Đồ án Nghiên cứu tời khoan Y2-55 sử dụng trong khoan khai thác dầu khí

MỤC LỤC

CHƯƠNG I:

TỔNG QUAN VỀ SỬ DỤNG TỜI TRONG DẦU KHÍ

1.1. Giới thiệu chung về tời khoan trong khai thác dầu khí 2

1.2. Đặc tính của một số loại tời thường sử dụng khoan khai thác dầu khí. 4

1.3. Sơ đồ hệ thống nâng thả 7

1.4. Một số kết quả đạt được trong quá trình sử dụng 9

CHƯƠNG II

CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA TỜI KHOAN Y2-55

2.1. Cấu tạo của tời khoan Y2-55 10

2.1.1 Cấu tạo trục tang tời 10

2.1.2 Cấu tạo tang tời 12

2.1.3. Cấu tạo côn của tời 13

2.1.4. Cấu tạo hộp số của tời 14

2.1.5. Hệ thống điều khiển khí nén của tời 15

2.1.6. Bảng điều khiển của tời khoan 17

2.1.7. Bộ hãm tời khoan 18

2.2. Nguyên lý hoạt động của tời khoan Y2-55 24

2.2.1. Sơ đồ động học của tời khoan 25

2.2.2. Nguyên lý hoạt động 28

CHƯƠNG III

QUY TRÌNH VẬN HÀNH, BẢO DƯỠNG, LẮP ĐẶT

VÀ NHỮNG HỎNG HÓC THƯỜNG GẶP CỦA TỜI Y2-55

3.1. Quy trình vận hành tời khoan Y2-55 31

3.1.1. Hướng dẫn trước khi khởi động 31

3.1.2. Điều khiển côn nhanh Rôtor 31

3.1.3. Điều khiển tháo vặn ren bằng đầu mèo 31

3.1.4. Điều khiển phanh điện 32

3.1.5. Điều khiển bộ tự động bảo vệ ròng rọc động - tĩnh 32

3.1.6. Điều khiển côn ly hợp nhanh chậm 32

3.1.6.1. Truyền động chậm (số 1) 32

3.1.6.2. Truyền động nhanh- chậm (số 2) 32

3.1.6.3. Truyền động chậm - nhanh (số 3) 33

3.1.6.4. Truyền động nhanh - nhanh (số 4) 33

3.2. Quy trình bảo dưỡng tời khoan 33

3.2.1. Bảo dưỡng kỹ thuật 34

3.2.2. Kiểm tra kỹ thuật định kỳ 34

3.2.3. Bảo dưỡng một số bộ phận của tời 34

3.2.3.1.Chế độ bảo dưỡng bộ hãm tời 34

3.2.3.2. Chế độ bảo dưỡng côn hơi 34

3.2.3.3. Chế độ bảo dưỡng bộ làm mát tời 35

3.2.3.4. Chế độ bảo dưỡng đầu mèo và dây xích 35

3.2.4. Bảo dưỡng tời bằng hệ thống bôi trơn. Tốc độ của trục trung gian 36

3.3. Quy trình lắp ráp tời khoan 38

3.3.1. Các bước tiến hành trong quy trình lắp ráp 38

3.3.2. Lắp ráp 39

3.3.3. Chuẩn bị đưa tời vào làm việc 39

3.4 Các dạng hỏng hóc thường gặp 40

3.4.1 Nguyên nhân hỏng hóc 40

3.4.2. Một số dạng hỏng thường gặp 41

3.4.2.1. Tang tời 41

3.4.2.2. Bộ hãm tời 41

3.4.2.3. Côn hơi 41

3.4.2.4. Cụm bánh xích 41

3.4.2.5. Bánh răng 42

3.4.2.6. Biện pháp hạn chế, phòng ngừa các dạng hỏng của tời khoan 42

CHƯƠNG VI

TÍNH TOÁN CHI PHÍ CÔNG SUẤT CHO TỜI

4.1. Tính toán hợp lý công suất nâng của tời khoan 43

4.1.1. Các thông số tính toán cho giếng khoan G40 43

4.1.2. Xác định các tốc độ quay n của tời 45

4.1.3. Xác định đường kính tang tời theo các lớp cáp trên tang tời 45

4.1.4. Tính toán hệ ròng rọc 46

4.1.4.1. Xác định tốc độ móc nâng 46

4.1.4.2. Hiệu suất hệ thống nâng thả 46

4.1.4.3. Tải trọng móc ở các cấp độ 47

4.1.4.4. Tính toán trọng lượng bộ khoan cụ 47

4.1.4.5. Tính toán công suất nâng thả của tời ở các cấp tốc độ 48

4.1.5. Sử dụng hợp lý công suất nâng thả của tời ở các cấp độ 49

KẾT LUẬN 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

 

 

doc56 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 3917 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu tời khoan Y2-55 sử dụng trong khoan khai thác dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Ngành công nghiệp dầu khí của nước ta hiện nay đang rất phát triển, nó đóng góp khoảng 25% GDP mỗi năm. Nó được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, nằm trong chiến lược phát triển kinh tế quan trọng của đất nước. Trong giai đoạn hiện nay của ngành dầu khí, ngành thiết bị dầu khí là một phần rất quan trọng. Mọi thiết bị dầu khí muốn được sử dụng với hiệu quả tốt nhất thì ta phải biết được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, có chế độ làm việc, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ đúng tiêu chuẩn và bộ môn thiết bị dầu khí đã đáp ứng được điều đó. Trên giàn khoan thì tời khoan vô cùng quan trọng. Nó đặc biệt cần thiết cho công tác nâng, thả bộ dụng cụ khoan. Nó biến chuyển động quay của động cơ thành chuyển động tịnh tiến móc ròng rọc. Nó chuyền tải cho choong khoan để phá hủy đất đá. Vì vậy em chọn đề tài :" Nghiên cứu tời khoan Y2-55 sử dụng trong khoan khai thác dầu khí " nhằm tìm hiểu về nguyên lý, cách vận hành và đặc biệt là cách sử dụng hợp lý công suất nâng thả của tời khoan Y2-55. Đồ án của em được chia thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan về việc sử dụng tời khoan Y2-55 trong khai thác dầu. Chương 2: Cấu tạo và nguyên lý làm việc của tời khoan Y2-55. Chương 3: Quy trình vận hành, tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa tời Y2-55. Chương 4: Tính toán chi phí công suất cho tời khoan Y2-55. Qua quá trình học tập tại trường, thực tập sản xuất, thực tập tốt nghiệp tại xí nghiệp Vietsovpetro cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô giáo trường đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội.,em đã hoàn thành đồ án này.Tuy nhiên trong quá trình tìm hiểu và tiếp xúc chưa nhiều nên cuốn đồ án này còn nhiều hạn chế, song đây là cơ hội rất tốt để em nâng cao nhận thức và hiểu biết về các thiết bị trong công tác dầu khí mà cụ thể là tời khoan. Kính mong các thầy cô giáo, các bạn đọc đóng góp ý kiến quý báu để cuốn đồ án này được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Dầu khí và bộ môn Thiết bị dầu khí của trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội, đặc biệt là thầy giáo: NGUYỄN VĂN GIÁP đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành cuốn đồ án này. Hà nội, tháng 5 năm 2011. Sinh viên thực: Lương Văn Hồng. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VIỆC SỬ DỤNG TỜI KHOAN TRONG KHAI DẦU KHÍ 1.1. Giới thiệu chung về tời khoan trong khai thác dầu khí. Tời khoan là một trong những thiết bị dùng trong khai thác dầu khí, nó thực hiện những nhiệm vụ sau: - Dùng tời để kéo thả cần khoan và ống chống. - Dùng để treo bộ dụng cụ trong quá trình khoan và bơm rửa. - Khi kéo cần khoan thực hiên mômen xoắn ở trong tời và khi thả cần thì thực hiện quá trình phanh. - Truyền chuyển động cho bàn Rotor. - Làm công tác phụ trợ địa vật lý giếng khoan. - Trong trường hợp sử dụng tháp chữ A, tời dùng để dựng tháp. - Điều chỉnh tốc độ truyền tải. Để phân loại tời khoan thì có nhiều phương pháp: - Theo khả năng tải. - Theo công suất. - Theo lực ở dây cáp đầu tời. - Theo độ sâu của giếng. - Theo công dụng: + Tời vạn năng. + Tời chuyên dùng. - Theo số lượng tang: + Tời 1tang. + Tời 2 tang. * Tời 1 tang: Chỉ dùng để khoan khai thác, lúc đó công việc phụ trợ được thực hiện bằng một tời phụ. * Tời 2 tang: Tang phụ được lắp trên một trục song song với tang chính đóng mở bằng khớp chính hoặc khớp ma sát. Tang chính dùng để quấn cáp nâng, cả hai đều phải có puly hãm. - Theo số trục: + Tời khoan một trục. + Tời khoan hai trục. + Tời khoan ba trục. - Ngoài ra còn phân loại tời theo phương thức dẫn động như: dẫn động bằng động cơ điện và dẫn động bằng động cơ diezen. Tời khoan được lắp trên bệ, trong đó có các trục truyền động, phanh cơ học, phanh thuỷ lực hoặc phanh điện từ, xích truyền động, cánh tay đòn điều khiển phanh, hệ thống bôi trơn và hệ thống điều khiển bằng khí nén. Hình 1.1. Sơ đồ cấu tạo tời khoan 1. Cáp khoan 6. Bảng điều khiển 2. Phanh điện từ 7. Phanh cơ học 3. Xích truyền động cho bàn Rotor 8. Môtơ điện 4. Răng để tựa cáp khoan 9. Đầu mèo 5. Tay phanh cơ học 10. Đường rãnh cáp địa vật lý 1.2. Đặc tính của một số loại tời thường sử dụng khoan khai thác dầu khí. Các loại tời khoan được chế tạo trên thế giới phục vụ cho công tác khoan khai thác dầu khí: Bảng 1.1: Một số loại tời do hãng National sản xuất. Thông số  1625DE  1625M  1320D  1300E  80B  55P  45T   Công suất (kW)  1850  1850  1200  1200  742  520  400   Đường kính cáp,(mm)  35  35  35  35  32  32  32   Số vận tốc  4  6  4  6  6  3  2   Đường kính tang tời, (mm)  915  915  762  762  635  59  457   Chiều dài tang tời, (mm)  1555,75  1555,75  1422  1422  1244  990  990   Đường kính phanh, (mm)  1575  1575  1372  1372  1168  1067  1067   Chiều rộng phanh, (mm)  263,53  263,53  263,5  263,5  263,5  212  212   Khối lượng, (tấn)  40  38,8  34,3  28,8  19,2  18  9.5   Bảng 1.2: Các loại tời chế tạo ở Rumani. Chỉ tiêu  Đơn vị  Loại tời     TF35  TF 25  TF 25*  TF 21  TF15   Công suất  KW  1500  1100  740  520  390   Đường kính cáp  mm  35; 38  32  28  32; 38  25   Lực kéo cáp max  KN  440  275  360  -  150   Vận tốc cáp  m/s  4÷ 25  4÷ 25  4÷ 25  2,3÷ 17,2  2÷ 12,5   Lực kéo cáp  KN  350  250  160  187,5  113   Đường kính tang tời  mm  900  710  630  710  450   Số vận tốc   4+2  4+2  4+2  6  2+1   Đường kính tang tời  mm  1510  1320  1180  1180  1100   Đường kính phanh  mm  1570  1370  1570  1570  1100   Chiều rộng phanh  mm  275  255  255  255  205   Bảng 1.3 Các loại tời chế tạo ở Liênxô. Chỉ tiêu  Đơn vị  Loại tời     Y2- 47  Y2- 48  RY200Br  BY75Br  BY50Br  BY40Br   Công suất  KW  900  440  810  400  300  190   Đường kính cáp  mm  28  28  33  25  24  25   Lực kéo cáp max  KN  153  153  232  125  98  80   Vận tốc cáp  m/s  5,7÷ 20,6  2,25÷ 12,6  3,5÷ 17,7  3,2÷ 16  2,6÷ 11,6  2,8÷ 10,4   Số vận tốc   5  4  4  4  4  4   Đường kính tang tời  mm  650  650  850  600  450  400   Chiều dài tang tời  mm  840  840  1100  865  700  550   Đường kính phanh  mm  1180  1450  1450  1180  1000  1000   Chiều rộng phanh  mm  250  250  250  250  180  200   *Nhận xét: qua bảng thống kê các loại tời của 3 nước ta thấy nếu cùng kích thước thì công suất làm việc của tời do hãng National oilwell sản xuất lớn hơn công suất làm việc của hai loại tời còn lại, do vậy nó có khả năng nâng thả tải trọng lớn hơn, thiết bị làm việc tốt hơn. Để tương quan với công suất đó thì lực trong nhánh cáp cũng lớn hơn, khi đó kéo theo cấp tốc độ cũng đa dạng hơn do đó sự biến thiên về vận tốc trong phạm vi rộng hơn. Với các đặc tính kỹ thuật trên nên kích thước tời (đường kính tang, đường kính phanh, chiều dài tời và chiều rộng phanh) của hãng National oilwell lớn hơn. Từ khả năng làm việc cao nên tời của hãng National oilwell ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn trong công tác khoan dầu khí. Tùy theo mức độ khai thác, nâng thả bộ khoan cụ mà ta dùng một trong ba loại tời trên với công suất và đặc tính kỹ thuật tương ứng của tời. Từ trước tới nay, Vietsovpetro thường dùng thiết bị của Liên xo sản xuất, trong đó có tời khoan. Tời Y2-55 có công suất khá lớn nên đường kính cáp cũng như lực kéo và phạm vi vận tốc lớn hơn. Đường kính tang tời và chiều dài tang tời lớn hơn các tời khác nên khả năng cuốn cáp được nhiều hơn. Do vậy tời Y2-55 thường dùng trong khoan khai thác có độ sâu lớn. 1.3. Sơ đồ hệ thống nâng thả. Cụm thiết bị nâng thả là một tổ hợp thiết bị trên giàn khoan. Chúng hoạt động đồng bộ với nhau để thực hiện các chức năng quan trọng như kéo thả cần khoan, ống chống, treo bộ khoan cụ trong quá trình khoan hoặc bơm rửa. Cụm thiết bị nâng thả gồm các thiết bị chính như: Tháp khoan, tời khoan, hệ thống ròng rọc động, ròng rọc tĩnh,…  Hình 1.2: Sơ đồ hệ thống nâng thả. 1. Cáp khoan 5. Cuộn dây dự trữ 2. Ròng rọc động 6. Tời khoan 3.Neo cáp cố định 7. Ròng rọc tĩnh 4. Kẹp 1.4. Một số kết quả đạt được trong quá trình sử dụng. - Công suất lớn hơn do trọng lượng của cột cần khoan và ống chống lớn. - Có số tốc độ trung gian hợp lý để giảm thời gian nâng thả. - Sơ đồ động học đơn giản tận dụng hết công suất động cơ. - Có số tốc độ lớn nhất để kéo thả móc không tải. - Hệ thống hãm tời làm việc với độ tin cậy cao. - Thuận tiện cho việc điều chỉnh tốc độ truyền tải choòng. Bên cạnh đó nó còn các nhược điểm: - To, nặng, cồng kềnh. - Các phụ kiện kèm theo lắp đặt rất khó khăn. - Các chi tiết hay bị hỏng nên thay thế mất nhiều thời gian. - Công suất nhỏ hơn các loại tời tư bản. Vì vậy cần có các biện pháp khắc phục những vấn đề trên bằng cách nghiên cứu sử dụng tối đa công suất của động cơ, kiểm tra và bảo dưỡng đúng lịch và thời gian, thường xuyên kiểm tra toàn bộ hệ thống sau mỗi lần giao ca hoặc nhận ca. Trình độ người điều khiển phải có trình độ cao và hiểu rõ từng chi tiết trên tời. CHƯƠNG II CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA TỜI KHOAN Y2-55 2.1. Cấu tạo của tời koan Y2-55. 2.1.1 Cấu tạo trục tang tời.  Hình 2.1: Cấu tạo trục tời Y2-55 1, 2 : Khớp nối 3: Bánh xích 4, 25: Gối đỡ 5: Tang phanh 6: Đĩa tang phanh 7: Trục tang 8: Tang tời 9, 15: Vú mỡ 10: Cụm bánh xích 11: Nắp bảo hiểm 12, 13: Tang côn 1065 14: Côn hơi 1070 16: Đường mở 17: Moay-ơ 18: Côn hơi 700 19: Đĩa chắn bẩn 20: Bộ kẹp cáp 22, 24: Ổ bi 3638 23, 28: Then 26, 27: Ổ bi 3534 29: Đường nối hơi 30: Đầu tiếp hơi Tang tời (8) được chế tạo thừ thép ΓX. Nó có thể cuốn được 4 lớp cáp. Trong quá trình làm việc nó chịu mômen xoắn rất lớn do cáp sinh ra, đồng thời nó chịu lực nén do các lớp cáp đè lên. Do vậy tang tời thường bị mòn do ma sát trượt cũng như có thể xảy ra hiện tượng nứt, rỗ. Tang tời được lắp với đĩa tang (6) bằng các vít chìm. Đĩa tang được chế tạo từ thép 35Λ lắp ghép với then bán nguyệt. Mặt bên của đĩa tang có các bộ kẹp cáp để cố định cố định một đầu cáp tời (vị trí A) với 6 con bu lông. Tang phanh (5) được chế tạo từ thép đúc, được liên kết với đĩa tang (6) và tang tời (8) bằng 12 con bu lông chốt M36 cho một tang. Tang phanh là một bộ phận của cơ cấu phanh hãm ma sát. Khi hãm phanh, các đai phanh cơ học sẽ bó sát vào tang phanh khiến cho tời giảm tốc độ hoặc dừng hẳn. Cụm bánh xích (10) gồm Z = 28, Z = 19 và tang côn Φ695 được lắp trên hai ổ lăn 3534. Tang côn Φ695 và côn hơi MΠ700 (18) khi ăn khớp sẽ truyền cho trục nâng vận tốc số 5. Tấm chắn bảo vệ (11) được bắt chặt trên tang côn Φ695 bằng 8 con bu lông M16 nhằm chắn dầu mỡ, nước, chất bẩn lọt vào bề mặt của tang côn và côn hơi MΠ700 (18). Moay-ơ (17) được lắp trên trục tời (7) bằng phương pháp ép chặt. Nó có vành moay-ơ để liên kết với tang côn Φ1065 (12) bằng 8 con bu lông M36. Tang côn (12) lại được kẹp chặt với tang côn (13) bằng bu lông chốt M24 tạo thành tang côn kép để ăn khớp với côn hơi MΠ700. Qua bộ côn hơi của tời, trục nâng nhận được 4 tốc độ truyền đến từ hộp số dẫn lực. Phía trên vành tang (13) còn có 3 vấu để bắt bu lông sự cố khi côn hơi MΠ700 bị hỏng. Côn hơi MΠ700 (18) cũng được kẹp chặt với tang côn (12) bằng 16 con bu lông M24. Để cung cấp hơi áp lực cao 8 kg/cm2 cho côn hơi MΠ700 (18) làm việc, người ta lắp đầu tiếp hơi (30) và dẫn qua ống mềm (29) và côn hơi MΠ700 làm cho côn hơi ôm lấy tang côn và truyền chuyển động mômen quay cho tời. Phía đầu kia của trục nâng, người ta lắp khớp nối vấu (2) để ăn khớp với phanh thuỷ lực UT1450. Khớp nối này di trượt được trên trục then hoa và có cơ cấu cần gạt để đóng ngắt sự ăn khớp của chúng. Toàn bộ các chi tiết của trục nâng được đỡ bởi các gối đỡ (4) và (25), gối đỡ này được kẹp chân đế vào khung của tời và lắp hai ổ lăn 3638. Việc bôi trơn các gối này bằng cách bơm qua lỗ mở trên gối đỡ. Còn để bôi trơn hai ổ lăn 3534 thì bơm qua đường ống (16) và vú mỡ (15), mỡ sẽ đi qua dọc trục rồi vào hai ổ lăn. 2.1.2 Cấu tạo tang tời.  Hình 2.2 – Tang tời 1: Gối đỡ 5: Trục tang tời 2: Chốt hãm 6: Rãnh chứa cáp 3: Chốt bu lông 7: Ống dẫn nước làm mát 4: Gờ tang phanh Tang tời dùng để chứa và cuốn bộ cáp khoan. Trong quá trình làm việc, tang tời chịu mômen xoắn, nén do lực căng của cáp sinh ra và lực nén do cáp đè lên. Đường kính tang tời phụ thuộc vào đường kính cáp. Thông thường ta có: Dtt > 400dc Trong đó: + Dtt: đường kính tang tời, (mm); + dc: đường kính sợi cáp, (mm). 2.1.3. Cấu tạo côn của tời. Tời khoan được lắp bộ côn ly hợp điều khiển bằng khí nén từ bàn kíp trưởng. Hiện nay người ta sử dụng các bộ ly hợp sau: + Ly hợp dạng đĩa ma sát. + Ly hợp dạng bánh hơi. Các bộ ly hợp có cấu tạo dạng đĩa ma sát hay dạng bánh hơi đều được điều khiển nhờ không khí nén, được dùng cho cả hai cấp độ cao và thấp của tời. Van điều khiển bộ ly hợp dạng bánh hơi và khí nén vận hành được đặt gần địa điểm bàn kíp trưởng. Bộ ly hợp còn có tác dụng tách sự dẫn động từ đầu ra của trục chính đến trục tang tời ở mức thấp nhất và sự ngắt của trục tời trong khi khoan. Mômen quay sinh ra do bộ côn thực hiện là: Mt =(.D.l.. . = (.D2.l. ..  ( N/cm) (2.1) Trong đó: l: chiều rộng của côn , (cm); D: đường kính tay côn của tời,(cm); μ: hệ số ma sát giữa côn và tang côn (μ = 0,3).  Hình 2.3: Bộ ly hợp 1: Buồng chứa khí 2: Ống dẫn khí 3:Vành tang côn 2.1.4. Cấu tạo hộp số của tời. Hộp số được lắp đặt ở phía sau tang tời, gồm bánh răng, bánh xích, trục vào, trục ra, trục trung gian…Trên các trục được lắp các côn ly hợp bánh răng, bánh răng xích có các kích thước khác nhau, cho phép thay đổi tốc độ, chiều quay. Công dụng: Dùng để thay đổi tốc độ quấn cáp của tời. 2.1.5. Hệ thống điều khiển khí nén của tời. Hình 2.4: Cơ cấu điều khiển khí nén MN1-MN2: áp kế CRM1: van máy PB: bàn điều khiển Φ1: bộ lọc S2: bộ thoát khí ĐR1: long đen C4-C5: xupap chuyển hướng S1: xilanh khí CRTr1-CRTr2-CRTr3-CRTr4: van phân phối bốn cửa V1-V2-V3: miệng nạp C1-C2-C3: van xả CRĐ1-CRĐ2-CRĐ3: van phân phối 1: hộp tổng hợp bàn điều khiển MP1-MP2-MP3: côn hơi Việc điều khiển hệ thống khí nén MP1, MP2, MP3, xi lanh khí S1 của phanh, bộ thoát khí S2 bắt đầu từ bàn điều khiển khoan PB. Qua van CRTr1 không khí được truyền hoặc là vào trục MP2 (bật lưu tốc thứ năm của tời) qua miệng nạp V1 & V2 hoặc là vào trục MP1 (bật cả bốn tốc độ của tời) qua V. Việc xả khí của MP2 khi ngắt diễn ra qua van C1 còn MP1 thì qua van C2. Van CRTr1 nhận nhiên liệu từ hộp tổng hợp van hai xu-pap CRĐ1 và CRĐ2. Khi làm việc thì van CRĐ1 mở để giữ nguyên liệu của van CRTr2 còn van CRĐ2 đóng. Bộ truyền động hoặc van CRTr4 trên hộp truyền (trên đó việc điều chỉnh truyền động cần thiết khi thay đổi tốc độ trên hộp truyền được truyền từ bàn điều khiển khoan) được hoạt động bằng van CRTr2 qua xu-pap chuyển hướng C4. Van CRTr4 cho phép việc mở hay đóng chuyển động làm việc van đang hoạt động của bộ truyền bằng việc bật MP300 van đang hoạt động. Trong khi mối ghép talét đang hoạt động, hãm tời ăn mòn van CRĐ1 đóng, van CRĐ2 mở, nhịp độ làm việc của MP1 và MP2 phù hợp với áp suất côn đóng. Mở cùng lúc xi lanh nén khí S1 của phanh, không khí đến xi lanh này từ van CRĐ2 qua long đen Đr1, xu-pap chuyển hướng C5 và tang quay bị hãm. Van hai xu-pap CRĐ3 nhận nhiên liệu từ bộ điều khiển ma sát làm MP3 qua miệng nạp V3, hãm ma sát khi mở diễn ra qua xu-pap C3. Điều khiển bộ thoát khí S2 bằng van CRTr3 (van nhận nhiên liệu từ hộp tổng hợp của bàn điều khiển (1)). Van máy CRĐ1 nhận nhiên liệu từ bộ điều khiển khoan qua bộ lọc θ1 đưa không khí sạch lên bằng áp suất 0,45 Npa trong xi lanh khí S1 của phanh qua van xu-pap chuyển hướng C5 đảm bảo việc phanh êm nhẹ của tay phanh tời áp suất không khí ở lưới chắn hiện ra áp kế MN. 2.1.6. Bảng điều khiển của tời khoan. Bảng điều khiển được làm đơn giản hoá và thiết kế với những chức năng cao, được lắp ráp trước hoặc sau những giá đỡ có thể tháo lắp được để tạo điều kiện cho sự bảo dưỡng một cách tốt nhất. Van và thiết bị đo được lắp trên bề mặt tấm thép không gỡ và được in chìm trên các thao tác. Van được đặt ở những chỗ thuận tiện để dễ vận hành và lập thành nhóm. Bảng điều khiển cũng được thiết kế và lắp đặt vào vị trí cao ngang tời phụ. Tất cả được nối bằng ống cao su từ bảng tới tời khoan. Chế độ khí được điều chỉnh từ bảng điều khiển một cách nhanh chóng và tất cả các van, áp kế đều phải có chất lượng cao, sử dụng dễ dàng và đáng tin cậy. Hình 2.5: Bảng điều khiển tời khoan 1: Đồng hồ đo áp lực nước 2: Đồng hồ đo áp lực dầu 3: Đồng hồ đo áp suất khí của bộ côn ly hợp Rotor 4: Đồng hồ do áp suất khí tời phụ 5: Áp kế của côn ly hp tời chính 6: Áp kế của tời khoan 7: Hộp điều khiển của Rotor và phanh Rotor 8: Hộp điều khiển ngắt bộ ly hợp và quay tời phụ 9: Hộp điều khiển tốc độ cao thấp của bộ ly hợp 10: Phanh điện 11: Bảng điều khiển tự động ngắt ròng rọc động 12: Tay gạt điều khiển tời cáp địa vật lý 13: Tay gạt điều khiển đầu ra và vào của tang rời ở mức thấp nhất 14: Tay gạt điều khiển tốc độ cao và thấp 15: Tay gạt điều khiển phanh cơ học 16: Đồ thị đặc tính của tời khoan 2.1.7. Bộ hãm tời khoan. 2.1.7.1. Bộ hãm tời băng: - Bộ hãm tời băng đơn giản. - Bộ hãm tời băng có bộ hãm phụ. + Bộ hãm tời băng đơn giản: Bộ hãm tời gồm hai băng hãm (4) ôm lấy hai phần ba vòng trong của bánh hãm (3) trên tang tời (5). Một đầu băng hãm (4) nối với thanh đối trọng (8), đầu còn lại nối với cơ cấu trục khuỷu (7). Thanh đối trọng có tác dụng cân bằng lực giữa hai bánh hãm. Ngoài ra nó còn tác dụng như một đòn bẩy để khi hãm thì lực hãm tăng lên gấp nhiều lần, đẩy băng hãm (4) bóp chặt vào bánh hãm (3). Băng hãm (4) bóp chặt vào bánh hãm (3) để hãm tời nhờ bộ phận điều khiển (2). Để hỗ trợ quá trình hãm thì bộ phận điều khiển (1) sẽ điều khiển van khí (9) để truyền khí đến xi lanh nén khí (6) nhằm mục đích giữ trục khuỷu (7) trong quá trình hãm. Hình 2.6: Sơ đồ bộ hãm tời băng đơn giản 1,2: hệ thống điều khiển 6: xi lanh khí nén 3: bánh hãm 7: cơ cấu trục khuỷu 4: băng hãm 8: thanh đối trọng 5: tang tời 9: Van khí Tuy nhiên, để tăng khả năng hãm thì mặt trong của băng hãm (4) người ta thiết kế nhiều tấm tạo ma sát gắn vào nó bằng các bulông có đầu chìm. Vì vậy trong quá trình hãm, các tấm tạo ma sát bóp chặt vào bánh hãm (3) của tang tời khoan (5), làm nhiệt độ giữa chúng tăng lên rất cao và làm biến dạng bề mặt. Do vậy người ta thường thiết kế thêm hệ thống làm mát bằng chất lỏng hoặc dùng bộ hãm tời phụ để hấp thụ lượng nhiệt này sinh ra trong quá trình bộ hãm làm việc. + Bộ hãm tời băng có bộ hãm phụ: So với bộ hãm tời băng đơn giản thì loại này được lắp thêm xi lanh khí nén (9) nối với trục khuỷu (3). Xi lanh hãm phụ (9) có nhiệm vụ hỗ trợ thêm giữ tang tời sau khi hãm bằng bộ hãm chính. Ngoài ra còn hệ thống lò xo (6), piston (7), khoang làm việc (8) được nối với trục khuỷu qua vấu (4) được dùng để khi sự cố xảy ra. Trong quá trình làm việc thông qua hệ thống điều khiển (10) và xi lanh hãm chính (11) tiến hành hãm tời, lúc đó hệ thống lò xo (6), piston (7), khoang làm việc (8) ở trạng thái nhả. Dưới tác dụng của khí nén qua van A nó sẽ đẩy piston (7) ép hệ thống lò xo (6). Khi có sự cố thì van khí A được xả ra lò xo đẩy piston để vấu (4) kết hợp với thanh kéo (5) để tác dụng lên trục khuỷu (3) hỗ trợ quá trình hãm. Nhờ cơ cấu khấu nối cho phép tăng được góc ôm của băng hãm, vì vậy mômen hãm tăng trong quá trình làm việc. Hình 2.7: Bộ hãm tời băng có bộ hãm phụ. 1: Vấu đơn 8: Khoang làm việc 2: Khấu nối 9: Xi lanh hãm phụ 3: Cơ cấu trục khuỷu 10: Hệ thống điều khiển 4: Vấu kép 11: Xi lanh hãm chính 5: Đòn bẩy (thanh kéo) 12: Cơ cấu đối trọng 6: Lò xo 13: bánh hãm 7: Piston 14: Bánh hãm 2.1.7.2. Bộ hãm phụ. + Bộ hãm thuỷ lực:  Hình 2.8: Sơ đồ cấu tạo bộ hãm thuỷ lực 1: Stato 7: Đường vào ống nước lạnh 2: Rotor 8: Ly hợp cam 3,4,5: Hệ thống đường ống dẫn nước 9: Thiết bị làm lạnh 6: Hệ thống các van điều chỉnh lượng nước Cấu tạo: - Rotor: được gắn với trục và được nối với trục trục tời qua bộ ly hợp cam, trên rotor có các cánh nghiêng phẳng. - Stator: là phần vỏ bộ hãm, được gắn trực tiếp lên khung, bệ tời. Stator cũng có các cánh nghiêng phẳng. Các cánh Rotor nghiêng theo chiều quay Rotor khi thả bộ dụng cụ còn các cánh Stator nghiêng theo chiều ngược lại. Trong bộ hãm chứa đầy chất lỏng, khi làm việc giữ chất lỏng ở nhiệt độ ≤ 80°C. Bộ hãm thuỷ lực không có tác dụng dừng bộ khoan cụ vì mômen cản sinh ra phụ thuộc vào tốc độ thả hay tốc độ quay của trục tời. Tác dụng hãm xảy ra khi có sự chuyển động của Rotor, trong đố chất lỏng chứa ở khoảng hở giữa Rotor và Stator. Nước được chuyển vào trong qua các lỗ, chạy vào buồng nạp cũng sinh ra sự biến thiên vòng quay của Rotor. Bộ hãm thuỷ lực biến cơ năng sinh ra do hạ một tải trọng thành nhiệt thông qua Rotor được tang tời kéo quay. Lượng cơ năng có thể bị mất đi phụ thuộc vào vận tốc quay và thể tích tuần hoàn trong cácte. Trong quá trình bộ hãm làm việc thì chất lỏng trong khoang làm việc sẽ nóng lên và lực phanh giảm đi.Vì vậy người ta làm một hệ thống để tuần hoàn chất lỏng lạnh vào thiết bị làm lạnh (9) nhờ ống dẫn chất lỏng lạnh (7) thông qua một côn trượt. Côn trượt này chỉ có tác dụng một chiều cho phép bộ hãm làm việc khi ròng rọc động từ trên cao đi xuống. Khi Rotor quay, nước ở trong các lõm của Rotor chuyển động về phía ngoài biên. Nhờ các lực ly tâm, nước lại chuyển động vào các rãnh của Stator. Nhờ lực ma sát và chuyển động rối xảy ra của nước từ đó tạo nên một mômen ma sát chống lại chuyển động của Rotor. Ưu điểm: - Cấu tạo đơn giản. - Làm việc ổn định. - Khả năng hấp thụ nhiệt lượng tốt, hấp thụ phần lớn nhiệt lượng do bộ hãm chính sinh ra (khoảng 85%). Nhược điểm: - Mômen phụ thuộc vào tốc độ quay của tời. - Không điều chỉnh được mômen hãm theo sự thay đổi trọng lượng bộ dụng cụ khi thả. - Để đảm bảo quá trình hãm thực hiện tốt thì nước trong bình hãm ≈ 80°C. + Bộ hãm điện: Ưu điểm: - Với bộ hãm có cùng kích thước thì bộ hãm điện có thể tạo ra mômen gấp 2 lần so với bộ hãm thuỷ lực. - Không có bộ phận mòn cơ học nên tuổi thọ cao. - Mômen hãm ổn định, không phụ thuộc vào tốc độ quay của trục tời, phương pháp điều chỉnh cũng đơn giản hơn. Nhược điểm: - Giá thành đắt, chế tạo phức tạp. - Độ chính xác không cao. Theo cấu tạo có thể chia bộ hãm điện thành 3 loại: + Loại 1: dùng máy phát điện động cơ 3 pha làm việc ở chế độ hãm động. Loại này ít dùng vì trọng lượng lớn và không êm. + Loại 2: là bộ hãm điện động lực, trong đó mômen hãm được tạo bởi sự tác động tương hỗ của từ trường với dòng Fucô sinh ra ở Rotor. + Loại 3: dùng động cơ điện một chiều cho làm việc ở chế độ máy phát. Trong đó loại 2 (bộ hãm điện động lực) được dùng rộng rãi trong công tác dầu khí. Khi có dòng điện chạy qua trong cuộn kích (4) sẽ sinh ra dòng điện cảm ứng. Chúng tác dụng với từ thông của cuộn sắt từ tạo ra mômen quay trên trục truyền (2), giá trị của mômen được điều chỉnh phụ thuộc vào dòng kích thích đưa vào cuộn kích (4), chính vì vậy ta có thể điều chỉnh mômen quay, tốc độ quay trên trục truyền (2) bằng cách thay đổi dòng điện kích thích. Trong quá trình bộ hãm làm việc, nhiệt độ tăng cao nên cần bố trí hệ thống làm mát (5) để giảm nhiệt độ của bộ hãm. Còn vòng chặn (7) làm bằng vật liệu không từ tính có nhiệm vụ ngăn không cho bột sắt từ văng ra ngoài trong quá trình bộ hãm làm việc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu tời khoan Y2-55 sử dụng trong khoan khai thác dầu khí.doc