Đồ án Nghiên cứu phương thức quản lí môi trường hoạt động nuôi trồng thủy sản ở huyện Duyên Hải và huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢN ĐỒ, BIỂU ĐỒVÀ SƠ ĐỒ

LỜI NÓI ĐẦU .1

Chương 1: CƠSỞKHOA HỌC ĐỂTHỰC HIỆN ĐỀTÀI.2

1.1. Đặt vấn đề.2

1.2. Mục tiêu đềtài. .3

1.3. Đối tượng nghiên cứu. .3

1.4. Phương pháp nghiên cứu .3

1.4.1. Phương pháp luận.3

1.4.2. Phương pháp cụthể.4

1.5. Nội dung nghiên cứu. .4

Chương 2: TỔNG QUAN VỀQUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG.6

2.1. Nhiệm vụcủa quản lí môi trường.6

2.2. Các công cụquản lí môi trường.7

2.2.1. Công cụpháp lí .7

2.2.2. Công cụkinh tế.8

Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰNHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC DUYÊN

HẢI - CẦU NGANG, TRÀ VINH. .11

3.1. Huyện Duyên Hải .11

3.1.1. Điều kiện tựnhiên .11

3.1.1.1. Vịtrí địa lý.11

3.1.1.2. Khí hậu .13

3.1.2. Đặc điểm xã hội. .13

3.1.2.2. Cơsởhạtầng .13

3.1.2.3. Văn hoá xã hội.14

3.1.2.4. Quốc phòng - An ninh .15

3.1.2.5. Chỉtiêu kinh tế. .15

3.1.2.6. Tình hình sản xuất ngư– nông – lâm – diêm nghiệp .16

3.2. Huyện Cầu Ngang .17

3.2.1. Điều kiện tựnhiên .17

3.2.1.1. Vịtrí địa lí .17

3.2.1.2. Địa hình- Địa chất.19

3.2.1.3. Khí tượng- Thuỷvăn.19

3.2.2. Đặc điểm xã hội .20

3.2.2.1. Dân số.20

3.2.2.2. Giáo dục. .21

3.2.2.3. Y tế.22

3.2.3. Đặc điểm kinh tế.23

Chương 4: HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC

NGHIÊN CỨU.25

4.1. Môi trường nước .25

4.1.1. Nước mặt. .25

4.1.2. Nước ngầm.35

4.2. Môi trường đất .38

4.2.1. Tình hình sửdụng đất .38

4.2.2. Tình hình sửdụng phân bón hóa học và thuốc BVTV trên địa bàn

Tỉnh Trà Vinh năm 2004.39

4.3. Môi trường không khí.41

4.4. Hệsinh thái môi trường tựnhiên .43

4.4.1. Hệsinh thái rừng.43

4.4.2. Hệsinh thái môi trường nước.44

Chương 5: HIỆN TRẠNG NUÔI TRỒNG THUỶSẢN KHU VỰC DUYÊN

HẢI - CẦU NGANG, TRÀ VINH.46

5.1. Tình hình nuôi trồng thuỷsản khu vực nghiên cứu. .46

5.1.1. Huyện Duyên Hải .46

5.1.1.1. Nuôi tôm sú.46

5.1.1.2. Nuôi cua .50

5.1.1.3. Nuôi nghêu .51

5.1.1.4. Nuôi cá .52

5.1.1.5. Tổhợp tác và kinh tếtrang trại.52

5.1.2. Huyện Cầu Ngang .53

5.1.2.1. Nuôi tôm sú.53

5.1.2.2. Nuôi tôm càng xanh.54

5.1.2.3. Nuôi cá các loại.55

5.1.2.4. Nuôi nhửtựnhiên.55

5.1.2.5. Tổhợp tác và kinh tếtrang trại.55

5.2. Các mô hình nuôi trồng thuỷsản đã được áp dụng tại khu vực .56

5.3. Qui trình nuôi trồng thuỷsản .60

5.4. Hiện trạng quản lí môi trường hoạt động nuôi trồng thuỷsản trong khu

vực nghiên cứu.62

-Chương 6: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG NUÔI

TRỒNG THỦY SẢN.65

6.1. Phân tích kiểm kê đầu vào và đầu ra của từng giai đoạn nuôi trồng .65

6.2. Đánh giá tác động của nước thải nuôi trồng thuỷsản tới môi trường.68

6.2.1. Nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường nước.68

6.2.1.1. Nước thải từao nuôi trồng thuỷsản .68

6.2.1.2. Nước thải sinh hoạt .69

6.2.1.2. Nước mưa chảy tràn .69

6.2.2. Đánh giá mức độô nhiễm của nước thải .69

6.2.2.1. Nước thải từao nuôi.69

6.2.2.2. Nước thải sinh hoạt .71

6.2.2.3. Nước mưa chảy tràn .73

6.2.3. Tác động của các chất ô nhiễm đến môi trường nước .74

6.3. Đánh giá tác động của chất thải rắn đến môi trường .75

6.3.1. Nguồn gốc gây ô nhiễm chất thải rắn.75

6.3.2. Đánh giá mức độô nhiễm của chất thải rắn.75

6.3.3. Đánh giá tác động do các chất thải rắn.76

6.4. Đánh giá tác động của khí thải đến môi trường.76

6.4.1. Nguồn ô nhiễm không khí.76

6.4.2. Đánh giá mức độô nhiễm của khí thải .77

6.4.3. Đánh giá tác động của khí thải .78

6.5. Tác động tới hệsinh thái .81

6.5.1. Suy giảm diện tích rừng tựnhiên .81

6.5.1.1. Đánh giá mức độsuy giảm diện tích rừng .81

6.5.1.2. Đánh giá tác hại của việc giảm diện tích rừng .82

6.5.2. Tiềm tàng nguy cơbùng phát các loại tảo và vi sinh vật có hại cho

vật nuôi .82

6.6. Ảnh hưởng đến môi trường đất .83

6.7. Tác động tới kinh tế- xã hội khu vực.84

6.7.1. Tác động tích cực.84

6.7.2. Tác động tiêu cực.85

Chương 7: ĐỀXUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG

NUÔI TRỒNG THUỶSẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU.87

7.1. Qui hoạch nuôi trồng thuỷsản trên địa bàn nghiên cứu.87

7.1.1. Mục tiêu tổng quát .87

7.1.2. Phân vùng nuôi trồng thuỷsản.88

7.2. Tiết kiệm nguyên vật liệu .89

7.3. Kiểm soát ô nhiễm.90

7.3.1. Nước thải.91

7.3.2. Chất thải rắn .92

7.4. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất.93

7.5. Các biện pháp giáo dục.94

7.6. Chương trình quan trắc chất lượng môi trường.95

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.96

TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf120 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2598 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu phương thức quản lí môi trường hoạt động nuôi trồng thủy sản ở huyện Duyên Hải và huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và nếu đánh giá phân loại chất lượng không khí thì các chỉ tiêu trên có trong không khí ở khu vực nghiên cứu thuộc vào loại sạch. 4.4. HỆ SINH THÁI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN. 4.4.1. Hệ sinh thái rừng. Theo thống kê năm 2006, huyện Cầu Ngang có tổng diện tích rừng là 113,05 ha. Tổng diện tích rừng huyện Duyên Hải là 5.514,40 ha, trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 739,10 ha và diện tích rừng trồng là 4.775,30 ha. Quần thể thực vật chủ yếu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -44- là Bần, Đước, Mấm,…. Trước đây, hệ sinh thái rừng rất đa dạng và phong phú, bảo vệ tốt môi trường ven biển. Nhưng trong thời gian gần đây, tài nguyên rừng đã bị giảm sút một cách nghiêm trọng về số lượng và chất lượng do chặt phá rừng lấy củi và đặc biệt là do nuôi trồng thuỷ sản. 4.4.2. Hệ sinh thái môi trường nước. Khu vực huyện Cầu Ngang và huyện Duyên Hải có hệ sinh thái môi trường nước rất đa dạng về loài, bao gồm: - Thực vật phù du có 73 loài, thuộc 5 ngành. Trong đó ngành tảo Silíc (Bacilariophyta) có 49 loài, ngành tảo mắt (Englennophyta) có 9 loài, ngành tảo Lục (cholorophyta) có 8 loài, ngành tảo Lam (Cyanophyta) có 6 loài, ngành tảo Giáp (pyrrophyta) có 1 loài. - Động vật phù du có 48 loài. Trong đó ngành Protozoa có 1 loài, ngành Annelida có 1 loài, ngành Mollusca có 2 loài, ngành Nemathelminthes có 10 loài lớp Rotatoria và 35 loài bộ Cladocera. Số lượng động vật nổi vùng ven bờ rất phong phú, bao gồm các loại nước ngọt, lợ , mặn đạt bình quân 15.600 cá thể/m3. (biến động từ 4.000 – 34.000 cá thể/m3). Động vật đáy ở vùng ven biển Trà Vinh khá phong phú. Trong tháng 9, số lượng cá thể trung bình là 1.338 cá thể/m2, dao động trong khoảng 10 – 15.550 cá thể/m2, sinh khối trung bình đạt 9,65 g/m2, dao động trong khoảng 0,01 – 62 g/m2. Trong tháng 5, mật độ cá thể 366 cá thể/m2, sinh khối 9,1 g/m2, lớn hơn hai lần so với lượng sinh vật đáy vùng ven bờ khác. ⇒ Kết luận chung: Nhìn chung chất lượng môi trường khu vực nghiên cứu chưa đến mức ô nhiễm trầm trọng nhưng đã có dấu hiệu của ô nhiễm. Đối với môi trường nước thì dạng ô nhiễm chủ yếu là ô nhiễm vi sinh cả nước mặt và nước ngầm. Có thể nói môi trường nước ở địa bàn Trà Vinh bị ô nhiễm vi sinh ở mức độ rất cao. Môi trường đất ở huyện Duyên Hải và Cầu Ngang đang ngày càng trở nên thoái hoá do quá trình phèn hoá và sự xâm nhập mặn, cùng với sự ô nhiễm do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -45- Còn môi trường không khí ở khu vực thuộc vào loại sạch, dạng ô nhiễm chủ yếu là ô nhiễm bụi. Đối với hệ sinh thái môi trường tự nhiên thì cả hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước đều đang trong hiện trạng giảm dần tính đa dạng sinh học. Nguyên nhân là do hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đã phá huỷ một lượng lớn diện tích rừng và làm giảm dần nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên. Các ô nhiễm môi trường này có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trong khu vực nghiên cứu. Và ngược lại, hoạt động nuôi trồng thuỷ sản cũng tác động lại môi trường xung quanh, góp phần làm môi trường xung quanh bị ô nhiễm. Vì vậy cần phải có biện pháp giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm môi trường nhằm đảm bảo điều kiện sản xuất tốt cho nuôi trồng thuỷ sản cũng như có biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của nuôi trồng thuỷ sản lên môi trường xung quanh. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -46- Chương 5: HIỆN TRẠNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN KHU VỰC DUYÊN HẢI - CẦU NGANG, TRÀ VINH. 5.1. TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU. 5.1.1. Huyện Duyên Hải. 5.1.1.1. Nuôi tôm sú. Năm 2006 có 12.078 hộ tham gia nuôi, chiếm 80% dân số toàn huyện, thả nuôi trên tổng diện tích mặt nước là 15.875 ha (kể cả diện tích nuôi kết hợp tôm-cua), với số giống thả nuôi là 1.658,24 triệu con. sản lượng tôm sú thu hoạch là 10.525 tấn, đạt 102,18% so với kế hoạch năm về tôm sú nuôi, năng suất bình quân 0,66 tấn/ha. Trong quá trình nuôi có 8.018 lượt hộ có tôm bị thiệt hại (66,38%), có 9.911 lượt hộ thả giống từ 02 lần trở lên một diện tích (chủ yếu ở hình thức QCCT và BTC). Kết quả toàn huyện có 7.766 hộ nuôi thu hoạch có lãi (chiếm 64,29% số hộ nuôi). Trong đó có 223 hộ lãi trên 100 triệu, 908 hộ lãi 50-100 triệu, 2.812 hộ lãi từ 30-50 triệu và có 4.312 hộ nuôi hoà vốn và bị thua lỗ, (hộ lỗ và hoà vốn chiếm 35,70% số hộ nuôi). So với năm 2005, năm 2006 tăng 869 hộ, 859 ha mặt nước, 1.725 tấn tôm sú thương phẩm, số giống giảm 232,76 triệu con, năng suất bình quân tăng 0,077 tấn/ha/năm, tỷ lệ hộ nuôi có lãi tăng 4,59%, số hộ lãi trên 100 triệu tăng 31 hộ. Cụ thể theo từng hình thức nuôi như sau: ™ Nuôi tôm sú thâm canh Toàn huyện có 1.214 hộ, thả nuôi trên diện tích 1.462,3 ha, chiếm 9,2% diện tích nuôi chung, với số giống nuôi 293,52 triệu con, thu hoạch 2.585 tấn tôm sú thương phẩm, năng suất bình quân 1,76 tấn/ha, có một số hộ đạt 6 tấn/ha. Trong quá trình nuôi có 645 hộ có tôm bị thiệt hại (53,13%), 703 hộ thả giống từ 2 lần trở lên trên một diện tích (phần lớn là bị thiệt hại sau đó thả lại) kết quả thu hoạch cuối cùng có 739 hộ có lãi (60,87% hộ nuôi), còn lại 475 hộ hoà vốn và thua lỗ. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -47- So với năm 2005 tăng 147 hộ, diện tích tăng 217,3 ha, số giống giảm: 42,48 triệu con, năng suất bình quân tăng 0,16 tấn/ha. Tỷ lệ hộ có tôm bị thiệt hại giảm 14,87%, tỷ lệ hộ nuôi có lãi tăng 1,87%. Sự thay đổi về tỷ trọng đầu tư cho các yếu tố thâm canh ngày càng phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý của người dân như: giảm mật độ thả nuôi, tăng đầu tư cho việc theo dõi xử lý môi trường nước, phòng ngừa dịch bệnh, nâng cao chất lượng thức ăn, có ý thức trong việc chọn lựa thời vụ và con giống thả nuôi,… Bên cạnh hầu hết diện tích chọn nuôi tôm theo hình thức thâm canh phân bố chủ yếu ở vị trí thuận tiện giao thông, có sự đầu tư khá tốt về thuỷ lợi, là vị trí có điều kiện về tính chất đất thuận lợi cho nuôi tôm sú, … đã làm giảm khả năng rủi ro trong quá trình nuôi. Trong nuôi thâm canh số hộ nuôi thu đạt mức lãi cao trên 100 triệu chiếm 58,7% (131/223). Điều này cho thấy nuôi thâm canh vẫn là phương thức đem lại thu nhập kinh tế cao cho hộ. Tuy nhiên đòi hỏi người nuôi phải có sự đầu tư cao cả về vốn lẫn trình độ kỹ thuật và nếu khi rủi ro xảy ra thì giá trị thiệt hại cũng lớn. Đó cũng là yếu tố góp phần làm cho nghề nuôi tôm sú theo hình thức thâm canh chậm phát triển. ™ Nuôi tôm sú bán thâm canh Có 4.187 hộ thả nuôi, diện tích là 4.539,9 ha, chiếm 28,59% diện tích nuôi chung, với số giống nuôi 532,22 triệu con, sản lượng thu hoạch là 3.690 tấn, năng suất bình quân 0,81 tấn/ha. Trong quá trình nuôi có 2.531 hộ có tôm bị thiệt hại (60,44 %), 3.362 hộ thả giống từ 2 lần trở lên trên một diện tích, kết quả thu hoạch cuối cùng có 2.333 hộ có lãi (55,72% hộ nuôi), có 1.854 hộ hoà vốn và bị thua lỗ. So với năm 2005 giảm 224 hộ, 317,1 ha diện tích mặt nước, 22,48 triệu con giống, tăng 196 tấn tôm thương phẩm, năng suất bình quân tăng 0,09 tấn/ha, tỷ lệ hộ có tôm bị thiệt hại giảm 7,56%. Hình 2: Nuôi tôm thâm canh ở xã Trường Long Hoà, Duyên Hải. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -48- Tỷ lệ diện tích và số hộ nuôi ở hình thức này có thay đổi là do một phần diện tích có điều kiện được đầu tư nâng cấp nuôi theo hình thức thâm canh, phần khác các hộ có diện tích rộng nhưng thiếu vốn đầu tư nên đã thực hiện theo hình thức quảng canh cải tiến. Sản lượng và năng suất bình quân cũng như tỷ lệ hộ có tôm bị thiệt hại có giảm nhưng kết quả cuối cùng tỷ lệ hộ có lãi trong hình thức nuôi này không có sự thay đổi đáng kể. Đối với loại hình này, ngư dân chỉ chú trọng đến con giống và mật độ thả nuôi, ít quan tâm đến các yếu tố kỹ thuật rất quan trọng như sử dụng ao lắng lọc, vệ sinh ao nuôi, kiểm tra các yếu tố môi trường,... Sự chủ động theo dõi khắc phục những biến động bất lợi của môi trường ao nuôi chưa tốt, chính vì vậy rủi ro ở loại hình này khá lớn, hiệu quả kinh tế chưa cao. Tuy nhiên đây là hình thức nuôi chuẩn bị, tập sự cho bước vào nuôi thâm canh. ™ Nuôi tôm sú quảng canh cải tiến Có 6.677 hộ, diện tích 9.872,8 ha chiếm 62,19% diện tích nuôi chung, với tổng số giống 832,5 triệu con, sản lượng thu hoạch 4.250 tấn, năng suất bình quân về tôm sú 0,43 tấn/ha. Trong quá trình nuôi có 4.842 hộ có tôm bị thiệt hại (72,51%), 5.846 hộ thả giống từ 2 lần trở lên trên một diện tích, kết quả thu hoạch cuối cùng có 4.694 hộ có lãi (70,30% hộ nuôi) còn lại 1.983 hộ hoà vốn và bị thua lỗ. So với năm 2005: tăng 946 hộ, 931,8 ha diện tích mặt nước, 949 tấn tôm sú thương phẩm, năng suất tôm sú bình quân tăng 0,06 tấn/ha, số giống giảm: 168,2 triệu con. Tỷ lệ hộ có tôm bị thiệt hại giảm 7%, tỷ lệ hộ nuôi có lãi tăng 7,3%. Bên cạnh theo các chu kỳ triều cường hàng tháng còn thu hoạch thêm 3.774 tấn tôm cá thu nhử từ con giống tự nhiên. So với 2005 tăng 326 tấn trong đó gồm: 1.596 tấn tôm các loại, 585 tấn cua biển và 1.593 tấn cá và các loại khác. Công trình nuôi được đầu tư nâng cấp qua nhiều năm, đặc biệt là những năm gần đây, người dân đã sử dụng phương tiện cơ giới trong cải tạo nâng cấp ao đầm nuôi: hệ thống đê bao, cống cấp thoát nước vững chắc, kinh nghiệm trong chăm sóc Hình 3: Ao tôm nuôi quảng canh cải tiến ở Long Toàn, Duyên Hải. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -49- con giống khi mới thả vào đầm nuôi và chọn lựa cơn nước triều để thay nước, thu nhử con giống ngoài tự nhiên ngày càng tốt hơn, … cũng như người dân cũng ý thức được trong việc bảo vệ, trồng lại cây rừng một cách hợp lý, nhằm giảm áp lực của một số yếu tố thời tiết, thuỷ văn ảnh hưởng đến môi trường ao đầm nuôi, …. Từ đó giảm được mức độ thiệt hại khi có rủi ro trong quá trình nuôi, nâng cao được tỷ lệ hộ nuôi có lãi, tuy nhiên mức lãi ở hình thức nuôi này chưa cao. Một nhược điểm của loại hình nuôi quảng canh cải tiến là: Khó cải tạo, khó kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt khi dịch bệnh xảy ra chưa có phương pháp xử lý hiệu quả và rất dễ lây lan. Một số hộ không tập trung đầu tư cho nghề nuôi đi vào chiều sâu mà mở rộng diện tích mặt nước nhưng không quan tâm đến tính bền vững về môi trường, đã làm giảm đi diện tích rừng có sẵn trong diện tích, gây tác động theo chiều hướng xấu cho nghề nuôi thuỷ sản. 9 Tóm lại: Duyên Hải nuôi tôm sú với ba cấp độ kỹ thuật khác nhau (TC, BTC, QCCT), mỗi cấp độ kỹ thuật đòi hỏi những điều kiện (diện tích, tính chất đất đai, môi trường nước,… ), mức độ đầu tư (vốn, nhân lực quản lý,…) khác nhau. Trong quá trình nuôi khả năng, mức độ thiệt hại và hiệu quả đem lại cuối cùng cũng có sự khác biệt lớn. Theo số liệu thống kê trong năm 2006: - Tỷ lệ hộ nuôi có lãi ở hình thức nuôi QCCT là cao nhất (70,3%), kế đến là nuôi thâm canh (60,87%) và thấp nhất là nuôi bán thâm canh (55,72%) - Tỷ lệ hộ có tôm bị thiệt hại tăng dần theo cấp độ kỹ thuật nuôi (thâm canh chiếm 53,13%, bán thâm canh chiếm 60,44%, QCCT chiếm 72,51%). - Số hộ có mức lãi cao chủ yếu là tự nuôi thâm canh. Quá trình nuôi trong năm thời điểm đầu vụ (tháng 2, 3) do điều kiện môi trường có nhiều bất lợi, con giống đầu vụ chất lượng kém đã gây thiệt hại cho nhiều hộ nuôi, khi tôm bị bệnh chết xổ ra môi trường, mầm bệnh phát tán gây hiện tượng tôm nuôi bị chết không phân biệt vùng và hình thức nuôi, tôm chết ở giai đoạn 20-45 ngày sau khi thả nuôi. Bước sang thời điểm giữa vụ (tháng 4,5) về sau tuy vẫn còn hiện tượng tôm chết nhưng mức độ thấp hơn, môi trường nuôi và con giống có phần ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -50- ổn định tốt hơn tạo điều kiện cho nhiều hộ thả lắp lại vụ thu được kết quả cao, bù đắp được thiệt hại và có lãi. Kết quả cho thấy: Nuôi tôm sú thâm canh vẫn là phương thức để nâng cao sản lượng và đem lại mức lãi cao cho hộ. Mặt khác, nuôi tôm sú thâm canh còn là phương thức ít ảnh hưởng đến môi trường vì qui trình nuôi thâm canh có những qui định chặt chẽ về quản lý chất thải, đặc biệt là nước thải. Trong đầm nuôi quảng canh cải tiến cần có sự bảo vệ và trồng lại cây rừng một cách hợp lý là nhân tố góp phần ổn định hệ sinh thái môi trường cho vùng nuôi. Đối với mỗi hình thức nuôi thì việc lựa chọn lịch thời vụ thả nuôi là yếu tố hết sức quan trọng quyết định đến tính hiệu quả. 5.1.1.2. Nuôi cua Năm 2006 có trên 4.433 hộ thả giống cua nuôi kết hợp trong đầm nuôi quảng canh, trên diện tích 5.725 ha mặt nước, với 230 tấn cua giống thả bổ sung đã thu được sản lượng 766 tấn thương phẩm, tuy sản lượng cua thu hoạch trung bình trên hộ không cao nhưng hầu hết các hộ nuôi cua đều có lãi. So với 2005 tăng 2.422 hộ, 2.441 ha diện tích mặt nước, 107 tấn giống, 435 tấn cua thương phẩm. Cùng với cua nuôi, trong năm 2006 từ nguồn thu nhử qua tự nhiên trong các đầm nuôi tôm quảng canh cải tiến cũng đã thu được 585 tấn và từ khai thác 45 tấn, nâng sản lượng cua toàn huyện là 1.396 tấn, đạt 126,91% so với kế hoạch. Chu kỳ nuôi ngắn, người dân quyết định qui mô tuỳ theo khả năng đồng vốn có được của mình, mức độ rủi ro thấp, tận dụng thức ăn tự nhiên sẵn có trong đầm nuôi, hình thức nuôi chủ yếu là quảng canh, kỹ thuật nuôi đơn giản,…. Trong năm qua lượng cua giống tự nhiên xuất hiện nhiều, bên cạnh nghề sản xuất sinh sản nhân tạo cua giống cũng đã hình thành cùng góp phần thúc đẩy nghề nuôi cua bắt đầu phát triển mở rộng. Đồng thời với tôm sú, hiện tượng cua nuôi và cua tự nhiên trong các ao đầm nuôi cũng bị chết (cua bị chết không phân biệt vùng, kích cỡ giai đoạn nuôi, thường trùng hợp với tôm nuôi trong đầm chết) nhưng phần lớn các hộ nuôi đã dự đoán thu hoạch kịp thời nên thiệt hại không đáng kể. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -51- 5.1.1.3. Nuôi nghêu Năm 2006 qua 3 xã: Đông Hải, Hiệp Thạnh và Trường Long Hoà có 06 tổ hợp tác với 1.268 thành viên, với số vốn góp là 18,380 tỷ đồng, diện tích là 948 ha. Trong năm đả thả mới thêm 367,6 tấn giống kích cỡ từ 500-2.000 con/kg. Từ lượng giống đả thả nuôi năm trước, đến cuối năm 2006 đã thu hoạch được 1.000 tấn nghêu thương phẩm đạt 22,2 % so kế hoạch. So với năm 2005 tăng 238 thành viên, tăng diện tích 313 ha, lượng giống thả tăng hơn 205,6 tấn, sản lượng giảm hơn 300 tấn (ước sản lượng nghêu đạt kích cỡ còn lại thu hoạch trên 2.000 tấn). Duyên Hải có trên 2.000 ha diện tích có khả năng nuôi nghêu, Tuy nhiên do không chủ động được con giống, số vốn trong dân hạn chế, khả năng quản lý có hạn, . . . nên hiện nay chỉ mới sử dụng nuôi 948 ha (47,4%). Do thời gian nuôi phụ thuộc rất lớn vào kích cỡ con giống thả và điều kiện môi trường từng năm nên không chủ động được thời gian thu hoạch, chính vì vậy mà sản lượng thu hoạch được chưa đạt theo kế hoạch đề ra trong năm. Để có nghêu thu hoạch rải đều theo từng năm đòi hỏi phải có đồng vốn, khả năng quản lý,… để chủ động mua con giống với kích cỡ khác nhau, thả nhiều lần trong năm. Hình 4: Vận chuyễn nghêu thịt từ cồn nghêu về nhà máy. (Nguồn: Công ty TNHH Việt Linh, 2007) ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -52- 5.1.1.4. Nuôi cá Trong năm 2006 có 540 hộ thả nuôi cá, diện tích 474 ha mặt nước với 3.978 kg cá giống, thu hoạch đạt 500 tấn cá các loại, hầu hết các hộ thu hoạch đều có lãi. So với năm 2005 tăng 385 hộ, 400 ha diện tích mặt nước. Diện tích sử dụng cho nuôi cá ở Duyên Hải chủ yếu là những ao hồ tù, động quanh vườn nhà không có khả năng nuôi tôm sú và tận dụng diện tích sau khi thu hoạch tôm sú. Các đối tượng nuôi chủ yếu là cá phi, trê, mè, trôi,…. Nhìn chung hộ nuôi cá chủ yếu tận dụng cá để cải tạo ao hồ và giải quyết vấn đề thức ăn hàng ngày cho gia đình, chưa chú ý nuôi theo hướng hàng hoá nên mức độ đầu tư cho nuôi cá còn thấp. 5.1.1.5. Tổ hợp tác và kinh tế trang trại. Cuối năm 2006, huyện Duyên Hải đã thành lập mới 03 tổ hợp tác nuôi sò huyết trên sông ở xã Dân Thành và tổ chức đại hội tổ viên các tổ hợp tác nuôi nghêu Hồ Tàu, Phương Đông ấp Chợ xã Hiệp Thạnh, tổng số tổ viên các tổ hợp tác nuôi nghêu toàn huyện là 1.259 tổ viên, vốn cổ đông là 35 tỷ đồng. Hiện nay các tổ hợp tác này đã từng bước đi vào hoạt động. Năm 2006, cả huyện có 1.437 trang trại với ba hình thức sản xuất. Trong đó gồm 805 trang trại nuôi tôm sú thâm canh: 940 ha, 506 trang trại nuôi tôm sú bán thâm canh: 1.120 ha, 126 trang trại sản xuất kết hợp rừng-tôm: 260 ha So với các hộ sản xuất theo qui mô hộ gia đình, thì nhìn chung phần lớn các hộ làm trang trại, có nhiều diện tích, được hỗ trợ vốn vay ưu đãi, được đầu tư xây dựng công trình ao nuôi cơ bản, chắc chắn hơn, được đầu tư tập huấn chuyển giao kỹ thuật trong sản xuất,… Tuy nhiên, bởi nhiều nguyên nhân: một số hộ trong những năm trước đây khi mới bước vào sản xuất theo qui mô trang trại, trong điều kiện môi trường diễn biến bất lợi, đặc biệt là bệnh trên tôm nuôi gây chết trên diện rộng, giá cả tôm thương phẩm không ổn định, một bộ phận hộ khác chưa mạnh dạn đầu tư thực hiện đầy đủ như qui trình kỹ thuật nêu trong dự án, trình độ trong quản lý sản xuất chưa chặt chẽ,… Do đó, một số trang trại sản xuất hiệu quả không cao, bị thua lỗ. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -53- Qua số liệu điều tra Nông thôn-Nông nghiệp-Thuỷ sản và khảo sát thực tế của ngành chuyên môn đến nay toàn huyện số hộ trang trại còn duy trì hoạt động theo đúng tiêu chí và qui trình đưa ra là: 515 trang trại thâm canh với 560 ha, 310 trang trại bán thâm canh 675 ha và 126 trang trại rừng-tôm. So với số hộ được xét công nhận, số trang trại hoạt động đúng tiêu chí qui trình giảm 290 trang trại thâm canh, 196 trang trại bán thâm canh. Một số trang trại nuôi tôm thâm canh bị thiếu vốn do thua lỗ, tôm bệnh chết chưa có giải pháp khắc phục hậu quả, giá cả các nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho nuôi tôm có xu hướng tăng, … nên đã chuyển đổi qui mô hoặc hình thức sản xuất. Một số rất ít được nâng cấp mở rộng, số còn lại chuyển hết hoặc một phần diện tích sang nuôi theo hình thức bán thâm canh, hoặc quảng canh cải tiến, hoặc duy trì nhưng nuôi ở cấp độ kỹ thuật thấp hơn. Đối với nuôi tôm theo hình thức bán thâm canh, một số hộ có điều kiện đã nâng cấp một phần diện tích lên nuôi thâm canh, một số chuyển sang nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến. Một số trường hợp sang bán đất hoặc trước đây kết hợp xây dựng kinh tế trang trại nay đã tách ra trở lại hoạt động theo cách sản xuất hộ gia đình. 5.1.2. Huyện Cầu Ngang 5.1.2.1. Nuôi tôm sú. Trong năm 2006, toàn huyện Cầu Ngang đã có 7.980 lượt hộ thả nuôi, với số lượng con giống là 480.245.000 con trên diện tích mặt nước 5.132 ha canh tác, đạt 106,72% kế hoạch năm 2006. Trong số này có 408 hộ nuôi công nghiệp với số lượng con giống 72.945.000 con, trên diện tích 284 ha, diện tích nuôi tôm – lúa 2.300 ha, còn lại chủ yếu là diện tích nuôi bán thâm canh (chiếm 49,8%). Tập trung chủ yếu ở các xã: Hiệp Mỹ Tây, Hiệp Mỹ Đông, Long Sơn, Thuận Hoà, Mỹ Hoà, Thạnh Hoà Sơn, Mỹ Long Nam, Mỹ Long Bắc và Vinh Kim. So với năm 2005 thì năm 2006 tăng 101.251.000 con giống. Năm 2006, trong điều kiện về đất đai, nguồn nước tương đối thuận lợi cho việc nuôi tôm sú như: mức độ nhiễm phèn thấp, nước mặn sớm, lượng mưa tương đối. Khi bắt đầu mùa vụ nuôi thời tiết khá thuận lợi, nhiệt độ không lạnh nhưng khi thả nuôi giống thời tiết lại lạnh, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá lớn làm ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -54- ảnh hưởng đến môi trường sống làm tôm chết hàng loạt. Nhưng có sự có sự tập trung chỉ đạo của huyện Đảng bộ và các Sở, Ban ngành có liên quan cùng với sự nỗ lực của bà con nhân dân đã đem lại kết quả tôm sú cao trong mùa vụ 2006. Tính đến cuối năm 2006, toàn huyện đã thu hoạch dứt điểm với sản lượng đạt 7.000 tấn, đạt 80,45% kế hoạch năm, năng suất bình quân nuôi công nghiệp đạt 3,5 tấn/ha/vụ, nuôi bán thâm canh đạt 1,3 tấn/ha/vụ, nuôi kết hợp tôm – lúa đạt năng suất 1,7 tấn/ha/vụ. Giá trị đạt khoảng 420 tỷ đồng. Bình quân mỗi ha nuôi công nghiệp lãi khoảng 70 triệu đồng, nuôi bán thâm canh lãi 37 triệu đồng. Trong các hộ nuôi có 5.016 hộ nuôi lãi, chiếm 62,85% số hộ nuôi, 1.056 hộ nuôi huề vốn, chiếm 18,87 % và 1.458 hộ nuôi bị thua lỗ, chiếm 18,27%. Năm 2006 có 3.012 lược hộ có tôm nuôi bị chết và thu hoạch sớm với số lượng con giống là 185.262.000 con (thường tôm ở giai đoạn dưới 1 tháng đến 2,5 tháng tuổi). Nguyên nhân chủ yếu là do từ ban đầu nông dân thực hiện cải tạo ao hồ chưa được tốt, ao nuôi chưa đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, đặc biệt là điều kiện thời tiết đầu vụ không lạnh từ đó bà con nông dân chủ quan thả sớm hơn lịch thời vụ sau đó lại xuất hiện lạnh dẫn đến con giống ở đầu vụ kém chất lượng nên làm tôm bị chết hoặc chậm phát triển. 5.1.2.2. Nuôi tôm càng xanh. Năm 2006 đã có 193 hộ nuôi tôm càng xanh với số lượng con giống 2.550.000 con trên diện tích 130 ha (chủ yếu nuôi trên ruộng lúa mương vườn) tập trung ở các xã Vinh Kim, Mỹ Hoà, Kim Hoà và Hiệp Hoà. Năng suất bình quân 0,32 tấn/ha. So với cùng kỳ năm 2005 giảm 801.000 con, ước cuối năm sản lượng đạt 42,5 tấn. Điều kiện nguồn nước, đất đai ở các vùng nuôi năm 2006 tốt hơn những năm trước đây do bà con đã khôi phục lại diện tích lúa – tôm càng xanh, đồng thời chủ động được nguồn con giống nhân tạo để nuôi. Mặc dù năng suất đạt còn thấp nhưng đây là cơ sở cho việc tập trung mở rộng sản xuất trong những năm kế tiếp theo kế hoạch chuyển đổi cơ cấu của huyện. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -55- 5.1.2.3. Nuôi cá các loại Đã có 2.549 hộ thả nuôi với số lượng con giống khoảng 22.568.000 con trong năm 2006, trên diện tích 655 ha. Chủ yếu là nuôi kết hợp với ruộng lúa và nuôi luân canh trên diện tích nuôi tôm sú. Giảm so với cùng kỳ năm 2005 là 7.222.000 con. Ước sản lượng thu hoạch đạt 2.708 tấn, như vậy sản lượng cá nuôi năm 2006 cũng giảm so với cùng kỳ năm 2005 là 867 tấn. 5.1.2.4. Nuôi nhử tự nhiên Từ đầu năm 2006 đã có 6.350 hộ lên khuôn bao ngạn nuôi nhử tôm tép tự nhiên với diện tích 5.380 ha, sản lượng thu đạt 4.304 tấn tôm, cá các loại, năng suất bình quân 0,8 tấn/ha. Với mô hình sản xuất nuôi 1 vụ tôm, trồng một vụ lúa kết hợp với khai thác tôm cá tự nhiên, nhìn chung trong điều kiện đất đai, nguồn nước đã được cải thiện tốt nên nguồn lợi thuỷ sản từng bước được khôi phục, nhất là tôm cá tự nhiên, mở ra hướng phát triển mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt chuyển đổi sản xuất trong thời gian tới. 5.1.2.5. Tổ hợp tác và kinh tế trang trại. - Trong năm 2006 huyện Cầu Ngang đã xây dựng được một hợp tác xã là HTX Quản lí giống và nuôi thuỷ sản, tại địa điểm xã Mỹ Long Nam, có 282 xã viên đăng ký góp vốn. - Tổ hợp tác nuôi nghêu Thành Công đã thả nuôi được 27 tấn nghêu giống (800 con/kg) trên diện tích mặt nước 30 ha. - HTX nuôi tôm sú công nghiệp Thắng Lợi thả nuôi cả hai đợt với số lượng con giống 3.685.000 con trên diện tích mặt nước 10,44 ha. Tính đến 2006 thu hoạch sản lượng đạt 40 tấn tôm thương phẩm, số còn lại ước sau khi thu hoạch khoảng 6 tấn, nâng tổng thu hoạch đến cuối vụ đạt khoảng 46 tấn tôm thương phẩm. - Đến cuối 2006, toàn huyện Cầu Ngang đã có 183 trang trại thuỷ sản, trong đó có 141 trang trại nuôi tôm sú công nghiệp, 2 trang trại nuôi bán công nghiệp, 1 Hình 5: Ao nuôi cá chép ở Hiệp Mỹ, Cầu Ngang. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS. LÊ THỊ VU LAN SVTH: NGUYỄN THỊ HỒNG NGOAN -56- trang trại nuôi tôm kết hợp với trồng rừng, 21 trang trại lúa – tôm, 6 trang trại lúa cá, 7 trang trại cá và 5 trang trại sản xuất giống. Nhìn chung các trang trại đa số làm ăn có hiệu quả. 5.2. CÁC MÔ HÌNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Đà ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU. Nhìn chung về mô hình nuôi trồng thuỷ sản ở cả hai huyện Duyên Hải và Cầu Ngang đều rất đa dạng và đều áp dụng những mô hình tương tự nhau. Ở địa bàn huyện Duyên hải, do có chiều dài bờ biển lớn, đất tự nhiên bị nhiễm mặn nhiều hơn nên các mô hình nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ phát triển hơn so với huyện Cầu Ngang. Bảng 21: Các mô hình nuô0i trồng thuỷ sản áp dụng ở Duyên Hải và Cầu Ngang. Mô hình Đặc điểm Địa bàn áp dụng 1. Nuôi nước ngọt: Nuôi cá ao, mương vườn Dựa vào những ao hồ có sẵn hoặc được đào mới trong đất thổ cư của dân, được thả nuôi trong mùa mưahoặc những vùng nước ngọt quanh năm. Giống cá thả nuôi đa dạng bao gồm cá tra, cá rô đồng, cá tra, cá sặt, các loại cá trắng,... Cầu Ngang, Duyên Hải Nuôi cá – lúa Mô hình này được áp dụng ở những nơi nước ngọt quanh năm hoặc vào mùa mưa ở những nơi nhiễm mặn vào mùa khô. Các loài cá thả nuôi thích hợp với mô hình này là cá đồng như rô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnoi dung luan van.pdf
  • pdfbia.pdf
Tài liệu liên quan