Đồ án Nghiên cứu quy hoạch và quản lý chất thải rắn cho thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk đến năm 2020

 

MỤC LỤC

NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

LỜI CẢM ƠN

LỜI MỞ ĐẦU

TÓM TẮT NỘI DUNG

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

3. Nội dung nghiên cứu của đề tài

4. Phương pháp nghiên cứu

5. Phạm vi nghiên cứu

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN 1

1.1. Những khái niệm cơ bản về chất thải rắn 1

1.1.1. Định nghĩa 1

1.1.2. Nguồn gốc phát sinh 1

1.1.3. Phân loại 2

1.1.4. Tốc độ phát sinh chất thải rắn 6

1.1.5. Thành phần CRT 6

1.1.6. Tính chất CTR 7

1.2. Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn 11

1.2.1. Tác hại của CTR đến môi trường nước 11

1.2.2. Tác hại của CTR đến môi trường đất 12

1.2.3. Tác hại của CTR đến môi trường không khí 12

1.2.4. Tác hại của CTR đến cảnh quan và sức khoẻ con người 14

1.3. Các phương pháp quản lý CTR 15

1.3.1. Giảm thiểu tại nguồn (source redue ) 15

1.3.2. Tái chế/ tái sinh (recycle ) 16

1.4. Các kỹ thuật và thiết bị xử lý chất thải rắn hiện nay 17

1.4.1. Phương pháp cơ học 17

1.4.2. Phương pháp cơ lý 17

1.4.3. Phương pháp sinh học 17

1.5. Một số mô hình quản lý và xử lý CTR trên thế giới và Việt Nam 19

1.5.1. Một số mô hình quản lý và xử lý trên thế giới 19

1.5.2. Một số công nghệ xử lý rác hiện có ở Việt Nam 24

Chương 2 : HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT TỈNH ĐĂK LĂK 26

2.1. Tổng quan về tỉnh Đăk Lăk 26

2.1.1.Vị trí địa lý 26

2.1.2. Địa hình -Địa mạo 26

2.1.3. Điều kiện tự nhiên 28

2.1.3.1. Nhiệt độ 29

2.1.3.2. Chế độ mưa 29

2.1.3.3. Các yếu tố khí hậu khác 29

2.1.4. Đặc điểm khí tượng thuỷ văn 30

2.1.5. Điều kiện kinh tế- xã hội 32

2.1.5.1. Phát triển xã hội 32

2.1.5.2. Phát triển kinh tế 34

2.1.6. Các nguồn tài nguyên 35

2.1.6.1 Tài nguyên đất 35

2.1.6.2 Tài nguyên nước 37

2.1.6.3 Tài nguyên rừng 39

2.1.6.4. Tài nguyên khoáng sản 40

2.1.6.5. Tài nguyên nhân văn 40

2.2. Hiện trạng môi trường tỉnh Đăk Lăk 41

2.2.1. Hiện trạng môi trường nước 41

2.2.1.1. Nước mặt 42

2.2.1.2. Nước ngầm 45

2.2.1.3. Chất lượng nước thải 47

2.2.2.Hiện trạng môi trường không khí và tiếng ồn 48

2.2.2.1. Nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí 48

2.2.2.2. Chất lượng không khí đô thị và công nghiệp tại các khu vực 49

2.2.2.3. Mức độ ô nhiễm tiếng ồn 54

2.2.2.4. Tác động của ô nhiễm không khí và tiếng ồn 55

2.3. Đặc điểm, thành phần, tính chất và nguồn gốc phát sinh CTR của thành phố Buôn Ma Thuột 56

2.3.1. Rác thải sinh hoạt vùng đô thị 57

2.3.2. Rác thải từ hoạt động công nghiệp 59

2.3.3. Rác thải y tế 59

2.4. Hiện trạng thu gom, phân loại và quản lý chất thải rắn ở thành phố 60

2.4.1. Tình hình quản lý chất thải rắn 60

2.4.1.1. Quản lý rác thải sinh hoạt 60

2.4.1.2. Quản lý rác thải công nghiệp 60

2.4.1.3. Quản lý rác thải y tế 60

2.4.2.Tình trạng thu gom và xử lý CTR 61

2.4.3. Tình hình xử lý chất thải rắn 63

2.4.3.1. Xử lý và tiêu huỷ rác thải sinh hoạt 63

2.4.3.2. Xử lý và tiêu huỷ rác thải công nghiệp 64

2.4.3.3. Xử lý và tiêu huỷ rác thải y tế 64

2.5. Các vấn đề còn tồn tại 64

Chương 3 :ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ DỰ BÁO THÀNH PHẦN KHỐI LƯỢNG PHÁT SINH CTR CỦA THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT TỈNH ĐĂK LĂK ĐẾN NĂM 2020 66

3.1. Định hướng phát triển kinh tế – xã hội của TP BMT đến năm 2020 66

3.1.1. Mục tiêu tổng quát 66

3.1.2. Mục tiêu cụ thể 66

3.1.2.1. Mục tiêu kinh tế 66

3.1.2.2. Mục tiêu xã hội 67

3.1.3. Phương hướng, mục tiêu phát triển theo ngành, lĩnh vực 68

3.1.3.1. Nông, lâm nghiệp và nông thôn 68

3.1.3.2. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 69

3.1.3.3. Khu vực dịch vụ 71

3.1.3.4. Phát triển cơ sở hạ tầng 72

3.1.4. Các chỉ tiêu về dân số – lao động 76

3.1.4.1. Tổng dân số 76

3.1.4.2. Tổng số lao động 76

3.1.4.3. Xoá đói giảm nghèo và chính sách đối với người có công 77

3.2. Dự báo khối lượng phát sinh chất thải rắn của thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2020 77

3.2.1. Dự báo dân số 77

3.2.2. Dự báo sự biến đổi thành phần và khối lượng phát sinh CTR của thành phố Buôn Ma Thuột từ nay đến năm 2020 78

3.2.2.1. Tốc độ phát sinh chất thải rắn 79

3.2.2.2. Dự báo khối lượng phát sinh chất thải rắn của Tp BMT 79

3.2.3. Dự báo khối lượng chất thải rắn y tế 80

3.2.3.1. Thành phần và nguồn gốc phát sinh chất thải rắn y tế 80

3.2.3.2. Tính toán dự báo sự biến động về khối lượng CTR y tế 81

3.3. Phương hướng xây dựng cơ chế quản lý CTR từ nay đến năm 2020 82

3.3.1 Đánh giá tổng quan về hiện trạng thu gom, phân loại và quản lý CTR 82

3.3.1.1 Đối với công tác thu gom, vận chuyển rác 82

3.3.1.2 Tái sinh, tái chế và xử lý 84

3.3.2. Phương hướng xây dựng 84

Chương 4 : NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ CTR CHO THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT ĐẾN 2020 85

4.1. Tổ chức quản lý 85

4.2. Đề xuất mô hình thu gom và phân loại rác tại nguồn 86

4.2.1. Đề xuất mô hình thu gom và phân loại 86

4.2.1.1. Phân loại và tồn trữ chất thải 86

4.2.1.2. Quá trình thu gom 88

4.3. Quy hoạch mạng lưới thu gom, phân loại và quản lý CTR 92

4.1.1 Mạng lưới thu gom rác sinh hoạt 92

4.1.2 Mạng lưới thu gom chất thải y tế 92

4.1.3 Mạng lưới thu gom chất thải công nghiệp 93

4.4. Phương án xây dựng mở rộng, thu gom và xử lý rác 93

4.4.1. Lựa chọn địa điểm xây dựng bãi rác 93

4.4.2. Nhu cầu đất quy hoạch xây dựng bãi rác 94

4.5. Xây dựng kế hoạch hành động 94

4.5.1. Mục tiêu chính từ nay đến năm 2020 94

4.5.2. Xây dựng chương trình giáo dục, thông tin về công tác BVMT 95

4.6. Đề xuất một số luật lệ quản lý chất thải rắn 96

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 98

1. Kết luận 98

2. Kiến nghị 99

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc100 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4499 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu quy hoạch và quản lý chất thải rắn cho thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ïi một số điểm quan trắc Điểm quan trắc Chỉ số pH Đầu suối xanh (phường Thắng Lợi – Tp BMT) 7.0 Cuối suối xanh (xã Cư Bur – Tp BMT) 7.7 Đầu suối đốc học (phường Tân Tiến – Tp BMT) 6.0 Suối đốc học điểm tiếp nhận nước thải chợ BMT 6.7 Đầu suối Ea Nhuol (phường Thành Công – Tp BMT) 8.0 Cuối suối Ea Nhuol (xã Cư Bur – Tp BMT) 7.6 TCVN 5942 – 1995 loại A : pH = 6 – 8.5 6 – 8.5 Nguồn: Kết quả quan trắc mẫu xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường, 5 – 2005 Đơn vị quan trắc: Viện Kỹ Thuật Nhiệt Đới và Bảo vệ môi trường Ô nhiễm chất hữu cơ: Chất hữu cơ có nguồn gốc chủ yếu trong tự nhiên là quá trình phân hủy sản phẩm phụ nông nghiệp, nước thải sinh hoạt, chăn nuôi và một số ngành chế biến thực phẩm Bảng 2.3. Thông sốp DO, BOD, COD tại các điểm quan trắc Điểm quan trắc Chỉ số DO Chỉ số BOD Chỉ số COD Đầu suối xanh 5.2 3 7 Cuối suối xanh 4.3 5 16 Đầu suối đốc học 2.5 4 13 Điểm tiếp nhận nước thải chợ BMT 2.2 6 28 Đầu suối Ea Nhuol 3.4 4 13 Cuối suối Ea Nhuol 4.0 4 14 Nguồn: Kết quả quan trắc mẫu xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường, 5 – 2005 Đơn vị quan trắc: Viện Kỹ Thuật Nhiệt Đới và Bảo vệ môi trường Qua bảng 2.3 trên cho thấy: các thông số DO, BOD, COD thấp hơn so với TCVN 5942 – 1995, các chỉ tiêu này thấp một phần do lượng mẫu được lấy vào mùa khô và thời điểm thời tiết đang trong thời kỳ hạn hán nên khả năng phân hủy chất hữu cơ thấp. Ô nhiễm vi sinh vật: Tổng Coliform trong các mẫu nước mặt từ 4.300 – 24.104 MPN/100ml. Số mẫu có chỉ số Coliform đạt TCVN 5942 – 1995, loại A là 9/22 mẫu phân tích. qua kết quả phân tích các mẫu nước mặt đang có biểu hiện của ô nhiễm bỡi các vi sinh vật; Ô nhiễm kim loại nặng: Nguồn nước mặt tại Đăk Lăk chưa bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng, tại các điểm quan trắc chỉ số các kim loại nặng đều nằm trong giới hạn cho phép (TCVN 5942 – 1995); Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: Nồng độ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nước tại các điểm quan trắc nằm cách xa vùng nông nghiệp thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, tại các mương thủy lợi, trên một số cánh đồng, tại các lưu vực nước tiếp giáp với vùng đất nông nghiệp thì hàm lượng của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nước cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Theo kết quả xét nghiệm của Viện VSDT Tây Nguyên, năm 2002: Nước giếng đào nằm trong rẫy cà phê của các hộ gia đình thì 60% số mẫu xét nghiệm có dư lượng hóa chất BVTV và số mẫu có dư lượng vượt tiêu chuẩn là 20%; Nước ruộng: 66.66% số mẫu có dư lượng hóa chất BVTV và số mẫu có dư lượng vượt tiêu chuẩn là 33.33%; Nước hồ của các nông trường: 53.33% mẫu có dư lượng hóa chất BVTV, số mẫu có dư lượng thuốc BVTV vượt tiêu chuẩn là 26.66%; Nước suối: 53.33% số mẫu có dư lượng hóa chất BVTV, không có mẫu vượt tiêu chuẩn; Nước giếng khoan có 25% số mẫu có dư lượng hóa chất BVTV, không có mẫu vượt tiêu chuẩn. Nước ngầm Khả năng khai thác và sử dụng nước ngầm Tài nguyên nước ngầm trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk khá phong phú nhưng chỉ tập trung chủ yếu ở hai khối bazan Buôn Ma Thuột – Buôn Hồ, với tổng trữ lượng và tiềm năng khai thác là 970.000m3/ngày đêm. Ngoài ra ở một số khối Bazan khác có trữ lượng nước ngầm nhỏ hơn. Tại các khu vực này có thể khai thác nước theo mô hình cấp nước tập trung nhiều lỗ khoan công nghiệp với chiều sâu khai thác >200m3/ngày đêm. Nhưng ở khu vực như M’Drăk, Krông Bông, Ea Kar, phía Đông huyện Ea H’Leo thì nước ngầm kém phong phú vì ở đây chủ yếu là phân bố mác ma xâm nhập, địa hình chia cắt mạnh. Chính vì thế tại các huyện này giải pháp cấp nước thích hợp nhất là sử dụng nước mặt và nước mưa. Theo đánh giá chung trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk lượng nước ngầm phục vụ cho nông nghiệp mà chủ yếu tưới cho cà phê vào mùa khô với quy mô công trình là giếng đào, giếng khoan (con số thống kê chưa đầy đủ khoảng 180.000 giếng tưới cho khoảng 100.000 ha cà phê với lượng nươc khoảng 132.000.000 m3), chiếm khoảng 60%. Thường thời gian sử dụng nước ngầm cho tười tiêu là vào mùa khô và cũng là mùa kiệt của nước ngầm. Phương pháp khai thác rất đa dạng: Lấy nước từ mạch lộ thiên, từ giếng đào sâu 25 – 30 m, thậm chí có giếng đào sâu 50m, khai thác nước từ giếng khoan trên dưới 100m, các giếng kết hợp đào phần trên và khoan sâu phần dưới.... Nhìn chung việc khai thác nước ngầm phục vụ tưới cà phê khá phức tạp, kỹ thuật, công nghệ, kết cấu, giếng còn hạn chế. Chính từ lẽ đó đã gây ảnh hưởng xấu đến động thái đất, chất lượng nước dưới đất. Chất lượng nước ngầm Chất lượng nước ngầm tại tỉnh Đăk Lăk theo TCVN 5944 – 1995 nhìn chung các mẫu phân tích đều có kết quả tốt, chưa có biểu hiện của sự ô nhiễm. Tuy nhiên, tại một số nơi có biểu hiện ô nhiễm nặng: hàm lượng Coliform dao động từ 460 – 2.400 MNP/100ml, E.Coli là 2.400MNP/100ml. Có thể nguồn nước ngầm những vị trí này bị ô nhiễm vi sinh vật là do các công trình vệ sinh, các công trình xử lý chất thải chăn nuôi, nước thải sinh hoạt chủ yếu theo phương pháp tự thấm. Bảng 2.4. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong nước giếng tỉnh Đăk Lăk TT Thông số Đơn vị Kết quả III1 III2 III3 III4 III5 III6 III7 III8 1 pH - 6,1 7,5 6,2 6,7 6,3 6,4 6,8 6,7 2 Nhiệt độ 0C 28,5 27,5 26,6 26,2 27,3 26,9 25,9 26,7 3 Độ đục NTU 8 8 7 46 7 8 8 8 4 EC mS/cm 52 207 53 210 211 509 455 236 5 Độ mặn % 0,003 0,010 0,003 0,010 0,011 0,026 0,023 0,012 6 Độ cứng mg/l 21 46 18 33 23 86 89 39 7 BOD mg/l 2 1 5 4 2 7 7 2 8 COD mg/l 5 3 18 13 5 30 30 5 9 TSS mg/l 0 0 0 5 0 0 0 0 10 CN- mg/l 0,002 0,002 0,002 0,002 0,004 0,005 0,004 0,002 11 NH4+ mg/l 0,02 0,09 0,05 0,21 0,11 0,04 0,01 0,18 12 NO2- mg/l 0 0 0 0,02 0,005 0,03 0 0,003 13 NO3- mg/l 1,3 1,4 2,4 5,0 4,3 24 12 14 14 Coliform MPN/100ml 460 7 2.400 2.400 1.100 2.400 43 93 15 E. coli MPN/100ml 93 0 240 150 240 240 9 15 Ghi chú: III1: Nước giếng. Hộ Ngô Văn Thắng, tổ dân phố Hòa Bình, thị trấn EA Súp, Huyện Ea Súp. Giếng đào 12m. III2: Nước giếng. Bưu Điện Huyện Krông Buk. Giếng đào. III3: Nước giếng. Hộ Nguyễn Xuân Thưởng, 05 tổ 4 khối 5 thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’gar. III4: Nước giếng. Hộ Trần Hữu Năm – thôn 2 – Liên Sơn – Huyện Lăk (khu du lịch Hồ Lăk). Giếng đào sâu 10m. III5: Nước giếng. Hộ Trần Văn Vĩnh, Ngả 3 thị trấn Krông Kmar (nhà đối diện UBND) Huyện Krông Bông. Giếng sâu 10m. III6: Nước giếng. Hộ Lê Văn Dư, khối 3, thị trấn Ea Knốp, Huyện Ea Kar. III7: Nước giếng. Hộ Nguyễn Văn Nam, thôn 1 xã Krông Jing, Huyện Ma Đ’rắk. Giếng sâu 10m. III8: Nước giếng, Khách sạn Thanh Bình, Lý Thường Kiệt, Tp Buôn Ma Thuột. Nguồn: Kết quả quan trắc mẫu xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường, 5 – 2005 Đơn vị quan trắc: Viện Kỹ Thuật Nhiệt Đới và Bảo vệ môi trường Đánh giá hiện trạng sử dụng tài nguyên nước Tại Đăk Lăk, khai thác nuớc ngầm phục vụ chủ yếu cho sinh hoạt, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và tưới Cà phê, đặc biệt là nhu cầu tưới cây công nghiệp dài ngày. Hiện nay, do nhu cầu phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất ngày càng tăng do vậy bên cạnh sử dụng nguồn nước mặt, việc khai thác và sử dụng nước ngầm là một nhu cầu bức thiết nên các hoạt động đào, khoan giếng tùy tiện không theo quy hoạch diễn ra phức tạp ở hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến mực nước ngầm như hiện tượng mực nước ngầm bị tụt, chảy tầng. Một nguyên nhân nữa cũng đã gây ảnh hưởng đến trữ lượng nước ngầm là do diện tích rừng đầu nguồn bị thu hẹp. Chất lượng nước thải Bảng 2.5. Kết quả phân tích một số mẫu nước thải STT Thông số Đơn vị Kết quả IV1 IV2 IV3 IV4 IV5 IV6 IV7 1 pH - - 8,3 7,5 - 7,4 7,5 7,5 2 Nhiệt độ 0C - 31 30,8 - 30 30,5 29 3 Độ đục NTU - 129 183 - 110 98 110 4 EC mS/cm - 1.342 2.742 - 412 357 1.270 5 Độ mặn % - 1,3 0,51 - 1,1 1,1 0,7 6 DO mg/l 0,01 0,067 0,137 - 0,021 0,03 0,064 7 BOD mg/l 420 48 120 - 90 70 640 8 COD mg/l 1.040 130 330 - 228 157 1.360 9 TSS mg/l 73,3 41,7 57,5 - 125,0 85 65,0 10 H2S mg/l 2,405 0,575 1,085 - 0,835 0,657 2,120 11 NH4+ mg/l 132 49 123 - 59 50 129 12 Coliform MPN/100ml 24.106 24.106 24.106 - 24.106 24.106 24.106 13 E. coli MPN/100ml 24.106 11.106 24.106 - 24.106 24.106 24.106 Ghi chú: IV1: Nhà máy cao su Cuor Đăng – xã Ea Drong, Huyện Cư M’gar IV2:Nhà máy đường 333 – thị trấn Ea Knốp, huyện Ea Kar IV3: Nhà máy chế biến tinh bột sắn Ea Sô, huyện Ea Kar IV4: Trại chăn nuôi gia súc Thu Hà, xã Ea Kao, Tp BMT IV5: Lò giết mổ gia súc tập trung Hoàng Mạnh Cường, Tp BMT IV6: Lò giết mổ gia súc tập trung Minh Long, xã Cư Ea Bur, Tp BMT IV7: Nhà máy chế biến cao su Ea Khal, Huyện Ea H’Leo Nguồn: Kết quả quan trắc mẫu xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường, 5 – 2005 Đơn vị quan trắc: Viện Kỹ Thuật Nhiệt Đới và Bảo vệ môi trường Nguồn nước thải từ các nhà máy tiểu thủ công nghiệp như nhà máy chế biến cao su, nhà máy đường, nhà máy chế biến cà phê quả tươi, chế biến gỗ, chế biến tinh bột sắn.... trong thời gian qua đã dành kinh phí đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải nhưng chưa hoàn thiện. Kết quả bước đầu cũng đã khống chế được phần nào mức độ ô nhiễm của các chất ô nhiễm trong nước thải trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên, so với tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn tiếp nhận loại B tuy thuộc theo mùa nhưng nồng độ các chất ô nhiễm BOD, COD vẫn cao hơn tiêu chuẩn. Tại các Bệnh viện, trung tâm y tế, các phòng khám đa khoa... trên địa bàn tỉnh hầu như không có hệ thống xử lý nước thải, nước thải trực tiếp ra môi trường đất hoặc sông suối quanh khu vực, điều này đã làm cho nguồn nước bị ô nhiễm. Hiện trạng môi trường không khí và tiếng ồn 2.2.2.1 Nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí Nguồn ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động GTVT Cùng với quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, các phương tiện giao thông cơ giới trên địa bàn tỉnh tăng lên rất nhanh. Trước những năm 1980 chỉ có khoảng 10 – 15% dân đô thị đi lại bằng phương tiện xe cơ giới tham gia giao thông cũng tăng lên rất nhanh, nguồn thải từ hoạt động giao thông vận tải đã trở thành nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường không khí vùng đô thị. Nguồn gây ô nhiễm MTKK từ hoạt động sản xuất và xây dựng. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 27 doanh nghiệp, công ty có giấy phép khai thác chế biến đá làm vật liệu xây dựng với 43 mỏ. Việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường mới chỉ được thực hiện ở một số mỏ khai thác chế biến đá, phần lớn việc nổ mìn khai thác gây ảnh hưởng không đáng kể đến chất lượng môi trường không khí của các hộ dân cư sống gần mỏ đá, tuy nhiên, quá trình vận chuyển đất đá có làm gia tăng nồng độ bụi trên tuyến đường vận chuyển (bảng 2.6). Các mỏ khoáng sản do địa bàn khai thác xa khu dân cư nên cũng ít gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Bảng 2.6. Kết quả quan trắc chất lượng không khí do hoạt động khai thác đá (Buôn Niêng, Xã Ea Nhol, Huyện Buôn Đôn, Tỉnh Đăk Lăk) STT Chất ô nhiễm Đơn vị đo Trước khi nổ mìn Trong quá trình nổ mìn và vận chuyển TCVN (5937 – 1995) Khoảng biến động Trung bình 1 CO mg/m3 0,30 0,50-1,00 0,73 40 2 NO2 mg/m3 0,019 0,023-0,033 0,029 0,40 3 SO2 mg/m3 0,025 0,027-0,040 0,035 0,50 4 Bui mg/m3 0,13 0,21-0,35 0,27 0,30 Nguồn:Viện Kỹ Thuật Nhiệt Đới và Bảo vệ môi trường, tháng 9/ 2004 Tại vùng sản xuất gạch ngói còn theo phương pháp thủ công, nhiên liệu sử dụng là than, thiết kế lò nung không đúng quy cách nên quá trình cháy không đảm bảo đã làm phát sinh các khí thải gây ô nhiễm như SO2, CO ...Mặt khác, do tính chất của quá trình sản xuất gạch ngói từ khâu khai thác, gia công đất nguyên liệu, vận chuyển, bốc dỡ sản phẩm và quá trình thi công xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá cũng làm phát sinh bụi,... đã góp phần làm ô nhiễm môi trường không khí. 2.2.2.2 Chất lượng không khí đô thị và công nghiệp tại các khu vực i. Hiện trạng môi trường không khí vùng đô thị Năm 2005, quan trắc chất lượng không khí thực hiện vào tháng 5 tại thành phố Buôn Ma Thuột và 3 huyện trọng điểm là: Huyện Krông Păk, Krông Buk và Ea Kar. Vị trí quan trắc bố trí như sau: Thành phố Buôn Ma Thuột: khu vực trung tâm (Ngã 3 vành đai, Ngã 6 trung tâm thành phố, bến xe khách liên tỉnh) và khu vực ngoại thành cầu 14 (quốc lộ 14) là ranh giới chính giữa tỉnh Đăk Lăk và tỉnh Đăk Nông; Các huyện: quan trắc tại trung tâm huyện và chợ thị trấn, khu vực ngoại ô là vị trí giáp ranh của huyện với thành phố Buôm Ma Thuột và huyện liền kề theo trục đường quốc lộ. Bảng 2.7. Chất lượng không khí tại thành phố Buôn Ma Thuột (Kết quả trung bình tại 3 điểm quan trắc) STT Chất ô nhiễm Đơn vị Năm quan trắc Trung bình TCVN (5937 – 1995) 2002 2003 2005 1 CO mg/m3 4,60 4,03 6,02 4,88 5 2 NO2 mg/m3 0,05 0,05 0,04 0,05 0,1 3 SO2 mg/m3 0,12 0,06 0,02 0,07 0,3 4 Bụi lơ lửng mg/m3 0,27 0,31 0,19 0,26 0,2 Nguồn: Kết quả quan trắc mẫu xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường, 5 – 2005 Đơn vị quan trắc: Viện Kỹ Thuật Nhiệt Đới và Bảo vệ môi trường Kết quả quan trắc chất lượng không khí tại thành phố BMT cho thấy: Nồng độ khí thải CO bình quân ngày dao động từ 2.3 – 11.2 mg/m3, giá trị trung bình đo được tại các vị trí quan trắc là 4.88 mg/m3, thấp hơn trị số tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5937 – 1995), như vậy vùng đô thị của Đăk Lăk chưa có hiện tượng ô nhiễm khí CO. Điểm có nồng độ khí CO cao nhất là Bến xe liên tỉnh biến động từ 4.7 – 11.2 mg/m3, thấp nhất là tại Ngã 3 vành đai có trị số biến động từ 2.3 – 4.6 mg/m3. Nhìn chung, trừ vị trí bến xe là nơi có mật độ xe tham gia giao thông cao, trong khu vực đô thị thành phố Buôn Ma Thuột có nồng độ CO biến động không lớn giữa các vị trí đo và các mùa trong năm; Nồng độ khí NO2 biến thiên từ 0.03mg/m3 đến 0.06mg/m3, trung bình ngày qua các năm là 0.05mg/m3, thấp hơn trị số tiêu chuẩn. So với số liệu quan trắc năm 2001, nồng độ ô nhiễm khí NO2 đã giảm từ 0.126mg/m3 xuống còn 0.04mg/m3. Trong mùa mưa nồng độ NO2 có chiều hướng giảm hơn trong mùa khô; Nồng độ khí SO2 trung bình ngày tại các vị trí quan trắc dao động từ 0.05 – 0.14 mg/m3, giá trị trung bình đo được từ năm 2002 – 2005 thấp hơn trị số tiêu chuẩn 2 – 15lần. Nồng độ ô nhiễm khí SO2 theo mùa tại các điểm đo có sự biến động và có trị số giảm dần trong mùa mưa (trị số đo vào mùa khô năm 2005 là 0.07mg/m3, mùa mưa là 0.02mg/m3). Tại khu vực Bến xe liên tỉnh, khu vực dân cư sống tập trung, nồng độ khí SO2 đo được từ 0.015 – 0.134 mg/m3, thấp hơn trị số tiêu chuẩn cho phép từ 2 – 15 lần, điều này cho thấy kết quả tích cực của công tác quản lý và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đã di dời các khu sản xuất nằm xen kẽ trong khu dân cư về khu tiểu thủ công nghiệp của thành phố và thực hiện biện pháp cấm các phương tiện giao thông có trọng tải lớn vào thành phố; Số liệu quan trắc cũng không phát hiện nồng độ ô nhiễm chì trong không khí, điều này chứng tỏ Chỉ thị cấm sử dụng xăng pha chì của Thủ tướng Chính phủ đã góp phần tích cực làm giảm thiểu ô nhiễm chì (Pb); Nồng độ bụi trong không khí ở vùng đô thị, vùng trung tâm luôn có chiều hướng cao hơn vùng ngoại thành và vùng nông thôn, giá trị trung bình đo được thường cao hơn trị số tiêu chuẩn từ 1.4 – 1.6 lần (TCVN 5937 – 1995); hàm lượng bụi đo được trong năm 2005 tại khu vực tái định cư ( có trị số 0.38mg/m3) cao hơn hẳn so với tại trung tâm thành phố. Tại các điểm quan trắc, nồng độ ô nhiễm bụi biến thiên từ 0.23 – 0.34 mg/m3; nồng độ bụi trong không khí trung bình năm 2002 là 0.27 mg/m3, năm 2003 là 0.30 mg/m3 và giảm hẳn đạt trị số tiêu chuẩn vào năm 2005 (0.19mg/m3), tuy nhiên, trong mùa khô hàm lượng bụi luôn có xu hướng tăng cao (trị số trung bình 0.46mg/m3). Bảng 2.8. Chất lượng không khí vùng ven đô thị (tại cầu 14 & vùng ven các huyện) STT Chất ô nhiễm Đơn vị đo Năm quan trắc Trung bình TCVN (5937-1995) 2002 2003 2005 1 CO mg/m3 8,20 1,70 1,65 3,85 5 2 NO2 mg/m3 0,04 0,03 0,05 0,04 0,1 3 SO2 mg/m3 0,14 0,04 0,04 0,07 0,3 4 Bụi lơ lửng mg/m3 0,28 0,25 0,22 0,25 0,2 Nguồn: Kết quả quan trắc mẫu xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường, 5 – 2005 Đơn vị quan trắc: Viện Kỹ Thuật Nhiệt Đới và Bảo vệ môi trường ii. Hiện trạng môi trường không khí vùng công nghiệp Trong những năm gần đây các cơ sở công nghiệp phát triển nhanh với cơ cấu ngành nghề đa dạng. Nhờ sự đổi mới cơ chế quản lý của nhà nước cùng với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh đã tạo động lực thúc đẩy các cơ sở sản xuất tư nhân phát triển. Song công nghệ sản xuất nói chung còn lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ, mức đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường thấp nên đã có ảnh hưởng xấu đến môi trường không khí khu vực. Kết quả khảo sát môi trường không khí xung quanh tại các cơ sở sản xuất tại bảng 2.9 dưới đây cho thấy: Mức độ ô nhiễm bụi: Hàm lượng bụi trong môi trường lao động dao động từ 0.10 – 0.45 mg/m3, trung bình năm 2005 là 0.202 mg/m3. Theo số liệu quan trắc năm 2005, hàm lượng bụi có trị số cao nhất là khu vực sản xuất tại Nhà máy chế biến cao su xã Ea Đrơng (0.365mg/m3), Xí nghiệp chế biến đá Thành Đô (0.285 mg/m3); thấp nhất là tại Nhà máy chế biến tinh bột sắn (0.11 mg/m3), cơ sở giết mổ gia súc tập trung (0.125 mg/m3); Tại các xưởng chế biến cà phê theo phương pháp xát khô hầu như chưa áp dụng các biện pháp khống chế ô nhiễm bụi trong khu sản xuất. Tại các xưởng chế biến gỗ tuy đã có hệ thống thu gom bụi nhưng hiệu quả xử lý chưa đạt, vượt tiêu chuẩn cho phép 1,5 – 2 lần. Nguyên nhân chính là do chủ cơ sở chưa tuân thủ chế độ vận hành, nhiều nơi có lắp đặt nhưng chỉ là mang tính chất đối phó tạm thời tại thời điểm có đoàn kiểm tra, nhưng sau đó không quan tâm đến công tác bảo dưỡng và vận hành hệ thống. Bảng 2.9. Chất lượng không khí xung quanh tại khu vực sản xuất (kết quả quan trắc tại khu công nghiệp, nhà máy chế biến cao su, chế biến lâm sản, chế biến đá, khu vực giết mổ tập trung và trại chăn nuôi gia súc) TT Chất ô nhiễm Đơn vị đo Năm quan trắc TCVN (5937-1995) 2004 2005 Khoảng biến động Khoảng biến động Trung bình 1 NO2 mg/m3 0,01-0,22 0,051-0,053 0,052 0,1 2 SO2 mg/m3 0,6-3,38 0,003-0,062 0,026 0,3 3 Bụi lơ lửng mg/m3 0,36-3,5 0,10-0,45 0,202 0,2 4 Nhiệt độ oC 26,5-37,0 26,0-36,5 31,53 5 Độ ẩm % 56,5-88,5 55,0-89,5 69,64 6 Tốc độ gió m/s 0,2-3,9 0,2-3,8 - Nguồn: Kết quả quan trắc mẫu xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường, 5 – 2005 Đơn vị quan trắc: Viện Kỹ Thuật Nhiệt Đới và Bảo vệ môi trường Mức độ ô nhiễm khí SO2 : Nồng độ SO2 quan trắc trong nhiều năm ở khu vực sản xuất dao động từ 0.003 – 3.38 mg/m3, khu vực có nồng độ SO2 cao là nhà máy chế biến cao su xã Ea Đrơng, Nhà máy chế biến lâm sản. Nguồn gây ô nhiễm khí thải SO2 hiện nay đáng dược quan tâm nhất là các xưởng chế biến đũa tre và lồ ô xuất khẩu tại huyện Lăk, nồng độ khí SO2 có trị số cao hơn tiêu chuẩn cho phép hàng chục lần và hầu như không áp dụng biện pháp xử lý trước khi thải ra môi trường; Tuy nhiên, nồng độ khí SO2 quan trắc trong những năm gần đây đều có xu hướng giảm hoặc thay đổi không đáng kể, cụ thể năm 2005 nồng độ trung bình khí SO2 tại khu vực sản xuất là 0.026 mg/m3, đạt giá trị tiêu chuẩn. Ô nhiễm khí NO2 : nồng độ NO2 trong khu vực sản xuất nằm trong khoảng 0.01 – 0.22 mg/m3, trung bình năm 2005 là 0.052 mg/m3, không có khu vực nào có nồng độ khí NO2 cao vượt trị số tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5937 -1995); Ô nhiễm THC: nồng độ THC ở khu vực sản xuất nằm xen kẽ trong khu vực dân cư dao động trong khoảng 0.85 – 15.35 mg/m3, so với tiêu chuẩn thải thì nồng độ THC đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Như vậy, ô nhiễm không khí từ các hoạt động sản xuất công nghiệp chủ yếu là bụi (vô cơ hay hữu cơ), mức độ ô nhiễm khá cao so với tiêu chuẩn không khí bao quanh. Trong khu vực sản xuất, nồng độ khí NO2, THC có trị số thấp hơn trị số tiêu chuẩn cho phép, đó là do quy mô và mật độ các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh không cao, nhưng so với chất lượng không khí bao quanh thì khí SO2, THC có nồng độ khá cao. 2.2.2.3 Mức độ ô nhiễm tiếng ồn Bảng 2.10. Số liệu quan trắc tiếng ồn và cường độ xe tại Tp.BMT (từ 13 – 18h) Vị trí Tiếng ồn (dBA) Cường độ xe lưu thông (chiếc/h) Tỷ lệ xe máy (%) Xe cực to Xe to Xe nhỏ Xe máy tổng Ngã sáu 76,9 0 60 210 5400 5670 95,24 Bến xe 76,3 0 6 54 255 315 80,95 Ngã 3 vành đai 68,3 5 30 51 900 986 91,28 Cầu 14 65,6 21 30 30 426 507 87,13 Nguồn: Kết quả quan trắc mẫu xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường, 5 – 2005 Đơn vị quan trắc: Viện Kỹ Thuật Nhiệt Đới và Bảo vệ môi trường Mức độ ô nhiễm tiếng ồn trong khu vực đô thị từ năm 2001 – 2003 dao động trung bình 61.1 – 74.9 dBA, năm 2005 trung bình 68,3 – 76,9 dBA so với số liệu các năm trước thì mức độ gây ồn có cao hơn. Điều này cho thấy tốc độ đô thị hoá ngày càng cao ở Đăk Lăk cùng với sự phát triển của các cơ sở dịch vụ, thương mại và sản xuất kinh doanh tăng đã gây ra ô nhiễm tiếng ồn trong các khu vực. Có thể nói, sự gia tăng của phương tiện giao thông vận tải là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm tiềng ồn đô thị. Kết quả quan trắc cho thấy, tỷ lệ số xe máy trong dòng xe tham gia giao thông ở vùng nội thị là rất cao, chiếm khoảng 8 –95%, trên các đường vành đai đô thị hoặc đường tỉnh lộ khoảng 70 – 87%. Mức độ tiếng ồn trung bình tại các vị trí quan trắc đo được ban ngày (từ 6 giờ sáng đến 18 giờ chiều) là 73.8 dBA (dao động 68.3 – 76.9 dBA), về ban đêm mức độ tiếng ồn giao thông thấp hơn 70 dBA, vùng ngoại ô thành phố trị số tiếng ồn là 65.6 dBA. Mức độ ô nhiễm tiếng ồn vùng đô thị năm 2005 so với các năm trước không thay đổi nhiều, nhìn chung đều trong giới hạn cho phép so với trị số tiêu chuẩn (TCVN 5949 – 1998), đây là kết quả tích cực của việc phân luồng và giới hạn xe có trọng tải lớn tham gia giao thông vào khu vực đô thị. Bảng 2.11. Số liệu quan trắc tiếng ồn tại khu vực sản xuất và khai thác mỏ đá STT Vị trí đo Độ ồn (dBA) Lmax L50 TB 1 Mỏ đá cty TNHH Lâm Phong, xã Ea Nhuol, huyện Buôn Đôn Trước khi nổ mìn 71,8 56,5 59,6 Trong quá trình nổi mìn và vận chuyển 83,4 67,5 73,4 2 XN chế biến đá Thành Đô, Buôn Ky, Tp Buôn Ma Thuột - - 71,3 3 Khu tiểu thủ công nghiệp,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTHUY DUNG - LUAN VAN.doc
  • docNHAN XET CUA GIAO VIEN HUONG DAN.doc
  • docTHUY DUNG - PHAN MO DAU.doc
Tài liệu liên quan