Đồ án Nghiên cứu Quy hoạch Môi trường thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

MỤC LỤC

Trang bìa

Nhiệm vụ Đồ án tốt nghiệp

Nhận xét của Giáo viên hướng dẫn

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình ảnh và các chữ viết tắt

Trang

Lời mở đầu 1

CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU 2

1.1. Đặt vấn đề 2

1.2. Mục tiêu của đề tài 3

1.3. Nội dung của đề tài 3

1.4. Phương pháp nghiên cứu 3

1.5. Đối tượng nghiên cứu 5

1.6. Phạm vi của đề tài 5

1.7. Hướng phát triển của đề tài 5

CHƯƠNG 2 : ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ – XÃ HỘI THỊ XÃ SAĐÉC, TỈNH ĐỒNG THÁP 6

2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 6

2.1.1. Vị trí hành chánh và địa lý 6

2.1.2. Đặc điểm địa chất, địa hình 6

2.1.3. Đặc điểm khí hậu 7

2.1.4. Tài nguyên đất 9

2.1.5. Tài nguyên nước 10

2.1.6. Tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng 14

2.1.7. Tài nguyên về thủy sản 14

2.1.8. Các hệ sinh thái 14

2.1.9. Môi trường đô thị 15

2.1.10. Môi trường nông thôn 15

2.1.11. Môi trường công nghiệp 16

2.2. Điều kiện kinh te 17

2.2.1. Cơ cấu kinh tế 17

2.2.2. Ngành sản xuất nông nghiệp 17

2.2.3. Ngành sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 18

2.2.4. Ngành thương mại và dịch vụ 18

2.2.5. Cơ sở hạ tầng 19

2.3. Điều kiện xã hội 20

2.3.1. Dân số 20

2.3.2. Lao động 21

2.3.3. Dân tộc, lịch sử 22

2.3.4. Giáo dục 23

2.3.5. Y tế 24

2.3.6. Văn hóa thông tin 24

2.3.7. An ninh quốc phòng 25

CHƯƠNG 3 : HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG THỊ XÃ SAĐÉC, TỈNH ĐỒNG THÁP 27

3.1. Hiện trạng môi trường khí 27

3.2. Hiện trạng môi trường nước 28

3.2.1. Nước thải 28

3.2.2. Nước mặt 29

3.2.3. Nước ngầm 30

3.3. Hiện trạng môi trường đất 31

3.4. Hiện trạng chất thải rắn 32

3.4.1. Nguồn chất thải rắn 32

3.4.2. Công tác thu gom, vận chuyển 32

3.4.3. Công tác xử lý rác 33

3.5. Môi trường ở các khu sản xuất và khu dân cư tập trung trên địa bàn thị xã Sa Đéc 33

3.5.1. Hiện trạng môi trường ở khu sản xuất công nghiệp – TTCN 33

3.5.2. Hiện trạng môi trường ở các làng nghề truyền thống, các cụm, các tuyến dân cư 35

3.5.3. Hiện trạng môi trường trong sản xuất nông nghiệp 36

3.5.4. Hiện trạng môi trường ở các công trình giao thông, xây dựng lớn 37

CHƯƠNG 4 : QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TXSĐ 38

4.1. Phát triển ngành công nghiệp – TTCN 38

4.1.1. Phương hướng mục tiêu phát triển 38

4.1.2. Bố trí công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề 38

4.2. Phát triển ngành thương mại – du lịch 39

4.2.1. Quan điểm phát triển 39

4.2.2 Mục tiêu chủ yếu 40

4.3. Phát triển ngành nông nghiệp 41

4.3.1. Bố trí sử dụng đất 41

4.3.2. Trồng trọt, chăn nuôi 41

4.4. Phát triển cơ sở hạ tầng 44

4.4.1. Giao thông 44

4.4.2. Bưu chính viễn thông 47

4.4.3. Cấp điện 48

4.4.4. Cấp thoát nước đô thị 48

4.5. Vệ sinh môi trường 50

4.6. Quy hoạch phát triển lãnh tho 51

4.6.1. Định hướng phát triển đô thị 51

4.6.2. Giải quyết vùng ngập lũ 55

CHƯƠNG 5 : DỰ BÁO DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG VÀ XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ CẤP BÁCH 56

5.1. Các dự báo 56

5.1.1. Dự báo dân số thị xã Sa Đéc 56

5.1.2. Dự báo về lượng rác thải phát sinh tại thị xã Sa Đéc 57

5.1.3. Dự báo lượng nước cấp – nước thải ở thị xã Sa Đéc 64

5.1.4. Dự báo mức độ ô nhiễm môi trường trên địa bàn thị xã (giai đoạn 2005 - 2010) 67

5.2. Các vấn đề môi trường cấp bách 69

5.2.1. Nước sạch và vệ sinh môi trường 69

5.2.2. Ô nhiễm môi trường do rác thải 69

5.2.3. Ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi 70

5.2.4. Ô nhiễm môi trường do các cụm dân cư 71

5.2.5. Các vấn đề kinh tế xã hội 71

CHƯƠNG 6 : ĐỀ XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN BVMT 72

6.1. Đề xuất các chương trình dự án 72

6.1.1. Các chương trình dự án phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường 72

6.1.2. Các chương trình dự án cải tạo môi trường 72

6.1.3. Các chương trình dự án nâng cao nhận thức môi trường 73

6.1.4. Các chương trình dự án nâng cao năng lực quản lý về BVMT 74

6.1.5. Tăng cường sự tham gia và đầu tư cộng đồng, tổ chức, cá nhân vào lĩnh vực bảo vệ môi trường 75

6.2. Xây dựng thứ bậc ưu tiên cho các chương trình dự án nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách 75

6.2.1. Xây dựng hệ thống tiêu chí xác định ưu tiên 75

6.2.2. Sắp xếp ưu tiên các chương trình dự án 76

CHƯƠNG 7 : ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG 78

7.1. Giải pháp tuyên truyền 78

7.2. Tăng cường công tác đào tạo về môi trường 79

7.3. Giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu và ngăn chặn ô nhiễm 80

7.4. Giải pháp về hành chính 82

7.5. Giải pháp về cơ chế chính sách 83

7.6. Giải pháp về kinh phí 84

7.7. Tăng cường hợp tác quốc tế 84

CHƯƠNG 8 : PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG 86

8.1. Trách nhiệm của các chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ gia đình có các hoạt động gây ô nhiễm môi trường 86

8.2. Trách nhiệm của chính quyền các cấp, phòng ban, ngành, các đoàn thể 84

8.2.1. Trách nhiệm của UBND thị xã 87

8.2.2. Trách nhiệm của các phòng ban, ngành có liên quan 87

CHƯƠNG 9 : KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 91

9.1. Kết luận 91

9.2. Kiến nghị 92

Tài liệu tham khảo 95

Phần phụ lục

 

 

 

doc100 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3260 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu Quy hoạch Môi trường thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và xuất khẩu, tỉnh cần có kinh phí hỗ trợ Thị xã bố trí qui hoạch cụm mới có qui trình sản xuất khép kín, hoặc có kinh phí sự nghiệp khoa học để nâng cấp cơ sở hiện có và có giải pháp thích hợp xử lý ô nhiễm môi trường một cách đồng bộ ở làng bột Tân Phú Đông. 4.2.PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI – DU LỊCH 4.2.1. Quan điểm phát triển Tăng cường cải tạo cảnh quan, môi trường, đầu tư mở rộng các khu vui chơi giải trí, thực hiện hiệu quả các đề án qui hoạch khu du lịch như : làng hoa kiểng Tân Qui Đông, bảo vệ và trùng tu các di tích văn hóa, lịch sử, mở các tuyến du lịch sinh thái, lịch sử khác, liên kết với các tuyến du lịch ngoài thị xã để hình thành các tour du lịch… nhằm thúc đẩy thương mại – dịch vụ – du lịch phát triển. Mục tiêu chủ yếu - Tiếp tục phát triển các cơ sở hiện có như : trung tâm thương mại Sa Đéc, mạng lưới chợ nông thôn; hình thành hợp tác xã ngành hàng tại chợ turng tâm; nâng cấp chợ Nàng Hai; di dời chợ Phú Long về địa điểm dự kiến mới. - Đầu tư khai thác sân vận động Sa Đéc nhằm bố trí lại dân cư khu vực này đồng thời mục tiêu chính là qui họach xây dựng mở rộng Trung tâm Thương mại gắn với dịch vụ tài chính. - Xây dựng cảng cá và chợ đầu mối thủy sản tỉnh nằm dọc theo sông Sa Đéc thuộc khu vực phường 2 (bên cạnh nhà máy nước đá Kim Sa cũ). - Tham gia hoạt động thương mại – dịch vụ có trên 3800 hộ lớn nhỏ kinh doanh cá thể, có thêm một hợp tác xã dịch vụ thương mại và trên 50 đại lý phân phối gồm các mặt hàng dược, xăng dầu, vật liệu xây dựng, phân bón, thuốc trừ sâu… dự kiến đến năm 2010 số lượng tham gia lĩnh vực này tăng từ 12 đến 15%/năm. - Phát triển ngành du lịch thị xã trên cơ sở đầu mối là Công ty Du lịch – Khách sạn tỉnh Đồng Tháp, đồng thời tăng cường đầu tư hoàn thành đề án làng hoa kiểng kết hợp với du lịch, tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử, sông nước để hình thành tour du lịch thị xã. Liên kết với các điểm du lịch ở các huyện thuộc tỉnh Đồng Tháp và các tỉnh bạn để mở rộng và phát triển tiềm năng trên lĩnh vực này của thị xã. - Nâng cấp 2 khách sạn hiện có và kêu gọi đầu tư xây dựng thêm 1 đến 2 khách sạn đủ tiêu chuẩn quốc tế theo yêu cầu ngành du lịch thị xã và tỉnh phát triển, đồng thời nâng cấp một số nhà trọ tương đối đủ tiện nghi để phục vụ khách vãng lai trong nước, là điểm dừng chân của các tuyến lưu thông lớn ở khu vực Tây Nam Bộ. - Tăng cường quản lý về mặt Nhà nước trên lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, đặc biệt là nhà trọ. 4.3. PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP 4.3.1. Bố trí sử dụng đất Tổng diện tích đất tự nhiên 5.785,87 ha (100%), trong đó : - Đất nông nghiệp : 2.627 ha, chiếm 45,4% diện tích đất tự nhiên, bao gồm: + Đất cây hàng năm : 1.388 ha, ổn định đất lúa và luân canh lúa và màu 1.148 ha, trong đó chủ yếu sản xuất 2 vụ lúa – 1 màu hè thu, đất rau màu 241 ha. + Đất trồng cây lâu năm : dự kiến bố trí khoảng 1.203 ha, cây ăn quả : 1.150 ha, cây lâu năm khác : 53 ha. + Đất nuôi trồng thủy sản : 35 ha. Nuôi trồng thủy sản trong lương lai phát triển diện nuôi cá bè trên sông và nuôi tôm trên ruộng lúa. - Đất chuyên dùng : 1.316 ha. Trong đó đất xây dựng : 710 ha; đất giao thông : 270 ha; đất thủy lợi : 194 ha; đất chuyên dùng khác : 32 ha. - Đất khu dân cư : 742 ha. Trong đó, đất dân cư đô thị : 173 ha; đất dân cư nông thôn : 568 ha. - Đất chưa sử dụng : 1.100 ha. Trong đó sông : 1.100 ha. Trồng trọt, chăn nuôi Trồng trọt Chuyển mạnh cơ cấu cây trồng, giảm đáng kể diện tích trồng lúa để trồng cây ăn trái, luân canh lúa – hoa màu – cây công nghiệp ngắn ngày và lúa thủy sản, tăng diện tích hoa kiểng. - Vùng tập trung hoa kiểng chủ yếu ở xã Tân Qui Đông, xã Tân Qui Tây, phường 3 và phát triển lên xã Tân Khánh Đông. - Vùng trồng lúa chất lượng cao, vùng cây ăn trái, đậu nành, bắp gắn với phát triển nuôi bò gia đình ở 4 xã Tân Khánh Đông, Tân Qui Tây, Tân Qui Đông, Tân Phú Đông. - Vùng phát triển rau xanh ở xã Tân Qui Đông, Tân Phú Đông. - Vùng trồng nấm rơm cũng tập trung ở 4 xã. Đến năm 2006, các phường cơ bản không còn diện tích cây hàng năm chỉ còn diện tích rau màu xen đất vườn thổ cư. Bố trí 2 lúa 1 màu ở vùng cao các xã Tân Khánh Đông, Tân Qui Tây và Tân Phú Đông, 2 lúa 1 thủy sản ở vùng trũng hơn ở Tân Phú Đông, Tân Khánh Đông, Tân Qui Tây. Các cây chủ lực tập trung là lúa chất lượng cao, đậu nành, bắp lai, đậu xanh, rau dưa các loại, nấm rơm phục vụ xuất khẩu… - Cây lúa : Năm 2005, tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm là 3.291 ha, năng suất bình quân lúa cả năm 50 tạ/ha, sản lượng 17.000 tấn. Trong đó, diện tích lúa Đông Xuân 1.631 ha, diện tích lúa Hè Thu 700 ha, diện tích lúa hè thu muộn là 960 ha. Năm 2010, tổng diện tích gieo trồng lúa cả năm là 2.627 ha, năng suất bình quân lúa cả năm là 53 tạ/ha, sản lượng bình quân là 14.000 tấn. Trong đó, diện tích lúa Đông Xuân 1.294 ha, diện tích lúa Hè Thu 328 ha, diện tích lúa hè thu muộn là 1.005 ha. - Hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày : Năm 2005, tổng diện tích gieo trồng là 1.215 ha; năm 2010 tổng diện tích gieo trồng là 1.209 ha. - Cây ăn trái : bố trí vùng phát triển tập trung canh cây ăn trái ở khu vực cồn Đông Giang, cồn Cái Bè, dọc theo trục kênh chính của 4 xã. Tiếp tục cải tạo vườn tạp thành vườn chuyên, lập vườn mới theo hướng chuyển đất manh mún da beo kém hiệu quả xen lẫn đất lúa, cố gắng hình thành vùng tập trung để thuận lợi trong việc bố trí các đê bao liên kết tách khỏi ruộng lúa để chủ động chống lũ. Năm 2005 diện tích 1.183 ha, dự kiến năm 2010 diện tích 1.313 ha. - Cây ha kiểng : cân đối quỹ đất, dự kiến diện tích phát triển bông kiểng đến năm 2010 là 180 ha, tăng so với năm 2005 là 25 ha. Chăn nuôi Phát triển nuôi bò ở những vùng, hộ có điều kiện, phát triển đàn heo và đàn gia cầm kết hợp với làng nghề làm bột nuôi heo để tạo ra vùng nguyên liệu tập trung hướng tới chế biến xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi. Dự kiến mục tiêu cụ thể ngành chăn nuôi heo theo phương án : tăng trưởng theo hướng chuyển dịch nhanh. Tăng cường mạng lưới thú y phòng trừ dịch bệnh và công tác kiểm dịch, điều hành tốt khâu giết mổ,… Thủy sản - Nuôi bè lồng : tập trung ở phường 4, rải rác ở phường 2 và Tân Khánh Đông. Số lượng bè năm 2005 là 44 bè, dự kiến năm 2010 là 58 bè. Năng suất dự kiến là 4-6 tấn/bè. - Nuôi ao hầm : Phát triển theo thổ cư nông thôn, tập trung ở Tân Khánh Đông, Tân Phú Đông, Tân Qui Tây và rãi rác ở các phường còn lại kết hợp với thổ cư vườn trái cây và vườn cây cảnh. Dự kiến nuôi ao hầm năm 2010 là 220 ha, tăng so với năm 2005 là 72 ha. Năng suất bình quân là 5-7 tấn/ha. - Nuôi kết hợp trên ruộng lúa : nhằm giảm diện tích lúa Thu Đông. - Nuôi cá trên ruộng lúa tập trung ở các xã Tân Khánh Đông, Tân Phú Đông và Tân Qui Tây. Tổng diện tích nuôi cá trên ruộng năm 2005 là 57 ha, dự kiến năm 2010 là 123 ha. Năng suất dự kiến từ 1,8 – 2,2 tấn/ha. - Nuôi tôm trên ruộng tập trung ở các xã Tân Khánh Đông, Tân Phú Đông, Tân Qui Tây. Tổng diện tích nuôi tôm trên ruộng năm 2005 là 36 ha, dự kiến năm 2010 là 67 ha. - Nuôi tôm, cá bãi bồi, năm 2005 là 40 ha, dự kiến năm 2010 là 60 ha, năng suất dự kiến là 2.209 ha. - Dự kiến tổng sản lượng nuôi thủy sản năm 2010 là 2.209 tấn. 4.3.2.4. Trồng cây phân tán Bình quân mỗi năm trồng 50 – 60 ngàn cây phân tán, chủ yếu là những cây như bạch đàn, keo, sao, dầu… cây làm nguyên liệu cho đan lát như tre, trúc… Phấn đấu đến năm 2010 là 2,3 triệu cây, tăng so với năm 2005 là 300 ngàn cây. Nhà nước đầu tư hỗ trợ cây giống, dân bỏ công trồng và hưởng thụ, khai thác theo qui định. 4.4. PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG 4.4.1. Giao thông Mạng lưới giao thông thị xã được phát triển dựa trên cơ sở xem xét và xử lý các mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn, giữa các khu vực sản xuất gắn kết giữa đường nội thị với các trục giao thông chính của tỉnh và trung ương, mở rộng vùng nội ô thị xã nhằm mục đích tạo điều kiện vân chuyển, lưu thông hàng hóa, đi lại, và góp phần bố trí lại dân cư. 4.4.1.1. Hệ thống giao thông đường bộ - Các tuyến đường nối ngoại : tổng chiều dài 19.896m trong đó nâng cấp : 17.774m, xây mới : 2.122m. + Quốc lộ 80 là tuyến giao thông quan trọng của tỉnh và là tuyến chính từ TP.HCM và các tỉnh khu vực Tứ giác Long Xuyên, được qui hoạch đạt tiêu chuẩn cấp II đồng bằng với chiều dài đi qua thị xã là 8.455m, mặt 14m. + Đường : ĐT 848 nối liền Thị xã Sa Đéc với thị xã Cao Lãnh là tuyến trục giao thông chính chạy dọc hầu hết địa bàn thị xã là từ Nam lên Bắc qua phà Cao Lãnh và đi TP.HCM. Chiều dài tuyến thị xã là 9.500m trong đó có 2.860m sẽ nối kết tuyến vành đai dự kiến phía Nam tạo hành tuyến vành đai hoàn chỉnh giai đoạn 2006 – 2010, được qui hoạch mặt rộng 10,50m; lề mỗi bên 5m, đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng và hệ thống cầu đạt tiêu chuẩn cùng với đường. (2 cây cầu). + Đường ĐT 852 (Tỉnh lộ 13) chiều dài toàn tuyến là 13.382m từ xã Tân Qui Tây đến Long Hưng B, trong đó đi qua thị xã Sa Đéc với chiều dài 4.119m, qui hoạch nâng cấp đạt 9m, tiêu chuẩn cấp III đồng bằng và hệ thống cầu cùng tiêu chuẩn với đường (2 cây cầu). + Đường ĐT 853 (Tỉnh lộ 5) chiều dài qua thị xã Sa Đéc là 2.800m từ Rạch Rắn đến Thủ Điềm, cần được cải tạo nâng cấp toàn tuyến với 3 cây cầu, mặt đường 9m. + Đường 853 (mới) từ Sa Đéc đến Phong Hòa, huyện Lai Vung dài 4.432m. Đoạn qua Sa Đéc từ chợ Tân Phú Đông đến Rạch Bà Nhiên dài 2.122m qui hoạch tuyến đạt 9m mặt, nền 18m. - Các tuyến đường vành đai : tổng chiều dài 14.150m, xây mới 9.250m. với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, dân cư nội thị đông đúc, lưu lượng xe cộ tăng, đề nghị mở rộng một số tuyến đường vành đai bao quanh thị xã gồm : + Đường vành đai phía Tây : nối đoạn đường tỉnh 848 từ khu vực cầu Sa Đéc đến giao lộ Nguyễn Sinh Sắc (QL 80 hiện nay) chạy thẳng xuống đường vành đai phía Nam, chiều dài tuyến 740m, mặt rộng 10,50m, lề mỗi bên 5m, và cầu hoàn chỉnh. Tuyến này sẽ trở thành trục chính của nội ô khi hoàn thành tuyến vành đai phía tây ngoài. + Đường vành đai phía Nam : do sự cần thiết tách QL 80 ra khỏi trung tâm thị xã tạo thành đường vành đai cho xe quá cảnh lưu thông, chiều dài tuyến là 4.500m, điểm bắt đầu từ Công An thị xã qua địa phân xã Tân Phú Đông, cùng với 3 cầu, mặt đường rộng 24m, lề mỗi bên 4m. + Đường vanh đai dự kiến mở : (vòng đai phía Tây ngoài) theo định hướng phát triển và mở rộng khu vực nội ô thị xã về phía Tây sau 2010, (nếu điều kiện khả thi, thực hiện giai đoạn 2006 – 2010), giáp nối từ đường 852 chạy vòng phía Tây nội ô với đường vành đai phía Nam. Chiều dài 4.010m, mặt rộng 10,50m và 3 cầu được xây dựng cùng cấp đường theo qui hoạch. + Đường vành đai Bà Phủ – Ông Hộ : điểm bắt đầu từ QL 80 thuộc xã Tân Phú Đông nối kết lại cầu Ông Hộ Tân Qui Tây dự kiến qui hoạch chiều dài là 4.900m, mặt rộng 9,50m và cầu tương ứng với đường (sau năm 2010). - Mạng lưới đường ngoại ô : + Mạng lưới đường ngoại ô phải được tính toán và phát triển đồng bộ với các tuyến nội ô, thực chất mạng lưới ngoại ô là mạng lưới GTNT nhưng cận đô thị. Vì vậy cần qui định về lộ giới và chỉ giới XD để nhân dân biết cùng tham gia quản lý. Mục tiêu đến năm 2007 thị xã sẽ hoàn chỉnh hệ thống GTNT với việc xây dựng bằng nhựa hoặc bêtông hóa. + Ngoài ra cùng với thời gian trên thị xã sẽ hoàn chỉnh các hẻm nội thị ở các phường chiều dài tổng là 12km. + Qui hoạch phát triển mạng lưới đường GTNT : chiều dài 94.058m, chiều rộng mặt đường b/q 2,50m, 68 cầu 1.178m cùng cấp đường. - Mạng lưới đường liên huyện : tổng chiều dài 4.100m trong đó nâng cấp 2.000m xây mới 2.100m. + Tuyến đường ĐT 848 – Cái Sơn : bắt đầu giao với đường ĐT 848 chạy dọc theo rạch Sa Đéc đến giáp huyện Lai Vung dài 4.111m, nhưng chỉ nâng cấp đoạn ĐT 844 đến cầu Cai Dao dài 2000m, vì tuyến này đi qua và bao ngoài khu công nghiệp B, giao lưu hàng hóa trực tiếp với Cảng Tân Qui Đông, trên sông Tiền mặt đường 7m và hệ thống cầu hoàn chỉnh. + Tuyến kênh Đốc Phủ Hiền : Tuyến nối từ ấp Phú Thuận đi về Huyện Lai Vung, Châu Thành với chiều dài 2.100m. tuyến này hình thành phục vụ cho việc giao lưu hàng hóa và đi lại của người dân thị xã với các huyện phía Nam. Mặt đường dự kiến từ 5-7m và hệ thống cầu cùng cấp đường. - Mạng lưới giao thông nội ô : tổng chiều dài cải tạo và xây mới là 11.192m. + Mạng lưới đường nội thị được qui hoạch xây dựng phù hợp với phương án phát triển không gian xây dựng đô thị đến 2010; mở thêm một số tuyến trục chính dọc Bắc Nam. Các trục ngang nối đường ĐT 848 với sông Sa Đéc. Các tuyến đường chính đi về khu công nghiệp Phía Bắc và Phía Tây. Song song đó hàng năm thị xã sẽ dành số kinh phí trong diện kiến thiết thị chính để đầu tư nâng cấp với tổng chiều dài 23.713m. 4.4.1.2. Hệ thống giao thông đường thủy Ngoài sông Tiền là tuyến đường thủy quốc tế, tiếp tục nạo vét các tuyến đường thủy trên địa bàn, nhất là tuyến đường thủy quốc gia Sa Đéc – Lấp Vò. 4.4.1.3. Mạng lưới bến bãi - Củng cố và nâng cấp các công trình phục vụ giao thông thủy bộ với sự tham gia của các thành phần kinh tế tham gia đầu tư mới bến xe, bến tàu… Phát huy năng lực của cảng Sa Đéc và xây dựng cảng cá ở phường 2 thị xã Sa Đéc để phục vụ cho chợ đầu mối thủy sản của tỉnh trên địa bàn. - Trước mắt trong giai đoạn 2005 – 2010 cần đầu tư nâng cấp bến xe tàu khách thị xã, đồng thời phát triển một số bến tàu dọc sông Tiền không những phục vụ cho vận chuyển hành khách và hàng hóa liên huyện, nên chú ý kết hợp các điểm đưa đón khách du lịch trong thời gian tới. 4.4.2. Bưu chính viễn thông - Từng bước phát triển theo hướng hiện đại hóa đồng bộ và lâu dài phù hợp xu hướng phát triển của khu vực và thế giới đảm bảo phục vụ tốt thỏa mãn nhu cầu về thông tin môi trường và tạo cơ sở cho việc hội hóa thông tin môi trường. - Tổ chức mô hình đại lý dịch vụ, điểm bưu điện văn hóa, xã tạo tiền đề cho việc phát triển mạng viễn nông thôn. - Chọn và mở rộng thị trường kinh doanh phải phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của từng vùng, không đầu tư tràn lan không hiệu quả. Đầu tư mới mang tính hiện đại và đón đầu công nghệ tiên tiến thế giới, sử dụng dịch vụ giao cấp và đa dạng hóa dịch vụ. - Đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt 24/24 từ thị xã đến tỉnh về Bưu cục và ngược lại, ưu tiên cho quốc phòng an ninh… 4.4.3. Cấp điện - Từ nay đến năm 2010 từng bước xây dựng và phát triển truyền tải, trạm phân phối nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ngày càng tăng của các đơn vị tổ chức, đơn vị sản xuất kinh doanh, hộ gia đình. Đặc biệt là nhu cầu điện phục vụ cho các khu, cụm công nghiệp, TTCN tập trung. - Giai đoạn 2005 – 2010 cần đầu tư nâng cấp công suất trạm 110/15 – 22 kw, từ 25 mva lên 50 mva để đủ sức đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng cao trên địa bàn thị xã. - Giai đoạn 2010 – 2020 cần lắp thêm trạm 110 kv để phục vụ riêng cho các khu công nghiệp Sa Đéc. Riêng các cụm công nghiệp, khu dân cư cũng cần nghiên cứu lắp đặt các trạm biến áp thích hợp phục vụ chính nơi đó. - Tập trung đầu tư cải tạo và phát triển mạng lưới điện để đến năm 2006 toàn thị xã có 99% hộ dân sử dụng điện và đến năm 2007 có 100% số hộ trên địa bàn sử dụng điện lưới quốc gia. 4.4.4. Cấp thoát nước đô thị 4.4.4.1. Cấp nước - Duy trì công suất và cải tạo trang thiết bị cấp nước của nhà máy nước hiện hữu, phát triển hệ thống nước đến các khu dân cư, tuyến dân cư ở khu vực nội thị và ven nội ô, đồng thời phát triển xây dựng mới các trạm cấp nước ưu tiên cho các khu dân cư mới xây dựng, các trung tâm của xã, ấp có đông dân cư, các nhu cầu cấp bách về nước của khu, cụm sản xuất dịch vụ. Chỉ tiêu đến năm 2007 nhà máy nước hiện hữu phải đảm bảo 100% cụm dân cư đã bố trí hộ dân vào, có nước máy hoặc nước giếng sinh hoạt, xây dựng mới từ 2 – 3 giếng khoan ở các tuyến, cụm đông dân cư vùng nông thôn các xã nâng chất lượng nước sinh hoạt, giảm tỉ lệ thất thoát nước từ 47% năm 2004 còn 30% năm 2007 và dưới 25% năm 2010 (hòa mạng với nhà máy nước mới). - Song song với việc cung cấp nước của nhà máy hiện hữu, tiến hành thực hiện giai đoạn 2 dự án cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường (do chính phủ Úc tài trợ). Giai đoạn 1 năm 2004 – 2006 : phát triển trang thiết bị theo hướng và xử lý nước với công suất 8.000 m3/ngày tại địa điểm công trình tiếp nhận (Phía Bắc, khu công nghiệp C), chuyển tải và phân phối 16.000 m3/ngày. Giai đoạn 2 năm 2007 – 2010 : mở rộng trang thiết bị này lên mức công suất 16.000 m3/ ngày (nâng tổng công suất cấp nước toàn thị xã với công suất trên 20.000 m3/ ngày). Cùng thời gian của 2 giai đoạn trên phát triển khu vực giếng khoan dọc theo đường Nguyễn Tất Thành và chuyển tải sang hệ thống trang thiết bị xử lý hiện hữu sẽ được nâng cấp. - Phấn đấu đạt tỉ lệ hộ dân sử dụng nước sạch trên 90% trong toàn thị xã. 4.4.4.2. Mạng lưới thoát nước (1). Đến 2010 : - Nước mưa + Nâng cấp điều kiện thoát nước mưa sơ cấp. Mở rộng hệ thống thoát nước mưa sơ cấp từ 30 – 40% đến 50 – 60% tùy vào đặc điểm của khu vực. + Xây dựng hệ thống thoát nước theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế trong các khu công nghiệp và khu vực đô thị mới, tùy vào tầm quan trọng của khu vực. - Nước thải + Xóa bỏ hố xí khô trong khu vực nội thị. + Bảo đảm nước thải bệnh viện và khu công nghiệp được xử lý theo công nghệ. + Trang bị đầy đủ nhà vệ sinh công cộng trong các khu vực đông dân cư, công cộng và cư trú đang thiếu trang thiết bị vệ sinh. (2). Đến 2015 và 2020 : - Nước mưa : + Chấm dứt lụt lội trong khu vực nội thị trong mùa mưa. + Mở rộng phạm vi phục vụ thoát nước 50 – 60% đến 80 – 90% năm 2020. - Nước thải : + Cung cấp hệ thống cống rãnh phù hợp. + Bảo vệ và cải tạo môi trường đô thị. - Qui mô công suất + Thực hiện trên phạm vi nội ô thị xã và các khu công nghiệp, cụm tuyến dân cư và nơi sản xuất TTCN tập trung. + Nạo vét một số kênh rạch và tiến hành tái định cư các hộ gia đình sống ven kênh rạch, đây là một bộ phận của kế hoạch tổng quát nhằm cung cấp và bảo trì hệ thống thoát nước sơ cấp. + Cải tạo lắp đặt 25 km ống thoát nước đường kính 400mm, 600mm, 1000mm, trong đó có khoảng 16 km mạng lưới thoát nước cần phải thay thế (về chính sách thị xã chủ trương là cung cấp hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt). + Gắn với chương trình mục tiêu quốc gia, chính sách hỗ trợ tín dụng hỗ trợ khuyến khích mỗi gia đình đều có hố xí tự hoại. 4.5. VỆ SINH MÔI TRƯỜNG - Thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm của các đơn vị tổ chức, cá nhân hộ gia đình sản xuất kinh doanh lương thực, thực phẩm. - Đến năm 2010 phải xử lý dứt điểm ô nhiễm môi trường ở những điểm nóng trong thị xã như : làng nghề làm bột nuôi heo xã Tân Quy Tây,… - Xây dựng hoàn chỉnh các dự án, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở các cụm, tuyến dân cư tập trung và các làng nghề, các cơ sở sản xuất, các bệnh viện, trung tâm y tế. - Đến năm 2010 tất cả các doanh nghiệp, nhà máy, bệnh viện hiện có đều có hệ thống xử lý nước thải, chất thải, các đơn vị mới xây dựng phải có hạng mục xử lý nước thải, chất thải mới được hoạt động. - Mở rộng khu vực thu gom rác thải ra ngoại ô thị xã, các khu trung tâm xã, khu đông dân cư. Đến năm 2020 tất cả các xã, phường đều có hệ thống thu gom, xử lý rác thải, nước thải, các cơ sở sản xuất đi vào hoạt động đạt tiêu chuẩn môi trường và nhân rộng các mô hình xử lý ô nhiễm trong toàn thị xã. - Xây dựng và phát huy công suất của dự án cấp nước và vêï sinh môi trường do Úc tài trợ phục vụ đúng mục tiêu đã định, đồng thời tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách xây dựng các giếng khoan ở các vùng đông dân cư nông thôn. - Xử lý đúng qui định nguồn phân để hạn chế tối đa mức lây nhiễm các bệnh đường tiêu hóa, giun sán. Nghiên cứu các qui định để phổ biến chuẩn khoảng cách giữa nơi sinh hoạt, sản xuất, chăn nuôi… - Giải pháp có ý nghĩa và kết quả lâu dài là tăng cường giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của mọi người dân, tham gia đầy đủ các đợt tiêm phòng, khai thông cống rãnh, nước đọng, phát hoang, tích cực phòng chống dịch bệnh, chủ động trong mọi lúc, mọi khi, không để dịch lớn xảy ra ở địa phương. 4.6. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ 4.6.1. Định hướng phát triển đô thị 4.6.1.1. Chỉnh trang kiến trúc, không gian đô thị phần nội ô thị xã - Sửa chữa, nâng cấp mặt đường, hệ thống thoát nước các tuyến đường chính : Hùng Vương, Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Lý Thường Kiệt, Phan Bội Châu… kết hợp việc xây dựng vỉa hè với việc qui định chỉ giới xây dựng và chỉ giới đường đỏ. - Đến năm 2010 hoàn thành chỉnh trang vỉa hè và trồng cây xanh khu vực nội ô, bờ kè rạch Cái Sơn, sông Sa Đéc, sông Tiền. Hoàn thành việc đền bù giải tỏa, san lấp mặt bằng và một số hạng mục công viên Sa Đéc. Đến năm 2015 đầu tư xong cơ sở vật chất công viên, hoàn thành hạng mục còn lại của công viên Phạm Văn Út. - Xây dựng công viên ven rạch Cái Sơn từ cầu Cái Sơn đến cầu Đốt. - Khai thông, qui hoạch xây dựng các con hẻm ở các phường tập trung phường 1 và phường 2 gắn với qui hoạch PCCC. - Triển khai qui định xây dựng nhà mặt tiền ở các tuyến đường chính, trung tâm xã, các tuyến kênh rạch, ra qui định và qui chế quản lý đô thị trên địa bàn Thị xã. - Giải tỏa nhà cặp sông rạch theo Nghị định 40/CP của Chính phủ, cụ thể : rạch Nàng Hai đến cầu Đốt, Rạch Ngã Bát từ cầu Khánh Hòa đến kênh 18. - Rạch Sa Nhiên – Mù U. 4.6.1.2. Hoàn thiện hệ thống thương mại dịch vụ trong thị xã - Xây dựng hoàn chỉnh chợ trung tâm và các chợ vệ sinh. Chợ trung tâm : hoàn thiện các kết cấu hạ tầng xung quanh, xây dựng các lô phố nhanh chóng tạo bộ mặt mới. Có kế hoạch sử dụng tốt bờ kè sông Sa Đéc, bờ kè sông Tiền, cũng cố và hoàn thiện các chợ : Nàng Hai, chợ Tân Phú Đông, chợ Tân Khánh Đông, chợ Tân Qui, giai đoạn 2010 – 2012 nâng cấp thêm chợ Nàng Hai. - Xây dựng mới chợ Phú Long theo qui hoạch chợ Ông Thung và các điểm nhóm chợ nhỏ lẽ như chợ cầu Đốt, cầu Tân An, cầu Cai Dao. 4.6.1.3.Phát triển khu dân cư mới - Trong 5 năm phấn đấu tạo ra 2.000 lô nền mớ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8-bai hoan chinh.doc
  • doc1-BIA.doc
  • doc2-NHIEM VU DO AN.doc
  • doc3-NHAN XET GVHD.doc
  • doc4-LOI CAM ON.doc
  • doc5-LOI MO DAU.doc
  • doc6-MUC LUC.doc
  • doc7-DANH MUC.doc
  • doc9-TAI LIEU THAM KHAO.doc
  • doc10-PHU LUC.doc
  • docTO HONG.doc