MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài 1
1.2. Nội dung nghiên cứu 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3.1. Mục tiêu cụ thể 2
1.3.2. Mục tiêu lâu dài 2
1.4. Đối tượng và quy mô nghiên cứu 3
1.4.1. Đối tượng 3
1.4.2. Quy mô nghiên cứu 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu 4
1.5.1. Phương pháp luận 3
1.5.2. Phương pháp cụ thể 3
1.6. Giới hạn đề tài 4
1.6.1. Thời gian tiến hành nghiên cứu 4
1.6.2. Thời gian phân tích mẩu 4
1.6.3. Các thông số quan trắc 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI VÀ CÁC ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN MÔI TRƯỜNG
2.1. Tổng quan về nước thải chăn nuôi heo – nguồn gốc phát sinh, thành phần, chính chất 5
2.1.1. Chất thải rắn và lỏng 5
2.1.2. Khí thải 8
2.2. Ảnh hưởng đến môi trường 10
2.2.1. Ô nhiễm môi trường nước 10
2.2.2. Ô nhiễm môi trường không khí 12
2.2.3. Ô nhiễm môi trường đất 17
CHƯƠNG 3: CÔNG NGHỆ SINH HỌC KỴ KHÍ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI VÀ HỒ SINH HỌC THỰC VẬT
3.1. Quá trình lên men kị khí các chất hữu cơ 18
3.1.1. Cơ chế của quá trình lên men kị khí 18
3.1.1.1. Quá trình phát triển của vi khuẩn kỵ khí 18
3.1.1.2. Quá trình phản ứng sinh hóa 20
3.1.2 Những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sinh khí Methane 23
3.1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ủ kỵ khí 23
3.1.2.2. Các yếu tố thúc đẩy quá trình sinh khí 27
3.1.3. Tổng quan về túi ủ Biogas 30
3.1.3.1. Nguyên lý hoạt động 30
3.1.3.2. Ưu điểm và nhược điểm của túi ủ 31
3.1.3.3. Những thuận lợi và bất lợi trong quá trình sản xuất biogas 31
3.2. Tổng quan về Hồ sinh học trong xử lý nước thải 33
3.2.1.Khái quát chung 33
3.2.2. Quan hệ giữa giới thủy sinh trong hệ thống hồ sinh học và vai trò của chúng trong làm sạch nước thải 35
3.2.2.1.Khái quát chung 35
3.2.2.2. Xử lý nước thải bằng thực vật (áp dụng công nghệ Phytoremediation) 37
3.2.3.Phân loại hồ sinh học 42
3.2.3.1.Hồ hiếu khí 43
3.2.3.2.Hồ kỵ khí 43
3.2.3.3.Hồ tùy nghi 43
3.3. Sơ lược về Bã mía, Cây lục bình và Cây rau muống 44
3.3.1. Sơ lược về bã mía 44
3.3.2. Cây lục bình (Eichhornia crassipers) 45
3.3.2.1. Hình dáng 45
3.3.2.2. Cấu tạo 45
3.3.2.3. Thành phần hoá học của lục bình 46
3.3.3. Cây rau muống (Ipomoea Aquatica) 47
CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thời gian và địa điểm tiến hành nghiên cứu 48
4.1.1. Thời gian nghiên cứu 48
4.1.2. Địa điểm đặt mô hình 48
4.1.3. Địa điểm tiến hành phân tích mẩu 48
4.2. Mô hình thí nghiệm 48
4.2.1. Mô hình Biogas 48
4.2.2. Mô hình Hồ sinh học thực vật 50
4.3. Phương pháp thu mẩu – vận hành mô hình và phân tích mẫu 50
4.3.1. Phương pháp thu mẫu 50
4.3.1.1. Thu mẫu nước thải chăn nuôi heo tại cơ sở chăn nuôi 50
4.3.1.2. Thu mẫu sau các khoảng thời gian vận hành mô hình 51
4.3.1.3. Thu mẫu khí sinh ra 55
4.3.2. Phương pháp phân tích mẫu 56
4.3.2.1. Phương pháp phân tích pH 56
4.3.2.2. Phương pháp phân tích SS 56
4.3.2.3. Phương pháp phân tích BOD5 57
4.3.2.4. Phương pháp phân tích COD 58
4.3.2.5. Phương pháp phân tích Tổng Coliform 59
4.3.2.6. Phương pháp phân tích Tổng Nito 60
4.3.2.7. Phương pháp phân tích Tổng Phospho 61
4.4. Kết quả nghiên cứu 62
4.4.1. Thí nghiệm xác định các thông số đầu vào 62
4.4.2. Kết quả thí nghiệm của lần nghiên cứu thứ nhất 62
4.4.2.1. Mô hình Biogas 62
a. Diễn biến pH theo thời gian ở hai nghiệm thức B0 và B1 62
b. Diễn biến SS theo thời gian ở hai nghiệm thức B0 và B1 64
c. Diễn biến COD (mg/l) theo thời gian ở hai nghiệm thức B0 và B1 66
d. Diễn biến BOD5 (mg/l) theo thời gian ở hai nghiệm thức B0 và B1 67
e. Diễn biến T - N (mg/l) theo thời gian ở hai nghiệm thức B0 và B1 69
f. Diễn biến T - P (mg/l) theo thời gian ở hai nghiệm thức B0 và B1 70
g. Thành phần khí Biogas sinh ra trong hai nghiệm thức ở lần nghiên cứu thứ nhất 72
4.4.2.2. Kết quả nghiên cứu hiệu quả xử lý của hồ sinh học thực vật lần nghiên cứu thứ nhất (tiếp theo nghiệm thức B1) 73
a. Diễn biến pH trong hồ thực vật 73
b. Diễn biến SS trong hồ thực vật 74
c. Diễn biến COD (mg/l) trong hồ thực vật 75
d. Diễn biến BOD5 (mg/l) trong hồ thực vật 77
e. Diễn biến T – N (mg/l) trong hồ thực vật 77
f. Diễn biến T – P (mg/l) trong hồ thực vật 78
4.4.3. Kết quả thí nghiệm của lần nghiên cứu thứ hai 79
4.4.3.1. Mô hình Biogas 79
a. Diễn biến pH theo thời gian ở hai nghiệm thức B0 và B1 80
b. Diễn biến SS theo thời gian ở hai nghiệm thức B0 và B1 81
c. Diễn biến COD (mg/l) theo thời gian ở hai nghiệm thức B0 và B1 82
d. Diễn biến BOD5 (mg/l) theo thời gian ở hai nghiệm thức B0 và B1 83
e. Diễn biến T - N (mg/l) theo thời gian ở hai nghiệm thức B0 và B1 85
f. Diễn biến T - P (mg/l) theo thời gian ở hai nghiệm thức B0 và B1 86
g. Thành phần khí Biogas sinh ra trong hai nghiệm thức ở lần nghiên cứu thứ hai 88
4.4.3.2. Kết quả nghiên cứu hiệu quả xử lý của hồ sinh học thực vật lần nghiên cứu thứ hai (tiếp theo nghiệm thức B1) 89
a. Diễn biến pH trong hồ thực vật 90
b. Diễn biến SS (mg/l) trong hồ thực vật 90
c. Diễn biến COD (mg/l) trong hồ thực vật 91
d. Diễn biến BOD5 (mg/l) trong hồ thực vật 92
e. Diễn biến T-N(mg/l) trong hồ thực vật 93
f. Diễn biến T-P(mg/l) trong hồ thực vật 94
4.5. Bàn luận: 95
4.5.1. Về hiệu quả xử lý của mô hình Biogas truyền thống 95
4.5.2. Về hiệu quả xử lý của mô hình Biogas bổ sung ngăn lọc bằng bã mía nâng cao hiệu quả xử lý 96
4.5.3. Về khả năng xử lý của hệ thống hồ sinh học thực vật 97
4.5.4. Về áp việc bổ sung bã mía vào mô hình Biogas kết hợp với hồ thực vật trong xử lý nước thải chăn nuôi 98
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận 100
5.2. Kiến nghị 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
102 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6085 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu nâng cao hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi bằng mô hình biogas kết hợp hồ sinh học thực vật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển
Lọc và hấp thu chất rắn
Thân và /hoặc lá ở
mặt nước hoặc
phía trên mặt nước
Hấp thu ánh mặt trời do đó, ngăn cản sự phát triển của tảo
làm giảm ảnh hưởng của gió lên bề mặt xử lý
Làm giảm sự trao đổi giữa nước và khí quyển
Chuyển oxy từ lá xuống rể
(Nguồn: Lương Đức Phẩm, Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học,
2003)
Hình 3.6: Một số thuỷ sinh thực vật tiêu biểu
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lâm Vĩnh Sơn
SVTH: Nguyễn Trần Ngọc Phương – MSSV: 106108020 Trang 42
Bảng 3.12: Một số giá trị tham khảo để thiết kế ao Lục Bình để xử lý nước thải
Thông số Số liệu thiết kế
Chất lƣợng nƣớc thải
sau xử lý
Nƣớc thải thô
Thời gian lưu tồn nước > 50 ngày BOD5 < 30mg/L
Lưu lượng nạp nước thải 200 m3/(ha.day) TSS < 30 mg/L
Độ sâu tối đa < 1,5 m
Diện tích một đơn vị ao
0,4 ha
Lưu lượng nạp chất hữu cơ < 30kg BOD5/(ha.day)
Tỉ lệ dài : rộng của ao > 3 : 1
Nƣớc thải qua xử lý cấp I
Thời gian lưu tồn nước > 6 ngày BOD5 < 10mg/L
Lưu lượng nạp nước thải 800 m3/(ha.day) TSS < 10 mg/L
Độ sâu tối đa 0,91 m TP < 5 mg/L
Diện tích một đơn vị ao 0,4 ha TN < 5 mg/L
Lưu lượng nạp chất hữu cơ < 50kg BOD5/(ha.day)
Tỉ lệ dài : rộng của ao > 3 : 1
(Nguồn: O'Brien, 1981- trích dẫn bởi Chongrak Polprasert ,1989)
3.2.3. Phân loại hồ sinh học:
3.2.3.1. Hồ hiếu khí:
Hồ hiếu khí là loại hồ nông, chiều cao từ 0,3 – 0,5 m. Quá trình phân hủy chất
hữu cơ chủ yếu dựa vào hệ vi sinh vật hiếu khí. Loại hồ này gồm có hồ làm thoáng tự
nhiên và hồ làm thoáng nhân tạo.
Hồ làm thoáng tự nhiên: oxi từ không khí dễ dàng khuếch tán vào lớp nước phía
trên . Được ánh sang mặt trời chiếu rọi, hệ rong tảo sẽ quang hợp thải ra oxi. Để đảm
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lâm Vĩnh Sơn
SVTH: Nguyễn Trần Ngọc Phương – MSSV: 106108020 Trang 43
bảo ánh sang cho nước, chiều sâu của hồ thường phải nhỏ, thường là 30 – 40 cm. Do
vậy, diện tích mặt thoáng của hồ phải lớn.
Tải của hồ (tính theo BOD) khoảng 250 – 300 kgCOD/ha.ngày. Thời gian lưu
nước của hồ là từ 3 – 12 ngày. Hiệu quả làm sạch có thể tới 80 – 95% BOD, màu của
nước thải có thể chuyển sang màu xanh của tảo
Tùy vào thực tế, một số trường hợp có thể bố trí hệ thống sục khí cho hồ bằng
các thiết bị khuấy cơ học hoặc nén khí. Nhờ đó, mức độ hiếu khí trong hồ sẽ mạnh
hơn. Nhờ vậy, chiều sâu của hồ có thể tăng lên (2-4m). Tải BOD của hồ cũng tăng
lên, có thể đạt đến 400kgCOD/ha.ngày. Thời gian lưu nước của hồ có thể là 1- 3
ngày. Trong thực tế, việc xây dựng hồ sinh học bố trí hệ thống sục khí hợp lý sẽ làm
cho hiệu quả xử lý cao.
3.2.3.2. Hồ kỵ khí:
Là loại ao sâu, ít hoặc không có điều kiện hiếu khí. Các vi sinh vật kỵ khí hoạt
động trong điều kiện không có oxi của không khí. Chúng sử dụng oxi từ các hợp chất
như nitrat, sulfat..để oxi hóa chất hữu cơ thành các acid hữu cơ, rượu, khí CH4, H2S,
CO2, …nước.
Ao hồ kỵ khí thường dung để lắng và phân hủy cặn lắng ở vùng đáy. Loại hồ
này có thể tiếp nhận các loại nước thải có tải lượng ô nhiễm lớn, tải BOD cao và
không cần vai trò quang hợp của tảo. Nước thải lưu ở hồ kỵ khí thường sinh ra mùi
hôi thối khó chịu. Vì vậy, thường không bố trí gần các khu dân cư và các xí nghiệp
chế biến thực phẩm.
Để duy trì điều kiện kỵ khí và giữ ấm nước trong hồ, chiều sâu hồ là khá lớn (từ
2 – 6 m). Diện tích mặt thoáng không cần lớn (thường bằng 10 – 20% diện tích mặt
thoáng hồ thùy nghi). Thời gian lưu nước dài. Hiệu quả khử BOD trong hồ có thể đạt
65 – 80% vào mùa hè và 45 – 65% vào mùa đông.
3.2.3.3. Hồ tùy nghi:
Loại hồ này rất phổ biến trong thực tế. Đó là loại hồ kết hợp 2 quá trình song
song nhau: quá trình phân hủy hiếu khí các chất hữu cơ hòa tan có trong nước và
phân hủy kỵ khí cặn và bùn lắng ở vùng đáy
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lâm Vĩnh Sơn
SVTH: Nguyễn Trần Ngọc Phương – MSSV: 106108020 Trang 44
Đặc điểm của ao hồ tùy nghi xét theo chiều sâu thì có 3 vùng: lớp trên là vùng
hiếu khí (vi sinh vật hiếu khí hoạt động), vùng giữa là vùng tùy nghi (vi sinh vật tùy
nghi hoạt động), và vùng kỵ khí ở phía dưới (vi sinh vật kỵ khí hoạt động).
Nguồn oxi cần thiết cho quá trình oxi hóa chất hữu cơ nhiễm bẩn trong nước
nhờ khuếch tán qua mặt nước do sóng gió và nhờ tảo quang hợp dưới tác dụng của
ánh sang mặt trời. Vùng hiếu khí ở phía trên mặt ao hồ có độ sâu tới 1m.
Vùng kỵ khí xảy ra ở lớp đáy hồ. Ở đây, các chất hữu cơ bị phân hủy kỵ khí
sinh ra các khí CH4, H2S, H2, N2, CO2 (trong đó chủ yếu là CH4). Quá trình này phụ
thuộc vào nhiệt độ. Ở nhiệt độ cao, quá trình lên men khí methane xảy ra nhanh hơn.
Phân hủy các chất hữu cơ bằng con đường kỵ khí thường sinh ra các sản phẩm khí
có mùi hôi khó chịu, gây nhiễm độc không khí…
Trong hồ, thường hình thành 2 tầng phân nhiệt : Tầng phía trên nhiệt độ cao và tầng
phía dưới nhiệt độ thấp. Tầng trên có O2, tảo phát triển, tiêu thụ CO2, làm cho pH
chuyển sang kiềm (có khi lên đến 9,8). Tảo phát triển mạnh rồi chết và tự phân hủy
làm cho nước thiếu oxi hòa tan, ảnh hưởng đến vi sinh vật hiếu khí, còn các vi sinh
vật kỵ khí, tùy tiện hoạt động mạnh. Trong trường hợp này, cần khuấy đảo để tránh
hiện tượng quá tải chất hữu cơ
Khi xây dựng hồ, nên chọn chiều cao khoảng 1 – 1,5 m, tỷ lệ chiều dài với
chiều rộng là 1:1 hoặc 2:1. Những nơi có gió, diện tích hồ nên chọn rộng, còn những
nơi ít gió nên xây hồ có nhiều ngăn. Đáy hồ cần phải nén chặt, cần thiết phải chống
thấm bằng lớp đất sét dày 15cm. Bờ hồ cần gia cố tránh xói lở
Nếu trong nước có hàm lượng kim loại nặng quá cao, cần phải xử lý sơ bộ nước
thải (hấp phụ, hấp thụ, trao đổi ion …) để làm giảm nồng độ của chúng.
3.3. Sơ lƣợc về Bã mía, Cây lục bình và Cây rau muống:
3.3.1. Sơ lược về bã mía:
Bã mía chiếm 25-30% trọng lượng mía đem ép. Trong bã mía chứa trung bình
49% là nước, 48% là xơ (trong đó chứa 45-55% cellulose) 2,5% là chất hoà tan
(đường). Bã mía có thể dùng làm nguyên liệu đốt lò, hoặc làm bột giấy, ép thành ván
dùng trong kiến trúc, cao hơn là làm ra Furfural là nguyên liệu cho ngành sợi tổng
hợp.
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lâm Vĩnh Sơn
SVTH: Nguyễn Trần Ngọc Phương – MSSV: 106108020 Trang 45
Mật gỉ chiếm 3-5% trọng lượng đem ép. Thành phần mật gỉ trung bình chứa
20% nước, đường saccaro 35%, đường khử 20%, tro 15%, protein 5%, sáp 1%, bột
4% trọng lượng riêng. Từ mật gỉ cho lên men chưng cất rượu rum, sản xuất men các
loại. Một tấn mật gỉ cho một tấn men khô hoặc các loại axit axetic, hoặc có thể sản
xuất được 300 lít tinh dầu và 3800 l rượu. Từ một tấn mía tốt người ta có thể sản xuất
ra 35-50 lít cồn 96 với kỹ thuật sản xuất hiện đại của thế kỷ 21 có thể sản xuất 7000-
8000 lít cồn để làm nhiên liệu.
Bùn lọc chiếm 1,5-3% trọng lượng mía đem ép. Đây là sản phẩm cặn bã còn lại
sau khi chế biến đường. Trong bùn lọc chứa 0,5% N, 3% Protein thô và một lượng
lớn chất hữu cơ. Từ bùn lọc có thể rút ra sáp mía để sản xuất nhựa xêrin làm sơn, xi
đánh giầy, vv...Sau khi lấy sáp bùn lọc dùng làm phân bón rất tốt.
3.3.2. Cây lục bình (Eichhornia crassipers):
3.3.2.1. Hình dáng:
Lục bình là cây thân thảo sống trôi nổi trên mặt nước hoặc bám trên đất bùn. Thân
gồm 1 trục mang nhiều lông ngắn và những đốt mang rễ và lá. (Nguyễn Đăng Khôi,
1985. Được trích từ Nguyễn Văn Tùng, 2004.)
- Lá: Đơn, mọc thành chùm tạo thành hoa thị, phiến tròn dài 4 – 8 cm, bìa
nguyên, gân hình cung, mịn, đặc sắc, cuống lá rất xốp thường phù to tạo thành phao
nổi hình lọ thường ngắn và to ở cây non, kéo dài đến 30 cm ở cây già.
- Hoa: Xanh nhạt hoặc xanh tím tạo thành chùm đứng, cao 10 – 20 cm, không
đều, đài và tràng cùng màu đính ở gốc, cánh hoa trên có đốm vàng, 3 tâm bì nhưng
chỉ có 1 tâm bì thụ, 6 tiểu nhị với 3 tiểu nhị dài và 3 tiểu nhị ngắn
- Rễ: Dạng sợi, bất định, không phân nhánh, mọc thành chùm dài và rậm ở dưới
chiếm 20 – 50% trọng lượng toàn cây tuỳ thuộc vào môi trưòng sống nhiều hay ít
dinh dưỡng. (Nguyễn Đăng Khôi, 1985. Được trích từ Nguyễn Văn Tùng, 2004)
3.3.2.2. Cấu tạo:
- Lá: Cấu trúc của những lá lục bình trên không tương tự như những lá của cây
đơn tử diệp sống trên đất.
- Thân: Trên thân có những đốt có mô phân sinh tạo ra rễ, lá căn hành và cụm
hoa. Lát cắt ngang qua thân cho thấy điểm phát sinh của cơ quan mới. Những tế bào
của mô phân sinh này thì nhỏ và xếp khít nhau, xung quanh vùng ngaọi biên của mô
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lâm Vĩnh Sơn
SVTH: Nguyễn Trần Ngọc Phương – MSSV: 106108020 Trang 46
phân sinh là một vùng có vô số những khoảng trống giữa các tế bào. Mô khuyết này
rất cần cho sự hấp thu Oxy và chuyển Oxy đến hệ thống rễ.
- Rễ: Phẫu thức cắt ngang của rễ cho thấy rễ có 2 phần: ngoài là vùng vỏ, bên
trong là trụ trung tâm. Cấu tạo vùng vỏ gồm có 3 phần:
+ Dưới biểu bì là lớp nhu mô đạo có chứa sắc tố, do lớp này mà rễ có màu tím
khi đưa ra ánh sáng. Xung quanh trụ là lớp nhu mô đạo.
+ Giữa 2 vùng này của vùng vỏ là lớp nhu mô khuyết, lớp này giúp rễ hấp thu
Oxy.
+ Trụ đa cực được bao quanh bởi lớp nội bì ít chuyên hoá và chu luân. hoạt
động của mô phân sinh ở rễ rất yếu. (Richard Couch, 1980. Được trích từ Nguyễn Thị
Thu Thuỷ, 1988)
Hình 3.7: Cây lục bình (Eichhornia crassipers)
3.3.2.3. Thành phần hoá học của lục bình
Bảng 3.13: Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của lục bình
Thành phần hoá học
(%)
Nước 92.6
Protid 2.9
Glucid 0.9
Xơ 22.0
Tro 1.4
Calcium 40.8
Phosphor 0.8
Caroten 0.66
Vitamin C 20
(Nguồn: Võ Văn Chi, 1997. Được trích từ Dương Thuý Hoa, 2004)
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lâm Vĩnh Sơn
SVTH: Nguyễn Trần Ngọc Phương – MSSV: 106108020 Trang 47
3.3.3. Cây rau muống (Ipomoea Aquatica):
Rau muống là cây ngắn ngày, sinh trưởng nhanh, cho năng suất cao, sống
được ở nhiệt độ cao và đủ ánh sáng.
Có thể trồng rau muống trên nhiều loại đất: đất sét, đất cát, đất pha cát, đất ẩm
giàu mùn hoặc đất được bón phân hữu cơ, kể cả trên nước , có độ pH= 6,3 – 7,3.
Trong 100g rau muống có 78,2g nước; 2,7g Protein; 85mg canxi; 31,5mg
photpho; 1,2mg sắt và 20mg vitamin C.
Hình 3.8: Cây rau muống (Ipomoea aquatica)
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lâm Vĩnh Sơn
SVTH: Nguyễn Trần Ngọc Phương – MSSV: 106108020 Trang 48
CHƢƠNG 4
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU, KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thời gian và địa điểm tiến hành nghiên cứu:
4.1.1. Thời gian nghiên cứu: Từ 05/4/2010 đến 30/6/2010
4.1.2. Địa điểm đặt mô hình:
127B, D2-Lầu 4 - Nhà Khách Cty Xây Dựng Công Trình Giao Thông 677 –
Tổng Công ty Xây dựng Công Trình Giao Thông 6, Đinh Tiên Hoàng, Phường 3,
Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
4.1.3. Địa điểm tiến hành phân tích mẩu:
Trung tâm thí nghiệm Khoa Môi trường và Công nghệ Sinh học, Trường Đại
học Kỹ thuật Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh (phân tích các chỉ tiêu trong nước)
Phòng Thí nghiệm của khoa Môi Trường Và Tài Nguyên Thiên Nhiên, phòng
Thí Nghiệm Chuyên Sâu Khu II trường Đại học Cần Thơ (phân tích thành phần hổn
hợp khí Biogas)
4.2. Mô hình thí nghiệm:
4.2.1. Mô hình Biogas:
Mô hình đối chứng B0 : là mô hình làm bằng kính, dày 4,5mm, hình hộp chữ
nhật, có kích thước là D x R x C = 0,8 x 0,4m x 0,4m
Hình 4.1: Mô hình Biogas đối chứng – B0
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lâm Vĩnh Sơn
SVTH: Nguyễn Trần Ngọc Phương – MSSV: 106108020 Trang 49
Mô hình nghiên cứu nâng cao B1 : là Mô hình làm bằng kính, dày 4,5mm , hình
hộp chữ nhật.
Kích thước: D x R x C = 1,2m x 0,4m x 0,4m ; Chia làm 3 ngăn, với cấu tạo
như sau:
Ngăn thứ 1có kích thước: D x R x C = 0.3m x 0,4m x 0,4m. Tại ngăn này là
nơi tiếp nhận nước thải đầu vào và được chứa bã mía.
Ngăn thứ 2 có kích thước: D x R x C = 0.6m x 0,4m x 0,4m. Ngăn này tiếp
nhận nước thải từ ngăn thứ nhất thông qua ống xả tràn bố trí cách đáy mô hình
là 0,32m
Ngăn thứ 3 có kích thước: D x R x C = 0.3m x 0,4m x 0,4m. Đây là ngăn chứa
nước sinh ra sau quá trình phân hủy kỵ khí, cũng là ngăn chưa nước trước khi
dẫn qua hệ thống hồ thực vật. Cuối bể có hệ thống ống dẫn nước sang hệ
thống Hồ thực vật.
Hình 4.2: Mô hình Biogas nghiên cứu nâng cao hiệu quả xử lý – B1
Túi thu khí: có dạng hình trụ đứng, chiều dài là 1m, Bán kính là 0,15m. Thể
tích là 70lit, làm bằng nhựa trong suốt, có ghi các vạch để quan sát và ghi
nhận lượng khí sinh ra định kỳ.
Hình 4.3: Túi thu khí Biogas
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lâm Vĩnh Sơn
SVTH: Nguyễn Trần Ngọc Phương – MSSV: 106108020 Trang 50
4.2.2. Mô hình Hồ sinh học thực vật:
Mô hình làm bằng thùng xốp, có dạng hình hộp chữ nhật.
Với kích thước là D x R x C = 0,7m x 0,5m x 0,5m, để chống thấm nước do rò
rỉ qua các hạt xốp, mô hình được gia cố thêm một lớp lót bằng nhựa trong, có gắn các
van tiếp nhận nước từ bể Biogas và van xả nước ra.
Hình 4.4: Hồ sinh học thực vật
Hình 4.5: Mô hình Biogas B1 kết hợp Hồ thực vật
4.3. Phƣơng pháp thu mẩu – vận hành mô hình và phân tích mẫu:
4.3.1. Phương pháp thu mẫu:
4.3.1.1. Thu mẫu nước thải chăn nuôi heo tại cơ sở chăn nuôi:
Nước thải lấy từ hố gom trước khi cho vào bể Biogas của nông hộ chăn nuôi –
mẩu được đồng hóa nước và phân heo với nhau, được lắng cát, lấy bằng xô, sau đó
cho vào thùng 30 lít, mẫu được vận chuyển bằng xe máy về địa điểm đặt mô hình.
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lâm Vĩnh Sơn
SVTH: Nguyễn Trần Ngọc Phương – MSSV: 106108020 Trang 51
Thời gian lấy mẩu: 14h30, ngày 5 tháng 4 năm 2010
Hiện trạng mẩu: màu xám, mùi hôi
Điều kiện thời tiết: Trời nắng, đứng gió
4.3.1.2. Thu mẫu sau các khoảng thời gian vận hành mô hình:
Tại bể Biogas: xả van thu mẩu (van này khác với van xả nước sau xử lý) cho
vào chai. Sau đó vận chuyển đến Trung tâm Thí nghiệm khoa Môi trường và Công
nghệ Sinh học phân tích các chỉ tiêu.
Hình 4.6: Hiện trạng mẫu sau 15 ngày tại Mô hình đối chứng B0
Hình 4.7: Hiện trạng mẫu sau 15 ngày tại Mô hình B1
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lâm Vĩnh Sơn
SVTH: Nguyễn Trần Ngọc Phương – MSSV: 106108020 Trang 52
Hình 4.8: Hiện trạng mẫu sau 30 ngày
Hình 4.9: Sự khác biệt giữa ngăn chứa bã mía và ngăn không chứa bã mía tại nghiệm
thức B1
Hình 4.10: Hồ thực vật sau 2 ngày nghiên cứu.
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lâm Vĩnh Sơn
SVTH: Nguyễn Trần Ngọc Phương – MSSV: 106108020 Trang 53
Hình 4.11: Hồ thực vật sau 4 ngày
Hình 4.12: Hồ thực vật sau 6 ngày
Hình 4.13: Tảo xuất hiện trong Hồ thực vật sau 8 ngày
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lâm Vĩnh Sơn
SVTH: Nguyễn Trần Ngọc Phương – MSSV: 106108020 Trang 54
Hình 4.14: Hồ thực vật sau 12 ngày
Hình 4.15: Hồ thực vật sau 14 ngày
Hình 4.16: Hồ thực vật sau 16 ngày
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lâm Vĩnh Sơn
SVTH: Nguyễn Trần Ngọc Phương – MSSV: 106108020 Trang 55
Hình 4.17: Hồ thực vật sau 20 ngày nghiên cứu
4.3.1.3. Thu mẫu khí sinh ra:
Khí biogas sinh ra ở mỗi mô hình B0 và B1 được thu vào túi thu khí chuyên
dùng có tráng bạc mặt trong cùng để tránh các phản ứng do ảnh hưởng của ẩm độ,
ánh sang và các yếu tố môi trường khác tác động.
Khí sinh ra được phân tích thành phần 1 lần sau 60 ngày ủ kỵ khí bằng máy
chuyên dụng- GA94
Hình 4.18: Máy đo thành phần khí Biogas – GA94
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lâm Vĩnh Sơn
SVTH: Nguyễn Trần Ngọc Phương – MSSV: 106108020 Trang 56
4.3.2. Phương pháp phân tích mẫu
4.3.2.1. Phương pháp phân tích pH
Dụng cụ, thiết bị và hóa chất
- Máy đo pH
- Cốc thủy tinh
- Dung dịch chuẩn pH = 7, pH = 4
Thực hiện
Rửa điện cực bằng nước cất, lau khô điện cực, dùng dung dịch chuẩn để chỉnh
máy.
Rửa lại điện cực bằng nước cất, lau khô, đổ khoảng 50 ml mẫu ra cốc thủy
tinh. Nhúng đầu điện cực vào nước thải. Tiến hành đọc kết quả trên máy khi tín hiệu
ổn định sau 30 giây.
4.3.2.2. Phương pháp phân tích SS
Dụng cụ, thiết bị và hóa chất
- Giấy lọc - Phễu thủy tinh
- Tủ sấy - Bình tam giác
- Cân - Pipet,…
Thực hiện:
Giấy lọc đem sấy ở 1000C/1 giờ, sau đó để vào máy hút ẩm trong 60 phút,
đem cân được khối lượng A.
Pha loãng mẫu 10 lần, hút 10 ml để lọc.
Đem giấy lọc đi sấy ở 1000C/1 giờ; sau đó để vào máy hút ẩm trong 1 giờ,
đem ra cân được khối lượng B.
SS =
Vmau
fBA *1000*)(
SS: hàm lượng cặn lơ lửng (mg/l)
A: khối lượng ban đầu của giấy lọc (mg)
B: khối lượng của giấy lọc sau khi lọc (mg)
f: hệ số pha loãng
Vmau: thể tích mẫu lấy (ml)
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lâm Vĩnh Sơn
SVTH: Nguyễn Trần Ngọc Phương – MSSV: 106108020 Trang 57
4.3.2.3. Phương pháp phân tích BOD5:
Dựa trên phương pháp đo hàm lượng oxy hòa tan.
Dụng cụ, thiết bị và hóa chất:
- Tủ ủ BOD ở nhiệt độ 200C ± 10C, Chai BOD, Ống đong, bình tam giác,
buret, pipet, bình định mức, máy sục khí.
- Dung dịch đệm phosphate: Hòa tan 8,5 g KH2PO4; 21,75 g K2HPO4; 33,4 g
Na2HPO4.7H2O và 1,7 g NH4Cl trong 500 ml nước cất và định mức thành 1000 ml.
- Dung dịch MgSO4: hòa tan 22,5 g MgSO4.7H2O trong nước cất, định mức
thành 1000 ml.
- Dung dịch CaCl2: hòa tan 27,5g CaCl2 trong nước cất, định mức thành 1000
ml.
- Dung dịch FeCl3: hòa tan 0,225g FeCl3.6H2O trong nước cất, định mức
thành 1000 ml.
- Dung dịch H2SO4 1N và NaOH 1N để điều chỉnh pH.
- Dung dịch Na2SO3 0,025M: hòa tan 1,575g Na2SO3 trong 1 lít nước cất.
- Dung dịch MnSO4: hòa tan 280 g MnSO4. 4H2O trong nước cất và định mức
thành 1000 ml. Để tan hết khoảng 3 giờ, dung dịch có màu hồng.
- Dung dịch iodide-azide kiềm: hòa tan 500g NaOH và 135g NaI trong nước
cất và định mức thành 1000 ml. Thêm 10g NaN3 đã được hòa tan trong 40 ml nước
cất.
- H2SO4 đậm đặc
- Chỉ thị hồ tinh bột: Hòa tan 2 g tinh bột và 0,2 g acid salisylic (chất bảo
quản) trong 100 ml nước cất nóng.
Thực hiện:
- Nước cất pha loãng: Hút mỗi 1 ml dung dịch đệm phosphate, MgSO4, CaCl2,
FeCl3 vào 1000 ml nước cất, đem sục khí từ 1,5 – 2 giờ.
- Điều chỉnh pH về trung tính.
- Chiết nước pha loãng vào 2 chai BOD. Hút 2 ml MnSO4 vào mỗi chai. Hút 3
ml mẫu vào mỗi chai bằng cách nhúng pipet vào đáy chai rồi thả từ từ. Nhanh chóng
hút 2 ml iodide-azide kiềm và đậy nút kín. Đợi kết tủa hoàn toàn, hút 2 ml H2SO4
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lâm Vĩnh Sơn
SVTH: Nguyễn Trần Ngọc Phương – MSSV: 106108020 Trang 58
đậm đặc cho vào mỗi chai, đậy kín nút, tránh để bọt kí và đem lắc dưới vòi nước cho
đến khi kết tủa tan hoàn toàn. Định phân lượng oxy hòa tan bằng dung dịch Na2SO3
0,025M. Một chai định phân ngay cho kết quả DO0, 1 chai đem ủ và đọc kết quả DO5
sau 5 ngày.
Rót 50 ml mẫu cho vào erlen, định phân bằng dung dịch Na2SO3 0,025M cho
đến khi xuất hiện màu vàng nhạt, thêm vài giọt chỉ thị hồ tinh bột và tiếp tục định
phân đến khi mất màu xanh.
1 ml Na2SO3 0,025M = 1 mg O2/l
BOD5 = (DO0 – DO5)*f (đơn vị: mg O2/l)
Trong đó:
DO0: lượng oxy hòa tan đo ngày đầu tiên
DO5: lượng oxy hòa tan đo sau 5 ngày ủ
f: độ pha loãng
4.3.2.4. Phương pháp phân tích COD: phương pháp đun kín
Dụng cụ, thiết bị và hóa chất:
- Ống nghiệm có nắp 16 x 100 mm, pipet, erlen, buret 25 ml
- Tủ sấy 1500C
- Dung dịch chuẩn K2CrO7 0,0167M: hòa tan 4,913g K2CrO7 (sấy 105
0
C trong
2 giờ) trong 500 ml nước cất, thêm 167 ml H2SO4, khuấy tan để nguội đến nhiệt độ
phòng, định mức thành 1000 ml.
- Acid sulfuric reagent: Cân 5,5 g Ag2SO4 trong 1 kg H2SO4 đậm đặc (1 lít =
1,84 kg), để 1 – 2 ngày cho hòa tan hoàn toàn Ag2SO4
- Dung dịch ferrous ammonium sulfate (FAS) 0,1M: hòa tan 9,8 g
Fe(NH4)2(SO4)2.6H2O trong một ít nước cất, thêm vào 20 ml H2SO4 đậm đặc, làm
lạnh và định mức thành 1000 ml.
- Chỉ thị màu feroin: hòa tan 1,485 g 1-10 phenantroline monohydrate và
0,695g FeSO4.7H2O trong nước cất và định mức thành 100 ml.
Bảng 4.1: Tỉ lệ thể tích mẫu và hóa chất dùng trong phân tích COD
Thể tích mẫu Dd H2SO4 reagent Tổng thể tích
2,5 ml 1,5 ml 3,5 ml 7,5 ml
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lâm Vĩnh Sơn
SVTH: Nguyễn Trần Ngọc Phương – MSSV: 106108020 Trang 59
Thực hiện:
- Pha loãng mẫu: pha loãng 100 lần (1 ml mẫu + 99 ml nước cất)
- Rửa sạch ống nghiệm có nút vặn kín với H2SO4 20% trước khi dùng. Cho thể
tích mẫu và thể tích hóa chất dùng như bảng trên.
- Cho mẫu vào ống nghiệm, thêm dung dịch K2CrO7 vào, cẩn thận cho từ từ
H2SO4 reagent theo thành ống nghiệm. Đậy kín nút, lắc nhẹ và đặt lên máy COD ở
150
0C/ 2 giờ. Để nguội đến nhiệt độ phòng, đổ vào erlen, tráng ống COD bằng nước
cất và đổ vào erlen, sau đó nhỏ thêm vài giọt feroin và định phân bằng FAS 0,1N.
Dứt điểm khi mẫu chuyển từ xanh lục sang nâu đỏ. Làm một mẫu thử không với
nước cất (cũng bao gồm các hóa chất như mẫu thật nhưng thay mẫu bằng nước cất, ủ
150
0C/ 2 giờ).
COD (mgO2/l) =
xf
mlVmau
xMxBA
)(
8000)(
Trong đó:
A: thể tích FAS dùng trong ống thử không
B: thể tích FAS dùng trong ống thử thật
f: hệ số pha loãng
M: nguyên chuẩn độ của FAS
Vmau: thể tích mẫu đã dùng
4.3.2.5. Phương pháp phân tích Tổng Coliform: phương pháp lên men nhiều
ống
Dụng cụ, thiết bị và hóa chất:
- Ống nghiệm có nắp; pipet; cân; máy hấp khử trùng; tủ ủ 440C,370C; ống
Durham.
- Môi trường Lactose Broth: cân 1,3 g Lactose Broth hòa tan trong 100 ml
nước cất. Hút 10 ml môi trường Lactose Broth vào 9 ống nghiệm có sẵn ống durham.
Đậy kín nắp, đem hấp khử trùng ở 1210C/ 30phút.
- Môi trường BGBL: cân 1,5 g BGBL hòa tan hoàn toàn trong 100 ml nước
cất, cho vào 9 ống nghiệm, đậy kín nắp và hấp khử trùng ở 1210C/ 30 phút.
- Hút 9 ml nước muối sinh lý 0,85% NaCl cho vào 9 ống nghiệm, đậy kín nắp
và đem hấp khử trùng ở 1210C/ 30 phút.
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lâm Vĩnh Sơn
SVTH: Nguyễn Trần Ngọc Phương – MSSV: 106108020 Trang 60
Thực hiện:
- Pha loãng mẫu: hút 1 ml mẫu cho vào ống nghiệm chứa nước cất đã hấp khử
trùng được nồng độ 1/10, tiếp tục pha loãng đến nồng độ 10-9. Hút 1 ml ở nồng độ 10-
7
, 10
-8
, 10
-9
cho vào môi trường Lactose Broth, mỗi độ pha loãng như vậy cấy vào 3
ống nghiệm. Đem ủ ở 370C/24 - 48 giờ. Quan sát biểu hiện dương tính ở các ống
nghiệm thể hiện qua sự sinh hơi (có bọt khí trong ống Durham), làm đục môi trường,
ghi lại kết quả. Cấy những ống dương tính sang môi trường BGBL đem ủ ở 440C/24-
48h. Quan sát biểu hiện dương tính thể hiện qua việc làm đục môi trường, ghi lại kết
quả.
4.3.2.6. Phương pháp phân tích Tổng Nito:
Dụng cụ:
- Becher 100ml
- Bình phá mẩu, phễu, bếp đun
- Bộ chưng cất Kjedalh
- Dung dịch Sulfuric acid 98%, Sulfuric acid 0,1N, muối K2SO4, muối CuSO4
- Dung dịch NaOH 40%, dd NaOH 0,1N, giấy quỳ tím
- Thuốc thử Tashiro
Tiến hành:
- Lấy 100ml mẫu nước thải cho vào Becher, đun trên bếp điện tới khi còn
20ml, để nguội
- Cho vào đó 0,15mg K2SO4 và 0,05 mg CuSO4 hòa tan, sau đó cho vào 5ml
sulfuric acid đặc. Cho tất cả vào bình phá mẫu, đun phá mẫu đến khi nào mẫu
chuyển sang trong đặc trưng.
- Sau khi phá mẩu, cho tất cả hỗn hợp mẫu vào bình định mức, định mức tới
100ml bằng nước cất.
- Bình cất đạm: cho vào 50ml mẫu + 50ml nước cất + 3 giọt tashiro dung
dịch chuyển sang màu tím + 15ml dd NaOH 40% dung dịch chuyển sang
màu xanh lá mạ.
- Bình hứng: Cho 20ml dd sulfuric acid 0,1N + 3 giọt tashiro
- Lắp bình cất đạm và bình hứng vào Bộ chưng cất Kjedalh, cất trong khoảng
30 phút. Đem bình hứng đi chuẩn độ bằng dd NaOH 0,1N
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lâm Vĩnh Sơn
SVTH: Nguyễn Trần Ngọc Phương – MSSV: 106108020 Trang 61
- Lượng Nito trong nước thải tính bằng công thức:
N (mg/l) = 1,42 * ( V1 – V2 ) * 2/ a
Trong đó:
V1 = ml H2SO4 cho vào bình hứng
V2 = ml NaOH chuẩn độ
a = ml mẫu ban đầu = 100ml
4.3.2.7. Phương pháp phân tích Tổng Phospho:
Dụng cụ , thiết bị và hóa chất:
- Dung dịch Phenolphtalein
- Dung dịch acid sulfuric
- Muối tinh thể K2S2O8
- Dung dịch Amonium Molybdate
- Dung dịch SnCl2
- Dung dịch phosphate chuẩn ( 1ml = 50µg P – PO4)
- Bình định mức 50ml
- Bếp đun. Becher,…
Tiến hành:
- Lập đường chuẩn và xác định phương trình hồi quy tuyến tính thể hiện sự phụ
thuộc của nồng độ Phospho trong nước và cường độ hấp thu. Các bước tiến
hành như trong bảng sau:
Bảng 4.2: Trình tự lập đường cong chuẩn P – PO4
STT 0 1 2 3 4 5
ml dd chuẩn 0 1 2 3 4 5
ml nước cất 0 49 48 47 46 45
Dd molybdate 2 2 2 2 2 2
Dd SnCl2 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25
C ( µg) 0 50 100 150 200 250
C (mg/l) 0 1 2 3 4 5
A ( λ = 690nm) 0 0,222 0,45 0,666 0,817 0,987
Đồ án tốt nghiệp GVHD: ThS Lâm Vĩnh Sơn
SVTH: Nguyễn Trần Ngọc Phương – MSSV: 106108020 Trang 62
- Mẫu nước thải lắc đều, lọc sơ bộ qua 1 lớp giấy lọc, pha loãng 1: 100 lần để
làm giảm hàm lượng phosphor trong nước
- Lấy 50ml mẫu và Becher, cho 1 giọt phenolphthalein. Nếu mẫu ko có màu, thì
cho vào 1ml dd acid Sulfuric ( còn nếu có màu, dung dd acid này trung hòa cho mất
màu, rồi sau đó cũng cho vào đó 1ml dd sulfuric acid). Sau đó, cho vào 0,5g muối
K2S2O8
- Đun mẫu còn 10ml, để nguội, cho vào 1 giọt phenolphthalein. Sau đó trung
hòa bằng dung dịch NaOH 1N đến khi có màu hồng nhạt, định mức tới 50ml. Tiếp
tục cho vào 2ml Amonium Molybdate, 5 giọt SnCl2, lắc đều. Đem