử lý Sự gia tăng tốc độ thải CTRSH của từng cá nhân trong xã hội Sự gia tăng các hoạt động kinh tế Dựa vào mức tăng dân số ở TXTA là khoảng 2% (thống kê cuả phòng thống kê TXTA) năm 2005 có thể dự báo dân số theo công thức sau: NT = No (1+r)t Trong đó: NT : tổng số dân cư TXTA cần tính toán No : dân số TXTA năm hiện tại r : tốc độ tăng dân số t : khoảng thời gian dự báo Với No = 121538 ( chi cục thống kê tỉnh Long An năm 2005) r = 2% Sau đây là bảng dự báo dân số TXTA trong 10 năm Bảng 4.4 : Dự báo dân số TXTA đến năm 2015 STT Năm tính toán Dân số 1 2006 123969 2 2007 126448 3 2008 128977 4 2009 131557 5 2010 134188 6 2011 136872 7 2012 139610 8 2013 142401 9 2014 145249 10 2015 148154 Qua kết quả tính toán dự báo về tốc độ tăng dân số của TXTA tới năm 2015 có thể tính toán được mức độ thải bỏ CTRSH theo công thức sau Tổng khối lượng CTRSH thải = số dân x tốc độ thải Với tốc độ thải CTRSH của người dân trong thị xã : 0,5 – 0,6 kg/người/ngày, ta dự báo được khối lượng CTRSH trong tương lai. Bảng 4.5 thể hiển rất rõ điều này. Bảng 4.5 : Dự báo khối lượng CTRSH của TXTA đến năm 2015 STT Năm tính toán Dân số Khối lượng CTRSH ở TXTA(tấn/ngày) Khối lượng CTRSH ở TXTA(tấn/năm) 1 2006 123969 62 22320 2 2007 126448 63 22680 3 2008 128977 64 23040 4 2009 131557 66 23760 5 2010 134188 67 24120 6 2011 136872 68 24480 7 2012 139610 70 25200 8 2013 142401 71 25560 9 2014 145249 73 26280 10 2015 148154 74 26640 Hình 4.4 : Diễn biến khối lượng CTRSH TXTA đến năm 2015 Như vậy, theo dự báo thì dân số ở TXTA ngày càng gia tăng đây là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng khối lượng CTRSH. Theo bảng 4.5 cho thấy vào năm 2015 dân số tăng khoảng 20% so với dân số năm 2006 điều này cũng có nghĩa là khối lượng CTRSH đô thị của Thị Xã Tân An vào năm 2015 có thể gia tăng hơn 20% so với CTRSH phát sinh vào năm 2006 do bởi mức sống của người dân thị xã ngày càng tăng cao. Nếu như các nhà quản lý không có những kế hoạch và chiến lược quản lý thích hợp để kiểm soát sự ô nhiễm do CTRSH gây ra thì trong tương lai toàn thị xã sẽ chịu cảnh sống chung với rác. 4.4.2. Diễn biến về thành phần CTRSH Thành phần CTRSH ở Việt Nam nói chung và TXTA nói riêng rất đa dạng và phức tạp. Các thành phần trong CTRSH ở TXTA luôn luôn biến động điều này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: kinh tế, tập quán sinh hoạt, vị trí địa lý,…Ví dụ như khi so sánh thành phần vật lý CTRSH giữa hai địa phương khác nhau là TPHCM – một trung tâm văn hóa kinh tế lớn nhất trong nước và TXTA cho thấy khi đời sống của dân cư càng cao, mức độ công nghiệp hóa càng lớn thì mức độ biến động về thành phần CTRSH càng cao. Các loại CTR hữu cơ dễ phân hủy tăng lên, các loại CTR như : bao bì, giấy gói, nhựa tăng mạnh. Điều này được thể hiện rất rõ qua bảng sau. Bảng 4.6 : Thành phần vật lý CTRSH của TXTA và TPHCM STT Thành phần TXTA (%) TPHCM (%) 1 Thực phẩm 63,59 – 68,59 65 – 95 2 Giấy 4,71 – 6,03 0,5 – 25 3 Nhựa 1,26 – 3,37 1,5 – 17 4 Vải 2,07 – 3,31 0 – 5 5 Caosu 2,13 – 4,5 0 – 1,5 6 Thủy tinh 1,7 – 2,7 0 – 1,3 7 Kim loại 1,03 – 3,4 0 – 0,3 Nguồn: trung tâm Công nghệ môi trường CEFINEA, 9/2001 Căn cứ vào so sánh về thành phần vật lý của CTRSH giữa TPHCM và TXTA ở trên đi đến nhận định về sự biến đổi thành phần CTRSH ở TXTA như sau: Căn cứ vào định hướng phát triển tỉnh Long An tới năm 2020 cho thấy. TXTA hiện nay đã và đang tiến hành thúc đẩy sự phát triển kinh tế góp phần năng cao đời sống của nhân dân. Số người lao động sản xuất trong các ngành công nghiệp sẽ tăng cao, cũng nhanh chóng thúc đẩy chất lượng cuộc sống của người lao động. Khi đời sống của người dân tăng cao thì hình thức sinh hoạt cũng đổi khác dẫn đến CTRSH cũng khác hơn. Thành phần CTR là giấy gói, plastic, cao su cũng tăng lên làm đa dạng thêm thành phần CTRSH. Do công nghiệp hóa nên hình thức lao động sản xuất cũng khác đi, các thực phẩm dư thừa trước đây được tận dụng đưa vào chăn nuôi thì nay trở thành CTRSH làm gia tăng thành phần chất hữu cơ thải bỏ. Khác với biến động về khối lượng có thể tính toán được, sự thay đổi thành phần CTRSH rất khó có thể xác định chính xác bằng những con số, bởi vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Vì vậy việc dự báo diễn biến thành phần CTRSH trong tương lai chỉ có thể thực hiện bằng cách tham khảo thành phần CTRSH của nhiều quốc gia và khu vực có tập quán tiêu dùng và sinh hoạt gần giống với việt Nam (như Thái Lan, Singapore, Trung Quốc,…) cũng như tham khảo các số liệu của những quốc gia phát triển hiện có ( như Pháp, Ý, Mỹ,…) Nói chung, bằng cách hệ thống hóa các tài liều và số liệu, chỉ có thể dự báo một cách khái quát là khi mức sống của người dân tăng lên thì thành phần CTRSH thay đổi theo khuynh hướng sau: Thực phẩm : tăng Giấy : tăng Plastics: tăng Thành phần không cháy (kim loại và thủy tinh) : tăng Rác vườn (cỏ, lá cây,… ) và củi gỗ : giảm Tro : giảm Nhận xét chung về hiện trạng CTRSH : Qua việc phân tích và dự báo về khối lượng, thành phần và quản lý CTRSH ở TXTA cho thấy: CTRSH được xử lý bằng cách đổ đống lộ thiên tại bãi rác Lợi Bình Nhơn rất gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe của những người dân sống xung quanh. Theo khảo sát CTRSH có thành phần hữu cơ dễ phân hủy cao (60 – 70%), độ ẩm cũng khá cao (36 – 52%), như vậy rất thích hợp cho việc chế biến phân compost. Bên cạnh các thành phần khác như: nhựa, cao , giấy,… chiếm tỷ lệ tương đối và theo dự báo trong tương lai các thành phần này sẽ tăng lên điều này rất thích hợp cho việc áp dụng phương pháp tái chế CTRSH. CHƯƠNG 5 PHƯƠNG PHÁP TÁI CHẾ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT 5.1. Khái niệm về tái chế Tái chế là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để chế biến thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Để chế biến thành các sản phẩm mơí, các vật liệu chất thải phải trải qua các quá trình xử lý lý , hoá hoặc sinh học tuỳ thuộc vào nhu cầu sản phẩm tái chế. Sau đây là một số cách chế biến sản phẩm tái chế thông dụng hiện nay. Tái sinh sản phẩm chuyển hóa hóa học: chủ yếu dùng phương pháp đốt để thành các sản phẩm khí đốt, hơi nóng và các hợp chất hữu cơ. Tái sinh sản phẩm chuyển hóa sinh học: chủ yếu thông qua quá trình lên men, phân hủy chuyển hóa sinh học để thu hồi các sản phẩm như phân bón, khí mêtan, các loại cồn và nhiều hợp chất hữu cơ khác. Tái sinh năng lượng từ các sản phẩm chuyển hóa: từ các sản phẩm chuyển hóa bằng quá trình hóa học, sinh học có thể tái sinh năng lượng bằng quá trình đốt tạo thành hơi nước và phát điện. 5.2. Vấn đề thu gom chất thải rắn sinh hoạt có khả năng tái chế Theo phân tích thống kê trong chương 4, CTRSH có các thành phần như :rác thực phẩm, rau quả; nhưạ, thuỷ tinh, giấy, cao su, kim loại chiếm đa số, đây là những thành phần có khả năng tái chế thành các sản phẩm có ích cho sinh hoạt và sản xuất. Vì vậy, có thể nói khả năng tái chế CTRSH tương đối cao. Nhưng hiện nay vấn đề này chưa được quan tâm, CTRSH vẫn bị đổ thải bừa bãi gây ô nhiễm môi trường Để hoạt động tái chế đạt kết quả, điều quan tâm đầu tiên là khâu thu gom. Sản phẩm tái chế có khôí lượng và chất lượng cao hay thấp tuỳ thuộc một phần vào khả năng và cách thức thu gom của chất đó. Sau đây là một vài hoạt động thu gom CTR có khả năng tái chế phổ biến và hiệu quả. 5.2.1.Chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy Chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy là loại chất thải dễ bị thối rửa trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối như: các loaị thức ăn thừa, thức ăn hư hỏng, vỏ trái cây, các chất thải tách ra do làm bếp,… Vấn đề thu gom CTR hữu cơ dễ phân hủy rất khó khăn và phức tạp. Loại chất thải này được cho là không có lợi gì về mặt kinh tế, gây ô nhiễm môi trường nên thường đổ thải ở các bãi rác. Ngày nay, quan điểm trên đã dần được thay đổi bởi những lợi ích kinh tế của nó thông qua các hoạt động: ủ phân hữu cơ, biogas,…phục vụ rất nhiều cho sản xuất và sinh hoạt. Hoạt động thu gom thường có 2 cách: Thu gom tại nhà Để công tác thu gom có hiệu quả thì phải luôn kết hợp với hoạt động phân loại CTR tại nguồn. CTRSH được phân ra làm 2 loại chính: CTR dễ phân hủy và CTR còn lại. Hai loại này được bỏ vào hai thùng đựng khác nhau. Hằng ngày xe sẽ đến thu gom CTR dễ phân hủy đưa đến khu vực hoặc Nhà Máy chế biến phân compost. Hiện nay hoạt động này đang được triển khai thực hiện ở các thành phố lớn có nguồn ngân sách đầu tư cho vấn đề môi trường cao như: TPHCM, Hà Nội, Huế,…Còn đối với TXTA công tác thu gom như trên chưa thực hiện được do kinh phí cho môi trường còn hạn hẹp, ý thức của người dân về Bảo vệ môi trường chưa cao. Thu gom tại nhà máy chế biến phân hữu cơ Tại nguồn phát sinh, CTRSH được thu gom và vận chuyển đến khu vực hoặc nhà máy chế biến phân hữu cơ. Ơû đây CTRSH được phân loại bằng thủ công hoặc máy kết hợp với thủ công. Sau đó thu hồi CTR dễ phân hủy và ủ thành phân hữu cơ (compost) và bán ra thị trường. Hoạt động này thường tiến hành ở những địa phương có Nhà Máy chế biến phân compost. 5.2.2. Chất thải rắn khó phân hủy CTR khó phân hủy bao gồm: giấy, nhựa, cao su, …Loaị chất thải này khi bị thải bỏ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường do tính chất khó phân hủy và bền trong môi trường. Vì vậy, vấn đề thu gom chúng cần phải xem xét kỹ lưỡng để đạt hiệu quả cao nhất. Sau đây là những hoạt động thu gom thông dụng. Thu gom tại nhà Các vật liệu có giá trị như : nhựa, kim loại, thuỷ tinh,.. thường được các hộ dân, chủ cửa hàng, cơ sở,… thu hồi lại rồi đem bán cho những người thu mua ve chai. Vì vậy, tại các nguồn phát sinh chất thải đã được thu gom tái chế một phần đáng kể. Thu gom trên đường phố Một phần CTR có giá trị bị vứt bỏ và rơi vải trên đường được những người lao động nghèo làm nghề lượm rác thu gom. Hoạt động này góp phần làm giảm một lượng CTR khó phân hủy mà lẽ ra chính quyền nhà nước phải có trách nhiệm quét dọn và thu gom. Tuy nhiên, những người lượm rác cũng góp phần gây khó khăn cho công tác thu gom do những hành động bới móc làm rơi vải rác thải xung quanh. Thu gom trong quá trình vận chuyển Hoạt động này thường được thực hiện bởi những công nhân vệ sinh, trong quá trình vận chuyển CTRSH đến điểm tập kết, trạm trung chuyển và bãi chôn lấp họ treo những bao tải bên cạnh những chiếc xe thu gom rác của mình và chọn lọc các phế liệu có thể bán được để bỏ vào bao tải này. Nhờ vậy một lượng CTR nữa đã được thu nhặt. Thu gom tại các điểm tập kết, trung chuyển và bãi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI-DUNG.doc
  • docBIA.doc
  • docMUC-LUC.doc
  • docNHAN-XET.doc
  • docPHU-LUC.doc
Tài liệu liên quan