Đồ án Nghiên cứu định hướng quy hoạch mảng xanh đô thị tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 2

Chương1: ĐẶT VẤN ĐỀ, SỰ CẦN THIẾT, MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHẠM VI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. 2

1. Đặt vấn đề: 2

2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu. 3

3. Nội dung của đề tài nghiên cứu. 4

4. Phạm vi nghiên cứu. 4

5. Phương pháp nghiên cứu. 5

5.1.Phương pháp thu thập số liệu: 5

5.2.Phương pháp khảo sát thực địa: 5

5.3.Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu. 5

5.4.Phương pháp phân tích hệ thống: 5

5.5.Phương pháp bản đồ, GIS: 5

5.6.Phương pháp chuyên gia. 6

Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ

ĐỒNG HỚI TỈNH QUẢNG BÌNH. 7

2.1.KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI. 9

2.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN: 9

2.2.1 Vị trí địa lý 9

2.2.2 Địa hình địa mạo chung trên thành phố Đồng Hới. 10

2.2.3 Khí hậu: 10

2.2.4. Đặc điểm thủy văn, hải văn: 11

2.2.5. Tổng quát chung về đặc điểm địa chất công trình và địa chất thủy văn: 13

2.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI: 14

2.3.1. Tình hình xã hội và dân số: 14

a. Dân số: 14

b. Lao động: 16

2.3.2. Tình hình phát triển kinh tế: 17

a.Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. 18

b.Sản xuất nông nghiệp 18

c.Thương mại và dịch vụ 18

2.3.3.Giáo dục- Y tế 19

a.Giáo dục 19

b.Y tế 19

2.3.4.Cơ sở hạ tầng 20

a.Đối với giao thông vận tải 20

b.Đối với các vấn đề cấp điện 21

2.4.NHẬN XÉT: 21

Phần 2: NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 23

Chương 3: TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH, QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG,

QUY HOẠCH MẢNG XANH ĐÔ THỊ. 23

3.1. Tổng quan về quy hoạch. 23

3.1.1. Khái niệm Quy hoạch. 23

3.1.2.Các kiểu Quy hoạch. 23

3.1.3.Quy trình Quy hoạch. 24

3.2.Tổng quan về quản lý môi trường, quy hoạch môi trường. 25

3.2.1.Quản lý môi trường: 25

3.2.2.Quy hoạch môi trường: 26

3.2.3.Khái quát về lịch sử Quy hoạch môi trường. 27

3.2.4.Thực trạng Quy hoạch Môi trường ở Việt Nam. 28

3.2.5.Các cấp độ và hình thức Quy hoạch Môi trường. 35

3.2.6.Cơ sở pháp lý trong Quy hoạch môi trường ở Việt Nam. 37

3.2.7.Đặc điểm của Quy hoạch môi trường. 39

3.2.8.Các nguyên tắc Quy hoạch môi trường. 40

3.2.9.Quy trình Quy hoạch môi trường. 40

3.2.10. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong Quy hoạch môi trường. 41

3.3 Tổng quan về quy hoạch mảng xanh đô thị. 46

3.3.1 Khái niệm mảng xanh đô thị. 46

3.3.2 Thành phần mảng xanh đô thị. 47

3.3.3 Tác dụng của mảng xanh đô thị đối với môi trường đô thị. 48

a.Tác dụng làm trong sạch bầu không khí: 48

b.Tác dụng giảm bức xạ mặt trời của cây xanh: 49

c.Tác dụng của cây xanh, mặt nước tới nhiệt độ và độ ẩm không khí. 50

d.Ảnh hưởng của cây xanh mặt nước tới chế độ gió. 51

e.Hạn chế tiếng ồn: 52

f.Hạn chế ô nhiễm không khí: 53

g.Kiểm soát sự rửa trôi và xói mòn đất. 55

h.Quản trị nước thải 55

i.Giảm sự chói sáng và phản chiếu: 56

j.Kiểm soát giao thông 57

k.Giá trị thẩm mỹ của cây xanh, mặt nước: 57

h.Các công dụng khác 58

3.3.4.Thực trạng Quy hoạch mảng xanh ở Việt Nam 59

Chương 4: HIỆN TRẠNG MẢNG XANH THÀNH PHỐ ĐỒNG

HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH. 61

4.1 Hiện trạng mảng xanh đô thị thành phố Đồng Hới. 61

4.2 Đánh giá hiện trạng cây xanh, mảng xanh thành phố Đồng Hới, tỉnh

Quảng Bình. 70

4.3 Dự báo nhu cầu mảng xanh thành phố Đồng Hới

đến năm 2015 và 2020. 71

4.3.1. Dự báo tốc độ tăng dân số đến năm 2015 và năm 2020. 71

4.3.2. Dự báo năm nhu cầu về mảng xanh đô thị thành phố

Đồng Hới đến năm 2015 và năm 2020. 73

Chương 5: CƠ SỞ QUY HOẠCH MẢNG XANH THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG 2020. 75

5.1 Các văn bản pháp lí phục vụ quy hoạch mảng xanh đô thị. 75

5.2 Hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất của thành phố Đồng Hới. 75

5.3 Phân vùng sinh thái đô thị. 76

5.3.1.Cơ sở khoa học của phân vùng sinh thái đô thị: 77

5.3.2.Phân vùng sinh thái đô thị thành phố Đồng Hới. 78

5.4 Các nguyên tắc tổ chức cây xanh, mặt nước trong đô thị. 78

5.4.1 Tổ chức công viên thành phố. 80

5.4.2 Tổ chức cây xanh, mặt nước đường phố và quảng trường. 81

5.4.3 Tổ chức cây xanh trong các công trình kiến trúc, quần thể kiến trúc. 82

5.4.4.Tổ chức cây xanh mặt nước trong khu nhà ở: 85

5.4.5.Tổ chức cây xanh mặt nước trong các khu công nghiệp: 86

5.5 Nguyên tắc lựa chọn cây trồng trong đô thị. 87

Chương 6: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH MẢNG XANH

THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH. 89

6.1. Định hướng phát triển mảng xanh theo vùng sinh thái: 89

6.1.1.Vùng sinh thái đô thị: 89

6.1.2.Vùng sinh thái đệm ven đô: 90

6.1.3. Vùng sinh thái rừng, sinh thái nông nghiệp: 91

6.2. Nội dung quy hoạch mảng xanh: 91

6.2.1 Đối với toàn thành phố: 91

6.2.2 Đối với từng thành phần mảng xanh nội thành. 91

Chương 7 : ĐỀ XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN NHẰM THỰC HIỆN

QUY HOẠCH CÂY XANH, MẢNG XANH THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI. 99

7.1. Các chương trình nhằm thực hiện quy hoạch cây xanh, mảng xanh thành

phố Đồng Hới. 99

7.2. Các dự án nhằm thực hiện quy hoạch cây xanh, mảng xanh thành phố

Đồng Hới. 101

Chương 8: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ NHẰM THỰC HIỆN QUY

HOẠCH CÂY XANH, MẢNG XANH THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI. 106

8.1.Giải pháp về cơ chế quản lý và chính sách. 106

8.1.1. Về tổ chức quản lý đối với rừng và cây xanh: 106

8.1.2 Về cơ chế quản lý và chính sách để phát triển mảng xanh đô thị. 106

a. Về cơ chế quản lý: 106

b. Về chính sách: 107

8.2.Giải pháp khoa học kỷ thuật. 108

8.2.1 Đối với cây xanh đường phố. 108

a. Khi thiết kế cây đường phố tuân thủ theo các nguyên tắc cụ thể sau: 108

b. Quản lý cây xanh đường phố. 110

8.2.2 Mảng xanh công viên: 110

8.2.3 Các thành phần mảng xanh khác. 111

Chương 9: XÂY DỰNG BẢN ĐỒ QUY HOẠCH MẢNG XANH

ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI VÀ THUYẾT MINH BẢN ĐỒ. 111

Chương 10: PHÂN CÔNG THỰC HIỆN QUY HOẠCH MẢNG XANH THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2015

VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2020. 112

10.1 Các bước triển khai thực hiện : 112

10.2. Phân công trách nhiệm thực hiện : 112

Chương 11: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 114

11.1 KẾT LUẬN 114

11.2 KIẾN NGHỊ 116

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

PHỤ LỤC.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc118 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5529 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu định hướng quy hoạch mảng xanh đô thị tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệt độ không khí mùa hè 2– 40C, tăng độ ẩm tương đối 5 – 12%. Nhiệt độ không khí vùng ven các hồ nước giảm 1 – 1,50C và vùng ven sông giảm 4 – 50C. Do các khả năng trên mà tại những khu vực có nhiều cây xanh, mặt nước, mật độ xây dựng thấp có nhiệt độ không khí thấp hơn và độ ẩm cao hơn các khu vực có mật độ xây dựng cao, ít cây xanh. Theo các số liệu nghiên cứu tiến hành tại Khoa kiến trúc trường đại học xây dựng Hà Nội tại một số vùng dân cư Việt Nam thì vào mùa hè, nhiệt độ không khí tại các khu vực có nhiều cây xanh, mặt nước thường thấp hơn nhiệt độ tại các khu dân cư ít cây xanh tới 2 – 30C. Số liệu quan trắc của một số tác giả nước ngoài cũng cho thấy trong những giờ có nhiệt độ cực đại, nhiệt độ không khí dưới tán lá cây thấp hơn nhiệt độ không khí nơi trống trải 0,8 – 30C và độ ẩm tương đối cao hơn 5 – 8%. d.Ảnh hưởng của cây xanh mặt nước tới chế độ gió. Sự di chuyển của không khí, hay gió cũng làm ảnh hưởng đến tiện nghi cuộc sống của con nguời. Tác động này có thể là tích cực hay tiêu cực phụ thuộc rất lớn vào sự hiện hữu của cây xanh. Cây xanh làm giảm tốc độ gió và tạo nên các vùng yên tĩnh trước và sau gió. Do đó, ở nhiều nơi trên thế giới, cây xanh được sử dụng như là phương tiện kiểm soát gió hiệu quả. Cây to và cây bụi kiểm soát gió bởi sự cản trở là lệch hướng và lọc. Hiệu quả và mức độ kiểm soát thay đổi tùy theo kích thước loài, hình dáng độ dày tán lá vị trí cụ thể của cây xanh. Cây xanh tự nhiên hay kết hợp với kiến trúc khác có thể tạo nên sự thay đổi hướng gió xung quanh nhà ở. Nhặn thẳng góc hướng gió có thể làm giảm gió từ 2- 5 lần chiều cao cây cao nhất ở phía trước hàng cây, và 30 - 40 lần ở phía sau hàng cây… tốc độ gió giảm tối đa đến 50% trong khoảng cách 10 - 20 lần chiều cao cây cao nhất sau hàng cây. Mức độ bảo vệ, chắn gió phụ thuộc vào chiều cao, chiều rộng, khả năng xuyên qua, sự xắp xếp hàng cây và chủng loại cây xanh. Vùng yên gió phụ thuộc rất nhiều vào chiều cao cây. Cây càng cao, khoảng cách được bảo vệ càng xa. Tuy nhiên, khi cây càng cao, khoảng trống bên dưới cành nhiều gió gia tăng ở phần thấp. Do đó cần có sự kết hợp giữa cây to và cây bụi bên dưới để tăng hiệu quả chắn gió. Vì vậy, hiệu quả chắn gió phụ thuộc vào chiều cao và độ thông gió. Khi đai chắn gió quá dày tạo nên một sự giảm gió nhiều hơn ở phía sau ngọn gió thì lại quá kín tạo ra gió xoáy ở phía trước. Loài cây là hết sức quan trọng đối vơi hiệu quả của việc chắn gió. Chức năng này của cây xanh đặc biệt có hiệu quả ở các vùng luôn có gió bão, gió lạng và trong các đai cách li giữa KCN, KCX và KDC chung quanh. Cây xanh có tán lớn khi được trồng hai bên đường phố sẽ tạo ra những hành lang thông gió mát trong đô thị, nhất là khi hệ thống “hành lang thông gió” này được phối kết tốt đối với các công viên lớn, có nhiều cây xanh, mặt nước. Tuy nhiên đường phố hướng Tây – Đông của thành phố Vinh cũ lại trở thành hành lang dẫn gió Tây khô nóng vào sâu trong thành phố và gây hỏa hoạn lớn thiêu rụi nhiều dãy phố trước đây. Những khối cây xanh lớn, trồng cây dày đặc có thể làm thay đổi hướng gió thổi, cho phép hướng luồng gió mát vào khu vực mà mình mong muốn hoặc hạn chế gió lạnh đối với miền khí hậu phía Bắc Việt Nam. e.Hạn chế tiếng ồn: Tiếng ồn là một phần cuộc sống đô thị. Từ những ngày xa xưa, Nero đã thông qua một đạo luật cấm xe ngựa di chuyển trong đêm ở La Mã cổ đại do bởi âm thanh của bánh xe rên xiết trên đường phố. Vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng hơn ở các đô thi hiện đại, nơi mà các dịch vụ giao thông bộ, thủy, hàng không hiện diện 24/24, chưa kể tiếng ồn đến từ các nguồn khác như sửa chữa, xây dựng… các nhà nghiên cứu khuyến cáo, tiếng ồn thường xuyên sẽ gây nên rối loạn về tâm lý và đe dọa cuộc sống xã hội. Tiếng ồn, như vậy là một sự ô nhiễm không trông thấy, bao gồm các tác động vật lý và sinh lý. Tác động vật lý liên quan đến sự truyền sóng âm thanh xuyên qua không khí, và tác đôïng sinh lý bao gồm phản ứng của con người đối với âm thanh. Âm thanh thấp nhất mà con người có thể nhận thức được trong điều kiện hoàn toàn yên tĩnh là 0dB, cao nhất là 120dB. Lá, cành, nhánh của cây xanh ngăn cản được tiếng ồn. Thực vật có thể ngăn chặn tiếng ồn tần số cao hơn là tiếng ồn có tần số thấp. Các sóng âm thanh được hấp thụ một cách có hiệu quả bởi các cây có lá dày. Mọng nước, có cuống lá, vì các đặc trưng này cho phép mức độ co dãn và rung động cao hơn. Âm thanh cũng bị khúc xạ và bị đổi hướng bởi các cành to và thân cây. Cook (1978) cho biết rằng một đai cây rộng 30m cao 15m có thể làm giảm tiếng ồn trên xa lộ 10 dB. Tuy nhiên đai cây rộng như thế không phải dễ dàng thực hiện trong điều kiện đô thị, nơi đất đai khá đắt đỏ. Cây xanh kết hợp với địa hình có thể làm giảm cường độ âm thanh xuống từ 5 – 8 dB. Reehof & Mc Daniel (1978) cũng đã khẳng định 1 đai cây dày, hẹp có thể làm giảm từ 3 – 5 dB. Nếu sử dụng tổ hợp cây cao, cây bụi và thảm cỏ, có thể làm giảm từ 8 – 12 dB. Tuy nhiên không có sự khác biệt lớn trong tác dụng làm giảm âm thanh giữa các loài cây. Vị trí đai cây hết sức quan trọng. Nêu đặt gần nguồn âm thanh thì tốt hơn là đặt gần khu vực cần bảo vệ. Các nhà ở đô thị có thể được che chắn hiệu quả hơn với tiếng ồn do xe cộ với hàng cây bụi đặt sau 1 hàng cây cao có chiều rộng khoảng 6m. f.Hạn chế ô nhiễm không khí: Từ khoảng 4 – 6 tỷ năm trước khí quyển đã chứa các chất thải ra từ núi lửa, lửa rừng. Tuy nhiên thông qua các hoạt động ngậm nước, lắng, lọc, các phản ứng hóa học … khí quyển tự giải quyết vấn đề. Khi hoạt động của con người gia tăng, đặc biệt là ở các đô thị, lượng các chất ô nhiễm đã vượt quá khả năng tự giải quyết của khí quyển, và ô nhiễm không khí đã trở thành vấn đề sống còn của hành tinh. Để giải quyết được vấn đề này cần phải sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật, môi sinh, kinh tế xã hội, chính sách … Các chất gây ô nhiễm khá phong phú gồm cả 3 dạng khí, rắn và lỏng, trong đó hạt phân tử là quan trọng nhất và vai trò của cây xanh trong việc ngăn chặn, làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm vẫn còn chưa biết đến nhiều. Một số nghiên cứu cho thấy: Nitrogen oxides (NO2, NO) được hấp thụ bởi bộ lá của cây xanh để lấy Nitơ (Smith,1976) Sunlfur dioxides (SO2) cây thân gỗ có thể hấp thu một phần SO2 trong không khí, tuy nhiên nó cũng gây tổn hại không ít cho bề mặt lá. (Lampadius) Carbon monoxide (CO) thảm thực vật thân gỗ làm giảm nồng độ CO trong không khí (Smith,1976). Amonia (NH3) cây trồng hấp thu và sử dụng NH3 cho việc Nitrogen hóa (Smith & Dochinger,1978). Ozone (O3) thảm thực vật hấp thu và làm giảm lượng O3 trong khí quyển một cách nhanh chóng. Smith & Dochinger(1978), đã báo cáo rằng một khu rừng có thể làm giảm 1/8 lượng O3 chỉ trong 1 giờ. Cây cao loại bỏ được nhiều O3 hơn cây thấp, cây có càng nhiều lá to, nhiều khí khổng thì việc làm giảm nồng độ O3 trong khí quyển hiệu quả càng cao. Hydrogen sulfide (HS), Hydrocarbons, Aldehydes … chưa có tài liệu tác động về sự tập trung chất khí này với thảm thực vật. Robinette (1972) cho biết một nghiên cứu gần đây ở Nga, một đai cây xanh rộng 500m bao quanh nhà máy đã làm giảm lượng SO2 tập trong khoảng 70% và Nitric oxides (NO) tập trung khoảng 67%. Như vậy cây xanh có thể hấp thu một số chất ô nhiễm đặc biệt như NO2, NO, CO, SO2, NH3, O3. Đối với bụi, trung bình 1 ha cây xanh đô thị có thể thanh lọc 50 – 70 tấn/năm. Cây xanh (cành, thân, lá, chồi, hoa …) hứng các hạt ô nhiễm (cát, bụi, tro, khói, …), và sau đó rửa trôi bằng mưa. Cây xanh cũng giúp tách các hạt trong không khí bằng cách rửa sạch không khí, hô hấp gia tăng ẩm độ, như vậy giúp cố định các hạt ô nhiễm. Ngoài ra cây xanh cũng làm che lấp các hơi, khói, mùi hôi bằng cách thay bằng mùi của lá, hương của hoa hay bằng cách hấp thụ. g.Kiểm soát sự rửa trôi và xói mòn đất. Vì các tác động môi trường thường gắn với các hoạt động xây dựng, kiểm soát xói mòn là công dụng kỹ thuật học môi sinh quan trọng nhất của cây xanh. Xói mòn đất là sự mất lớp đất mặt bởi sự di chuyển của gió và không khí thường gây ra do sự bảo vệ đất không thích hợp. Xói mòn đất chịu ảnh hưởng bởi sự phơi trần của khu vực trước gió và nước, đặc tính vật lý của đất và địa hình. Thực vật giảm xói mòn đất gây ra do nước bằng cách ngăn cản hạt mưa, giữ đất trong hệ rễ, gia tăng sự hấp thụ nước thông qua tích lũy chất hữu cơ. Thêm vào đó cây xanh thì hấp dẫn, dễ nhìn hơn các thiết bị chống xói mòn khác. h.Quản trị nước thải Sự gia tăng dân số kết hợp với công nghiệp hóa đã gia tăng đáng kể nhu cầu nước ở các đô thị. Sự gia tăng này cũng tạo ra sự gia tăng thường xuyên các vấn đề nước thải. Để giảm thiểu tác động gây ô nhiễm của nước thải, có nhiều giải pháp xử lý đã được áp dụng và một trong những giải pháp đó là thiết lập hệ thống thải tưới đất. Hệ thống thải tưới đất làm giảm ô nhiễm các dòng sông, bảo tồn và duy trì chu kỳ nước, cho phép dưỡng chất được luân chuyển và tái sử dụng. Sepper (1971) đề nghị sử dụng một hệ thống sinh học (đất và thực vật) như là một bộ lọc sống để làm sạch nước trong đất. Thực hiện có kiểm soát về mặt vi sinh vật trong đất, dinh dưỡng khoáng sẽ được lấy đi và làm giảm nồng độ bởi vi sinh trong lớp đất bề mặt. Sự kết tủa hóa học, trao đổi ion, biến đổi sinh học, sự thu hút sinh học thông qua hệ thống rễ của lớp thực vật che phủ. Theo nghiên cứu của Đại học Pennsylvania, Mỹ, hệ thống lọc sinh học phù hợp nhất cho các thành phố nhỏ và vùng ngoại ô vì có sẳn đất trống. Trong nghiên cứu các nhà khoa học ở đây thấy rằng với tốc độ lắng 5.08 cm mỗi tuần, chỉ cần 52ha đất để thoát 4,5 triệu lít nước thải ra mỗi ngày, chỉ yêu cầu 522 ha đất cho hệ thống lọc sinh học. i.Giảm sự chói sáng và phản chiếu: Bức xạ mặt trời ảnh hưởng tới tầm nhìn của chúng ta cũng như đối với cảm giác nhiệt độ. Chúng ta bị bao quanh bởi vô số bề mặt chiếu sáng: gương, thép, nhôm, bê tông và mặt nước, các bề mặt đó đều phản chiếu ánh sáng. Mọi người đều có cảm giác bất tiện của việc ánh sáng phản chiếu đến mắt của chúng ta. Sự tác hại của ánh sáng và phản chiếu có thể được làm giảm theo kiểu kiến trúc như: mái hiên, màn che cửa sổ, sáo che, hay hướng xây nhà và nơi đặt cửa sổ. … Thực vật, cây xanh có thể dùng để che chắn và làm dịu ánh sáng sơ cấp và ánh sáng thứ cấp. Hiệu quả của nó trước hết tùy vào kích thứớc và mật độ. Nguồn của ánh sáng phải được biểu thị trước khi thực vật thích hợp có thể được chọn để kiểm soát nó. Mức độ kiểm soát cũng phải được xem xét để loại trừ ánh sáng hoàn toàn hay tạo ra một màng lọc hay tạo ra hiệu ứng làm dịu. Cây cối có thể ngăn hay lọc ánh sáng sơ cấp suốt ngày đêm. Các cây có thể được chọn theo chiều cao thích hợp và mật độ lá sao cho chúng có thể có tác dụng bảo vệ suốt thời kỳ tăng trưởng của chúng. Cây xanh còn có thể được dùng ở xa lộ để kiểm soát ánh sáng buổi sáng và ánh sáng buổi xế chiều. Có thể kiểm soát ánh sáng ban đêm bằng cách đặt đúng chỗ các cây, cây bụi chung quanh các sàn, sân, cửa sổ hay dọc theo đường phố để bảo vệ tầm nhìn cho lái xe. Aùnh sáng thứ cấp có thể được kiểm soát bằng cách trồng cây che chắn nguồn ánh sáng sơ cấp trước khi nó đến vật phản chiếu hay sau khi nó đã chạm vào vật phản chiếu và đi đến mắt người. j.Kiểm soát giao thông Vừa tăng thêm vẻ thẩm mỹ, cây và các bụi thấp có thể được dùng để kiểm soát giao thông. Việc kiểm soát giao thông bao gồm không chỉ đối với giao thông cơ giới mà còn đối với bộ hành. Cây xanh vừa cải thiện vẻ đẹp đường phố mà còn định hướng mọi người đi theo đường đã định. Nhiều vật liệu khác cũng có thể dùng làm rào dậu như dây thép gai, hàng rào xây bằng bê tông, dây xích sắt… nhưng chúng hủy hoại tự nhiên của cảnh quan đường phố. k.Giá trị thẩm mỹ của cây xanh, mặt nước: Trong thiết kế xây dựng các chất liệu như gỗ, bê tông, thép, được dùng như chất liệu có tính kiến trúc và có tính cấu trúc. Nhà thiết kế kiến trúc thường hỏi các câu hỏi: có cần dành một khu sinh hoạt riêng tư cho chủ nhà hay không. Ở đây có cần che chắn các ánh mắt nhìn không mong đợi không?, diện tích khu vực có quá rộng và bất tiện?... trong nhiều tình huống, cây xanh và cây bụi có thể thực hiện các chức năng kiến trúc như những vật liệu khác. Mỗi loài cây, có những đặc trưng về hình dạng và màu sắc, kết cấu và kích thước. Thực vật có thể thay đổi trong tiềm năng hữu dụng khi nó tăng trưởng và khi mùa vụ thay đổi. Sử dụng của cây xanh thay đổi theo nhà thiết kế và người sử dụng. Các cây khi trồng theo nhóm, có thể tạo thành vòm tán hay các tường xanh có kết cấu, chiều cao và mật độ khác nhau. Một vài chức năng chỉ cần một cây, trong khi một số chức năng cần đến nhiều cây. Bởi vì thực vật sống và tăng trưởng, cây to và cây bụi phải đựơc xem xét một cách động về chức năng trong thiết kế kiến trúc. Vì cây xanh có những tiềm năng về kiến trúc, chúng có thể được dùng như các thành phần kiến trúc một cách riêng lẻ hay theo nhóm tập hợp để tạo ra các chức năng: giới hạn không gian, che chắn tầm nhìn, kiểm soát riêng tư, sự thu hút tầm nhìn… Nhận thức của chúng ta dựa trên chức năng nhìn của chúng ta. Không gian hiện thực không gian được cảm nhận khi khoảng cách đến bất kỳ phần tử vật thể nào được giới hạn tầm nhìn. Vì vậy, không gian được cảm nhận trong một công viên rộng, thoáng sẽ khác với một công viên có nhiều cây. Hiện thực không gian này được cải thiện tốt hơn bởi kết cấu và hình dạng. Kết cấu thô và dáng đậm hơn sẽ gây chú ý đối với người nhìn và kết cấu mịn và dáng vẻ nhẹ có vẻ ẩn dật. Cây và cây bụi tạo ra các tường và trần xanh trong các ngoại thất hoa viên. Cùng với các thành phần kiến trúc khác, có thể dùng để rào chắn, khoanh ranh giới, nối kết, mở rộng, thu nhỏ (tầm nhìn), trang trí ngoại thất. Một trong những công dụng chính mà chúng ta có thể có kết hợp cây xanh là che chắn. Nó không chỉ bao gồm che chắn tầm nhìn mà còn che chắn sự xâm nhập tư viên. h.Các công dụng khác Ngoài các công dụng chính đã nói ở trên, cây xanh còn có nhiều công dụng khác nữa: Cây xanh ở đô thị sau chu kỳ nuôi dưỡng, cây được đốn hạ, thay thế sẽ cung cấp các sản phẩm gỗ có giá trị kinh tế cao như sao, dầu … Dưới tán cây, bóng mát trong các khu công cộng, cây xanh cung cấp chỗ nô đùa, vui chơi cho trẻ em. Dưới bóng cây người lớn có thể đi dạo, hít thở không khí nhiều ôxi, lặng ngắm thiên nhiên và suy ngẫm những vấn đề riêng tư của mình. Cây xanh còn dùng như một chỉ dẫn của biến cố lịch sử, nơi tưởng niệm. Ví dụ lấy làm tên các địa danh như cây Gáo, cây Da Xà, Hàng Xanh … Cây hoa kiểng trên các ban công, sân thượng bổ sung môi trường thiên nhiên cho cảnh quan nội thị, vốn nhiều bê tông cốt thép. Cây xanh trồng ở một nơi khác có thể là một vật gợi nhớ những kỷ niệm quê hương hay một nơi thân thương đã trải qua trong đời khi nhìn sự hiện diện của chúng hay ngửi những hương thơm …, mùi, vị mà cây xanh có được. Ít ra, chúng ta cũng có thể nói rằng đô thị sẽ là một nơi đìu hiu, hoang vắng nếu chúng ta không có cây xanh. 3.3.4.Thực trạng Quy hoạch mảng xanh ở Việt Nam. Nghiên cứu về mảng xanh đô thị bước đầu chỉ tập trung cho Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Đông dân cư, khói bụi, tiếng ồn do công nghiệp và giao thông… là các vấn đề thường gặp ở các đô thị lớn Việt Nam. Mặc dầu tốc độ đô thị hóa chậm so với các nước trong khu vực và trên thế giới nhưng đến năm 2000 cũng có đến 20% dân số Việt Nam sống trong đô thị, và như thế sự hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, chỉnh trang đô thị và xây dựng các khu dân cư mới là điều tất yếu xảy ra, đặt yêu cầu gia tăng diện tích mảng xanh nhằm góp phần giữ gìn, cân bằng sinh thái đô thị. Bên cạnh những nghiên cứu mang tính chất tổng quát và quy hoạch đô thị gắn với phát triển mảng xanh, kiến trúc phong cảnh, nghiên cứu các loài cây trồng đô thị, chăm sóc và bảo quản … giữ gìn khoảng không gian xanh hiện có, một chiến lược phát triển ổn định và nhất quán trên cơ sở điều tra nghiên cứu một cách có hệ thống tình trạng hiện nay của mảng xanh đô thị Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn khác là những vấn đề cấp bách mà các đề tài nghiên cứu trong nước khoảng 20 năm nay. Một số nghiên cứu điển hình như: Quy hoạch và quản lý môi trường cảnh quan đô thị: Nhiều tác giả như Hàn Tất Ngạn, Phạm Kim Giao, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thế Bá, Chế Đình Lý .. đã nghiên cứu và biên soạn nhiều tài liệu về quy hoạch xây dựng đô thị, phát triển cây xanh và quản lý trong môi trường đô thị, kiến trúc cảnh quan đô thị… phần lớn các công trình này đều xem cây xanh, mảng xanh như là một thành phần hữu cơ, trong cấu thành kiến trúc đô thị, một bộ phận không thể tách thể tách rời của cảnh quan thiên nhiên và làm thế nào để có thể phát triển, gắn với quy hoạch chung đô thị, hoặc quản lý cây xanh trong môi trường đô thị ra sao. Cây xanh, vườn cảnh, công viên: Nhiều công trình nghiên cứu và bài viết liên quan đến chủng loại cây xanh đô thị, nghệ thuật vườn – công viên, vườn cảnh Đông phương, bố cục vườn … đã được các tác giả như Hàn Tất Ngạn, Trần Hợp, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Phương Thảo, Kim Chi … công bố. Các công trình liên quan đến cây trồng đô thị là các tài liệu tham khảo rất hữu ích vì đây là công trình tập hợp giới thiệu nhiều chủng loại cây trồng, kèm theo mô tả đặc điểm sinh thái loài, đã và đang được trồng ở các đô thị lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh … Đối với vườn cảnh, công viên một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như nghệ thuật vườn – công viên của Hàn Tất Ngạn đã được đề cập đến đặc trưng các yếu tố tạo cảnh, bố cục và một số di sản vườn – công viên tiêu biểu ở Việt Nam. Công trình này cung cấp thêm cho các nhà quản lý, các nhà khoa học những kiến thức nhất định liên quan đến vai trò và chức năng của công viên trong tổng thể mảng xanh đô thị – một tiêu chí không thể thiếu được trong sự phát triển của một đô thị. 4.1 Hiện trạng mảng xanh đô thị thành phố Đồng Hới. Thành phố Đồng Hới có tổng các tuyến giao thông đường bộ khu vực nội thị là 158,5km, với 101,5km đường nhựa, bê tông (tính đến 12/2004) Trong đó: Đường có mặt cắt trên 15m: 57,7km. Đường có mặt cắt dưới 15m: 43,8km. Tổng chiều dài các dải phân cách đã có thảm cỏ, cây cảnh: 10km. Tập trung chủ yếu trên quốc lộ 1A đoạn đi qua thành phố và đường phân luồng Nguyễn Hữu Cảnh – Hữu Nghị. Đầu tư ban đầu tương đối quy mô, hoàn chỉnh. Cây xanh trên đường quốc lộ 1A đoạn đi qua trung tâm Thành phố Hình ảnh1: Có 7100 cây xanh đường phố, trong đó: 5700 cây loại I (<6m), 1400 cây loại 2 (6-12m) với nhiều chủng loại cây đa dạng, phong phú, một số loại cây có chất lượng bóng mát cao, sinh trưởng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương như: xoài, hoa sữa, bằng lăng, lát, phượng, bàng … Một số tuyến đường đã đạt được yêu cầu bóng mát, khoảng cách cây trồng hợp lý, chiều cao phân cành đáp ứng yêu cầu về giao thông trong đô thị. Hiện nay thành phố đang triển khai thực hiện dự án vệ sinh môi trường đô thị, trong đó có đầu tư làm mới hệ thống thoát nước đô thị càng làm cho công tác trồng cây xanh đường phố gặp nhiều khó khăn. Hệ thống cây xanh đường phố thành phố Đồng Hới không tạo được sự đồng bộ, thống nhất trên một tuyến. Vị trí khoảng cách cây trồng chưa hợp lí, nhiều loại cây hiện có chất lượng thấp không phù hợp với đặc điểm, tính chất của cây xanh đô thị như: tán thấp, phân bố không đều, lá rụng theo mùa … như: cây trứng cá, xoan, bàng … và chiếm tỉ lệ khá lớn trên tuyến, nhiều cây xanh có đặc điểm sinh trưởng và phát triển chưa phù hợp với khí hậu, thời tiết của địa phương thường có gió to, bão lớn như: xà cừ, phượng …, rễ chùm, ăn nổi trên mặt đất … Hình ảnh 2: Trên cùng một đoạn đường nhưng cây xanh được trồng thiếu đồng bộ. Số lượng còn rất hạn chế, tổng toàn bộ cây xanh đường phố (7100 cây), tính theo khoảng cách 6,5m/cây mới chỉ đạt 23 km/101,5km. Đường nội thị đã trải nhựa và đổ bê tông. Hiện tại mới có 24/65 tuyến (tập trung chủ yếu ở các phường nội thị) có mật độ cây tương đối phù hợp với quy định trồng cây bóng mát đường phố 6-10m/cây, song chất lượng cây trên nhiều tuyến chưa đạt như: chiều cao phân cành chưa phù hợp với các phương tiện vận tải tham gia giao thông trên tuyến, nhiều chủng loại cây. Ở các tuyến mới được xây dựng hầu như do dân trồng tự phát không theo quy định càng tạo nên sự hỗn tạp trên tuyến. Hình ảnh 3: Cây trồng một cách tự phát tạo nên sự hỗn tạp. Chiều cao phân cành chưa phù hợp. Trên nhiều tuyến đường nội thành vẫn còn vắng bóng cây xanh. Đoạn đường 2 bên trường chuyên Quảng Bình vẫn vắng bóng cây xanh. Hình ảnh 4: Trên các đảo giao thông, dải phân cách vẫn là các khối bê tông khô cứng, là cỏ dại hoặc cây cảnh, thảm cỏ được trồng nhưng thiếu sự quan tâm chăm sóc, cải tạo. Tình trạng này làm mất vẻ mỹ quan đô thị và làm tăng nhiệt độ trên các tuyến đường vào mùa hè vốn đã rất nóng bỏng do thời tiết và phương tiện giao thông đi lại. Hình ảnh 5: Vẫn là các khối bê tông khô cứng và cây xanh không được quan tâm. Ý thức của một bộ phận nhân dân trong việc bảo vệ chăm sóc cây xanh còn nhiều hạn chế. Tình trạng tùy tiện chặt phá cây xanh, nạn trộm cắp cây cảnh trên dải phân cách của một số hộ dân cư và việc chăn thả gia súc không người chăn dắt, không theo quy định nên đã phá hoại nhiều cây xanh, làm ảnh hưởng đến kết quả chăm sóc, sự phát triển của cây xanh. Bảng 4: Diện tích có rừng, rừng tự nhiên, rừng trồng năm 2004. Đvt: ha Thành phố DT có rừng Rừng TN Rừng trồng Độ che phủ rừng (%) Đồng Hới 5.911,4 1.719,7 4.191,7 38,0 Nguồn: chi cục Kiểm lâm Quảng Bình. Hiện nay độ che phủ rừng của thành phố Đồng Hới là 38%. Tài nguyên đất bị khai thác để xây dựng đô thị làm giảm diện tích cây xanh và mặt nước. Hiện nay tại thành phố Đồng Hới có 2 hồ nước ngọt tự nhiên cung cấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG LUAN VAN TOT NGHIEP.doc
  • docBIA1.doc
  • docIN3.doc
  • doclco4.doc
  • docmucluc5.doc
  • docto giao_ nvdatn2.doc
Tài liệu liên quan