Đồ án Nghiên cứu quy trình công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa tại các gara ôtô, đề xuất giảI pháp nâng cao chất lượng hiệu quả của quá trình đó

MỤC LỤC

Chương 1: PHÂN TÍCH CHUNG VỀ CÁC GARA BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA Ô TÔ 06

1.1. Chức năng, nhiệm vụ của gara bảo dưỡng sửa chữa ô tô 06

1.2. Nội dung công việc tiến hành tại gara 06

1.2.1. Bảo dưỡng định kỳ 06

1.2.1.1. Cấp bảo dưỡng và nội dung công việc 06

1.2.1.2 Nội dung chi tiết các công việc chính trong bảo dưỡng kỹ thuật 10

1.2.2. Nội dung công việc sửa chữa tại các gara 11

a) Kiểm tra sửa chữa động cơ 11

b) Kiểm tra sửa chữa hệ thống gầm 13

c) Kiểm tra sửa chữa hệ thống lái 13

d) Kiểm tra sửa chữa hệ thống phanh 14

e) Kiểm tra sửa chữa hệ thống điện ô tô 14

f) Kiểm tra sửa chữa hệ thống đánh lửa 14

g) Sửa chữa hệ thống phụ tải 15

1.3. Trang thiết bị phục vụ công tác sửa chữa bảo dưỡng của gara ô tô 15

1.3.1. Trang thiết bị của xưởng dịch vụ 15

a) Trang thiết bị của bộ phận sơn 15

b) Trang thiết bị của bộ phận gò hàn 17

c) Trang thiết bị phục vụ bộ phận sửa chữa bảo dưỡng gầm, máy 18

d) Dụng cụ phục vụ bảo dưỡng sửa chữa của gara 24

Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TẾ MỘT SỐ GARA 26

2.1 Gara của Công ty TOYOTA Giải Phóng 26

2.1.1. Giới thiệu về gara của Công ty TOYOTA Giải Phóng 26

2.1.2. Quy hoạch mặt bằng xưởng dịch vụ Công ty TOYOTA Giải Phóng 27

2.1.3. Trang thiết bị và dụng cụ của xưởng dịch vụ 31

a) Trang thiết bị của bộ phận sơn 31

b) Trang thiết bị bộ phận gò hàn 33

c) Trang thiết bị phục vụ bộ phận sửa chữa bảo dưỡng gầm, máy, điện 37

d) Dụng cụ của bộ phận dịch vụ 46

2.1.4. Quy trình công nghệ sửa chữa bảo dưỡng của xưởng dịch vụ Công ty

TOYOTA Giải Phóng 49

2.1.4.1. Quy trình công nghệ bảo dưỡng 49

2.1.4.2. Quy trình công nghệ sửa chữa 54

2.1.5. Đánh giá chung về quy trình bảo dưỡng, sửa chữa tại Gara

TOYOTA Giải Phóng 58

a) Đánh giá chung 58

b) Đánh giá quy trình bảo dưỡng, sửa chữa tại Gara ô tô Giải Phóng 59

2.2. Phân tích tình hình thực tế tại Gara ô tô Hải Dương 61

2.2.1. Giới thiệu chung về gara ô tô Hải Dương 61

2.2.2. Trang thiết bị và công dụng của trang thiết bị của xưởng dịch vụ 64

a) Trang thiết bị của bộ phận sơn 64

b) Trang thiết bị phục vụ bộ phận gò, hàn, kéo, nắn khung xe 66

c) Trang thiết bị phục vụ xưởng sửa chữa bảo dưỡng gầm, máy, điện 70

d) Dụng cụ phục vụ bảo dưỡng sửa chữa của gara 74

2.2.3. Quy trình công nghệ sửa chữa bảo dưỡng của Gara ô tô Hải Dương 77

2.2.4. Đánh giá chung về gara ô tô Hải Dương 81

a) Đánh giá chung 81

b) Đánh giá quy trình bảo dưỡng sửa chữa tại gara ô tô Hải Dương 81

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA BẢO DƯỠNG 83

3.1. Giải pháp chung 83

3.2. Giải pháp kỹ thuật 86

3.2.1 Thông số đầu vào và thiết kế nguyên lý làm việc kích nâng 87

a) Thông số đối với kích nâng 2 trục 87

b) Thiết kế nguyên lý 88

3.2.2. Thiết kế bộ truyền của kích nâng 2 trục truyền động vít - đai ốc

và bánh răng côn 89

a) Xác định tải trọng của ô tô tác dụng lên trục vít của kích 89

b) Chọn vật liệu 90

c) Tính đường kính trung bình của vít 90

d) Đường kính ngoài đai ốc 92

e) Kiểm nghiệm vít về độ bền 92

f) Kiểm nghiệm theo điều kiện ổn định 94

3.2.3 Tính toán bộ truyền bánh răng côn răng thẳng 95

a) Chọn vật liệu bánh răng 95

b) Xác định tỷ số truyền 95

c)Xác định ứng suất mỏi tiếp xúc và ứng suất uốn cho phép 95

d) Chọn hệ số chiều rộng bánh răng 97

e) Xác định chiều dài nón L 97

f) Xác định các thông số ăn khớp của cặp bánh răng nón 98

g) Kiểm nghiệm sức bền tiếp xúc của răng 99

h) Kiểm nghiệm sức bền uốn của răng 101

i) Kiểm nghiệm răng về quá tải 102

j) Chọn ổ và then 103

Các thông số và kích thước bộ truyền bánh răng côn 103

Kết luận

Tài liệu tham khảo

 

 

doc20 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 8474 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Nghiên cứu quy trình công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa tại các gara ôtô, đề xuất giảI pháp nâng cao chất lượng hiệu quả của quá trình đó, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 PHÂN TÍCH CHUNG VỀ CÁC GARA BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA ÔT Ô 1.1 Chức năng, nhiệm vụ của gara bảo dưỡng sửa chữa ôtô Chức năng chủ yếu của các gara ôtô là chăm sóc, bảo dưỡng, sửa chữa. Khắc phục những hư hỏng đột xuất hay tất yếu của các chi tiết, cụm máy, xe vận hành an toàn, duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của ôtô, ngăn ngừa các hư hỏng có thể xảy ra, thấy trước các hư hỏng để kịp thời sửa chữa nhằm khôi phục khả năng làm việc của các chi tiết, tổng thành, khôi phục lại khả năng làm việc cho xe, đảm bảo độ tin cậy làm việc cao nhất. Nội dung công việc tiến hành tại các gara Bảo dưỡng định kỳ Cấp bảo dưỡng và nội dung công việc Nội dung công việc bảo dưỡng định kỳ Bảng 1.1 STT  Bảo cấp dưỡng (km)  Nội dung bảo dưỡng  Dụng cụ cần thiết  Yêu cầu kỹ thuật   1  5.000  - Thay dầu máy - Vệ sinh lọc gió, kiểm tra các dung dịch ắc quy, nước làm mát, nước rửa kính, các loại dầu (ly hợp, phanh, trợ lực lái) bổ sung nếu thiếu. - Kiểm tra xiết chặt bu lông đai ốc gầm xe, kiểm tra hệ thống dẫn động cơ cấu lái, rô tuyn, hệ thống treo, trục láp, cao su chắn bụi - Kiểm tra hoạt động của các đồng hồ chỉ thị, chức năng điều khiển, đèn báo, còi, điều hoà, thông gió - Kiểm tra độ căng của các dây đai dẫn động, điều chỉnh nếu cần.  Súng hơi,thùng đựng dầu thải, cờ lê, mỏ lết.  Đảm bảo kiểm tra đúng quy trình, trong quá trình làm việc phải sử dụng chụp bảo vệ để tránh làm bẩn làm xước các bệ mặt xung quanh.   2  10.000  - Thay dầu máy - Thay bầu lọc dầu - Kiểm tra bôi trơn độ dơ các bản lề cửa, khoá nắp ca bô, nắp cốp sau - Kiểm tra điều chỉnh áp suất lốp theo tiêu chuẩn ở phần 3, kiểm tra độ mòn và tình trạng lốp - Kiểm tra xiết chặt ốc vít gầm xe, bơm mỡ gầm, kiểm tra dẫn động cơ cấu lái, cắc đăng, rô tuyn, hệ thống treo, trục láp, cao su chắn bụi - Vệ sinh lọc gió, kiểm tra các loại dung dịch, nước làm mát, nước ắc quy, nước rửa kính, dầu ly hợp, phanh, trợ lực lái bổ sung nếu thiếu - Kiểm tra hệ thống đèn còi, gạt mưa trước sau, phun nước rửa kính - Kiểm tra điều chỉnh độ căng của các dây đai dẫn động - Tháo láp, kiểm tra độ mòn của má phanh, guốc phanh  Súng hơi, thùng đựng, dầu thải, cờ lê, mỏ lết, thiết bị tháo lọc dầu, thiết bị bơm lốp.  Đảm bảo kiểm tra đúng quy trình, trong quá trình làm việc phải sử dụng chụp bảo vệ để tránh làm bẩn, làm xước các bệ mặt xung quanh.   3  15.000  - Thay dầu máy - Nội dung như cấp 5.000 km     4  20.000  - Như cấp 10.000 km thêm các phần sau: + Thay lọc dầu nhiên liệu đối với xe Transit, Escape + Thay lọc gió đối với xe Transit, Escape + Vệ sinh cảm biến không tải + Kiểm tra độ chụm của bánh xe     5  25.000  - Thay dầu máy - Như cấp 5.000 km     6  30.000  - Thay dầu máy - Như cấp 10.000 km     7  35.000  - Thay dầu máy - Như cấp 5.000 km     8  40.000  - Như cấp 20.000 km và làm thêm - Thay bầu lọc nhiên liệu - Thay lọc gió - Kiểm tra hệ thống làm mát, dầu máy, các đầu nối, tuyô điều hoà - Kiểm tra hệ thống cung cấp nhiên liệu, bình nhiên liệu và các đường ống, đầu nối. - Bảo dưỡng cơ cấu phanh 4 bánh, tra mỡ vào vòng bi moay ơ, bơm mỡ - Kiểm tra độ chụm của bánh xe - Vệ sinh giàn nóng, giàn lạnh bằng khí nén, bằng nước.     9  45.000  - Như cấp 5.000 km.     10  50.000  - Như cấp 10.000 km và làm thêm. - Thay dầu li hợp, dầu phanh, dầu trợ lực lái.     11  100.000  - Như cấp 40000 và làm thêm - Thay dây curoa cam - Thay bugi (đối với bugi bạch kim) - Thay dầu cầu sau - Thay dầu hộp số cơ khí     Nội dung chi tiết các công việc chính trong bảo dưỡng kỹ thuật Ở các cấp bảo dưỡng khác nhau có những nội dung công việc khác nhau đối với các cụm tổng thành khác nhau, song chúng đều phải thực hiện các công việc sau: - Bảo dưỡng mặt ngoài của ôtô: Bao gồm quét dọn, rửa xe, xì khô, đánh bóng vỏ xe (với ôtô tải không cần đánh bóng) - Kiểm tra và chẩn đoán kỹ thuật: Bao gồm chẩn đoán mặt ngoài, kiểm tra các mối ghép, kiểm tra nước làm mát, dầu bôi trơn, chẩn đoán tình trạng kỹ thuật của các chi tiết, tổng thành và toàn bộ ôtô. - Công việc điều chỉnh và xiết chặt: Theo kết quả của chẩn đoán kỹ thuật tiến hành điều chỉnh sự làm việc của các cụm, các tổng thành theo tiêu chuẩn cho phép xiết chặt các mối ghép ren. - Công việc bôi trơn: Kiểm tra và bổ sung dầu, mỡ bôi trơn theo quy định (dầu động cơ, hộp số, dầu tay lái, dầu cầu, bơm mỡ vào truyền động các đăng…). Nếu kiểm tra thấy chất lượng dầu mỡ bôi trơn bị biến xấu quá tiêu chuẩn cho phép ta phải thay dầu, mỡ bôi trơn. Khi đến chu kỳ thay dầu mỡ bôi trơn ta phải tiến hành thay theo đúng quy định. - Công việc về lốp xe: Kiểm tra sự hao mòn lốp, kiểm tra áp suất hơi trong lốp xe, nếu cần phải bơm lốp và thay đổi vị trí của lốp. - Công việc về nhiên liệu và nước làm mát: Kiểm tra và bổ sung nhiên liệu phù hợp với từng loại động cơ, bổ sung nước làm mát cho đúng mức quy định. Chế độ bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa ôtô xây dựng trên cơ sở những tiến bộ kỹ thuật cụ thể của từng nước và được nhà nước phê chuẩn và ban hành. Chế độ này phải được tôn trọng và chấp hành như một Pháp lệnh. Tất cả mọi cơ quan sử dụng xe đều phải thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Định ngạch sửa chữa các loại ôtô và các cụm, tổng thành được chỉ ra trong bảng 1.2. Giới thiệu định ngạch sửa chữa ôtô và các tổng thành Bảng 1.2 Loại xe  Định ngạch sửa chữa lớn (tính theo 1.000km)    Toàn xe  Động cơ  Khung thùng xe   Ôtô con Ôtô khách nội Ôtô khách ngoại Ôtô tải Rơ moóc  70-210 160-180 130-330 100-180 40-50  50-170 55-170 160-180 50-180 50-180  70-210 160-180 130-330 100-180 100-180   Nội dung công việc sửa chữa tại các gara a ) Kiểm tra sửa chữa động cơ Sửa chữa cơ cấu khủy trục thanh truyền + Kiểm tra sửa chữa trục khủy + Kiểm tra sửa chữa bánh đà + Kiểm tra sửa chữa bạc lót + Kiểm tra sửa chữa thanh truyền Sửa chữa cơ cấu píttông – xy lanh + Kiểm tra píttông + Kiểm tra chốt píttông + Kiểm tra xy lanh Sửa chữa cơ cấu phân phối khí + Sửa chữa nhóm Xúppap: Kiểm tra thay ống dẫn hướng, kiểm tra sửa chữa xúppap, kiểm tra sửa chữa đế xúpap, kiểm tra lò xo xúppap + Kiểm tra sửa chữa trục cam, bạc lót, con đội: Kiểm tra trục cam, sửa chữa trục cam, sửa chữa thay bạc trục cam, kiểm tra thay con đội, kiểm tra cần bẩy, trục cần bẩy, sửa chữa bộ truyền động cơ cấu phân phối khí, kiểm tra dẫn động cam, kiểm tra bộ truyền xích, kiểm tra bộ truyền đai răng. + Kiểm tra điều chỉnh cơ cấu phân phối khí: Kiểm tra điều chỉnh độ rơ dọc trục cam, điều chỉnh khe hở nhiệt cơ cấu phân phối khí, điều chỉnh vị trí của pittông con đội Kiểm tra sửa chữa hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng + Kiểm tra sửa chữa hệ thống vận chuyển xăng + Kiểm tra sửa chữa bơm xăng dẫn động cơ khí + Kiểm tra sửa chữa bơm điện Kiểm tra chẩn đoán hư hỏng của bộ xử lý trung tâm (hộp đen) Kiểm tra bộ xúc tác chung hòa khí thải Sửa chữa hệ thống nhiên liệu Diesel + Sửa chữa cung cấp nhiên liệu thấp áp + Kiểm tra sửa chữa bộ đôi của bơm cao áp kiểu dãy + Kiểm tra điều chỉnh bơm phân phối có van xả nhiên liệu cao áp + Kiểm tra điều chỉnh bơm phân phối kiểu PDA + Làm sạch vòi phun + Kiểm tra vòi phun trên các thiết bị thử + Kiểm tra điều chỉnh cụm bơm cao áp vòi phun + Lắp vòi phun lên động cơ Sửa chữa hệ thống bôi trơn + Kiểm tra áp suất dầu + Kiểm tra sửa chữa bơm dầu + Thông rửa đường ống dẫn dầu Sửa chữa hệ thống làm mát + Kiểm tra hiện tượng rò rỉ của hệ thống làm mát + Kiểm tra hiện tượng tắc két nước + Thông rửa hệ thống làm mát + Kiểm tra van hằng nhiệt + Kiểm tra điều chỉnh bộ truyền đai + Kiểm tra sửa chữa bơm nước + Kiểm tra sửa chữa quạt gió + Sửa chữa két nước b) Kiểm tra sửa chữa hệ thống gầm *) Sửa chữa hệ thống truyền lực - Kiểm tra sửa chữa ly hợp ma sát + Kiểm tra đĩa ma sát + Kiểm tra sửa chữa cụm đĩa ép lò xo và vỏ ly hợp + Lắp bộ ly hợp và điều chỉnh đồng đều các cần bẩy Kiểm tra sửa chữa biến mômen thủy lực + Kiểm tra biến mômmen ở trạng thái hãm xe + Kiểm tra biến mômen trên xe bằng quan sát + Kiểm tra biến mômen trong xưởng + Sức rửa biến mômen Kiểm tra hộp số điều khiển bằng tay + Kiểm tra điều chỉnh hộp số trên xe + Kiểm tra sửa chữa các chi tiết của hộp số Kiểm tra sửa chữa hộp số tự động + Kiểm tra, điều chỉnh hộp số trên xe. + Làm sạch kiểm tra và thay chi tiết Sửa chữa trục các đăng Kiểm tra sửa chữa cầu xe + Sửa chữa các chi tiết + Kiểm tra khe hở các bánh răng hành tinh + Kiểm tra điều chỉnh độ rơ vòng bi của bánh răng bị động + Kiểm tra điều chỉnh vết tiếp xúc giữa hai bánh răng + Điều chỉnh độ rơ của bán trục *) Sửa chữa hệ thống treo, bánh xe - Kiểm tra hệ thống treo + Kiểm tra sửa chữa nhíp và lò xo + Kiểm tra sửa chữa bộ giảm xóc + Kiểm tra khớp nối hình cầu các đòn và giá xoay + Kiểm tra điều chỉnh ổ bi bánh xe Kiểm tra bánh xe + Tháo lắp lốp xe + Cân bằng động bánh xe + Đảo lốp c) Kiểm tra sửa chữa hệ thống lái - Kiểm tra chẩn đoán kỹ thuật chung + Kiểm tra độ rơ của vành tay lái + Điều chỉnh độ rơ với ứng lực 1kg (10N) + Kiểm tra lực cản ma sát lái Kiểm tra bảo dưỡng các bộ phận + Kiểm tra điều chỉnh khe hở dọc trục, trục vít + Kiểm tra điều chỉnh khe hở ăn khớp của cặp truyền động trong cơ cấu lái + Bảo dưỡng hệ thống lái trợ lực dầu + Kiểm tra bao dưỡng cơ cấu lái : chư chảy dầu tay lái , rô tuy lái. d) Kiểm tra sửa chữa hệ thống phanh - Kiểm tra điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp phanh - Kiểm ta điều chỉnh ke hở giữa má phanh và tang phanh - Xả khí trong xy lanh phanh - Kiểm tra điều chỉnh phanh tay - Láng đĩa phanh - Thay cu ben phanh và bôi mỡ - Thay má phanh - Đo mômen phanh - Thay tuy ô phanh - Kiểm tra hệ thống điều khiển phanh như ABS - Thử phanh e) Kiểm tra sửa chữa hệ thống điện ôtô - Kiểm tra hệ thống cung cấp điện + Kiểm tra ắc quy và bổ sung nước ắc quy + Nạp ắc quy + Kiểm tra điều chỉnh độ căng dây đai của máy phát điện + Kiểm tra sự nạp điện ắc quy của máy phát + Kiểm tra điều chỉnh điện áp của máy phát + Sửa chữa máy phát Kiểm tra sửa chữa hệ thống khởi động điện + Kiểm tra điện áp ắc quy + Kiểm tra máy khởi động ở trạng thái không tải f ) Kiểm tra sửa chữa hệ thống đánh lửa - Kiểm tra tia lửa điện ở bugi - Kiểm tra mạch điện áp thông qua cuộn sơ cấp của biến đánh lửa - Kiểm tra điện áp ở cuộn sơ cấp của biến áp đánh lửa - Kiểm tra tín hiệu điều khiển modun đánh lửa + Kiểm tra các bộ phận của hệ thống đánh lửa - Kiểm tra bugi - Kiểm tra dây cao áp của hệ thống đánh lửa - Kiểm tra cuộn dây biến áp đánh lửa - Kiểm tra bộ chia điện Làm sạch , điều chỉnh khe hở hoặc thay bugi mới.Thay chi tiết mới - Thay dây cao áp mới - Thay biến áp mới - Làm sạch các đầu nối và nối chặt lại. - Kiểm tra nắp chia điện, con quay chia điện và dây cao áp. - Kiểm tra , sưa chữa. g ) Sửa chữa hệ thống phụ tải - Kiểm tra sửa chữa hệ thống chiếu sáng và thông tin - Kiểm tra sửa chữa hệ thống điều hòa không khí + Kiểm tra nhanh hệ thống ga + Kiểm tra hệ thống điều hòa không khí bằng quan sát + Kiểm tra sự làm việc cửa hệ thống + Kiểm tra áp suất ga (chất làm lạnh) + Rút ga ra khỏi hệ thống điều hòa không khí + Bổ sung dầu cho hệ thống + Tạo chân không cho hệ thống + Nạp ga + Thay các bộ phận trong hệ thống 1.3 Trang thiết bị phục vụ công tác bảo dưỡng, sửa chữa của gara ôtô 1.3.1 Trang thiết bị của gara ôtô vụ a) Trang thiết bị của bộ phận sơn Thiết bị của bộ phận sơn Bảng 1.3 STT  TÊN THIẾT BỊ  SỐ LƯỢNG  THÔNG SỐ KỸ THUẬT  GHI CHÚ   1  Đèn sấy sơn  03  + Điện nguồn: 220 V + Công suất: 3x1000 W + Điện lưu làm việc: 3x4,.5 A + Độ cao Min: 0.3 m + Độ cao Max : 2.3 m    2  Buồng sấy sơn  02  + Kích thước tổng thể (7.0 x 5.45 x 3.3)m + Kích thước bên trong (6.9 x 3.9 x 2.6) m + Kích thước cửa (3.0 x 2.55) m + Lưu lượng khí: 20000m3/h + Tốc độ gió: (0.3 – 0.5) m/s + Nhiệt độ sấy 60o – 80o + Độ ồn: ≤ 80 dp    3  Súng phun sơn  08  + Kích thước: 200mm + Trọng lượng: 0.7 kG    4  Máy đánh bóng bề mặt cần sơn  05  + Công suất 1500W+ + Tốc độ không tải: 1000- 3000 (vòng/ phút) + Trọng lượng: 4 Kg    5  Giàn pha sơn vi tính  01     6  Cầu nâng một trụ dùng để rủa xe  01  + Tải trọng nâng: 4 tấn + Đường kính pittông: 270mm + Chiều cao nâng: 1740mm Phạm vi kích thước đầu nối:   Phía trước: Min 397mm   Phía sau   : Min 397mm   Phía trước: Max 936 mm   Phía sau : Max 936mm    b) Trang thiết bị của bộ phận gò hàn Trang thiết bị phục vụ của bộ phận gò hàn Bảng 1.4 STT  TÊN THIẾT BỊ  SỐ LƯỢNG  THÔNG SỐ KỸ THUẬT  GHI CHÚ   1  Băng kéo nắn khung xe  02  + Chiều dài: 3 m + Rộng: 0.36 m + Chiều cao: 0.96 m + Sức kéo: 6 tấn + Dòng điện yêu cầu: 220V, 3A    2  Máy hàn bấm, hàn rút tôn  03  + Nguồn 380V, 2 pha + Công suất: 30 KVA Dòng vào: 60A Dòng ra: 4 – 12,6 V Dòng lớn nhất: 13000A + Hàn một phía độ dầy tấm kim loại: 1- 1,5 mm + Độ cách ly: F + Độ dầy hàn bấm 2 mặt: 3 + 3mm    3  Cẩu nẩng di động  02  + Tải trọng: 1000 kG + Chiều cao: 2 m + Chiều dài 1.5 m    4  Máy hàn hơi  02  + Máy tự động điều chỉnh khí nén + Sử dụng chất dẫn cháy Alcohol, máy tự động ngắt khi đầy áp suất + Điện áp vào: 3 pha 380 VAC ± 15%, 50/60 Hz (570 x 285 x 470) mm Trọng lượng: 32 kG    5  Máy hàn điện  02  + Điện áp sử dụng: 230 V + Điện áp không tải: 26 - 32 V + Dòng hàn: 60 – 120 A + Chu kỳ tải: 120 – 150% 78 – 35% + Khả năng cách điện: H Trọng lượng: 30 kG + Kích thước: (420x210x340)m    6  Kích nâng nhiều loại  04  + Khối lượng nâng: 3 tấn + Chiều nâng min: 130mm + Chiều nâng max: 495mm    7  Máy nén khí  01  + Công suất: 1500W + Áp suất khí: 7 bar + Lưu lượng khí nén: 2.1(m3/ phút)    Trang thiết bị phục vụ bộ phận sửa chữa bảo dưỡng gầm, máy Trang thiết bị phục vụ của bộ phận gầm, máy, điện Bảng 1.5 STT  TÊN THIẾT BỊ  SỐ LƯỢNG  THÔNG SỐ KỸ THUẬT  GHI CHÚ   1  Cầu nâng 4 trụ  02  + Khối lượng nâng: 3500kG + Chiều cao nâng tối đa:1850mm + Thời gian nâng lên: 60s + Thời gian hạ xuống: 50s + Điện thế cung cấp:220V/380V/415V, 50Hz + Công suất mô tơ: 2.2Kw + Khoảng cách giữa 2 trụ ngang: 2850mm + Chiều dài bàn nâng: 4360mm + Chiều dài tổng thể: 5170mm + Chiều rộng của mỗi bàn nâng: 560mm + Chiều cao tối thiểu của bàn nâng: 220mm +Khối lượng: 1100kG    2  Cầu nâng cắt kéo  04  + Khối lượng nâng: 3 tấn + Công suất động cơ: 1,5kW/2HP + Nguồn điện: 380V/50Hz + Chiều cao nâng lớn nhất: 1750mm + Thời gian nâng: 12 giây    3  Cầu nâng 2 trụ  02  + Khối lượng nâng: 3000kG + Chiều cao nâng tối đa: 1800mm + Chiều cao 2 trụ: 2880mm + Chiều cao thấp nhất: 120mm + Khoảng cách giữa 2 trụ: 2750mm + Chiều rộng tổng thể: 3370mm + Chiều dài lớn nhất của tay dài: 1360mm + Chiều dài nhỏ nhất của tay dài: 890mm + Chiều dài lớn nhất của tay ngắn: 1050mm + Chiều dài nhỏ nhất của tay ngắn: 600mm + Thời gian nâng lên: 60s + Thời gian hạ xuống: 40s + Điện thế cung cấp: 230V/380V/60Hz Trọng lượng: 700kG    4  Thiết bị đọc mã lỗi   + Hệ điều hành mở Linux + CPU: 32 bit + CF card: 512M + Nguồn: DC 12V    5  Máy doa xylanh  01  + Đường kính doa: (55 – 200) m + Chiều sâu doa: 460 mm + Hành trình lên xuống đầu máy: 550 mm + Hành trình dọc bàn máy: 760 mm + Trọng lượng máy: 1890 kG + Kích thước máy: (1600 x 1200 x 2000) mm    6  Máy ra vào lốp  01  + Đường kính mâm ngoài: 254mm-510mm + Đường kính mâm trong: 300mm-585mm + Đường kính lốp Max: 950mm (37″) + Chiều rộng lốp Max: 410mm (16″) + Lực ép lốp ở áp suất 10bar: 2500kG + Áp suất làm việc: 8-10bar(116-145Psi) + Điện thế cung cấp: 110V/220V (1ph), 380V (3ph) +Công suất mô tơ: 0.7KW    7  Máy ép thủy lực   + Lực ép: 50 tấn + Hành trình: 250 mm + Chiều rộng lòng: 790 mm + Chiều cao vật ép tối đa: 1050 mm + Khổ rộng cột trụ: 210 mm + Lưu lượng chậm: 1.5 1t/ph + Lưu lượng nhanh: 16 1t/ph + Chiều rộng: 1350 mm + Chiều cao: 2290 mm + Chiều sâu: 650 mm + Khối lượng: 420 kG    8  Kích nâng hộp số kiểu đứng  03  + Sức nâng Max: 0.5 tấn hai hành trình nâng  + Chiều cao thấp nhất: 850mm  + Chiều cao lớn nhất: 1845 mm  + Hành trình piston: 905 mm    9  Máy cân bằng động bánh xe  01  + Thời gian chu kỳ: 8 giây + Trọng lượng bánh xe tối đa: 70 kG + Công suất mô tơ: 180W-320W + Điện thế cung cấp: 220V/50Hz 380V/50HZ + Tốc độ: ≤200rpm + Độ chính xác: ±1g + Đường kính vành: 265mm-615mm + Chiều rộng vành: 40mm-510mm + Tự động START/STOP + Tự động từ xa/ Đo và tự xác định đường kính bánh xe. + Có thể thay đổi giữa gram and ounce,giữa millimeter and inch. + 4 bộ xử lý trung tâm có chức năng xác định vị trí và lượng hợp kim thêm vào bánh xe và hiển thị đầy đủ trên màn hình. + Trọng lượng : 97 kG    10  Máy mài trục khuỷu  01  + Đường kính đá mài ( 15 -100) mm + Chiều dài tay biên tối đa: 180 mm + Tốc độ trục đá mài: 5.400 – 9800 vg/ph + Moto hệ thống bơm thủy lực: 1hp – 1 pha/220v + Trọng lượng: 645 kG    11  Cẩu nâng di động  02  + Tải trọng: 1000 kG + Cao: 2 m + Cần dài: 1.5 m    12  Máy bơm dầu khí nén  03  + Áp lực khí đầu vào: ( 4 – 9 ) kG/cm2 + Dung tích: 30 l + Áp lực đầu ra: 20 – 45 kG/cm2 + Lưu lượng: 16 l       13  Máy thu hồi và nạp ga điều hòa  01  + Kích thước: 109 x 84 x 71 cm + Trọng lượng: 120 kG + Dải nhiệt: 0o – 50o + Đồng hồ kiểu: annalog + Dàn nén: 8 Kw được bảo vệ chống áp suất, dùng dầu , kín. + Dàn ngưng: Có các cánh tản nhiệt 14,645 cm2 + Quạt ngưng: 5 cánh    14  Máy mài bàn  01  + Công suất: 700W + Đường kính đá mài : 200mm + Tốc độ: 2850 v/p + Trọng lượng: 39 kG    15  Máy đo mômen phanh và độ chụm bánh xe  01  +Đường kính trục con lăn: 127mm + Chiều dài trục con lăn: 1000mm + Động cơ điện xoay chiều 3 pha, 2.2 KW, 6P + Kích thước bệ thử (dài x rộng x cao): 2100 x 800 x 680 (mm)    Dụng cụ phục vụ bảo dưỡng sửa chữa của gara Dụng cụ phục vụ bảo dưỡng sửa chữa của gara Bảng 1.6 STT  TÊN DỤNG CỤ  SỐ LƯỢNG  CÔNG DỤNG   1  Tủ đựng đồ  40  Dùng để đựng, bảo quản, quản lý dụng cụ trong xưởng.   2  Dụng cụ cân lực  20  Là dụng cụ chuyên dùng để kiểm tra và xác định lực xiết các chi tiết lắp ghép bằng bulong, đai ốc   3  Dụng cụ bơm lốp  10  Là thiết bị dùng để bơm hơi cho lốp và kiểm tra độ căng của lốp   4  Súng hơi loại ngắn  30  Là dụng cụ chuyên dùng để tháo và xiết các bulong, đai ốc   5  Súng hơi loại dài  30  Là dụng cụ chuyên dùng để tháo và xiết các bulong đai ốc ở những nơi có không gian hẹp hay những nơi mà súng hơi dài không thể làm việc được   6  Dụng cụ thay lọc dầu  15  Là thiết bị thay lọc dầu   7  Các loại kìm  60  Kìm thông dụng, kìm mỏ nhọn, kìm răng...để bảo vệ răng trong của kìm không nên dùng kìm để kìm để cặp các vật thép cứng.   8  Các loại cờ lê và tròng  60  Cờ lê miệng dùng nới lỏng hoặc vặn những bu lông với lực nhỏ, khi mở hoặc xiết chặt với lực lớn phải dùng cờ lê vòng.   9  Các loại túyp  15  Khi làm việc với các bu lông đai ốc chịu lực lớn hoặc nằm sâu bên trong ta phải sử dụng túyp với các cần nối. Đối với các bu lông nắp máy, bu lông cổ trục chính, bu lông nắp đầu to thanh truyền... phải sử dụng túyp   10  Dụng cụ khoan  12    11  Panme  10  Dùng để xác định kích thước và đường kính vật thể cần đo   12  Panme số  5  Dùng để xác định kích thước cần độ chính xác cao và đường kính vật thể cần đo   13  Dụng cụ đo điện áp  4  Dùng để xác định điện áp   14  Bình xịt, rửa  60  Dùng để làm sạch bề mặt làm việc của vật liệu   15  Các loại tô vít  40    16  Xe đẩy để lốp  5  Dùng để đựng lốp, đánh dấu lốp, dùng để đảo lốp và di chuyển lốp trong xưởng   17  Tai che và vải phủ  60  Dùng để che phủ tránh dầu mỡ và tránh làm xước nhưng bề mặt xung quanh vị trí làm việc  

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc06 chuong 1 da sua ngay 06 04.doc
  • doc01 bia chinh dong.doc
  • doc02 bia phu dong.doc
  • doc03 nhiem vu.doc
  • doc04 MỤC LỤC.doc
  • doc05 loi noi dau.doc
  • doc07 phan tich thuc te tai gara toyota giai phong sua ngay 06 04.doc
  • doc08 phan tich thuc te tai gara oto hai duong.doc
  • doc09 chuong 3 sua ngay 06 04.doc
  • doc10 Ket luan.doc
  • doc11 tai lieu tham khao.doc
  • dwgbo truyen kich.dwg
  • dwgkich nang.dwg
  • dwgmat bang toyota giai phong.dwg
  • dwgSo do qua trinh cong nghe sua chua xe.dwg
  • dwgSo_do_qua_trinh_cong_nghe_bao_duong_xe dong.dwg