Đồ án Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các biện pháp thực hiện công tác quản lý chất thải rắn tại Bệnh viện Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn.

Lời cảm ơn.

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt.

Danh mục các bảng.

Danh mục các biểu đồ, các hình vẽ.

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2

PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

Chương I:

TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI Y TẾ

1.1 Tổng quan về chất thải rắn 4

1.1.1 Định nghĩa chất thải rắn 4

1.1.2 Nguồn tạo thành chất thải rắn 4

1.1.3 Phân loại chất thải rắn 6

1.1.4 Thành phần của chất thải rắn 9

1.2 Tổng quan về chất thải y tế 13

1.2.1 Định nghĩa chất thải y tế 13

1.2.2 Phân loại chất thải y tế 13

1.2.3 Nguồn phát sinh 16

1.2.4 Đặc điểm thành phần và tính chất của chất thải y tế 17

1.2.5 Tác động của chất thải y tế đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng 20

Chương II:

HIỆN TRẠNG CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC BỆNH VIỆN TRÊN TOÀN QUỐC

2.1 Nhân định chung: 22

2.2 Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn tại các bệnh viện 23

2.2.1 Phân loại chất thải bệnh viện 23

2.2.2 Thu gom chất thải bệnh viện 24

2.2.3 Lưu trữ chất thải bệnh viện 24

2.2.4 Vận chuyển chất thải ngoài cơ sở y tế 25

2.2.5 Các phương pháp xử lý và tiêu hủy chất thải rắn y tế 25

2.2.5.1 Thiêu đốt chất thải rắn y tế 25

2.2.5.2 Chôn lấp chất thải rắn y tế 26

Chương III:

TỔNG QUAN BỆNH VIỆN CHỢ RẪY.

3.1 Lịch sử hình thành và phát triển bệnh viện Chợ Rẫy 29

3.2 Chức năng và nhiệm vụ 31

3.3 Cơ cấu tổ chức bệnh viện 32

Chương IV:

HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

4.1 Đặc điểm chất thải rắn của bệnh viện 34

4.1.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn 34

4.1.2 Phân loại chất thải rắn 34

4.1.3 Lượng chất thải rắn tại bệnh viện 36

4.1.4 Chi phí hàng tháng cho việc quản lý - xử lý chất thải rắn 38

4.2 Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại bệnh viện Chợ Rẫy 40

4.2.1 Hệ thống quản lý hành chính 40

4.2.1.1 Vấn đề đào tạo và giám sát 40

4.2.1.2 Vấn đề an toàn trong công tác quản lý chất thải 41

4.2.2 Hệ thống quản lý kỹ thuật 42

4.2.2.1 Phân loại chất thải ngay tại nguồn phát sinh 44

4.2.2.2 Thu gom 49

4.2.2.3 Vận chuyển rác từ khoa phòng đến nơi thu gom rác của bệnh viện 52

4.2.2.4 Lưu trữ 55

4.2.2.5 Xử lý sơ bộ tại bệnh viện 58

4.2.2.6 Vận chuyển ra khỏi bệnh viện 58

4.2.3 Những thuận lợi và các mặt tồn tại của bệnh viện trong công tác quản lý chất thải rắn 59

4.2.3.1 Thuận lợi 59

4.2.3.2 Một số tồn tại cần khắc phục 62

 

Chương V:

ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP

THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

5.1 Đẩy mạnh, tăng cường, nâng cao công tác quản lý hành chính 64

5.1.1 Tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục liên tục cho mọi đối tượng 64

5.1.2 Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật về phân loại cũng như thu gom chất thải tại các khoa, phòng 65

5.1.3 Tăng cường kiểm tra, đảm bảo an toàn trong công tác quản lý chất thải cho nhân viên bệnh viện 66

5.2 Đẩy mạnh, tăng cường, nâng cao công tác quản lý kỹ thuật 67

5.2.1 Phân loại 67

5.2.2 Thu gom 68

5.2.3 Vận chuyển 68

5.2.4 Lưu chứa 68

5.3 Tăng cường thêm cơ sở hạ tầng tại các khoa 68

5.4 Tăng cường, hỗ trợ thêm kinh phí hoạt động hàng năm cho công tác quản lý chất thải rắn tại bệnh viện 69

Chương VI:

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

6.1 Kết luận 70

6.2 Kiến nghị 71

Tài liệu tham khảo

PHỤ LỤC

 

docChia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3781 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các biện pháp thực hiện công tác quản lý chất thải rắn tại Bệnh viện Chợ Rẫy, thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và có đơn vị kg/m3. Đối với rác sinh hoạt tỷ trọng thay đổi từ 120 – 590 kg/m3. Đối với rác trong các xe vận chuyển có thiết bị nén, tỷ trọng rác có thể đến 830 kg/m3. Thành phần hóa học: Thành phần hóa học bao gồm: Chất bay hơi: Đây là thành phần hữu cơ của rác, được xác định ở nhiệt độ 950o C Tro: là thành phần còn lại sau khi đốt ở 950o C Điểm nóng chảy: ở tại nhiệt độ này thể tích của rác có thể giảm 95% Bảng 1.3: Thành phần hóa học từ các chất thải rắn THÀNH PHẦN TRỌNG LƯỢNG (%trọng lượng khô) Carbon Hydro Oxy Nitơ Lưu huỳnh Tro Thực phẩm 48,0 6,4 37,6 2,6 0,4 5,0 Giấy 43,5 6,0 44,0 0,3 0,2 6,0 Carton 44,0 5,9 44,6 0,3 0,2 5,0 Plastic 60,0 7,2 22,8 - - 10,0 Vải 55,0 6,6 31,2 4,6 0,15 - Cao su 78,0 10,0 - 2,0 - 10,0 Da 60,0 8,0 11,6 10,0 0,4 10,0 Rác làm vườn 47,8 6,0 38,0 3,4 0,3 4,5 Gỗ 49,5 6,0 42,7 0,2 0,1 1,5 Bụi, tro, gạch 26,3 3,0 2,0 0,5 0,2 68,0 Nhiệt lượng: Nhiệt lượng của chất thải rắn được thể hiện trong bảng 1.4 sau đây. Bảng 1.4: Nhiệt lượng của chất thải rắn THÀNH PHẦN NHIỆT LƯỢNG ( Btu/1b) Dao động Trung bình Thực phẩm 1.500 – 3.000 2.000 Rác làm vườn 1.500 – 5.000 2.800 Gỗ 7.500 – 8.500 8.000 Thủy tinh 50 – 100 60 Đồ hộp - - Kim loại đen 100 – 500 300 Bụi, tro, gạch 1.000 – 5.000 3.000 Rác sinh hoạt 4.000 – 5.000 4.500 Tổng quan về chất thải y tế: Định nghĩa chất thải y tế Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo. Chất thải y tế có thể ở dạng rắn, lỏng, và dạng khí. Chất thải y tế nguy hại là chất thải có một trong các thành phần như: máu, dịch cơ thể, chất bài tiết; các bộ phận hoặc cơ quan của người, động vật; bơm kim tiêm và các vật sắc nhọn; dược phẩm; hóa chất và các chất phóng xạ dùng trong y tế. Nếu những chất thải này không được tiêu hủy sẽ gây nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người. Phân loại chất thải y tế Chất thải lâm sàng gồm 5 nhóm: Nhóm A: là chất thải nhiễm khuẩn, bao gồm: những vật liệu bị thấm máu, thấm dịch, các chất bài tiết của người bệnh như băng, gạc, bông, găng tay, bột bó, đồ vải, các túi hậu môn nhân tạo, dây truyền máu, các ống thông, dây và túi dịch dẫn lưu … Nhóm B: là các vật sắc nhọn, bao gồm: bơm tiêm, kim tiêm, lưỡi và cán dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và mọi vật liệu có thể gây ra vết cắt hoặc chọc thủng, cho dù chúng có thể bị nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn. Nhóm C: là chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phát sinh từ các phòng xét nghiệm, bao gồm: găng tay, lam kính, ống nghiệm, túi đựng máu, bệnh phẩm sau khi sinh thiết/ xét nghiệm/ nuôi cấy… Nhóm D: là chất thải dược phẩm, bao gồm: Dược phẩm quá hạn, dược phẩm bị nhiễm khuẩn, dược phẩm bị đổ, dược phẩm không còn nhu cầu sử dụng. Thuốc gây độc tế bào gồm các loại thuốc chống ung thư hoặc các thuốc hóa trị liệu ung thư. Nhóm E: là các mô và cơ quan người - động vật, bao gồm: tất cả các mô của cơ thể (dù nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn); các cơ quan, chân tay, rau thai, bào thai, xác súc vật thí nghiệm. Chất thải phóng xạ Chất thải phóng xạ sinh ra trong các cơ sở y tế từ các hoạt động chẩn đoán định vị khối, hóa trị liệu và nghiên cứu phân tích dịch mô cơ thể. Chất thải phóng xạ tồn tại dưới cả ba dạng: rắn, lỏng và khí. Chất thải phóng xạ rắn gồm: các vật liệu sử dụng trong các xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị như ống tiêm, bơm tiêm, kim tiêm, kính bảo hộ, giấy thấm, gạc sát khuẩn, ống nghiệm, chai lọ đựng chất phóng xạ … Chất thải phóng xạ lỏng gồm: dung dịch có chứa nhân tố phóng xạ phát sinh trong quá trình chẩn đoán, điều trị như nước tiểu của người bệnh, các chất bài tiết, nước xúc rửa các dụng cụ có chứa phóng xạ … Chất thải phóng xạ khí gồm: các chất khí dùng trong lâm sàng như 133Xe, các khí thoát ra từ các kho chứa chất phóng xạ … Chất thải hóa học Chất thải hóa học phát sinh chủ yếu từ các hoạt động thí nghiệm, xét nghiệm … có thể chia chúng thành hai loại chủ yếu sau: Chất thải hóa học không gây nguy hại: như đường, axit béo, và một số muối vô cơ và hữu cơ. Chất thải hóa học nguy hại: có đặc tính như gây độc, ăn mòn, dễ cháy hoặc có phản ứng gây độc gen, làm biến đổi vật liệu di truyền, bao gồm: Formadehyde: được sử dụng trong khoa giải phẫu bệnh, lọc máu, ướp xác và dùng để bảo quản các mẫu xét nghiệm ở một số các khoa. Các hóa chất quang hóa học: có trong các dung dịch dùng cố định và tráng phim. Các dung môi: Các dung môi dùng trong cơ sở y tế bao gồm các hợp chất halogen như methylen chlorid, chloroform, freons, trichloro ethylen, các thuốc mê bốc hơi như halothan; các hợp chất không có halogen như xylen, aceton, isopropanol, toluen, ethyl acetat và acetonitril, … Oxit ethylene: được sử dụng để diệt khuẩn các thiết bị y tế, phòng phẫu thuật nên được đóng thành bình và gắn với các thiết bị diệt khuẩn. Loại khí này có thể gây ra nhiều độc tính và có thể gây ra ung thư ở người. Các chất hóa học hỗn hợp: bao gồm các dung dịch làm sạch và khử khuẩn như phenol, dầu mỡ và các dung môi làm vệ sinh … Các bình chứa khí có áp suất Các cơ sở y tế thường có các bình chứa khí có áp suất như bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí dung và các bình đựng khí dùng một lần. Các bình này dễ gây cháy, nổ khi thiêu đốt vì vậy phải thu gom riêng. Chất thải sinh hoạt, bao gồm: Chất thải không bị nhiễm các yếu tố nguy hại, phát sinh từ các buồng bệnh, phòng làm việc, hành lang, các bộ phận cung ứng, nhà kho, nhà giặt, nhà ăn…, bao gồm: giấy báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng carton, túi nilon, túi đựng phim, vật liệu gói thực phẩm, các loại thức ăn dư thừa của người bệnh và rác quét dọn từ các sàn nhà. Chất thải ngoại cảnh: lá cây và chất thải từ các khu vực ngoại cảnh … Nguồn phát sinh Toàn bộ chất thải rắn trong bệnh viện phát sinh từ các hoạt động diễn ra trong bệnh viện, bao gồm: Các hoạt động khám chữa bệnh như: chẩn đoán, chăm sóc, xét nghiệm, điều trị bệnh, … Các hoạt động nghiên cứu, thí nghiệm trong bệnh viện. Các hoạt động hàng ngày của nhân viên bệnh viện, bệnh nhân và thân nhân. Nguồn phát sinh ra chất thải có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2: Nguồn phát sinh ra chất thải bệnh viện Khu vực hành chính Phòng xét nghiệm chụp và rửa phim Phòng bệnh nhân truyền nhiễm Phòng bệnh nhân không lây lan Buồng tiêm Phòng mổ Khu bào chế dược Phòng cấp cứu Chất thải lâm sàng Bình áp suất Chất thải sinh hoạt Chất thải hóa học Chất thải phóng xạ Đặc điểm thành phần và tính chất của chất thải y tế Trong một bệnh viện các khu chức năng khác nhau sẽ có lượng chất thải phát sinh, đặc điểm và tính chất chất thải khác nhau. Khu vực phát sinh chất thải đa dạng và nguy hiểm nhất là khối kỹ thuật nghiệp vụ như: khoa phẫu thuật, giải phẫu tử thi, khoa hồi sức cấp cứu, các phòng điều trị bệnh, các phòng xét nghiệm huyết học, xét nghiệm sinh hóa, xét nghiệm vi trùng, khoa X quang v.v… Nhưng cũng có khu phát sinh ra lượng chất thải sinh hoạt không độc hại như khối nhà hành chánh quản trị, hậu cần. Trong một bệnh viện chất thải phát sinh từ khoa lây và khu bệnh nhân lây là nguy hiểm hơn cả Trong cùng một khoa thì không phải phòng nào cũng phát sinh ra chất thải nguy hại ví dụ như các phòng đợi, phòng phát thẻ thứ tự, phòng làm việc, phòng thay quần áo cán bộ công nhân viên của khoa v.v… Trong các khoa, phòng của bệnh viện, khu vực phát sinh chủ yếu chất thải y tế là khu phẫu thuật, và khu hồi sức cấp cứu Đặc điểm chất thải y tế khu phẫu thuật: Chất thải rắn phát sinh từ khu phẫu thuật chủ yếu là chất thải lâm sàng nhóm E, B, D bao gồm các mô và các cơ quan của người như: các cơ quan, bộ phận cắt bỏ của người, nhau thai, bào thai cho dù nhiễm khuẩn hay không. Tuy nhiên, các phòng thay quần áo, phòng vệ sinh thì chỉ phát sinh chất thải sinh hoạt. Đặc điểm chất thải rắn y tế khu hồi sức cấp cứu: Khác với khoa phẫu thuật, chất thải phát sinh từ khoa hồi sức cấp cứu ra rất đa dạng về thành phần và thể loại, mức độ nguy hại cũng rất cao. Hầu hết chất thải rắn nguy hại của bệnh viện đều phát sinh từ khu này. Ví dụ chất thải phẫu thuật nhóm E phát sinh từ phòng mổ, các vật sắc nhọn, chất thải nhóm B phát sinh từ khu vực phòng mổ, phòng tiêm, phòng bệnh điều trị; các loại chất thải nhiễm khuẩn nhóm A như: các loại vật liệu bị thấm máu, thấm dịch, các chất bài tiết của người bệnh, bông băng, gạc, bột bó, đồ vải, dây truyền máu, các ống thông, dây và túi đựng dung dịch dẫn lưu đều phát sinh ra từ khu vực điều trị, phòng mổ… Các loại chất thải độc hại nhóm C phát sinh ra từ khu vực xét nghiệm huyết học, xét nghiệm sinh hóa, xét nghiệm vi trùng; chất thải hóa học, chất thải phóng xạ phát sinh từ phòng X quang, phòng phóng xạ trị liệu… Do vậy trong công tác thu gom, phân loại, vận chuyển tập trung chất thải rắn từ khu vực hồi sức cấp cứu tới khu vực tập trung chất thải, chúng ta phải đặc biệt chú ý tới các đặc điểm trên, đặc biệt là công tác phân loại ngay tại nguồn. Cũng như khoa phẫu thuật, khoa hồi sức cấp cứu đòi hỏi vệ sinh rất cao (khu vực vô trùng), nên sau khi cấp cứu bệnh nhân, chất thải phát sinh từ khu này phải được chuyển ngay tới khu tập trung chất thải rắn bệnh viện và chuyển đi xử lý trong thời gian sớm nhất (tốt nhất là trong ngày). Kết quả phân tích thành phần và các đặc trưng vật lý của chất thải rắn y tế của các đề tài nghiên cứu trong nước là giống nhau, được mô tả trong bảng 1.5 dưới đây: Bảng 1.5: Thành phần và các đặc trưng vật lý của chất thải rắn y tế STT Thành phần và các đặc trưng vật lý của chất thải rắn y tế Tỷ lệ (%) Thành phần chất thải rắn y tế 1 Giấy, bìa 2,9 2 Thùng đựng kim loại 0,7 3 Lọ thuốc tiêm và đồ chứa thủy tinh 2,3 4 Vải, bông băng, bột bó 8,8 5 Lọ, túi PE, PP, PVC ( túi máu, ống dẫn lưu…) 10,1 6 Bơm kim tiêm nhựa 0,9 7 Bệnh phẩm, mô, u xơ, bộ phận cắt bỏ… 0,6 8 Chất thải hữu cơ 52,7 9 Chất thải xây dựng 21 Tổng số 100 Các đặc trưng vật lý của chất thải rắn bệnh viện Tỷ lệ chất thải nguy hại 20 ÷ 25% Tỷ trọng chất thải rắn y tế nguy hại (T/m3) 0,13 T/m3 Độ ẩm chất thải rắn y tế nguy hại (%) 50% Tỷ lệ tro của chất thải rắn y tế nguy hại 10,3% Nhiệt trị, Kcal/kg 2537 Nguồn: Trung tâm môi trường đô thị và khu công nghiệp (CEETIA),1998 Qua bảng này ta thấy, trong thành phần chất thải rắn y tế, chất thải hữu cơ chiếm tỷ lệ rất cao (52,7%), chất thải rắn y tế nguy hại chỉ chiếm tỷ lệ 20 ÷ 25%. Tác động của chất thải y tế đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng Chất thải y tế (chất thải rắn, nước thải và khí thải) bệnh viện khi chưa được loại bỏ hoặc xử lý thích đáng sẽ rất nguy hiểm, không những gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, gây mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng tới phát triển kinh tế xã hội. Chất thải rắn y tế là loại chất thải nguy hại. Trong thành phần chất thải rắn y tế có các loại chất thải nguy hại như: chất thải lâm sàng nhóm A, B, C, D, E. Các loại chất thải này, dặc biệt là chất thải nhiễm khuẩn nhóm A, chất thải phẫu thuật nhóm E có chứa nhiều mầm bệnh, vi khuẩn gây bệnh có thể thâm nhập vào cơ thể con người bằng nhiều con đường và bằng nhiều cách khác nhau. Các vật sắc nhọn như kim tiêm, dao mổ… dễ làm xước da, gây nhiễm khuẩn. Đồng thời, trong thành phần chất thải y tế còn có các loại hóa chất và dược phẩm có độc tính nguy hại như: độc tính di truyền, tính ăn mòn da, gây phản ứng, gây nổ. Nguy hiểm hơn các loại trên là chất thải phóng xạ phát sinh từ việc chẩn bệnh bằng hình ảnh như chiếu, chụp X quang, phóng xạ trị liệu… Việc quản lý không tốt chất thải y tế sẽ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Những người có nhiều nguy cơ rủi ro đối với chất thải y tế thường là các y bác sỹ, các nhân viên vệ sinh trong bệnh viện, những người thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, những người bới nhặt rác. Chương II: HIỆN TRẠNG CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC BỆNH VIỆN TRÊN TOÀN QUỐC . Nhân định chung: Xã hội ngày càng phát triển, việc bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm, đặc biệt là môi trường tại các bệnh viện và các cơ sở y tế, trong đó có công tác quản lý chất thải, rất cần được chú trọng, bởi vì việc tạo ra môi trường sạch đẹp sẽ giúp bệnh nhân chóng bình phục, chất lượng chăm sóc bệnh nhân sẽ được nâng cao. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, công tác quản lý chất thải tại các bệnh viện trên toàn quốc còn gặp nhiều hạn chế như: Phần lớn các bệnh viện ở Việt Nam trong quá trình thiết kế và xây dựng đều nằm trong giai đoạn đất nước còn nghèo, mới trải qua chiến tranh, lại chưa có kiến thức đúng nên đều không có phần xử lý chất thải nghiêm túc, triệt để, đúng quy trình. Việc thu gom và vận chuyển rác phế thải bệnh viện hiện nay chủ yếu vẫn bằng phương pháp thủ công. Rác được chuyển ra các bể rác, thùng chứa rác hở, với thời gian lưu trữ chờ chuyển đi từ 1 đến 7 ngày, thời gian này đủ để quá trình phân hủy chất thải diễn ra và gây ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là trong điều kiện khí hậu nóng, ẩm của Việt Nam. Ngòai ra, với sự tham gia của chuột, bọ, côn trùng và người bới rác để thu nhặt ống nhựa, kim tiêm, găng tay phẫu thuật… đã làm tăng khả năng lây nhiễm, gây mất vệ sinh ngay tại bệnh viện và môi trường sống xung quanh. Hiện nay, một số bệnh viện chưa được thu gom tập trung qua các công ty Môi trường Đô thị, chất thải chỉ được xử lý bằng các biện pháp đốt bằng các lò đốt thô sơ, không đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, hoặc ngâm Formaldehyde rồi tập trung chôn lấp tại các nghĩa trang hoặc trong các khuôn viên bệnh viện. Đặc biệt, rất nhiều phế thải lây nhiễm, độc hại được xả trực tiếp ra bãi rác sinh hoạt của thành phố mà không qua bất kỳ một khâu xử lý cần thiết nào. Bên cạnh đó, nhận thức của cộng đồng nói chung và nhân viên y tế nói riêng về những nguy cơ tiềm ẩn trong chất thải bệnh viện còn rất kém do công tác giáo dục, tuyên truyền chưa được chú trọng đúng mức. Thấy rõ được yêu cầu cấp thiết phải hoàn thiện công tác quản lý chất thải y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh của ngành, năm 1998 Bộ Y tế đã thành lập Ban chỉ đạo xử lý chất thải bệnh viện với nhiệm vụ giúp Bộ trưởng trong công tác chỉ đạo, xây dựng quy hoạch hệ thống xử lý chất thải bệnh viện trong phạm vi toàn quốc. Ngày 27/8/1999, Bộ trưởng Bộ y tế đã ban hành “Quy chế quản lý chất thải y tế”, và Bộ y tế trong thời gian qua đã tiến hành nhiều đợt tập huấn, kiểm tra đôn đốc thực hiện Quy chế này. Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn tại các bệnh viện Phân loại chất thải bệnh viện Sau hơn 2 năm thực hiện Quy chế quản lý chất thải y tế, kết quả khảo sát, đánh giá 294 bệnh viện năm 2002 của Bộ y tế cho thấy: 94,2% đã thực hiện phân loại chất thải ngay tại nguồn. Trong đó các bệnh viện trung ương, bệnh viện tỉnh và bệnh viện tư nhân thực hiện phân loại chất thải ngay tại nguồn tốt hơn bệnh viện huyện và các trung tâm y tế 93,9% đã thực hiện tách riêng vật sắc nhọn ra khỏi chất thải rắn y tế nguy hại. 85% bệnh viện đã sử dụng mã màu sắc trong việc phân loại chất thải. Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế tại một số bệnh viện, việc thực hiện Quy chế vẫn chưa đầy đủ. Nhiều bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải ngay tại nguồn nhưng việc phân loại chưa chính xác còn khá phổ biến. Đã có nhiều biện pháp được áp dụng để cô lập các vật sắc nhọn, bao gồm cả việc sử dụng các hộp carton màu vàng (theo đúng quy chế), nhưng do điều kiện kinh phí còn hạn hẹp nên nhiều bệnh viện đã tận dụng các chai nhựa (chai dịch truyền, chai nước khoáng) để thu gom kim tiêm. (theo Dự thảo chương trình “Quản lý về xử lý chất thải bệnh viện”, tháng 9/2006) Thu gom chất thải trong bệnh viện Theo quy định, các chất thải y tế và chất thải sinh hoạt đều được hộ lý và y công thu gom hàng ngày ngay tại khoa phòng. Tuy nhiên, tình trạng chung là các bệnh viện không có đủ áo bảo hộ và các phương tiện bảo hộ khác cho nhân viên trực tiếp tham gia vào thu gom, vận chuyển và tiêu hủy chất thải. Mặt khác, phần lớn các bệnh viện tuyến huyện sử dụng túi nylon không chuyên dụng, không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật dành cho thu gom chất thải vì lý do thiếu kinh phí. Lưu trữ chất thải bệnh viện Hầu hết các điểm tập trung rác nằm trong khu đất bệnh viện, vệ sinh không đảm bảo, có nhiều nguy cơ gây rủi ro do vật sắc nhọn rơi vãi, nhiều côn trùng xâm nhập ảnh hưởng đến môi trường bệnh viện. Một số điểm tập trung rác không có mái che, không có rào bảo vệ, vị trí gần nơi đi lại, những người không có nhiệm vụ dễ xâm nhập. Chỉ có một số ít bệnh viện có nơi lưu giữ chất thải đạt tiêu chuẩn quy định. Vận chuyển chất thải ngoài cơ sở y tế Nhân viên của Công ty Môi trường đô thị đến thu gom các túi chất thải của bệnh viện, tuy nhiên hiện vẫn chưa có xe chuyên dụng để chuyên chở chất thải bệnh viện. Mới có một vài công ty bước đầu nghiên cứu sản xuất được phương tiện để thu gom và vận chuyển chất thải, tuy nhiên còn đang ở giai đoạn thí điểm, chưa sản suất đại trà. Các bệnh viện đã phân loại, tách riêng chất thải y tế, chất thải sinh họat, và được Công ty Môi trường đô thị vận chuyển ra khỏi bệnh viện bằng xe chuyên dụng của Công ty Môi trường đô thị (theo Hội thảo về quản lý môi trường trong ngành y tế 3/2005). Các phương pháp xử lý và tiêu hủy chất thải rắn y tế Thiêu đốt chất thải rắn y tế Rác y tế hiện nay đang được xử lý bằng phương pháp đốt là chủ yếu. Tùy nơi, việc đốt rác sẽ được thực hiện ở lò đốt riêng do bệnh viện tự xây hoặc có hình thức đốt tập trung theo cụm bệnh viện như tại thành phố Hồ Chí Minh. Hầu hết các lò đốt theo cụm bệnh viện hiện nay đều được xây theo công nghệ ngoại nhập hiện đại, vì vậy cơ bản đã ổn định được công tác xử lý chất thải bệnh viẹân, đăïc biệt lò xử lý chất thải y tế Bình Hưng Hòa trực thuộc Công ty Môi trường Đô thị thành phố Hồ Chí Minh, được xây dựng năm 1999, là một khu xử lý rác có công suất lớn và đã được cấp giấy chứng nhận ISO 9001:2000. Bên cạnh những lò đốt hiện đại, thì lò đốt do các bệnh viện tự xây dựng thường theo công nghệ cũ, lại không đảm bảo an tòan về môi trường; ví dụ như tại Bệnh viện Bạch Mai, lò đốt được xây bằng gạch, gần nhà dân, khi vận hành chất thải luôn được đốt bằng củi hoặc dầu, tạo ra nhiều khói bụi mù mịt, mùi khó chịu bay ra khu dân cư (theo Hội thảo về quản lý môi trường trong ngành y tế 3/2005). Chôn lấp chất thải rắn y tế Trong hầu hết các bệnh viện huyện chất thải y tế được chôn lấp tại bãi công cộng hay chôn lấp trong khu đất của một số bệnh viện. Trường hợp chôn lấp trong bệnh viện, chất thải được chôn vào trong các hố đào và lấp đất lên, nhiều lớp đất phủ trên quá mỏng không đảm bảo vệ sinh. Tại các bệnh viện không có lò đốt tại chỗ, bào thai, nhau thai và bộ phận cơ thể bị cắt bỏ sau phẫu thuật được thu gom để đem chôn trong khu đất bệnh viện hoặc chôn trong nghĩa trang tại địa phương. Nhiều bệnh viện hiện nay gặp khó khăn trong việc tìm kiếm diện tích đất để chôn. Vật sắc nhọn cũng được chôn lấp cùng với các chất thải y tế khác tại khu đất bệnh viện hay tại bãi rác công cộng, dễ gây rủi ro cho nhân viên thu gom, vận chuyển chất thải và cộng đồng. Hiện tại, còn một số bệnh viện, chất thải nhiễm khuẩn nhóm A vẫn được trộn lẫn với chất thải sinh hoạt mà không được xử lý đặc biệt gì trước khi tiêu hủy và được thải ra bãi rác của thành phố, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường của cộng đồng sống gần bãi rác. Tóm lại, quy trình quản lý - xử lý chất thải rắn tại các bệnh viện nhìn chung có thể biểu thị qua hình 2.1 và hình 2.2 sau: Hình 2.1: Quy trình quản lý – xử lý chất thải rắn tại các bệnh viện RÁC SINH HOẠT RÁC Y TẾ THU GOM (túi màu vàng) THU GOM (túi màu xanh) VẬN CHUYỂN VẬN CHUYỂN BẢO QUẢN Chờ đốt rác theo mẻ ĐỐT TẠI CÁC LÒ ĐỐT RÁC. Tro còn lại 5-10% gom chuyển về chất thải chung. XỬ LÝ CHUNG Chôn lấp, ủ phân Hình 2.2: Các khâu trong xử lý chất thải tại bệnh viện Thu gom Tồn trữ và phân loại tại nguồn Nguồn phát sinh Trung chuyển và ø vận chuyển Phân loại và xử lý Thải bỏ Chương III: TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN CHỢ RẪY 3.1 Lịch sử hình thành và phát triển bệnh viện Chợ Rẫy Tên bệnh viện: Bệnh viện Chợ Rẫy Tên quốc tế: ChoRay Hospital Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh - Q5, Thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại: (84 - 8) 855 4137 – 855 4138 Fax: (84 - 8) 855 7267 Email: bvchoray@hcm.vnn.vn www.choray.org.vn Bệnh viện Chợ Rẫy được thành lập năm 1900 với tên chính thức là “Hospital Municipal de Cholon”, rồi lần lượt bệnh viện được đổi tên thành “Hospital Indegene de Cochinchine” vào năm 1919 (hình 3.1); “Hospital Lalung Bonnaire” vào năm 1938 (hình 3.2); và “Hospital 415” (1945). Sau đó, bệnh viện được tách ra làm 2 phòng khám là Hàm Nghi và Nam Việt. Hai phòng khám này sát nhập lại vào năm 1957 để trở thành Bệnh viện Chợ Rẫy cho tới ngày nay. Trong thực tế, người dân vẫn dùng tên Chợ Rẫy để gọi bệnh viện từ ngày thành lập. Hình 3.1: Bệnh viện Chợ Rẫy vào năm 1919 Hình 3.2: Bệnh viện Chợ Rẫy vào năm 1938 Năm 1971, Bệnh viện Chợ Rẫy được tái xây dựng trên một diện tích 53.000m2 với trang thiết bị hiện đại để trở thành một trong những bệnh viện lớn nhất Đông Nam Á. Công trình được hoàn thành vào tháng 6/1974 bằng viện trợ không hoàn lại của chính phủ Nhật Bản. Tòa nhà mới của bệnh viện Chợ Rẫy ngày nay gồm 11 tầng và chia thành các khu như sau: Khu A: Khu cấp cứu và phòng khám Khu B1 và B3: Khu điều trị nội và ngoại khoa Khu B2: Khu thang máy Khu C1: Khu vật lý trị liệu Khu C2: Khu xét nghiệm, X quang, phòng mổ Khu C3: Khoa thăm dò chức năng và tiếp liệu thanh trùng Khu D1: Hội trường Khu D2: Nhà ăn Hình 3.3: Bệnh viện Chợ Rẫy ngày nay 3.2 Chức năng và nhiệm vụ Bệnh viện Chợ Rẫy là một bệnh viện đa khoa gồm: Nội khoa (Tim mạch, Thận, Phổi, Huyết học, Số

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docphan 1.doc
  • docMUC LUC.doc
  • docphan 2.doc
  • docphu luc.doc
  • docso do 4.doc
  • doctrang bia.doc