MỞ ĐẦU.1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ.1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .1
2.1 Mục tiêu lâu dài .5
2.2 Mục tiêu cụ thể.5
3. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI .5
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN.5
4.1 Khoa học .5
4.2 Thực tiễn .6
5. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI.6
6. CẤU TRÚC CỦA ĐỒ ÁN.6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .8
1.1 HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM DẦU TẠI VIỆT NAM .8
1.1.1 Sự cố tràn dầu ở Việt Nam từ năm 2004 đến nay.8
1.1.2 Nồng độ dầu tại một số cảng biển Việt Nam.8
1.1.3 Ô nhiễm dầu từ các cơ sở công nghiệp và dân cư đô thị .10
1.1.4 Ô nhiễm dầu tại các khu vực tổng kho xăng dầu.10
1.1.5 Ảnh hưởng của sự cố tràn dầu .11
1.2 VỎ SẦU RIÊNG.14
1.2.1 Nguồn gốc của VSR .14
1.2.2 Ngành trồng sầu riêng ở Việt Nam.15
1.3 QUÁ TRÌNH HẤP PHỤ.18
1.3.1 Khái niệm hấp phụ.18
1.3.2 Cơ chế của quá trình hấp phụ .18
1.3.3 Phân loại quá trình hấp phụ .19
1.4 CÁC LOẠI VẬT LIỆU HẤP PHỤ DẦU HIỆN NAY.19
1.4.1 Vật liệu hấp phụ dầu hữu cơ tổng hợp.19
1.4.2 Vật liệu hấp phụ dầu hữu cơ có nguồn gốc thiên nhiên .20
1.4.3 Vật liệu hấp phụ dầu vô cơ .20
1.5 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN.21
115 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 640 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu khả năng hấp phụ dầu khoáng của vỏ sầu riêng bổ sung Acid béo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rình hấp phụ. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả
năng hấp phụ Methylene Blue cao nhất và thấp nhất đối 95,91% và 87,46%, trong khí
đó Brilliant Green cao nhất và thấp nhất là 97,81% và 87,79%. Ngoài ra, thời gian hấp
phụ đạt bão hòa là 30 phút, thông qua các nghiên cứu cân bằng hấp phụ sử dụng mô
hình đường đẳng nhiệt Langmuir và Freundlich, khả năng hấp phụ tối đa Brilliant
Green là 95,23 mg/g, tiếp theo là Methylene Blue với 84,75 mg/g [23].
1.5.2.2 Trong nước
Tại Việt Nam cũng có một số công trình nghiên cứu về việc ứng dụng VSR làm
vật liệu hấp phụ, nhưng cũng chủ yếu là chế tạo than hoạt tính từ VSR để làm vật liệu
hấp phụ dầu trong nước thải. Cụ thể có một số công trình nghiên cứu như sau:
Nghiên cứu: “Tối ưu quá trình than hóa vỏ sầu riêng ứng dụng trong xử lý chất
màu( loại bỏ màu xanh methylen từ nước thải tổng hợp)” của Lê Thị Kim Phụng, Lê
Anh Kiên. Nội dung nghiên cứu là trình bày các điều kiện tối ưu cho quá trình than
hóa vỏ sầu riêng làm than hoạt tính để loại bỏ màu xanh methylen từ nước thải tổng
hợp. Ảnh hưởng của nhiệt độ than hóa (từ 673 K đến 923oK) và tỷ lệ KOH (0,2 – 1,0)
lên năng suất, diện tích bề mặt và khả năng hấp thụ chất màu của than hoạt tính cũng
được định lượng trong nghiên cứu này. Khả năng loại bỏ chất màu được đánh giá với
màu xanh methylen. Trong nghiên cứu này xác định các điều kiện tối ưu cho quá trình
than hóa vỏ sầu riêng được xác định bằng cách sử dụng phương pháp bề mặt đáp ứng
được ở nhiệt độ 760K và tỉ lệ KOH là 1.0, kết quả nghiên cứu ở điều kiện tối ưu cho
25
năng suất (51%), diện tích bề mặt (786m2/g), và khả năng loại bỏ xanh methylen là
(172 mg/g) [17].
Ngoài ra còn có “Nghiên cứu sản xuất than hoạt tính từ vỏ sầu riêng: ứng dụng
hấp phụ chất màu trong nước thải dệt nhuộm” do Trung tâm Phát triển Khoa học công
nghệ Trẻ chủ trì và TS. Nguyễn Ngọc Anh Tuấn là chủ nhiệm đề tài [18].
Không chỉ có các công trình nghiên cứu sử dụng VSR làm vật liệu hấp phụ, còn
có một số công trình nghiên cứu tách chết, sử dụng các thành phần trong VSR, cụ thể
là nghiên cứu của Phạm Hương Uyên tại Đại Học Đà Nẵng: “Nghiên cứu chuyển hóa
cenlulose từ vỏ sầu riêng thành carboxy methyl cellulose”. Nội dung của nghiên cứu
này là xác định được một số đặc tính hóa lý của VSR, các yếu tố ảnh hưởng đến quá
trình tách Cellulose từ vỏ sầu riêng theo phương pháp xử lý với xút và ảnh hưởng của
các yếu tố đến quá trình tổng hợp Carbon Methyl Cellulose hòa tan từ cellulose vỏ quả
sầu riêng. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ ẩm đo được là 81,18%, hàm lượng tro là
0,936% và hàm lượng kim loại nặng có trong VSR thấp, đáp ứng yêu cầu của an toàn
thực phẩm. Điều kiện tối ưu cho quá trình nấu VSR theo phương pháp xút (kích thước
nguyên liệu: 1cm; tỉ lệ mvỏ/mNaOH = 2; nhiệt độ: 90oC; thời gian nấu: 16 giờ), điều kiện
tối ưu cho quá trình tổng hợp CMC hòa tan từ cellulose VSR (Nồng độ dung dịch
NaOH dùng để kiềm hóa là 17,5%; thời gian kiềm hóa: 2 giờ; tỉ lệ mol
ClCH2COONa/Cellulose = 2:5:1; thời gian carboxyl methyl hóa: 2 giờ) [12].
1.5.2.3 Kết luận
Ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là các công trình nghiên cứu sử dụng VSR làm vật
liệu hấp phụ màu trong nước thải, chưa có bất kỳ nghiên cứu, công trình nào công bố
liên quan đến việc sử dụng vỏ sầu riêng trong việc xử lý dầu. Chính vì lý do trên nên
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này.
Dựa trên kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về khả năng hấp
phụ các dung môi hữu cơ của VSR so sánh với khả khả năng hấp phụ dung môi hữu cơ
dầu và phát hiện của TS. Kathiresan về khả năng xử lý dầu tràn của vỏ sầu riêng sau
khi bổ sung một số chất hóa học, chúng tôi tiến hành khảo sát khả năng hấp phụ dầu
của VSR và sử dụng một số tác nhân hóa học bổ sung vào VSR để làm tăng khả năng
hấp phụ dầu của vật liệu này.
26
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1.1 Nội dung 1. Tổng hợp, biên hội các tài liệu có liên quan
Tài liệu nghiên cứu về VSR có liên quan.
Tài liệu nghiên cứu về vật liệu hấp phụ dầu có liên quan.
Tài liệu về dầu và ảnh hưởng của sự cố tràn dầu.
Quá trình hấp phụ và các yếu tố liên quan đến quá trình hấp phụ.
2.1.2 Nội dung 2: Chế tạo vật liệu hấp phụ từ VSR
Vật liệu hấp phụ từ VSR ở dạng thô
Vật liệu hấp phụ từ VSR bổ sung acid béo
2.1.3 Nội dung 3: Khảo sát hình thái bề mặt và màu sắc của VLHP
VSR trước và sau khi bổ sung acid béo
VSR sau khi bổ sung acid béo ở các tỉ lệ khác nhau
2.1.4 Nội dung 4. Khảo sát khả năng hấp phụ dầu
Xác định tỉ lệ phối trộn giữa VSR/acid béo cho khả năng hấp phụ dầu tốt nhất.
Xác định dung lượng hấp phụ dầu của VSR trước và sau khi bổ sung acid béo.
2.1.5 Nội dung 5. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ
Hàm lượng dầu.
Kích thước hạt.
Thời gian hấp phụ.
pH.
2.1.6 Nội dung 6. Khảo sát dung lượng hấp phụ cực đại
Tính toán xác định dung lượng hấp phụ cực đại của VSR và xây dựng các đường
hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir và Freundlich.
2.1.7 Nội dung 7. So sánh khả năng hấp phụ dầu của VSR với một số vật liệu
khác
So sánh tính tương đồng về khả năng hấp phụ dầu của VSR so với các vật liệu
hấp phụ dầu hữu cơ khác
27
2.2 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
2.2.1 Nguyên liệu
Điều kiện của thí nghiệm là sử dụng phần xốp bên trong của VSR đã qua quá
trình xử lý để làm vật liệu hấp phụ dầu, nên đối với những loại quả sầu riêng có kích
thước lớn và phần xốp bên trong vỏ dày, độ xốp cao sẽ là ưu tiên hàng đầu của việc
lựa chọn loại VSR sử dụng trong thí nghiệm.
Đối với yêu cầu trên nên đề tài đã tiến hành sử dụng VSR của giống sầu riêng Ri
6 bởi một số nguyên nhân sau:
Sầu riêng Ri 6 có trọng lượng quả khá lớn, trung bình mỗi trái nặng 3 – 5 kg.
Vỏ của sầu riêng Ri 6 có phần xốp bên trong khá nhiều và độ xốp cao.
Đây cũng là một trong những giống sầu riêng được trồng và ưa chuộng phổ
biến ở nước ta.
VSR được sử dụng ở các dạng sau:
VSR tách bỏ gai đã sấy khô.
VSR nghiền nhỏ đã sấy khô.
2.2.2 Hóa chất
Dầu Diesel (Standard Mineral Oil – SMO), (khối lượng riêng: d = 840 kg/m3).
Aicd Stearic (C17H35COOH) (NSX: Trung Quốc) .
Dung môi n – hexan (NSX: Trung Quốc) .
H2SO4 1:1.
Nước cất, pH = 6,5.
28
2.2.3 Thiết bị, dụng cụ
Bảng 2.1: Danh sách các dụng cụ, thiết bị sử dụng cho thí nghiệm
STT
Tên/Mã
thiết bị
Hình ảnh Công dụng
1
Máy
nghiền
Nghiền vật liệu vỏ sầu
riêng thành dạng bột
2 Rây nhôm
Phân cấp hạt vỏ sầu riêng ở
các kích thước khác nhau
3 Lưới lọc
Tách vật liệu ra khỏi dung
dịch sau hấp phụ
29
4 Đĩa petri
Dụng cụ phối trộn vỏ sầu
riêng với acid béo
5 Bếp từ
Gia nhiệt nóng chảy acid
béo
6
Cân phân
tích
Xác định khối lượng của
vật liệu
7
Micropipet
(100µl -
1000µl)
Lấy thể tích dầu
30
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp luận
2.3.1.1 Cơ sở chọn VSR làm vật liệu hấp phụ dầu
Có rất nhiều nghiên cứu khác nhau về khả năng hấp phụ dầu của các loại vật liệu
hữu cơ có nguồn gốc từ tự nhiên như:
Nghiên cứu và khảo sát khả năng xử lý dầu loang bằng rau Neptunia Oleracea
– Nguyễn Hữu Biên và Phạm Quang Thới.
Nghiên cứu chế tạo vật liệu mới hấp phụ chọn lọc dầu trong hệ dầu – nước có
khả năng ứng dụng trong các quá trình tách chất và xử lý sự cố tràn dầu – Vũ Thị Thu Hà.
Nghiên cứu khả năng hấp phụ hỗn hợp nhũ tương dầu trong nước (O/W) bằng
vỏ trấu được xử lí với chất hoạt động bề mặt Cetyl Trymethyl Ammonium Bromide
(CTAB) – Lê Thị Kim Liên
Nghiên cứu khả năng hấp phụ dầu trong nước thải bằng các vật liệu tự nhiên
như thân bèo, lõi ngô, rơm và xơ dừa – Phạm Thị Dương, Bùi Đình Hoàn và Nguyễn
Văn Tám
Đặc điểm chung của các nghiên cứu này chính là khả năng hấp phụ dầu tối đa
dao động trong khoảng từ 0,123 g/g (lõi ngô) đến 0,29 g/g (thân bèo) và thành phần
chủ yếu là Cellulose [7]. Các loại vật liệu hấp phụ dầu như thân bèo, lõi ngô đều có độ
xốp cao, giả thuyết đặt ra là những loại vật liệu có độ xốp cao sẽ có khả năng hấp phụ
dầu tốt. Nếu theo quy luật đấy thì VSR cũng không ngoại lệ, bởi VSR có cấu tạo gồm
những sợi cellulose đan xen vào nhau tạo nên các lỗ rỗng nên có đặc điểm xốp.
Để kiểm chứng những giả thuyết đặt ra chũng tôi tiến hành nghiên cứu khả năng
hấp phụ dầu của VSR. Các kết quả nghiên cứu được trình bày ở chương 3.
2.3.1.2 Cơ sở bổ sung acid béo vào VSR tăng khả năng hấp phụ dầu
VSR được bổ sung acid béo sẽ có khả năng hút dầu tốt hơn, bởi nhóm C – H
không phân cực của acid béo có khả năng liên kết tốt với các phân tử dầu.
Theo kết quả phân tích phổ hồng ngoại của Cenllulose vỏ sầu riêng (trang 24)
trong đề tài: “Nghiên cứu chuyển hóa cenllulose từ VSR riêng thành cacbon methyl
cenllulose” – Phạm Hương Uyên thì nhóm cenllulose trong vỏ quả sầu riêng là anpha
– cenllulose.
31
Các acid béo stearic được cấu tạo gồm 2 thành phần chính:
Phần phân cực: [– CH2 – (CH2)7 – COOH ]
Phần không phân cực: [CH3 – (CH2)7 – CH2 –], phần đuôi alkan kỵ nước
Khi cho tráng phủ acid béo lên trên bề mặt của VSR thì các phân tử acid béo sẽ
tiếp xúc với vỏ sầu riêng theo nguyên tắc sau đây:
Thứ nhất các phân tử nhóm phân cực [– CH2 – (CH2)7 – COOH] sẽ hướng vào
vỏ sầu riêng nơi có nhóm anpha – cenllulose phân cực của vỏ sầu riêng.
Thành phần không phân cực còn lại thuộc nhóm alkan [CH3–(CH2)7 – CH2–]
sẽ hướng về dung dịch tạo ra sự hấp phụ vật lý với các phân tử dầu không phân cực.
+ CH3 – (CH2)7 – CH2 – CH2 – (CH2)7 – COOH
OC – (CH2)7 – CH2 – CH2 – (CH2)7 – CH3
Đuôi alkan kỵ nước
32
Toàn bộ sơ đồ nghiên cứu được trình bày cụ thể trong hình 2.1
Xác định tỷ lệ phối trộn
VSR và acid béo tối ưu
Xác định dung lượng
hấp phụ cực đại
Khảo sát ảnh hưởng
thời gian hấp phụ
Khảo sát ảnh hưởng
kích thước hạt
Hàm lượng
dầu
Phương pháp luận
Phương pháp cụ thể
Phương pháp kế
thừa
Phương pháp lấy mẫu,
chế tạo VLHP
Phương pháp
bố trí thí
nghiệm
Các tài liệu,
công trình
nghiên cứu liên
quan
VSR được cắt bỏ phần gai,
phần xốp được rửa sạch và
cắt nhỏ, sấy, nghiền
VSR không bổ sung
acid béo
VSR được bổ sung acid béo
(1:1; 1:2; 1:3; 1:4; 1:5; 1:6)
Khảo sát bề mặt
hình thái
Xử lý số liệu
Khảo sát ảnh
hưởng của pH
Tiến hành làm thí
nghiệm trong phòng
thí nghiệm
Hình 2.1: Sơ đồ nghiên cứu
Nhận xét Kết luận Hoàn thành báo cáo
Giai đoạn (1)
Giai đoạn (2)
Giai đoạn (3)
33
Giai đoạn (1):
Các vật liệu VSR trước và sau khi bổ sung acid béo ở các tỉ lệ khác nhau được
khảo sát bề mặt hình thái, màu sắc của vật liệu. Sau đó, xác định dung lượng hấp phụ,
riêng VSR bổ sung acid béo được xác định tỷ lệ phối trộn tối ưu cho dung lượng hấp
phụ dầu tốt nhất. Kết thúc của giai đoạn này là lựa chọn được vật liệu hấp phụ có dung
lượng hấp phụ cao nhất để tiến hành khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp
phụ.
Giai đoạn (2):
Sau khi lựa chọn được vật liệu hấp phụ tốt nhất, tiến hành khảo sát các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình hấp phụ của vật liệu bao gồm: hàm lượng dầu, kích thước hạt,
thời gian hấp phụ, pH từ đó xác định được các giá trị yếu tố ảnh hưởng tối ưu của quá
trình hấp phụ.
Giai đoạn (3):
Cuối cùng là xác định dung lượng hấp phụ cực đại của vật liệu hấp phụ thông
qua các kết quả khảo sát của hàm lượng dầu.
2.3.2 Phương pháp cụ thể (phương pháp thực tiễn)
2.3.2.1 Phương pháp kế thừa: Nghiên cứu này đã sử dụng một số dữ liệu trong
các nghiên cứu sau:
“Nghiên cứu chuyển hóa cenllulose từ vỏ quả sầu riêng thành cacbon methyl
cenllulose”–Phạm Hương Uyên xác định nhóm cenllulose trong vỏ quả sầu riêng là
anpha–cenllulose.
Phát hiện của TS. Kathiresan, giảng viên Khoa Công nghệ sinh học của Đại
học AIMST, Malaysia rằng bột vỏ sầu riêng, sau khi được bổ sung một số chất hóa
học, có thể được sử dụng để loại bỏ dầu trong nước [29].
34
2.3.2.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Hình 2.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
35
Chú thích:
Các giá trị của lượng dầu X bao gồm: 0,3; 0,4; 0,5; 0,6; 0,7; 0,9 ml dầu.
Các giá trị của kích thước hạt Y bao gồm: 0,5 mm.
Các giá trị của thời gian hấp phụ Z bao gồm: 10, 20, 30, 40, 50, 60 phút.
Các giá trị của pH dung dịch dầu K bao gồm: 1,3; 3,8; 5,5; 6,5; 9,3; 10,7; 12.
2.3.2.3 Phương pháp chế tạo VLHP từ VSR
Toàn bộ sơ đồ chế tạo VLHP từ VSR được trình bày trong hình 2.3
Hình 2.3: Sơ đồ chế tạo VLHP từ VSR
Phần gai bên ngoài
Nước chứa cặn Nước
110oC in 24h
Bổ sung Acid Stearic
(C17H35COOH)
1:1 1:2 1:3 1:4 1:5 1:6
Bảo quản (trong túi
nilon/hũ nhựa)
Bảo quản (trong túi
nilon/hũ nhựa)
VSR Tách vỏ
Cắt nhỏ 2 cm
Rửa sạch
Sấy
Nghiền
Rây
VLHP 1
(VSR-M) VLHP 2
(VSR-AS)
Sấy
d <0,15; 0,15-0,3; 0,3-0,5;
>0,5 mm
36
Nguồn nguyên liệu VSR được thu gom từ các điểm bán sầu riêng trên địa bàn
quận Bình Thạnh, hầu hết sầu riêng sau khi được bán ra thì VSR đều được bỏ đi,
không dùng vào mục đích thương mại hay phục vụ cho mục đích nào khác.
Hình 2.4: VSR được vứt bỏ sau khi sử dụng
Vì vậy, có thể nói vỏ sầu riêng là nguồn nguyên liệu rất rẻ tiền và dễ kiếm ở Việt
Nam, đặc biệt là vào mùa thu hoạch từ tháng 5 – 9 của loại cây ăn quả này.
Hình 2.5: VSR được thu gom từ chợ
Bước 1: VSR sau khi được thu gom từ chợ, sau đó được làm sạch, xử lý sơ bộ để
loại bỏ bụi bẩn:
Cụ thể VSR được rửa sơ bộ để loại bỏ bụi, đất cát, sau đó tách bỏ phần gai bên
ngoài, phần xốp bên trong được cắt nhỏ với kích thước 2 cm, cuối cùng được rửa lại
nhiều lần bằng nước sạch và để ráo nước.
37
Hình 2.6: VSR được tách bỏ gai và cắt nhỏ
Sau đó, VSR đã cắt nhỏ được đem đi sấy khô ở 110oC trong 24 giờ để loại bỏ
nước hoàn toàn, sau đó đem đi hút ẩm và được bảo quản trong hũ nhựa/túi nilon. Ghi
ký hiệu là (VSR–R).
Hình 2.7: VSR sau khi cắt nhỏ và sấy khô
Bước 2: Chế tạo vật liệu hấp phụ từ VSR
Vật liệu 1: VSR–R được nghiền và cho qua các rây có kích thước khác nhau.
Mẫu sau đó được sấy khô ở 110oC lần 2 và được bảo quản trong hũ nhựa/túi nilon và
ký hiệu là VSR–M.
Vật liệu 2: Vỏ sầu riêng đã được xử lý VSR – M được tráng phủ acid béo với
các tỷ lệ như sau: 1:1 1:2 1:3 1:4 1:5 1:6 theo khối lượng. Sau đó, vật liệu được bảo
quản trong hũ/túi nilon nhựa và ký hiệu VSR–AS.
38
Hình 2.8: VSR được tráng phủ acid béo
2.3.2.4 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
2.3.2.4.1 Phương pháp khảo sát hình thái bề mặt, màu sắc của vật liệu hấp
phụ
Các vật liệu hấp phụ chế tạo từ VSR bao gồm VSR thô và VSR bổ sung acid béo
sẽ được quan sát dưới kính hiển vi để xác định hình thái bề mặt và màu sắc của vật
liệu hấp phụ.
2.3.2.4.2 Phương pháp chuẩn bị dung dịch nước nhiễm dầu
Chuẩn bị dung dịch nước nhiễm dầu bằng cách cho dầu DO vào cốc thủy tinh
đựng nước cất (tổng thể tích 100ml), dầu sẽ hình thành váng nổi trên bề mặt nước.
Hình 2.9: Dầu tạo thành váng sau khi tiếp xúc với nước cất
Lợi dụng dự tạo váng của dầu trên mặt nước, để hạn chế tổn thất do quá trình vật
liệu không tiếp xúc được với dầu, thí nghiệm được tiến hành bằng cách cho trực tiếp
vật liệu hấp phụ VSR ngay vào tại vị trí nhiễm dầu.
39
2.3.2.4.3 Phương pháp xác định hàm lượng dầu trong nước [17]
Hàm lượng dầu trong nước được xác định bằng phương pháp tách chiết với
dung môi n–hexan. Cụ thể, mẫu nước nhiễm dầu được acid hóa cho pH<2 bằng dung
dịch HCl 1:1 hoặc H2SO4, sau đó chiết với dung môi n–hexan trong phễu chiết, lắc
mạnh trong 2 phút và để tách lớp.
Phần nhũ tương được loại nước hoàn toàn bằng cách cho qua muối Na2SO4
khan, cuối cùng hỗn hợp được đuổi n–hexan bằng cách nung ở 85oC trong tủ sấy.
Lượng dầu còn lại được xác định bằng phương pháp cân.
2.3.2.5 Phương pháp khảo sát khả năng hấp phụ dầu của vật liệu hấp phụ
Thông thường phương pháp tách cặn trong nước nhiễm dầu là ly tâm nhưng do
đặc tính của vật liệu VSR bổ sung acid béo không thể lắng bằng phương pháp ly tâm.
Do những hạn chế về kinh nghiệm cũng như kiến thức đề tài đã tiến hành xác
định khả năng hấp phụ dầu của vật liệu VSR–AS bằng phương pháp lọc nhanh.
2.3.2.5.1 Khảo sát khả năng hấp phụ dầu của VSR–M
VSR có cấu tạo gồm rất nhiều sợi cellulose đan xem vào nhau vì thế sẽ tạo ra các
lỗ trống trên bề mặt cấu trúc của vật liệu, đây là một trong những yếu tố tiền đề làm cơ
sở để sử dụng VSR làm vật liệu hấp phụ dầu.
Để kiểm tra vật liệu VSR có khả năng hấp phụ dầu hay không? Thí nghiệm tiến
hành cho 1g VSR–M vào cốc thủy tinh 100ml chứa nước 99,5ml cất và 0,5 ml dầu,
tiếp xúc trong thời gian 30 phút. Sau đó, tách vật liệu hấp phụ ra khỏi dung dịch bằng
phương pháp lọc nhanh và xác định lượng dầu còn lại trong nước sau hấp phụ.
Các thông số thí nghiệm:
Thí nghiệm sử dụng 1g VSR–M từ VLHP 1.
Lượng dầu thí nghiệm: 0,5 ml dầu DO trong 99,5ml nước cất.
Kích thước hạt: 0,3–0,5 mm.
Thời gian hấp phụ 30 phút.
pH=6,5
40
2.3.2.5.2 Khảo sát khả năng hấp phụ dầu của VSR – AS
a. Xác định tỉ lệ phối trộn giữa VSR và acid béo
Nhận định:
Theo kết quả phân tích phổ hồng ngoại của cenllulose vỏ sầu riêng (trang 24)
trong đề tài: “Nghiên cứu chuyển hóa cenllulose từ vỏ quả sầu riêng thành cacbon
methyl cenllulose” – Phạm Hương Uyên thì nhóm cenllulose trong vỏ quả sầu riêng là
alpha – cenllulose.
Bề mặt cấu trúc vật liệu hấp phụ từ VSR có chứa rất nhiều nhóm hydroxyl (–
OH) phân cực nên khả năng hấp phụ nước rất cao. Để hạn chế khả năng hấp phụ nước,
đồng thời tăng khả năng hấp phụ dầu, VSR được bổ sung thêm acid béo nhằm khắc
phục nhược điểm trên. Tuy nhiên, do 1 phân tử cellulose chứa 3 nhóm hydroxyl (–
OH), vì vậy để phản ứng gắn các phân tử acid béo lên phân tử cellulose đạt hiệu suất
100%, thì một phân tử Cellulose ít nhất cần tới 3 phân tử acid béo gắn lên 3 nhóm
hydroxyl (–OH) gắn lên trên bề mặt của vật liệu.
Thí nghiệm:
Cho 1g VSR–AS vào cốc thủy tinh chứa 99,5ml nước cất và 0,5 ml dầu DO, hấp
phụ trong thời gian 30 phút. Sau đó, tách vật liệu hấp phụ ra khỏi dung dịch bằng
phương pháp lọc nhanh và xác định lượng dầu còn lại trong nước sau hấp phụ.
Tính toán xác định tỉ lệ phối trộn VSR và acid béo cho khả năng hấp phụ dầu cao nhất.
Các thông số thí nghiệm:
Thí nghiệm sử dụng 1g VSR–AS từ VLHP 2.
Lượng dầu thí nghiệm: 0,5 ml dầu DO trong 99,5ml nước cất.
Kích thước hạt: 0,3–0,5 mm.
Thời gian hấp phụ 30 phút.
pH=6,5
b. Khảo sát tính kỵ nước – ưa dầu của VSR–AS
Một trong những yêu cầu thiết yếu của vật liệu hấp phụ dầu trong môi trường
nước là tính kỵ nước–ưa dầu. Bởi đặc tính này sẽ giúp cho vật liệu hấp phụ dầu có tính
chọn lọc cao, có khả năng hấp phụ được dầu tốt hơn trong môi trường nước.
41
Thí nghiệm:
Cho cùng một lượng vật liệu vào trong môi trường nước và nước nhiễm dầu
trong 30 phút, quan sát đặc tính của vật liệu VSR–AS trong hai môi trường khác nhau.
c. Khảo sát khả năng nổi của vật liệu VSR–AS trong nước
Để trở thành vật liệu hấp phụ đặc biệt đối với chất bị hấp phụ là dầu thì yêu cầu
thiết yếu đối với vật liệu hấp phụ này là phải nổi được trên bề mặt của nước, bởi vì dầu
là chất có tỷ trọng nhỏ hơn nước nên thường nổi trên bề mặt nước, nếu muốn khả năng
hấp phụ dầu tốt trong môi trường nước thì yêu cầu vật liệu hấp phụ phải nổi được trên
bề mặt của nước.
Ngoài ra, nếu vật liệu hấp phụ có thể nổi được trong nước thì công tác thu gom
vật liệu sau khi đã xử lý dầu cũng rất thuận tiện, ít tốn công cũng như chi giảm phí
khắc phục sau xử lý.
Thí nghiệm:
Cho 1g VSR–AS được phối trộn ở tỉ lệ 1:1 vào cốc thủy tinh 100ml chứa dung
dịch nước nhiễm dầu bao gồm 99,5ml nước cất và 0,5ml dầu DO, hấp phụ trong thời
gian 30 phút. Sau đó lọc và cân xác định phần vật liệu chìm trong nước.
Lặp lại thí nghiệm thêm 2 lần đối với từng tỉ lệ và tiến hành thí nghiệm như trên
đối với các tỉ lệ 1:2; 1:3; 1:4; 1:5; 1:6. Xác định tỉ lệ phối trộn vật liệu giữa VSR và
acid béo có khả năng nổi được trong nước tốt nhất.
2.3.2.6 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ
2.3.2.6.1 Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng dầu đến quá trình hấp phụ
Lượng dầu cũng ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ của VSR, nếu hàm lượng dầu
trong môi trường nước càng cao thì khả năng vật liệu tiếp xúc với dầu càng lớn dẫn
đến khả năng hấp phụ cũng tăng, bên cạnh đó thời hấp phụ đạt trạng thái bão hòa cũng
được rút ngắn. Trong phần này cần xác định lượng dầu tối ưu.
Thí nghiệm:
Cho 1g VSR–AS vào cốc thủy tinh 100ml chứa dung dịch nước nhiễm dầu bao
gồm nước cất và 0,3; 0,4; 0,5; 0,6; 0,7; 0,9ml dầu DO (tổng thể tích 100ml), hấp phụ
trong thời gian 30 phút.
Sau đó, tách vật liệu hấp phụ ra khỏi dung dịch bằng phương pháp lọc nhanh và
xác định lượng dầu còn lại trong nước sau hấp phụ. Tính toán và nhận xét ảnh hưởng
của lượng dầu tới quá trình hấp phụ. Trong thí nghiệm này cần xác định lượng dầu tối ưu.
42
Các thông số thí nghiệm:
1 g VSR–AS đã xác định tỉ lệ phối trộn với acid béo.
Nước nhiễm dầu bao gồm: 0,3; 0,4; 0,5; 0,6; 0,7; 0,9ml dầu và nước cất (tổng
thể tích dầu và nước cất là 100ml).
Kích thước hạt 0,3-0,5mm.
Thời gian hấp phụ 30 phút.
pH=6,5.
2.3.2.6.2 Khảo sát ảnh hưởng của kích thước hạt đến quá trình hấp phụ
Kích thước của chất hấp phụ cũng ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ của vật liệu.
Nếu kích thước vật liệu hấp phụ càng nhỏ thì khả năng tiếp xúc được với dầu càng
cao, kèm theo đó là diện tích bề mặt tiếp xúc của vật liệu với dầu cũng lớn dẫn đến
làm tăng khả năng hấp phụ dầu của vật liệu.
Ngược lại, kích thước vật liệu hấp phụ càng lớn thì diện tích bề mặt tiếp xúc với
dầu càng nhỏ, làm cho khả năng hấp phụ của vật liệu bị giảm. Bên cạnh đó, đối với
cùng một loại vật liệu thì những vật liệu có kích thước nhỏ hơn sẽ có thể dễ nổi được
trên bề mặt của nước hơn là những vật liệu có kích thước lớn. Trong phần này cần xác
định kích thước hạt tối ưu.
Thí nghiệm:
Cho 1g VSR – AS ở các dạng kích thước hạt khác nhau: <0,15; 0,15 – 0,3; 0,3 –
0,5; > 0,5 mm vào cốc thủy tinh 100ml chứa dung dịch nước nhiễm dầu (lượng dầu tối
ưu), hấp phụ trong thời gian 30 phút.
Sau đó, tách vật liệu hấp phụ ra khỏi dung dịch bằng phương pháp lọc nhanh và
xác định lượng dầu còn lại trong nước sau hấp phụ. Tính toán xác định kích thước hạt
cho khả năng hấp phụ dầu tốt nhất.
Các thông số thí nghiệm:
1 g VSR – AS đã xác định tỉ lệ phối trộn với acid béo.
Lượng dầu tối ưu.
Kích thước hạt: 0,5mm.
Thời gian hấp phụ: 30 phút.
pH=6,5.
43
2.3.2.6.3 Khảo sát ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc đến quá trình hấp phụ
Thời gian tiếp xúc giữa vật liệu hấp phụ và chất hấp phụ càng lâu thì khả năng
hấp phụ của vật liệu càng lớn.
Tuy nhiên, thời gian tiếp xúc càng lâu thì vật liệu càng chuyển dần về trạng thái
bão hòa, nếu thời gian tiếp xúc quá lâu thì vật liệu sẽ có thể chuyển sang trạng thái nhả
hấp phụ, tức là lượng chất bị hấp phụ sẽ dịch chuyển lại ra môi trường nước. Bên cạnh
đó, thời gian hấp phụ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả và chi phí cho quá trình xử
lý. Trong phần này, cần phải xác định được thời gian tiếp xúc tối ưu.
Thí nghiệm:
Cho 1g VSR – AS vào cốc thủy tinh chứa dung dịch nước nhiễm dầu bao gồm
100ml nước cất và 0,5ml dầu DO, để hấp phụ trong thời gian 10; 20; 30; 40; 50; 60
phút. Sau đó, tách vật liệu hấp phụ ra khỏi dung dịch bằng phương pháp lọc nhanh và
xác định lượng dầu còn lại trong nước sau hấp phụ. Tính toán xác định thời gian hấp
phụ đạt trạng thái bão hòa. Trong phần này cần xác định thời gian hấp phụ tối ưu.
Các thông số thí nghiệm:
1g VSR – AS đã xác định tỉ lệ phối trộn với acid béo.
Lượng dầu tối ưu.
Kích thước hạt tối ưu.
Thời gian hấp phụ: 10, 20, 30, 40, 50, 60 phút.
pH=6,5.
2.3.2.6.4 Khảo sát ảnh hưởng của pH đến quá trình hấp phụ
Sự thay đổi pH đồng nghĩa với số lượng H+ thay đổi dẫn đến sự cạnh tranh giữa
các phân tử dầu và H+ gắn lên bề mặt vật liệu sẽ thay đổi, dẫn đến khả năng hấp phụ
dầu có thể bị ảnh hưởng.
Thí nghiệm:
Sử dụng dung dịch HCl và NaOH để tạo pH cho dung dịch nước nhiễm dầu. Tiến
hành cho 1 g VSR – AS đã xác định tỉ lệ phối trộn với acid béo vào các cốc thủy tinh
100ml chứa nước nhiễm dầu ở các pH khác nhau, hấp phụ trong thời gian tối ưu.
Sau đó, tách vật liệu hấp phụ ra khỏi dung dịch bằng phương pháp lọc nhanh và
xác định lượng dầu còn lại trong nước sau hấp phụ. Trong phần này cần xác định
khoảng pH tối ưu.
44
Các thông số thí nghiệm:
1 g VSR – AS đã xác định tỉ lệ phối trộn với acid béo.
Lượng dầu tối ưu
Kích thước hạt tối ưu.
Thời gian hấp phụ tối ưu.
pH: 1,3; 3,8; 5,5; 6,5; 9,3; 10,7; 12.
2.3.2.7 Khảo sát dung lượng hấp phụ tối đa và xây dựng phương trình đường
đẳng nhiệt hấp phụ
Mục tiêu của nghiên cứu đẳng nhiệt hấp phụ là xác định dung lượng hấp phụ cực
đại và giải thích cơ chế của sự kết hợp ion dầu vào chất hấp phụ, ái lực tương đối của
các ion dầu đối với chất hấp phụ. Hai mô hình đẳng nhiệt hấp phụ phổ biến nhất để mô
tả trạng th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- do_an_nghien_cuu_kha_nang_hap_phu_dau_khoang_cua_vo_sau_rien.pdf