Đồ án Nghiên cứu mối quan hệ giữa thao tác của người công nhân và năng suất chuyền may áo sơ mi thời trang

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 6

PHẦN I: CHUYÊN ĐỀ 7

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 7

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU 8

2.1 Nội dung nghiên cứu 8

2.2 Đối tượng nghiên cứu 9

2.3 Các phương pháp nghiên cứu 10

2.4 Sản phẩm dùng để tiến hành nghiên cứu thao tác 11

2.5 Nghiên cứu mối tương quan giữa thao tác và năng suất của công đoạn quay lộn kẹp bèo chân cổ áo sơ mi nữ mã hàng CSN-09 12

2.5.1 Thao tác kiểu 1 12

2.5.2 Thao tác kiểu 2 15

2.5.3 Thao tác kiểu 3 18

2.5.4 Thao tác chuẩn hoá 20

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 23

3.1 So sánh các thao tác trên và rút ra kết luận 23

3.2 Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa năng suất và thao tác 24

3.3 Đánh giá sự tương quan giữa hai yếu tố thao tác và năng suất chuyền may 25

3.3.1 Công đoạn may quay lộn kẹp bèo 26

3.3.2 Nhận xét: 27

3.4 Kết luận 28

PHẦN II: TÀI LIỆU CÔNG NGHỆ 29

CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG VÀ THIẾT KẾ BỘ SƯU TẬP 29

1.1 Nghiên cứư thị trường 29

1.1.1 Tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị trường. 29

1.1.2 Phương pháp nghiên cứu thị trường 30

1.1.3 Lựa chọn thời điển nghiên cứu 31

1.1.4 Thị trường mục tiêu 32

1.1.5 Nghiên cứu khách hàng mục tiêu 33

1.1.6 Nghiên cứu xu hướng thời trang 34

1.2 Thiết kế bộ sưu tập thời trang 36

1.2.1 Cảm hứng thiết kế 36

CHƯƠNG II: THIẾT KẾ MẪU 44

2.1 Lựa chọn mẫu triển khai sản xuất 44

2.2 Chọn cỡ số và hệ số đo 46

2.2.1 Lập bảng hệ thống cỡ số 46

2.2.2 Bảng hệ số đo của mã hàng CSN-09 47

2.3 Nguyên phụ liệu và đặc điểm của nguyên phụ liệu sử dụng 49

2.3.1 Đặc điểm của nguyên phụ liệu sử dụng cho mã hàng CSN-09 49

2.3.2 Kiểm tra đo đếm nguyên phụ liệu 51

2.4 Mẫu kĩ thuật của bộ sản phẩm và các thông tin về bộ mẫu 53

2.4.1 Nghiên cứu, phân tích mẫu 54

2.4.2 Yêu cầu chung của sản phẩm 55

2.5 Các dữ liệu cần thiết để tiến hành thiết kế 56

2.6 Chọn phương pháp thiết kế 57

2.7 Thiết kế mẫu cơ sở 59

2.7.1 Thiết kế mẫu cơ sở bằng phương pháp sử dụng hệ thống công thức thiết kế 59

2.7.2 Bảng thống kê chi tiết sản phẩm cỡ L 64

2.8 Thiết kế mẫu mỏng 65

CHƯƠNG III: CHẾ THỬ MẪU, NHẢY MẪU VÀ GIÁC SƠ ĐỒ 73

3.1 Nghiên cứu mẫu chế thử và mẫu mã hàng CSN-hiệu chỉnh 09 74

3.2 May mẫu đối 74

3.3 Nhảy mẫu 74

3.4 Bảng xác định độ chênh lệch giữa các cỡ 76

3.5 Bảng tính toán hệ số bước nhảy (Số gia) 77

3.6 Giác sơ đồ 104

3.6.1 Tầm quan trọng của việc giác sơ đồ 104

3.6.2 Lựa chọn phương pháp giác sơ đồ 104

3.6.3 Tổng số lượng sản phẩm của mã hàng CSN-09 104

3.6.4 Bảng thống kê chi tiết sản phẩm cỡ L 105

3.6.5 Phương án giác sơ đồ cho mã hàng CSN-09 106

3.6.6 Tiêu chuẩn giác sơ đồ 116

3.7 Lập kế hoạch sản xuất 117

KẾT LUẬN 118

PHỤ LỤC 119

 

 

docx120 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3238 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu mối quan hệ giữa thao tác của người công nhân và năng suất chuyền may áo sơ mi thời trang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tại các thành phồ nhu cầu về thời trang công sở rất lớn xuất phát từ nhu cầu đó chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu và khai thác thị trường tại các thành phố lớn thuộc miền Bắc chủ yếu là thành phố Hà Nội. Hà Nội có vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi để là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. - Đặc điểm của dân cư Hà Nội Thống kê dân số báo cáo dân số Hà Nội là 3,4 triệu người theo thống kê ngày 22/01/2008 VietNamNet Bridge – Theo cuộc điều tra dân số do Cơ quan Công an Hà Nội tiến hành gần đây, cuối năm 2007, số dân Thủ đô là 3,4 triệu người chứ không phải là 4,5 hay 5 triệu người như dự đoán. Tuy nhiên, tỉ lệ gia tăng dân số ở Hà Nội năm 2007, 3,5% là một con số kỷ lục. Trong đó nữ giới chiếm tỷ lệ 50,18% với hơn 1,5 triệu người. Tính đến ngày 5/11/2007, Hà Nội có 784.000 gia đình với tổng 3,4 triệu người, nhiều hơn năm 2006 là 46.500 gia đình và 138.000 người. Cuối năm 2007, Thành phố Thủ đô có 2,17 triệu người trong độ tuổi làm việc, bao gồm 1,94 triệu người làm thuê, khoảng 0,54 triệu người làm việc cho doanh nghiệp Nhà nước, Cổ phần và công ty tư nhân, khoảng 0,34 triệu người làm việc cho các cơ quan Nhà nước và lực lượng quân đội. Có 188 trường Đại học, Cao đẳng và trường dạy nghề trong Thành phố, bao gồm 23 học viện, 38 Đại học, 31 Cao đẳng, 50 trường dạy nghề và 45 trường trung học với 180.000 sinh viên. Cuộc khảo sát cũng tiết lộ rằng Hà Nội có 54 khu dân cư mới và 488 cao ốc chung cư cao cấp với 35,967 căn hộ và gần 8.000 căn hộ. - Thu nhập của dân cư Hà nội Theo nhận định của Tạp chí Kinh tế Viễn đông, căn cứ vào kết quả khảo sát của Công ty Nghiên cứu Thị trường Taylor Nelson Sofres Vietnam. Tạp chí này cho rằng thu nhập có thể sử dụng của một số hộ gia đình Việt Nam ở Hà Nội lên tới 1.758 USD/tháng. Con số này đã nâng thu nhập trên đầu người của thành phố lên. Căn cứ vào đó, ta có thể nghĩ rằng mức sống của nhân dân Hà Nội cao hơn bề ngoài. Khoản thu nhập 1.758 USD/tháng chủ yếu là các hộ gia đình giàu có tại Hà nội. Tầng lớp trung lưu có thu nhập tính trên đầu người hàng tháng đạt 730 USD (Hà Nội). Nhóm này chiếm 11% số hộ gia đình đô thị này .Trong khi ở các thành phố lớn, thu nhập của một số hộ dân gia tăng thì trên toàn quốc, thu nhập đầu người trung bình là 390 USD/năm . Nhóm này chiếm 11% số hộ gia đình đô thị này. Thu nhập của dân cư thành phố hà nội ngày càng được tăng nên do vậy mức sống cũng không ngừng tăng cao. 1.1.5 Nghiên cứu khách hàng mục tiêu Nghiên cứu khách hàng mục tiêu là nội dung quan trọng nhất trong nghiên cứu thị trường. Nhờ có nghiên cứu khách hàng mục tiêu mà nhà nghiên cứu giải đáp được các câu hỏi : Ai là khách hàng ? Khách hàng mua cái gì ? Tại sao họ mua sản phẩm này mà không phải là sản phẩm khác ? Khi nào họ mua ? Họ mua ở đâu ? và họ mua như thế nào ? Hồ sơ khách hàng mục tiêu: Khách hàng mục tiêu : Nữ giới Độ tuổi : Từ 22 -35 tuổi Ngành nghề : Đang đi làm Thu nhập : Trên 2.000.000(VND) Sở thích trong cách ăn mặc : +) Về màu sắc: Ưa thích các màu trẻ trung, sang trọng như các màu trắng, xanh ngọc, đen , hồng, Ghi, xám , nâu , tím… +) Kiểu dáng: Thích các kiểu dáng nhẹ nhàng, cầu kỳ ôm sát cơ thể để tôn lên vẻ đẹp, sự khác biệt và một phong cách riêng. 1.1.6 Nghiên cứu xu hướng thời trang Chuẩn mực thời trang theo mỗi mùa, mỗi năm có một sự thay đổi tổng thể từ chất liệu, màu sắc đến phong cách thiết kế. Với nhóm phong cách phóng khoáng, chất liệu thiết kế chủ yếu là vải bố, cotton, đũi, jeans mỏng, vải dù mỏng, tơ nhân tạo, voan tổng hợp, các loại vải dệt mỏng, nhẹ, len mỏng, các loại vải lụa …sẽ mang cho thời trang công sở năm 2009 mang một nét riêng. Năm 2009 sẽ là các sản phẩm áo sơ mi đơn giản nhưng mang lại cho người mặc vẻ sang trọng nơi công sở. Khách hàng của các shop thời trang công sở giờ không còn thích bị "đóng hộp" nữa. Mùa nóng, họ cũng thích mặc đồ có chất mát, nhẹ như lụa, tơ tằm, đũi hoặc các loại vải cotton. Màu sắc trang phục cũng thay đổi theo từng phong cách, bộ áo váy công sở thường có màu tươi sáng, áo sơ mi kết hợp với váy chữ A hoặc quần sơ-vin thì phối các tông màu trầm, ấm như ghi, đen, nâu... trông hiện đại và năng động. Áo sơ mi may bằng vải lụa mềm hoặc tơ tằm thun bóng được mua nhiều trong hè Năng động, quyết đoán, nữ tính và quyến rũ đó chính là phong cách mới của người phụ nữ hiện đại. Bỏ qua khái niệm đến công sở là phải mặc những bộ đồ cứng nhắc, bạn gái chúng ta ngày càng có xu hướng chọn những bộ áo váy mềm mại, ấn tượng… mà vô cùng hợp lý khi đi làm. Phái đẹp văn phòng đang sắp sửa cho một mùa thời trang mới khi hè về. Làm thế nào để trông thật duyên dáng và lịch sự cũng như thoải mái trong công việc, các sản phẩm áo sơ mi bằng vải cotton và váy sẽ mang lại cho người mặc vẻ đẹp và thoải mái mát mẻ trong mùa hè năm 2009. Bạn đừng coi thường những bộ trang phục đến công sở nhé vì trang phục công sở là cách thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn đấy.Trang phục công sở càng trở nên quan trọng hơn khi bạn làm việc trong môi trường đòi hỏi yếu tố ngoại hình. Đối với váy thì kiểu váy chữ A là thông dụng nhất đối với trời trang công sở dành cho phái nữ. Rất lịch sự, duyên dáng và thanh lịch đặc biệt có thể kết hợp với nhiều kiểu dáng áo: Sơ mi áo thun. Khi chọn mua hay đặt may bạn cũng nên chú ý đến chiều dài của váy. Một chiếc váy phù hợp đó là khi chiều dài chỉ chấm gối hoặc dài trên gối một chút. Những gợi ý kết hợp dưới đây sẽ giúp bạn luôn xuất hiện thật mới mẻ, xinh tươi trong nhữnh bộ trang phục đẹp, lịch sự và kín đáo đến công sở. Mùa hè năm 2009 thì chất liệu được sử dụng chủ yếu là cotton, lụa, đũi, …Màu sắc mùa hè với các màu chủ đạo là trắng, xanh nhạt, đen, hồng nhạt các gam màu trầm tạo cảm giác mát mẻ cho người mặc.Váy có thể là các gam màu đen, xám, nâu, kaki…Kiểu dáng thì không quá phức tạp mà đơn giản để tạo cảm giác mát mẻ trong mùa hè. Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thị trường em đưa ra bộ sưu tập thời trang công sở nữ dành cho nữ giới tuổi từ 22 – 35 tuổi trong mùa hè năm 2009. 1.2 Thiết kế bộ sưu tập thời trang 1.2.1 Cảm hứng thiết kế Cảm hứng thiết kế bộ sưu tập thời trang công sở nữ năm 2009. Cảm hứng của bộ sưu tập thời trang có thể tìm thấy ở khắp mọi nơi, trong tự nhiên, ở tất cả các kiểu kiến trúc, các lễ hội hoặc có thể là các trang phục của các nền văn hoá khác nhau. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ dệt vải đã tạo ra những vật liệu có công nghệ mới các vật liệu này có thể đáp ứng được yêu cầu mong muốn của khách hàng. Xuất phát từ đó mà em lấy vật liệu là nguồn cảm hứng để thiết kế bộ sưu tập thời trang công sở năm 2009. Ngoài ra thì việc nghiên các hình ảnh từ các ý tưởng thiết kế của các nguồn cảm hứng thời trang kết hợp vời nét độc đáo từ trang phục của trung quốc cổ tàu được sử dụng nhiều trong bộ sưu tập này để làm cho bộ sưu tập mang những nét riêng. Năm 2008 – 2009 xu hướng thời trang công sở đa phần là các sản phẩm sơ mi kiểu và chất liệu chính là phi bóng. Bộ sư tập lấy cảm hứng từ xu hướng thời trang công sở năm 2008 vẫn là các sản phẩm áo sơ mi kiểu nhưng nó không dập khuôn y nguyên mà nó mang trong đó những nét mới. - Chất liệu chủ đạo trong bộ sư tập là các chất liệu trơn, mềm mại, có trọng lượng vừa phải. Kết cấu của chất liệu là các loại dệt thoi là vải thành phần chủ yếu cotton dùng cho áo còn các chất liệu phối là các loại vải nhẹ mỏng, bóng là phi bóng, voan, jen …Còn chất liệu dùng cho váy là các loại vải có thành phần chủ yếu là cotton. - Màu sắc chủ đạo của bộ sư tập là màu trắng còn lại các màu thời trang là: màu hồng, màu xanh ngọc, màu da cam, màu tím nhạt. - Đặc trưng kết cấu, hình dáng: +Hình dáng: Đối với áo: Các mẫu trong bộ sưu tập đều được bổ thành các mảnh và được lắp lại với nhau để tạo nên các đường nét các điểm nhấn cho bộ trang phục. Các kiểu áo lượn eo để ôm sát cơ thể tôn lên vẻ đẹp các đường nét của cơ thể con người, cùng với các mảnh phối tạo ra sự đa dạng trên bộ trang phục. Tay áo của các mẫu có sự lặp lại của nhau tay có độ bồng nhưng không nhiều. Cổ áo thì đa số các mẫu có cổ tàu và trên mẫu các bèo nhún được đặt có thể ở cổ hoặc nẹp tuỳ theo từng mẫu. Đối với váy: Hình dáng chung của váy là váy chữ A váy ôm sát cơ thể chiều dài của váy qua gối. Váy có thể là ba mảnh hoặc bốn mảnh tuỳ thuộc vào từng mẫu trong bộ sưu tập. + Kết cấu: Là những đường được hình thành khi may quần áo. Trong bộ sư tập có các đường chiết, ly, các đường cắt, các đường trang trí trên cổ hoặc nẹp áo, các đường mí, diễu. Các đường trang trí làm nổi bật các đường kết cấu. Các đường lượn cong tại eo, gấu. - Sử dụng nguyên tắc thiết kế: Bộ sưu tập sử dụng nguyên tắc thiết kế là nguyên tắc nhấn mạnh và nguyên tắc nhịp điệu. Nguyên tắc nhấn mạnh được tạo ra bằng sự đối lập về màu sắc và chất liệu các mẫu được phối bằng chất lệu phi bóng thu hút sụ chú ý. Các đường viền trang trí tại cổ hoặc nẹp cũng làm thu hút người quan sát. Bên cạnh đó nguyên tắc nhịp điệu cũng được sử dụng trong bộ sưu tập sự nhắc lại các đường nét, màu sắc, chất liệu trên trang phục. Và ở các trang phục trong bộ sưu tập. Bộ sưu tập đã mang được nét đặc trưng riêng các mẫu trong bộ sưu tập đều phản ánh được cái ý tưởng thiết kế đều có nét tương đồng trong các mẫu. Bộ sưu tập thể hiện được nét cổ điển và sự sáng tạo từ xu hướng thời trang năm 2008. Bộ sưu tập cũng phản ánh được xu hướng hiện nay của thời trang công sở đơn giản nhưng sang trọng làm cho người mặc cảm thấy tự tin. BỘ SƯU TẬP MẪU I MẪU II MẪU III MẪU IV MẪU V MẪU I - Mặt trước: Mặt trước gồm ba mảnh rời: Đề cúp, thân trước trên và thân trước dưới. Cổ tàu, trên cổ có trang trí bèo, bèo được trang trí hai bên nẹp áo. Tay ngắn có xếp ly và có đai cửa tay. - Mặt sau: Mặt sau gồm hai mảnh được may tại sống lưng. -Mặt trước: Váy cạp rời, thân trước là một mảnh gập đôi, hai chiết -Mặt sau: Gồm hai mảnh, có bốn chiết, có xẻ giữa, tại đường chắp giữa được tra khoá giọt lệ và được khâu móc tại đầu cạp. MẪU II - Mặt trước áo: Cổ tàu, trên cổ có may dây vắt săng để thắt nơ qua vòng cổ.Trên áo có đề cúp từ nách, tay áo ngắn có xếp ly ở đầu tay, gấu áo đánh tròn. - Mặt sau áo : Có hai đề cúp xuất phát từ nách đến gấu áo - Mặt trước váy: Váy cạp rời, thân trước gập đôi, có hai chiết, chân váy xoè rộng - Mặt sau váy: Gồm hai mảnh, có hai chiết, tra khoá giọt lệ và khâu móc cài MẪU III - Mặt trước áo: Lá áo có cổ tàu, cổ mở hình chữ V có nẹp cúc ngắn . Tay áo có xếp ly tại đầu tay tay áo dài qua khủy tay và chun tai cửa tay, gấu bo đai thun - Mặt sau áo: Mặt sau áo có cầu vai rời áo được bo đai bằng chất liệu đai thun. - Mặt trước váy: Mặt trước sản phẩm gồm bốn mảnh, cạp váy rời, mảnh trên cùng có hình chữ V bên dưới được may xếp ly mở giữa ba mảnh còn lại. - Mặt sau váy: Mặt sau sản phẩm gồm hai mảnh, có hai chiết sau, tra khoá giọt lệ và khâu móc cài tai đầu cạp. MẪU IV - Mặt trước áo: Áo cổ đứng chân rời, nẹp rời.Tại eo có may dây vắt săng và có đai thắt tại eo. Tay áo ngắn có xếp ly tại cửa tay và có đai cửa tay. - Mặt sau áo: Cầu vai liền, có hai chiết eo sau. - Mặt trước váy: Váy cạp rời, có hai chiết, tại chân váy có xếp nếp thân trước có một mảnh gập đôi. - Mặt sau váy: Có hai chiết,thân sau có hai mảnh, tra khoá giọt lệ, khâu móc cài tại đầu cạp. MẪU V - Mặt trước áo: Cổ tàu, cổ mở chữ V có hai đề cúp thân trước. Tay ngắn trên tay có xếp ly có đai cửa tay - Mặt sau áo: Mặt sau có hai đề cúp từ giữa nách đến gấu áo - Mặt trước quần: Là loại quần ống vẩy, thân trước có hai túi thẳng, có moi khoá, cúc dập, cạp rời. - Mặt sau quần: Thân sau sản phẩm có một túi hậu. CHƯƠNG II: THIẾT KẾ MẪU 2.1 Lựa chọn mẫu triển khai sản xuất Trong quá trình sản xuất hàng FOB thì việc đề xuất và chọn mẫu là một khâu quan trọng giữ vai trò quyết định đến sự tồn tại của sản phẩm trên thị trường và lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi tiến hành lựa chọn mẫu để triển khai sản xuất thì doanh nghiệp phải tiến hành phân tích kỹ lưỡng ưu, nhược điểm của từng mẫu.Trên cơ sở đó sửa đổi, bổ xung và lựa chọn mẫu phù hợp nhất với xu hướng thời trang và điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sau khi nhà thiết kế đề xuất các mẫu, hội đồng xét duyệt mẫu sẽ xem xét và đánh giá mẫu phác thảo căn cứ vào các tiêu chuẩn sau: - Mẫu phải phù hợp với xu hướng thời trang và thị hiếu của khách hàng mục tiêu. - Mẫu phải có tính kinh tế cao phù hợp với sản xuất công nghiệp. - Mẫu phải đảm bảo phù hợp với điều kiện sản xuất và thiết bị của doanh nghiệp. Qua thời gian nghiên cứu và phân tích hội đồng xét duyệt mẫu đưa ra những đánh giá về các mẫu trong bộ sưu tập như sau: - Mẫu I: Ưu điểm: Kiểu dáng mới, phù hợp với xu hướng thời trang Chất liệu thoáng mát, thấm mồ hôi thoải mái khi mặc Chất liệu dễ may thuận tiện trong quá trình sản xuất Kiểu dáng không quá phức tạp không phải làm thủ công. Nhược điểm: Do sản phẩm có may bèo cho nên cần phải có máy chuyên dùng Các đường may đòi hỏi độ chính xác cao - Mẫu II: Ưu điểm: Kiểu dáng độc đáo phù hợp với xu hướng thời trang Chất liệu hợp thời trang dễ sản xuất Nhược điểm: Kiểu dáng phức tạp phải làm thủ công Chỉ dành cho những người có dáng người đẹp Đòi hỏi yêu cầu chính xác cao - Mẫu III: Ưu điểm: Kiểu dáng đẹp phù hợp với xu hướng thời trang Chất liệu và màu sắc đẹp Nhược điểm: Kiểu dáng cầu kỳ Khó khăn khi may công nghiệp do vải phối là vải jen, đai áo lại là chât liệu thun ba loại chất liệu khác nhau trên một áo Váy cũng rất phức tạp khi may công nghiệp Đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao - Mẫu IV: Ưu điểm: Kiểu dáng đẹp, phù hợp với phong cách công sở Chất liệu thoáng mát khi mặc Nhược điểm: Kiểu dáng phức tạp phải làm thủ công Do có vải phối lên gặp kho khăn khi may Đòi hỏi yêu cầu cao, tỉ mỉ - Mẫu V: Ưu điểm: Bộ sản phẩm mang tính thời trang phù hợp với môi trường công sở Kiểu cách hiện đại, cầu kỳ Chất liệu thoáng mát, màu sắc phù hợp với mùa hè Nhược điểm: Áo sơ mi nhiều chi tiết cầu kỳ khó may Áo có chun đòi hỏi phải có máy chuyên dùng Sau khi đi phân tích ưu nhược điểm của các mẫu trong bộ sưu tập, hội đồng xét duyệt đưa ra quyết định cuối cùng là chọn Mẫu I là mẫu sẽ đưa vào sản xuất. Do Mẫu I là mẫu có kiểu dáng cũng như chất liệu hợp thời trang, phù hợp cho sản xuất công nghiệp và điều kiện thiết bị tại công ty. 2.2 Chọn cỡ số và hệ số đo 2.2.1 Lập bảng hệ thống cỡ số Một trong những nhiệm vụ của ngành may công nghiệp là phải thoả mãn đẩy đủ các yêu cầu của người tiêu dùng về kiểu dáng, cỡ số, màu sắc. Do đặc trưng là sản phẩm may sẵn nên nó phải có một hệ thốg cỡ số hoàn chỉnh đảm bảo cho phần lớn người tiêu dùng. Đồng thời mỗi cỡ số trong hệ thống phải phù hợp với tất cả những người thuộc vào cỡ số ấy. Do vậy yêu cầu cần thiết là phải lập một hệ thống cỡ số hoàn chỉnh nó là một yêu cầu cấp bách của cả ngành công nghiệp may Việt nam. Để lập được một hệ thống cỡ số hoàn chỉnh cần phải tiến hành các công việc sau: - Tiến hành đo các thông số trên cơ thể của người nữ tại khu vực miền bắc lứa tuổi từ 22 – 35 tuổi - Thống kê tất cả các số đo ấy bằng phương pháp xác xuất thống kê sau đó tiến hành phân tích đánh giá và xử lý số liệu bằng máy tính. - Chọn những số đo cơ bản để làm cơ sở phân loại nhóm cơ thể - Phân loại nhóm cơ thể theo những số đo chính. - Từ bảng phân loại nhóm cơ thể thiết lập hệ thống cỡ số. Để sử dụng vào sản xuất quần áo may sẵn, hệ thống cỡ số đó phải đảm bảo: + Quần áo may sẵn được sử dụng cho nhiều người + Các cỡ số trong hệ thống phải làm cho quá trình sản xuất không bị phức tạp Qua quá trình nghiên cứu và phân tích để sản xuất sản phẩm thời trang công sở nữ cho độ tuổi từ 22- 35 cấn sản xuất 5 cỡ: S, M, L, XL, XXL để có thể đáp ứng được mọi tầm vóc của người tiêu dùng. Đồng thời đo trên đối tượng cụ thể đưa ra được bảng hệ số đo sử dụng cho mã hàng thời trang công sở nữ và đặt tên cho mã hàng này là: CSN-09 2.2.2 Bảng hệ số đo của mã hàng CSN-09 STT Vị trí đo Cỡ S M L XL XXL I ÁO 1 Dài áo 51 53 55 57 59 2 Dài eo sau 35 36 37 38 39 3 Vòng cổ 32 34 36 38 40 4 Rộng vai 36 37 38 39 40 5 Vòng ngực 78 82 86 90 94 6 Hạ ngực 20 20.5 21 21.5 22 7 Vòng eo 64 68 72 76 80 8 Vòng mông 80 84 88 92 96 9 Dài tay cộc 13.5 14.5 15.5 16.5 17.5 10 Xuôi vai 4.5 4.5 4.5 4.5 4.5 II VÁY 11 Dài váy 52 54 56 58 60 12 Vòng eo 64 68 72 76 80 13 Vòng mông 80 84 88 92 96 14 Hạ mông 20 20.5 21 21.5 22 Bảng 1 2.2.3 Bảng hệ thống cỡ số, màu sắc và số lượng của mã hàng CSN-09 ÁO STT Màu sắc Cỡ số Tổng S M L XL XXL 2 Trắng 450 350 750 300 400 2250 3 Xanh ngọc 300 400 600 300 200 1800 Tổng 4050 sp Bảng 2 VÁY STT Màu sắc Cỡ số Tổng S M L XL XXL 2 Tím 450 350 750 300 400 2250 3 Đen 300 400 600 300 200 1800 Tổng 4050 sp Bảng 3 2.3 Nguyên phụ liệu và đặc điểm của nguyên phụ liệu sử dụng 2.3.1 Đặc điểm của nguyên phụ liệu sử dụng cho mã hàng CSN-09 TT Nguyên phụ liệu Thành phần Đặc trưng tính chất Mẫu 1 Vải chính – Áo 95% cotton 5% spendex - Kiểu dệt: Dệt thoi - Độ co dọc: 0.3 cm - Độ co ngang: 0.2 cm - Màu sắc: Trắng, xanh ngọc 2 Chỉ - Áo 100% cotton - Chi số sợi: 40/2 - Hướng xoắn: Z - Chiều dài : 5000m / cuộn - Màu sắc: Trắng, xanh ngọc 3 Chỉ trang trí bèo 100%Acrylic yard - Chi số sợi: 34/2 - Màu sắc: Tím, đen 4 Chỉ vắt sổ 100%polyester - Chi số sợi: 150 - Màu sắc: Trắng, xanh ngọc 5 Cúc – Áo Plastic(nhựa) - Kích cỡ: 18 ligne = 11.4 mm - Hình dạng: Hình tròn - Hoạ tiết: Trang trí nổi - Màu sắc: Tím , đen 6 Mex – Áo Mex vải mềm - Kiểu dệt: Dệt thoi - Độ co: 0.3cm - Màu sắc: Trắng 7 Nhãn,mác:Mác chính, mác cỡ, mác sử dụng 100%polyester -Yêu cầu chung: Không bị co khi giặt, các chữ ghi trên mác không bị loang màu khi giặt. Trên mác có đầy đủ thông tin 8 Vải chính – Váy 65% polyester 35% cotton - Kiểu dệt: Dệt thoi - Độ co dọc: 0.2 cm - Độ co ngang: 0.1 cm - Màu sắc: Tím, đen 9 Chỉ - váy 100%polyester - Chi số sợi: 40/2 - Hướng xoắn: Z - Chiều dài : 5000m / cuộn - Màu sắc: Tím, đen 10 Chỉ vắt sổ 100%polyester - Chi số sợi: 150 - Màu sắc: Đen, trắng 11 Khoá - Loại khoá: Khoá giọt lệ -Chất liệu răng khoá: nhựa -Kiểu dệt dải khoá: Dệt thoi - Màu sắc: Đen, tím - Chiều dài: 30 cm - Kích cỡ: #3 12 Móc cài - Chất liệu: Inoc 13 Nhãn,mác:Mác chính, mác cỡ, mác sử dụng 100%polyester -Yêu cầu chung của mác: Không bị co khi giặt, loang màu khi giặt. Trên mác phải đầy đủ thông tin Bảng 4 2.3.2 Kiểm tra đo đếm nguyên phụ liệu Khi làm hàng FOB thì vấn đề kiểm tra nguyên phụ liệu có vai trò rất quan trọng. Nguyên phụ liệu quyết định đến 70% chất lượng sản phẩm. Nguyên phụ liệu trước khi được nhập vào kho phải được kiểm tra đo đếm, góp phần quản lý và sử dụng nguyên phụ liệu hợp lý, tiết kiệm thời gian và hạ giá thành sản phẩm. Trong tình hình hiện nay, chất lượng vải chưa cao và không ổn định, cho nên khâu chọn vải vẫn đang giữ một vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất. Nếu làm tốt khâu này, chúng ta sẽ tiết kiệm rất nhiều nguyên phị liệu, đồng thời làm cơ sở hoạch toán nguyên phụ liệu một cách chính xác. Trong doanh nghiệp có hai kho gồm: - Kho tạm chứa: Gồm những nguyên phụ liệu nhập từ ngoài vào chưa qua kiểm tra phân loại - Kho chính thức: Gồm những nguyên phụ liệu đã được kiểm tra đo đếm, phân loại chuẩn bị cho sản xuất. Sơ đồ tổ chức của kho nguyên phụ liệu a. Kiểm tra nguyên liệu: Sau khi vải được chuyển đến công ty thì bộ phận kho có trách nhiệm kiểm tra vải để khẳng định xem vải có đáp ứng được yêu cầu chất lượng hay không thì mới nhập kho. Vải phải được kiểm tra trước khi cắt có nhiều cách kiểm tra vải. Một số nhà máy dựa vào các nhà cung cấp vải để thực hiện kiểm tra vải và đánh dấu lỗi vải, điều này thuận lợi cho công ty may. Nhưng hiện nay đa phần kiểm tra vải là trách nhiệm của công ty may phải kiểm tra trước khi cắt, các lỗi phải được đánh dấu và mẫu được cắt xung quanh lỗi để tránh không có lỗi trong sản phẩm may hoàn chỉnh. Kiểm tra vải thường được thực hiện bằng máy kiểm tra vải kiểm tra dưới ánh sáng vừa đủ. Những máy kiểm tra này hoặc là chạy bằng điện hoặc là người kiểm tra sẽ kéo vải qua bàn kiểm tra. Các lỗi sẽ được chỉ chỗ, đánh dấu và ghi vào tờ kiểm tra . Những máy như vậy cũng được trang bị để đo chiều dài cũng như đo chiều rộng của vải một cách chính xác. Lỗi vải được đánh dấu bằng băng dính hoặc bằng phấn. Nếu vải lỗi quá nhiều thì phải thông báo cho nhà cung cấp vải để có kế hoạch bổ sung kịp thời. - Phương pháp phá kiện: Để ổn định độ co giãn cơ lý của nguyên liệu, đảm bảo việc đo đếm được chính xác tất cả các loại nguyên liệu phải được phá kiện dỡ ra trước ba ngày với số lượng dự trữ từ 2- 3 ngày. - Kiểm tra về số lượng: + Đối với vải xếp tập: Dùng thước đo chiều dài của một lá vải, sau đó đếm số lớp trên cây vải, rồi nhân số lớp này với chiều dài của một lá vải, để có tổng chiều dài của một cây vải. Kiểm tra xem số lương này có khớp với phiếu ghi ở đầu cây vải hay không. + Đối với vải cuộn tròn: Cần dùng máy kiểm tra độ dài. Nếu không có máy kiểm tra có thể dùng thước đo bán kính của cây vải để xác định chiều dài cây vải hoặc dùng phương pháp trọng lượng để xác định chiều dài cây vải. - Kiểm tra về khổ vải: Tiến hành đo khổ vải bằng thước cây để tránh sự co giãn. - Kiển tra chất lượng vải: Xác định lỗi vải, dánh dấu lỗi vải b. Kiểm tra phụ liệu: Phụ liệu cần kiểm tra ở đây là: Chỉ, cúc, khoá, nhãn mác, mex, móc các loại phụ liệu này được kiểm tra trước khi nhập kho thông thường thì phụ liệu được mua tính cả % hao phí và dự phòng cho nên để đảm bảo không bị thiếu trong quá trình sản xuất cũng như chất lượng không đảm bảo thì cần phải kiểm tra trước khi nhập kho. Kiểm tra về số lượng là dùng phương pháp đếm còn kiểm tra về chất lượng có thể kiểm tra ngẫu nhiên một số thùng rồi tính sắc xuất. 2.4 Mẫu kĩ thuật của bộ sản phẩm và các thông tin về bộ mẫu BẢN VẼ MẪU KỸ THUẬT Mặt trước sản phẩm Mặt sau sản phẩm Hình 1 2.4.1 Nghiên cứu, phân tích mẫu Áo sơ mi: Là áo sơ mi kiểu, cổ tàu, tay ngắn. - Mặt trước sản phẩm: Áo được cắt thành ba mảnh gồm đề cúp được xuất phát từ điểm nách đến dưới eo 3cm, thân trước trên từ đề cúp đến nẹp và thân trước dưới từ .Cổ tàu, trên cổ có trang trí bèo xung quanh, nẹp áo rời trên nẹp có trang trí hai hàng bèo ở hai bên nẹp, bèo được trang trí dài đến cách đường may chắp là 2cm. Tay áo ngắn có xếp ly cửa tay và có đai cửa tay bản đai cửa tay là 2cm - Mặt sau sản phẩm: Mặt sau sản phẩm được cắt thành hai mảnh và chắp lại tại đường sống lưng, may gập gấu đường may gấu là 0.8 cm. - Chất liệu chính là 95 %cotton 5 % spendex và màu chủ đạo là màu trắng. Màu chỉ trang trí bèo là màu tím. Váy: Là loại váy ba mảnh - Mặt trước sản phẩm: Cạp váy là cạp rời, thân trước là một mảnh gập đôi, thân trước có hai chiết hai bên trái phải. - Mặt sau sản phẩm: Thân sau gồm hai mảnh rời nhau, có bốn chiết hai bên, thân sau có xẻ chiều dài xẻ là 20cm, tại vị trí đường chắp thân sau được tra khoá giọt lệ dài khoá là 18 cm và được khâu móc tại vị trí đầu cạp. - Chất liệu dùng cho váy là loại vải pha thành phần là 65% polyester 35% cotton màu sắc chủ đạo là màu tím. 2.4.2 Yêu cầu chung của sản phẩm - Tính thời trang: Sản phẩm phải phù hợp với xu hướng thời trang của năm 2008 – 2009 về kiểu dáng, màu sắc và chất liệu sản phẩm sau khi tung ra thị trường phải được đa số người tiêu dùng chấp nhận và chiếm lĩnh được thị trường mục tiêu. - Kiểu dáng: Sản phẩm phải mang được kiểu dáng của xu hướng thời trang công sở năm 2008 – 2009 - Màu sắc: Màu phù hợp với xu hướng thời trang bao gồm các màu chủ đạo và màu thời trang. Màu chủ đạo là màu được sản xuất nhiều sản phẩm nhất, còn màu thời trang có thể là màu của sản phẩm cũng có thể là màu phối của các chi tiết trên sản phẩm. - Kỹ thuật: Là yêu cầu về độ chính xác cao của sản phẩm, sản phẩm sau khi xong phải đảm bảo thông số về đường may và thông số kích thước của sản phẩm sản phẩm sau khi may xong không để lại nỗ kim. Các chi tiết phải đảm bảo độ chính xác cao, trên sản phẩm phải có đầy đủ các thông tin về hãng sản xuất, các hướng dẫn giặt là. - Thẩm mỹ: Sản phẩm phải đảm bảo tính thẩm mỹ phẳng đẹp, không bị rách bị lỗi đường may hay bị bẩn, sản phẩm không bị phai màu khi giặt. - Tính kinh tế: Sản phẩm phải có giá cả cạnh tranh không quá đắt phù hợp với thu nhập của đối tượng khách hàng mà công ty hướng tới. - Tính tiện nghi: Sản phẩm được may bằng chất liệu vải cotton thoáng mát, hút mồ hôi, có gam màu trầm làm cho người mặc cảm thấy dễ chịu, thoải mái vào màu hè, tạo cho họ cảm giác tự tin nơi công sở giúp cho họ làm việc hiệu quả hơn. Sản phẩm sau khi giặt thì nhanh sạch và nhanh khô. 2.5 Các dữ liệu cần thiết để tiến hành thiết kế BẢNG THÔNG SỐ KÍCH THƯỚC THIẾT KẾ CỠ L STT Vị trí đo Thông số kích thước cỡ L (cm) Dung sai (±cm) I ÁO 1 Dài áo 55 ±0.5 2 Dài eo sau 37 0 3 Vòng cổ 36 ±0.2 4 Rộng vai 38 ±0.2 5 Vòng ngực 86 ±0.2 6 Hạ ngực 21 0 7 Vòng eo 72 0 8 Vòng mông 88 ±0.5 9 Dài tay 15.5 ±0.3 10 Rộng cửa tay 32 ±0.3 11 Xuôi vai 4.5 0 II VÁY 12 Dài váy 56 ±0.5 13 Vòng eo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxĐo án mới.docx
  • rarAO.rar
  • pptTRÌNH CHIẾU BẢO VỆ.ppt
  • rarVAY.rar
Tài liệu liên quan