Đồ án Nghiên cứu thiết kế áo váy dành cho phụ nữ cho con bú, thiết kế mẫu và xây dựng tài liệu thiết kế sản phẩm áo váy

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Phần A – NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ ÁO VÁY DÀNH CHO BÀ MẸ CHO CON BÚ

1. Những thay đổi về hình dáng kích thước phụ nữ sau sinh. 5

2. Đặc điểm áo váy dành cho bà mẹ cho con bú 6

3. Các giải pháp thiết kế áo váy dành cho bà mẹ cho con bú 7

Phần B - THIẾT KẾ MẪU VÀ XÂY DỰNG TÀI LIỆU THIẾT KẾ SẢN PHẨM ÁO VÁY

1. Xác định nhiệm vụ thiết kế 15

1. 1 Xác định các dữ liệu ban đầu 15

1.2. Xác định nhiệm vụ thiết kế 24

2. Thiết kế mẫu mới 25

2.1. Chọn cỡ số 25

2.2. Chọn mẫu cơ sở, phương pháp và hệ công thức thiết kế 26

2.3. Thiết kế mẫu cơ sở 27

2.4. Thiết kế mẫu mới 34

3. Thiết k

ế mẫu kỹ thuật 39

3.1. Thiết kế mẫu mỏng cỡ số trung bình M 39

3.2. Nhảy mẫu 47

3.3. Thiết kế mẫu sản xuất 50

4. Giác mẫu 52

4.1. Các nguyên tắc giác mẫu 52

4.2. Xây dựng sơ đồ giác mẫu 54

Phần C - XÂY DỰNG TÀI LIỆU KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ SẢN PHẨM ÁO VÁY

1. Nghiên sản phẩm sản xuất 57

1.1 Đặc điểm sản phẩm 57

1.2 Tiêu chuẩn kích thước 57

1.3 Bảng kế hoạch làm việc 59

2. Xây dựng định mức nguyên phụ liệu 59

2.1 Phương pháp xác định định mức 59

2.2 Định mức nguyên phụ liệu sản phẩm 61

3. Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 62

3.1 Chuẩn bị nguyên phụ liệu 62

3.2 Trải vải 76

3.3 Cắt 77

3.4 Chuẩn bị bán thành phẩm cho may 80

3.5 Quy trình may 84

3.6 Quy trình hoàn tất sản phẩm 88

3.6.1 Làm sạch sản phẩm 88

3.6.2 Hoàn tất - Treo nhãn - Gấp gói - Đóng hòm 93

3.7 Thiết bị sử dụng. 96

3.8 Xây dựng nhãn hướng dẫn sử dụng của sản phẩm 99

KẾT LUẬN

Tài liệu tham khảo

 

 

 

 

 

 

doc100 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3415 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu thiết kế áo váy dành cho phụ nữ cho con bú, thiết kế mẫu và xây dựng tài liệu thiết kế sản phẩm áo váy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
40.50 Ud = 0.04 ∆cnsườn * 2 = 1.15*2= 2.30 42.84 12 Rộng đai R6 4.00 Un = 0.02 ∆cnđaiváy = 1.65 + 0.10 = 1.75 ∆cnđaiáo = 1.65 + 0.10 = 1.75 7.52 13 TS áo Đường cổ R7 29.62 Un = 0.15 ∆cnvai * 2 = 1.15*2=2.3 32.07 14 Đường nách áo D4 21.89 Ud= 0.22 ∆cnvai = 1.15 ∆cnsườn = 1.15 24.41 15 Đường sườn TS D5 11.50 Ud= 0.12 ∆cnđai = 1.65 ∆cntay = 0.95 14.22 16 Đường chân ngực R8 40.62 Un = 0.2 ∆cnsườn *2 = 1.15*2=2.30 43.12 17 Đường vai con 4.00 Un = 0.02 ∆cncổ = 0.95 ∆cntay = 0.95 5.92 18 Phần váy TT Đường dọc váy D6 65.00 Ud =0.65 ∆cnđai = 1.65 ∆cngấu= 2.15 69.45 19 Rộng cạp váy R9 44.00 Un =0.22 ∆cnsườn *2 = 1.15*2=2.30 46.52 20 Rộng gấu váy R10 66.20 Un = 0.33 ∆cnsườn *2 = 1.15*2=2.30 68.83 17 Phần váy TS Đường dọc váy D7 65.00 Ud =0.65 ∆cnđai = 1.65 ∆cngấu= 2.15 69.45 18 Rộng cạp váy R11 38.80 Un =0.19 ∆cnsườn *2 = 1.15*2=2.30 41.29 19 Rộng gấu váy R12 48.40 Un = 0.24 ∆cnsườn *2 = 1.15*2=2.30 50.94 20 Nơ đai Dài D8 66.00 66.00 21 Rộng R13 8.00 ∆nơ = 1.15*2 = 2.3 10.30 O 3.1.2. Hiệu chỉnh mẫu mỏng: a) Mục đích – yêu cầu: Trong quá trình chuẩn bị sản xuất của ngành Công nghiệp may, vì sản xuất theo cỡ số cho một số lượng khá lớn sản phẩm, do đó độ chính xác của mẫu mỏng quyết định rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Trong khi đó, việc xây dựng bản vẽ thiết kế của một sản phẩm được tiến hành từ bản vẽ phác thảo mẫu sản phẩm, vì vậy khi thiết kế có những thông số chúng ta chưa thể xác định được một cách chính xác. Ví dụ như: - Lượng gia giảm cho các kích thước ngang (ngang eo, ngang hông) và độ lớn của các chiết, nếp gấp tạo nên dáng của sản phẩm. - Chiều dài của sản phẩm. tỷ lệ kích thước giữa các phần của sản phẩm - Vị trí của các đường trang trí và các chi tiết trang trí trên sản phẩm…hoặc trong quá trình thiết kế có những sai sót dẫn đến sản phẩm không đạt được các tiêu chuẩn chất lượng về mặt thiết kế Chính vì những lý do trên nên cần thiết phải tiến hành may mẫu và thử mẫu để phát hiện những sai hỏng về mặt thiết kế và những điểm chưa cân đối và chưa phù hợp của sản phẩm với bản vẽ phác thảo mẫu, sau đó tiến hành hiệu chỉnh mẫu mỏng và bản vẽ thiết kế cho phù hợp. Công việc này có thể phải thực hiện nhiều lần cho đến khi sản phẩm đạt yêu cầu. Khi đó mẫu mỏng sau khi hiệu chỉnh mới được sử dụng để nhảy mẫu xây dựng mẫu mỏng của các cỡ số còn lại b) Nguyên tắc hiệu chỉnh mẫu: - Việc hiệu chỉnh được tiến hành theo trình tự sau: May mẫu - Thử mẫu - Sửa mẫu - Sửa bản vẽ thiết kế và mẫu mỏng. - Việc thử mẫu được tiến hành trên người mẫu hoặc ma-nơ-canh với điều kiện có các loại quần áo mặc trong - Trong quá trình hiệu chỉnh mẫu, thường sử dụng các loại dụng cụ sau: + Ghim hoặc kim băng (để ghim các đường may và các phần thừa của vải) + Dụng cụ cắm ghim + Phấn (để đánh dấu trên mẫu vải) + Thước (để xác định giá trị các lượng điều chỉnh) + Kéo (để sửa mẫu vải) c) Trình tự thực hiện Bước 1: Cắt mẫu giấy các chi tiết chính của sản phẩm: - Sao mẫu mỏng các chi tiết chính từ bản vẽ lên giấy và cắt theo đường biên của mẫu các chi tiết cắt - Tạo các dấu bấm để sang dấu ly, chiết, các đường kiểm tra cân bằng trên mẫu vải - Thể hiện các thông tin trên mặt phải của mẫu gồm: tên chi tiết, số lượng, đường canh sợi dọc Bước 2: Cắt mẫu vải - Áp mẫu giấy lên mặt trái của vải, đặt mẫu giấy sao cho đảm bảo vị trí đường canh sợi dọc và độ lệch canh sợi cho phép - Sang dấu các chi tiết cắt, các vị trí ly, chiết, vị trí kiểm tra trên vải - Cắt mẫu theo các đường biên của các chi tiết cắt Bước 3: Ráp nối sơ bộ các chi tiết chính của sản phẩm Khi ráp nối chú ý đến quy định về độ rộng các đường may Bước 4: Thử sản phẩm lên đối tượng đã đo lấy thông số để thiết kế. Khoác sản phẩm thử lên người sao cho trùng với những mốc đo Bước 5: Đánh giá chất lượng thiết kế của sản phẩm thử: d) Hiệu chỉnh mẫu may thử: 3.2.Nhảy mẫu: 3.2.1 Chọn phương pháp nhảy mẫu: Trong ngành công nghiệp may, sản phẩm được sản xuất theo cỡ số. Vì vậy, người ta chỉ xây dựng bản vẽ thiết kế và thiết kế mẫu mỏng cho một cỡ số thường là cỡ số trung bình. Để có được mẫu mỏng của các cỡ số còn lại, người ta áp dụng phương pháp nhảy mẫu từ mẫu mỏng cỡ số trung bình. Chất lượng công việc nhảy mẫu quyết định rất nhiều chất lượng quá trình thiết kế quần áo trong công nghiệp. * Nhảy mẫu: Việc xây dựng mẫu mỏng các chi tiết quần áo của các cỡ số từ mẫu mỏng cỡ số trung bình bằng cách tăng hoặc giảm kích thước mẫu mỏng. Nhảy cỡ: là việc nhảy mẫu cho các kích thước dọc của sản phẩm. Nhảy vóc (số): là việc nhảy mẫu cho các kích thước ngang của sản phẩm. * Số gia nhảy mẫu: - Lượng tăng hay giảm kích thước mẫu mỏng của một cỡ số so với mẫu mỏng. - Lượng dịch chuyển của các điểm thiết kế của mẫu mỏng của một cỡ số so với mẫu mỏng. Thông thường số gia nhảy mẫu của mỗi điểm thiết kế được chia thành 2 thành phần theo 2 trục của hệ trục toạ độ Đề-các (tương ứng trục hoành theo hướng ngang, trục tung theo hướng dọc của chi tiết). * Sơ đồ nhảy mẫu: sơ đồ thể hiện số gia nhảy mẫu của các điểm thiết kế của các chi tiết. * Sơ đồ nhảy mẫu điển hình: sơ đồ nhảy mẫu được xây dựng cho các chi tiết dạng nguyên của một số chủng loại quần áo và cho các đối tượng sử dụng khác nhau. Thông thường chúng ta có sơ đồ nhảy mẫu của quần, áo, váy cho các đối tượng là nam giới, nữ giới và trẻ em. * Bản vẽ nhảy mẫu: bản vẽ thể hiện các mẫu mỏng các chi tiết của sản phẩm của tất cả các cỡ số. Yêu cầu: + Đảm bảo độ chính xác khi xác định các số gia nhảy mẫu + Không làm thay đổi các đặc trưng của các chi tiết đã nhận được trong quá trình xây dựng bản vẽ thiết kế (hình dáng, tỷ lệ của các chi tiết, hình dạng các đường cắt của các chi tiết,...)Từ những yêu cầu về nhẩy mẫu trên ta thấy khi gia công sản xuất sản phẩm quần bầu với số lượng lớn thì đòi hỏi yêu cầu về độ chính xác nên ta chọn phương pháp nhẩy mẫu theo phương pháp tính toán phân tích để nhẩy mẫu cho 1 cỡ số. Với cỡ số còn lại ta sẽ dùng phương pháp tia để thực hiện nhẩy mẫu. 3.2.2 Xây dựng sơ đồ nhẩy mẫu và bản vẽ mẫu mỏng các cỡ số Bảng 11: Tính toán các số gia nhẩy mẫu Chi tiết Điểm TK Ký hiệu Tính toán số gia nhảy mẫu (cm) Công thức Δx Công thức Δy TS váy D1 1 0 0 0,665 (Δ’Ce – Δ’Cm) = 0,665 (3-1) 1,33 D42 2 0,25 Δ’Vb = 0,25 x 4 1 Δ1y 1,33 E4 3 0,25 Δ’Vb = 0,25 x 4 1 0 0 X4 4 Δ3x 1 Theo vị trí đường gấu -2,0 X1 5 0 0 Δ4y -2,0 TT váy D71 6 0 0 Δ1y 1,33 D42’ 7 - (0,5Δ’Vb – Δ2x) = - (0,5 x 4 – 1) -1 Δ1y 1,33 E4’ 8 - (0,5Δ’Vmb – Δ3x) = - (0,5 x 6 – 1) -2 0 0 X4’ 9 Δ8x -2 Δ4y -2,0 X7 10 0 0 Δ4y -2,0 TS áo C3 1 0 0 0 0 C1 2 - 0,5 Δ’Rl = - 0,5 x 1 -0,5 0 0 B1 3 Δ2x -0,5 Δ’Dns – 0,3 Δ’Dl = 1 – 0,3 x 1 0,7 A1 4 Δ2x -0,5 Δ’Dns 1 A21 5 0,18 Δ’Vc = 0,18 x 1 0,18 Δ4y + 0,07 Δ’Vc = 1 + 0,07 x 1 1.07 A23 A23’ 6 K K A4’ 7 0,5 – 0,08 Δ’Rl = 0,5 – 0,08 x 1 0,42 0,49 Δ’Cmv = 0,49 x 1 0,49 C32 8 0 0 0,62 Δ’Dbt = 0,62 x 0,5 0,31 C41 9 0,62 Δ’Dbt = 0,62 x 1 0,62 0 0 D41 10 Δ9x 0,62 Δ4y – Δ’Dl = 1 – 1 0 E41 11 Δ9x 0,62 Δ10y-0,665(Δ’Ce-Δ’Cm) = 0 – 0,665 (3 – 1) -1,33 X41 12 Δ9x 0,62 Theo vị trí đường gấu -1,33 X11 13 Δ3x -0,5 Δ12y -1,33 E11 14 Δ3x -0,5 Δ11y -1,33 D11 15 Δ3x -0,5 Δ10y 0 B2 16 K K TT áo C5 17 0 0 0 0 C41’ 18 - 0,38 Δ’Dbt = - 0,38 x 1 -0,38 0 0 D41’ 19 Δ18x -0,38 Δ10y 0 X71 22 0,5(Δ’Rn+Δ’Vn2-Δ’Vn1) = 0,5(1,5+4-4) 0,75 Δ12y -1,33 E71 23 Δ22x 0,75 Δ11y -1,33 D71 24 Δ22x 0,75 Δ10y 0 D6 25 Δ24x – 0,5 Δ’Nn = 0,75 – 0,5 x 0,5 0,5 Δ24y 0 C72 C72’ 26 Δ22x 0,75 Δ25y + (Δ’Det – Δ’Dng) = 0 + (1– 0,5) 0,5 C6 27 Δ26x – 0,5 Δ’Nn = 0,75 – 0.5 x 0,5 0,5 Δ26y 0,5 A71 28 Δ22x 0,75 Δ27y+(Δ’Dng-0,43Δ’Vc) = 0,5+(0,5-0,43x1) 0,57 A6 29 Δ22x – 0,18 Δ’Vc = 0,75 – 0,18 x 1 0,57 Δ27y+(Δ’Dng-0,22Δ’Vc) = 0,5+(0,5-0,22x1) 0,78 A4’’ 30 K 0,43 Δ’Cmv = 0,43 x 1 0,43 C52 31 0 0 0,38 Δ’Dbt = 0,38 x 1 0,38 * Đối với các chi tiết đáp cổ - nách của thân trước và thân sau áo, ta nhảy mẫu theo phần cổ nách của thân áo tương ứng. * Đối với chi tiết đai, ta nhảy mẫu theo số gia của cạp váy thân trước và sau tương ứng. * Chi tiết nơ đai, là chi tiết trang trí nên sẽ không nhảy mẫu. 3.3 Thiết kế mẫu sản xuất: * Thiết kế mẫu giác sơ đồ - Phương pháp thiết kế: Mẫu giác sơ đồ được xây dựng bằng cách sao lại từ mẫu mỏng lên bìa cứng và cắt theo các đường cắt của mẫu. - Yêu cầu: + Vật liệu là mẫu thường là các loại bìa cứng, phẳng, độ dày khoảng 1mm. Độ ẩm của bìa thường không được quá 8 % (trong điều kiện độ ẩm không khí từ 60¸65%). + Để tăng độ bền cho mẫu, người ta có thể làm mẫu bằng tôn mỏng hoặc làm mẫu bằng bìa và bọc mép mẫu bằng tôn mỏng hoặc thấm dung dịch keo, hồ, dung dịch thuỷ tinh lỏng. + Mẫu giác sơ đồ được kiểm tra định kỳ so với mẫu mỏng (1 lần trong 1 tháng) + Việc sao mẫu từ mẫu mỏng được thực hiện bằng bút chì, độ to của nét vẽ phải nhỏ hơn 0,1 cm, cắt mẫu chính giữa nét vẽ. + Độ sai lệch cho phép khi cắt mẫu: Với các đường cắt của các chi tiết lần ngoài có yêu cầu độ chính xác cao: ±0,1cm Với các đường cắt còn lại của lần ngoài: ± 0,2 cm Với các đường cắt của lần lót và lần dựng: ± 0,3 cm + Trên mẫu giác sơ đồ phải thể hiện các thông tin sau: Tên sản phẩm, tên kiểu mẫu (mã số) Cỡ số Tên chi tiết Loại vật liệu sử dụng (vải ngoài, vải phối, vải lót, vải dựng) Số lượng chi tiết trong 1 sản phẩm Diện tích chi tiết (cm2) Vị trí các dấu hiệu kiểm tra. Đường canh sợi dọc và độ lệch canh sợi cho phép + Số lượng bộ mẫu giác sơ đồ phải thiết kế tuỳ thuộc vào phương án phối hợp cỡ số và số lượng sản phẩm trên sơ đồ giác mẫu. + Trong các trường hợp các chi tiết bán thành phẩm phải qua cắt gọt hoặc cắt sửa đơn chiếc (ví dụ như: sản phẩm yêu vầu phải đối kẻ hoặc trùng kẻ, vải dễ bai dãn,...), so với mẫu mỏng thì mẫu giác sơ đồ phải tính thêm lượng dư khi giác mẫu. 4 Giác mẫu: 4.1 Các nguyên tắc giác mẫu: Trình tự giác mẫu: Kiểm tra cỡ số và số lượng các bộ mẫu cứng sẽ giác trên sơ đồ Kiểm tra số lượng chi tiết của mỗi bộ mẫu cứng Vạch 2 đường biên của sơ đồ (2 đường biên song song và cách nhau một khoảng bằng khổ vải trừ đi phần không sử dụng được của biên vải). Kẻ đường đầu sơ đồ (vuông góc với 2 đường biên của sơ đồ) Sắp xếp các mẫu cứng trên sơ đồ. Trình tự sắp xếp: giác các mẫu lớn trước, sau đó đến các mẫu trung bình và cuối cùng là các mẫu nhỏ và song song với việc giác các chi tiết chính trước, chi tiết phụ sau. Yêu cầu khi sắp xếp các mẫu cứng trên sơ đồ: Đặt mặt phải của mẫu lên trên (mặt có ghi các thông tin của mẫu). Độ lệch canh sợi thực tế nhỏ hơn hoặc bằng độ lệch canh sợi cho phép (đường canh sợi thực tế phải nằm trong khoảng của 2 đường giới hạn độ lệch canh sợi trên mẫu cứng) Kết hợp các mẫu lớn và các mẫu trung bình để tạo thành những vùng trống trong sơ đồ dùng để giác các mẫu nhỏ. Các đường cắt thẳng của các mẫu lớn được quay ra mép ngoài của sơ đồ, các đường cắt cong quay vào trong. Chiều đặt của các mẫu phụ thuộc vào chiều và đặc trưng bề mặt của vải: + Vải trơn: các chi tiết được xếp theo cả 2 chiều + Vải kẻ: Vải kẻ nhỏ: giác mẫu như đối với vải trơn, tuy nhiên cần đảm bảo tính đối kẻ của các chi tiết đối xứng nhau trên sản phẩm và đảm bảo tính trùng kẻ tại các đường ráp nối như: vạt áo,... Vải kẻ to: đảm bảo tính đối kẻ của tất cả các chi tiết đối xứng (ví dụ như: hai thân trước hai thân sau, hai đầu cổ, ...) và tính trùng kẻ tại các đường ráp nối các chi tiết (ví dụ như: đường vạt áo, đường nách áo, đường giữa thân trước và thân sau,...). Để tăng thêm độ chính xác, khi giác mẫu người ta thường xác định cho các chi tiết thêm lượng dư theo chiều vuông góc với hướng kẻ. Lượng dư giác mẫu thông thường được chọn tối thiểu bằng 1/2, 3/4 rappo kẻ - đối với kẻ đối xứng và 1 rappo kẻ - đối với kẻ bất đối xứng. + Vải có hình vẽ có hướng: tất cả các mẫu được đặt thuận chiều hình vẽ + Vải lông: Vải lông ngắn - các chi tiết được đặt sao cho chiều lông hướng từ dưới lên trên Vải lông dài - các chi tiết được đặt sao cho chiều lông hướng từ trên xuống dưới + Vải có tuyết: Vải tuyết có chiều (vải nhung trơn, nhung kẻ, dạ, nỉ) - các chi tiết được đặt sao cho chiều tuyết hướng từ dưới lên trên (để màu vải sẫm và đều màu hơn) Vải có tuyết hướng không xác định - các chi tiết của cùng một sản phẩm phải đặt cùng chiều. + Vải có hình vẽ lớn: các chi tiết được đặt sao cho đường giữa của hình vẽ trùng với đường giữa của chi tiết hoặc sản phẩm. Khoảng cách tối thiểu giữa các mẫu là 0,1-0,15 cm Độ lệch cho phép khi cắt: + Các đường cắt quan trọng: 0,1-0,15 cm + Các đường cắt còn lại: 0,15-0,2 cm + Các đường cắt của dựng: 0,25-0,3 cm Các phương pháp giác mẫu: Người ta phân loại các phương pháp giác mẫu theo các đặc trưng như sau: * Theo tỷ lệ sơ đồ giác mẫu: * Theo phương tiện giác mẫu: * Theo cách sắp xếp các mẫu trên sơ đồ giác: - Giác thẳng - Giác đổi đầu - Giác tuần hoàn * Theo phương án phối hợp cỡ số và số lượng sản phẩm: Thường có phương pháp giác đơn và phương pháp giác ghép. * Theo sự phân khu trên sơ đồ giác - Giác phân đoạn - Giác gối - Giác xen kẽ * Theo tính đối xứng trên sơ đồ. - Giác đối xứng. - Giác một chiều. 4.2 Xây dựng sơ đồ giác: Lựa chọn phương pháp giác: do đặc điểm của loại vật liệu là vải hoa trơn nên ta có thể sắp xếp chi tiết theo cả hai chiều. Ta chọn phương pháp giác sơ đồ: Phương pháp giác ghép. Giác phối hợp giác cả 3 cỡ S, M, L trên cùng một sơ đồ giác với tỷ lệ phối hợp: 1S +1L + 2M Sơ đồ giác vải: Kích thước bản giác 1.5m x 5 m. Hiệu suất giác sơ đồ : H = Ssd/Ssđ Hình 2.10: Sơ đồ giác các chi tiết vải chính Hình 2.11: Sơ đồ giác vải phối Hình 12: Sơ đồ giác các chi tiết vải dựng Phần C - XÂY DỰNG TÀI LIỆU KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ CỦA SẢN PHẨM ÁO VÁY 1. Nghiên cứu sản phẩm sản xuất 1.1 Đặc điểm sản phẩm - Mã sản phẩm: AV172 - Chủng loại sản phẩm: Áo váy cho phụ nữ có con nhỏ. - Số lượng màu: 2 màu: vải xanh lá cây có hoa văn trắng và vải nâu có hoa văn trắng. - Số lượng cỡ: Theo nghiên cứu thực tế nhân trắc học hệ thống cỡ số và xu hướng mốt của mùa mốt hè – thu năm 2010 là xu hướng váy có hoạ tiết hoa văn nhỏ và sẫm màu, ta đưa ra được bảng thông số gồm 3 cỡ số: cỡ nhỏ (S), cỡ vừa(M), cỡ lớn(L). Trong đó cỡ M và màu nâu hoa văn trắng là sản phẩm chủ đạo. Bảng 1: tỷ lệ cỡ vóc và màu sắc sản phẩm Cỡ Màu S M L Tổng Màu nâu hoa văn trắng 50 200 50 300 Màu xanh lá cây hoa văn trắng 50 100 50 200 Tổng 100 300 100 500 1.2 Tiêu chuẩn kích thước 1.2.1 Hình vẽ các vị trí đo kích thước sản phẩm: Hình 3.1: Các vị trí đo kích thước sản phẩm 1.2.2. Thông số kích thước thành phẩm Bảng 2: Thông số kích thước sản phẩm STT Tên kích thước Kí hiệu Vị trí đo Giá trị (cm) Sai lệch (cm) S M L 1 Dài thân sau áo váy A Đo từ chân cổ sau thẳng đường sống lưng xuống gấu áo váy 84 88 92 ±1.5 2 Dài áo váy thân trước B Đo từ điểm hạ cổ TT xuống gấu áo váy 80 84 88 ±1.5 3 Rộng cổ C Đo khoảng cách 2 điểm đầu vai trong của áo váy 25.5 26.5 27.5 ±1.0 4 Hạ sâu cổ TT D Nối 2 điểm đầu vai trong, đo khoảng cách đến điểm hạ cổ TT 8 ±0.5 5 Hạ cổ TS E Nối 2 điểm đầu vai trong, đo khoảng cách xuống điểm hạ cổ TS 5.5 ±0.5 6 Rộng chân ngực F Đo khoảng cách hai bên chân ngực (vị trí đai áo) 42 ±1.0 7 Rộng gấu váy G Đo khoảng cách 2 bên gấu váy 58 ±1.0 8 Rộng ngực áo H Đo khoảng cách 2 điểm gầm nách 46 ±1.0 9 Rộng TT giữa I Đo khoảng cách 2 vị trí khoá ngực 17 ±0.5 10 Rộng đai áo váy K Đo chiều rộng bản đai 4 ±0.5 11 Dài thân tính từ đầu vai trong đến gấu áo váy L Đo từ đầu vai trong đến gấu áo váy 92.5 ±1.5 Kế hoạch làm việc Bảng 3: Kế hoạch làm việc Thứ 5 6 7 Cn 2 3 4 5 6 Ngày/Tháng 27/05 28/05 29/05 30/05 31/05 01/06 02/06 03/06 04/06 Kế hoạch làm việc X x x x x x x Ghi chú: x là đánh dấu ngày làm việc 2. Xây dựng định mức nguyên phụ liệu (NPL) 2.1 Phương pháp xác định định mức 2.1.1 Xác định định mức vải - Đối với vải thì việc xác định định mức dựa trên cơ sở sơ đồ giác mẫu của từng loại vải sử dụng may sản phẩm để tính định mức cho từng cỡ. Trên cơ sở bàn giác mẫu thực tế, ta tính đước định mức vải. - Phương pháp xác định định mức vải: Định mức vài dựa vào phương pháp giác sơ đồ theo công thức: Ltb = Lsđ/n Trong đó: Ltb : định mức trung bình cho một sản phẩm. Lsđ : chiều dài sơ đồ giác thực tế. n: số sản phẩm giác trên bản giác sơ đồ. Lượng hao phí nguyên liệu ( H % ) được tính dựa trên diện tích giác sơ đồ và diện tích mẫu giấy: H = ( Ssđ – Smg) x 100%/Ssđ Trong đó: Ssđ : Diện tích giác sơ đồ. Ssđ = Lsđ x R ( R : chiều rộng sơ đồ giác). Smg : Diện tích mẫu giấy. Từ sơ đồ giác ta xác định định mức tiêu hao vải trên một sản phẩm. Số liệu tính toán thể hiện dưới bảng 4. Bảng 4: Định mức vải của sản phẩm. STT Loại vải Sơ đồ giác Hao hụt ( % ) Số sản phẩm trên sơ đồ Định mức trung bình cho một sản phẩm ( m/sp). Dài ( m ) Rộng ( m) 1 Vải chính A1 Cỡ M 3.85 1.5 4 2 Vải phối A2 Cỡ M 1.27 1.5 4 3 Mex P1 Cỡ M 2.1.2 Xác định định mức phụ liệu Đối với các loại phụ liệu khác được tính theo số lượng ngay trên sản phẩm như khuy nơ áo váy, khóa ngực, khoá hông… thì sẽ được thống kê đếm số lượng và nhân lên theo số lượng sản phẩm và cỡ số của sản phẩm. +) Khuy nơ: Tính theo phương pháp đếm. Có 500 sản phẩm +) Khóa: Tính theo phương pháp đếm. Có 500 khoá dọc váy và 1000 khoá ngực 2.1.3 Xác định định mức chỉ Có nhiều phương pháp tính định mức chỉ tiêu hao cho một đường may: +) Phương pháp 1: Tháo chỉ của một đường may dài 10cm sau đó tính lượng chỉ tiêu hao cho 1cm đường may bằng công thưc tính: L = Ltháo/10. +) Phương pháp 2: Dùng một lượng chỉ có chiều dài xác định để may một đoạn có chiều dài xác định, sau đó tính lượng chỉ tiêu tốn cho đoạn đó dựa trên lượng chỉ còn lại và lượng chỉ ban đầu. +) Phương pháp 3: Lắp trên may một cơ cấu đềm chỉ cho phép ta biết được số mét chỉ đã chạy qua cơ cấu trên. +) Phương pháp 4: Tính lượng tiêu hao chỉ trên một đoạn đường may theo công thức: L = K x l + Dc Trong đó: L: Lượng chỉ tiêu hao cho đoạn đường may đó. K: Hệ số tiêu hao chỉ, phụ thuộc vào loại đường may và độ dày của vật liệu. l: Chỉều dài đoạn đường may. Dc: Lượng chỉ tiêu hao hai đầu đường may. Với mã hàng này ta sử dụng phương pháp 4 để tính lượng chỉ tiêu hao cho các đường may Bảng 5: Hệ số tiêu hao chỉ của một số đường may STT Tên đường may Hệ sô tiêu hao chỉ K 1 Đường may 1 kim thường 301 3.5 2 Đường may diễu 2 kim 4 chỉ 28 3 Đường may vắt sổ 3 chỉ 504 18 2.2. Định mức nguyên phụ liệu sản phẩm Bảng 6: Định mức vải của sản phẩm AV172 Kí hiệu Chất liệu Vị trí Khổ vải (m) Màu sắc Số lượng (YRD) A1 95% Cotton, 5% Spandex Thân chính 1.5 Màu nâu hoa văn trắng A2 100% Polyester, Đai váy 1.5 Trắng Bảng 7: Định mức mex của sản phẩm AV172 Kí hiệu Chất liệu Vị trí Khổ vải (m) Màu sắc Số lượng (m) P1 Vải không dệt Cổ và vòng nách 1 Trắng Bảng 8: Định mức chỉ của sản phẩm Chất liệu Vị trí Số lượng chỉ/sp (m) Số lượng chỉ / đơn hàng (m) Chỉ 100% Polyester Chỉ may vải A1 36 18000 Chỉ 100% Polyester Chỉ may vải A2 11.5 5750 Chỉ 100% Polyester Chỉ vắt sổ vải A1 22.5 11250 3. Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. 3.1 Chuẩn bị nguyên phụ liệu - Nguyên liệu được đưa về xí nghiệp ở dạng cuộn vải hay thành từng chồng vải để thuận lợi cho vận chuyển. Các cuộn vải hay chồng vải được đóng kiện, do đó vải nhập về kho có thể ở dạng cuộn hoặc kiện. - Tất cả nguyên phụ liệu trước khi đưa vào kho tạm của xí nghiệp đều phải qua khâu đo đếm, kiểm tra phân loại, góp phần quản lí, tiết kiệm nguyên phụ liệu giúp hạ giá thành sản phẩm . Công việc chuẩn bị nguyên phụ liệu gồm: Tiếp nhận và mở kiện Kiểm tra số lượng, chất lượng và phân loại Bảo quản trong kho và cấp phát Tiếp nhận và mở kiện a) Tiếp nhận: Căn cứ vào phiếu sử dụng của mỗi mã hàng, tiến hành kiểm tra, đối chiếu theo list trên các cuộn vải. Tiếp nhận vào sổ và làm thủ tục nhập kho. Quá trình tiếp nhận được tiến hành theo yêu cầu sau: Lập biên bản xác nhận sự phù hợp hoặc không phù hợp của phụ liệu (theo mẫu 01,02) Trường hợp có sự cố phải báo cho các đơn vị liên quan để lập biên bản và có biện pháp xử lý kịp thời. Mẫu 01: Phiếu mở kiện nguyên phụ liệu Ngày ………………………tháng…………………..…….…năm………………….. Tên khách hàng:…………………………..………………………………………….. Số hóa đơn:……………………………….…………………………………………. Tổng số kiện/cuộn:……………………………..…………………………………… Mã hàng:………………………………….………………………………………… Tên nguyên phụ liệu:………………………….……………………………………. Người mở kiện:…………………………….………………………………………. Số lượng chi tiết:……………………….…………………………………………… Kết luận về số lượng:…………………..……………………………………… Thủ kho Đại diện khách hàng Mẫu 02: Biên bản xác nhận sự không phù hợp của nguyên phụ liệu: Ngày …………………….tháng…………………..năm………………… Chúng tôi gồm........................…. Chức vụ:……………………………… Đại diện khách hàng…………………………………………… Thủ kho………………………………………………………… KCS…………………………………………………………….. Sau khi tiến hành kiểm tra nguyên phụ liệu của khách hàng : Mã ………………… Đơn hàng …………………… Ref no…………… Hóa đơn số:…………………………………………………………………… Màu/ký hiệu:………………………………………………………………… Nhà thầu:……………………………………………………………………… Kết luận:……………………………………………………………………… STT Mô tả sự không phù hợp Biện pháp xử lý Ghi chú Xác nhận: Thủ kho ký Khách hàng ký KCS ký b) Mở kiện/cuộn vải Đối với các loại vải đóng kiện: bật đầu kiện, lấy lý lịch của kiện vải đối chiếu với số lượng đã ghi ở phiếu sử dụng của mã hàng. Chú ý phải để nguyên kiện, không được tháo đai ngang. Nếu thấy số lượng không khớp thì phải báo ngay cho nhà cung cấp để xem xét, giải quyết và cùng lập biên bản theo mẫu 02. Trường hợp không có vấn đề gì sai sót về số lượng thì có thể dỡ các cuộn vải trong kiện và xếp riêng theo từng kiện, cắt chỉ ghim ở các đầu tấm vải. Sau 24h mới được dỡ vải trong các cuộn để kiểm tra về số lượng và chất lượng nhằm đảm bảo tính ổn định về kích thước. Trường hợp vải đóng ở dạng cuộn có thể kiểm tra trọng lượng ghi trên phiếu mã hàng với trọng lượng thực tế của cuộn vải ghi trên phiếu đầu cuộn. 3.1.2. Kiểm tra số lượng và chất lượng và phân loại Nguyên phụ liệu trước khi đưa vào sản xuất cần kiểm tra về số lượng và chất lượng của từng cuộn vải hoặc chồng vải nhằm xác định chiều dài thực của cuộn vải, khổ vải trung bình của cuộn vải, chiều dài không lỗi của cuộn vải và các thông số kỹ thuật của cuộn vải trước khi đưa vào công đoạn cắt. Việc kiểm tra chất lượng, số lượng có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng vải theo tiêu chuẩn kỹ thuật, tiết kiệm vải, hao phí lao động….đảm báo chất lượng sản phẩm và kế hoạch giao hàng. Nguyên tắc kiểm tra Tất cả các hàng nhập về và hàng xuất kho đều phải có phiếu giao nhập, và phải ghi số lượng vào sổ sách có chữ ký rõ ràng Tất cả các loại nguyên phụ liệu đều được tiến hành đo đếm, phân loại màu sắc, phân loại khổ, phân loại chất lượng…rồi mới tiến hành nhập kho chính thức Tất cả các loại vải phải được xổ để ổn định độ co giãn và chỉ xếp cao 1m Khi đo đếm xong, phải ghi đầy đủ ký hiệu theo quy định, chịu trách nhiệm báo khổ cho phòng kỹ thuật hoặc phòng kế hoạch để tiến hành đi sơ đồ. Đồng thời phải chuẩn bị đầy đủ số lượng vải cho phân xưởng cắt trước 1 ngày. Khi giao cho phân xưởng cắt, phải thực hiện phân loại cho từng bàn cắt theo mẫu sơ đồ của phòng kỹ thuật, phải sử dụng hợp lý, tránh phát sinh đầu tấm. Đối với vải đầu tấm, phải được phân chia theo từng khổ, chiều dài và màu sắc để tận dụng cho việc tái sử dụng sản xuất được dễ dàng. Đối với phụ kiện như kim, chỉ, cúc, …phải kiểm tra nếu thấy đúng yêu cầu và chất lượng mới được nhập kho Đối với các loại hàng cần phải đổi như sai màu, lỗi sợi, lẹm hụt, thì phải có biên bản ghi rõ nguyên nhân sai hỏng, số lượng cụ thể Tất cả các loại nguyên phụ liệu do phá kiện như bao bì, đai, giấy, gói, thùng gỗ phải được xếp gọn gàng, thống kê vào sổ để tránh lãng phí Tất cả các loại nguyên phụ liệu cần phải có phiếu giao nhập hàng của kho, phải ghi rõ ràng, chính xác, đầy đủ và lưu trữ để tiện kiểm tra theo dõi Tất cả các nhân viên làm việc ở kho đều chịu sự phúc tra của ban thanh tra. Người làm công tác kiểm tra phải nắm được tính chất phân loại vải và chất lượng sản phẩm quần áo. a) Kiểm tra số lượng nguyên liệu - Đối với loại vải xếp tấm, dựa vào số lượng ghi ở phiếu, ghi ở cây vải làm chuẩn, dùng thước đo chiều dài của một lá vải sau đó đếm số lớp rồi nhân lên tổng số có khớp phiếu ghi hay không. - Đối với cây vải cuộn tròn phải dùng máy kiểm tra chiều dài. b) Kiểm tra khổ vải - Dùng thước đo có chiều dài lớn hơn khổ vải để đo, đặt thước thẳng góc với chiều dài vải 5m đo 1 lần. Khi đo khổ vải, vải phải được trải êm, kéo thước đo từ mép văng bên nay sang mép văng bên kia kể từ mép văng trong cùng (đối với loại vải mép văng đo từ 1cm trở lên thì đo khổ lấy ra ngoài văng trong cùng 0,5cm). - Trong quá trình đo, nếu thấy khổ thực tế nhỏ hơn khổ ghi trên phiếu thì phải báo ngay cho phòng kỹ thuật

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDATN k50 Dung 05-06-2010ininininin.doc
  • pptSlineb_ov_t_tnghi_p.ppt