MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình vii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Sự cần thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu 2
3. Mục tiêu của đề tài 4
4. Nội dung nghiên cứu 4
5. Phương pháp luận nghiên cứu 4
6. Ý nghĩa của đề tài 5
7. Giới hạn của đề tài 5
CHƯƠNG I: QUY HOẠCH TỔNG THỂ KHU CÔNG NGHIỆP BOURBON AN HÒA TRẢNG BÀNG – TÂY NINH 6
1.1 Giới thiệu về KCN Bourbon An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. 6
1.1.1 Thông tin cơ bản. 6
1.1.2 Vị trí địa lý của dự án. 7
1.1.3 Kinh phí đầu tư 8
1.1.4 Tiến độ thực hiện của dự án 9
1.1.5 Các ngành công nghiệp dự kiến đầu tư vào KCN 11
1.2 Quy hoạch tổng thể và phân khu chức năng của KCN Bourbon An Hòa Trảng Bàng – Tây Ninh 12
1.2.1 Quy hoạch tổng thể của KCN Bourbon An Hòa Trảng Bàng – Tây Ninh 12
1.2.1.1 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật 12
1.2.1.2 Cơ cấu tổ chức không gian 15
1.2.1.3 Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc kho cảng 16
1.2.1.4 Cơ cấu sử dụng đất 17
1.2.1.5 Quy hoạch mạng lưới hạ tầng kỹ thuật 21
1.2.1.6 Phương án xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn 26
1.2.2 Hiện trạng môi trường của KCN Bourbon An Hòa Trảng Bàng – Tây Ninh 27
1.2.2.1 Chất lượng không khí 27
1.2.2.2 Chất lượng nước ngầm 28
1.2.2.3 Chất lượng nước mặt 30
1.2.2.4 Chất lượng đất 32
1.2.3 Các giải pháp bảo vệ môi trường 33
CHƯƠNG 2: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN ĐỂ XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG 36
2.1. Tình hình nghiên cứu, phát triển KCN TTMT tại Việt Nam 36
2.1.1 Khái niệm KCN TTMT 36
2.1.1.1 Định nghĩa KCN TTMT 36
2.1.1.2 Cơ cấu chức năng của KCN TTMT. 36
2.1.1.3 Nguyên tắc cơ bản để xây dựng & phát triển KCN TTMT: 39
2.1.1.4 Điều kiện – tiêu chuẩn để xây dựng KCN TTMT: 40
2.2 Một số lợi ích và thách thức trong phát triển KCN TTMT 42
1.2.1 Các lợi ích khi phát triển KCN TTMT 42
2.3 Các cơ sở pháp lý nhằm xây dựng KCN TTMT 44
2.4 Xây dựng tiêu chí TTMT trong quy hoạch KCN 45
2.4.1 Tiêu chí về phù hợp vị trí và qui mô KCN 45
2.4.2 Tiêu chí định hướng trao đổi chất thải 45
2.4.3 Tiêu chí về sự phù hợp của hạ tầng cơ sở kỹ thuật và hạ tầng môi trường của KCN với định hướng trao đổi chất thải 46
2.5. Các tiêu chí cơ bản để xây dựng KCN TTMT trong quá trình vận hành KCN 47
2.5.1 Cam kết tuân thủ các qui định về môi trường 47
2.5.2. Tiêu chí về áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 47
2.5.3. Tiêu chí về xây dựng và vận hành các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm chất thải tại các nhà máy trong KCN 48
2.5.3.1 Lợi ích của hóa học xanh 48
2.5.3.2 Hiệu quả kinh tế của SXSH 49
2.5.4. Tiêu chí về thực hiện quản lý, xử lý và trao đổi chất thải ở qui mô KCN 51
2.5.5. Tiêu chí về xây dựng chương trình phòng chống sự cố toàn KCN 51
2.5.6. Tiêu chí về xây dựng, vận hành hệ thống quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường xung quanh KCN 52
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU QUY HOẠCH CỦA KCN BOURBON AN HÒA TRẢNG BÀNG – TÂY NINH VỚI CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN ĐỂ XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG 53
3.1 Đánh giá các tiêu chí quy hoạch của KCN Bourbon An Hòa 53
3.1.2 Tiêu chí quy hoạch cây xanh, cấp thoát nước 54
3.1.3 Tiêu chí về thu gom và xử lý chất thải 56
3.1.4 Tiêu chí về bố trí trạm trung chuyển, khả năng tận dụng trao đổi chất thải, tái chế, tái sử dụng 57
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KCN BOURBON AN HÒA, HUYỆN TRẢNG BÀNG – TÂY NINH THEO HƯỚNG THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG 58
4.1 Đề xuất các giải pháp phát triển KCN Bourbon An Hòa, huyện Trảng Bàng – Tây Ninh theo hướng TTMT 58
2.1.1 Qui hoạch phân khu chức năng trong KCN Bourbon An Hòa 58
2.1.2 Quy hoạch cây xanh, cấp thoát nước, điện, hệ thống thông tin liên lạc. 59
3.2.3 Các biện pháp quản lý chất thải rắn trong KCN 62
3.3 Đề xuất các biện pháp khống chế và giảm thiểu các tác động tiêu cực trong giai đoạn hoạt động 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA KCN .71
81 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2209 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu quy hoạch tổng thể và xây dựng định hướng phát triển khu công nghiệp Bourbon An Hòa Trảng Bàng – Tây Ninh theo hướng thân thiện môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sông Vàm Cỏ Đông (phía Tây Bắc khu vực dự án)
11002’21,21”N
106016’49,30”E
9h50 ngày 20/02/2008
KK-4
Điểm giao nhau giữa rạch Bà Mảnh và sông Vàm Cỏ Đông (phía Tây Nam khu vực dự án)
11001’11,42”N
106016’28,88”E
10h30 ngày 20/02/2008
KK-5
Vị trí Đông Nam của khu vực dự án, tiếp giáp khu tái định cư
11001’02,45”N
106018’57,31”E
11h15 ngày 20/02/2008
KK-6
Vị trí trung tâm khu đất dự án giai đoạn 2
11001’043,99”N
106017’53,88”E
13h30 ngày 20/02/2008
KK-7
Vị trí trung tâm khu đất dự án giai đoạn 1
11002’04,37”N
106019’31,69”E
14h30 ngày 20/02/2008
Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường ENTEC, tháng 03/2008.
So sánh các kết quả phân tích với các Tiêu chuẩn chất lượng không khí TCVN 5937-2005 và TCVN 5938-2005, và TCVN 5949-1998 cho thấy các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn cho phép.
1.2.2.2 Chất lượng nước ngầm
Để đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước ngầm khu vực Dự án, Trung tâm Công nghệ Môi trường đã tiến hành đo đạc, lấy mẫu và phân tích chất lượng nước ngầm khu vực Dự án.
Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực thực hiện dự án được trình bày trong bảng 1.6 và 1.7
Bảng 1.6: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án
STT
Thông số
Đơn vị tính
NN1
NN2
NN3
TCVN 5944:1995
01
pH
-
6,6
6,7
6,7
6,5 - 8,5
02
Độ cứng
mgCaCO3/l
11
21
13
300
03
TDS
mg/l
250
350
276
750
04
Clorua
mg/l
65,6
56,7
76,3
200
05
Florua
mg/l
< 0,001
< 0,001
< 0,001
1
06
Nitrat
mg/l
1,0
2
2
45
07
Nitrit
mg/l
< 0,001
< 0,001
< 0,001
-
08
Sulfat
mg/l
240
258
235
200
09
Mn
mg/l
< 0,001
< 0,001
< 0,001
0,1
10
Tổng Fe
mg/l
0,32
0,35
0,42
1
11
Pb
mg/l
< 0,001
< 0,001
< 0,001
0,05
12
Hg
mg/l
< 0,0001
< 0,0001
< 0,0001
0,001
13
Dầu mỡ
mg/l
0
0
0
-
14
E.Coli
MPN/100ml
0
0
0
0
15
Tổng Coliform
MPN/100ml
0
0
0
3
Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường ENTEC, tháng 03/2008.
Bảng 1.7: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực dự án (tt)
TT
Thông số
Đơn vị tính
NN4
NN5
TCVN 5944:1995
01
pH
-
6,5
7,5
6,5 - 8,5
02
Độ cứng
mgCaCO3/l
15
23
300
03
TDS
mg/l
235
254
750
04
Clorua
mg/l
48,7
56,8
200
05
Florua
mg/l
< 0,001
< 0,001
1
06
Nitrat
mg/l
3
3
45
07
Nitrit
mg/l
< 0,001
< 0,001
-
08
Sulfat
mg/l
213
228
200
09
Mn
mg/l
< 0,001
< 0,001
0,1
10
Tổng Fe
mg/l
0,36
0,32
1
11
Pb
mg/l
< 0,001
< 0,001
0,05
12
Hg
mg/l
< 0,0001
< 0,0001
0,001
13
Dầu mỡ
mg/l
0
0
-
14
E.Coli
MPN/100ml
0
0
0
15
Tổng Coliform
MPN/100ml
0
0
3
Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường ENTEC, tháng 03/2008.
Ghi chú:
TCVN 5944 - 1995: Giá trị giới hạn và nồng độ cho phép của các chất ô nhiễm trong nước ngầm.
Vị trí lấy mẫu đưa ra trong bảng 1.8
Bảng 1.8: Vị trí lấy mẫu nước ngầm tại khu vực dự án.
Kí hiệu
Vị trí lấy mẫu
Tọa độ lấy mẫu
Thời gian lấy mẫu
NN1
Khu dân cư tiếp giáp rìa phía Đông khu vực dự án (tỉnh lộ 787)
11001’55,22”N
106019’20,90”E
8h50 ngày 20/02/2008
NN2
Khu dân cư cách khu vực dự án 800m về phía Đông Bắc
11o02’00,15”N
106o19’49,83”E
10h20 ngày 20/02/2008
NN3
Khu dân cư cách khu vực dự án 3km về phía Đông
11001’57,17”N
106020’10,00”E
11h ngày 20/02/2008
NN4
Khu dân cư tiếp giáp rìa phía Nam khu vực dự án
11000’43,03”N
106017’35,90”E
13h40 ngày 20/02/2008
NN5
Khu dân cư cách khu vực dự án 4km về phía Đông Nam
11001’55,09”N
106020’30,22”E
14h20 ngày 20/02/2008
Nhận xét: So sánh kết quả phân tích với TCVN 5944-1995 cho thấy: đa số các chỉ tiêu trong nước ngầm đều đạt tiêu chuẩn cho phép, ngoại trừ: TDS và Sulfat là vượt tiêu chuẩn nhưng không nhiều.
1.2.2.3 Chất lượng nước mặt
Để đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt khu vực Dự án, Trung tâm Công nghệ Môi trường tiến hành đo đạc, lấy mẫu và phân tích nước mặt tại 5 điểm trong khu vực Dự án.
Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán xác định từng thông số cụ thể được áp dụng tuân thủ theo các Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) tương ứng.
Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực thực hiện dự án được trình bày trong bảng 1.9 và 1.10
Bảng 1.9: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực dự án.
STT
Thông số
Đơn vị tính
NM1
NM2
NM3
TCVN 5942-1995, cột A
01
pH
-
6,6
6,7
6,7
6,5 - 8,5
02
BOD5
mg/l
6
5
7
< 4
03
COD
mg/l
10
12
15
< 10
04
DO
mg/l
4
5
4
³ 6
05
SS
mg/l
19
20
31
20
06
Amoniac
mg/l
0,001
0,005
0,002
0,05
07
Nitrat
mg/l
4
5
7
10
08
Nitrit
mg/l
0,001
0,005
0,006
0,01
09
Sulfat
mg/l
0,001
0,005
0,005
-
10
Sắt
mg/l
0,02
0,04
0,04
1
11
Chì
mg/l
<0,001
<0,001
<0,001
0,05
12
Dầu mỡ
mg/l
0
0
0
-
13
Phenol
mg/l
<0,0001
<0,0001
<0,0001
0,001
14
E.Coli
MPN/100ml
0
0
0
-
15
Tổng Coliform
MPN/100ml
75
150
125
5000
Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường ENTEC, tháng 03/2008.
Bảng1.10: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại khu vực dự án (tt).
TT
Thông số
Đơn vị tính
NM4
NM5
TCVN 5942:1995
01
pH
-
6,6
6,7
6,5 - 8,5
02
BOD5
Pt-Co
4
5
< 4
03
COD
mg/l
15
14
< 10
04
DO
mg/l
4
5
³ 6
05
SS
mg/l
25
30
20
06
Amoniac
mg/l
0,001
0,005
0,05
07
Nitrat
mg/l
<0,001
<0,001
10
08
Nitrit
mg/l
0,00
15
0,01
09
Sulfat
mg/l
0,001
0,005
-
10
Sắt
mg/l
0,02
0,04
1
11
Chì
mg/l
<0,001
<0,001
0,05
12
Dầu mỡ
mg/l
0
0
-
13
Phenol
mg/l
0
0
0,001
14
E.Coli
MPN/100ml
0
0
-
15
Tổng Coliform
MPN/100ml
50
85
5000
Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường ENTEC, tháng 03/2008.
Ghi chú:
TCVN 5942 - 1995: Giá trị giới hạn và nồng độ cho phép của các chất ô nhiễm trong nước mặt.
Vị trí lấy mẫu đưa ra trong bảng 1.11
Bảng 1.11: Vị trí lấy mẫu nước mặt tại khu vực dự án.
Kí hiệu
Vị trí lấy mẫu
Tọa độ lấy mẫu
Thời gian lấy mẫu
NM1
Vị trí Đông Bắc, tiếp giáp khu dân cư
11002’21,21”N
106016’49,30”E
8h35 ngày 20/02/2008
NM2
Nằm trên rạch Trảng Bàng
11001’11,42”N
106016’28,88”E
9h35 ngày 20/02/2008
NM3
Điểm giao nhau giữa rạch Trảng Bàng và sông Vàm Cỏ Đông (phía Tây Bắc khu vực dự án)
11001’02,45”N
106018’57,31”E
10h35 ngày 20/02/2008
NM4
Điểm giao nhau giữa rạch Bà Mánh và sông Vàm Cỏ Đông (phía Tây Nam khu vực dự án)
11001’39,80”N
106019’27,21”E
1h35 ngày 20/02/2008
NM5
Vị trí Đông Nam, tiếp giáp khu tái định cư
11002’45,89”N
106016’19,21”E
2h35 ngày 20/02/2008
So sánh các kết quả phân tích với các Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt TCVN 5942-1995 cho thấy đa số các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn cho phép ngoại trừ chỉ tiêu DO không đạt tiêu chuẩn cho phép, chỉ tiêu BOD5, COD và SS vượt tiêu chuẩn nhưng không nhiều.
1.2.2.4 Chất lượng đất
Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường đất khu vực Dự án, Trung tâm Công nghệ Môi trường đã tiến hành đo đạc, lấy mẫu và phân tích chất lượng đất khu vực Dự án.
Kết quả phân tích chất lượng đất tại khu vực thực hiện dự án được trình bày trong bảng 1.12
Bảng 1.12 Kết quả phân tích chất lượng đất tại khu vực dự án.
Stt
Thông số
Đơn vị tính
Kết quả
TCVN 7209-2002
D1
D2
D3
01
Cadimi
mg/kg đất
7
5
8
10
02
Crôm
mg/kg đất
<0,0005
<0,0005
<0,0005
-
03
Asen
mg/kg đất
<0,0005
<0,0005
<0,0005
12
04
Chì
mg/kg đất
10
15
12
300
05
Thủy ngân
mg/kg đất
<0,0005
<0,0005
<0,0005
-
06
Kẽm
mg/kg đất
20
15
22
300
07
Dầu mỡ
mg/kg đất
10
8
8
-
08
Tổng các chất hữu cơ
mg/kg đất
152
132
212
-
Nguồn: Trung tâm Công nghệ Môi trường ENTEC, tháng 03/2008.
Ghi chú:
TCVN 7209 - 2002: Giới hạn nồng độ các chất ô nhiễm trong đất
Vị trí lấy mẫu đưa ra trong bảng 1.13.
Bảng 1.13. Vị trí lấy mẫu tại khu vực dự án.
Kí hiệu
Vị trí lấy mẫu
Tọa độ lấy mẫu
Thời gian lấy mẫu
D1
Khu dân cư tiếp giáp rìa phía Đông khu vực dự án (tỉnh lộ 287)
11001’55,22”N
106019’20,90”E
8h40 ngày 20/02/2008
D2
Khu dân cư cách khu vực dự án 3km về phía Đông
11001’57,17”N
106020’10,00”E
10h40 ngày 20/02/2008
D3
Khu dân cư cách khu vực dự án 800m về phía Đông Bắc
11o02’00,15”N
106o19’49,83”E
14h40 ngày 20/02/2008
So sánh kết quả phân tích với tiêu chuẩn TCVN 7209 - 2002: Giới hạn nồng độ các chất ô nhiễm trong đất cho thấy tất cả các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn cho phép.
Các giải pháp bảo vệ môi trường
Biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó
Biện pháp giảm thiểu tác động xấu về kinh tế - xã hội và các biện pháp nghiên cứu đánh giá cụ thể về vị trí và hiện trạng khu đất dự án:
Tiến hành nghiên cứu chi tiết về vị trí địa lý và địa hình của khu vực dự án nhằm đánh giá đầy đủ các yếu tố thuận lợi, hạn chế trong việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, sao cho thực sự hiệu quả cao về kinh tế, giảm thiểu tối đa chi phí và thời gian đầu tư, phát huy ưu thế của toàn KCN
Tiến hành nghiên cứu chi tiết và đánh giá các yếu tố thuận lợi về thời tiết, khí hậu, thủy văn để quy hoạch mặt bằng tổng thể KCN nhằm bố trí mặt bằng thuận lợi cho các điều kiện địa hình và thời tiết, khí hậu tự nhiên, giảm thiểu ô nhiễm cho KCN cũng như cho các đô thị mới trong khu vực dự án
Tiến hành nghiên cứu chi tiết và đánh giá cụ thể hiện trạng khu đất sử dụng nhằm đề xuất các biện pháp giải tỏa đền bù hợp lý, nhanh chóng và hiệu quả, giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực về mặt xã hội
Đề xuất các biện pháp về nhà ở cho đội ngũ lao động của KCN một cách hợp lý, khả thi, giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực về mặt xã hội
Bao gồm các biện pháp sau:
Các biện pháp phân khu chức năng KCN
Các biện pháp quy hoạch mặt bằng KCN
Các biện pháp hạn chế tác động có hại trong giai đoạn thi công xây dựng dự án
Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm trong quá trình san lắp mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà máy xí nghiệp của KCN
Các biện pháp an toàn lao động
Các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến tình hình kinh tế xã hội bằng cách giải quyết việc làm đối với đối tượng bị tác động
Cây dựng khu tái định cư và nhà ở công nhân
Biện pháp giảm thiểu tác động xấu về môi trường
Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khí thải
Các biện pháp giảm thiểu tác động đối với môi trường nước
Các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường
Phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ
Phòng chống sét
Phòng chống rò rỉ nguyên nhiên liệu
Hệ thống kho bể chứa
Vận tải và quá trình nhập xuất nhiên liệu
Phương án xử lý sự cố rò rỉ
Phòng chống và ứng phó sự cố trạm xử lý nước thải ngừng hoạt động
Biện pháp phòng ngừa và khắc phục sự cố
Xây dựng hạng mục công trình tuân thủ các tiêu chuẩn, qui phạm về phòng cháy chữa cháy của nhà nước Việt Nam
Phối hợp với các cơ quan môi trường, phòng cháy chữa cháy địa phương lập phương án phòng ngừa và khắc phục các sự cố chung cho KCN, đầu tư mua sắm các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy
Thành lập và tổ chức huấn luyện đội phòng cháy chữa cháy
Thực hiện quan trắc và giám sát môi trường
Chương trình giám sát chất lượng môi trường là một trong những thành phần quan trọng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Thông qua các diễn biến về chất lượng môi trường sẽ giúp các nhà quản lý môi trường thành lập những chính sách và quy định phù hợp nhằm ngăn chặn hoặc giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
CHƯƠNG 2: CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN ĐỂ XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG
2.1. Tình hình nghiên cứu, phát triển KCN TTMT tại Việt Nam
2.1.1 Khái niệm KCN TTMT
2.1.1.1 Định nghĩa KCN TTMT
KCN TTMT là các KCN thực hiện nghiêm chỉnh Luật BVMT trong quá trình xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng và hoạt động. có hình thành tổ chức bộ máy QLMT trong nội bộ KCN, áp dụng thành công và được cấp chứng chỉ ISO 14001 về QLMT, hoạt động có hiệu quả và chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường. Trong giai đoạn xây dựng, KCN TTMT là các KCN có qui hoạch, thiết kế và xây dựng các khu chức năng, các hệ thống cơ sở hạ tầng theo nguyên tắc tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu và trao đổi chất thải, phối hợp xử lý chất thải giữa các doanh nghiệp trong KCN. Trong giai đoạn hoạt động, KCN TTMT phải áp dụng các giải pháp tái sinh, tái chế, tái sử dụng chất thải, có quá trình trao đổi chất thải, nước, năng lượng giữa các nhà máy trong KCN, tham gia và có đóng góp tích cực vào các chương tình nâng cao nhận thức cộng đồng, BVMT công cộng. KCN TTMT là các KCN hoạt động có hiệu quả kinh tế – xã hội – môi trường, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.
2.1.1.2 Cơ cấu chức năng của KCN TTMT.
KCN TTMT cũng có các bộ phận chức năng tương tự như một KCNC. Tuy nhiên tỷ lệ và tính chất các thành phần có thể hoàn toàn khác, phụ thuộc vào đặc trưng của từng KCN TTMT theo từng vị trí nhất định.
Khu vực trung tâm:
Khu vực trung tâm bao gồm các bộ phận quản lý và điều hành KCN TTMT, các công trình công cộng, dịch vụ và đào tạo phục vụ nhu cầu trong KCN TTMT cũng như nhu cầu các khu vực xung quanh.
Trung tâm của KCN TTMT nếu ở gần các khu dân cư thì có thể phát triển trở thành một trung tâm công cộng mới của cộng đồng.
Khu vực các Xí nghiệp công nghiệp:
Sự khác biệt cơ bản của KCN TTMT và KCN thông thường chính là thành phần các XNCN. Khi bắt đầu xây dựng KCN thông thường, người ta chưa có thể xác định chính xác các XNCN sẽ thuê đất trong đó. Đối với các KCN TTMT, các XNCN được chọn ngay từ giai đoạn chuẩn bị theo các loại hình công nghiệp trong cơ cấu của một BPX (By-Product Exchange) HSTCN nhất định. Quy mô công suất đầu vào và đầu ra, nhu cầu hạ tầng kỹ thuật của từng XNCN cũng được xác định trước.
Khu vực các công trình nghiên cứu và thử nghiệm:
Khu vực này bao gồm các công trình: trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm, phòng thí nghiệm, thư viện hay trung tâm thông tin… Các công trình này có thể nằm độc lập hoạc kết hợp chung với các XNCN tùy theo tính chất của nó.
Khu vực các công trình cung cấp và đảm bảo kỹ thuật:
Khu vực này bao gồm:
Các công trình và mạng lưới cung cấp: điện năng (trạm biến áp, trạm điện diesel, điện mặt trời…), nước sạch, thông tin liên lạc, các loại nhiên liệu…
Các công trình và mạng lưới trao đổi, tái sử dụng: nước nóng, hơi nước, nước thải các cấp độ và các chất thải khác…
Công trình thu gom và xử lý: nước mưa, nước thải, rác thải…
Khu vực cây xanh và cảnh quan:
Khu vực này bao gồm hệ thống các công viên cây xanh, vườn dạo, mặt trước và các cảnh quan tự nhiên của khu đất hòa nhập trong hệ thống cảnh quan tự nhiên toàn vùng. Hệ thống này được bố trí tập trung hay xen kẽ trong các công trình khác nhau của KCN TTMT nhằm hòa hợp tốt nhất với HST Tự nhiên và HST Công nghiệp. Diện tích và tính chất khu vực này phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm sinh thái tự nhiên của khu vực.
Công viên trong KCN TTMT có nhiều khả năng trở thành công viên sinh thái và là một trung tâm công cộng, nơi tập trung vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, cắm trại … của dân cư toàn vùng. Có thể bố trí các công trình thể thao, phục hồi sức khỏe kết hợp trong khu vực này.
Đất giao thông:
Đất giao thông trong khu vực này bao gồm: đường giao thông, các bãi đỗ xe tập trung và bến xe buýt. Hệ thống vận chuyển đường sắt, nhà ga đường sắt, các trạm trung chuyển được khuyến khích sử dụng khi có thể vì các lợi ích kinh tế và môi trường.
Tùy theo nhu cầu của lực lượng lao động mà khu vực có thể được bố trí trong KCN TTMT. KCN TTMT lúc này trở thành một khu vực phát triển toàn diện với một trình độ tổ chức rất cao, bao gồm toàn bộ các chức năng củ đô thị: nhà ở, trung tâm công cộng, khu văn phòng, khu sản xuất, khu vui chơi giải trí…
Hình 2.1: Cơ cấu các bộ phận chức năng trong KCN sinh thái
Nguyên tắc cơ bản để xây dựng & phát triển KCN TTMT:
Việc phát triển các KCN TTMT cần tuân theo nhưng nguyên tắc cơ bản sau đây:
Phát triển KCN TTMT theo quy luật của hệ sinh thái tự nhiên
Tạo sự cân bằng sinh thái từ quá trình hình thành đến phát triển của KCN (lựa chọn địa điểm, quy hoạch thiết kế, thi công xây dựng, hệ thống HTKT, lựa chọn doanh nghiệp, quá trình hoạt động, quản lý,…).
Mọi hoạt động liên quan tới phát triển KCN TTMT cần được tiến hành đồng bộ, hợp nhất trên nguyên tắc bảo vệ môi trường và phù hợp với hệ sinh thái tự nhiên.
Thiết lập hệ sinh thái công nghiệp (HSTCN) trong và ngoài KCN TTMT
Tạo chu trình sản xuất tuần hoàn giữa các doanh nghiệp trong KCN cũng như giữa doanh nghiệp trong KCN với các doanh nghiệp hay các khu vực chức năng khác ở bên ngoài.
Giảm thiểu và tái sử dụng sử dụng các nguồn năng lượng, nước. Tận dụng các nguồn năng lượng, nước thừa trong quá trình sản xuất. Sử dụng rộng rãi các nguồn năng lượng tái sinh: mặt trời, sức gió, sức nước,...
Giảm thiểu sử dụng các nguồn tài nguyên, đặc biệt là các tài nguyên không thể tái tạo được. Khuyến khích sử dụng các nguyên vật liệu tái sinh. Hạn chế sử dụng các chất gây độc hại.
Giảm thiểu lượng phát thải, đặc biệt là các chất thải độc hại.
Thu gom và xử lý triệt để các chất thải bằng các công nghệ thân thiện với môi trường. Tái sử dụng tối đa các chất thải.
Thiết lập “cộng đồng” doanh nghiệp trong KCN TTMT
Hợp tác mật thiết và toàn diện giữa các doanh nghiệp trong KCN TTMT cũng như với các doanh nghiệp bên ngoài, chia sẻ thông tin và các chi phí dịch vụ chung như: quản lý chất thải, đào tạo nhân lực, hệ thống thông tin môi trường cùng các dịch vụ hỗ trợ khác.
Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất sạch và đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường.
Khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân hợp tác tham gia bảo vệ, phát triển môi trường sinh thái trong và ngoài KCN.
Phát triển hỗn hợp các chức năng (công nghiệp, dịch vụ, công cộng, ở,...) và phát huy tối đa mối quan hệ tương hỗ giữa chúng.
2.1.1.4 Điều kiện – tiêu chuẩn để xây dựng KCN TTMT:
Điều kiện:
Sự tương thích về loại hình công nghiệp theo nhu cầu nguyên vật liệu – năng lượng và sản phẩm - phế phẩm - chất thải thải tạo thành.
Sự tương thích về quy mô: các nhà máy có qui mô phù hợp để trao đổi vật chất.
Khoảng cách (vị trí địa lý) giữa các nhà máy không quá xa để dễ dàng trao đổi vật chất, thông tin.
Tiêu chuẩn một KCN TTMT:
Là mạng lưới hay một nhóm các DN sử dụng các phế phẩm, phụ phẩm của nhau.
Tập hợp các DN tái chế.
Tập hợp các Cty có công nghệ sản xuất bảo vệ môi trường.
Tập hợp các Cty sản xuất sản phẩm "sạch".
KCN được thiết kế theo một chủ đề môi trường nhất định (ví dụ khu công nghiệp sinh thái năng lượng tái sinh, tái tạo tài nguyên).
KCN với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và công trình xây dựng bảo vệ môi trường.
Khu vực phát triển hỗn hợp (công nghiệp thương mại, nhà ở).
2.1.2 Quá trình nghiên cứu, phát triển các KCN TTMT tại Việt Nam
Ở nước ta hiện nay, việc nghiên cứu và phát triển KCN TTMT từ các lý thuyết về sinh thái công nghiệp và KCN sinh thái mới chỉ đang trên giai đoạn nghiên cứu, học tập và tìm cách ứng dụng mô hình trong điều kiện công nghiệp hoá thực tế ở Việt Nam. Vấn đề này rất được Đảng và Nhà nước ta quan tâm đặt hàng cho các nhà khoa học và Viện nghiên cứu thực hiện để có thể xây dựng các tiêu chí và phương pháp luận nhằm áp dụng mô hình KCN TTMT vào thực tế.
Có thể nói, dự án “ Áp dụng các giải pháp công nghệ về QLMT xây dựng mô hình KCN TTMT” do Cục BVMT chủ trì được xem như một công trình nghiên cứu điển hình tại Việt Nam, là cơ sở tiền đề cho việc phát triển, ứng dụng mô hình KCN TTMT trong thực tế đối với từng đối tượng cụ thể. Trong dự án đã đưa ra tổng quan lý luận và phương pháp luận về KCN TTMT, đồng thời đánh giá các khả năng khả thi xây dựng mô hình KCN trong điều kiện Việt Nam thông qua việc điều tra hiện trạng phát triển các KCN Việt Nam và các vấn đề môi trường có liên quan, cụ thể khảo sát 5 KCN hiện hữu được lựa chọn là điển hình ở VKTTĐPN và miền Trung: KCX Tân Thuận, KCN Gò Dầu, KCN Sóng Thần, KCN Đức Hoà I, KCN Khánh Hoà, từ đó tổng hợp và xây dựng mô hình KCN TTMT cho KCX Tân Thuận.
2.2 Một số lợi ích và thách thức trong phát triển KCN TTMT
Các lợi ích khi phát triển KCN TTMT
2.2.1.1 Lợi ích cho công nghiệp:
Lợi ích đối với các doanh nghiệp thành viên và chủ đầu tư KCN TTMT:
Giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất bằng cách: tiết kiệm, tái chế, tái sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng. tái chế và tái sử dụng các chất thải. Điều đó sẽ làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm.
Đạt hiệu quả kinh tế cao hơn nhờ chia sẻ chi phí cho các dịch vụ chung như: quản lý chất thải, đào tạo nhân lực, nguồn cung cấp, hệ thống thông tin môi trường cùng các dịch vụ hỗ trợ khác.
Những doanh nghiệp vừa và nhỏ thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn thông tin, tư vấn và bí quyết công nghệ. Giải pháp toàn diện trong sự phát triển KCN TTMT giúp các doanh nghiệp này vượt qua các rào cản và nhận được các nguồn đầu tư để phát triển.
Những lợi ích cho các doanh nghiệp thành viên cũng làm tăng giá trị bất động sản và lợi nhuận cho chủ đầu tư.
Đối với nền công nghiệp nói chung:
KCN TTMT là một động lực phát triển kinh tế công nghiệp của toàn khu vực: gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ, thu hút đầu tư, tăng việc làm,…
Tạo điều kiện hỗ trợ và phát triển các ngành công nghiệp nhỏ địa phương.
Thúc đẩy quá trình đổi mới, nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới.
Tóm lại, KCN TTMT có thể mang lại các lợi thế cạnh tranh và lợi ích quan trọng trong thời điểm mà các KCN ở các nước châu Á không đáp ứng được nhu cầu phát triển công nghiệp thời đại mới.
Lợi ích cho môi trường:
Giảm các nguồn gây ô nhiễm môi trường, giảm lượng chất thải cũng như giảm nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên thông qua các nghiên cứu mới nhất về sản xuất sạch, bao gồm: hạn chế ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng, quản lý chất thải, tái tạo tài nguyên và các phương pháp quản lý môi trường và công nghệ mới khác.
Đảm bảo cân bằng sinh thái: Quá trình hình thành và phát triển của KCN TTMT (từ lựa chọn địa điểm, quy hoạch, xây dựng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, lựa chọn doanh nghiệp, quá trình hoạt động, quản lý,…) đều phù hợp các điều kiện thực tế và đặc điểm sinh thái của của khu đất xây dựng và khu vực xung quanh.
Phấn đấu vì mục tiêu ngày càng cao về môi trường: Mỗi một KCN TTMT có một mô hình phát triển và quản lý riêng để không ngừng nâng cao đặc trưng cơ bản của nó về bảo vệ môi trường.
Lợi ích cho xã hội:
KCN TTMT là một động lực phát triển kinh tế - xã hội mạnh của khu vực, thu hút các tập đoàn lớn, tạo việc làm mới trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
Tạo động lực và hỗ trợ các dự án phát triển mở rộng địa phương như: đào tạo nhân lực, phát triển nhà ở, cải tạo hệ thống HTKT.
2.2.2 Những thách thức khi phát triển KCN TTMT
Phát triển KCN TTMT là công cuộc kinh doanh phức tạp đòi hỏi sự tổ hợp của nhiều lĩnh vực trong thiết kế và ra quyết định. Sự thành công của mô hình KCN TTMT tùy thuộc vào mức độ cộng tác của các tổ chức liên quan, các chuyên gia về thiết kế, những nhà đầu tư và các nhà máy trong KCN.
Các nhà máy sử dụng các sản phẩm phụ/phế phẩm/chất thải của nhà máy khác làm nguyên liệu sản xuất sẽ phải đối đầu với nguy cơ thiếu hoặc mất nguồn cung cấp hoặc thị trường tiêu thụ khi một nhà máy nào đó ngừng hoạt động. Trong một chừng mực nào đó, điều này có thể được kiểm soát bằng mối quan hệ giữa những nhà cung cấp và khách hàng (ví dụ thông qua hợp đồng kinh tế). Sự trao đổi sản phẩm phụ/chất thải có thể hạn chế tính tin cậy khi sử dụng vật liệu độc hại. Các giải pháp SXSH của các vật liệu thay thế hay quy trình thiết bị lại phải tính đến thứ tự ưu tiên trong việc trao đổi các vật liệu tính độc hại trong KCN TTMT.
Hầu hết các chính sách môi trường hiện nay của nước ta vẫn tập trung vào xử lý cuối đường ống hơn là các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm. Do đó, các nhà đầu tư KCN TTMT và các tổ chức liên quan cần cố gắng thuyết phục việc cải thiện và hoàn thiện các chính sách và luật hổ lệ trợ sự hình thành và phát triển các KCN TTMT trong tương lai.
Các cơ sở pháp lý nhằm xây dựng KCN TTMT
Luật BVMT được Quốc hội nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam thông qua ngày 27/12/1993 và chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 10/01/1994.
Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật BVMT.
Chỉ thị số 199 – TTg ngày 03/04/1997 của Thủ tướng chính phủ về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý CTR ở các đô thị và các KCN.
Kế hoạch hành động quốc gia về SXSH 2001 – 2005 đã được BKHCN&MT phê duyệt ngày 06/05/2002.
Quyết định số 33/2003/QĐ-BKHCN của Bộ trưởng BKH&CN về việc ban hành TCVN, trong đó có một số tiêu chuẩn về “nhãn môi trường và công bố môi trường” (TCVN ISO 14021:2003, TCVN ISO/TR 14025:2003).
Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ Tướng Chính Phủ ban hành phê duyệt chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Văn bản có hiệu lực từ ngày 24/12/2003. Kèm theo Quyết định này là danh mục 36 chương trình, kế hoạch, dự án và dự án ưu tiên cấp quốc gia về BVMT.
Quyết định 153/QĐ-TTg ngày 17/08/2004 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc ban hành định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam.
Nghị quyết số 41-NQ/TƯ ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nghị quyết 33/2008/NQ-CP của Chính phủ quy định về ĐTM cho Khu đô thị và KCN
2.4 Xây dựng tiêu chí TTMT trong quy hoạch KCN
2.4.1 Tiêu chí về phù hợp vị trí và qui mô KCN
Một KCN được coi là phù hợp về vị trí và qui mô khi thoả mãn các yêu cầu về khoản