MỤC LỤC
Đề mục Trang
Trang bìa.i
Nhiệmvụ đồán
Lời cảm ơn.ii
Tóm tắt. iii
Mục lục.iv
Danh sách hình .vii
Danh sách bảng biểu. viii
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN.3
2.1. TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM NECTAR.4
2.1.1 Giới thiệu về đồ hộp rau quả.4
2.1.2 Giới thiệu về nectar rau quả.5
2.1.3. Qui trình sảnxuấtnectar rau quả.5
2.1.4. Thuyết minh qui trình .6
2.2. TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU CHÍNH.10
2.2.1. Nguồn gốc, phân loại, tên gọi.10
2.2.2. Đặc điểm sinh lí.14
2.2.3. Thành phần hoá học chính của quả cốc.16
2.2.4. Điều kiện trồng.19
2.2.5. Kỹthuật thu hoạch và bảo quản.20
2.2.6. Giá trị của cây cốc.22
2.2.7. Vị trí trái cốc so với các loại quả khác.23
2.2.8. Tình hình phân bố, sản lượng, xuất nhập khẩu.23
2.2.9. Tình hình nghiên cứu và chế biến trái cốc.23
2.2.10. Những thụân lợi vàkhó khăn cho việc phát triển cây cốc ở Việt Nam.24
2.2.11. Một số sản phẩm được chế biến từ cốc.25
2.3. NGUYÊN LIỆU KHÁC.27
2.3.1. Nguyên liệu phụ.27
2.3.2. Phụ gia.29
CHƯƠNG 3. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.34
3.1. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU.35
3.2. NGUYÊN LIỆU THÍ NGHIỆM.36
3.2.1. Nguyên liệu chính.36
3.2.2. Nguyên liệu phụ.36
3.3. QUI TRÌNH CHẾ BIẾN NECTAR CỐC ĐỀ NGHỊ.39
3.3.1. Xử lí nguyên liệu.40
3.3.2. Chần.40
3.3.3. Xay nhuyễn, chà .41
3.3.4. Quá trình phối trộn.41
3.3.5. Đồnghoá. 42
3.3.6. Quá trình gia nhiệt.42
3.3.7. Quá trình rót chai, đóng nắp.43
3.3.8. Quá trình thanh trùng.43
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.44
3.4.1. Nghiên cứu nguyên liệu.44
3.4.2. Nghiên cứu qui trình chế biến nectar từtrái cốc.44
3.4.3. Nghiên cứu các đặc điểm chất lượng của sản phẩm.49
3.4.4. Phương pháp phân tích hoá lí .52
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.58
4.1. NGHIÊN CỨU NGUYÊN LIỆU.59
4.1.1. Tỉlệ thu hồi purée.59
4.1.2. Thành phần hoálí phần ăn được của quả cốc dùng làm nguyên liệu.59
4.2. NGHIÊN CỨU QUI TRÌNH CHẾ BIẾN NECTAR CỐC.61
4.2.1. Quá trình chần.61
4.2.2. Khảo sát quá trình phối trộn.65
4.3. NGHIÊN CỨU CÁC ĐẶC ĐIỂM CHẤT LƯỢNG CỦA SẢN PHẨM.72
4.3.1 Thành phầnhoá lí củasảnphẩm.72
4.3.2. Đặc điểm cảm quancủasảnphẩm.73
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.75
5.1. KẾTLUẬN .76
5.1.1. Qui trình chếbiếnnectar từtrái cốc.76
5.1.2. Các thông số đã nghiên cứu.77
5.1.3. Hìnhảnhcủasản phẩm.78
5.2. KIẾN NGHỊ.78
PHỤLỤC .79
Phụlục 1 .79
Phụlục 2 .79
Phụlục 3 .80
TÀI LIỆUTHAM KHẢO.81
87 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4632 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu quy trình chế biến tối ưu cho sản phẩm nectar từ trái cốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đích sử dụng, khi thu hoạch cần chú ý đến độ chín (mức độ phát triển của
quả). Nếu hái còn quá non, thịt quả sẽ không đủ độ giòn, có vị chua gắt và mùi hăng khó
chịu của nhựa (mủ) và không thể dấm chín được. Nếu chín quá quả sẽ rất mềm và rất khó
vận chuyển, bảo quản. Theo kinh nghiệm nhà vườn, mức độ chín của quả có thể xác định
như bảng 2.4:[4]
Bảng 2.4: Phân loại độ chín quả cốc.
Độ chín Trạng thái Ghi chú
0 Vỏ quá xanh đậm, hơi tối. Hạt trưởng thành, hơi cứng.
1 Vỏ quả xanh nhạt, gân quả nổi rõ. Hạt cứng, màu vàng nâu nhạt.
2 Vỏ xanh sáng, bóng đến hơi vàng.
3 Vỏ xanh sáng, hơi vàng nhạt.
4 Vỏ quả vàng >10% bề mặt. Thịt quả ửng vàng.
5 Vỏ quả vàng >50% bề mặt. Thịt quả còn rắn chắc (chín cây).
Nên tiến hành phân loại theo độ chín và theo kích thước ngay vừa thu hoạch. Ở độ chín
từ 2-4 vỏ quả sẽ chuyển từ xanh sang vàng rất nhanh ngay cả ở điều kiện bình thường và
kèm theo hiện tượng mất nước.
Ở nhiệt độ 120C, quả cốc có thể giữ được 7 ngày mà không có sự biến đổi nhiều. Ở
nhiệt độ thường, quả chỉ bảo quản được từ 2-4 ngày.
Cốc có thể được sử dụng khi quả có các độ chín khác nhau, từ lúc còn xanh đến khi
chín. Quả chín đầy đủ trên cây sẽ ngon hơn nhưng khó thu hái, bảo quản và vận chuyển. Vì
vậy, để có được cốc chín hoàn toàn, theo kinh nghiệm dân gian, các nhà vườn hoặc thương
buôn thu nhận của quả có độ chín 3, 4 và dấm chín bằng khí đá (axetylen) trong quá trình
vận chuyển. Kỹ thuật dấm chín khá đơn giản. Quả cốc sau khi thu hái (không bị dập, nứt…)
được lau sạch những chất bẩn bám bên ngoài, để khô, xếp vào thúng hay thùng carton lót
giấy xung quanh để hút ẩm, đất đèn (CaC2) đã được gói bằng giấy thấm đặt dưới đáy thùng,
axetylen (C2H2) sẽ được giải phóng để làm chín quả khi CaC2 tiếp xúc với ẩm (H2O) có
trong không khí và do quả hô hấp. Lượng đất đèn sử dụng 10-15g/10kg. Nơi dấm chín quả
Đồ án tốt nghiệp Chương 2
Trang 22
phải râm mát, thoáng khí. Sau 2 ngày, dỡ ra, để thoáng, lúc này vỏ quả đã chuyển từ xanh
sang vàng.
2.2.6. Giá trị của cốc:[16, 17, 18, 19]
2.2.6.1. Giá trị kinh tế:
Cốc là loại cây ít tốn kém về giống (gieo bằng hạt), phân bón, điều kiện chăm sóc,
phòng trừ sâu bệnh…Mặt khác, cây trưởng thành rất nhanh và cho trái sau 2-4 năm. Tuổi
thọ cây lớn (hơn 10 năm). Càng về sau cây càng cho năng suất cao và phẩm chất trái tốt.
Giá của trái cốc tuy không cao vào chính vụ nhưng nếu so sánh với vốn đầu tư thì nó
mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho người trồng. Ngoài ra cần nghĩ đến việc xuất khẩu
quả tươi và các sản phẩm chế biến từ cốc.
Gỗ của cốc có thể nổi trên mặt nước nên ở một số nước người ta sử dụng để làm xuồng.
2.2.6.2. Giá trị thực phẩm:
Quả cốc chứa nhiều vitamin (đặc biệt là vitamin C) và khoáng chất nên cốc thực sự có
giá trị về mặt dinh dưỡng. Thêm vào đó tỉ lệ đường/acid trong thịt trái cốc chín hài hoà nên
có vị dễ chịu kích thích tiêu hoá. Mùi thơm của cốc chín đặc trưng, dễ chịu. Trong phần ăn
được của trái cốc có hàm lượng chất xơ cao, hỗ trợ tốt cho tiêu hoá.
Tuy không bằng quả xoài nhưng ở một giai đoạn chín thích hợp cốc được chế biến
thành thức uống lạnh rất hấp dẫn. Ngoài ra, cốc còn được chế biến thành nhiều sản phẩm
thực phẩm phong phú đa dạng như: nước sốt rau quả, gỏi cốc, cốc dầm đường. Cốc còn
xanh được dùng làm mức, dưa chua, gia vị… Ở Indonesia, chúng được ăn như một loại rau
quả ăn kèm trong bữa cơm và gia vị cho nhiều món ăn.
2.2.6.3. Giá trị dược phẩm:
Quả cốc có khả năng sinh tân dịch, kích thích tiêu hoá giúp ăn ngon miệng, giải khát và
giải nhiệt. Khi bị đau họng, chỉ cần chấm thịt quả cốc với muối, nhai thật kĩ, nuốt từ từ sẽ
hết đau.
Trong cốc có nhiều vitamin C nên có tác dụng tăng sức đề kháng cho người bị cảm
cúm. Ngoài ra vỏ thân cây cốc cũng được dùng để trị bệnh tiêu chảy: cắt 3 miếng vỏ cây
Đồ án tốt nghiệp Chương 2
Trang 23
(cỡ 2 lóng tay) cho vào 1 lít nước, đun sôi đến khi còn 250ml, chia 4 lần uống trong ngày,
cách nhau 3 giờ.
2.2.7. Vị trí trái cốc so với các loại quả khác:
Ở Việt Nam cốc được xem là loại quả bình dân và bị đánh giá thấp trong các loại cây
ăn quả. Nó chưa được xem là một trong các loại cây ăn quả chính thống và có vị trí rất
khiêm tốn bên cạnh các loại cây trong vườn quả. Cốc chỉ được trồng ở những nơi đất xấu
không thể trồng được các loại cây khác. Người ta sẵn sàng đốn bỏ cốc để trồng những cây
ăn quả có giá trị thương mại cao hơn. Tuy vậy khi mùa vụ đến, cốc mang lại một khoảng
thu không nhỏ cho nhà vườn.
Trong khi các loại quả truyền thống như cam, dứa, xoài… đã được chế biến ở qui mô
công nghiệp thì các sản phẩm chế biến từ cốc hầu như chưa có và chưa được quan tâm. Do
đó chưa tạo sự khuyến khích nhà vườn phát triển loại cây này cũng như chưa tạo động lực
cho các cơ sở nghiên cứu. Mong rằng đến lúc nào đó cây và trái cốc có một vị trí xứng đáng
hơn trong ngành rau quả Việt Nam.
2.2.8. Tình hình phân bố, sản lượng, xuất nhập khẩu:
Các số liệu thống kê về tình hình phân bố, sản lượng của trái cốc rất hiếm gặp ở Việt
Nam. Theo viện nghiên cứu rau quả Long Định, Tiền Giang thì hầu như không có dữ liệu
nào được công bố chính thức về loại quả này ở Việt Nam. Theo tác giả Võ Văn Chi, cốc
được trồng ở vùng Bảy Núi, An Giang với số lượng rất ít.
2.2.9. Tình hình nghiên cứu và chế biến trái cốc: [11]
Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến trái cốc. Ví dụ như G.L
de Pinto, M.Martinez, L.Sarabia… đã nghiên cứu thành phần chất gum của trái cốc
(Spondias gum exudares). Kết quả cho thấy thành phần chất gum này chứa 9.4% ẩm, 4.7%
tro, 3.94% protein, không chứa tanin… Các tác giả khẳng định có thể sử dụng loại gum này
như nguồn cung cấp chất nhựa mới cho công nghiệp. Do đó, độ nhớt cao khi tan trong
nước, chất gum này được đề nghị sử dụng trong công nghệ chế biến mứt, kẹo. Tuy nhiên
độc tính của nó còn đang được làm rõ để có thể sử dụng được trong thực phẩm.
Ở Việt Nam hầu như chưa có công trình nghiên cứu về cốc hoặc chưa được công bố
một cách chính thức. Một số công trình nghiên cứu liên quan mới đang ở bước khởi đầu,
Đồ án tốt nghiệp Chương 2
Trang 24
như nghiên cứu phát triển giống cốc không hạt ở trại cây giống chất lượng cao Đồng Tiến
[3] và sản xuất thử mặt hàng nước cốc ở công ty rau quả Long Định, Tiền Giang.
Tác giả Quách Đĩnh và cộng sự trong “Kỹ thuật bảo quản và chế biến rau quả” [3] đưa
ra đề nghị qui trình chế biến nước cốc như sau:
2.2.10. Những thuận lợi và khó khăn để phát triển cây cốc Việt Nam:
2.2.10.1. Thuận lợi:[4]
Việt Nam có điều kiện khí hậu, đất đai thích hợp để phát triển các loại cây ăn quả
nhiêt đới trong đó có cây cốc.
Cốc là loại quả phổ biến, bình dân tuy nhiên được nhiều người thích.
Điều kiện trồng trọt không quá nghiêm ngặt.
Trái cốc có giá rẻ, dễ bán, nhưng là loại quả có giá trị dinh dưỡng khá.
Quả cốc chín
Xử lí sơ bộ
Chần
Chà Bã chà
Phối chế
Đồng hóa
Bài khí, Rót hộp
Đóng hộp
Thanh trùng
Vỏ, hạt
Làm nguội
Sản phẩm
Đường, acid,
Natri Benzoate
Hộp sắt, chai
thuỷ tinh
Đồ án tốt nghiệp Chương 2
Trang 25
2.2.10.2. Khó khăn:
Hiện tại trái cốc chưa có được sự quan tâm đúng mức của các nhà khoa học cũng
như cả nhà vườn do định kiến và do chưa có những sản phẩm hấp dẫn được chế
biến từ nó.
Chưa có những nghiên cứu có hệ thống về giống, kỹ thuật chăm sóc để nâng cao
năng suất và phẩm chất trái cốc từ đó nâng cao giá trị thương phẩm để kích thích
sự quan tâm của nhà vườn.
Chưa có được những vùng trồng cốc tập trung với qui mô lớn để có thể cung cấp
đầy đủ về trái tươi và các sản phẩm chế biến cho thị trường trong nước và xuất
khẩu.
2.2.11. Một số sản phẩm chế biến từ quả cốc:
2.2.11.1. Cốc rim đường:
Quy trình chế biến:
Trái cốc xanh được tách hột, cắt lát nhỏ, rim với đường và ớt với tỉ lệ nhất định. Sản
phẩm tạo thành có màu đỏ tươi do các chuyển hoá đường trong quá trình chế biến quả có vị
chua. Sản phẩm có vị ngọt, chua, hơi cay, trạng thái dẻo.
Trái cốc xanh
Gọt vỏ
Tách miếng Hạt
Vỏ
Ngâm
Sản phẩm
Muối, đường
Đồ án tốt nghiệp Chương 2
Trang 26
Nguyên liệu
Xử lí
Phối trộn
Gia nhiệt
Rót bao bì
Ghép nắp
Sản phẩm
Tỏi, gừng,
dấm, ớt
Chai thủy
tinh, hộp
2.2.11.2. Cốc ngâm chua ngọt:[17]
Trái cốc xanh được gọt vỏ, chẻ dọc rồi ngâm vào dung dịch gồm đường, muối, cam thảo
và ớt. Sau một thời gian vị chua của trái cốc sẽ kết hợp với các vị mặn, ngọt, cay và mùi
thơm của cam thảo tạo cho sản phẩm có mùi vị đặc trưng, hấp dẫn.
2.2.11.3. Gỏi cốc:[18]
Quả cốc được gọt sạch vỏ, bào lát mỏng hay bào sợi. Sau đó trộn với tôm khô hay thịt
cá trê và các nguyên liệu khác như cà rốt xắt sợi, hành…. cùng với gia vị để tạo vị chua,
cay, mặn và chất ngọt của tôm khô.
2.2.11.4. Nước sốt cốc:[18]
Qui trình chế biến:
Hình 2.6 : Nước sốt từ trái cốc
Đồ án tốt nghiệp Chương 2
Trang 27
- Nguyên liệu: Trái cốc chín 50%, nho khô, tỏi, gừng, dấm, ớt, củ hành và quế.
- Xử lí: Trái cốc rửa sạch, cắt lát, bỏ hạt. Ớt cắt khoanh bỏ hạt. Tỏi, gừng và quế được
nghiền nhỏ.
- Phối trộn: Tất cả các nguyên liệu được phối trộn và cho vào nồi nấu không.
- Gia nhiệt: Hỗn hợp được gia nhiệt với lửa nhỏ cho đến sôi, khuấy đều đến khi đặc lại.
Thời gian gia nhiệt khoảng 1.5 giờ.
- Hỗn hợp được rót nóng vào bao bì thuỷ tinh và ghép nắp nhanh.
2.3. NGUYÊN LIỆU KHÁC:
2.3.1. Nguyên liệu phụ:
2.3.1.1. Nước:
2.3.1.1.1. Vai trò cuả nước trong sản xuất nước quả:
Dùng để pha loãng dung dịch quả đến độ khô thích hợp.
Hoà tan các phụ gia.
Tiêu chuẩn của nước dùng trong sản xuất: theo tiêu chuẩn TCVN 5501-1991.
Chỉ tiêu cảm quan: trong suốt, không màu, không mùi và không có vị lạ.
2.3.1.1.2. Chỉ tiêu hoá lí: Theo TCVN 5501-1991
Bảng 2.5. Chỉ tiêu hoá lí của nước
Chỉ tiêu Đơn vị Hàm lượng
Độ cứng mgE/lít. <1,5
Độ cặn mg/lít. <1000
Độ pH = 5÷6.
Độ oxy hoá mg/lít < 2
Hàm lượng asen ≤mg/lít 0,05
Hàm lượng Pb mg/lít ≤0,1
Hàm lượng Clo mg/lít ≤ 0,5
Hàm lượng Flo mg/lít ≤ 3
Chỉ tiêu vi sinh Tổng số vi khuẩn hiếu khí < 100
Chỉ số E.coli = 0
Đồ án tốt nghiệp Chương 2
Trang 28
2.3.1.2. Đường:
2.3.1.2.1. Vai trò của đường:
Chủ yếu là tạo vị ngọt cho sản phẩm.
Góp phần tạo màu và mùi thơm cho sản phẩm nhờ một số phản ứng của đường.
Góp phần làm giảm hoạt độ của nước, tạo thuận lợi cho quá trình bảo quản.
2.3.1.2.2. Tiêu chuẩn của đường tinh luyện:
Bảng 2.6. Chỉ tiêu của đường trắng (TCVN 6995 : 2001 về đường trắng)
Chỉ tiêu Đường trắng hạng A Đường trắng hạng B
Hàm lượng saccarose, %CK≥ 99,7 99,5
Sự giảm khối lượng khi sấy ở
1080C trong 3 giờ, %KL≤
0,06 0,07
Hàm lượng đường khử, %KL≤ 0,10 0,15
Hàm lượng tro, %KL≤ 0,07 0,10
Độ màu, ICUMSA %KL 160 200
Hình dạng Tinh thể đồng đều tơi khô, không vón cục
Mùi vị Tinh thể đường và dung dịch đường trong nước cất có vị ngọt,
không có mùi lạ.
Màu sắc Tinh thể màu trắng, khi pha
vào nước cất cho dung dịch
trong.
Tinh thể màu trắng ngà đến
trắng, khi pha vào nước cất
cho dung dịch tương đối trong.
Dư lượng SO2, mức tối đa. 20 mg/kg 70 mg/kg
1. Tạp chất không tan
trong nước ≤
60 90
2. As ≤ 1 mg/kg 1 mg/kg
3. Cu ≤ 2 mg/kg 2 mg/kg
Các
hợp
chất
nhiễm
bẩn.
4. Pb ≤ 0,5 mg/kg 0,5 mg/kg
Đồ án tốt nghiệp Chương 2
Trang 29
2.3.2. Phụ gia:
2.3.2.1. Acid citric:
2.3.2.1.1. Mục đích sử dụng:
Điều chỉnh pH của sản phẩm, giúp giảm bớt điều kiện thanh trùng.
Điều vị cho sản phẩm.
2.3.2.1.2. Hàm lượng cho phép sử dụng trong nước quả:
ML (mg/l): chưa xác định.
ADI: chưa xác định.
2.3.2.1.3. Tiêu chuẩn của acid citric dùng trong thực phẩm:
Chất lượng acid citric sử dụng trong thực phẩm được qui định theo TCVN 5516-1991
Bảng 2.7. Qui định cảm quan của acid citric.
STT Tên chỉ tiêu Đặc điểm
1 Hình dạng bên ngoài và
màu sắc
Các dạng tinh thể không màu, không vón cục. Đối với acid
hạng 1 cho phép hơi có màu vàng.
Dung dịch acid citric trong nước cất nồng độ khối lượng 20
g/dm3 phải trong suốt.
2 Vị Chua, không có vị lạ
3 Mùi Dung dịch acid citric trong nước cất nồng độ khối lượng 20
g/dm3 không có mùi.
4 Cấu trúc Rời và khô
5 Tạp chất cơ học Không cho phép
Đồ án tốt nghiệp Chương 2
Trang 30
Bảng 2.8. Qui định về thành phần acid citric dùng trong thực phẩm (TCVN 5516-1991).
Yêu cầu chất lượngChỉ tiêu (%)
Thượng hạng Hạng 1
Acid citric (tính theo
Monohydrate)
>99,5 >99,5
Tro < 0,1 < 0,3
H2SO4 tối đa < 0,01 < 0,03
Asen < 0,00007 < 0,00007
2.3.2.2. Vitamine C:
2.3.2.2.1. Mục đích sử dụng:
Vitamine C là chất chống oxy hoá làm bền màu.
Tăng giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm.
2.3.2.2.2. Hàm lượng cho phép dùng trong nước quả:
ML (mg/l): 400.
ADI: chưa xác định.
2.3.2.2.3. :Tiêu chuẩn của vitamine C dùng trong thực phẩm:
Acid L-ascorbic dùng trong thực phẩm phải ở dạng kết tinh màu trắng, một gam tan
trong 3,5 ml nước hoặc trong 30 ml etanol, không tan trong dầu mỡ. Sau khi được hút ẩm
bởi acid sunfuric trong 24 giờ không được chứa ít hơn 99% acid ascorbic.
2.3.2.3. Pectin:[10]
2.3.2.3.1. Nguồn gốc:
Pectin là polysaccharide có ở quả, củ hoặc thân cây. Pectin lấy từ các nguồn khác nhau
sẽ khác nhau về khả năng tạo gel và khác nhau ít nhiều về số nhóm CH3O- (metoxy) trong
phân tử.
Đồ án tốt nghiệp Chương 2
Trang 31
2.3.2.3.2. Cấu tạo:
Trong thực vật, pectin tồn tại dưới hai dạng:
Dạng protopectin không tan:tồn tại chủ yếu ở thành tế bào dưới dạng kết hợp với
polysaccharide araban.
Dạng hoà tan của pectin: tồn tại chủ yếu ở dịch tế bào.
Dưới tác dụng của acid, của enzyme protopectinaza hoặc khi đun sôi, protopectin
chuyển sang dạng pectin hoà tan.
2.3.2.3.3. Các chỉ số đặc trưng của pectin:
Chỉ số methoxyl (MI): biểu hiện tỉ lệ methyl hoá, là phần trăm khối lượng nhóm
methoxyl (-OCH3) trên tổng khối lượng phân tử.
MI max = 16,3%.
MI của pectin thực vật = 10-12%.
Chỉ ester hoá (DE): thể hiện mức độ ester hoá của pectin, là phần trăm về số lượng của
các gốc acid galactoronic được ester hoá trên tổng số lượng gốc acid galacturonic có trong
phân tử.
2.3.2.3.4. Phân loại:
Pectin là tên gọi dùng để chỉ các chuỗi polygalacturonic metyl hoá 100%
Acid pectinic là tên gọi dùng để chỉ các chất metyl hoá thấp hơn 100%
Acid pectic là tên gọi dùng để chỉ acid polygalacturonic hoàn toàn không chứa
nhóm metyl.
Tuy nhiên trong thực tế thì tên pectin dùng để chỉ cả acid pectinic và pectin. Tỉ lệ metyl
hoá được biểu diễn bằng chỉ số metoxy. Sự metyl hoá hoàn toàn tương ứng chỉ số metoxyl
16,3%.
Trong thương mại, pectin được chia làm hai loại:
Pectin metoxy hoá cao (High Methoxyl Pectin – HMP): DE > 50% hay MI > 7%.
Pectin metoxy hoá thấp (Low Methoxyl Pectin – LMP) :DE ≤50% hay MI ≤ 7%.
Đồ án tốt nghiệp Chương 2
Trang 32
2.3.2.3.5. Tính chất:
Pectin tan được trong nước, không tan trong ethanol.
Dạng bột màu trắng hoặc hơi vàng, hơi xám , hơi nâu.
Khi có mặt acid và đường, pectin có khả năng tạo thành gel, vì vậy nó được ứng dụng
phổ biến trong kĩ thuật sản xuất mức kẹo. Để tạo thành gel pectin có thể thêm đường
sacaroza tới tỉ lệ 60 – 70% (bão hoà đường) và tạo môi trường pH khoảng 3,1 – 3,5 nhờ các
acid hữu cơ như acid citric.
Pectin hoà tan là polysaccharide cấu tạo bởi gốc acid galacturonic trong đó một số gốc
acid có chứa nhóm metoxy. Pectin hoà tan khi bị tác dụng của chất kiềm loãng hoặc
enzyme pectaza sẽ giải phóng nhóm metoxyl dưới dạng rượu metylic và polysacarit còn
lại, tạo thành acid galacturonic, được gọi là pectin tự do. Dưới dạng acid pectin tự do, nó
mất khả năng tạo gel của pectin hoà tan, do đó cần chú ý tránh môi trường kiềm hoặc các
tác dụng thuỷ phân của enzym pectaza.
2.3.2.3.6. Tính tạo gel của pectin:
Các pectin (và acid pectinic) đều là những keo háo nước nên có khả năng hydrat hoá
cao nhờ sự gắn các phân tử nước vào nhóm hydroxyl của chuỗi polymethylgalacturonic.
Ngoài ra, trong phân tử pectin có mang điện tích âm nên chúng có khả năng đẩy lẫn nhau
do đó làm giãn mạch và làm tăng độn nhớt của dung dịch. Khi làm giảm độ tích điện và
hydrat hoá sẽ làm cho sợi pectin xích lại gần nhau và tương tác với nhau tạo nên một mạng
lưới ba chiều rắn chứa pha lỏng ở bên trong.
Khả năng tạo gel của pectin phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố: chiều dài của chuôĩ
pectin và mức độ metyl hoá.
2.3.2.4. Agar:[21]
2.3.2.4.1. Nguồn gốc:
Agar được thu nhận từ loại tảo biển đỏ thuộc họ Rhodophycene, tìm thấy chủ yếu trên
bờ biển Nhật Bản.
2.3.2.4.2. Cấu tạo:
Đồ án tốt nghiệp Chương 2
Trang 33
Thành phần chủ yếu của mạch chính là β-D-galactose và 3,6-anhydro-α-L-galactose xen
kẽ với nhau bằng liên kết 1-4 và 1-3. Chuỗi mạch chính được este hoá một ít với acid
sunfuric.
2.3.2.4.3. Phân loại:
Tuỳ thuộc vào tỉ lệ khối lượng agar/nước trong quá trình hoà tan mà các nhà sản xuất
chia làm 2 loại agar khác nhau:
Agar thông thường: Cần tỉ lệ agar.nước khoảng 1/30÷1/32 khối lượng thì quá
trình hoà tan mới đạt kết quả tổi ưu.
Agar tan nhanh: Cần tỉ lệ agar/nước khoảng 1/20÷1/25 khối lượng thì quá trình
hoà tan mới đạt kết quả tối ưu.
2.3.2.4.4. Tính chất:
Agar có bột màu trắng hay vàng nhạt, không mùi hoặc có mùi nhẹ đặc trưng, không vị
vì vậy nó không làm ảnh hưởng đến mùi vị đặc trưng của sản phẩm.
Khả năng tạo gel:
Quá trình tạo gel xảy ra khi làm lạnh dung dịch agar. Dung dịch agar sẽ tạo gel ở
nhiệt độ khoảng 40÷500C và tan chảy ở nhiệt độ khoảng 80÷850C.
Gel agar có tính thuận nghịch về nhiệt. Khi nóng, polymer tạo thành một khối. Khi
dung dịch nguội đi, các chuỗi sẽ bao lấy nhau và liên kết với nhau từng đôi một
bằng liên kết hydro để tạo thành chuỗi xoắn kép tạo ra một mạng lưới không gian
ba chiều nhốt các chất khô bên trong do đó số lượng liên kết hydro rất lớn
Khi vào cơ thể gel ít bị tiêu hoá và có giá trị dinh dưỡng thấp (0,6 Kcal/g).
2.3.2.5. Kali sorbate:
2.3.2.5.1. Chức năng:
Bảo quản, chống oxy hoá, ổn định.
2.3.2.5.2. Hàm lượng cho phép sử dụng trong sản phẩm nectar:
ADI: 0 – 25
ML: 2000
Đồ án tốt nghiệp Chương 3
Trang 34
CHƯƠNG 3.
NGUYÊN LIỆU VÀ
PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Đồ án tốt nghiệp Chương 3
Trang 35
3.1. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU:
Tỉ lệ đường/acid citric
Nguyên liệu
Nghiên cứu nguyên
liệu
Hàm lượng đường tổng,
đường khử
Độ acid
Hàm lượng tro
Hàm lượng vitamin C
Nghiên cứu qui trình
chế biến nectar cốc
Tỉ lệ pha loãng
Quá trình phối
trộn
Đánh giá sản phẩm
Thành phần hoá học
Cảm quan
Thành phẩm
Độ ẩm
Tỉ lệ thu hồi purée
Quá trình chần Thời gian chần
Nhiệt độ chần
Dịch chần
Phụ gia tạo sệt
Thông số hoá lí
của nguyên liệu
Chọn nguyên
liệu
Hàm lượng chất khô
Độ pH
Độ pH
Hàm lượng chất khô
Độ acid
Hàm lượng vitamin C
Hàm lượng đường tổng
Đồ án tốt nghiệp Chương 3
Trang 36
3.2. NGUYÊN LIỆU THÍ NGHIỆM
3.2.1. Nguyên liệu chính:
Nguyên liệu chính là trái cốc Spondias Cytherea. Cốc mua ở quầy trái cây trong chợ Bà
Chiểu (quận Bình Thạnh, tp.HCM.).
Trái cốc được khảo sát ở 2 độ chín khác nhau:
Độ chín 1: Vỏ xanh sáng, hơi vàng nhạt.
Độ chín 2: Vỏ quả vàng >50% bề mặt.
Chúng tôi chọn những trái cốc không có dấu hiệu sâu bệnh, không bị dập hỏng. Cốc
được mua về bảo quản ở nhiệt độ khoảng 120C (trong tủ lạnh), thời gian bảo quản ≤24 giờ.
Khối lượng nguyên liệu được tính toán dựa trên yêu cầu của thí nghiệm, với 3 lần lặp
lại.
3.2.2. Nguyên liệu phụ:
- Nước:
Nước dùng trong chế biến là nước sinh hoạt qua hệ thống cấp nước thành phố.
- Đường:
Cảm quan: Dạng tinh thể màu trắng, hạt mịn.
Các chỉ tiêu hoá lí:
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu hoá lí của đường sử dụng chế biến nectar cốc
Chỉ tiêu Giá trị
Saccarose ≥ 99,8%
Độ ẩm ≤ 0,05%
Độ màu ≤ 20 ICUMSA
Đường khử ≤ 0,03%
Tro ≤ 0,03%
Đồ án tốt nghiệp Chương 3
Trang 37
Nơi sản xuất: Công ty đường Biên Hoà.
- Muối:
Cảm quan: Dạng tinh thể màu trắng, mịn.
Độ tinh sạch: Hàm lượng NaCl ≥95%, độ ẩm không quá 12%, sử dụng cho thực
phẩm.
Nước sản xuất: Việt Nam.
- Acid citric: (CTPT: C6H8O7.H2O):
Cảm quan: Có dạng tinh thể không màu, có vị chua nhẹ, dịu.
Độ tinh sạch: Sử dụng cho thực phẩm.
Nước sản xuất: Trung Quốc.
Nơi phân phối: Đại lí hoá chất 11B Tô Hiến Thành, Q.10, Tp.HCM.
- Pectin:
Cảm quan: Dạng bột mịn, màu nâu.
Độ tinh sạch: Sử dụng cho thực phẩm.
Nước sản xuất: Trung Quốc.
Nơi phân phối: Đại lí hoá chất 11B Tô Hiến Thành, Q.10, Tp.HCM.
- Agar:
Cảm quan: Dạng bột mịn, màu trắng đục.
Độ tinh sạch: Sử dụng trong thực phẩm.
Nước san xuất: Việt Nam.
Nơi phân phối: Cửa hàng tạp hoá chợ Văn Thánh, Q. Bình Thạnh.
- Vitamin C:
Cảm quan: Dạng bột mịn, màu nâu.
Độ tinh sạch: Sử dụng cho thực phẩm.
Đồ án tốt nghiệp Chương 3
Trang 38
Nước sản xuất: Trung Quốc.
Nơi phân phối: Đại lí hoá chất 11B Tô Hiến Thành, Q.10, Tp.HCM.
- Kali Sortbate:
Cảm quan: Dạng hột nhỏ, màu ngà ngà.
Độ tinh sạch: Sử dụng trong thực phẩm.
Nơi phân phối: Đại lí hoá chất 11B Tô Hiến Thành, Q.10, Tp.HCM.
- Bao bì:
Chai thuỷ tinh 200ml được cung cấp bởi công ty sản xuất nước giải khát Tribeco.
Đồ án tốt nghiệp Chương 3
Trang 39
3.3. QUI TRÌNH SẢN XUẤT NECTAR TỪ TRÁI CỐC ĐỀ NGHỊ:
Đường, acid citric,
pectin, vitamin C,
NaCl
Trái cốc chín
Xử lí
Chần*
Xay nhuyễn
Chà
Phối chế*
Vỏ, hạt
Xơ không
tan
Đồng hoá
Thanh trùng*
Hoàn thiện
Sản phẩm
Gia nhiệt
Rót chai, đóng nắp
Đồ án tốt nghiệp Chương 3
Trang 40
Thuyết minh quy trình
3.3.1. Xử lí nguyên liệu:
Trái cốc sau khi mua ở chợ về được bảo quản trong tủ lạnh trước khi lấy ra làm thí
nghiệm, thời gian bảo quản không quá 48 giờ cho đến khi làm thí nghiệm.
Rửa: Cốc được rửa sơ bộ 2 lần bằng nước máy (trước và sau khi gọt vỏ), thực hiện
bằng tay, nhiệt độ nước rửa khoảng 260C.
Gọt vỏ: Gọt vỏ theo chiều dọc từ cuốn quả xuống bằng dao 2 lưỡi của Thái giúp hạn
chế tổn thất thịt quả bám trên vỏ so với gọt dao thường.
Tách hạt: Dùng dao một lưỡi bổ dọc thịt quả thành 8 miếng tương đối đều nhau, đối
với cốc chín vì xơ cứng trong khi thịt quả mềm nên cần tách nhẹ nhàng để hạn chế
sự thất thoát hàm lượng nước trong quả. Tiến hành xử lí nhanh để giảm tổn thất các
hợp chất dễ bay hơi trong nguyên liệu và tránh hiện tượng oxy hoá polyphenol làm
xẫm màu nguyên liệu.
3.3.2. Chần:
Mục đích:
Làm mềm thịt quả.
Đình chỉ các quá trình sinh hoá của nguyên liệu, làm cho màu sắc của nguyên liệu
không bị xấu đi: phá huỷ quá trình tác dụng của men peroxidaza, poliphenoloxydaza
trong nguyên liệu để ngăn ngừa quá trình oxy hoá các chất chát tạo thành flobafen
có màu đen.
Đuổi bớt chất khí trong gian bào của nguyên liệu nhằm hạn chế tác dụng của oxy
gây phồng hộp, oxy hoá vitamin...
Làm tăng độ thẩm thấu của chất nguyên sinh, làm cho dịch bào thoát ra dễ dàng khi
ép.
Làm cho rau quả có màu sáng hơn do phá huỷ một số chất màu.
Tiêu diệt một phần vi sinh vật, chủ yếu là số vi sinh vật bám trên bề mặt nguyên liệu
Đồ án tốt nghiệp Chương 3
Trang 41
Cách tiến hành:
Dịch chần có khối lượng gấp 3 lần so với nguyên liệu, đủ ngập toàn bộ lượng
nguyên liệu cho vào để ổn định nhiệt độ của nguyên liệu đưa vào.
Dịch chần được đun lên khoảng 80-1000C trong thời gian từ 1-5 phút tuỳ thuộc quá
trình khảo sát. Đo thời gian bằng đồng hồ bấm giờ, đo nhiệt độ bằng nhiệt kế. Khi
nguyên liệu đưa vào dịch chần nhiệt độ sẽ giảm từ 1- 50C do đó cần gia nhiệt nhanh
để đạt nhiệt độ cần khảo sát. Trong lúc chần cần khuấy đảo nguyên liệu thường
xuyên để nhiệt độ truyền vào tâm miếng cốc đồng đều.
3.3.3. Xay nhuyễn, chà:
Mục đích:
Nhằm thu nhận phần thịt quả (purée) có kích thước nhỏ, đồng đều, loại bỏ phần bã
nằm trên lưới. Bằng cách này, tế bào nguyên liệu sẽ bị dập nát, bị phá vỡ mất tính bán
thấm thấu làm cho dịch bào dễ thoát khỏi tế bào nguyên liệu. Ngoài ra, nghiền và chà
còn tạo điều kiện tốt cho quá trình truyền nhiệt vào nguyên liệu chóng tiêu diệt
enzyme.
Cách tiến hành:
Cốc sau khi chần đưa vào máy ép sinh tố hiệu Philip. Do cốc chứa nhiều xơ nên quá
trình ép được thực hiện 2 lần, phần bã còn lại chứa nhiều dịch quả nên tiến hành chà
qua rây để tận thu dịch quả. Đường kính rây được tôi chọn khảo sát tốc độ lắng ở hai
kích cỡ: Vải lọc và rây có đường kính 0,5mm.
3.3.4. Quá trình phối trộn:
Mục đích
Để sản phẩm đạt độ khô cần thiết, có màu sắc, mùi vị thích hợp, thơm ngon.
Cách tiến hành:
Đường, acid citric, muối, Kali Sorbate, vitamin C: Sau khi cân khối lượng cần
thiết, bổ sung nước gia nhiệt đến 500C, khuấy liên tục để hỗn hợp tan đều, tránh gia
nhiệt cao quá sẽ xảy ra hiện tượng caramen hoá của đường làm biến màu dung dịch.
Đồ án tốt nghiệp Chương 3
Trang 42
Pectin: Pectin hoà tan trong nước lạnh và trong nước ấm. Ở điều kiện độ ẩm cao,
có thể hấp thu nước làm gia tăng trọng lượng bản thân. Do dễ hút nước và hút ẩm
trong không khí nên pectin dễ bị vón cục. Để giảm hiện tượng này ta phải thêm
pectin từ từ vào dung dịch nước và khuấy. Ngâm trong nước ở nhiệt độ thường sau
30 phút pectin tan hết trong nước bắt đầu gia nhiệt nhẹ đến 500C.
Agar: Agar không tan trong nước lạnh, tan một ít trong ethanolamine và tan được
trong nước nóng do đó trước khi phối trộn vào hỗn hợp purée phải đun sôi trong
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu quy trình chế biến tối ưu cho sản phẩm nectar từ trái cốc.pdf