Đồ án Nghiên cứu và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn nguy hại tại Công ty xi mạ Hưng Long – Thị trấn Lái Thiêu – Tỉnh Bình Dương

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ

DANH SÁCH CÁC BẢNG

DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ VÀ ẢNH CHỤP

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

I.1 Đặt vấn đề 1

I.2 Mục tiêu của đề tài 2

I.3 Giới hạn của đề tài 2

I.3.1 Phạm vi nghiên cứu 2

I.3.2 Đối tượng nghiên cứu 2

I.3.3 Thời gian thực hiện đề tài 2

I.4 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2

I.4.1 Nội dung nghiên cứu 2

I.4.2 Phương pháp nghiên cứu 2

I.5 Bố cục của đề tài 3

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT MẠ CRÔM – MẠ KẼM

II.1 Giới thiệu về ngành xi mạ trên Thế giới và ở Việt Nam 5

II.2 Khái quát về xi mạ 6

II.2.1 Mục đích - Chức năng của xi mạ 6

II.2.2 Quy trình công nghệ tổng quát của ngành xi mạ 7

II.2.2.1 Sơ đồ công nghệ xi mạ tổng quát 8

II.2.2.2 Mô tả sơ đồ công nghệ xi mạ tổng quát 9

II.2.3 Một số quy trình công nghệ mạ điển hình ở Việt Nam 11

II.2.3.1 Quy trình công nghệ xi mạ Ni – Cr cho các chi tiết kim loại 11

II.2.3.2 Quy trình công nghệ sản xuất tôn mạ kẽm 13

II.3 Mạ Kẽm 14

II.3.1 Tính chất – Ứng dụng của lớp mạ Kẽm 14

II.3.2 Các kỹ thuật mạ Kẽm 14

II.3.2.1 Dung dịch mạ kẽm xianua 14

II.3.2.2 Dung dịch mạ kẽm không có xianua 15

II.3.2.2.1 Dung dịch mạ kẽm acid 15

II.3.2.2.2 Dung dịch mạ kẽm muối amôn 17

II.3.2.2.3 Dung dịch mạ kẽm kiềm Zincat 17

II.3.2.2.4 Dung dịch mạ kẽm glixin – Amôn clorua 18

II.3.2.2.5 Dung dịch mạ kẽm muối acid citric 19

II.3.2.3 Xử lý sau khi mạ kẽm 29

II.4.3 Độc tính của hợp chất Kẽm 22

II.4 Mạ Crôm 22

II.4.1 Tính chất – Ứng dụng của lớp mạ Crôm 22

II.4.2 Các kỹ thuật mạ Crôm 23

II.4.2.1 Mạ crôm bảo vệ trang sức 24

II.4.2.2 Mạ crôm cứng 25

II.4.2.3 Mạ crôm màu trắng sữa và mạ crôm hai lớp màu trắng sữa - mạ crôm cứng 25

II.4.2.4 Mạ crôm xốp 25

II.4.2.5 Mạ crôm đen 26

II.4.2.6 Mạ crôm quay 27

II.4.2.7 Mạ crôm trên bề mặt phun cát 28

II.4.3 Độc tính của hợp chất Crôm 28

II.5 Đặc trưng ô nhiễm ngành mạ Crôm – kẽm 29

II.5.1 Đặc trưng ô nhiễm và phương pháp XLNT mạ Crôm – mạ kẽm 29

II.5.1.1 Nguồn gốc phát sinh nước thải 29

II.5.1.2 Một số phương pháp XLNT xi mạ phổ biến hiện nay 30

II.5.1.2 .1 Các phương pháp chung 30

II.5.1.2.2 Các phương pháp cụ thể 31

II.5.2 Đặc trưng ô nhiễm và phương pháp XL CTRNH mạ Crôm – mạ kẽm 33

II.5.2.1 Nguồn gốc phát sinh CTRNH xi mạ 33

II.5.2.2 Một số phương pháp XLCTRNH xi mạ phổ biến hiện nay 34

II.6 Giới thiệu sơ đồ quản lý CTRNH xi mạ phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay 35

CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY XI XẠ HƯNG LONG

III.1 Lịch sử hình thành và phár triển 36

III.2 Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự 38

III.3 Các sản phẩm của nhà máy 40

III.4 Quy trình công nghệ sản xuất 41

III.4.1 Sơ đồ công nghệ sản xuất 41

III.4.2 Mô tả quy trình công nghệ của nhà máy 41

III.5 Nhu cầu nguyên nhiên liệu 43

III.6 Danh mục các trang thiết bị sản xuất 44

III.7 Các vấn đề môi trường hiện nay tại nhà máy 45

III.7.1 Các nguồn gây ô nhiễm chính tại nhà máy 45

III.7.2 Đánh giá thực trạng các nguồn gây ô nhiễm 47

III.7.2.1 Ô nhiễm môi trường không khí 47

III.7.2.2 Ô nhiễm nước thải 49

III.7.2.4 Ô nhiễm CTR 51

CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTRNH TẠI NHÀ MÁY

IV.1 Sơ đồ quản lý CTRNH tại nhà máy 52

IV.2 Tình hình thu gom CTRNH 53

IV.3 Tình hình vận chuyển CTRNH 54

IV.4 Tình hình lưu trữ và chứa CTRNH 54

IV.5 Tình hình xử lý CTRNH 55

IV.6 Đánh giá chung hệ thống quản lý CTRNH tại nhà máy 57

CHƯƠNG V: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CTRNH

V.1 Một số biện pháp quản lý CTRNH 60

V.1.1 Biện pháp nâng cao hiệu quả thu gom CTRNH 60

V.1.2 Biện pháp nâng cao hiệu quả vận chuyển CTRNH 62

V.1.3 Biện pháp an toàn cho kho lưu trữ CTRNH 63

V.1.4 Biện pháp về an toàn lao động trong phân xưởng mạ 64

V.1.5 Biện pháp về sản xuất sạch hơn trong phân xưởng mạ 65

V.1.6 Một số biện pháp quản lý bổ sung 67

V.2 Biện pháp cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả QL CTRNH 68

V.2.1 Tăng cường hiệu quả xử lý Cr – Zn từ HTXL NT 68

V.2.2 Đề xuất biện pháp xử lý bổ sung bùn thải 69

V.3 Dự toán kinh phí đầu tư thêm cho nhà máy 71

CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

VI.1 Kết luận 73

VI.2 Kiến nghị 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

 

 

 

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6751 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn nguy hại tại Công ty xi mạ Hưng Long – Thị trấn Lái Thiêu – Tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a thường ở bộ phận tiếp xúc ( niêm mạc, mũi, tay, cánh tay) với hơi và hoá chất. Muối crômát còn có thể gây ung thư phổi nếu tiếp xúc lâu ngày. Theo WHO, nồng độ cho phép crôm tối đa trong nước uống là 0.05 mg/lít. Theo TCVN 5945 -1995, nồng độ cho phép crôm trong nước thải là 0.05 mg/lít đối với nước thải đưa vào nguồn loại A hay 0.1mg/lít đối với nước thải đưa vào nguồn loại B. Theo TCVN 5944 -1995, nồng độ cho phép crôm (VI) trong nước ngầm là 0.05 mg/lít. Theo TCVN 5943 -1995, nồng độ cho phép crôm (VI) trong nước biển ven bờ là 0.05 mg/lít. Nồng độ cho phép của crôm tổng trong chất thải nguy hại do Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) quy định theo phương pháp TCLP là 5mg/l, trong khi đó tiêu chuẩn chất thải rắn chôn lấp của Nhật Bản cho phép nồng độ Crôm (VI) là 1.5 mg/l. II.5 ĐẶC TRƯNG Ô NHIỄM NGÀNH MẠ KẼM – CRÔM II.5.1 Đặc trưng ô nhiễm và phương pháp xử lý nước thải từ mạ kẽm – crôm II.5.1.1 Nguồn gốc phát sinh nước thải xi mạ Xi mạ sử dụng rất nhiều nước để rửa vật gia công trong quá trình sản xuất. Vì vậy khối lượng nước thải cần xử lý sẽ rất lớn. Nước thải từ xưởng mạ thải ra có thành phần rất đa dạng, nồng độ lại thay đổi rất rộng, pH biến động từ acid, trung tính hay kiềm. Tuy nhiên nước thải từ phân xưởng mạ nói chung (hay mạ kẽm - crôm nói riêng) được chia làm 3 loại chính: Nước thải kiềm – acid: sinh ra trong quá trình tẩy dầu mỡ các chi tiết, từ khâu hoạt hóa bề mặt. Nguồn nước thải này chứa các kiềm như Na2CO3, Na3PO4, Na2SiO3…, các acid như H2SO4, H3PO4…, các kim loại như Zn2+, Fe2+, Fe3+… và các loại muối của chúng, pH dao động từ 1 – 10. Nước thải xyanua: ngoài CN- tự do còn có phức xianua, các chất hữu cơ và 1 ít tạp chất cơ học. Nồng độ xyanua dao động từ 5 – 300 mg/l, nồng độ tổng các KL từ 30 – 70 mg/l, pH > 7. Nước thải Crôm: ngoài thành phần chính là Cr6+ cón có Zn2+, Fe2+, H2SO4, HCl, HNO3, tạp chất cơ học… Nồng độ các tạp chất dao động từ 30 – 300 mg/l, pH = 7 – 1. Ngoài ra trong nước thải còn chứa cả dầu mỡ, đất cát, gỉ sắt…. Đặc trưng nước thải của ngành mạ là có chứa hàm lượng các muối vô cơ và KLN cao. Do nước thải xưởng mạ có đủ loại thành phần, nồng độ biến đổi trong một khoảng rộng nên xử lý nó phải dùng nhiều phương pháp khác nhau, phù hợp với từng loại nước thải và nồng độ tạp chất chứa trong nó, nước xử lý với mục đích dùng lại cho sản xuất của xưởng mạ hay để thải ra môi trường. II.5.1.2 Một số phương pháp xử lý nước thải xi mạ phổ biến hiện nay II.5.1.2.1 Các phương pháp chung Phương pháp kết tủa hóa học Phương pháp này dựa trên phản ứng hóa học giữa chất đưa vào nước thải với kim loại cần tách, ở độ pH thích hợp sẽ tạo thành hợp chất kết tủa và được tách ra khỏi nước thải bằng phương pháp lắng. Phương pháp trao đổi ion Dựa trên nguyên tắc của phương pháp trao đổi ion dùng ionot là nhựa hữu cơ tổng hợp, các gốc cao phân tử có gốc hydrocacbon và các nhóm chứa trao đổi ion. Quá trình trao đổi ion được tiến hành trong các cột cationit và anionit. Phương pháp điện hóa Dựa trên cơ sở của quá trình oxy hóa khử để tách kim loại trên các điện cực nhúng trong nước thải chứa KLN khi cho dòng điện 1 chiều chạy qua. Bằng phương pháp này cho phép tách các ion kim loại ra khỏi nước, không phải bổ sung hóa chất, song thích hợp với nước thải có nồng độ kim loại cao (> 1g/l), chi phí điện năng khá cao. Phương pháp sinh học Dựa trên nguyên tắc một số loài thực vật, vi sinh vật trong nước sử dụng kim loại như chất vi lượng trong quá trình phát triển sinh khối như bèo tây, bèo tổ ong, tảo… Với phương pháp này, nước thải phải có nồng độ KLN nhỏ hơn 60mg/l và bổ sung đủ chất dinh dưỡng (nitơ, phốt pho) và các nguyên tố vi lượng cần thiết khác cho sự phát triển của các loài thực vật như rong tảo. Phương pháp này cần diện tích lớn và nước thải có lẫn nhiều kim loại thì hiệu quả xử lý kém. Phương pháp thông dụng để xử lý nước thải chứa KLN là phương pháp kết tủa hóa học kết hợp với đông keo tụ. II.5.1.2.2 Các phương pháp cụ thể Xử lý nước thải có tính kiềm – acid Xử lý nước thải chứa acid dùng dung dịch xút NaOH hoặc nước vôi Ca(OH)2 để trung hòa. Ngoài việc trung hòa ion H+ trong nước rửa , dung dịch Ca(OH)2 còn có tác dụng làm kết tủa một số KLN dưới dạng hyđroxit, ion sunphate cũng bị kết tủa. Sự trung hòa tiến hành ở pH = 7 – 9 cần khuấy mạnh dung dịch. Xử lý nước thải chứa ion OH- thường dùng acid H2SO4 kỹ thuật. Sự trung hòa tiến hành ở pH = 6 – 8. Xử lý nước thải xyanua Nước thải trong mạ Crôm – kẽm có chứa gốc CN-. Để trung hòa nước thải có chứa xyanua, người ta thường dùng các chất oxy hóa như nước Clo, natrihypoclorit NaOCl, Clorua vôi CaOCl2, thuốc tím KMnO4, hydrogen peroxit (oxy già) H2O2. Hiện nay, xử lý nước thải xyanua trong mạ điện chủ yếu dùng chất oxy hóa là Clo vì Clo rẻ tiền và có hiệu quả xử lý tốt. Quá trình tách xyanua bằng chất Clo ra khỏi nước thải xi mạ được tiến hành ở môi trường kiềm (pH = 9). Xyanua có thể bị oxy hóa tới nitơ và CO2 : CN- + 2OH- + Cl2 = CNO- + 2Cl- + H2O 2CNO- + 4OH + 3Cl2 = CO2 + 6Cl- + N2 + 2H2O Nước thải sau xử lý có nồng độ CN- nhỏ hơn 0.01 mg/l mới được thải ra bên ngoài. Xử lý nước thải Crôm Dung dịch nước thải có chứa acid crômic có tính độc mạnh. Để loại trừ ion crômat Cr6+ phải khử chúng từ ion cromat (Cr6+) thành Cr3+ , sau đó loại trừ chúng bằng phương pháp kết tủa hydroxit. Bước 1: Khử Cr6+ thành Cr3+ Khử Crômat bằng dung dịch FeSO4 Sự khử được tiến hành ở pH = 4 – 10. 2CrO3 + 6FeSO4 + 6H2SO4 = 3Fe2(SO4)3 + 6H2O + Cr2(SO4)3 Quá trình khử làm dung dịch CrO3 có màu nâu đỏ biến đổi thành màu xanh nhạt. Khử Crômat bằng bisulfit natri NaHSO3 NaHSO3 là một chất khử tương đối mạnh nên cần được pha chế trong các bồn chứa bằng plastic hoặc composit. Sự khử Crômat theo phản ứng: 4CrO3 + 6NaHSO3 + 3H2SO4 = 3Na2SO4 + 6H2O + 2Cr2(SO4)3 Bước 2: Kết tủa hyđroxit kim loại Nguyên lý của phương pháp này dựa trên tính chất keo tụ kết tủa hydroxit các KLN có trong nước thải xi mạ. Phản ứng xảy ra như sau: Cr2(SO4)3 + 6NaOH = 2Cr(OH)3↓ + 3Na2SO4 Kết tủa được cho qua bể lắng, tách ra, làm khô và tái sử dụng hoặc bỏ đi. Nước sau khi loại trừ KLN còn chứa các muối vô cơ (như Na2SO4, NaCl, NaCN) và thải ra ngoài. Xử lý nước thải kẽm Nước thải có chứa kẽm được xử lý theo phương pháp kết tủa hydroxit kim loại hay trao đổi ion. Tuy nhiên, do kẽm là kim loại lưỡng tính nên xử lý kẽm theo phương pháp kết tủa hydroxit kim loại khó khống chế pH cho phù hợp. Vì vậy, tốt nhất nên xử lý nước thải kẽm theo phương pháp trao đổi ion. Nguyên tắc của phương pháp này là cho nước thải lọc lần nượt qua hai cột cationit và anionit, các cation tạp chất sẽ được giữ lại ở cột đầu, các anion tạp chất sẽ được giữ lại ở cột cuối, nước trở nên rất sạch, hoàn toàn được phép dùng lại. Sau 1 thời gian làm việc, các cột ionit được tái sinh, cationit được lọc rửa riêng bằng H2SO4 hay HCl 3 – 10%, anionit được lọc rửa riêng bằng NaOH hay Na2CO3. Nước rửa cationit chứa các cation và acid dư được đưa đi thu hồi và dùng vào việc khác, cationit được tái sinh và bắt đầu chu kỳ làm việc mới . II.5.2 Đặc trưng ô nhiễm và phương pháp xử lý CTRNH mạ kẽm – Crôm II.5.2.1 Nguồn gốc phát sinh các loại CTRNH xi mạ Trong quá trình mạ điện sinh ra các loại CTRNH như: bùn thải, cặn từ bể mạ có chứa KLN, chai lọ đựng hóa chất, bao bì, can, thùng phuy đựng nguyên vật liệu (thải bỏ sau sản xuất) đã dính dầu mỡ hay hóa chất… Trong đó, bùn thải xi mạ là loại CTRNH đặc trưng cho ngành mạ điện. Hầu hết thành phần của bùn thải xi mạ là phần kết tủa hydroxit của KL từ hệ thống XLNT, đã được qua tách ẩm làm khô bằng các thiết bị. Hàm lượng KLN trong bùn thải không ổn định và tùy thuộc vào công nghệ. Kết quả phân tích mẫu bùn của một số công ty cho thấy: hàm lượng KLN cao trong bùn thải. Bảng 13:Hàm lượng KLN trong bùn thải của một số nhà máy. Thông số Hàm lượng (mg/kg bùn khô) Nhà máy xi mạ Vietshuen Công ty Viet Nam – Suzuki Công ty VMEP Nhà máy cơ khí chính xác Cr 6.854 - 42,8 0,008 Zn 2.701 6.500 5,8 8,833 Nguồn: Công nghệ đốt xử lý CTNH và một số kết quả nghiên cứu ứng dụng thực tế ( theo Nguyễn Quốc Bình). II.5.2.2 Một số phương pháp xử lý CTRNH xi mạ phổ biến hiện nay Xử lý cơ học Xử lý cơ học thông thường được dùng để xử lý sơ bộ chất thải bằng phương pháp cắt nhỏ, nghiền, sàng… trước khi đưa vào xử lý hoá lý hay xử lý nhiệt. Biện pháp này sẽ làm tăng hiệu quả xử lý ở các bước tiếp theo. Các chất thải hữu cơ dạng rắn có kích thước lớn phải được băm và nghiền nhỏ đến kích thước nhất định, rồi trộn với các chất thải hữu cơ khác để đốt. Đối với CTR xi mạ chứa muối xyanua cần phải được đập thành những hạt nhỏ trước khi được hoà tan để xử lý hoá học. Thiêu đốt Thiêu đốt là quá trình xử lý áp dụng cho một vài loại chất thải không thể tái sử dụng, tái sinh hay chôn lấp trực tiếp trong bãi chôn lấp. Xử lý CTRNH xi mạ bằng thiêu đốt có khả năng giảm 90 – 95% thể tích chất thải trong thời gian ngắn, phù hợp với những nơi không có đất chôn lấp, có thể thu hồi nhiệt dư phục vụ cho mục đích khác. Tuy nhiên, xử lý bằng phương pháp thiêu đốt đòi hỏi chi phí cao, có thể tạo ra các sản phẩm độc và bền với môi trường, có thể gây ô nhiễm không khí nếu không kiểm soát tốt. Chôn lấp hợp vệ sinh CTRNH Chôn lấp an toàn hợp vệ sinh là biện pháp tiêu hủy chất thải được áp dụng rất rộng rãi trên thế giới. Theo công nghệ này CTNH dạng rắn hoặc sau khi đã cố định ở dạng viên (có thể cố định bằng xi măng hoặc có thể trộn thêm vào đó một vài chất vô cơ khác để tăng độ ổn định và kết cấu) được đưa vào các hố chôn lấp có ít nhất 02 lớp lót chống thấm, có hệ thống thu gom nước rò rỉ để xử lý, có hệ thống thoát khí, có giếng khoan để giám sát khả năng ảnh hưởng đến nước dưới đất. CTRNH xi mạ trước khi đem đi chôn lấp an toàn cần phải được xử lý sơ bộ (tiền xử lý) bằng các phương pháp làm giảm thể tích và khối lượng chất thải II.5.3 GIỚI THIỆU SƠ ĐỒ QL CTRNH XI MẠ PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM HIỆN NAY (theo EPA) Hoạt động xi mạ Tích lũy nước thải Chứa tạm thời Chở ra bên ngoài Tích lũy bùn Xử lý nước thải ở bên ngoài Xử lý nước thải tại chỗ Xử lý bùn bên ngoài Xử lý bùn tại chỗ Chứa tạm thời Xả ra nguồn Xả bỏ Tiêu hủy Luân chuyển Xả bỏ Tiêu hủy Luân chuyển Xả bỏ Tiêu hủy Luân chuyển Tái chế Tái sử dụng Tái chế Hình 5 : Sơ đồ QL CTRNH phù hợp hiện nay của ngành xi mạ. CHƯƠNG III GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY XI MẠ HƯNG LONG III.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Công ty TNHH Hưng Long có trụ sở tại Khu phố Nguyễn Trãi, Thị trấn Lái thiêu, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương: Phía Nam giáp với đường QL13. Phía Bắc giáp với đất nghĩa địa. Phía Đông và Tây giáp với đất thổ cư. Là công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài được UBND tỉnh Bình Dương cấp Giấy phép đầu tư số 142/GP-BD ngày 03/7/2001 với chức năng hoạt động chính là xử lý nhiệt và xi mạ các sản phẩm cơ khí. Công ty hoạt động trong phạm vi điều chỉnh của luật đầu tư nước ngoài. Công ty được đặt trên khu đất có tổng diện tích 3.213,40 m2 , trong đó: Khu nhà xưởng : 1781,21 m2 Văn phòng, nhà bảo vệ trạm điện … :1432,19 m2 Khoảng cách của công ty đến: Các hộ dân cư gần nhất : 50 m. Các cơ sở sản xuất khác : 300 m. Tổng vốn đầu tư của công ty : 1.200.000 USD, trong đó Vốn cố định : 755.000 USD, bao gồm Máy móc thiết bị : 622.000 USD Vốn cố định khác : 133.000 USD Vốn lưu động : 445.000 USD Nguồn nhân lực : 106 người, trong đó: Người Việt Nam : 100 người Người nước ngoài : 6 người Vị trí của công ty có một số thuận lợi và khó khăn sau: Thuận lợi: Tận dụng được nguồn lao động dồi dào tại địa phương. Nằm trong khu vực có mật độ các nhà máy công nghiệp thấp nên tránh được ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường. Nằm trong khu vực rất thuật lợi cho khai thác nước ngầm phục vụ sản xuất. Vị trí nằm gần QL13 nên rất thuận lợi về giao thông vận chuyển hàng hoá. Khó khăn: Nằm trong khu vực nơi mà hệ thống cấp thoát nước chưa phát triển nên Công ty phải đầu tư kinh phí khá lớn. Nằm xen kẽ trong khu vực dân cư nên Công ty phải đầu tư hoàn chỉnh các hệ thống xử lý chất thải trong quá trình hoạt động III.2 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC VÀ BỐ TRÍ NHÂN SỰ Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc 1 Phó tổng giám đốc 2 Giám đốc xử lý nhiệt Giám đốc điều hành Giám đốc xi mạ Nghiệp vụ KCS Kế toán Quản lý Xưởng vụ Bảo trì Đóng gói Văn phòng Kho KCS Xưởng vụ Kho Hình 6: Sơ đồ tổ chức, bố trí nhân sự Hội đồng quản trị: hằng năm có cuộc họp thường niên, qua đó báo cáo tình hình hoạt động năm qua và đưa ra các kế hoạch cho năm tiếp theo. Nếu Nếu có sự kiện đặc biệt thì bất thường hộp đồng quản trị họp đưa ra hướng giải quyết. Tổng giám đốc: điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, ra quyết định cuối cùng có tính chất chiến lược về mọi hoạt động của công ty. Phó tổng giám đốc: trợ giúp Tổng Giám đốc, thay mặt tổng Giám đốc điều hành mọi hoạt động khi Tổng giám đốc vắng mặt. Giám đốc điều hành: được Tổng giám đốc phân công phụ trách kinh doanh, vhuyên đề ra kế hoạch và điều hành sản xuất, kinh doanh trong công ty đồng thời chuyên trách về tổ chức hành chính, quản lí nhân sự và văn hóa tổ chức trong công ty. Giám đốc xử lý nhiệt – xi mạ: chịu trách nhiệm về mặt kĩ thuật trong quá trình xử lí nhiệt và xi mạ. Đào tạo và hỗ trợ tạo điều kiện nâng cao tay nghề cho công nhân nhằm tăng chất lượng sản phẩm. Kế toán: Có chức năng thực hiện chế độ tài chính và hoạch toán tổng hợp, các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng chính sách, chế độ, thể lệ tài chính, hoạch toán kinh tế theo nhà nước quy định, tham mưu xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất hàng năm. Phòng quản lý: có nhiệm vụ tìm hiểu những bất hợp hợp lý trong quá trình sản xuất, trong quản lý nhân sự, văn hóa tổ chức trong công ty. Từ đó đưa ra những điều chỉnh nhằm hoàn thiện hơn môi trường làm việc của công nhân viên, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động. Văn phòng: gồm phòng nhân sự, tổng đài, tổng vụ, bảo vệ, tạp vụ. Nhân sự: phụ trách tình hình nhân sự trong công ty, quản lý nhân viên, điều chỉnh nhân sự, thực hiện chế độ chính sách theo quy định. Tổng đài: trực điện thoại, nối đường dây liên lạc với các phòng ban, giải đáp thắc mắc cho khách hàng. Tổng vụ: theo dõi, kiểm tra công tác bảo vệ an toàn chung, phòng cháy chữa cháy, văn phòng phẩm. Phòng nghiệp vụ: có nhiệm vụ giao bàng gía cho khách hàng, giao hàng đến tận nơi và xếp dỡ hàng trong quá trình vận chuyển. Kho: chịu trách nhiệm về số lượng xuất nhập tồn trong qáu trình sản xuất. KCS: kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất trả khách hàng, đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm. Xưởng vụ: là bộ phận trực tiếp sản xuất, thực hiện các chức năng tổ chức sản xuất sản phẩm như bộ phận phân tích thành phần nguyên liệu, tẩy rửa, điện xi mạ… Bảo trì: quản lí máy móc, bảo trì và sửa chữa máy móc khi có vấn đề. Đóng gói: đóng gói sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. III.3 CÁC SẢN PHẨM CỦA NHÀ MÁY Sản phẩm của nhà máy là mạ kẽm - crôm các mặt hàng cơ khí (chủ yếu là các đinh, ốc, vít…). - Sản lượng sản xuất hàng năm là 1 triệu dm2/năm - Sản phẩm của nhà máy có quy cách theo đơn đặt hàng của khách. - Thị trường xuất khẩu chiếm 80% lượng hàng hoá, chủ yếu là các nước Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản và các nước Châu Âu. Còn lại 20% sản lượng tiêu thụ nội địa. III.4 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT III.4.1 Sơ đồ công nghệ sản xuất Tẩy dầu Tẩy gỉ Điện giải Mạ kẽm Tẩy rửa Thành phẩm Sấy khô / Tẩy sạch Hydro Mạ nhuộm Vật cần mạ Tẩy rửa bằng nước nóng NaOH NaOH NT chứa dầu mỡ HCl, H2SO4 ZnCl2, ZnCN HCl, H2SO4 CrO3 H2SO4 Nước Nhiệt NT có chứa Zn2+, acid NT chứa Zn2+, CN NT acid NT chứa Cr6+, acid NT chứa Cr6+ Khí hydro Hình 7: Sơ đồ quy trình công nghệ xi mạ III.4.2 Mô tả quy trình công nghệ tại nhà máy Quy trình công nghệ xi mạ của nhà máy bao gồm các giai đoạn như sau: Bước 1: Tẩy dầu mỡ Sử dụng hóa chất NaOH để tẩy, không dùng nhiệt độ (rửa lạnh). Sau quá trình tẩy dầu mỡ, sản phẩm phải được rửa sạch trong axít loãng, nước sạch và sấy khô. Các sản phẩm mạ cần phải luyện cứng sẽ được đưa đi xử lý nhiệt trong lò nhiệt chuyên dụng. Bước 2: Tẩy gỉ Khi rửa bằng hóa chất có thể còn một ít tạp chất, người ta sẽ dùng acid để tẩy rửa làm cho bề mặt sản phẩm trở nên láng hơn. Bước 3: Điện giải Giai đoạn này có thể làm hoặc không làm, giai đoạn này sẽ làm mất acid ở giai đoạn trên để lại. Nếu giai đoạn này được thực hiện sẽ làm giai đoạn 4 nhanh hơn, tốt hơn. Bước 4: Mạ kẽm Sử dụng một cái thùng, dưới đáy thùng là hai điện cực, trong thùng có chứa kẽm. Khi cho sản phẩm cần xi mạ vào trong dòng điện đi qua thì sản phẩm sẽ được mạ lớp kẽm bên ngoài. Nếu cho dòng điện càng mạnh thì giai đọan này sẽ nhanh hơn. Lúc này bên ngoài sản phẩm sẽ có màu trắng của kẽm. Bước 5: Tẩy rửa Sau khi mạ kẽm thì trên lớp kẽm được xi trên sản phẩm sẽ không đều nhau. Do đó, sản phẩm sẽ được tẩy rửa acid mộy lần nữa đem lại độ láng cho sản phẩm. Bước 6: Mạ nhuộm Tùy theo khách hàng muốn sản phẩm của mình có màu như thế nào thì sẽ mạ nhuộm màu đó lên sản phẩm. Thông thường, sản phẩm của nhà máy mạ nhúng trong dung dịch crôm hay ô-liu. Bước 7: Tẩy rửa bằng nước nóng Sau khi mạ nhuộm và cứ để như vậy thì không bao lâu sản phẩm sẽ mất màu. Do đó, cần phải tẩy rửa bằng nước nóng để giữ màu bền hơn. Bước 8: Sấy khô/ Tẩy hydro Sau khi tẩy rửa bằng nước nóng sẽ sấy khô sản phẩm. Tùy theo khách hàng có yêu cầu tẩy sạch hydro không? Trong quá trình xi mạ, hydro trong hóa chất sẽ bám vào sản phẩm nếu không tẩy sạch hydro thì sản phẩm sẽ dễ bị gãy hơn. Bước 9: Thành phẩm Sau khi được sấy khô, sản phẩm được đóng gói để vận chuyển cho khách hàng. II.5 NHU CẦU NGUYÊN NHIÊN LIỆU Nhu cầu về nguyên liệu Nhu cầu về các loại nguyên liệu chính được sử dụng tại nhà máy được đưa ra trong bảng sau: Bảng 14: Danh mục các nguyên liệu chính sử dụng STT Tên nguyên liệu Đơn vị Số lượng/năm Nguồn cung cấp 1 Dầu làm nguội Lít 23.000 Nhập khẩu 2 Khí hoá lỏng Kg 1.800 Trong nước 3 Amoniac (NH3) Kg 3.000 Trong nước 4 Metyl alcohol rửa dầu(CH3OH) Kg 120.000 Trong nước 5 Hóa chất mạ ZnCN, CrO3… Tấn 50 Nhập khẩu 6 Axít (HCl, H2SO4) Tấn 3 Trong nước 7 Xút (NaOH) Tấn 1,5 Trong nước 8 Na2CO3, Na3PO4, Na2SiO3… Tấn 1 Nhập khẩu Nguồn:Công ty TNHH Hưng Long Nhu cầu về năng lượng Điện Nguồn cung cấp điện cho nhà máy là tuyến điện trung thế chạy dọc QL 13. Tuyến điện lưới này phục vụ cho các nhà máy công nghiệp trong khu vực, đồng thời sau khi hạ thế sẽ là nguồn cung cấp điện sinh hoạt cho nhân dân trong khu vực. Nhu cầu sử dụng điện của Nhà máy ước khoảng : 400.000 KWh/năm. Nước Nhu cầu sử dụng nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt khoảng 25 m3 /ngàyđêm. Trong đó: Nước phục vụ sản xuất: 10 m3 /ngàyđêm Nước phục vụ sinh hoạt: 15 m3 /ngàyđêm. II.6 DANH MỤC CÁC TRANG THIẾT BỊ SẢN XUẤT Danh mục các trang thiết bị chính tại Nhà máy được đưa ra như sau: Bảng 15: Danh mục các trang thiết bị sản xuất sử dụng STT Tên thiết bị ĐVT Số lượng 1 Bể tẩy dầu trước Bể 1 2 Bể làm nguội Bể 1 3 Bể tẩy dầu sau Bể 1 4 Lò ram liên tục Lò 1 5 Bể mạ Bể 1 6 Thiết bị làm cứng bề mặt Bộ 1 7 Lò luyện Lò 1 8 Bồn chứa methanol kèm phụ kiện Bồn 6 9 Bảng điều khiển nhiệt tự động Bộ 1 10 Máy tách nhanh Bộ 2 11 Thiết bị khác - - Nguồn: Công ty TNHH Hưng Long II.7 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY TẠI NHÀ MÁY II.7.1 Các nguồn gây ô nhiễm chính tại nhà máy Qua khảo sát thực tế tại công ty xi mạ Hưng Long, xác định các nguồn gây ô nhiễm, thành phần và khối lượng chất thải phát sinh chính tại nhà máy như sau: Bảng 16: Thành phần và khối lượng CTNH của công ty STT Thành phần chất thải Tải lượng Nguồn gốc phát sinh 1. Bụi KL - Quá trình đánh bóng cơ học các chi tiết. 2. Hơi acid Hơi kiềm Hơi H2CrO4 và H2SO4 - - 0.21 kg/ngày Từ công đọan tẩy dầu mỡ. Công đoạn hoạt hóa bề mặt. Từ khâu mạ Crôm. 3. Rác thải sinh hoạt (giấy vụn, thức ăn thừa, bao bì…) 12 tấn/năm Khu vực văn phòng. Khu vực căn tin. Kho chứa nguyên liệu. 4. Mảnh vụn KL, bao bì, hộp nhựa 5 tấn/năm Kho chứa nguyên liệu. Từ phân xưởng sản xuất. 5. Bao bì có dính dầu mỡ, thùng chứa nhiên liệu 3 tấn/năm Kho chứa nguyên liệu. Từ phân xưởng sản xuất. 6. Bùn lắng (có chứa KLN) 3 tấn/năm Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải. Nguồn: Công ty TNHH Hưng Long II.7.2 Thực trạng ô nhiễm tại một số công đọan sản xuất tại nhà máy II.7.2.1 Ô nhiễm môi trường không khí Bảng 17 : Kết quả đo đạc môi trường không khí tại phân xưởng mạ Khu vực đo Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (Hr%) Tốc độ gió (m/s) Tiếng ồn (dBA) Bụi (mg/m3) HCl (mg/m3) HNO3 (mg/m3) NH3 (mg/m3) Zn (mg/m3) - Khu vực chuẩn bị nguyên liệu - Khu vực nhúng dầu sản phẩm - Khu vực tẩy dầu 30.1 30.3 30.1 69.9 70 70.3 0.5 – 0.6 1.8 – 2 < 0.2 102 – 104 87 – 88 85 – 86 Dây chuyền xi mạ chua: Đầu: khu vực đổ nguyên liệu Giữa: khu vực đánh bóng Giữa: khu vực xi mạ Cuối: khu vực tẩy acid Khu vực máy sấy sản phẩm 30.5 31.4 31.1 31.6 32 70 71.8 73.7 72.8 64.3 0.3 – 0.4 0.3 – 0.4 < 0.2 < 0.2 1 – 1.2 91 – 92 85 – 86 84 – 86 82 – 83 84 – 85 1.5 0.26 0.74 0.45 2.52 0.01 Dây chuyền xi mạ mặn: Đầu: khu vực đánh bóng Giữa: khu vực xi mạ Khu vực điện tẩy dầu Cuối: khu vực tẩy acid Khu vực máy sấy sản phẩm 32 31.9 32.2 32.1 31.7 68.6 69.9 70.2 68.2 65.6 0.5 – 0.6 0.3 – 0.4 0.4 – 0.5 0.3 – 0.4 1.6 – 1.8 82 – 83 83 – 84 85 – 86 86 – 87 84 - 85 1.5 0.74 0.42 KPH Tiêu chuẩn (*) Tiêu chuẩn (**) < 32 75 – 85 < 80 < 2 0.5 – 0.15 < 85 0.3 10 600 5 70 5 100 17 30 1 Nguồn: Kết quả đo kiểm tra môi trường lao động do Trung tâm sức khỏe lao động môi trường Bình Dương phân tích, 2006 Ghi chú: Tiêu chuẩn (*): Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ (TCVN 5939 - 1995). Tiêu chuẩn (**):Tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp (Quyết định 3733/2002/QĐ của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG.doc
  • docbia.doc
  • docMUC LUC.doc
  • docNHIEM VU.doc
  • docPHU LUC.doc
  • docTAI LIEU THAM KHAO.doc
Tài liệu liên quan