- Chủng loại thuốc BVTV nông dân sử dụng: Số hộ nông dân sử dụng thuốc BVTV hoá học để phòng trừ sâu bệnh trên rau là 100%, số hộ sử dụng thuốc BVTV nguồn gốc sinh học chiếm 32%. Vẫn có 2,67% hộ sử dụng thuốc ngoài danh mục phun trên rau, không có hộ nào sử dụng thuốc cấm để phòng trừ sâu hại.
- Số hộ sử dụng thuốc BVTV trung bình trên rau của nông dân là 2-3 lần/vụ, lứa rau. Số hộ sử dụng thuốc BVTV > 5 lần/ lứa rau chiếm 10% số hộ điều tra.
- Đánh giá hiệu quả phòng trừ sâu: đa số nông dân được hỏi đánh giá hiệu quả phòng trừ sâu hại là tốt hoặc khá. Vẫn còn 15,33% số hộ được hỏi đánh giá hiệu quả phòng trừ sâu hại đạt mức trung bình và 2,67% đánh giá hiệu quả thấp.
49 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 3375 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu hiệu quả một số thuốc BVTV đối với sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự ở vùng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhộng.
+ Nhộng màu nâu tươi, cuối bụng có 1 đôi gai ngắn.
+ Vòng đời của sâu khoang trung bình 26-35 ngày.
Thời gian hoá nhộng của trứng:3-7 ngày.
Sâu non: 12-27 ngày.
Nhộng: 8-10 ngày.
- Quy luật phát sinh gây hại:
+ Sâu khoang phát sinh mạnh trong điều kiện nóng, ẩm, nhiệt độ từ 25-300C.
+ Hàng năm sâu phát sinh hại nặng từ tháng 6 đến tháng 12[6,11,17].
Hình 3: Sâu khoang hại rau họ hoa thập tự
1-Buớm 3- Sâu non
2-Trứng 4- Bắp cải bị hại
1.3.4 Rệp
Chích hút dinh dưỡng chủ yếu dưới mặt lá từ khi cây con đến khi thu hoạch, làm cây còi cọc, lá biến dạng, chuyển màu vàng nếu bị nặng.
Rệp bắp cải hầu như chỉ gây hại trên rau họ hoa thập tự, còn rệp đào gây hại trên nhiều loaị cây trồng thường phát sinh muộn hơn. Rệp thường phát sinh mạnh trong điều kiện khô hạn. [16]
Có 3 loại rệp hại rau thường gặp:
+ Rệp đào (hoặc gọi rệp thuốc lá): Myzus persicae Sulzer
+ Rệp hại rau cải (hoặc rệp cải củ): Rhopaosiphum peuseudobrassicae Davis
+ Rệp bắp cải: Brevicoryne brassicae Linnacus
- Họ: Cả ba loài rệp trên đều thuộc họ rệp muội (Aphididae)
- Bộ cánh đều: Homoptera
- Đặc điểm:
+ Rệp trưởng thành có 2 dạng: Dạng có cánh và dạng không có cánh. Nếu thức ăn kém, thời tiết bất thuận thì rệp không cánh chuyển thành có cánh để di chuyển đi nơi khác. Mỗi rệp cái đẻ 50-85 con.
+ Cả rệp non và rệp trưởng thành bám vào lá, thân,hoa để trích hút dịch các loại rau họ hoa thập tự: Cải bắp, su hào, cải xanh, cải trắng. Cây bị nặng, lá quăn queo, úa vàng, ngọn rụt lại.
+ Vòng đời của rệp ngắn 6-18 ngày.
- Qui luật phát sinh gây hại:
+ Rệp rau cải phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ thấp 14-150 C, ẩm độ 50-80%.
+ Rệp bắp cải phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ 20-250C. Mưa lớn sẽ làm rệp bị rửa trôi và chết nhiều.
+ Hàng năm rệp phát sinh gây hại nặng rau họ hoa thập tự từ tháng 10-11 và tháng 2-3.
+ Các loại rau cải đông dư, cải xanh, cải trắng thường bị rệp hại nặng giai đoạn cây con đến sau trồng 1 tháng [6,11,17].
Hình 4: Rệp hại rau họ hoa thập tự
1.3.5 Bọ nhảy sọc cong vỏ lạc
Bọ trưởng thành di chuyển nhanh, cắn thủng lỗ chỗ lá các loài rau cải. Thường gây hại nặng ở rau ăn lá ngắn ngày và cây con. Sâu non cắn rễ phụ dưới đất, đục vào rễ chính làm cây vàng rồi chết.[15]
- Tên khoa học: Phyllotreta vittata Fabr.
- Họ ánh kim: Chrysomelidae
- Bộ cánh cứng: Coleoptera.
- Đặc điểm:
+ Trưởng thành là bọ cánh cứng. Toàn thân màu nâu đen bóng, trên mỗi cánh có một vân hình củ lạc, màu vàng nhạt.
+ Trưởng thành ít mẫn cảm với ánh sáng
+ Trưởng thành nhảy xa, bay khỏe, chúng thường phá lúc sáng sớm, chiều mát, trưa nắng ẩn nấp dưới lá rau.
+ Bọ trưởng thành đẻ trứng trong đất hoặc trên thân cây gần sát mặt đất. Mỗi con đẻ 25-200 trứng.
+ Thời gian sống của trưởng thành tới hàng năm, thời kỳ trước đẻ trứng là 15-80 ngày, đẻ trứng 30-45 ngày.
Thời gian phát dục của trứng: 4-8 ngày
Sâu non: 11-12 ngày
Nhộng: 8-11 ngày
+ Bọ trưởng thành đẻ trứng trong đất hoặc trên thân cây gần sát mặt đất. Mỗi con đẻ 25-200 trứng. Trứng hình bầu dục màu vàng sữa, dài 0,3mm, rộng 0,15mm.
+ Sâu non có 3 tuổi, đẫy sức dài 4mm, mỗi đốt đều có u lồi trên có lông.
+ Sâu non hại rễ và củ tạo thành đường ngoằn nghoèo làm cho rễ đứt, củ thối, cây bị héo. Khi đẫy sức sâu non hóa nhộng trong đất. Sâu non sống trong đất khoảng 4-5 tuần thì hoá nhộng.
+ Nhộng màu vàng nhạt, mầm cánh và mầm chẩn rất phát triển. Đôi cuối có 2 gai lồi.
- Qui luật phát sinh gây hại :
+ Bọ nhảy phát sinh và hoạt động mạnh trong điều kiện nhiệt độ ấm 20-300 C, ẩm độ trên 80%.
+ Hàng năm bọ nhảy phát sinh gây hại từ tháng 3-tháng 10, phát sinh mạnh vào tháng 5- tháng 6 trên các rau họ hoa thập tự vụ xuân hè [6,11,17].
Hình 5: Bọ nhảy sọc cong hại rau họ hoa thập tự
Bọ trưởng thành đẻ trứng
Bọ trưởng thành và lá bị hại
Sâu non
1.4 Cơ chế tác động, ưu nhược điểm của thuốc BVTV
Thuốc BVTV là những hợp chất độc nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hoá học dùng để phòng trừ sâu, bệnh, cỏ dại, chuột,hại cây trồng và nông sản.
Thuốc BVTV đã được sử dụng từ nhiều thập kỷ nay để phòng trừ sinh vật hại cây trồng và nông sản đã đem lại lợi ích kinh tế lớn. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới thì năm 1998 toàn thế giới sử dụng 3,1 triệu tấn thuốc BVTV giá trị trên 20 tỉ đôla Mỹ, trong đó có 6,1 tỷ thuốc trừ sâu hại. Thuốc trừ sâu hại được dùng nhiều ở các nước châu á và Thái Bình Dương. Năm 1985 các nước châu á và Thái Bình Dương dùng 10% trên tổng số thuốc sử dụng trên thế giới, mỗi năm tăng bình quân 5-7%, trong đó thuốc trừ sâu được sử dụng nhiều nhất (75%). Ngày nay một nền nông nghiệp hiện đại không thể không sử dụng thuốc BVTV[14].
Thực tế cho thấy phương pháp phòng trừ sâu hại rau bằng hoá học đóng vai trò chủ đạo trong nhiều thập kỷ ( nhất là những năm 1956-1960 ) do những ưu điểm chính là lợi ích kinh tế mà loại thuốc này đem lại.Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau đã xuất hiện nhiều hậu qủa tiêu cực đối với con người, sinh thái và đi ngược lại nỗ lực nhằm tạo ra nông sản sạch bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người sử dụng.
Chính vì vậy, các nhà khoa học trong và ngoài nước đã và đang nỗ lực nghiên cứu nhằm tạo ra các loại thuốc thế hệ mới, đặc biệt chú trọng vào nghiên cứu sản xuất ra các loại thuốc BVTV sinh học với những ưu điểm khắc phục được phần lớn nhược điểm của các loại thuốc trừ sâu hoá học để thay thế một phần thuốc trừ sâu hoá học có độc tính cao.
1.4.1 Cơ chế tác động
a. Sự xâm nhập của chất độc vào cơ thể côn trùng theo thức ăn vào bộ máy tiêu hoá ( thuốc vị độc và nội hấp ).
- Các loại thuốc vị độc xâm nhập vào côn trùng qua con đường miệng, thích hợp để diệt sâu hại có miệng gặm nhai, gặm hút, liếm hút.
- Thuốc nội hấp được cây hút qua rễ hoặc lá và vận chuyển qua hệ thống mạch dẫn, thuốc không độc đối với cây nhưng có tác dụng diệt côn trùng gây hại có miệng chích hút.
- Khi côn trùng ăn phải thức ăn chứa chất độc có tác dụng vị độc, chất độc ở miệng côn trùng sẽ chịu tác động của enzim trong tuyến nước bọt. Quá trình đó tiếp tục xảy ra khi thức ăn qua ống thực quản và lúc này một phần thức ăn lẫn chất độc được chuyển từ dạng không hoà tan thành dạng hoà tan. Đến ruột giữa, quá trình đồng hoá chất độc xảy ra mạnh mẽ, chất độc đi qua vách ruột bằng sự thẩm thấu hoặc phá huỷ vách ruột giữa rồi chuyển vào huyết dịch. Cùng với huyết dịch chất độc đi khắp cơ thể xâm nhập vào các trung tâm sống quan trọng ( hệ thần kinh ) hoặc bị giữ lại trong mô mỡ.
- Nếu đến ruột giữa mà chất độc chưa được chuyển sang dạng hoà tan thì cơ thể không thể đồng hoá được và chất độc sẽ bị thải ra ngoài qua hậu môn hoặc qua tác động của thuốc đến ruột mà bị đẩy ra ngoài bằng nôn mửa.
- Một lượng nhỏ chất độc cũng có thể thấm qua ruột trước vào thành ruột sau và được giữ lại ở đó. Quá trình đồng hoá càng nhanh, sự bài tiết càng chậm, chất độc giữ lại trong ruột càng lâu, lượng chất độc xâm noập vào cơ thể càng nhiều.Mức độ gây độc cho côn trùng càng lớn.
- Thuốc nội hấp là một dạng đặc biệt của thuốc vị độc nên cũng gây độc cho côn trùng theo hướng này[6,11,14].
b. Sự xâm nhập của chất độc qua biểu bì côn trùng (thuốc tiếp xúc, thấm sâu)
- Thuốc tiếp xúc gây hại cho côn trùng qua con đường tiếp xúc, thích hợp để diệt sâu hại hoạt động bên ngoài cây hoặc đối tượng cần bảo vệ.
- Thuốc thấm sâu có khả năng thấm sâu vào cơ thể thực vật, gây độc cho côn trùng cư trú bên trong, thích hợp để diệt sâu hại hoạt động bên trong cây.
- Thuốc trừ sâu tiếp xúc, thấm sâu muốn xâm nhập vào cơ thể côn trùng phải qua lớp da. Lớp ngoài cùng của da là biểu bì, được cấu tạo bằng lipit và lipoproteit biến tính có tác dụng giữ khung cơ thể, ngăn cho nước không từ cơ thể thoát ra, đồng thời cũng ngăn cản sự xâm nhập của các chất hoà tan vào cơ thể. Các thuốc trừ sâu có khả năng hoà tan lipit và lipoproteit càng mạnh thì hiệu lực tiếp xúc của thuốc đó càng cao. Lớp biểu bì trên chứa nhiều lipit và các chất giống colesterin có thể hoà tan hợp chất hữu cơ nhưng thuốc lại không thể thấm qua lớp biểu bì ngoài và không qua được lớp biểu bì trong có thành phần chủ yếu là kitin. Tuy nhiên lớp biểu bì này không bao phủ toàn cơ thể vì các đoạn da mềm vận động như khớp cảm giác, râu, bàn chân thuốc sẽ dễ dàng xâm nhập qua dễ vào cơ thể.
- Sau khi xâm nhập qua da, thuốc sẽ tan theo chiều ngang xuống nội bì rồi đi vào máu. Chất độc theo máu đi khắp cơ thể xâm nhập vào trung tâm sống gây độc cho côn trùng.
- Thuốc dạng sữa có hiệu lực tiếp xúc cao hơn các loại thuốc khác, bởi thuốc này có dung môi hữu cơ có khẳ năng hoà tan chất béo, thấm ướt nhanh biểu bì trên. Hoạt chất thuốc trừ sâu lại ở dạng hoà tan nên dễ thẩm thấu qua vật cản vào máu.
- Một số thuốc tiếp xúc hay dầu có thể gây chết cho côn trùng ngay cả khi thuốc không thễ xâm nhập được qua biểu bì. Do thuốc tạo thành một lớp màng bao bền trên toàn bộ cơ thể côn trùng, ngăn cản quá trình hấp thụ O2 và thải CO2 làm cho côn trùng bị ngạt mà chết.
- Thấm sâu là một dạng đặc biệt của thuốc tiếp xúc nên cùng tuân theo quy luật này[6,11,14].
c. Xâm nhập qua hệ thống khí quản vào cơ thể côn trùng (thuốc trừ sâu xông hơi)
- Chất độc xông hơi có khả năng bay hơi xâm nhập qua lỗ thở, qua hệ thống khí quản và vi khí quản vào tế bào thông qua quá trình hô hấp.
- Thuốc xông hơi khuếch tán qua vách khí và vi khí quản tràn vào huyết dịch gây độc cho côn trùng.
- Khi tiếp xúc với thuốc xông hơi, côn trùngcó phản ứng đặc biệt thể hiện bằng cách đóng lỗ thở lại và côn trùng sống nhờ O2 dự trữ trong hệ thống khí quản. Khi lượng O2 dự trữ hết thì bắt buộc phải mở các lỗ thở. Vì vậy khi sử dụng chất độc xông hơi cần phải đảm bảo lượng chất độc đúng nồng độ giữ suốt thời gian xử lí. Muốn bảo đảm yêu cầu trên. thuốc xông hơi phải phải được xử lí ở nơi có khoảng không gian cố định ( như ở nhà kho, nhà kính v.v).
- Chất độc xông hơi xâm nhập qua con đường hô hấp mạnh hơn các con đường khác, tác động ngay đến máu, hệ thần kinh và các trung tâm sống. Cường độ hô hấp càng mạnh, thuốc càng xâm nhập vào cơ thể nhanh và nhiều hơn. [6,11,14].
1.4.2 Ưu điểm, nhược điểm của thuốc BVTV
1.4.2.1 Thuốc BVTV hoá học
a. ưu điểm
- Thuốc hoá học có hiệu quả nhanh, hiệu quả kịp thời. Vì thuốc phản ứng rất nhanh về thời gian.
- Thuốc hoá học làm cho năng suất của cây trồng ổn định (tác dụng kích thích của thuốc BVTV).
Khi sử dụng một số thuốc BVTV, phẩm chất và năng suất của cây trồng có thể tăng lên do thuốc kích thích cây sinh trưởng phát triển tốt, tăng tỉ lệ nảy mầm và sức nảy mầm của hạt, cải thiện sự phát triển của bộ rễ, tăng chiều cao, số nhánh, số bông, tăng trọng lượng củ quả hạt
-Thuốc có hiệu quả trong phạm vi rộng, hiệu quả với nhiều loại dịch hại trên nhiều loại cây trồng.
- Phạm vi áp dụng của thuốc hoá học rộng[11].
b. Nhược điểm
- Có tính độc, gây ô nhiễm môi trường (ở đa số các thành phố của Mỹ người ta phát hiện thấy dư lượng thuốc BVTV trong nước thải sinh hoạt), vật nuôi.
(Ước tính có khoảng 3% số thịt gà bàn trên thị trường Mỹ có dư lượng thuốc BVTV cao quá mức quy định).
Đôi khi thiệt hại kinh tế do thực phẩm nhiễm thuốc BVTV gây ra có thể rất lớn. Ví dụ ở Hawaii (Mỹ), việc phát hiện ra sữa nhiễm thuốc trừ sâu năm 1982 đã khiến cho người dân ở đây tẩy chay sữa của địa phương làm cho toàn bộ ngành sữa phải thay đổi cơ cấu.
- ảnh hưởng đến sức khỏe của con người ( ảnh hưởng do nhiễm độc trực tiếp).
Bênh tật do thuốc BVTV gây ra là cái giá cao nhất cho việc sử dụng chúng. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, hàng năm trên toàn thế giới có khoảng 3 triệu vụ ngộ độc thuốc BVTV, trong đó có 220.000 vụ dẫn đến tử vong. Người ta ước tính gần 1% ( gần 12.000 ca/ năm) số ca ung thư ở Mỹ là do thuốc BVTV gây nên.
Một nghiên cứu của Anh cho thấy 50% số ca nhiễm độc thuốc BVTV là ở trẻ em, đặc biệt có sự liên quan đặc biệt giữa ung thư ở trẻ em với thuốc BVTV.
- Sử dụng thuốc không hợp lý, với nồng độ cao, sử dụng thường xuyên, liên tục, làm phát triển tính kháng thuốc của sâu bệnh, cỏ dại ( theo báo cáo chương trình LHQ đây là một trong 4 vấn đề hàng đầu thế giới); giảm sút rõ rệt về tính đa dạng của quần thể có ích; làm xuất hiện những loại dịch hại mới; làm tái sinh dịch hại,.
Chỉ tính riêng ở Mỹ, do tính kháng thuốc của sâu bệnh hàng năm người ta phải chi thêm đến 400 triệu USD để diệt sâu bệnh.
Do muỗi phát triển tính kháng thuốc đối với thuốc trừ sâu, cộng với ký sinh trùng sốt rét phát triển tính kháng thuốc đối với thuốc chữa bệnh sốt rét ở ấn Độ và một số nước ở châu á, châu Phi, châu Mỹ La tinh làm cho tổng số ca sốt rét hàng năm trên thế giới ước tính là 100 đến 120 triệu ca, trong đó có 1 triệu ca tử vong.
Trên toàn thế giới, thuốc BVTV gây ảnh hưởng bất lợi đến kẻ thù tự nhiên của sâu bệnh. Theo báo cáo của tổ chức nông lương thế giới (FAO) ước tính chỉ trong thời gian 2 năm thiệt hại đã là 1,5 tỷ USD[11,14].
1.4.2.2 Thuốc BVTV nguồn gốc sinh học
Đứng trước sự phát triển mạnh và bùng nổ về số lượng của các loại sâu hại rau, việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu hoá học đã có biểu hiện kém hiệu quả. Để khắc phục những tác hại của các loại thuốc trừ sâu hoá học khi sử dụng, việc sử dụng các biện pháp sinh học đang là vấn đề cấp thiết mang tính toàn cầu.
a. Ưu điểm
- Không gây độc cho người và các sinh vật khác.
- Hầu như không gây ô nhiễm môi trường.
- Chưa tạo nên tính kháng thuốc cho sâu hại.
- Không ảnh hưởng đến chất lượng, phẩm chất nông sản.
- Không làm ảnh hưởng xấu đến các loài sinh vật cần bảo vệ như: thiên địch, đảm bảo cân bằng sinh học.
- Phạm vi ứng dụng rộng, ít khi phụ thuộc vào địa hình, tuổi cây.
- Hiệu quả của thuốc kéo dài.
- Thực hiện tốt phương pháp sinh học có thể khống chế được dịch sâu hại, thậm chí dập tắt được dịch khi các phương pháp khác không phát huy được tác dụng.
[11]
b. Nhược điểm
- Tác dụng chậm nên hiệu quả chậm, nên hiệu quả của thuốc ban đầu không cao.
- Phổ tác dụng của thuốc hẹp.
- Phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
- Giá thành cao
[11]
1.5 Nghiên cứu sử dụng các loại thuốc BVTV phòng trừ sâu hại rau họ hoa thập tự
Việc phòng trừ sâu hại rau hiện nay đang là vấn đề cấp thiết. Có nhiều biện pháp phòng trừ sâu hại nhưng phổ biến nhất từ trước đến nay vẫn là biện pháp hoá học.
Có rất nhiều loại thuốc hóa học được sử dụng để phòng trừ sâu hại rau họ hoa thập. Vào đầu thập kỷ 50, tại các vùng trồng rau ngoại thành Hà Nội, DDT được sử dụng để phòng trừ sâu hại rau họ hoa thập tự.
Vào những năm 1986-1987 thuốc trừ sâu Sherpa và Decis đưa vào sử dụng để phòng trừ sâu tơ ở những vùng chuyên canh Đà Lạt, TP HCM ( Hùng và Hà, 1994 ).
Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Văn Viên (1994-1995) đã khảo nghiệm hiệu lực một số thuốc để phòng trừ sâu tơ ở Gia Lâm, Từ Liêm (Hà Nội) và đã khuyến cáo dùng thuốc Regent 800WG, Secure 10EC, Sumicidin 30EC, Atabron 5EC để phòng trừ sâu tơ. Các thuốc này chỉ nên dùng 1 lần, lần sau luân phiên bằng thuốc khác hoặc luân phiên các thuốc này với nhau [9].
Qua một thời gian sử dụng thuốc, người ta nhận thấy một số sâu hại lúc đầu tưởng như có thể giải quyết đơn giản bằng phương pháp hoá học nhưng thực tế không phải như vậy. Trong những năm đầu do tác dụng của thuốc hoá học, mật độ sâu hại trên ruộng có giảm đi nhưng trong những năm tiếp theo mặc dù lượng thuốc sử dụng không hề giảm đi song mật độ sâu hại không giảm mà còn cao hơn. Kết quả là thiệt hại mùa màng nặng thêm. Một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này là do việc lạm dụng thuốc BVTV hoá học gây ra “sự mất cân bằng sinh học” trên đồng ruộng, sự kháng thuốc của một số loại sâu hại như sâu tơ.
Nhằm mục đích hạn chế sử dụng thuốc hóa học, nhiều nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu tìm hiểu các biện pháp sinh học thay thế một phần biện pháp hoá học trong phòng trừ sâu hại rau họ hoa thập tự.
Theo Hoàng Anh Cung và CTV (1995) đã chỉ ra các thuốc có nguồn gốc hạt củ đậu, lá xoan không tạo cho sâu hình thành tính kháng thuốc an toàn cho thiên địch và môi trường [2].
ở Indonesia, Laksana Wati et al (1988) đã sử dụng Avermectin( Abamectin) thuốc trừ sâu vi sinh nguồn gốc từ Streptomicin avermectylis và Bt để trừ sâu tơ và rệp đào Myzus persicae trên bắp cải [27].
Tại Chi cục BVTV Hà Nội đã khảo hiệu lực một số loại thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học để phòng trừ sâu hại trên rau họ hoa thập tự như: Song mã 24.5 EC, Lục Sơn 0,26 DD ( phòng trừ sâu khoang, bọ nhảy, rệp, sâu tơ, sâu xanh bướm trắng ), Bitadin WP ( phòng trừ bọ nhảy, rệp, sâu tơ, sâu xanh bướm trắng ) và một số loại thuốc khác [1].
Lê Văn Trịnh (1999) đã nghiên cứu và đề xuất biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu hại rau họ thập tự ở vùng đồng bằng sông Hồng. Nội dung của biện pháp PTTH bao gồm việc áp dụng đồng bộ các biện pháp sau đây:
- Biện pháp canh tác: vệ sinh đồng ruộng, xử lý triệt để tàn dư cây trồng ngay sau khi thu hoạch và trước khi gieo trồng rau. Dùng cây giống đều cây và sạch sâu bệnh. Trồng cây với mật độ hợp lý tùy giống và mùa vụ, xen canh trực tiếp với các cây trồng khác họ. Sử dụng phân bón hợp lý và cân đối, kết thúc bón đạm trước thu hoạch 20 ngày.
- Biện pháp thủ công: thường xuyên kết hợp ngắt tỉa lá già, bắt giết sâu non và nhộng.
- Bảo vệ thiên địch, sử dụng chế phẩm sinh học và thảo mộc: nhúng cây con vào dung dịch Bt, VBt trước khi trồng. Sử dụng chế phẩm sinh học hoặc thảo mộc hoặc phun kép 2 loại chế phẩm này cách nhau 5 - 7 ngày vào đỉnh cao sâu non tuổi 1 - 2 của lứa 1 và lứa 3 trong ruộng rau. Có thể phun chế phẩm sinh học vào đỉnh cao trứng rộ (trước sâu tuổi 1 - 2 rộ từ 3 - 5 ngày).
- Sử dụng thuốc hóa học hợp lý, xen kẽ với chế phẩm sinh học, thảo mộc: Xử lý sạch sâu trên cây con trước khi trồng. Dùng thuốc hạt bón hốc khi trồng. Chỉ phun thuốc sau khi đã kiểm tra sâu hại trên ruộng ở đỉnh cao sâu tuổi 1 - 2 của lứa 2 bằng các thuốc có hiệu lực cao như Regent, Padan, Pegasus. Có thể phun kép bằng chế phẩm sinh học Bt hoặc VBt, hoặc chế phẩm thảo mộc HCĐ, Đerris... sau đó 7 ngày. Không dùng thuốc hóa học ở lứa sâu thứ nhất (20 - 25 NST) và lứa sâu thứ 3 (trước thu hoạch 10 - 15 ngày), hoặc khi lứa sâu thứ 2 có mật độ thấp chưa tới mức phải dùng thuốc hóa học.
- Giám sát đồng ruộng, sử dụng thuốc hợp lý theo đỉnh số lượng sâu tuổi 1 - 2: Căn cứ vào thời vụ và chủng loại rau để chủ động kế hoạch chuẩn bị các loại thuốc phù hợp. Thường xuyên giám sát đồng ruộng theo dõi mật độ sâu non tuổi 1 - 2 trên 15 - 25 cây/sào vào các thời điểm dự báo (20 - 25 NST, 45 - 50 NST, 70 - 75 NST; riêng vụ hè thu vào 15 và 35 NST) để quyết định loại thuốc và thời điểm sử dụng có hiệu quả [5].
PHầN THứ hai
Vật liệu, NộI DUNG Và PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
2.1.1. Rau họ hoa thập tự ( Brassicaceae hoặc Cruciferae )
- rau bắp cải (Brassica oleracea var. capitara)
- súp lơ xanh (Brassica italica)
- cải xanh (Brassica juncae L.)
2.1.2. Thuốc trừ sâu thử nghiệm
TT
Tên thuốc
Hoạt chất
Đối tượng hướng dẫn phòng trừ
Liều lượng sử dụng
1
Vertimec 1.8 EC
18% Abamectin
Sâu tơ hại bắp cải, dòi đục lá cà chua
0,3-0,5 l/ha
2
Crymax 35 WP
B.T
Sâu tơ hại bắp cải
1,5-2,4 l/ha
3
Regent 800 WG
800 g Fipronil / kg
Sâu tơ hại bắp cải, dòi đục lá hại rau họ hoa thập tự,
0,3 kg/ha
4
Kuraba WP
B.T
Sâu xanh, sâu tơ, dòi đục lá, sâu đo,
0,5-0,6 kg/ha
5
Sword 40 EC
40% Abamectin
6
Sherpa 25 EC
25% Cypermethrin
Sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang, rệp,..
2,4-2,4 lít/ha
7
Oshin 20WP
200g Dinotefuran/kg
Bọ nhảy sọc cong
3,25g/ sào
8
Success 25 SC
25% Spinosad
sâu tơ hại bắp cải,..
0,6-1,2lít/ha
9
Shachong shuang 95 WP
95% Nereistoxin
sâu xanh, sâu tơ hại bắp cải, rệp hại rau,..
0,6-0,8 kg/ha
2.2 Địa điểm, thời gian, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm: Các huyện vùng chuyên rau ở Hà Nội
2.2.2. Thời gian: Từ tháng 12/2005 đến tháng 5/2006
2.2.3. Đối tượng nghiên cứu
2.2.3.1 Rau họ hoa thập tự .
2.2.3.2 Sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự
1. Sâu tơ
2. Sâu xanh bướm trắng
3. Sâu khoang
4. Rệp
5. Bọ nhảy sọc cong vỏ lạc
2.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Điều tra thu thập số liệu về tình hình sử dụng thuốc BVTV và tập quán phòng trừ sâu hại của nông dân trên rau họ hoa thập tự.
a. Địa điểm: các xã vùng chuyên rau ở huyện Thanh Trì, huyện Đông Anh - Hà Nội.
b. Số hộ: 150 hộ
c. Thời gian: Từ tháng12/2005- tháng 5/2006
d. Phương pháp điều tra
+ Điều tra thực tế sản xuất trên ruộng định kỳ 7 ngày / lần.
+ Phỏng vấn trực tiếp nông dân trồng rau kết hợp với sử dụng phiếu điều tra.
2.3.2 Điều tra diễn biến phát sinh sâu hại trên rau họ hoa thập tự
a. Địa điểm: Các xã vùng chuyên rau ngoại thành Hà Nội
b. Phương pháp điều tra
Tiến hành điều tra 7 ngày 1 lần theo phương pháp tự do không cố định ( điểm điều tra của các lần điều tra sau không trùng với các điểm của lần điều tra trước).
2.3.3 Bố trí thí nghiệm khảo nghiệm đồng ruộng
a. Đối tượng khảo nghiệm:
- Sâu tơ:
+ Công thức 1: Vertimec 1.8 EC
+ Công thức 2: Crymax 35 WP
+ Công thức 3: Regent 800WG
+ Công thức 4: Đối chứng
- Sâu xanh bướm trắng:
+ Công thức 1: Kuraba WP
+ Công thức 2: Sword 40EC
+ Công thức 3: Sherpa 25EC
+ Công thức 4: Đối chứng
- Bọ nhảy sọc cong vỏ lạc:
+ Công thức 1: Oshin 25WP
+ Công thức 2: Success 25 SC
+ Công thức 3: Shachong shuang 95 WP
+ Công thức 4: Đối chứng
b. Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Theo qui phạm khảo nghiệm diện hẹp do ngành BVTV quy định.
- Mỗi đối tượng sâu hại bố trí 4 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần. Cụ thể:
+ Địa điểm: Tại các huyện vùng chuyên rau Hà Nội.
+ Thời gian: Từ 27/12/2005-17/4/2006
+ Đối tượng: Các loại sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự
+ Chỉ tiêu điều tra: Mật độ phổ biến (con/m2), mật độ cao (con/m2).
+ Diện tích ô thí nghiệm (Lần nhắc ): 30 m2 / ô.
+ Cách phun : Phun đơn (1 lần).
c. Phương pháp điều tra
- Đối với sâu tơ, sâu xanh bướm trắng:
+ Điều tra 5 điểm cố định phân bố đều theo đường chéo góc của mỗi ô thí nghiệm.
+ Mỗi điểm điều tra 1m2.
+ Đếm toàn bộ số sâu trên cây để tính con /m2, tuổi sâu phổ biến.
- Đối với bọ nhảy:
+ Quây kín nilon cao 0.6 m quanh mỗi công thức thí nghiệm
+ Điều tra 5 điểm cố định phân bố theo đường chéo góc của mỗi ô thí nghiệm
+ Mỗi điểm điều tra 1m2
+ Đếm toàn bộ số bọ nhảy có trên mỗi điểm điều tra để tính số con/m2.
d. Thời gian theo dõi
Tiến hành điều tra mật độ sâu trước phun và sau phun 1, 3, 5, 7 ngày.
e. Chỉ tiêu theo dõi
Xác định hiệu lực của từng loại thuốc BVTV đối với các đối tượng sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự.
f. Xử lý số liệu
Các số liệu được tính toán theo công thức Henderson-Tilton và được xử lý thống kê bằng chương trình Irristat.
phần thứ ba
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1 Điều tra và thu thập số liệu về tình hình sử dụng thuốc BVTV và tập quán phòng trừ sâu hại chính của nông dân trên các loại rau họ hoa thập tự.
Kết quả điều tra về tình hình sử dụng thuốc BVTV và tập quán phòng trừ sâu hại trên rau họ hoa thập tự cho thấy:
Bảng 1: Tình hình sử dụng thuốc BVTV và tập quán phòng trừ sâu hại trên rau họ hoa thập tự của nông dân các huyện Thanh Trì, Đông Anh. Hà Nội.
TT
Chỉ tiêu điều tra
Số hộ điều tra
Số hộ sử dụng
Tỷ lệ (%)
I
Chủng loại thuốc BVTV sử dụng
1
Thuốc BVTV hoá học
150
150
100,0
2
Thuốc BVTV nguồn gốc sinh học
150
48
32
3
Thuốc BVTV cấm sử dụng
150
0
0
4
Thuốc BVTV ngoài danh mục
150
4
2,67
II
Sử dụng thuốc BVTV nhiều lần / vụ (>5 lần/vụ)
150
15
10
III
Nông dân đánh giá hiệu quả phòng trừ sâu bệnh
1
Hiệu quả cao
150
85
56,67
2
Hiệu quả khá
150
38
25,33
3
Hiệu quả trung bình
150
23
15,33
4
Hiệu quả thấp
150
4
2,67
IV
Lý do phun thuốc BVTV
1
Căn cứ vào kết quả kiểm tra sâu hại ( phun khi thấy sâu hại )
150
101
67,33
2
Phun theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật
150
28
18,67
3
Phun theo người xung quanh
150
6
4
4
Phun định kỳ
150
15
10
V
Lý do chọn thuốc BVTV
1
Nông dân tự chọn
150
78
52
2
Theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật
150
46
30,67
3
Chọn thuốc theo người bán gợi ý
150
16
10,67
4
Chọn thuốc theo người xung quanh
150
10
6,67
VI
Thời gian cách ly
1
Từ 3-5 ngày
150
32
21,33
2
Từ 5-7 ngày
150
27
18
3
Từ 7-10 ngày
150
30
20
4
Trên 10 ngày
150
45
30
5
Không trả lời
150
16
10,67
Nhận xét:
- Chủng loại thuốc BVTV nông dân sử dụng: Số hộ nông dân sử dụng thuốc BVTV hoá học để phòng trừ sâu bệnh trên rau là 100%, số hộ sử dụng thuốc BVTV nguồn gốc sinh học chiếm 32%. Vẫn có 2,67% hộ sử dụng thuốc ngoài danh mục phun trên rau, không có hộ nào sử dụng thuốc cấm để phòng trừ sâu hại.
- Số hộ sử dụng thuốc BVTV trung bình trên rau của nông dân là 2-3 lần/vụ, lứa rau. Số hộ sử dụng thuốc BVTV > 5 lần/ lứa rau chiếm 10% số hộ điều tra.
- Đánh giá hiệu quả phòng trừ sâu: đa số nông dân được hỏi đánh giá hiệu quả phòng trừ sâu hại là tốt hoặc khá. Vẫn còn 15,33% số hộ được hỏi đánh giá hiệu quả phòng trừ sâu hại đạt mức trung bình và 2,67% đánh giá hiệu quả thấp.
- Kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV
+ Nông dân quyết định chọn xử lý thuốc BVTV chủ yếu căn cứ vào kết quả kiểm tra tình hình phát sinh sâu hại trên đồng ruộng, tức là chỉ tiến hành phun thuốc BVTV khi thấy sâu hại phát sinh và gây hại ( chiếm 67,33% số hộ điều tra). Số hộ phun thuốc theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật chiếm 18,67%, tập trung tại các vùng sản
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH1757.doc