Đồ án Nghiên cứu diệt trừ rầy nâu bằng phương pháp không sử dụng thuốc trừ sâu nhằm bảo vệ môi trường

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 2

1.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3

1.3. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI 3

1.4. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI 3

1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

1.5.1. Phương pháp luận 3

1.5.2. Phương pháp cụ thể 4

1.6. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5

1.6.1. Đối tượng nghiên cứu 5

1.6.2. Phạm vi nghiên cứu 5

1.6.3. Cấu trúc của đồ án tốt nghiệp 5

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ SỬ DỤNG HÓA CHẤT

BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG NÔNG NGHIỆP

2.1. GIỚI THIỆU 6

2.2. PHÂN LOẠI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT 7

2.2.1. Phân loại theo chức năng sinh thái và hóa học 7

 

2.2.2. Phân loại theo chức năng hóa học 9

2.2.2.1. Thuốc BVTV vô cơ 9

2.2.2.2. Thuốc BVTV hữu cơ 9

2.2.3. Phân loại nhóm độc theo Tổ chức Y tế thế giớ (WTO) 10

2.2.4. Phân loại theo thời gian phân hủy 11

2.3. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT 12

2.3.1. Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực trên thế giới 12

2.3.2. Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực ở nước ta 13

2.4. TÍNH ĐỘC CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT 15

2.4.1. Tính độc của thuốc đối với người, động vật máu nóng 15

2.4.2. Ảnh hưởng đến môi trường nước 17

2.4.3. Ảnh hưởng đến cây trồng 17

2.4.4. Ảnh hưởng đến môi trường đất 18

2.4.5. Ảnh hưởng đến thực phẩm 19

2.4.6. Ảnh hưởng của thuốc chống côn trùng tới môi trường 20

2.5. SỬ DỤNG AN TOÀN, CÓ HIỆU QUẢ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT 22

2.5.1. Thuốc bảo vệ thực vật và việc sử dụng 22

2.5.2. Sử dụng an toàn và có hiệu quả thuốc bảo vệ thực vật 23

2.5.2.1. Dùng đúng thuốc 24

2.5.2.2. Dùng đúng cách 24

2.5.2.3. Dùng đúng liều lượng 25

2.5.2.4. Dùng đúng cách 25

 

2.6. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG NÔNG NGHIỆP SẠCH 26

2.6.1. Canh tác sản xuất rau sạch 27

2.6.2. Một số giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường 29

2.6.2.1. Biến đổi yếu tố môi trường 29

2.6.2.2. Biến đổi điều kiện môi trường theo hướng không lợi cho côn trùng gây hại 29

2.6.2.3. Bẫy cây trồng và bẫy cây ngô 30

2.6.2.4. Biến đổi điều kiện môi trường theo hướng thuận lợi cho các loài côn trùng có ích 31

CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ CÔN TRÙNG

3.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔN TRÙNG 33

3.1.1. Giới thiệu chung 33

3.1.2. Sự biến thái của côn trùng 34

3.1.2.1. Định nghĩa 34

3.1.2.2. Phân loại 34

3.1.3. Các giai đoạn phát triển 35

3.1.3.1. Trứng 35

3.1.3.2. Thời kỳ sâu non 35

3.1.3.3. Thời kỳ nhộng 35

3.1.3.4. Thời kỳ trưởng thành 36

3.2. PHÂN LOẠI CÔN TRÙNG 36

3.3. TÁC ĐỘNG CỦA CÔN TRÙNG 37

 

3.3.1. Tác động tích cực 37

3.3.2. Tác động tiêu cực 38

3.3.3. Tác động của con người, tự nhiện đối với côn trùng 39

3.4. THIỆT HẠI DO CÔN TRÙNG GÂY RA 40

3.4.1. Thiệt hại do côn trùng gây ra trong quá trình bảo quản ở Việt Nam 40

3.4.2. Thiệt hại do côn trùng gây ra trongruộng lúa ở Việt Nam 40

3.5.NHỮNG YẾU TỐ SINH THÁI TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔN TRÙNG 42

3.5.1. Nhiệt độ 42

3.5.2. Thức ăn 42

3.5.3. Thủy phần 43

3.5.4. Độ ẩm tương đối 43

3.5.5. Ánh sáng 43

3.5.6. Sự thông thoáng 44

3.5.7. Ảnh hưởng của sự cạnh tranh giữa các loài 44

3.6. BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG CÔN TRÙNG 44

3.6.1. Các biện pháp phòng chống côn trùng hại kho 44

3.6.1.1. Biện pháp sinh học 44

3.6.1.2. Biện pháp hoá học 45

3.6.1.3. Biện pháp cơ học và lý học 46

3.6.2. Các biện pháp phòng chống côn trùng hại ruộng lúa 46

3.6.2.1. Tập huấn (giáo dục) và theo dõi (quan trắc) 46

3.6.2.2. Biện pháp môi trường 47

 

3.6.2.3. Biện pháp di truyền 48

3.6.2.4. Biện pháp hóa học 48

3.6.2.5. Biện pháp canh tác 49

CHƯƠNG 4. TỔNG QUAN VỀ RẦY NÂU

4.1. GIỚI THIỆU VỀ RẦY NÂU 50

4.1.1. Giới thiệu chung về rầy nâu 50

4.1.2. Đặc điểm hình thái của rầy nâu 51

4.1.2.1. Pha trứng 51

4.1.2.2. Pha ấu trùng 51

4.1.2.3. Pha trưởng thành 52

4.1.3. Đặc điểm sinh thái học cơ bản của rầy nâu 54

4.1.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ 54

4.1.3.2. Ảnh hưởng của độ ẩm tương đối không khí 54

4.1.3.3. Ảnh hưởng của thức ăn 54

4.1.4. Tập quán sinh hoạt và đặc điểm gây hại của rầy nâu 55

4.1.5. Sự phân bố của rầy nâu 55

4.1.6. Các nhóm thiên địch của rầy nâu 56

4.1.6.1. Các loài bắt mồi của rầy nâu 56

4.1.6.2. Các loài ký sinh của rầy nâu 56

4.1.6.3. Các loài sinh vật gây bệnh cho rầy nâu 57

4.2. MỘT SỐ LOẠI RẦY KHÁC 57

4.2.1. Rầy xanh lá mạ 57

 

4.2.2. Rầy bông sứ 58

4.2.3. Rầy lưng trắng 58

4.2.4. Rầy xanh đuôi đen 59

4.3. TÁC HẠI CỦA RẦY NÂU 60

4.2.1. Tác hại của rầy nâu đối với cây lúa 60

4.3.1.1. Bệnh Tungro 60

4.3.1.2. Bệnh lùn xoắn lá 61

4.3.1.3. Bệnh lùn lúa cỏ 62

4.3.1.4. Bệnh vàng lùn 62

4.2.2. Ảnh hưởng của rầy nâu đối với đời sống của người nông dân 63

4.3.3. Chi phí cho việc diệt rầy nâu trong một vụ mùa 65

4.3.4. Thời gian xuất hiện rầy nâu trong năm ở các vùng trồng lúa 66

4.3.4.1. Vùng trồng lúa đồng bằng sông Hồng 66

4.3.4.2. Vùng lúa đồng bằng sông Cửu Long 66

4.4. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG RẦY NÂU 67

4.4.1. Biện pháp canh tác BVTV 67

4.4.1.1. Kỹ thuật làm đất 67

4.4.1.2. Luân canh cây lúa 67

4.4.1.3. Trồng lúa trong hệ thống canh tác nhiều loài 68

 

4.4.1.4. Thời vụ gieo trồng lúa thích hợp 69

4.4.1.5. Mật độ gieo trồng lúa hợp lý 69

4.4.1.6. Gieo trồng giống lúa ngắn ngày 70

 

4.4.1.7. Sử dụng phân bón hợp lý 70

4.4.1.8. Điều khiển chế độ nước trên ruộng lúa hợp lý 71

4.4.1.9. Trồng cây bẫy 71

4.4.1.10. Vệ sinh đồng ruộng 72

4.4.2. Sử dụng giống lúa kháng rầy nâu 72

4.4.3. Nghiên cứu và sử dụng thuốc thảo mộc 73

4.4.4. Sử dụng ánh sáng đèn 74

4.4.5. Sử dụng hợp lý thuốc hóa học trừ rầy nâu 75

4.4.5.1. Đúng thuốc 75

4.4.5.2. Đúng liều lượng sử dụng, đúng nồng độ sử dụng 76

4.4.5.3. Đúng lúc, đúng chỗ 76

4.4.5.4. Đúng phương pháp (đúng cách) 76

CHƯƠNG 5. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP XỬ LÝ RẦY NÂU BẰNG MÁY BẮT RẦY

5.1. LÝ THUYẾT 78

5.1.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy 78

5.1.1.1. Miệng hút 78

5.1.1.2. Ống dẫn 79

 

5.1.1.3. Quạt 79

5.1.1.4. Lưới lọc bụi 81

5.1.1.5. Thùng chứa 81

5.1.1.6. Sàn công tác 82

5.1.2. Sơ đồ công nghệ 82

5.2. TÍNH TOÁN – CHI PHÍ 83

5.2.1. Kết quả thực nghiệm 83

5.2.2. Tính toán chi phí 84

CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT LUẬN 91

6.2. KIẾN NGHỊ 92

 

 

 

doc95 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3488 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu diệt trừ rầy nâu bằng phương pháp không sử dụng thuốc trừ sâu nhằm bảo vệ môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân thụ phấn: giá trị của mùa màng và cây trồng được thu phấn qua tác động của côn trùng (không kể côn trùng được con người thuần hóa, ví dụ như ong nuôi), ước tính sẽ khoảng 3 tỷ USD hàng năm. Nếu không có loài bọ cánh cứng, nông dân sẽ vất vả hơn trong việc tiêu hủy phân gia súc, chưa kể đến việc diệt trừ ruồi nhặng, ký sinh trùng sinh sôi và nẩy nở nếu không được giải quyết ngay. Không chỉ thế, loài bọ cánh cứng còn thải ra nhiều chất dinh dưỡng cho đất, vì vậy mà nông dân sẽ không phải chi trả nhiều tiền hơn để mua phân bón. 3.3.2. Tác động tiêu cực Côn trùng là tác nhân gây ra các dịch bệnh như bệnh sốt rét, bệnh sốt phát ban,… ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các loài dộng - thực vật khác và thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Ví dụ: ruồi, muỗi, chấy, rận, bọ chét, đỉa,… là những kẻ thù nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Chúng hút máu, gây ngứa ngáy khó chịu, thậm chí chúng còn là vật truyền vi trùng bệnh sốt phát ban, sốt chấy rận, bệnh lao, bệnh loét da, bệnh dịch hạch, … Bảng 11: Một số côn trùng (Insecta) gây bệnh STT Tên thông thường Tên khoa học Bệnh do chứng truyền hoặc tác hại khác 1 Muỗi Culicidate 2 Muỗi sốt rét Anophenles Sốt rét 3 Muỗi sốt vàng và các liên quan Aedes acegypti Aedes spph Sốt xuất huyết, sốt vàng 4 Muỗi nhà Cullex spp 5 Ruồi cát Phlebotominae Các bệnh do Leishmania 6 Ruồi đen Silulium spp Mù sông 7 Ruồi truyền giun xoắn Côchliomuia Myiasis 8 Ruồi nhà và chợ Musca spp Bệnh đường ruột 9 Ruồi Tsetse Glossina spp Bệnh ngủ 10 Bọ chét Siphnonaptera Dịch hạch 11 Rận Periculus huamnus Dịch sốt chấy rận 12 Rận giường Cimex spp Bệnh thiếu máu 13 Rận kising Triatominae Trypanosomia 14 Mạt và bọ chó Acari Ngứa, dị ứng, sốt chấy rận 15 Mạt Chigner Tromniculidae Bệnh do Rocketsia và virus 16 Bọ cứng Ixodiae Bệnh Lyme và Babeisoes 17 Bọ mềm Argasidae Sốt tái phát do bọ chó Phá hoại mùa màng và cây trồng: thành phần sâu hại cây trồng và mùa màng rất nhiều về số lượng và sự phát triển của các loài sâu hại cũng rất phức tạp, các lứa sâu thường chồng gối lên nhau. Kết quả điều tra trên 20 giống cây trồng ở miền Bắc nước ta đã phát hiện được 881 loài sâu hại. Trong số đó, lúa bị 94 loài sâu hại, ngô 53 loài, rau 39 loài, … 3.3.3. Tác động của con người, tự nhiên đối vối côn trùng Việc sử dụng TTS, trừ cỏ dại một cách rộng rãi, thiếu cơ sở khoa học, không lưu ý đến quy luật biến động quần thể đã làm số lượng các quần thể có lợi cũng như có hại ngày càng giảm xuống. Hoạt động kinh tế của con người đã gây nên những biến đổi sâu sắc trong điều kiện tồn tại của côn trùng. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, công cuộc khai hoang, áp dụng các quy trình gieo trồng các giống mới đã làm gia tăng số lượng nhiều loài côn trùng ăn lá. Bón phân hóa học, đặc biệt là phân đạm làm gia tăng số lượng của các loài sâu đục thân hại lúa. Quá trình biến đổi xảy ra do tác động của ngẫu nhiên của các yếu tố môi trường, chủ yếu là yếu tố thời tiết và khí hậu, có thể ảnh hưởng lên số lượng và chất lượng của các cá thể hoặc quần thể bằng cách trực tiếp hay gián tiếp nào đó. 3.4. THIỆT HẠI DO CÔN TRÙNG GÂY RA 3.4.1. Thiệt hại do côn trùng gây ra trong quá trình bảo quản ở Việt Nam Ở nước ta, theo thực nghiệm của Bộ môn nghiên cứu côn trùng trực thuộc Tổng cục lương thực (1957-1974), nếu công tác phòng trừ sâu mọt trong kho không tốt thì hàng năm chúng ta sẽ bị hao hụt từ 3 - 10% số lượng NS dự trữ. Tính trung bình đối với các loại hạt thì tổn thất sau khi thu hoạch khoảng 10%, còn đối với các loại cây có củ là từ 10 - 20%, và với rau quả từ 10 - 30%. Vào năm 1995, sản lượng lúa nước ta bị thiệt hại khoảng 10%, ước tính khoảng 2,3 triệu tấn. Với các loại rau củ thiệt hại khoảng 20%, với sản lượng 2,005 triện tấn khoai lang, 722.000 tấn khoai tây và khoảng 3,112 triệu tấn khoai mì. Đối với ngô (bắp), số hao hụt hàng năm có thể lên đến 100.000 tấn. Còn theo kết quả báo cáo của Bộ NN và PTNT (2002), mức thiệt hại về gạo do côn trùng gây ra trong kho bảo quản vùng ĐBSCL khoảng 18%. 3.4.2. Thiệt hại do côn trùng gây ra trong ruộng lúa ở Việt Nam Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Hồ Chí Minh – Chi cục BVTV thì từ 16/12/2005 đến 16/01/2006, trên lúa mùa chủ yếu có rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ, bọ xít hôi, chuột, bệnh đạo ôn, bệnh đốm vằn, … riêng còn trên lúa đông xuân còn có bọ trĩ, sâu phao và cào cào. Bảng 12: Diện tích, mật độ và phân bố một số đối tượng sinh vật gây hại chính trên lúa và mạ mùa (tháng 01/2006) Sâu hại GĐST Cây trồng Mật độ (con/m2) Tỷ lệ (%) Diện tích nhiễm (ha) Phân bố Phổ biến Cao Nhẹ - TB Nặng Mất trắng Vụ mùa Rầy nâu Trổ 100 -1.500 5.000 2.808 715 8 TĐ - Q2 - Q9 - HM - BC - NB - CG Sâu cuốn lá Trổ 1 - 3 27 Q2 - Q9 - BC Bọ xít hôi Trổ 5 -10 29 TĐ - Q2 - Q9 - HM Đạo ôn Trổ 7 -10 138 HM - CC Bệnh đốm vằn Trổ 5 -7 26 TĐ - Q2 - Q9 - HM - BC Đạo ôn cổ bông Trổ 7 -10 71 BC T.cộng 3099 715 8 Vụ đông xuân Rầy nâu Đẻ nhánh 50 -100 107 Q9 - CC Sâu cuốn lá Đẻ nhánh 5 -10 48 HM - CC Bọ trĩ Đẻ nhánh 20 - 30 208 Q9 - HM - CC Sâu phao Đẻ nhánh 5 -10 31 Q9 - HM - CC Cào cào Đẻ nhánh 5 - 7 15 HM Sâu đục thân Đẻ nhánh 1 - 5 - Ruồi đục lá Đẻ nhánh 10 - Đạo ôn Đẻ nhánh 3 - 5 30 CC T.cộng 439 3.5. NHỮNG YẾU TỐ SINH THÁI TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔN TRÙNG 3.5.1. Nhiệt độ Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự vận động và phát triển của côn trùng. Bảng 12: So sánh giữa nhiệt độ thất và nhiệt độ cao ảnh hưởng đến côn trùng STT Yếu tố Nhiệt độ thấp Nhiệt độ cao 1 Sự phát triển cá thể Diễn ra rất chậm Cũng tăng theo 2 Tỷ lệ chết Cao Giảm 3 Sự vận động của từng cá thể Diễn ra chậm Tăng 4 Tốc độ tăng trưởng Rất thấp Cao Mỗi loài côn trùng đều có một nhiệt độ tối ưu, ở nhiệt độ đó sự tăng trưởng của quần thể có khả năng đạt cực đại. Khi nhiệt độ vượt quá nhiệt độ tối ưu, không thuận lợi cho sự phát triển của côn trùng và tốc độ tăng trưởng của quần thể giảm xuống. Nhiệt độ quá thấp cũng sẽ giết chết hầu hết các loài, tuy nhiên cũng có một số loài chống chịu được với nhiệt độ thấp. 3.5.2. Thức ăn Thức ăn là yếu tố cần thiết để côn trùng tăng trưởng kích thước cơ thể, phát triển cơ quan sinh dục và năng lượng bị mất trong hoạt động sống của chúng. Chúng không dùng chất vô cơ để nuôi sống cơ thể mà chỉ dùng chất hữu cơ của môi trường làm thức ăn. Khi môi trường có thức ăn đầy đủ thì thời gian hoàn thành vòng đời ngắn. Nếu côn trùng thiếu thức ăn trong điều kiện nhiệt độ thích hợp và lượng ẩm độ không khí thấp thì tất cả các loài côn trùng sẽ chết rất nhanh. Tuy nhiện, cũng có một số loài có khả năng nhịn đói lâu ở nhiệt độ thấp và độ ẩm không khí cao. 3.5.3. Thủy phần Thủy phần là hàm lượng nước tự do có trong hàng hóa mà hàng hóa này đã bị côn trùng (hại kho) xâm nhiễm nên sẽ có ảnh hưởng tương tự như nhiệt độ đến sự phát triển của côn trùng. Ở độ thủy phần quá thấp hoặc quá cao thì tốc độ phát triển của quần thể sẽ diễn ra chậm, còn ở độ thủy phần thuận lợi thì tốc độ đạt cao nhất. Thủy phần thấp không thể giết chết côn trùng ngay lập tức, chúng có thể tồn tại với tốc độ phát triển rất hạn chế, khi thủy phần cao hình thành việc cạnh tranh với sự tăng trưởng của nấm mốc và các vi sinh vật khác, làm giảm khả năng sống sót của hầu hết côn trùng hại kho, sau đó được thay thế bởi các loài ăn nấm. 3.5.4. Độ ẩm tương đối Ảnh hưởng của độ ẩm tương đối có quan hệ mật thiết với thủy phần thức ăn thông qua việc tồn tại giữa cân bằng thủy phần và độ ẩm tương đối. Do đó, ở trên bề mặt khối hàng, độ ẩm tương đối bao quanh có thể thấp hơn nhiều so với ở dưới sâu khối hàng, là nơi mà độ ẩm bị điều chỉnh bởi thủy phần của hàng hóa. Ở trên bề mặt, côn trùng dễ bị làm khô nên các giai đoạn trước trưởng thành (đặc biệt là giai đoạn ấu trùng và nhộng) hiếm khi bắt gặp trên bề mặt khối hàng ở điều kiện khô ráo. 3.5.5. Ánh sáng Đa số côn trùng hại kho có thể hoàn tất vòng đời của chúng trong kho hoàn toàn không có ánh sáng. Trong những điều kiện đó, côn trùng chỉ dùng xúc giác và khứu giác để di chuyển và tìm thức ăn. Vì vậy, côn trùng còn tùy thuộc theo cường độ ánh sáng. Những thời điểm đỉnh cao của hoạt động của côn trùng xảy ra trên bề mặt khối hàng là vào lúc bình minh và chập tối, thời gian còn lại của côn trùng hầu như không hoạt động. Đa số các loài kể cả những loài có thể hoàn thành vòng đời trong tối hoàn toàn, cũng sẽ bị lôi cuốn đến ánh sáng đèn trong kho tối. 3.5.6. Sự thông thoáng Ảnh hưởng của việc thông thoáng lên côn trùng hại kho đến nay chưa được nghiên cứu đầy đủ, nhưng mức độ ôn hòa của vận động không khí trong kho sẽ có tác động tới vi khí hậu chung quanh khối hàng và việc tăng trưởng của nấm mốc qua đó bị hạn chế và việc thay đổi vi khí hậu sẽ có tác động tới đời sống côn trùng trong kho. 3.5.7. Ảnh hưởng của sự cạnh tranh giữa các loài Khi nuôi riêng lẻ 2 loài mọt gạo Tribolium castaneum và Tribolium confusum ở nhiệt độ cố định 29,50C, ẩm độ 60 - 75% và thức ăn là bột mì được thay đổi thường xuyên thì mật độ của chúng sẽ phát triển bình thường (loài Tribolium confusum phát triển mạnh hơn). Nhưng khi nuôi chung với nhau thì loài Tribolium confusum còn tồn tại, loài Tribolium castaneumsẽ giảm nhanh vào khoảng 300 ngày là do bị loài mạt Adeline triolii ký sinh đồng thời bị Tribolium confusumcạnh tranh. 3.6. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG 3.6.1. Các biện pháp phòng chống côn trùng hại kho 3.6.1.1. Biện pháp sinh học Có thể ứng dụng thiên địch trong phòng trừ tổng hợp côn trùng hại kho (thiên địch ăn thịt và thiên địch ký sinh). Nhóm thiên địch ký sinh có thể sống trong hoặc trên cơ thể sinh vật khác, hoặc có thể sử dụng Hormone diệt sản, làm cho sâu non không hóa nhộng được, khả năng sinh sản của con trưởng thành giảm và ỷ lệ trứng bị hư cũng cao. Ấu trùng thuộc Bộ cánh cứng (Coleoptera), cánh nửa (Hemiptera) và cánh màng (Hymenoptera) được thừa nhận là có khả năng tấn công vào côn trùng hại kho, có thể là yếu tố tích cực trong phòng trừ sinh học. Côn trùng hại kho có thể bị ký sinh bởi các loài mạt. Chúng sống trên bề mặt cơ thể côn trùng, tấn công vào phần ki - tin mềm, chọc vào lớp vỏ, đeo hút dịch cơ thể côn trùng. Theo nguyễn Hữu Đạt (2001) thì một số biocide như dầu cây Neem và một số dược liệu như các loại cây gia vị có hiệu quả phòng trừ cao đối với một số loài côn trùng. 3.6.1.2. Biện pháp hóa học Là biện pháp quan trọng được áp dụng rộng rãi, hóa chất sử dụng diệt trừ sâu mọt được chia làm hai nhóm : nhóm sát trùng kho và nhóm chất xông hôi NS. Trong đó, nhóm sát trùng kho gồm các loại thuốc sử dụng phổ biến như DDVP 50EC, Dipterex 50SP, Sumithion 50ND… Còn nhóm xông hơi dùng trong khử trùng gồm Cloropicrin, Metyl Bromide, Phosphine… * Khử trùng xông hơi: là biệp pháp kỹ thuật sử dụng hóa chất có khả năng bốc hơi hoặc thăng hoa để diệt trừ sinh vật gây hại trong không gian kín theo yêu cầu. Biện pháp khử trùng xông hơi trên hàng hóa, NS đã được ứng dụng rộng rãi trên thế giới từ trên 50 năm qua. Hiện nay trên thế giới có nhiều loại thuốc xông hơi được sử dụng nhưng ở VN chỉ có hai loại thuốc được sử dụng rộng rãi là Phosphine và Methyl Bromide. Trong đó Phosphine được sử dụng nhiều hơn do Methyl Bromide rất độc, hiện bị cấm ở nhiều nước trên thế giới vì nó có tiềm năng phá hủy tầng Ozon của khí quyển, chỉ dùng để diệt các loài côn trùng đối tượng kiểm dịch thực vật và không dùng để xử lý hạt giống và cây trồng. Khí Phosphine (PH3) được sinh ra từ các hợp chất của phosphine kim loại như nhôm, magiê, kẽm. AlP + 3H2O Al(OH)3 + PH3 Mg3P2 + 6H2O 3Mg(OH)2 + 2PH3 PH3 có tác dụng diệt côn trùng, còn Al(OH)3 hoặc Mg(OH)2 không độc. Để ngừa cháy nổ người ta thêm (NH4)2CO3. (NH4)2CO3 2NH3 + CO2 + H2O CO2 và H2O làm tăng khả năng hô hấp của côn trùng, làm cho khả năng nhiễm thuốc cao hơn. 3.6.1.3. Biện pháp cơ học và vật lý Sàng sẩy, loại bỏ tạp chất vụn nát, ngoài việc giúp thông thoáng trong lô hàng nó còn hạn chế khả năng phát triển của sâu mọt tuổi 1 và tuổi 2. Do vậy, một lô hàng bị nhiễm mọt và có thủy phần cao, nếu đã được khử trùng và phơi, sấy để hạ thủy phần thì vẫn cần thiết phải sàng sẩy loại bỏ tạp chất để phòng sâu tái phát triển, đặc biệt là sâu tuổi 2. 3.6.2. Các biện pháp phòng chống côn trùng hại ruộng lúa Đó là phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp IMP, phương pháp này sử dụng tồng các biện pháp kiểm soát dịch hại: môi trường, di truyền, hóa học và canh tác. Nhưng biện pháp này cần phải có sữ tấp huấn cho người áp dụng và sự quan trắc các loài dịch hại. 3.6.2.1. Tập huấn (giáo dục) và theo dõi (quan trắc) Khi thấy có sâu rầy xuất hiện trên đồng ruộng, người nông dân phải nghĩ ngay tới việc dùng nông dược để sớm tiêu diệt chúng nhằm bảo vệ mùa màng hoa màu mà không cần dùng đến các chất độc như các loại thuốc hóa học BVTV. Nông dân cần được tập huấn nhiều điều để áp dụng IMP. Đó là sự hiểu biết về sinh học côn trùng, kỹ năng nhận biết côn trùng và cải thiện việc theo dõi quần thể côn trùng, điều này có thể giúp ích cho nông dân trong việc quản lý đồng ruộng của mình tốt hơn. Tập huấn và theo dõi là những điều tiên quyết cho IMP, nếu không sẽ bị lệ thuộc nặng nề vào nông dược thì sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho môi trường và hệ sinh thái. 3.6.2.2. Biện pháp môi trường Biện pháp này nhằm làm cho các điều kiện môi trường (vô sinh và hữu sinh) trở nên bất lợi cho các loài dịch hại. Biện pháp môi trường phù hợp với các nước nghèo và hữu hiệu trong các xã hội nông nghiệp hiện đại. - Tăng cường đa dạng hoa màu bằng cách đa canh và luận canh, nhằm làm giảm nguồn thức ăn cho một loài dịch hại nào đó và giúp ngăn chặn sự tăng trưởng nhanh của nó. - Thay đổi thời gian gieo trồng: nông dân có thể gieo trồng một hoa màu nào đó sớm hơn hoặc trễ hơn bình thường, lúc mà côn trùng chưa hay đã bộc phát rồi. - Thay đổi chất dinh dưỡng trong đất và cây trồng cũng có thể ảnh hưởng đến số lượng quần thể dịch hại. Nitơ là nguồn dinh dưỡng quan trọng mà côn trùng và ký sinh nhận từ thực vật. Lượng Nitơ quá nhiều hay quá ít có thể làm thay đổi số lượng cá thể của nhiều loại dịch hại. Cho nên biết được nhu cầu dinh dưỡng của dịch hại, mức độ chất dinh dưỡng của đất và của thực vật có thể giúp kiểm soát dịch hại. - Kiểm soát hoa màu và cỏ dại lân cận: hoa màu và cỏ dại có thể là nguồn thức ăn và là nơi ở của dịch hại, nhất là côn trùng. Đôi khi hoa màu kém giá trị lân cận được dùng làm bẫy đề lôi kéo côn trùng. Cho nên cần kiểm soát hoa màu và cỏ dại lân cận là cần thiết. - Du nhập thiên diọch, ký sinh và vật gây bệnh: trong thiên nhiên, hàng ngàn loài côn trùng là dịch hại tiềm tàng, nhưng không trở thành dịch hại thật sự, bởi vì sự kiểm soát tự nhiên do thiên địch, ký sinh và bệnh tật. Nông dân có thể sử dụng sự hiểu biết này của đấu tranh sinh học hay kiểm soát chuỗi thức ăn đề quản lý cỏ dại, côn trùng, gậm nhấm và các dịch hại khác. 3.6.2.3. Biện pháp di truyền Có hai chiến lược chủ yếu, là làm cho con đực trở nên bất thụ và tạo các cây trồng và vật nuôi kháng bệnh về phương diện di truyền. Ví dụ: sử dụng các giống lúa kháng rầy nâu. 3.6.2.4. Biện pháp hóa học Bao gồm việc sử dụng nông dược khi thật cần thiết, pheromon, hormon và các chất trừ sâu tự nhiên. Việc sử dụng nông dược phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây: - Sử dụng hạn chế. - Sử dụng đúng thời điểm để hạn chế số lần phun xịt. - Nông dược ít gây hại cho thiện địch và các sinh vật lân cận. - Không phun xịt gần nguồn nước uống. - Tránh dùng nông dược bền vững và có thể tích tụ sinh học. - Tránh tối đa việc nông dân tiếp xúc nông dược (tránh hít phải khi thao tác). - Sử dụng để làm giảm số cá thể dịch hại tới dưới ngưỡng gây hại, sau đó kết hợp với các biện pháp khác để giữ cho quần thể này ở mức thấp. 3.6.2.5. Biện pháp canh tác Dùng nhiều biện pháp như trồng nhiều cây che không cho cỏ dại mọc, tiếng động và bù nhìn đe dọa chim … Gần đây, người ta dùng vi ba (microwaving) trừ một số côn trùng chư dán, mối, con hai đuôi ăn giấy và hồ dán bìa sách. Tóm lại: Phòng trừ dịch hại tổng hợp IMP tỏ ra có nhiều lợi ích về nhiều mặt, nhưng để bảo đảm cho sự thành công thì cần có sự nỗ lực và đầu từ thích hợp. Điều quan trọng là chính nông dân, chớ không phải ai khác là người đóng vai trò quyết định ở đây. CHƯƠNG 4. TỔNG QUAN VỀ RẦY NÂU 4.1. GIỚI THIỆU VỀ RẦY NÂU 4.1.1. Giới thiệu chung về rầy nâu Rầy nâu đã trở thành một đối tượng dịch hại rất nguy hiểm, luôn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với nghề trồng lúa ở Châu Á nói chung và ở VN nói riêng. Trước đây, nó là một loài sâu hại thứ yếu ở các nước trồng lúa nhiệt đới Châu Á. Rầu nâu hại lúa là loài côn trùng chích hút có tên khoa học là Nilaparvata lugens Stal, thuộc họ muội Delphacidae, bộ cánh đều Homoptera, ký chủ quan ở lúa, lúa hoang, cỏ lồng vực, cỏ gối. Rầu nâu cùng với rầy lưng trắng và rầy xám gọi là nhóm rầy thân. Rầy nâu được biết như một loài sâu hại lúa từ rất lâu. Rầy nâu trở thành sâu hại nguy hiểm ở các nước trồng lúa từ nửa sau thế kỷ XX: Triều Tiên, Nhật Bản, Ấn Độ, Inđônêxia, Philipin, Malaixia, Trung Quốc, Thái Lan, …Còn ở VN, vào năm 1958 rầy nâu phát triển thành dịch hại lúa ở các khu vực miền Bắc. Tại miền Nam, rầy nâu hại lúa được ghi nhận sớm hơn ở phía Bắc. Từ năm 1971, rầy nâu đã phát sinh mạnh ở ĐBSCLvới hiện tượng cháy rầy ở Châu Đốc, Long Xuyên, Long An, … Từ đó đến nay, rầy nâu liên tục phát sinh gây hại liên tục trên cả nước, khi thì cục bộ trên diện tích nhỏ không đáng kể, khi thì bùng phát thành dịch trên diện rộng. Năm 1990, ở ĐBSCLbị rầy nâu phá hoại trên diện tích khoảng 1 triệu ha. Trong vụ Đông Xuân 2005 - 2006, diện tích lùa bị rầy nâu phá hoại ở ĐBSCL khoảng hơn 66.700 ha trong tổng diện tích 1.482.300 ha. Hình 2: Hình ảnh rầy nâu trưởng thành dạng cánh dài 4.1.2. Đặc điểm hình thái của rầy nâu Rầy nâu là loài côn trùng có chu kỳ phát triển theo kiểu biến thái không hoàn toàn, phải trải qua 3 pha phát dục: pha trứng, pha ấu trùng và pha trưởng thành. 4.1.2.1. Pha trứng Trứng của rầy nâu: hình trụ dài, cong, một đầu to, một đầu nhỏ, trong suốt, gần giống hình quả chuối dài 0.89 mm. Trứng mới đẻ màu nâu vàng, sau chuyển sang màu nâu đen. Trứng đẻ thành ổ, xếp hàng theo kiểu úp thìa, đôi khi xếp hàng đôi. Trứng được đẻ trong bẹ lá hoặc gân lá, hơi nhô đầu ra ngoài. Vết đẻ trứng chuyển thành màu nâu hơi đỏ. Hình 3: Pha trứng của rầy nâu 4.1.2.2. Pha ấu trùng Pha ấu trùng (hay còn gọi là rầy non) của rầy nâu có 5 tuổi. Các đặc điểm hình thái cơ bản của tuổi rầy non: Ÿ Rầy non tuổi 1: màu đen xám, có đường thẳng trên lề ngực sau, thân dài 1,1mm. Ÿ Rầy non tuổi 2: nâu vàng nhạt, lề ngực sau lõm ra phía trước, thân dài 1,5mm. Ÿ Rầy non tuổi 3: nâu vàng lẫn lộn, có mầm cánh rõ, thân dài 2,0mm. Ÿ Rầy non tuổi 4: nâu vàng lẫn lộn, mầm cánh sau nhọn, thân dài 2,4mm. Ÿ Rầy non tuổi 5: nâu vàng lẫn lộn, mầm cánh trước dài hơn mầm cánh sau, thân dài 3,2mm. Hình 4: Hình ảnh rầy non (rầy cám) 4.1.2.3. Pha trưởng thành Pha trưởng thành của rầy nâu có 2 dạng hình sinh thái là dạng cánh ngắn phủ 2/3 thân và dạng cánh dài phủ kín bụng. Trưởng thành dạng cánh dài có kích thước cơ thể lớn hơn trưởng thành dạng cánh ngắn, chân và máng đẻ trứng cũng dài hơn. Hình 5: Pha trưởng thành của rầy nâu * Trưởng thành dạng cánh dài Trưởng thành cái dạng cánh dài có thân dài 4,5 - 5 mm (kể cả cánh). Mặt lưng cơ thể màu nâu vàng hoặc nâu tối, óng ánh dạng dầu. Mặt bụng cơ thể màu nâu vàng. Đỉnh đầu nhô ra phía trước. Đường gờ giữa trán rõ ràng. Mắt kép nâu đen. Hai mắt đơn nâu đỏ. Trên mảnh lưng ngực trước và phiến thuận đều có 3 đường ghờ nổi rõ nét, màu vàng xám. Phần bụng nở rộng, cuối bụng có rãnh. Trưởng thành đực dạng cánh dài có thân dài 3,6 - 4,1 mm (kể cả cánh). Đa số chúng có cơ thể màu nâu tối, phiến thuẫn màu nâu đen. Phần cuối bụng có dạng loa kèn. * Trưởng thành dạng cánh ngắn Trưởng thành cái dạng cánh ngắn có thân dài 3,5 - 4mm. Phiến thuẫn màu nâu vàng. Cánh trước dài bằng một nửa chiều dài cánh trước của dạng cánh dài, kéo dài tới đốt bụng thứ 6. Trưởng thành đực dạng cánh ngắn có thân dài 2 - 2,5 mm. Đa số có cơ thể màu nâu đen. Phiến thuẫn màu nâu đậm. Cánh trước kéo dài tới 2/3 chiều dài phần bụng. Hình 6: Vòng đời của rầy nâu * Tuổi thọ của trưởng thành rầy nâu Trưởng thành của rầy nâu sống trung bình 20 ngày, cá thể có tuổi thọ dài nhất tới 40 - 50 ngày, ngắn nhất 3 - 5 ngày. 4.1.3. Đặc điểm sinh thái học cơ bản của rầy nâu 4.1.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ Pha trứng rầy nâu phát dục nhanh nhất ở điều kiện nhiệt độ 25 - 300C. Tỷ lệ trứng nở cao nhất ở nhiệt độ 27 - 280C. Trứng rầy nâu sẽ không nở ở nhiệt độ 330C. Ấu trùng tuổi 4, tuổi 5 của rầy nâu có thể hoạt động trong khoảng nhiệt độ 12 - 310C . Pha rầy non phát triển thích hợp ở nhiệt độ 25 - 300C, đặc biệt phát dục nhanh nhất ở nhiệt độ 27 - 280C. Nhiệt độ 330C gây chết cho rầy non. Trưởng thành của rầy nâu sống được 10 - 20 ngày trong mùa hè và sống tới 30 - 50 ngày trong mùa thu. Với nhiệt độ 330C sẽ làm suy giảm tuổi thọ của rầy nâu trưởng thành. Trưởng thành cái của rầy nâu dạng cánh dài chịu được bất lợi hơn trưởng thành đực của rầy nâu dạng cánh dài. Khi nhiệt độ hạ thấp, dạng cánh ngắn phát triển nhiều, ngắn ngày và nhiệt độ cao sẽ làm tăng tỷ lệ trưởng thành đực dạng cánh ngắn. 4.1.3.2. Ảnh hưởng của độ ẩm tương đối không khí Môi trường ẩm được rầy nâu ưu thích hơn và có lợi cho sự phát triển cũng như sự gia tăng quần thể của rầy nâu. Ẩm độ tương đối của không khí khoảng 70 - 85% là tối thích hợp c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde cuong LVTN.doc
  • dwgBANVE.dwg
  • docbia datn.doc
  • docDE CUONG CHI TIET.doc
Tài liệu liên quan