MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM VÀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC Ở MỎ BẠCH HỔ
1.1. Sơ lược về sự phát triển của ngành dầu khí Việt Nam 3
1.2. Tình hình khai thác dầu khí tại mỏ Bạch Hổ 6
1.3. Dầu mỏ, tính chất lý hóa dầu thô mỏ Bạch Hổ 7
1.4. Sơ đồ công nghệ thu gom và vận chuyển dầu khí ở mỏ Bạch Hổ 8
CHƯƠNG 2: CÁC LOẠI BÌNH TÁCH ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG KHAI THÁC DẦU KHÍ
2.1. Giới thiệu chung 10
2.2. Các phương pháp dùng để tách khí ra khỏi dầu trong bình tách 10
2.3. Các phương pháp dùng để tách dầu ra khỏi khí trong bình tách 11
2.4. Những khó khăn thường gặp trong quá trình tách dầu khí 17
2.5. Các loại bình tách sử dụng trong khai thác dầu khí 19
2.6. Các loại bình tách được sử dụng trong khai thác dầu khí tại XNLD
Vietsovpetro 42
CHƯƠNG 3: CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ QUY TRÌNH LẮP
ĐẶT BÌNH TÁCH HГC
3.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bình tách HГC 55
3.2. Các thiết bị đi kèm bình tách HГC 58
3.3. Tính toán cơ bản về bình tách HГC 59
3.4. Yêu cầu về lắp đặt bình tách HГC 79
CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH VẬN HÀNH, SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG BÌNH TÁCH HГC
4.1. Quy trình vận hành bình tách HГC 81
4.2. Các dạng hỏng của bình tách HГC và biện pháp khắc phục 88
4.3. Chế độ bảo dưỡng bình tách HГC 89
4.4. Các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bình 90
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC AN TOÀN TRONG VẬN HÀNH, SỬA CHỮA VÀ
BẢO DƯỠNG BÌNH TÁCH HГC
5.1. Công tác an toàn trong vận hành bình tách HГC 94
5.2. Công tác an toàn trong sửa chữa, bảo dưỡng bình tách HГC 95
KẾT LUẬN
105 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2684 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu quy trình lắp đặt, vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng bình tách hгc tại xnld vietsovpetro, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
BÙI KIM QUẢNG
LỚP: THIẾT BỊ DẦU KHÍ – K49
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH, SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG BÌNH TÁCH HГC TẠI XNLD VIETSOVPETRO
HÀ NỘI, 6-2009.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
BÙI KIM QUẢNG
LỚP: THIẾT BỊ DẦU KHÍ – K49
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH, SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG BÌNH TÁCH HГC TẠI XNLD VIETSOVPETRO
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
GV.NGUYỄN VĂN THỊNH THS.NGUYỄN VĂN GIÁP
HÀ NỘI, 6-2009.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM VÀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC Ở MỎ BẠCH HỔ
1.1. Sơ lược về sự phát triển của ngành dầu khí Việt Nam 3
1.2. Tình hình khai thác dầu khí tại mỏ Bạch Hổ 6
1.3. Dầu mỏ, tính chất lý hóa dầu thô mỏ Bạch Hổ 7
1.4. Sơ đồ công nghệ thu gom và vận chuyển dầu khí ở mỏ Bạch Hổ 8
CHƯƠNG 2: CÁC LOẠI BÌNH TÁCH ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG KHAI THÁC DẦU KHÍ
2.1. Giới thiệu chung 10
2.2. Các phương pháp dùng để tách khí ra khỏi dầu trong bình tách 10
2.3. Các phương pháp dùng để tách dầu ra khỏi khí trong bình tách 11
2.4. Những khó khăn thường gặp trong quá trình tách dầu khí 17
2.5. Các loại bình tách sử dụng trong khai thác dầu khí 19
2.6. Các loại bình tách được sử dụng trong khai thác dầu khí tại XNLD
Vietsovpetro 42
CHƯƠNG 3: CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ QUY TRÌNH LẮP
ĐẶT BÌNH TÁCH HГC
3.1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bình tách HГC 55
3.2. Các thiết bị đi kèm bình tách HГC 58
3.3. Tính toán cơ bản về bình tách HГC 59
3.4. Yêu cầu về lắp đặt bình tách HГC 79
CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH VẬN HÀNH, SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG BÌNH TÁCH HГC
4.1. Quy trình vận hành bình tách HГC 81
4.2. Các dạng hỏng của bình tách HГC và biện pháp khắc phục 88
4.3. Chế độ bảo dưỡng bình tách HГC 89
4.4. Các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bình 90
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC AN TOÀN TRONG VẬN HÀNH, SỬA CHỮA VÀ
BẢO DƯỠNG BÌNH TÁCH HГC
5.1. Công tác an toàn trong vận hành bình tách HГC 94
5.2. Công tác an toàn trong sửa chữa, bảo dưỡng bình tách HГC 95
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TRONG ĐỒ ÁN
STT
SỐ HÌNH VẼ
TÊN HÌNH VẼ
TRANG
1
Hình 1.1
Sơ đồ công nghệ thu gom và vận chuyển dầu khí ở mỏ Bạch Hổ.
9
2
Hình 2.1
Thiết bị tách sương
12
3
Hình 2.2
Sơ đồ cấu tạo bình tách đứng
13
4
Hình 2.3
Bình tách 2 pha sử dụng phương pháp ly tâm.
15
5
Hình 2.4
Bình tách sử dụng màng ngăn kiểu ngưng tụ.
16
6
Hình 2.5
Sơ đồ bình tách đứng đặc biệt để tách dầu thô chứa nhiều bọt.
18
7
Hình 2.6
Sơ đồ cấu tạo chung của bình tách.
23
8
Hình 2.7
Tách cơ bản kiểu cửa vào hướng tâm.
25
9
Hình 2.8
Bộ phận chiết sương kiểu đồng tâm.
26
10
Hình 2.9
Bộ phận chiết sương kiểu nan chớp.
27
11
Hình 2.10
Bộ lọc sương 2 lớp đệm.
28
12
Hình 2.11
Bình tách 2 pha (dầu-khí) hình trụ đứng.
33
13
Hình 2.12
Bình tách 3 pha (dầu-khí-nước) hình trụ đứng.
34
14
Hình 2.13
Bình tách hình trụ đứng 3 pha sử dụng lực ly tâm.
35
15
Hình 2.14
Bình tách hình trụ nằm ngang 2 pha (dầu-khí).
36
16
Hình 2.15
Bình tách hình trụ nằm ngang 3 pha (dầu-khí-nước).
37
17
Hình 2.16
Bình tách 2 pha hình cầu.
38
18
Hình 2.17
Bình tách 3 pha hình cầu.
39
19
Hình 2.18
Sơ đồ nguyên lý bình tách C-2.
46
20
Hình 2.19
Sơ đồ nguyên lý bình tách C-3.
48
21
Hình 2.20
Sơ đồ nguyên lý bình tách C-4.
49
22
Hình 2.21
Sơ đồ công nghệ của Dupulsators và Separators.
52
23
Hình 2.22
Sơ đồ công nghệ của bình EG và bình C-2.
53
24
Hình 2.23
Sơ đồ công nghệ của bình tách E-3.
53
25
Hình 2.24
Sơ đồ công nghệ xử lý khí qua bình C-6-1/2.
54
26
Hình 3.1
Cấu tạo bình tách HГC.
57
27
Hình 3.2
Sơ đồ phân bố bề mặt thiết bị sản xuất.
61
28
Hình 3.3
Sơ đồ tổ hợp thu gom dầu khí trên MSP.
62
29
Hình 3.4
Tương quan giữa chiều dài, chiều dày và đường kính.
74
30
Hình 3.5
78
31
Hình 4.1
Sơ đồ nguyên lý của bình tách C-1 (HГC).
82
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG ĐỒ ÁN
STT
SỐ HIỆU BẢNG
TÊN BẢNG
TRANG
1
Bảng 1.1
Độ nhớt dầu thô mỏ Bạch Hổ
8
2
Bảng 2.1
So sánh ưu nhược điểm của các thiết bị tách dầu khí.
41
3
Bảng 3.1
Các thiết bị cấu tạo nên bình tách HГC.
55
4
Bảng 3.2
Thành phần nước, khí không hòa tan trong dầu thô sau khi tách.
63
5
Bảng 3.3
Tỷ lệ dầu có chứa trong nước đã tách.
64
6
Bảng 3.4
Lượng dầu có trong khí đã tách.
64
7
Bảng 3.5
Bảng hệ số F của bình tách.
68
8
Bảng 3.6
Thời gian lắng.
71
9
Bảng 3.7
Thời gian lắng tương đương với tỷ trọng tương đối của dầu.
71
10
Bảng 3.8
Các thành phần dầu mỏ trong mỏ Bạch Hổ.
75
11
Bảng 4.1
Điểm đặt của các thiết bị trong quá trình vận hành bình C-1.
87;88
12
Bảng 4.2
Nguyên nhân và cách khắc phục với sự cố chất lỏng bị cuốn ra ngoài theo khí.
88
13
Bảng 4.3
Nguyên nhân và cách khắc phục trường hợp bình tách quá tải chất lỏng.
89
14
Bảng 4.4
Các chỉ tiêu dầu đạt tiêu chuẩn thương mại.
91
BẢNG QUY ĐỔI CÁC ĐƠN VỊ SỬ DỤNG TRONG ĐỒ ÁN
* Khối lượng
- 1 kg = 1000 g;
- 1 pound = 0,453 kg.
* Độ dài
- 1 m = 1000 mm;
- 1 inch (in) = 25,4 mm;
- 1 foot (ft) = 0,3048 m.
* Áp suất
- 1 at = 1 kG/cm2;
- 1 at = 760 mmHg;
- 1 Bar = 100kPa = 14,5030 Psi = 1,0197 kG/cm2 = 0,9869 atm.
* Nhiệt độ
- 0C = 0,555.(0F – 32);
- 0K = 273 + 0C.
* Độ nhớt
- 1 mPa.s = 1Cp = 6,985.107 1b.s/ft2.
* Tỷ trọng
0API = ;
Trong đó Spec.Grav.60/600F là tỷ trọng dầu ở 600F quy về nước ở nhiệt độ 600F.
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, ngành công nghiệp Dầu khí đóng một vai trò rất quan trọng cho sự phát triển chung của ngành kinh tế Việt Nam. Nó là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, do đó rất được quan tâm và phát triển một cách mạnh mẽ. Với sự phát triển của ngành, sản lượng ngày càng tăng, hàng năm nộp ngân sách nhà nước hàng ngàn tỷ đồng, đóng góp to lớn vào sự tăng trưởng và phát triển đất nước.
Trong những năm gần đây, nhu cầu năng lượng trên toàn thế giới tăng lên mạnh mẽ, dầu khí trở thành một nguồn năng lượng hết sức quan trọng, có khả năng gây nên những biến động mạnh mẽ về kinh tế, thậm chí là những bất ổn về chính trị quốc tế. Tại Việt Nam, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO thì nhu cầu năng lượng là rất cần thiết. Vì vậy, một trong những giải pháp quan trọng là đẩy mạnh công tác thăm dò và khai thác dầu khí, đáp ứng nhu cầu năng lượng cho đất nước và xuất khẩu.
Đặc điểm dầu thô tại mỏ Bạch Hổ là dầu có hàm lượng parafin tương đối cao, độ nhớt, nhiệt độ đông đặc cao nên việc khai thác, vận chuyển hỗn hợp dầu khí gặp nhiều khó khăn. Do đó trước khi trở thành dầu thương phẩm, hỗn hợp dầu khí cần được xử lý ngay tại các giàn khai thác, việc xử lý đó được thực hiện bằng các bình tách dầu khí.
Sau khi kết thúc đợt thực tập tốt nghiệp và thu thập tài liệu, dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Văn Thịnh. Được sự đồng ý của bộ môn Thiết bị dầu khí và Công trình, trường Đại học Mỏ - Địa Chất, em đã hoàn thành bản đồ án với đề tài: “Nghiên cứu quy trình lắp đặt, vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng bình tách HГC tại XNLD Vietsovpetro”. Mục đích của đồ án là nghiên cứu các phương pháp tách dầu-khí từ hỗn hợp dầu khí, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, quy trình lắp đặt, quy trình vận hành, các dạng hỏng và biện pháp sửa chữa, bảo dưỡng bình tách HГC trên các giàn khoan-khai thác nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của thiết bị.
Bản đồ án tốt nghiệp là một công trình nghiên cứu khoa học được xây dựng trên quá trình học tập, nghiên cứu tại trường kết hợp với quá trình thực tập tốt nghiệp nhằm giúp sinh viên nắm vững các kiến thức đã học.
Do tài liệu còn hạn chế, quá trình thực tế sản xuất chưa nhiều nên mặc dù đã rất cố gắng song những gì bản thân đã thể hiện trong bản đồ án tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy (cô) và các bạn trong lớp để em hoàn thiện đồ án một cách tốt nhất.
Em xin gửi lời biết ơn chân thành tới các thầy (cô) trong bộ môn Thiết bị Dầu khí và Công trình, các bạn trong lớp, đặc biệt là thầy Nguyễn Văn Thịnh đã hướng dẫn em tận tình trong suốt quá trình làm đồ án.
Em cũng xin cảm ơn toàn thể cán bộ, kỹ sư giàn MSP-3 thuộc XNLD Vietsovpetro đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và thu thập tài liệu kỹ thuật để em hoàn thành đồ án này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Bùi Kim Quảng
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM VÀ TÌNH HÌNH
KHAI THÁC Ở MỎ BẠCH HỔ
1.1. Sơ lược về sự phát triển của ngành dầu khí Việt Nam
Trong những năm qua ngành công nghiệp dầu khí đã góp một phần vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đã và đang đóng góp một phần lớn vào ngân sách nhà nước, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Là một nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có nhiều thuận lợi, đặc biệt là nguồn tài nguyên rất phong phú, đa dạng cả trên đất liền và ngoài biển khơi. Với diện tích bờ biển và thềm lục địa lớn, là điều kiện rất thuận lợi cho việc tìm kiếm và thăm dò dầu khí. Từ những năm 60 của thế kỷ XX mặc dù có nhiều khó khăn nhưng công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí đã được các đoàn địa chất của Tổng cục dầu khí tiến hành trên địa bàn sông Hồng ở miền Bắc, từ những năm 70 tiến hành nghiên cứu vùng thềm lục địa. Đến nay công tác tìm kiếm đã được thực hiện trên 1/3 diện tích thềm lục địa cho kết quả rất khả quan. Cụ thể là đã xác định được các bể trầm tích có triển vọng dầu khí như: Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay-Thổ Chu, Tư Chính-Vũng Mây, nhóm bể Trường Sa và Hoàng Sa trong đó các bể Sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay-Thổ Chu là đã phát hiện và đang khai thác dầu khí.
Năm 1981, xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro được thành lập và hoạt động trên cơ sở Hiệp định liên chính phủ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết (trước đây) và sau này là Liên Bang Nga, với vốn pháp định là 1.500 triệu USD, trong đó mỗi bên tham gia Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro là 750 triệu USD. Xí nghiệp đang hoạt động có hiệu quả tại vùng thềm lục địa phía Nam Việt Nam và là đơn vị khai thác dầu khí biển lớn nhất ở Việt Nam. Sau khi phát hiện dầu khí ở mỏ Bạch Hổ vào 26/6/1986 Vietsovpetro đã khai thác những tấn dầu đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam.
Bên cạnh hoạt động khai thác, công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí đã và đang được Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro tiến hành có hiệu quả cao, ngày càng tìm kiếm được nhiều mỏ khác với trữ lượng đáng kể. Mục tiêu gia tăng trữ lượng dầu khí trong những năm gần đây liên tục được hoàn thành với mức từ 30÷40 triệu tấn/năm, có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc đảm bảo cân đối, bền vững duy trì ổn định sản lượng dầu khí khai thác phục vụ nền kinh tế, đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước trong thời gian tới.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 198/2006/QĐ-TTG ngày 29/8/2006 của thủ tướng chính phủ, hiện nay với hơn 50 đơn vị thành viên và các công ty liên doanh. Cho đến nay ngành dầu khí đã ký được khoảng 60 hợp đồng thăm dò khai thác dầu khí, trong đó có 35 hợp đồng đang có hiệu lực với các tập đoàn dầu khí quốc tế, thu hút vốn đầu tư trên 7 tỷ USD. Để thực thực hiện mục tiêu đảm bảo cung cấp nhiên liệu và năng lượng cho nền kinh tế, chủ động cho việc hội nhập với cộng đồng dầu khí quốc tế, những năm gần đây tập đoàn dầu khí đã mở rộng sang thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài, trong đó có hai đề án tự điều hành đã thu được những kết quả tốt đẹp tại Malaysia và Angieria.
Song song với việc tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, lĩnh vực công nghiệp khí cũng đã được tích cực triển khai. Dòng khí đồng hành ở mỏ Bạch Hổ được đưa vào bờ đã đem lại hiệu quả cao cho nền kinh tế, đồng thời cung cấp nhiên liệu cho nhà máy điện đạm Phú Mỹ cùng một lượng lớn khí hoả lỏng LPG, Condenasate cho nhu cầu nội địa. Cùng với nguồn khí đồng hành bể Cửu Long thì nguồn khí Nam Côn Sơn được đưa vào cho sự hoạt động của cụm công nghiệp khí điện đạm Đông Nam Bộ. Việc đưa vào hoạt động của nhà máy khí điện đạm Cà Mau đã tạo ra sức bật mới cho nền kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long. Trong tương lai nhiều mỏ khí mới như lô B, mỏ Sư Tử Trắng sẽ mở ra một giai đoạn đầy hứa hẹn cho nền công nghiệp khí của Việt Nam.
Trong lĩnh vực chế biến khí và hoá dầu, nhà máy lọc dầu Dung Quất đã được đưa vào hoạt động và cho ra những tấn dầu thương phẩm đầu tiên. Bên cạnh đó khu liên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn và dự án nhà máy lọc hoá dầu Long Sơn đang được xây dựng tích cực để sớm đưa vào hoạt động đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nhiên liệu cho đất nước và bổ xung cho công nghiệp hoá dầu nhiên liệu và sản phẩm mới.
Cùng với sự phát triển trọng tâm của công nghiệp dầu khí, để khép kín và hoạt động đồng bộ của ngành, các hoạt động về dịch vụ, kỹ thuật, thương mại, tài chính, bảo hiểm….của ngành dầu khí đã được hình thành và phát triển với doanh số hoạt động ngày càng cao trong tổng doanh thu của ngành. Thực hiện mục tiêu xây dựng ngành dầu khí quốc gia Việt Nam trở thành tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước, công tác hoàn thiện cơ chế quản lý cơ cấu tổ chức và công tác cổ phần hoá doanh nghiệp đã được triển khai có hiệu quả do đó hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị cổ phần hoá được cải thiện rõ rệt. Hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn xác định theo hướng có hiệu quả nhất và phát triển thêm một số lĩnh vực khác để tận dụng thế mạnh của ngành.
Là một ngành kinh tế kỹ thuật yêu cầu công nghệ cao, vốn đầu tư lớn và mức độ rủi ro cao, nên con người luôn là yếu tố quyết định đặc biệt trong thời kỳ hội nhập. Ý thức được điều đó tập đoàn dầu khí Việt Nam đã sớm đầu tư xây dựng và đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, đặc biệt là các cán bộ khoa học và các cán bộ có trình độ quản lý cao. Đến nay tập đoàn dầu khí Việt Nam đã có đội ngũ chuyên gia cán bộ hơn 22000 người và đang đảm đương tốt công việc được giao.
Chặng đường xây dựng và phát triển của ngành dầu khí Việt Nam trên 30 năm qua hết sức vẻ vang, Nhà nước đã luôn tạo điều kiện cho ngành dầu khí phát triển. Thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 386/QĐ-TTG ngày 09/03/2006 phê duyệt chiến lược phát triển ngành dầu khí quốc gia Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025.
Nhằm đáp ứng đòi hỏi cấp bách và tăng trưởng kinh tế chung của nhà nước trong giai đoạn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 tập đoàn dầu khí Việt Nam xác định mục tiêu và nhiệm vụ như sau:
Mục tiêu tổng quát:
Phát triển ngành dầu khí Việt Nam trở thành ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng bao gồm: Tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ phân phối, dịch vụ xuất nhập khẩu. Xây dựng Tập đoàn dầu khí vững mạnh, kinh doanh đa ngành trong nước và quốc tế.
Các mục tiêu cụ thể:
- Về tìm kiếm thăm dò dầu khí: Đẩy mạnh việc tìm kiếm thăm dò, gia tăng trữ lượng có thể khai thác. Ưu tiên những vùng biển nước sâu xa bờ. Tích cực triển khai đầu tư tìm kiếm thăm dò dầu khí ra nước ngoài.
- Về khai thác dầu khí: Khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên dầu khí trong nước để sử dụng lâu dài. Đồng thời tích cực mở rộng hoạt động khai thác dầu khí ở nước ngoài để bổ xung phần thiếu hụt của khai thác trong nước. Phấn đấu khai thác 25÷35 triệu tấn/năm, trong đó khai thác dầu thô giữ ổn định ở mức 18÷20 triệu tấn/năm và khai thác khí 6÷17 tỷ m3/năm.
- Về phát triển công nghiệp khí: Tích cực phát triển thị trường tiêu thụ trong nước, sử dụng khí tiết kiệm hiệu quả cao thông qua sản xuất điện, phân bón, hoá chất, phục vụ các ngành công nghiệp khai thác, giao thông vận tải, tiêu dùng gia đình. Xây dựng và vận hành an toàn hệ thống đường ống quốc gia, sẵn sàng kết nối với đường ống dẫn khí khu vực Đông Nam Á phục vụ cho nhu cầu xuất nhập khẩu khí. Riêng tập đoàn dầu khí Việt Nam sản xuất 10÷15(%) tổng sản lượng điện của cả nước.
- Về công nghiệp chế biến khí: Tích cực thu hút vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là đầu tư nước ngoài để phát triển nhanh công nghiệp chế biến khí. Kết hợp có hiệu quả giữa các công trình lọc hoá dầu, chế biến khí để tạo ra sản phẩm năng lượng cần thiết phục vụ cho thị trường trong nước và làm nhiên liệu cho các ngành công nghiệp khác.
- Về sự phát triển dịch vụ dầu khí: Thu hút tối đa các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ để tăng doanh thu của dịch vụ trong tổng doanh thu của ngành. Phấn đấu đến năm 2010 doanh thu dịch vụ kỹ thuật dầu khí đạt 30÷35(%) tổng doanh thu của cả ngành và ổn định đến năm 2025.
- Về sự phát triển khoa học và công nghệ: Tăng cường tiềm lực phát triển khoa học công nghệ, đầu tư trang thiết bị hiện đại để hiện đại hoá nhanh ngành công nghiệp dầu khí. Xây dựng lực lượng cán bộ công nhân dầu khí mạnh cả về chất lượng và số lượng để có thể điều hành các hoạt động dầu khí cả trong nước và ngoài nước.
1.2. Tình hình khai thác dầu khí tại mỏ Bạch Hổ
Vùng mỏ Bạch Hổ nằm ở lô số 9 thuộc biển Đông, diện tích vùng mỏ khoảng 10.000 km2 cách đất liền khoảng 120km theo đường chim bay. Độ sâu trung bình ỏ mỏ là 50-55m, khí hậu cận nhiệt đới gió mùa. Theo về hướng Tây nam mỏ Bạch Hổ khoảng 35km là mỏ Rồng, xa hơn nữa là mỏ Đại Hùng. Toàn bộ cơ sở dịch vụ trên bờ của Xí nghiệp liên doanh Vietsopetro nằm trong phạm vi thành phố Vũng Tàu bao gồm: Xí nghiệp khoan biển, Xí nghiệp khai thác, Xí nghiệp dịch vụ kỹ thuật, Xí nghiệp vận tải biển, Viện dầu khí, Xí nghiệp xây lắp các công trình biển.....
Các phương pháp khai thác dầu chủ yếu đang được sử dụng ở mỏ Bạch Hổ là phương pháp khai thác tự phun, khai thác bằng gaslift và phương pháp khai thác bằng máy bơm ly tâm điện chìm... Tính đến hết tháng 10 năm 2006, xí nghiệp đã khai thác được gần 160 triệu tấn dầu thô, thu gom vận chuyển 16,6 tỷ m khí đồng hành và khí hóa lỏng phục vụ phát điện sản xuất công nghiệp hóa chất. Doanh thu từ xuất khẩu dầu thô đạt 32,7 tỷ USD. Nộp vào ngân sách quốc gia 21 tỷ USD, lợi nhuận phía Nga đạt 5,8 tỷ USD. Việt Nam đã trở thành nước khai thác và xuất khẩu dầu đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á.
Đến nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, chúng ta đã và đang có hệ thống các thiết bị tối tân, 12 giàn khoan cố định, 9 giàn nhẹ, 2 giàn công nghệ trung tâm, 3 giàn bơm ép nước, 2 giàn nén khí, 2 giàn tự nâng và 4 trạm rót dầu không bến. Với hơn 330 km đường ống ngầm dưới biển, 17 tàu dịch vụ trên biển, 10 cầu cảng và hệ thống kho chứa phục vụ trên bờ.
Bên cạnh các thành quả mà tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam đã đạt được là những khó khăn và thử thách trước mắt. Đó chính là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay đã làm cho nền kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng. Cùng với cuộc khủng hoảng đó là hiện nay trữ lượng khai thác sau nhiều năm đang giảm xuống một cách rõ rệt. Vấn đề đặt ra là phải tìm kiếm thăm dò các mỏ dầu khí mới và áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại để nhằm gia tăng sản lượng.
Song song với các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí, liên doanh Vietsovpetro đã và đang bắt tay ký kết với các đối tác nước ngoài. Ước tính lợi nhuận thu được từ lĩnh vực này đạt hơn 20 triệu USD. Từ nay cho đến hết năm 2010 Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro phấn đấu tăng sản lượng khai thác hơn 52 triệu tấn dầu thô, khoan 64 giếng, đưa vào bờ 6,5 tỷ mkhí, đưa vào sử dụng 7 công trình biển, 3 công trình đầu tư lớn.
1.3. Dầu mỏ, tính chất lý hóa dầu thô mỏ Bạch Hổ
Dầu mỏ
Dầu mỏ là sản phẩm phức tạp của thiên nhiên với thành phần chủ yếu là hydrocacbon, chúng chiếm từ 6090% khối lượng của dầu. Các hydrocacbon này được tạo thành do sự kết hợp của các nguyên tố Cacbon và Hydro. Tuỳ theo các cấu trúc phân tử mà ta có các hydrocacbon ở thể khí, lỏng, rắn.
Dầu mỏ bao gồm các nhóm:
- Nhóm hydrocacbon Parafinic (CnH2n+2): Nhóm này có cấu trúc mạch thẳng và mạch nhánh chiếm từ 5070%. Ở điều kiện bình thường hydrocacbon có cấu tạo mạch từ C1C4 ở trạng thái khí, từ C5C17 ở trạng thái lỏng, lớn hơn C17 ở trạng thái rắn (dạng tinh thể).
- Nhóm hydrocacbon naptenic (CnH2n): Nhóm này có cấu trúc mạch vòng (no, không no) chiếm tỷ lệ 1020% thành phần dầu thô, phổ biến nhất là Cyclopentan (C5H10) và Cyclohexan (C6H12) cùng các dẫn xuất alkyl của chúng. Ở điều kiện thường hydrocacbon napten (no) có cấu tạo từ C1C4 ở trạng thái khí, từ C5C10 ở trạng thái lỏng, từ C11 trở lên ở trạng thái rắn.
- Nhóm hydrocacbon anomatic (CnH2n-6): Nhóm này có mặt trong dầu thô dưới dạng các dẫn xuất của benzen, chiếm từ 12% thành phần dầu thô.
- Các hợp chất có chứa Oxy, Nitơ, Lưu huỳnh: Ngoài các nhóm hydrocacbon kể trên trong dầu thô còn chứa các hợp chất không thuộc loại này mà phần lớn là Asphatel-smol có chứa trong nó hợp chất của O, N, S trong đó.
+ Hợp chất với O chiếm hàm lượng riêng khá lớn trong Asphatel, có thể tới 80%, chủ yếu tồn tại dưới dạng axit naften, nhựa Asphal và Phenol.
+ Hợp chất với N2: Quan trọng nhất là pocfirin, đây là sản phẩm chuyển hoá từ Hemoglobin sinh vật và từ clorofin thực vật. Điều này chứng tỏ nguồn gốc hữu cơ của dầu mỏ. Pocfirin bị phân huỷ ở nhiệt độ tạo thành dầu mỏ 200oC.
+ Hợp chất với S: Tồn tại dưới dạng S tự do H2S. Hàm lượng dầu thô thường từ 0,11%, nếu S0,5% được xem là hàm lượng đạt tiêu chuẩn. Hàm lượng S càng cao giá trị dầu thô càng giảm.
Ngoài ra trong dầu thô còn chứa hàm lượng rất nhỏ các kim loại hợp chất khác như: Fe, Mg, Ca, Ni, Cr, Ti, Co, Zn... chiếm khoảng 0,150,19 kg/tấn.
1.3.2. Tính chất lý hóa dầu thô mỏ Bạch Hổ
Dầu mỏ tự nhiên cũng có tính chất vật lý đa dạng như thành phần hoá học của chúng. Một số thể hiện dưới dạng lỏng, một số dưới dạng nhớt. Màu của chúng biến thiên tuỳ theo bản chất của các thành phần bay hơi.
Dầu thô của mỏ bạch Hổ có nhiệt độ đông đặc cao khoảng 29÷34oC, hàm lượng parafin cao khoảng 20÷25% trong khi đó nhiệt độ môi trường quá thấp khoảng 23÷24oC điều này gây khó khăn cho việc vận chuyển.
+ Độ nhớt (µ): Độ nhớt là thông số hết sức quan trọng, nó thể hiện bản chất của chất lỏng. Trong dòng chảy luôn luôn tồn tại các lớp chất lỏng khác nhau về vận tốc, các lớp này tác dụng tương hỗ lên các lớp kia theo phương tiếp tuyến với chúng. Lực này có tác dụng làm giảm tốc độ với các lớp chảy chậm. Ta gọi là nội ma sát.
+ Trọng lượng riêng (γ): Trọng lượng dầu phụ thuộc vào độ nhớt và thành phần dầu. Trong suốt quá trình vận chuyển dầu, nhiệt độ thay đổi dọc theo đường ống làm tỷ trọng thay đổi. Trọng lượng dầu thô của mỏ Bạch Hổ ở 20oC là γ=840(KG/m3). Nhiệt độ thay đổi liên tục theo chiều dài đường ống vì có sự trao đổi nhiệt với môi trường ngoài dẫn đến tỷ trọng thay đổi theo.
Bảng 1.1: Độ nhớt dầu thô mỏ Bạch Hổ
t > 610C
µ = 0.06.e0,01t
380C ≤ t ≤ 610C
µ = 0.03.e0,04t
300 ≤ t ≤ 380C
µ = 3,74.e0,08t
t ≤ 300C
µ = 10,2.e0,16t
1.4. Sơ đồ công nghệ thu gom và vận chuyển dầu khí ở mỏ Bạch Hổ
CHƯƠNG 2
CÁC LOẠI BÌNH TÁCH ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG KHAI THÁC DẦU KHÍ
2.1. Giới thiệu chung
Sản phẩm khai thác từ các giếng khoan dầu khí là một hỗn hợp gồm dầu, khí, nước và các tạp chất khác. Chính vì vậy chúng ta phải tiến hành xử lý ngay tại giàn nhằm đáp ứng được các yêu cầu đối với từng loại sản phẩm. Quá trình xử lý sản phẩm khai thác thực chất là quá trình tách pha.
Đối với pha khí sau khi ra khỏi thiết bị tách sơ bộ vẫn còn mang theo các thành phần nặng, hơi nước….Do vậy cần phải được tiếp tục xử lý để thu hồi các thành phần nặng đó và tách nước ngưng tụ để đảm bảo thu được khí thương phẩm.
Đối với pha nước sau khi được tách sơ bộ ra khỏi dầu thì vẫn còn lẫn nhiều tạp chất, kể cả bùn đất….Cho nên trước khi thải ra môi trường hoặc tái sử dụng để bơm ép vỉa cần phải được xử lý tiếp để loại bỏ những tạp chất đó.