MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5.Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 4
6. Cấu trúc của đề tài 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN 5
1.1. Tổng quan về CTR 5
1.1.1 Khái niệm cơ bản về CTR 5
1.1.2 Nguồn gốc phát sinh 5
1.1.3 Phân loại CTR 7
1.1.3.1 Phân loại theo công nghệ quản lý – xử lý 7
1.1.3.2 Phân loại theo bản chất nguồn tạo thành 9
1.1.4 Thành phần của CTR 10
1.2. Tính chất của CTR 13
1.2.1 Tính chất vật lý 13
1.2.1.1 Tỷ trọng 13
1.2.1.2 Độ ẩm 13
1.2.1.3 Kích thước hạt và cấp phối hạt 15
1.2.1.4 Khả năng giữ nước tại thực địa 15
1.2.2 Tính chất hóa học 16
1.2.2.1 Chất hữu cơ 16
1.2.2.2 Chất tro 16
1.2.2.3 Hàm lượng cácbon cố định 16
1.2.2.4 Nhiệt trị 16
1.2.3 Tính chất sinh học 17
1.2.3.1 Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần hữu cơ trong CTR 18
1.2.3.2 Sự hình thành mùi hôi 19
1.2.3.3 Sự hình thành ruồi nhặng 20
1.3 Tốc độ phát sinh chất thải rắn 21
1.3.1 Phương pháp xác định khối lượng CTR 23
1.3.1.1 Đo thể tích và khối lượng 23
1.3.1.2 Phương pháp đếm tải 23
1.3.1.3 Phương pháp cân bằng v¬ật chất 24
1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phát sinh CTR 24
1.3.2.1 Ảnh hưởng của việc giảm thiểu và tái sinh chất thải tại nguồn 24
1.3.2.2 Ảnh hưởng của luật pháp 24
1.3.2.3 Ý thức người dân 25
1.3.2.4 Sự thay đổi theo mùa 25
1.4. Tác động của chất thải rắn sinh hoạt 25
1.4.1. Tác động đến môi trường nước 25
1.4.2. Tác động đến môi trường không khí 25
1.4.3. Tác động đến môi trường đất 26
1.4.4. Tác động đến cảnh quan và sức khỏe con người 27
1.5 Các phương pháp xử lý chất thải rắn 28
1.5.1 Phương pháp ổn định CTR bằng công nghệ Hydromex 28
1.5.2 Phương pháp đốt 29
1.5.3 Phương pháp sinh học 29
1.5.4 Phương pháp chôn lấp 30
1.5.5 Phương pháp nhiệt phân 31
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUẬN PHÚ NHUẬN 32
2.1. Điều kiện tự nhiên 32
2.1.1. Vị trí địa lí 32
2.1.2. Địa hình, địa chất, thủy văn 33
2.1.3. Khí hậu 33
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 33
2.2.1 Kinh tế 33
2.2.2 Xã hội 34
2.2.2.1 Dân số 34
2.2.2.2 Y tế 34
2.2.2.3 Giáo dục 35
2.2.2.4 Văn hóa thông tin - thể dục thể thao 35
2.3 Cơ sở hạ tầng 36
2.3.1 Giao thông vận tải 36
2.3.2 Hệ thống cấp điện – nước 37
2.3.3 Thông tin lin lạc 37
2.4 Hiện trạng môi trường tại Quận Phú Nhuận 37
2.4.1 Lĩnh vực xây dựng 37
2.4.2 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh 37
2.4.3 Cộng đồng dân cư 37
2.4.4 Giao thông 38
CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTRSH TẠI QUẬN PHÚ NHUẬN 39
3.1 Thành phần và khối lượng CTRSH tại Quận Phú Nhuận 39
3.1.1 Nguồn gốc phát sinh 39
3.1.2 Khối lượng và thành phần CTRSH 40
3.2 Hệ thống quản lý hành chính 43
3.2.1. Đơn vị quản lý 43
3.2.2 Nhân lực 44
3.3 Hệ thống Quản lý kỹ thuật 45
3.3.1 Hệ thống thu gom 45
3.3.1.1 Lưu trữ tại nguồn 45
3.3.1.2 Tổ chức thu gom 49
3.3.1.3 Phương thức thu gom 51
3.3.2 Trạm trung chuyển Nguyễn Kiệm 55
3.3.3 Hệ thống vận chuyển 58
3.4 Công nghệ xử lý CTR 60
3.4.1 Bãi chôn lấp Phước Hiệp 60
3.4.2.1 Giới thiệu chung về BCL Phước Hiệp 60
3.4.2.2 Công nghệ chôn lấp CTR 61
3.4.2 Nhà máy xử lý CTR Vietstar 63
3.4.2.1 Giới thiệu sơ nét về nhà máy xử lý CTR Vietstar 63
3.4.2.2 Công nghệ xử lý CTR 63
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTRSH TẠI ĐỊA BÀN QUẬN PHÚ NHUẬN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ 67
4.1 Những vấn đề còn tồn đọng trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Phú Nhuận 67
4.2 Đề xuất các biện pháp quản lý CTRSH trên địa bàn Quận Phú Nhuận 70
4.2.1 Biện pháp giáo dục ý thức cộng đồng 70
4.2.2 Biện pháp phân loại CTR tại nguồn 71
4.2.2.1 Dự báo dân số phát sinh đến năm 2030 71
4.2.2.2 Dự báo số trường học, chợ đến năm 2030 73
4.2.2.3 Dự báo khối lượng CTRSH đến năm 2030 74
4.2.2.4 Tính toán số thùng 660L và số xe vận chuyển 76
4.2.2.5 Tính toán số xe sẽ đầu tư thêm 88
4.2.2.6 Phương án thực hiện phân loại rác tại nguồn 91
4.2.3 Biện pháp kinh tế 97
4.2.3.1 Tăng mức phí thu gom chất thải rắn 97
4.2.3.2 Cơ sở để xây dựng mức phí phù hợp 98
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO
106 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2309 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Phú Nhuận và đề xuất biện pháp quản lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh và khối lượng CTR trên địa bàn Quận Phú Nhuận
STT
Nguồn phát sinh
Khối lượng
(tấn/ngày)
Tỷ lệ thành phần
(%)
1
Đường phố, khu công cộng
60
18,5
2
Khu dân cư
218
66,7
3
Trường học
12
3,70
4
Chợ
37
11,1
5
Công trình xây dựng (xà bần)
-
-
Tổng cộng
327
100
(Nguồn: Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích Phú Nhuận, 2005)
- Thành phần CTRSH thay đổi tùy theo nguồn phát sinh. Cũng như nhiều đô thị và thành phố khác ở Việt Nam và thế giới, thành phần CTRSH của Quận Phú Nhuận nói riêng và TP.HCM nói chung rất phức tạp, bao gồm khoảng 14 -16 thành phần tùy thuộc mục đích phân loại.
- Đồng thời, thành phần CTRSH cũng là một thông số quan trọng nhất dung để thiết kế, lựa chọn thiết bị tính toán nhân lực vận hành hệ thống kỹ thuật quản lý CTR
- Khảo sát, phân tích ngẫu nhiên 121 mẫu CTR tại các hộ gia đình và 3 chợ (chợ Phú Nhuận, chợ Trần hữu Trang, chợ Ga Phường 9), 5 trường học, 4 cơ quan – công sở trên địa bàn Quận Phú Nhuận. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.4
Bảng 3.4: Khối lượng và thành phần CTRSH của Quận Phú Nhuận
STT
Thành phần
Thành phần phần trăm khối lượng (%)
Hộ gia đình
Trường học
Chợ
Cơ quan - công sở
Chất thải thực phẩm
75,00
58,42
82,31
52,69
Chất thải còn lại
25,00
41,58
17,69
47,31
1
Giấy
4,20
23,41
5,97
20,0
2
Carton
0,10
1,54
3,52
5,86
3
Nylon
4,31
4,38
0,12
4,32
4
Nhựa
1,45
2,24
0,34
2,69
5
Gỗ
0,70
0,13
0
0
6
Thuỷ tinh
1,63
1,43
0,1
1,57
7
Sắt
0,92
1,10
0,04
0
8
Thiếc
0
0
0,58
0
9
Đồng, nhôm
0
0
0
0
10
Vải
1,62
0
0,23
2,94
11
Cao su
0,15
0
0
0
12
Sành sứ
1,00
2,1
1,58
0
13
Thành phần khác
8,92
5,25
5,21
9,93
(Nguồn: Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích Phú Nhuận, 2009)
3.2 Hệ thống quản lý hành chính
3.2.1 Đơn vị quản lý
Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích Phú Nhuận (gọi tắt là Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích Phú Nhuận) là đơn vị hoạt động trực tiếp trong lĩnh vực công ích của nhà nước có chức năng kinh doanh trong các lĩnh vực sau:
- Lĩnh vực công ích:
+ Quét dọn, thu gom và vận chuyển CTR đô thị trên địa bàn Quận Phú Nhuận.
+ Quản lý, duy tu, bảo dưỡng và xây dựng các công trình hạ tầng đô thị theo phân cấp quản lý của Quận và theo chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao
+ Quản lý và ký hợp đồng cho thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước, duy tu, nâng cấp nhà theo chỉ tiêu kế hoạch.
+ Quản lý, duy tu, chăm sóc các công viên, hoa viên, tiểu đảo, cây xanh trên đường phố Quận Phú Nhuận.
- Lĩnh vực kinh doanh khác:
+ Thi công xây dựng và tư vấn thiết kế trang trí nội ngoại thất các công trình dân dụng, công nghiệp theo quy mô vừa và nhỏ.
+ Sản xuất kinh doanh vật tư xây dựng và trang trí nội thất.
+ Thi công lắp đặt hệ thống thoát nước.
+ Thiết kế tổng thể mặt bằng xây dựng, kiến trúc công trình dân dụng vá công nghiệp.
+ Thiết kế kết cấu công trình dân dụng và công nghiệp.
+ Đầu tư xây dựng phát triển kinh doanh nhà.
+ Các dịch vụ về cơ khí, sửa chữa ô tô.
3.2.2 Nhân lực
Công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn Quận Phú Nhuận do Xí nghiệp Dịch vụ công ích trực thuộc Công ty đảm trách.
- Cơ cấu tổ chức:
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
ĐỘI
VỆ SINH
ĐỘI
VẬN CHUYỂN
TỔ 1
TỔ 2
TỔ 3
TỔ
VẬN CHUYỂN
TỔ
BÔ XUỒNG
ĐỘI THOÁT NƯỚC & CÔNG VIÊN CÂY XANH
Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp Dịch vụ công ích Phú Nhuận.
- Lực lượng lao động phục vụ cho công tác dịch vụ công ích là 176 nhân viên:
+ Bộ phận quản lý : 05 người.
+ Bộ phận quét thu gom : 128 người.
+ Bộ phận vận chuyển : 25 người.
+ Bộ phận Bô xuồng : 06 người.
+ Bộ phận thoát nước : 12 người
- Mức thu nhập bình quân 4.000.000 đồng/người/tháng (số liệu năm 2009).
3.3 Hệ thống quản lý kỹ thuật
3.3.1 Hệ thống thu gom
3.3.1.1 Lưu trữ tại nguồn
- Tại hộ gia đình: thường sử dụng các phương tiện lưu giữ CTRSH như các túi nylon, bao bì, thùng chứa bằng nhựa có nắp đậy, xô, thùng sơn không có nắp đậy, sọt, cần xé bằng tre nứa và các loại thùng chứa này thường không đồng nhất tại từng khu dân cư. Dung tích thay đổi từ 15 – 25 lít đối với các hộ gia đình không kinh doanh buôn bán. Đối với các hộ có kinh doanh buôn bán (thực phẩm, sản xuất tiểu thủ công nghiệp) thì dung tích thùng lớn hơn. Các thiết bị lưu chứa này thường được đặt phổ biến ở trong nhà hoặc đưa ra trước cửa. Ngoài ra, phương thức chứa rác trong bao nylon cũng được sử dụng khá phổ biến. Tất cả các loại bịch nylon đựng trong thùng hay chứa CTRSH tại hộ gia đình phần lớn đều làm từ loại vật liệu PVC (polyvinylcloride) khó phân hủy với đủ loại màu sắc và kích cỡ.
Hình 3.3: Hiện trạng lưu trữ CTRSH tại các hộ gia đình
- Tại cơ quan, công sở, trường học: CTR thường được lưu chứa trong các thùng chứa có nắp đậy và đảm bảo vệ sinh. Tại các phòng ban, phòng học đều có các thùng rác riêng, thường là các thùng nhựa có nắp đậy với dung tích từ 10 – 15L. Hầu hết trong mỗi thùng rác đều có bịch nylon bằng nhựa PVC. CTR sau khi được chứa trong các thùng nhỏ tại mỗi phòng ban, phòng học, cuối ngày sẽ được nhân viên tạp vụ của cơ quan đưa ra các thùng rác lớn (240 – 660L) để cho đơn vị thu gom đến nhận. Số lượng và kích cỡ thùng chứa tùy thuộc vào lượng CTR phát sinh mỗi ngày của từng đơn vị.
Thùng 12L nắp trượt
Thùng 240L
Hình 3.4: Phương tiện lưu trữ CTRSH tại cơ quan, trường học
- Tại chợ: Phần lớn các sạp bán hàng đều không có thiết bị lưu trữ nên đa phần CTR thường được lưu trữ trong bao nylon hoặc đổ thành đống trước sạp. CTR và nước rửa thực phẩm hòa lẫn vào nhau gây ô nhiễm môi trường, gây khó khăn cho người thu gom và gây cảm giác dơ bẩn, không thoải mái cho người đi chợ. CTR sau khi được lưu chứa vào các bao nylon tại các quầy hàng sẽ được tập trung vào các thùng rác 240 – 600L tại điểm tập trung CTR của chợ. Đối với những chợ có quy hoạch, điểm tập trung CTR được bố trí trong chợ (thường là sau chợ). Đối với những chợ tự phát (thường là ở các hẻm, các khu phố,…), do không có đủ diện tích để làm nơi tập trung nên điểm tập trung CTR thường là đường phố, sau đó mới được công nhân thu gom và chuyển lên xe vận chuyển. Điều này vừa làm mất mỹ quan, vừa gây ô nhiễm khu vực lân cận do điểm tập trung CTR lộ thiên.
Hình 3.5: Hiện trạng lưu trữ CTR tại các chợ
- Tại các siêu thị và khu thương mại: Thiết bị lưu trữ thường là các thùng 20L có nắp đậy và có bịch nylon bên trong đặt trong siêu thị, khu thương mại để người mua hàng sử dụng. CTR từ thùng nhỏ này sẽ được đưa đến điểm tập trung phía sau siêu thị hay khu thương mại đổ vào các thùng 240L. Chất lượng vệ sinh tại các điểm tập trung này khá tốt, ít khi để xảy ra tình trạng nước rỉ rác tràn ra. Các loại CTR có thể tái sinh tái chế khác (giấy, bao bì nylon, nhựa, thủy tinh) thường được lưu trong kho chứa và thường xuyên có một đội ngũ mua phế liệu đến thu mua thường xuyên.
Hình 3.6: Phương tiện lưu trữ CTR tại các siêu thị và trung tâm thương mai
- Tại khu công cộng: Hiện nay trên địa bàn Quận, các thùng rác công cộng chỉ được bố trí tập trung tại một số tuyến đường. Kích thước của thùng rác công cộng khác nhau tùy theo tuyến đường, có các loại kích thước 240L, 60L, 30L. Số lượng thùng phân bố trên tuyến đường có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Tuy nhiên, ngoài các thùng rác có kích thước lớn (240L, 60L) thì các thùng rác công cộng được thiết kế với kích thước nhỏ (khoảng 30L), chủ yếu phục vụ cho người đi đường, nhưng kích thước miệng thùng tỏ ra không phù hợp vì quá nhỏ. Dễ dàng nhận thấy khi các loại rác có kích thước lớn không bỏ vào vừa miệng thùng nên người dân đã bỏ lên trên, bên cạnh, hoặc phía dưới thùng rác. Điều này cho thấy các thùng rác công cộng trở nên thừa thải, không phát huy hết hiệu quả.
Loại thùng 50L
Thùng 60L
Thùng 240L
Hình 3.7: Hiện trạng lưu trữ CTR tại khu công cộng.
- Tại bệnh viện và các cơ sở y tế khác: Công tác tồn trữ tại các bệnh viện được thực hiện khá tốt. Rác y tế và rác sinh hoạt được lưu chứa vào những nơi khác nhau ở những thùng chứa khác nhau. Rác tại các phòng khám bệnh được đưa vào 2 loại thùng khác nhau có màu sắc và ghi chữ lên từng thùng để phân biệt. Dung tích thùng thường là 10 – 15L trong đó có các bịch nylon. Rác từ phòng bệnh sẽ được đưa xuống điểm tập trung rác bệnh viện. Điểm tập trung này thường cách xa các phòng bệnh. Rác y tế được đưa vào các thùng 240L màu vàng và chứa trong các phòng lạnh đúng tiêu chuẩn hoặc lưu chứa cách xa các thùng 240L màu xanh chứa rác sinh hoạt. Đối với các trung tâm y tế, phòng khám nhỏ không có nơi lưu chứa lớn thì đựng trong các thùng nhỏ 15 – 20L rồi đưa thẳng cho các đơn vị lấy rác y tế của ngày 2 – 3 lần.
Nhà lưu chứa CTR y tế
CTR y tế (thùng vàng, bao vàng);
CTRSH (thùng xanh, bao xanh).
Hình 3.8: Hiện trạng lưu trữ CTR tại bệnh viện và các cơ sở y tế
3.3.1.2 Tổ chức thu gom
Quận Phú Nhuận hiện tồn tại song song hai lực lượng thu gom CTRSH:
Lực lượng thu gom CTR công lập:
- Trên địa bàn Quận Phú Nhuận có khoảng 47.457 hộ. Xí nghiệp Dịch vụ công ích trực thuộc Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích Phú Nhuận chịu trách nhiệm quét - thu gom CTRSH cho khoảng 19.682hộ (chiếm 40% thị phần)
Bảng 3.5: Thống kê số hộ do lực lượng công lập thực hiện thu gom CTR
STT
Nguồn phát sinh
Số lượng (hộ)
1
Hộ dân (mặt tiền)
16.817
2
Hộ kinh doanh
2.752
3
Cơ quan, xí nghiệp, trường học
108
4
Chợ lớn
05
Tổng cộng
19.682
(Nguồn: Công ty TNHH Dịch vụ công ích Phú Nhuận, 2009)
- Nhân lực thực hiện công tác quét - thu gom hiện tại của Xí nghiệp là 128 người và được chia thành 3 tổ vệ sinh, đứng đầu mỗi tổ là 1 tổ trưởng và 1 tổ phó.
+ Số nhân viên trung bình của một tổ là 42 người.
+ Mỗi tổ chịu trách nhiệm quét dọn từ 2 - 3 tuyến đường lớn và 6 - 8 tuyến đường nhỏ.
+ Lực lượng quét dọn trên một tuyến đường là 03 người trong đó:
Phụ trách quét lòng đường và vỉa hè : 01 người.
Phụ trách thu gom : 01 người.
Lái xe đưa CTR về TTC : 01 người.
Lực lượng thu gom CTR dân lập:
- Bao gồm các cá nhân, các nghiệp đoàn thu gom. Đây là lực lượng không nhỏ đóng vai trò trọng trong việc thu gom CTRSH hộ dân trong các hẻm nhỏ trên địa bàn Quận về TTC Nguyễn Kiệm. Hiện nay, lực lượng này chịu trách nhiệm thu gom CTRSH cho khoảng 27.775 hộ dân (chiếm 60% thị phần).
- Về tổ chức thì lực lượng thu gom CTR dân lập sẽ do UBND các Phường quản lý thông qua hình thức thỏa thuận Hợp đồng.
- Về nhân lực thì hiện lực lượng này có tổng số khoảng 300 người.
Bảng 3.6: Thống kê số hộ do lực lượng dân lập thực hiện thu gom CTR
STT
Nguồn phát sinh
Số lượng (hộ)
1
Hộ dân (trong hẻm nhỏ)
25.226
2
Hộ kinh doanh
2.546
3
Cơ quan, xí nghiệp, trường học
00
4
Chợ nhóm.
03
Tổng cộng
27.775
(Nguồn: Công ty TNHH Dịch vụ công ích Phú Nhuận, 2009)
Bảng 3.7: Tình hình đăng ký thu gom CTRSH trên địa bàn Quận Phú Nhuận.
STT
Phường
Tổng số hộ
Số hộ đã đăng ký thu gom CTR
Số hộ không đăng ký thu gom CTR
Tỉ lệ đăng ký thu gom CTR (%)
1
Phường 1
2.999
1.557
1.442
51,92
2
Phường 2
3.304
2.161
1.143
65,41
3
Phường 3
2.440
1.536
904
62,95
4
Phường 4
2.940
1.648
1.292
56,05
5
Phường 5
4.295
2.802
1.493
65,24
6
Phường 7
5.295
3.256
2.039
61,49
7
Phường 8
2.653
1.749
904
65,93
8
Phường 9
4.569
3.989
580
87,31
9
Phường 10
2.576
1.848
728
71,74
10
Phường 11
3.272
2.678
594
81,85
11
Phường 12
1.939
1.321
618
68,13
12
Phường 13
2.736
2.034
702
74,34
13
Phường 14
2.459
1.896
563
77,10
14
Phường 15
3.351
2.734
617
81,59
15
Phường 17
2.629
1.972
657
75,01
Tổng cộng
47.457
33.181
14.276
69,92
(Nguồn: Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích Phú Nhuận, 2010)
3.3.1.3 Phương thức thu gom
Lực lượng thu gom CTR công lập:
Công ty thực hiện quét - thu gom CTR trên các tuyến đường chính, các chợ trên địa bàn Quận và kết hợp với việc thu gom CTRSH cho các hộ gia đình dọc theo mặt tiền đường, các hẻm lớn nếu có yêu cầu. Khối lượng CTR thu gom từ 100 ÷ 130 tấn/ngày (chiếm 40% khối lượng CTR của toàn Quận)
- Công tác thu gom CTR trên đường phố: hàng ngày công nhân được trang bị chổi, ky, xe đẩy tay và thùng chứa để thực hiện quét sạch rác, lá cây khô, tạp chất,... trên hè phố và lòng đường. Sau khi xe đẩy tay đầy sẽ được chuyển thẳng lên xe Suzuki 550kg và vận chuyển về TTC Nguyễn Kiệm.
- Công tác thu gom CTRSH tại các hộ gia đình: CTRSH sẽ được lưu trữ trong các thùng rác bằng nhựa hoặc trong các bao nylon đây cũng là phương tiện lưu trữ được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Công nhân sẽ thu gom CTR vào các xe đẩy tay sau đó chuyển thẳng lên xe Suzuki 550kg và vận chuyển về TTC Nguyễn Kiệm.
- Công tác thu gom CTR tại các chợ, trung tâm thương mại, cơ quan, xí nghiệp, trường học, khu vui chơi giải trí,....: CTR được lưu trữ trong các thùng chứa composit có dung tích 120L hoặc 240L sau đó sẽ được chuyển thẳng lên xe ép có thiết bị nâng đỡ và vận chuyển về TTC.
- Thời gian thu gom: được chia làm 3 ca
+ Ca ngày: bắt đầu từ 05 giờ ÷ 13 giờ 30;
từ 14giờ ÷ 16 giờ 30;
Gồm 18 chuyến. Thực hiện quét dọn trên các tuyến đường chính, thu gom CTR tại các đơn vị kinh doanh, nhà hàng, khách sạn, cơ quan, trường học, trung tâm thương mại.
+ Ca đêm: bắt đầu từ 17 giờ, gồm 17 chuyến. Thực hiện quét thu gom CTR đường phố, các chợ và hộ dân tại mặt tiền.
- Tuyến đường thu gom: công tác quét thu gom CTR được thực hiện trên 72 tuyến đường, hẻm và 05 chợ trên toàn địa bàn Quận, chia làm 12 nhóm cụ thể:
+ Nhóm đường Phan Đình Phùng.
+ Nhóm đường Hồ Văn Huê.
+ Nhóm đường Nguyễn Kiệm - Thích Quảng Đức.
+ Nhóm đường Phan Đăng Lưu.
+ Nhóm đường Phan Xích Long
+ Nhóm đường Trường Sa - Hoa Phượng - Hoa Sứ - Hoa Lan
+ Nhóm chợ Phú Nhuận
+ Nhóm chợ Nguyễn Đình Chiếu.
+ Nhóm đường Hoàng Văn Thụ - chợ Ga.
+ Nhóm đường Lê Văn Sỹ - chợ Trần Hữu Trang.
+ Nhóm đường Nguyễn Văn Trỗi - Nguyễn Trọng Tuyển.
+ Nhóm đường Trần Huy Liệu - Huỳnh Văn Bánh.
- Phương tiện thu gom: Công nhân khi thao tác bắt buộc phải trang bị bảo hộ lao động theo đúng quy định:
+ Dụng cụ bảo hộ lao động: nón, giày, áo, găng tay, khẩu trang, đèn báo hiệu chớp tắc, chuông lắc tay tay báo hiệu giờ thu gom.
+ Dụng cụ quét - thu gom:
Chổi, ky, 20 xe đẩy tay + thùng chứa;
Xe Suzuki 550kg : 20 xe
Hình 3.9: Phương tiện thu gom CTR của lực lượng công lập
So với các Quận khác thì Quận Phú Nhuận không sử dụng xe đẩy tay (thủng 660 lít) để thu gom - vận chuyển CTR về các điểm hẹn. Sau khi công nhân vệ sinh thực hiện thu gom CTR hộ dân và đường phố vào các thùng chứa sẽ chuyển thẳng lên xe Suzuki 550kg và vận chuyển về TTC Nguyễn Kiệm. Đây được xem như là phương tiện thu gom CTR đạt hiệu quả, đảm bảo vệ sinh mỹ quan đường phố đặc biệt là không phát sinh các điểm hẹn trên đường phố.
Lực lượng thu gom CTR dân lập
- Lực lượng này sử dụng phương tiện cá nhân đến thu gom CTR tại các nguồn thải chủ yếu là hộ dân trong các hẻm nhỏ theo giờ giấc quy định. Sau khi thu gom tại nguồn, khối lượng CTR này sẽ được lực lượng thu gom dân lập chuyên chở thẳng đến TTC Nguyễn Kiệm.
Hình 3.10: Lực lượng dân lập đang tập kết CTR tại TTC
- Khối lượng CTR thu gom hàng ngày vào khoảng 150 ÷ 190 tấn/ngày. (chiếm 40% khối lượng CTR của toàn Quận).
- Phương tiện thu gom: hiện nay đa số lực lượng thu gom CTR dân lập đều sử dụng các loại phương tiện như xe ba gác máy, xe lam thô sơ cũ kỹ, dùng thùng carton và tole cũ dựng lên để thực hiện công tác thu gom CTR. Hầu hết các phương tiện này là tự chế, không theo quy chuẩn hay thiết kế đảm bảo tiêu chuẩn và vệ sinh môi trường khi thực hiện công tác thu gom.
+ Xe ba gác đạp : 109 chiếc.
+ Xe ba gác máy : 30 chiếc.
+ Xe lam : 10 chiếc.
Hình 3.11: Phương tiện thu gom CTR của lực lượng dân lập.
Nguồn thải
Thu gom
Lực lượng công lập:
Xe tải nhỏ (Suzuki 550kg)
Lực lượng dân lập:
Xe ba gác
Trạm trung chuyển Nguyễn Kiệm
Xe tải lớn 15 tấn
Bãi chôn lấp
Hình 3.12: Sơ đồ hệ thống thu gom CTRSH trên địa bàn Quận Phú Nhuận
3.3.2 Trạm trung chuyển Nguyễn Kiệm
Hoạt động trung chuyển trở nên cần thiết khi đoạn đường vận chuyển đến BCL gia tăng làm cho việc vận chuyển trực tiếp không kinh tế, cũng như khi BCL nằm ở vị trí rất xa và không thể vận chuyển trực tiếp CTR đến đó.
Nhận thức được vấn đề trên, năm 1998 Công ty TNHH Dịch vụ công ích Phú Nhuận đã xây dựng một TTC (TTC) đặt tại 553/73 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận đặt trong khuôn viên của Công ty nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác vận chuyển CTR.
Các thông số liên quan đến TTC:
- Diện tích : 500m2
- Sức chứa : 250 ÷ 300 tấn/ngày.
- Tổng số nhân viên : 06 người.
- Lượng điện tiêu thụ : 4 ÷ 5000KW/tháng. Sử dụng đèn điện để chiếu sáng gồm 02 đèn pha 1000W và 05 đèn dài 500W.
- Thời gian tiếp nhận xe thu gom : từ 06 giờ đến 19 giờ hàng ngày.
- Tổng số xe thu gom đến giao CTR : 171 xe/ngày. Trong đó:
+ Xe của Công ty : 22 xe (20 xe Suzuki 550kg và 02 xe ép)
+ Xe dân lập : 149 xe (109 xe ba gác đạp; 30 xe ba gác máy; 10 xe lam).
Hiện trạng môi trường tại TTC:
TTC Nguyễn Kiệm được đặt trong khuôn viên công ty và được sử dụng các biện pháp nhằm khống chế tình trạng ô nhiễm tương đối tốt. Tuy nhiên, trên thực tế thì hoạt động của trạm cũng gây ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường xung quanh:
- Môi trường không khí: CTR được thu gom và vận chuyển về TTC, sau một ngày làm việc đến 18 giờ xe xúc chuyển CTR lên xe tải và đến 19g mới bắt đầu vận chuyển đến BCL. CTR khi đề ngoài không khí sẽ gây mùi hôi khó chịu và dưới tác dụng của nắng gió sẽ làm phát tán đi xa gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái xung quanh khu vực khuôn viên của Công ty và các khu vực lân cận. Ngoài ra, trong CTR còn có thể phát sinh một số loại côn trùng gặm nhấm.
- Môi trường nước: công ty sử dụng nước giếng và được bơm dự trữ 1lần/ngày trong bồn chứa nước 10m3, nước thải phát sinh từ:
+ Nước sinh hoạt của toàn thể nhân viên trong Công ty.
+ Nước rửa sàn TTC sau khi đã vận chuyển toàn bộ CTR đến công trường xử lý.
+ Nước rửa xe chuyên chở CTR sau khi kết thúc ca làm việc.
- Tiếng ồn: trong môi trười không khí ngoài ô nhiễm mùi thì các hoạt động tại TTC còn gây ra tiếng ồn. Nó phát sinh chủ yếu từ động cơ của các loại xe cơ giới, xưởng sửa chữa cơ khí ô tô của Công ty và từ các loại xe ba gác máy của lực lượng thu gom CTR dân lập.
Biện pháp xử lý ô nhiễm đang được áp dụng tại TTC Nguyễn Kiệm:
Nhằm khống chế các vấn đề ô nhiễm tại TTC Nguyễn Kiệm, Công ty đã thực hiện một số biện pháp xử lý sau:
Đối với môi trường không khí:
- Thiết kế hệ thống hút phòng hơi ụ rác , với hệ thống này khí ô nhiễm của TTC sẽ đi qua các mặt nạ hút (cửa sổ) rồi tiếp tục qua hệ thống ống hút hướng trục để đi vào ống chứa, tại đây khí thải sẽ được lọc qua một lớp than hoạt tính và sau đó sẽ được thải ra ngoài với độ cao 15m so với mặt đất. Chỉ tiêu thiết kế:
+ Mặt nạ các miệng hút: 05 cái
+ Quạt hút hướng trục D900N = 7.5Hp 3 pha truyền trực tiếp.
+ Than hoạt tính dùng để lọc không khí, lượng dùng 5kg/ngày.
+ Cao trình khí thải so với mặt đất là 15me.
+ Ống thải khí làm bằng tôn tráng kẽm 1,2mm (không sơn) có đường kính d = 920mm.
- Thiết kế hệ thống nén: hệ thống này được sử dụng để phun dung dịch khử mùi trong buồng thao tác với bơm cao áp 1Hp. Trong trạm thiết kế 4 vòi phun trực tiếp vào CTR và xe chuẩn bị vận chuyển CTR đến bãi xử lý để khử mùi hôi. Dung dụch dùng để khử múi là chế phẩm EM với lượng dùng 30 lít/ngày, kích thước thùng chứa là 600 x 1000 x 600mm.
- Phun thuốc diệt côn trùng: thuốc sử dụng là Permecide 50 EC với liều lượng dùng là 60 lít/lần và được pha loãng với nước; sử dụng 1lần/tuần.
Đối với môi trường nước:
- Nước sau khi sử dụng sẽ được xả thải tập trung vào hầm lắng con thỏ trước khi tràn vào cống thoát nước chung của đường phố.
- Công nhân tiến hành nạo vét hầm lắng 3 ngày/lần. Khối lượng rác nạo vét trong 1 lần là khoảng 1 xe ba gác.
Đối với hệ sinh thái: Công ty thực hiện trồng các mảng cây xanh trong khuôn viên với tỉ lệ cây xanh và thảm cỏ chiếm 255 diện tích toàn Công ty, đạt cơ sở văn minh – sạch đẹp.
Hình 3.13: Trạm trung chuyển Nguyễn Kiệm
3.3.3 Hệ thống vận chuyển
- Hệ thống vận chuyển chủ yếu là các xe có tải trọng từ 4 tấn trở lên. CTR được tập trung tại TTC Nguyễn Kiệm và được chuyển lên xe tải 15 tấn để vận chuyển đến hai BCL.
+ BCL Phước Hiệp – Củ Chi cách trạm 45,2km
+ Nhà máy xử lý CTR VietSart – Tây Bắc Củ Chi.
- Thời gian vận chuyển CTRSH đến BCL chủ yếu là vào ban đêm bắt đầu từ 19 giờ ÷ 03 giờ sáng hôm sau. 19 giờ, xe tải 15 tấn sẽ khởi hành từ TTC đến BCL; các xe ép sẽ tiếp nhận CTR trực tiếp tại các chợ và và một phần CTR từ TTC sau đó vận chuyển đến BCL lúc 21 giở. Công tác vận chuyển sẽ được thực hiện liên tục cho đến khi hết CTR (đến khoảng 03 giờ sáng hôm sau).
- Khối lượng CTR vận chuyển đến hai BCL hàng ngày vào khoảng 300 ÷ 327 tấn/ngày.
- Số chuyến đi trong ngày: từ 27 ÷ 29 chuyến.
- Lực lượng phục vụ cho công tác vận chuyển CTR là 25 người.
- Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác vận chuyển được trình bày tại bảng 3.8
Bảng 3.8: Trang thiết bị phục vụ cho việc vận chuyển CTRSH tại Phú Nhuận
STT
Loại xe
Nhãn hiệu
Trọng tải (tấn)
Năm đầu tư
Số lượng
(chiếc)
1
Xe tải ben
ASIA
15
1990 - 2000
08
2
Xe ép rác chuyên dụng
ISUZU
7,0
2001, 2002
02
3
Xe xúc
DEAWOO
4,0
1996
02
4
Xe bồn chứa nước
SAMCO
8,0m3
2001
01
Tổng cộng
13
(Nguồn: Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích Phú Nhuận, 2009)
Xe tải Ben 15 tấn
Xe ép rác chuyên dụng
Hình 3.14: Các loại xe chuyên dụng tại Quận Phú Nhuận
3.4 Công nghệ xử lý CTR
3.4.1 BCL Phước Hiệp
3.4.1.1 Giới thiệu chung về BCL Phước Hiệp
- Để đảm bảo kịp thời cho việc đóng cửa bãi rác Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, thành phố đã tiến hành xây dựng BCL CTR tại xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, thuộc khu liên hợp xử lý CTR Tây Bắc, vào cuối tháng 6/2002. BCL Phước Hiệp I (thuộc khu liên hợp xử lý CTR Tây Bắc) được đặt tại xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, Tp. HCM. BCL nằm về phía tây Quốc Lộ 22 và về phía bắc tỉnh lộ 8, cách trung tâm Tp. HCM 37 km.
+ Diện tích trên 22,8 ha;
+ Công suất xử lý CTR trung bình khoảng 3.000 tấn/ngày;
+ Tổng kinh phí xây dựng trên 197 tỷ đồng;
+ Công nghệ xử lý của BCL này là công nghệ chôn lấp CTR hợp vệ sinh, nước rỉ rác tại bãi sẽ được thu gom bằng hệ thống ống HDPE và dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung, sau đó xả vào kênh Thầy Cai.
- Đây là nơi tiếp nhận CTR đô thị từ xấp xỉ 8 triệu người dân thành phố. Bãi Phước Hiệp I sử dụng công nghệ hợp vệ sinh và có trang bị lớp lót phía dưới các hố chôn lấp, qua đó diện tích thực tế của BCL có khả năng thu hồi khí là 195.297 m2. Từ năm 2003 đến tháng 3 năm 2007, bãi đã tiếp nhận 1.940.894 tấn CTR đô thị và đã hết diện tích có thể khai thác.
- Ngày 16/2/2008, Công ty Môi trường Đô thị Tp. HCM đã chính thức đưa vào hoạt động BCL rác số 2 tại Khu liên hiệp xử lý CTR Phước Hiệp - Củ Chi. Đây là BCL rác thay thế cho BCL 1A (đã hết khả năng tiếp nhận vào đầu năm 2008).
+ Tổng diện tích là 187,74 ha, trong đó có 93,34 ha diện tích cho các ô chôn lấp rác hợp vệ sinh: (gồm 20 ô chôn lấp rác, mỗi ô có diện tích khoảng 4,5 ha);
+ Sức chứa khoảng 4,464 triệu tấn CTR;
+ Tổng mức vốn đầu tư trên 350 tỷ đồng;
+ Công suất xử lý rác: 3.000 - 3.500 tấn CTR/ngày;
+ Công nghệ xử lý: chôn lấp CTR hợp vệ sinh (Sanitary landfill);
3.4.1.2 Công nghệ chôn lấp CTR
- Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh (Sanitary landfill) là phương pháp được nhiều đô thị trên thế giới (ở Mỹ, Anh, Nhật...) áp dụng trong quá trình xử lý CTR. Đây là phương pháp xử lý CTR thích hợp nhất trong điều kiện khó khăn về vốn đầu tư nhưng lại có một mặt bằng đủ lớn và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ít.
- BCL Phước Hiệp 2 được xây dựng theo mô hình chôn lấp kết hợp nổi - chìm; sử dụng công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh như: bên dưới thành đáy được phủ lắp chống thấm có lắp đặt hệ thống thu nước nền, thu gom nước rỉ rác, hệ thống thu khí mê-tan (CH4)... CTR được chôn lấp theo từng lớp có chiều cao khoảng 2 m và có 14 lớp rác chôn lấp trong mỗi ô.
- BCL vệ sinh hoạt động bằng cách: mỗi ngày trải một lớp mỏng CTR, sau đó nén ép chúng lại bằng các loại xe cơ giới, tiếp tục trải lên trên một lớp đất mỏng độ 15 cm. Công việc nầy có thể tiếp tục đến khi nào BCL đầy.
- Ưu điểm của bãi chôn rác vệ sinh
+ Các loài côn trùng, chuột bọ, ruồi... khó sinh sôi nảy nở do rác bị nén, ép chặt và được phủ lớp đất;
+ Giảm mùi hôi thối, ít gây ô nhiễm không khí, các hiện tượng cháy bùng và cháy ngầm khó có thể xảy ra;
+ Góp phần hạn chế ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm
+ Chi phí vận hành không quá cao;
+ Tận dụng được khí CH4 làm chất đốt.
- Một số nhược điểm
+ Diện tích đất phải đủ lớn. Người ta đã ước tính với khu đô thị qui mô 10.000 dân, trong 1 năm sẽ thải ra lượng rác có thể lấp đầy diện tích 1 ha với chiều sâu khoảng 3m;
+ Các lớp đất phủ thường hay bị xói mòn;
+ Do rác được ủ trong điều kiện kỵ khí, khí CH4 hoặc H2S được hình thành có khả năng gây cháy nổ hoặc gây ngạt.
BCL Phước Hiệp, nơi duy nhất vẫn thực hiện việc
xử lý chôn lấp CTR cho TP.HCM
Xử lý mùi tại BCL
CTR chôn ở trên, nước rác rỉ ra ở dưới
Hình 3.15: Một số hình ảnh về BCL Phước Hiệp
3.4.2 Nhà máy xử lý CTR Vietstar
3.4.2.1 Giới thiệu sơ nét về nhà máy xử lý CTR Vietstar
- Ngày 18/12/2009, tại Khu Liên hợp xử lý