MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 1
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN RÁC THẢI SINH HOẠT 3
2.1 TỔNG QUAN VỀ RÁC THẢI SINH HOẠT 3
2.1.1 Định nghĩa 4
2.1.2 Nguồn gốc phát sinh RTSH 4
2.1.3 Thành phần RTSH 5
2.1.4 Tính chất của RTSH 5
2.1.4.1 Các tính chất vật lý 5
4.1.4.2 Các tính chất hóa học 9
4.1.4.3 Các tính chất sinh học của RTSH 10
4.1.5 Tốc độ phát sinh RTSH 13
2.2 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO RTSH 14
2.2.1 Ô nhiễm không khí 14
2.2.2 Ô nhiễm môi trường đất 15
2.2.3 Ô nhiễm môi trường nước 16
2.2.4 Tác hại của RTSH lên cảnh quan và sức khoẻ công đồng 17
2.3 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ RTSH Ở VIỆT NAM 18
2.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 19
2.3.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 23
2.4 CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM RTSH: 26
2.4.1 Xử lý cơ học 27
2.4.1.1 Phân loại rác bằng tay 27
2.4.1.2 Nén ép rác bằng thiết bị chuyên dụng 27
2.4.2 Thiêu đốt rác 27
2.4.3 Xuất khẩu rác 29
2.4.4 Tái sử dụng các phế liệu 29
2.4.5 Ủ rác hữu cơ thành phân bón Compost 33
2.4.6 Chôn lấp hợp vệ sinh 36
CHƯƠNG III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 40
3.1.1 Khảo sát một số đặc điểm về kinh tế-xã hội 40
3.1.2 Nghiên cứu hiện trạng RTSH của thành phố Vũng Tàu 40
3.1.3 Dự báo RTSH phát sinh 40
3.1.4 Xây dựng các giải pháp quản lý 40
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 41
3.2.2 Phương pháp dự báo 42
3.2.3 Phương pháp đánh giá tác động môi trường 42
3.2.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 42
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43
4.1 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ VŨNG TÀU 43
A. MỘT SỐ ĐẶC DIỂM VÀ DIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 43
4.1.1 Vị trí địa lý 43
4.1.2 Điều kiện tự nhiên 44
B. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ-XÃ HỘI 48
4.1.3 Tình hình cơ sở hạ tầng 48
4.1.4 Tình hình hoạt động xã hội – văn hoá - giáo dục – y tế 50
4.1.5 Tình hình phát triển kinh tế 52
C. HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 55
D. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 58
4.1.6 Định hướng phát triển các ngành kinh tế 58
4.1.7 Công tác quản lý đô thị và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 59
4.1.8 Văn hoá – Xã hội 61
4.2 HIỆN TRẠNG RÁC THẢI SINH HOẠT 62
4.2.1 Hiện trạng phát thải 62
4.2.2 Hiện trạng phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn 66
4.2.3 Hiện trạng thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt 67
4.2.4 Hiện trạng xử lý RTSH 69
4.2.5 Hiện trạng tái chế RTSH 70
4.3 HỆ THỐNG QUẢN LÝ RTSH HIỆN NAY CỦA TPVT 70
4.4 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NHẬN THỨC MÔI TRƯỜNG 73
4.4.1 Kết quả khảo sát tại các hộ gia đình 73
4.4.2 Kết quả khảo sát tại các nhà hàng, khách sạn 75
4.4.3 Đánh giá kết quả 75
4.5 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DO RTSH 76
4.5.1 Môi trường nước 76
4.5.2 Môi trường không khí 78
4.5.3 Môi trường đất 79
4.5.4 Sức khỏe cộng đồng 80
4.5.5 Cảnh quan thẩm mỹ 81
4.6 DỰ BÁO TẢI LƯỢNG RTSH 81
4.6.1 Dự báo dân số của thành phố Vũng Tàu đến năm 2020 82
4.6.2 Dự báo thành phần và khối lượng RTSH 83
4.6.3 Dự báo tác động môi trường trong tương lai 87
4.7 CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RTSH TẠI TPVT 87
A. CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT 88
4.7.1 Xây dựng giải pháp phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn 88
4.7.2 Xây dựng giải pháp về thu gom 92
4.7.3 Xây dựng giải pháp vận chuyển và trung chuyển 99
4.7.4 Giải pháp tái chế, tái sử dụng 103
4.7.5 Xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh 108
B. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ 111
4.7.6 Tăng cường công tác quản lý 111
4.7.7 Xã hội hóa trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt 114
4.7.8 Xây dựng giải pháp chính sách 115
4.7.9 Xây dựng giải pháp quy hoạch QLRTSH 116
4.7.10 Sử dụng các công cụ kinh tế 122
4.7.11 Xây dựng giải pháp về nguồn vốn 123
4.7.12 Giám sát môi trường 124
CHƯƠNG V:KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .125
5.1 KẾT LUẬN .125
4.2 KIẾN NGHỊ .126
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
131 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4148 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu hiện trạng môi trường và xây dựng các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3,6% trong đó sản lượng hải sản có giá trị xuất khẩu chiếm 14-17%. Giá trị khai thác hải sản tăng bình quân 5,4%/năm. Vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh có mức tăng bình quân 13,3%/năm.
Chủ trương đánh bắt xa bờ của nhà nước đã giúp ngư dân vay vốn đóng mới và nâng cấp tàu thuyền khai thác, trong vòng 5 năm đã có 23 dự án được vay với số vốn 27,8 tỷ đồng, đóng mới 42 tàu, nâng cấp 17 tàu, nâng số tàu có công xuất 90CV trở lên là 250.
Riêng về nuôi trồng thuỷ hải sản: các hộ dân chỉ tập trung nuôi các loại thuỷ sản có giá trị cao như: tôm, cua, cá xuất khẩu, hạn chế nuôi những loại có số lượng lớn, giá trị không cao như: nghêu, sò… Mặc khác do nguồn nước bị ô nhiễm, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng vẫn còn hạn chế, tổ chức sản xuất nuôi trồng còn nhỏ lẻ, mang tính gia đình… Mặc dù diện tích nuôi trồng tuy có tăng (năm 2000 là 2.070 ha) song hải sản lại tăng không đáng kể, năm 2000 so với 1999 tăng 46 tấn.
C. HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Chiến lược bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không thể tách rời chiến lược phát triển KT-XH. Bảo vệ môi trường trên cơ sở tăng cường quản lý Nhà nước về thể chế và pháp luật đi đôi với việc nâng cao nhận thực và trách nhiệm của mỗi người dân, cộng đồng dân cư, của toàn xã hội về BVMT. Tỉnh BRVT có xu thế đô thị hóa ngày càng phát triển, BVMT ngày càng có ý nghĩa rất quan trọng. Ngày nay bảo vệ môi trường là để phát triển cho thế hệ hôm nay và cả cho thế hệ mai sau, tức là phát triển bền vững giữa KT-XH với môi trường đã trở thành trào lưu rộng lớn trong ý thức của mọi người.
Các cơ quan chức năng tại tỉnh BRVT cũng thường xuyên kiểm tra và xử lý các vụ vi phạm các quy định về môi trường. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì BRVT cần phải cố gắng hơn để hoàn thiện hệ thống quản lý môi trường hiện nay. Hiện nay, BRVT thực hiện các quy định về thẩm định luận chứng các phương án bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường trong khi xét duyệt các dự án đầu tư phát triển theo quy định chung, nhất là các dự án có thể gây ô nhiễm lớn như chế biến thủy sản, cảng biển, phân hóa học, hóa chất, du lịch… chưa được chặt chẽ.
Trong hệ thống quản lý môi trường của sở TNMT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong thời gia vừa qua đã gặt hái được những thành công rất đáng khen ngợi. Sở đã tăng cường công tác quản lý môi trường tại các khu công nghiệp, di dời các cơ sở sản suất gây ô nhiễm ra khỏi khu vực dân cư, thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận tại các cấp cơ sở về vấn đề môi trường, kết hợp vớ sở Giáo dục và đào tạo xây dựng chương trình giảng dạy môn Giáo dục môi trường vào các cấp học, bậc học… Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại trong công tác quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh. Cụ thể: các chất thải sinh hoạt và sản xuất cũng ngày một gia tăng và đang gây sức ép đối với địa phương. Trong năm qua tỉnh cũng đã đầu tư giải quyết các vấn đề về môi trường nhưng kết quả đạt được còn rất kiêm tốn. Chất thải đô thị, đặc biệt là rác thải hiện đang gây áp lực lớn đối với tỉnh từ khâu chọn công nghệ, đến nguồn vốn đầu tư, do đó tình trạng ô nhiễm do rác thải đang ở mức báo động. Bên cạnh đó rác thải dầu khí và chất thải từ các khu công nghiệp cũng chưa có biện pháp giải quyết.
Để hệ thống quản lý môi trường của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được hoàn thiện thì nhu cầu về nguồn nhân lực là một trong những yếu tố không thể thiếu. Tuy nhiên, hiện nay tỉnh BRVT đang thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ, đội ngũ cán bộ quản lý môi trường còn rất ít. Bên cạnh đó ý thức bảo vệ môi trường của nguười dân còn thấp, họ chưa nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của môi trường trong cuộc sống. Hiện nay, nguồn kinh phí đầu tư cho các chương trình phát triển kinh tế của tỉnh BRVT là rất cao, tuy nhiên vốn đầu tư cho các chương trình môi trường lại hạn hẹp. Điều này đã làm cho hệ thống quản lý môi trường tỉnh BRVT bị gặp nhiều khó khăn chưa thể hoàn thiện trong thời gian tới, rất cần nguồn vốn và thời gian để hoàn thiện.
Phịng Tài nguyên -Khống sản
Trần Xuân Hà
Giám đốc
Đặng Như Hiển
Phĩ Giám đốc
Phạm Văn Nghiệp
Phĩ Giám đốc
Phạm Hữu Vũ
Văn Phịng Sở
Nguyễn Hồng Liêm
Thanh Tra Sở
Nguyễn Thái Sinh
Phịng Tài ngyên nước và KTTV
Phạm Thị Thanh Giao
Phĩ Giám đốc
Nguyễn Boa
Phịng Mơi trường
Lê Tân Cương
Phịng Qui hoạch-Kế hoạch
Tơ Văn Ngân
Phịng Quản lý đất đai
Lê Đình Trí
Ghi chú: và : nằm trong hệ thống và cấp quản lý trực tiếp.
và : nằm ngoài hệ thống ISO 9001:2000 và mối quan hệ cộng tác
Hình 2. Hệ thống quản lý môi trường của Sở tài nguyên và Môi trường
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
D. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TPVT GIAI ĐOẠN 2006 -2020
4.1.6 Định hướng phát triển các ngành kinh tế :
Dịch vụ du lịch:
Dịch vụ tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của TPVT, trong giai đoạn 2006-2020 TPVT tập trung phát triển các nghành :dịch vụ thong mại, du lich, dầu khí, hải sản, giao thông vận tải, viễn thông, bảo hiểm, tín dụng-ngân hàng… Ưu tiên tập trung cho việc phát triển dịch vụ du lịch. Phấn đấu vốn đầu tư của ngành dịch vụ có mức tăng bình quân hàng năm 20%, doanh thu tăng bình quân hàng năm 22%. Dự kiến số lượng khách đến Thành phố tham quan du lịch và tăm biển có mức tăng bình quân hàng năm 7%. Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch xây dựng và khu du lịch, khu vui choi giải trí, đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, phát triển các loại hình vui chơi trên biển, phát triển loại hiønh tham quan, nghỉ dưỡng với chữa bệnh, du lịch với tham gia lễ hội, tìm hiểu phong tục tập quán, văn hoá truyền thống của địa phương. Bên cạnh đó, cần chú ý đến vấn đề môi trường do hoạt động du lịch dịch vụ tác động đến. Cần xây dựng những luật lệ chặt chẽ trong việc xả rác nơi công cộng và nêân đặt những thùng rác công cộng tại những khu vực vui chơi giải trí. Vệ sinh môi trường cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc thu hút khách du lịch đến TPVT.
Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp:
CN-TTCN của TPVT phát triển theo hướng hạn chế những ngành gây ô nhiễm môi trường, tập trung phát triển các ngành công nghiệp sạch, công nghệ cao, tiếp tục tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các ngành nghề gia công cơ khí, mộc gia dụng, chế biến hải sản… ổn định sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động. Bảo đảm tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 22%.
Phối hợp với Sở Thủy Sản và các cơ quan, ban ngành của tỉnh triển khai quy hoạch xây dựng khu công nghiệp chế biến hải sản, làng cá, cảng cá, chợ cá đầu mối tại Gò Găng (xã Long Sơn). Phấn đấu đến năm 2020 thực hiện việc di dời các cơ sở chế biến hải sản vào khu vực quy hoạch.
Hoàn thành quy hoạch xây dựng cụm CN-TTCN để triển khai phương án di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực trung tâm Thành phố và giải quyết mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp mới.
Tài chính:
Trên cơ sở kế hoạch thu ổn định, hàng năm ngoài những chỉ tiêu thu ngân sách do Tỉnh giao trong kế hoạch, Thành phố sẽ phấn đấu vượt thu để chi hỗ trợ cho các hoạt động của Thành phố. Tăng cường công tác giám sát ưu tiên dành số vượt thu để chi trong lĩnh vực giáo dục, y tế và kiến thiết thị chính. Dự báo ngân sách đến năm 2010 khoảng 700 tỷ đồng ,trong đó thu thuế 580 tỷ đồng, chi ngân sách khoảng 540 tỷ đồng. Cần đầu tư đến những những dự án bảo vệ môi trường trong khu vực.
4.1.7 Công tác quản lý đô thị và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng:
Trong 5 năm tới dự kiến Thành phố sẽ có nhiều dự án lớn, dự án trọng diểm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TPVT xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa quyết định đến sự chuyển đổi bộ mặt đô thị của Thành phố.
Vũng Tàu tiếp tục phát triễn theo hướng không gian chủ đạo của một đô thị du lịch vùng trên cơ sỡ quỹ đất hiện có và phát triển quỹ đất ngoại thị gồm hai đảo Long Sơn và Gò Găng. Hướng phát triển của không gian công nghiệp – cảng là vùng bờ biển phía tây nối kết sang vùng đảo Long Sơn. Hướng phát triển của không gian du lịch là vùng bờ biển phía đông nối kết với du lịch Long Hải, Bình Châu. Hướng phát triển của không gian đô thị tập trung ở Vũng Tàu và một phần sang Long Sơn – Gò Găng.
Trên cơ sở quy hoạch chung được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt, Thành phố tập trung hoàn chỉnh các quy hoạch chi tiết và tăng cường quản lý đô thị theo quy hoạch đã dược phê duyệt.
Đầu tư xây dựng cơ bản:
Xây dựng cơ sở hạ tầng trong giai đoạn 2006-1010, ngoài các dự án cho các nghành của Trung ương đầu tư, trên địa bàn Thành phố cần khoảng trên 5.000 tỷ đồng để đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Đề xuất kiến nghị UBND Tỉnh đầu tư từng bước hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng của Thành phố và chủ động thực hiện các dự án được giao và phân cấp theo thẩm quyền. Tập trung triển khai xây dựng và hoàn thành một số dự án trọng điểm là công viên hồ Bàu Sen, Trung tâm văn hoá thể thao Bàu Trũng , công trình kênh Bến Đình, QL 51B. Xây dựng mới khu trung tâm hành chính TPVT gắn kết với quãng trường theo hướng của một đô thị hiện đại, xây dựng hạ tầng có liên quan đến phát triển kinh tế Gò Găng, Long Sơn. Phấn đấu đến năm 2010 hoàn thành cơ bản các trục đường chính (các đường trục ngang và trục dọc ) tại các phường Thắng Nhất, phường Rạch Dừa, phường 10, phường 11, phường 12, xã Long Sơn và chương trình cải tạo, nâng cấp đường hẻm nội thị. Thực hiện thường xuyên công tác chỉnh trang đường phố, hoàn chỉnh hệ thống công viên cây xanh đô thị .
Xây dựng hoàn chỉnh trụ sở UBND các phường, xã, trụ sở các đoàn thể TPVT, trung tâm văn hoá học tập cộng đồng ,trụ sở các khu phố và hệ thống chợ cấp phường, xã. Triển khai xây dựng mới 34 trường học đã có trong kế hoạch. Xây dựng các khu chung cư phục vụ cho công tác tái định cư và giải quyết một phần chỗ ở cho người có thu nhập thấp.
Công tác quản lý đất đai và quy hoạch:
Cơ bản hoàn thành việc quy hoạch chi tiết để dân chủ ổn định cuộc sống, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển. Sớm hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân. Hoàn thành công việc đưa công nghệ tin học vào quản lý đất đai. Quản lý chặt chẽ quỹ đất, có kế hoạch sử dụng đất đúng quy hoạch. Ưu tiên quỷ đất cjo công trình xây dựng trường học ,cơ sở y tế và cơ sở văn hoá – thể thao của Thành phố. Nâng cao vai trò quản lý của UBND các cấp trong lĩnh vực quản lý nhà đất, chống lấn chiếm đất công và xây dựng không theo quy hoạch .
Trong lĩnh vực chỉnh trang đô thị ,Thành phố phát huy dân chủ trong việc lấy ý kiến của nhân dân; tiếp tục vận động các hộ dân nâng cao ý thức và tích cực tham gia giữ gìn Thành phố sạch đẹp, tuyên truyền và có biện pháp ngăn chặn tình trạng vi phạm hành chính tiến tới năm 2020 cơ bản kiểm soát được trật tự đô thị trên địa bàn. Đầu tư thêm phương tiện vân chuyển, xử lý rác, hoàn chỉnh việc xây dựng các tram trung chuyển rác. Phấn đấu đến 2010 thu gom lượng rác thải đạt 98% số hộ dân. Cải tạo một số đường hẻm để có cây xanh, vỉa hè, chiếu sáng trong khu dân cư tại các phường. Từng bước hoàn chỉnh hệ thống cây xanh công vịên, lưu viên và điện chiếu sáng của thành phố.
Bảo vệ tài nguyên, cảnh quan và môi trường: Chú trọng các biện pháp về phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Giữ gìn và tôn tạo cảnh quan thành phố, kiên quyết ngăn chặn các hành vi xâm hại, xây cất tuỳ tiện trên bãi biển và Núi Lớn, Núi Nhỏ. Nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh và đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh môi trường của nhân dân. Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, bãi biển. Áp dụng các biện pháp chế tài kinh tế trong BVMT đồng thời có chính sách khuyến khích, hổ trợ dối với các hoạt động BVMT.
4.1.8 Văn hoá – Xã hội:
Đời sống xã hội:
Thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”. Chủ động phối hợp các nghành của Tỉnh ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Bên cạnh đó tuyên truyền và giáo dục môi trường trong cộng đống dân cư, đặt biệt là tuyên truyền và hướng dẫn người dân thực hiện phân loại rác tại hộ gia đình.
Giáo dục :
Phấn đấu huy động trừ ra lớp ở các bậc học, nghành học đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Nâng cao hiệu quả gioá dục các nghành học, bậc học phổ thông tăng từ 3% đến 5%, hạ tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ học mầm non xuống dưới 4%. Đẩy mạnh việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy, chú trọng giáo dục truyền thống, đạo đức, pháp luật,lối sống, nhân cách học sinh. Phối hợp nhà trường, gia đình với xã hội xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Tập trung giải quyết các điều kiện cơ bản thiết yếu đảm bảo cho việc phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục. Quy hoạch và hoàn chỉnh dần mạng lưới trường, lớp theo hướng gắn bó với dân cư. Đưa giáo dục môi trường vào trong các môn học, đặc biệt là tuyên tuyền việc phân loại rác tại nguồn trong các tiết ngoại khóa bằng các cuộc thi như “Môi trường quanh em”…
4.2 HIỆN TRẠNG RTSH CỦA THÀNH PHỐ VŨNG TÀU
4.2.1 Hiện trạng phát thải:
RTSH trên địa bàn TPVT chủ yếu tập trung tại các khu vực đô thị hoá cao, trung tâm thương mại, khu du lịch, các điểm công cộng và từ các hộ gia đình. Các số liệu thống kê chính xác là rất khó thực hiện vì công ty Công trình đô thị (CTĐT) của TPVT không thể tổ chức thu gom toàn bộ RTSH trên địa bàn, đặc biệt là tại các vùng nông thôn hẻo lánh của xã Long Sơn. Các vùng nông thôn này, hiện nay RTSH do người dân tự xử lý tại nơi cư trú. Lượng rác thu gom được khoảng 85 tấn/ngày, còn lại (khoảng 25 tấn) không được thu gom còn ứ đọng trong đô thị, gây mất vẻ đẹp cảnh quan đô thị và gây ô nhiễm môi trường trong khu vực. Đây là vấn đề nan giải trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt của TPVT.
Bảng 9. Khối lượng rác thải đô thị tại Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
STT
Địa bàn
Tổng khối lượng phát sinh (tấn/ngày)
Khối lượng thu gom được (tấn/ngày)
Tỷ lệ thu gom (%)
1
TP Vũng Tàu
231
210
90
2
TX Bà Rịa
112
70
63
3
Huyện Long Điền
154
126
82
4
Huyện Đất Đỏ
73
45
62
5
Huyện Tân Thành
65
49
75
6
Huyện Xuyên Mộc
47
9
19
7
Huyện Châu Đức
28
17
61
8
Huyện Côn Đảo
10
7
70
Tổng
720
533
74
(Nguồn: Báo cáo Chất thải rắn Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2005)
Nguồn gốc RTSH:
Các nguồn sản sinh ra RTSH tại TPVT chủ yếu là từ các hộ gia đình, các khu thương mại, các cơ quan công sở, trường học, các điểm du lịch, rác từ các nhà hàng khách sạn…
Bảng 10. Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt trên địa bàn
thành phố Vũng Tàu
Nguồn phát sinh
Hoạt động hoặc vị trí phát sinh
Loại rác
Tỉ lệ(%)
1. Các khu dân cư
Các hộ gia đình, các biệt thự, chung cư cao tầng
Thực phẩm, giấy, coarton, plastic, gỗ, thuỷ tinh, can thiết, nhôm, các kim loại khác, tro các chất thải đặc biệt (bao gồm vật dụng to lớn, đồ dùng điện tử gia dụng, rác vườn, vỏ xe…)
50
2. Khu thương mại
Các cửa hàng bách hoá, siêu thị, văn phòng giao dịch, nhà máy in, cửa hàng sửa chữa
Giấy, carton, plastic, gỗ, thực phẩm, thuỷ tinh, kim loại, phế thải…
15
3. Cơ quan công sở
Trường học, bệnh viện, nhà tù, các cơ quan nhà nước
Gồm tất cả các loại rác thải như ở khu thương mại. Chú ý, hầu hết rác thải tại các bệnh viện được thu gom và tách riêng bởi tính chất độc hại của nó (CTR y tế).
5
4. Khu vui chơi, giải trí, điểm du lịch
Hoạt động vệ sinh đường phố, làm đẹp cảnh quan, làm sạch các đường phố, điểm du lịch, bãi đậu xe, bãi biển, khu vui chơi giải trí
Chất thải đặc biệt, rác quét đường, cành cây, là cây, xác động vật chết, rác thực phẩm…
10
5. Nhà hàng, khách sạn
Các nhà hàng, khách sản, nhà nghỉ công đoàn,resort
Chủ yếu là rác thực phẩm, rác từ các loại thức uống, chai lọ thuỷ tinh,khăn giấy…
20
(Nguồn: Công Ty CTĐT thành phố Vũng Tàu)
Thành phần RTSH:
Theo kết quả lấy mẫu rác thực tế tại 5 địa phương thuộc địa bàn TPVT, TX Bà Rịa và 3 huyện: Tân Thành, Long Điền, Đất Đỏ, thành phần RTSH của Tỉnh BRVT nói chung và TPVT nói riêng có thành phần hữu cơ khá cao, còn các thành phần khác chiếm tỉ lệ thấp.
Bảng 11. Thành phần rác thải sinh hoạt của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
STT
Thành phần (%)
Địa điểm
Trung bình
Vũng Tàu
Bà Rịa
Tân Thành
Long Điền
Đất Đỏ
1
Rác thải thực phẩm
1,8
2,1
0,5
0
0,8
1,04
2
Hữu cơ sinh học
60,5
63
60
70
73
65,3
3
Xác thực vật
0
0
0
0,1
0
0,02
4
Nilon
12,5
11,2
7,5
6,0
4,7
8,38
5
Thuỷ tinh
0,3
0,76
0,5
0,5
0
0,4
6
Kim loại
0,2
0,4
0,15
0,4
0
0,21
7
Gạch đá
0,8
0,4
0,5
1,0
1,0
0,74
8
Cao su
0,4
0
1,6
0,07
0,2
0,45
9
Nhựa
104
0,82
0,51
0,4
0,6
3,73
10
Giấy
1,4
0,76
1,3
2,0
0,7
1,23
11
Vải vụn
2,3
2,34
1,5
2,0
0,4
1,7
12
Các thành phần khác
19,0
18,7
26,5
16,8
18,6
19,56
(Nguồn: Công Ty CTĐT thành phố Vũng Tàu)
Tính chất rác:
Độ ẩm: RTSH của TPVT có độ ẩm trung bình 57,5%, nằm trong khoảng giới hạn từ 51-64% và thay đổi theo từng mùa cũng như nhu cầu tiêu dùng trong năm (theo kết quả quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).
Hàm lượng hữu cơ: thành phần hữu cơ có trong rác thải sinh hoạt tại TPVT có hàm lượng hữu cơ tương đối cao, biến động trong khoảng 50 – 60% (theo “Báo cáo chất thải rắn của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2005”).
Khối lượng: lượng rác thải trên toàn địa bàn TPVT hằng ngày là khoảng 110 tấn/ngày. Tuy nhiên chỉ thu gom được khoảng 85 tấn/ngày. Hiệu suất thu gom là khoảng 70 – 85%. Lượng rác còn lại chưa được thu gom vẫn còn tồn đọng trên địa bàn gây ô nhiễm môi trường và mất vẻ đẹp thẩm mỹ.
4.2.2 Hiện trạng phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn:
Hiện tại, TPVT chưa thực hiện việc phân loại rác một cách đồng bộ và mang tính cộng đồng. Vì hiện nay việc thu gom rác trên địa bàn còn nhiều vấn đề nan giải. Việc phân loại rác thải thải sinh hoạt tại nguồn (PLRTSHTN) gặp rất nhiều khó khăn. Qua trao đổi với Giám đốc Công ty CTĐT TPVT cho biết nguyên nhân gặp khó khăn trong việc PLRTSHTN là:
Cơ sở vật chất cho việc PLRTSHTN chưa có dụng cụ để phân loại và kinh phí nhà nước còn nhiều eo hẹp trong việc chi phí cho công tác thu gom cũng như xử lý rác thải trên địa bàn. Hằng năm thành phố Vũng Tàu chi trả cho Công ty CTĐT TPVT 8 tỷ đồng cho chi phí thu gom rác.
Thực tế cho thấy các cơ quan quản lý và các ban ngành liên quan đến công tác quản lý rác thải sinh hoạt còn nhiều bất cập. Hiện nay TPVT chưa quy hoạch cho việc PLRTSHTN. Nếu rác được phân loại tại các hộ gia đình thì khi thu gom và vận chuyển đến trạm trung chuyển chúng cũng sẽ được đổ trộn vào nhau.
Nhận thức của người dân về phân loại rác tại nguồn còn nhiều hạn chế. Người dân chưa nhận thức được sự cần thiết của việc PLRTSHTN
Chính vì thế, vấn đề PLRTSHTN tại TPVT đang gặp những vấn đề khó khăn mặc dù Sở TNMT kết hợp với Trường Đại Học Dân Lập Văn Lang đã thử nghiệm nhưng không mang tính khả thi.
4.2.3 Hiện trạng thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt:
Thu gom, vận chuyển:
Thu gom RTSH của các hộ gia đình và các cơ quan, nhà hàng, khách sạn, các khu du lịch trên địa bàn TPVT hiện nay đang được thực hiện theo mô hình xã hội hoá do cấp nhà nước quản lý.
UBND các phường chọn các hộ gia đình có đời sống khó khăn tham gia thu gom rác sinh hoạt từ các hộ gia đình, mỗi người phụ trách thu gom khoảng 70 – 80 hộ gia đình trên địa bàn do UBND phường quy định, sau khi thu gom có trách nhiệm vận chuyển đến các bãi trung chuyển trong TPVT bằng phương tiện xe bốn bánh có động cơ.
Rác đường phố và rác từ các khu Trung tâm thương mại, các khu chợ do lực lượng của Công ty CTĐT của TPVT thực hiện. Rác sau khi thu gom sẽ được vận chuyển bằng xe tải đến các bãi trung chuyển trong TPVT.
Rác thải từ các bãi trung chuyển được vận chuyển đến nơi xử lý bằng xe chuyên dùng của Công ty CTĐT, trước khi vận chuyển rác từ bãi trung chuyển, phần lớn rác được ép bằng máy ép rồi đỗ trực tiếp vào các thùng chứa được bố trí trên xe chuyên dùng.
TPVT hiện nay có 6 trạm trung chuyển tại các phường 2, phường 6, phường 8, phường 10, phường 11, phường 12. Trong đó có 3 trạm được đầu tư máy ép rác, các trạm còn lại là bãi đất trống.
Nguồn phát thải RTSH
Xe đẩy tay có nắp kín
Xe lưu động
Điểm hẹn, trạm trung chuyển
Thùng ép rác dung tích lớn 6 – 10 m3
Nhà máy tái chế
BCL hợp vệ sinh
Hình 3. Quy trình vận chuyển, trung chuyển RTSH Tại TPVT hiện nay
Nguồn nhân lực, công tác vận chuyển, trung chuyển và phương tiện sử dụng:
Cơ bản công tác thu gom và vận chuyển rác do Công ty CTĐT thực hiện. Hiện nay, chỉ xã hội hoá công tác thu gom từ các hộ gia đình đến các trạm trung chuyển.
Hiện nay lực lượng cán bộ của Công ty CTĐT và ccá trang thiết bị được đầu tư chưa đáp ứng được các nhiệm vụ, do đóù còn xảy ra tình trạng ứ đọng rác trong Tthành phố, gây ô nhiễm môi trường không khí.
Tổng số cán bộ hiện nay của Công ty CTĐT TPVT là 400 nhân viên, trong đó lao động trực tiếp là 357 người và lao động gián tiếp là 43 người (17 người phụ trách về điện, 30 người làm việc trong văn phòng và 7 nhân viên bảo vệ).
Bảng 12. Phương tiện thu gom, vận chuyển của Công ty Công trình đô thị
thành phố Vũng Tàu
Tải trọng
Loại xe
Số đầu xe
Năm sử dụng
Tình trạng chung
4.000 kg
KIA-BOXER xe ép rác 8m3
1
1993
Tình trạng cũ chỉ có thể sửng dụng đến năm 2007
4.000 kg
ISUZU xe ép rác 8m3
1
1995
Sử dụng đến năm 2008
6.000 kg
ISUZU xe ép rác 12m3
2
2005
Xe mới đưa vào sử dụng năm 2005
6.000 kg
MISUBISHI xe ép rác 12m3
1
2004
Xe mới đưa vào sử dụng năm 2004
9.000 kg
ROMAN xe ép rác 18m3
2
1996
Tình trạng tương đối cũ chỉ sử dụng đến năm 2010
7.500 kg
ISUZU xe đầu kéo 15m3
1
2002
Mới hoạt động, có thể sử dụng đến năm 2012
7.500 kg
ISUZU xe đầu kéo 15m3
2
2003
Mới hoạt động, có thể sử dụng đến năm 2014
Tổng số xe ô tô vận chuyển rác
10
Tổng số xe đẩy tay vận chuyển rác
250
(Nguồn: Công ty CTĐT thành phố Vũng Tàu)
4.2.4 Hiện trạng xử lý RTSH:
Trước đây TPVT có bãi chứa rác Phước Cơ, diện tích khoảng 11 hecta và toàn bộ rác thải sinh hoạt của Vũng Tàu được vận chuyển đến bãi rác này để lưu trữ, nhưng do bãi rác không được đầu tư theo tiêu chuẩn hợp vệ sinh nên trong quá trình hoạt động bãi