MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
A. Tính cấp thiết của đề tài 1
B. Phạm vi của đề tài 2
C. Mục đích nghiên cứu 2
D. Nội dung nghiên cứu 2
E. Phương pháp nghiên cứu 3
Chương 1 : Hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội TP.Pleiku 4
1.1 Hiện trạng môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội TP.Pleiku. 4
1.1.1 Điều kiện tự nhiên TP.Pleiku 4
1.1.1.1 Vị trí địa lí 4
1.1.1.2 Tài nguyên 9
1.1.2 Kinh tế xã hội 12
1.2 Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội TP.Pleiku đến 2025. 14
Chương 2 : Tổng quan về CTR 20
2.1 Chất thải rắn 20
2.1.1 Khái niệm 20
2.1.2 Nguồn gốc phát sinh và phân loại CTR 20
2.1.3 Thành phần của CTR 22
2.1.4 Tính chất của CTR 24
2.2 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường 31
2.2.1 Tác hại của CTR tới môi trường nước 34
2.2.2 Tác hại của chất thải rắn tới môi trường không khí 35
2.2.3 Tác hại của CTR tới môi trường đất 38
2.2.4 Tác hại của CTR tới cảnh quan và sức khỏe cộng đồng 38
2.3 Hệ thống quản lý và xử lý CTR 39
2.3.1 Ngăn ngừa , giảm thiểu chất thải rắn tại nguồn 39
2.3.2 Tái sử dụng , tái chế CTR và thu hồi năng lượng 40
2.3.3 Thu gom và vận chuyển CTR 43
2.3.4 Các phương pháp xử lý CTR 44
Chương 3 : Hiện trạng phát sinh và hệ thống quản lý CTRSH tai TP.Pleiku 49
3.1 Nguồn phát sinh CTRSH 49
3.2 Khối lượng , thành phần CTRSH 50
3.3 Hiện trạng công tác quản lý CTR 53
3.3.1 Cơ quan chuyên trách thu gom, vận chuyển , xử lý rác 52
3.3.2 Hiện trạng khảo sát thực tế .57
3.3.3 Các cơ quan liên quan đến trách nhiệm quản lý CTR .60
Chương 4 : Dự báo phát sinh và các đề xuất quản lý CTRSH cho TP.Pleiku đến năm 2025 63
4.1 Dự báo tốc độ phát sinh dân số và CTRSH tại TP.Pleiku đến năm 2025
4.1.1 Dự báo dân số tại TP.Pleiku đến năm 2025 63
4.1.2 Dự báo mức độ phát sinh CTRSH tại TP.Pleiku đến năm 2025 .64
4.2 Đề xuất các biện pháp quản lý và xử lý CTR sinh hoạt 65
Chương 5 : Kết luận và kiến nghị 76
Kết luận 76
Kiến nghị 77
87 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4537 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chất thải đã được nén . Tính dẫn nước của chất thải đã được nén là một tính chất vật lý quan trọng , nó sẽ chi phối và điều khiển sự đi chuyển của các chất lỏng (nước rò rỉ , nước ngầm , nước thấm ) và các khí bên trong các bãi rác .
Khả năng tích ẩm của CTR : khả năng giữ nước tại hiện trường của CTR là toàn bộ lượng nước mà nó có thể giữ lại trong mẩu chất thải dưới tác dụng kéo xuống của trọng lực . Khả năng giữ được nước của CTR là một tiêu chuẩn quan trọng trong tính toán xác định lượng nước rò rỉ từ bãi rác . Nước đi vào mẫu CTR vượt quá khả năng giữ nước sẽ thoát ra tạo thành nước rò rỉ . Khả năng giữ nước tại hiện trường thay đổi phụ thuộc vào áp lực nén và trạng thái phân hủy của chất thải . Khả năng giữ nước 30 phần trăm theo thể tích tương với 30 inches . Khả năng giữ nước của hỗn hợp CTR (không nén) từ các khu dân cư và thương mại thường dao động khoảng 50% - 60%.
2.1.4.2 Tính chất hóa học
Tính chất hóa học : Các thông tin về thành phần hóa học của các vật chất cấu tạo nên CTR đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá các phương pháp , lựa chọn phương pháp xử lý và tái sinh chất thải . Ví dụ như khả năng đốt cháy vật liệu rác tùy thuộc vào thành phần hóa học của CTR . Nếu CTR được sử dụng làm nhiên liệu cho quá trình đốt thì 5 tiêu chí phân tích hóa học quan trọng nhất là :
Phân tích gần đúng – sơ bộ
Điểm nóng chảy của tro
Phân tích cuối cùng (các nguyên tố chính)
Hàm lượng năng lượng của CTR
Phân tích sơ bộ
Phân tích sơ bộ đối với các thành phần có thể cháy được trong CTR đô thị bao gồm các thí nghiệm sau :
Độ ẩm (lượng nước mất đi sau khi sấy ở 1050C trong 1 giờ)
Chất dễ cháy bay hơi (khối lượng mất đi thêm vào khi đem mẫu CTR đã sấy ở 1050C trong 1 giờ đốt cháy ở nhiệt độ 9500C trong lò nung kín)
Carbon cố định (phần nhiên liệu còn lại dễ cháy sau khi loại bỏ các chất bay hơi)
Tro (khối lượng còn lại sau khi đốt cháy ở lò hở)
Điểm nóng chảy của tro
Điểm nóng chảy của tro được định nghĩa là nhiệt độ đốt cháy chất thải để tro sẽ hình thành một khối rắn (gọi là clinker) do sự nấu chảy và kết tụ . Nhiệt độ nóng chảy để hình thành clinker từ CTR trong khoảng 20000F – 220000F (11000C – 120000C)
Phân tích cuối cùng các thành phần tạo ra CTR .
Phân tích cuối cùng chất thải chủ yếu xác định phần trăm (%) của các nguyên tố C ,H , O , N , S và tro . Trong suốt quá trình đốt CTR sẽ phát sinh các hợp chất Clor hóa nên phân tích cuối cùng thường bao gồm phân tích xác định các halogen . Kết quả phân tích cuối cùng được sử dụng để mô tả các thành phần hóa học của chất hữu cơ trong CTR . Kết quả phân tích còn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tỷ số C/N của chất thải có thích hợp cho quá trình chuyển hóa sinh học hay không . Các số liệu phân tích cuối cùng của các thành phần CTRSH trong bảng sau :
Bảng 5 : Thành phần các nguyên tố trong CTR đô thị
STT
Thành phần
Phần trăm trọng lượng khô (%)
Carbon
Hydro
Oxy
Nitơ
Sulphur
Tro
1.
Thực phẩm
Chất thải thực phẩm
48.0
6.4
37.6
2.6
0.4
5.0
Trái cây thải bỏ
48.5
6.2
39.5
1.4
0.2
4.2
Thịt thải bỏ
59.2
9.4
24.7
1.2
0.2
4.9
2.
Giấy
43.5
6.0
44.0
0.3
0.2
6.0
Carton
44.0
5.9
44.6
0.3
0.2
5.0
Tạp chí
32.9
5.0
38.6
0.1
0.1
23.3
Giấy in báo
49.1
6.1
43.0
< 0.1
0.2
1.5
Giấy tập
43.4
5.8
44.3
0.3
0.2
6.0
3.
Plastic
60.0
7.2
28.8
-
-
10.0
Polyetylen
85.2
14.2
-
< 0.1
< 0.1
0.4
Polystyren
87.1
8.4
4.0
0.2
-
0.3
Polyetan
63.3
6.3
17.6
6.0
< 0.1
4.3
Polyvinylchloride
45.2
5.6
1.6
0.1
0.1
2.0
4.
Vải
55.0
6.6
31.2
4.6
0.15
2.5
5.
Cao su
78.0
10.0
-
2.0
-
10.0
6.
Da
60.0
8.0
11.6
10.0
0.4
10.0
7.
Rác làm vườn
47.8
6.0
38.0
3.4
0.3
4.5
8.
Gỗ
Gỗ hỗn hợp
49.5
6.0
42.7
0.2
0.1
1.5
Gỗ vụn , cứng
48.1
6.8
45.5
0.1
< 0.1
0.4
9.
Thủy tinh và khoáng sản
0.5
0.1
0.4
< 0.1
-
98.9
10.
Kim loại hỗn hợp
4.5
0.6
4.3
< 0.1
-
90.5
11.
Bụi , tro …
23.6
3.0
2.0
0.5
0.2
68.0
12.
Các thành phần khác
Rác văn phòng
24.3
3.0
4.0
0.5
0.2
68.0
Dầu , sơn
66.9
9.6
5.2
2.0
-
68.0
Dầu sử dụng
44.7
6.2
38.4
0.7
< 0.1
9.9
(Nguồn : Giáo trình quản lý CTR – ĐHDL Văn Lang)
Hàm lượng năng lượng của các thành phần CTR :
Hàm lượng năng lượng của các thành phần hữu cơ trong CTRĐT có thể được xác định theo một trong các cách sau :
Sử dụng nồi hay lò chung cất quy mô lớn (full scale) như calorimeta .
Sử dụng bình đo nhiệt trị trong phòng thí nghiệm .
Bằng cách tính toán nếu công thức hóa học hình thức được biết
Do khó khăn trong việc trang bị một lò chưng cất quy mô lớn , nên hầu hết các số liệu về hàm lượng năng lượng của các thành phần hữu cơ của CTR đều dựa trên kết quả thí nghiệm sử dụng bình đo nhiệt trị trong phòng thí nghiệm . Các số liệu về hàm lượng năng lượng và phần trơ còn lại thành phần CTRSH được cho trong bảng sau :
Bảng 6 : Trị số hàm lượng năng lượng và phần trơ còn lại sau khi đốt của các thành phần CTRSH
STT
Thành phần
Phần trơ còn lại %
Hàm lượng năng lượng Btu/lb
Khoảng giá trị
Giá trị trung bình
Khoảng giá trị
Giá trị trung bình
1
Thực phẩm
02 – 08
5
1500 – 3000
2000
2
Giấy
04 – 08
6
5000 – 8000
7200
3
Carton
03 – 06
5
6000 – 7500
7000
4
Plastic
06 – 20
10
12000 - 16000
14000
5
Vải
02 – 04
2.5
6500 – 8000
7500
6
Cao su
08 – 20
10
9000 – 12000
10000
7
Da
08 – 20
10
6500 – 8500
7500
8
Rác làm vườn
02 – 06
4.5
1000 – 8000
2800
9
Gỗ
0.6 – 02
1.5
7500 – 8500
8000
10
Thủy tinh
96 – 99+
98
50 – 100
60
11
Can thiếc
96 – 99+
98
100 – 150
300
12
Nhôm
90 – 99
96
-
-
13
Kim loại khác
94 – 99
98
100 – 150
300
14
Bụi , tro , gạch
60 – 80
70
1000 – 5000
3000
Chú thích : Btu/lb * 2.326 = KJ/kg
(Nguồn : Chương trình quản lý CTR – ĐHDL Văn Lang)
Chuyển hóa hóa học :
Đốt : Đốt là phẩn ứng hóa học giữa oxi với các thành phần hữu cơ trong chất thải , sinh ra các hợp chất thải bị oxy hóa cùng với sự phát sáng và tỏa nhiệt .
Chất hữu cơ + không khí (dư) -> CO2 + NO2 + không khí (dư) + NH3 + SO2 + NOx + tro + nhiệt
Lượng không khí cấp dư nhằm bảo đảm quá trình đốt xảy ra hoàn toàn . Sản phẩm cuối cùng của quá trình đốt cháy CTRĐT bao gồm khí nóng chứa CO2 , H2O , không khí dư và không cháy còn lại . Trong thực tế ngoài những thành phần này còn có 1 khối lượng nhỏ các khí NH3 , SO2 , NOx và các khí vi lượng tùy thuộc vào bản chất của chất thải .
Nhiệt phân : Hầu hết các chất hữu cơ đều không bền với quá trình đun nóng . Chúng có thể bị phân hủy qua các phản ứng bởi nhiệt độ và ngưng tụ trong điều kiện không có oxi tạo thành những thành phần dạng rắn , lỏng và khí .
Khí hóa : Quá trình bao gồm quá trình đốt cháy một phần nhiên liệu C để thu nguyên liệu cháy và khí CO , H2 và một số nguyên tố hidrocarbon trong đó có CH4.
2.1.4.3 Tính chất sinh học
Tính chất sinh học : Ngoại trừ nhựa , cao su và da , các thành phần hữu cơ của hầu hết CTRĐT có thể được phân loại về các phương diện như sau :
Các phần tử có thể hòa tan trong nước như đường , tinh bột , amino acid và nhiều acid hữu cơ .
Bán cellulose : Các sản phẩm ngưng tụ của 2 đường 5 và 6 carbon .
Cellulose : sản phẩm ngưng tụ của đường glucose 6 carbon
Dầu , mỡ và sáp : Là những ester của alcohols và acid béo mạnh dài
Lignin : Một polymer chứa các vòng thơm với nhóm methoxul (-OCH3)
Lignocelluloza : Hợp chất do lignin và celluloza kết hợp với nhau
Prorein : Chất tạo thành từ sự kết hợp chuỗi các amino acid
Có lẽ tính chất sinh học quan trọng nhất của các thành phần hữu cơ có trong CTRĐT là hầu hết các thành phần này đều có khả năng chuyển hóa sinh học tạo thành khí , chất hữu cơ trơ và chất vô cơ . Sự hình thành mùi hôi và phát sinh ruồi cũng liên quan đến tính dễ phân hủy của các vật liệu hữu cơ có trong CTRĐT như rác thực phẩm .
Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần hữu cơ có trong CTR : Hàm lượng chất rắn bay hơi (VS) , xác định bằng cách đốt cháy CTR ở 5500C , thường được sử dụng để đánh giá khả năng phân hủy sinh học của phần hữu cơ trong CTR . Tuy nhiên sử dụng giá trị VS để mô tả khả năng phân hủy sinh học của phần hữu cơ trong CTR thì không đúng vó một vài thành phần hữu cơ rất dễ bay hơi nhưng lại kém khả năng phân hủy sinh học như giấy in . Thay vào đó hàm lượng lignin của CTR có thể sử dụng để ước lượng tỉ lệ phần dễ phân hủy sinh học của CTR và được tính toán bằng công thức sau :
BF = 0.83 – 0.028LC
Trong đó : BF : tỷ lệ phân hủy sinh học biểu diễn trên cơ sở VS
0.83 và 0,028 là hằng số thực nghiệm
LC : hàm lượng lignin của VS biểu diễn bằng % khối lượng khô
Các chất thải rắn có hàm lượng lignin cao như giấy in có khả năng phân hủy sinh học kém hơn đáng kể so với chất thải hữu cơ khác trong CTRĐT . Trong thực tế các thành phần hữu cơ trong CTR thường được phân loại theo thành phần phân hủy chậm và pâh hủy nhanh .
Sự hình thành mùi hôi : Mùi hôi có thể phát sinh khi CTR được lưu giữ trong khoảng thời gian dài ở một nơi giữa thu gom , trạm trung chuyển và nơi chôn lấp . Sự phát sinh mùi tại nơi lưu trữ có ý nghĩa rất lớn , khi tại nơi đó có khí hậu nóng ẩm . Nói một cách cơ bản là sự hình thành của mùi hôi là kết quả của quá tronh2 phân hủy yếm khi1voi7 sự phân hủy các thành phần hợp chất hữu cơ tìm thấy trong các đô thị . Ví dụ trong điều kiện yếm khí (khử) , sunphat SO42- có thể phân hủy thành S2- và kết quả là S2- sẽ kết hợp với H2 tạo thành hợp chất có mùi trứng thối là H2S là do kết quả của 2 chưỡi phản ứng hóa học :
2CH3CHOHCOOH + SO42- à 2CH3COOH + S2- + 2H2O + 2CO2
Lactate Sulfate Acid Acetic Sulfide ion
4H2 + SO42- à S2- + 4H20
S2- + 2H+ à H2S
Ion sulfide (S2-) có thể cùng kết hợp với muối kim loại như sắt , tạo thành các sulfide kim loại
S2- + Fe2+ à FeS
Nước rác tại bãi rác có màu đen là do kết quả hình thành các muối sulfide trong điều kiện yếm khí . Do đó nếu không có sự hình thành các muối sulfide thì việc hình thành mùi hôi tại bãi chôn lấp là một vấn đề o nhiễm môi trường có tính chất nghiêm trọng .
CH3SCH2CH2CH(NH2)COOH à CH3SH + CH3CH2CH2(NH2)COOH
Methionine Metyl mercaptan Aminobutyric acid
CH3SH + H2O à CH4OH + H2O
Sự hình thành ruồi nhặng : Trong thời điểm mùa hè hay trong khu vực khí hậu nóng ẩm , sự nhân giống và sinh sản của ruồi là vấn đề quan trọng cầm quan tâm tại nơi lưu trữ CTR . Ruồi có thể phát triển trong thời gian 2 tuần sau khi trứng được sinh ra . Đời sống của ruồi nhặng từ khi trong trứng cho đến khi trưởng thành có thể được mô tả như sau :
Trứng phát triển từ 8 – 12 giờ
Giai đoạn 1 của ấu trùng (giòi) 20 giờ
Giai đoạn 2 của ấu trùng 24 giờ
Gia đoạn 3 của ấu trùng 3 ngày
Giai đoạn nhộng 4 – 5 ngày
Tổng cộng 9 – 11 ngày
Giai đoạn phát triển của ấu trùng trong các thùng chứa rác đóng vai trò rất quan trọng và chiếm khoảng 5 ngày trong sự phát tiển của ruồi . Để hạn chế sự phát triển của ruồi thì các thùng lưu trữ rác nên đổ bỏ để thùng rỗng trong thời gian này để hạn chế sự di chuyển của các loại ấu trùng .
Chuyển hóa sinh học :
Quá trình phân hủy kị khí
Quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ trong CTRĐT trong điều kiện kị khí xảy ra theo 3 bước :
Quá trình phân thủy phân các hợp chất có trong phân tử lớn thành những hợp chất thích hợp là nguồn năng lượng .
Quá trình chuyển hóa các hợp chất sinh ra từ bước 1 thành các hợp chất có năng lượng thấp hơn .
Chuyển đổi các hợp chất trung gian thành phần sản phẩm riêng lẻ , chủ yếu là CH4 và CO2
Ưu điểm :
Chi phí đầu tư thấp , sản phẩm phân hủy , phân hầm cầu , phân gia súc có hàm lượng dinh dưỡng cao .
Thu hồi khí phục vụ cho sản xuất .
Trong quá trình ủ sẽ tồn tại một số loại vi sinh , vi khuẩn gây bệnh vì nhiệt độ thấp . Khi ủ chất thải với khối lượng 1000 tấn/ngày mới có hiệu quả kinh tế .
Nhược điểm :
Chi phí xử lý cao
Kỹ thuật khó , phức tạp
Trong quá trình vận hành cần duy trì một số đặc trưng trong quá trình ủ
2.2 Ảnh hưởng của CTR đến môi trường
2.2.1 Tác hại của CTR đến môi trường nước
CTR đặc biệt là chất thải hữu cơ , trong môi trường nước sẽ bị phân hủy nhanh chóng .
Tại các bãi rác , nước có trong rác sẽ được tách ra kết hợp với các ngườn nước khác như : nước mưa , nước ngầm , nước mặt hình thành nước rò rỉ . Nước rò rỉ di chuyển trong bãi rác sẽ làm tăng khả năng phân hủy sinh học trong rác cũng như quá trình vận chuyển các chất gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh .
Các chất ô nhiễm trong nước rò rỉ gồm các chất được hình thành trong quá trình phân hủy sinh học , hóa học … Nhìn chung , mức độ ô nhiễm trong nước rò rỉ rất cao (COD : từ 3.000 – 45.000mg/l, N-NH3 : từ 10 – 800mg/l, BOD5: 2.000 – 30.000mg/l , TOC , Carbon hữu cơ tổng cộng : 1.500 – 20.000 mg/l , Phosphorus tổng cộng từ 1 – 70 mg/l … và lượng lớn các vi sinh vật ) . Đối với các bãi rác thông thường (đáy bãi không có lớp chống thấm , sụt lún hoặc lớp chống thấm bị thủng …) các chất ô nhiễm sẽ thấm sâu vào nước ngầm , gây ô nhiễm cho tầng nước và sẽ rất nguy hiểm khi con người sử dụng tầng nước này cho ăn uống , sinh hoạt . Ngoài ra chúng còn có thể d chuyển theo phương ngang , rỉ ra bên ngoài bãi rác gây ô nhiễm nguồn nước mặt .
Nếu rác thải có chứa kim loại nặng , nồng độ kim loại nặng trong giai đoạn lên mem acid sẽ lên cao hơn trong giai đoạn lên men metan . Đó là do các acid béo mới hình thành tác dụn với kim loại tạo thành phức kim loại . Các hợp chất hidroxyl vòng thơm , acid humic và acid fulyic có thể tạo phức với Fe, Pb, Cu, Cd, Mn, Zn… Hoạt động của các vi khuẩn kị khí khử sắt có hóa trị 3 thành sắt hóa trị 2 sẽ kéo theo sự hòa tan của các kim loại Ni, Pb, Cd, Zn. Vì vậy, khi kiểm soát chất lượng nước ngầm trong khu vực bãi rác phải kiểm tra xác định nồng độ kim loại nặng trong thành phần nước ngầm.
Ngoài ra, nước rò rỉ có thể chứa các hợp chất hữu cơ độc hại như: các chất hữu cơ bị Halogen hóa, các Hidrocacbon đa vòng thơm … chúng có thể gây đột biến gen, gây ung thư. Các chất này nó thấm vào tầng nước ngầm hoặc nước mặt sẽ xâm nhập vào các chuỗi thức ăn, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sức khỏe , sinh mạng của con người hiện tại và cả thế hệ con cháu mai sau.
2.2.2 Tác hại của CTR đến môi trường không khí
Các loại rác thải dễ phân hủy (như thực phẩm, trái cây hỏng…), trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp ( nhiệt độ tốt nhất là 350 C và độ ẩm là 70 – 80% ) sẽ được các vi sinh vật phân hủy tạo ra mùi hôi và nhiều loại khí ô nhiểm khác có tác động xấu đến môi trường đô thị, sức khỏe và khả năng hoạt động của con người.
Trong điều kiện kỵ khí : gốc sulfate có trong rác có thể bị khử thành sulfide (S2-), sau đó sulfide tiếp tục kết hợp với ion H+ để tạo thành H2S , một chất có mùi hôi khó chịu theo phản ứng sau :
2CH3CHOHCOOH + SO42- à 2CH3COOH + H2O + CO2
S2- + 2H+ à H2S
Sulfide lại tiếp tục tác dụng với các Cation kim loại , ví dụ như Fe2+ tạo nên màu đen bám vào thân , rễ hoặc bám vào cơ thể vi sinh vật .
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ , trong đó có chứa sulfur trong CTR có thể tạo thành các hợp chất có mùi hôi đặc trưng như : Methyl mercaptan và acid amino butyric .
CH3SCH2CH2CH(NH2)COOH à CH3SH + CH3CH2CH2(NH2)COOH
Methionine Methyl mercaptan Aminobutyric acid
Methyl mercap tan có thể phân hủy tạo thành methyl alcohol và H2S .
Quá trình phân hủy rác thải chứa nhiều đạm bao gồm cả quá trình lên men chua , lên men thối , mốc xanh , mốc vàng , có mùi ôi thiu .
Đối với các acid amin : tùy theo môi trường mà CTR có chứa các acid amin sẽ bị các vi sinh vật phân hủy trong điều kiện kỵ khí hay hiếu khí .
Trong điều kiện hiếu khí : acid amin có trong rác thải hữu cơ được men phân giải thành acid hữu cơ và NH3 (gây mùi hôi) .
R – CH(COOH) – NH2 -> R – CH2 – COOH + NH3
Trong điều kiện kỵ khí : acid amin bị phân hủy thành các chất dạng amin và CO2
R – CH(COOH) – NH2 -> R – CH2 – NH2 + CO2
Trong số các amin mới được tạo thành có nhiều loại gây độc cho con người và động vật . Trên thực tế các amin được hình thành ở 2 quá trình kị khí và hiếu khí . Vì vậy đã tạo ra một lượng đáng kể các khí độc và cả vi khuẩn , nấm mốc phát tán vào không khí .
Thành phần khí thải chủ yếu được tìm thấy ở các bãi chôn lấp rác được thể hiện ở bảng sau :
Bảng 7 : Thành phần một số chất khí cơ bản trong khí thải bãi rác
Thành phần khí
% thể tích
CH4
CO2
N2
O2
NH3
SOx , H2S , Mercaptan…
H2
CO
Chất hữu cơ bay hơi vi lượng
45 – 50
40 – 60
2 – 5
– 1.0
– 1.0
0 – 1.0
0 – 0.2
0 – 0.2
0.01 – 0.6
(Nguồn : Handbook of Solid waste Management , 1994)
Diễn biến thành phần khí thải bãi rác trong 48 tháng đầu tiên được thể hiện rong bảng 8 .
Bảng 8 cho thấy : Nồng độ CO2 trong khí thải bãi rác khá cao , đặc biệt trong 3 tháng đầu tiên . Khí CH4 được hình thành trong điều kiện phân hủy kỵ khí , chỉ tăng nhanh từ tháng 6 trở đi và đạt cực đại vào các tháng 30 – 36 . Do vậy , đối với các bãi chôn rác có quy mô lớn đang hoạt động hoặc đã hoàn tất công việc hoàn tất công việc chôn lấp nhiều năm , cần kiểm tra nồng độ khí CH4 để hạn chế khả năng gây cháy nổ tại khi vực .
Bảng 8 : Diễn biến thành phẩn khí thải bãi rác
Khoảng thời gian từ lúc hoàn thành chôn lấp (tháng)
% Trung bình theo thể tích
N2
CO2
CH4
0 -3
5.2
88
5
3 – 6
3.8
76
21
6 – 12
0.4
65
29
12 – 18
1.1
52
40
18 – 24
0.4
53
47
24 – 30
0.2
52
48
30 – 36
1.3
46
51
36 – 42
0.9
50
47
42 – 48
0.4
51
48
(Nguồn : Handbook of Solid waste Management , 1994)
2.2.3 Tác hại của CTR đến môi trường đất
Các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân hủy trong môi trường đất trong hai điều kiện hiếu khí và kỵ khí , khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt các sản phẩm trung gian , cuối cùng hình thành các chất khoáng đơn giản , nước , CO2, CH4 …
Với 1 lượng rác thải và nước rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi trường đất sẽ phân hủy các chất này thành các chất ít ô nhiễm hoặc không ô nhiễm .
Nhưng với lượng rác thải quá lớn vượt qua khả năng tự làm sạch của đất thì với môi trường đất sẽ quá tải và bị ô nhiễm . Các chất ô nhiễm này cùng với kim loại nặng , các chất độc hại và các vi trùng theo nước trong đất chảy xuống nguồn nước ngầm gây ô nhiễm tầng nước này .
Đối với rác không phân hủy (nhựa , cao su …) nếu không có giải pháp xử lý thích hợp là nguy cơ gây thoái hóa và giảm độ phì của đất .
2.2.4 Tác hại của CTR đến cảnh quan và sức khỏe cộng đồng
CTR phát sinh từ các khu độ thị , nếu không được thu gom và xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư và làm mất mỹ quan đô thị .
Thành phần CTR rất phức tạp , trong đó có chứa các mầm bệnh từ người hoặc gia súc , các chất thải hữu cơ , xác súc vật chết … Tạo điều kiện tốt cho muỗi , chuột , ruồi … sinh sản và lây lan mầm bệnh cho người , nhiều lúc trở thành dịch . Một số vi khuẩn , siêu vi khuẩn , kí sinh trùng … tồn tại trong rác có thể gây bệnh cho con người như bệnh sốt rét , bệnh ngoài da, dịch hạch , thương hàn , phó thương hàn , tiêu chảy , giun sán , lao …
Phân loại , thu gom và xử lý rác không đúng quy định là nguy cơ gây bệnh nguy hiểm cho công nhân vệ sinh , người bới rác , nhất là khi gặp phải các CTR nguy hại từ y tế , công nghiệp như kim tiêm , ống chích , mầm bệnh , chất hữu cơ bị halogen hóa …
Tại các bãi rác lộ thiên , nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho bãi rác và cộng đồng dân cư trong khu vực : gây ô nhiễm không khí , các nguồn nước , ô nhiễm đất và là nơi nuôi dưỡng các vật chủ trung gian truyền bệnh cho người .
Rác thải nếu không được thu gom tốt cũng là một trong những yếu tố gây cản trở dòng chảy , làm giảm khả năng thoát nước của các sông rạch và hệ thống thoát nước đô thị .
2.3 Hệ thống quản lý và xử lý CTR
Quản lý CTR là những hoạt động cản thiết của xã hội bao gồm :
Ngăn ngừa và giảm thiểu CTR
Tái sử dụng và tái chế CTR
Thu gom , vận chuyển và xử lý CTR
Nhằm để hạn chế những ảnh hưởng bất lợi của chúng đến môi trường sống .
2.3.1 Ngăn ngừa , giảm thiểu CTR tại nguồn
Ngăn ngừa , giảm thiểu CTR tại nguồn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các hộ gia đình , các cơ sở cũng như toàn xã hội do việc giảm các chi phí quan trắc , kiểm soát , thu gom , vận chuyển và xử lý CTR …
Một số giải pháp ngăn ngừa , giảm thiểu CTR .
Sử dụng tối ưu nguyên liệu bằng cách hạn chế chất thải và tận dụng lại các nguyên liệu thừa , thay đổi công thức sản phẩm đẻ tạo ra ít chất thải , nghiên cứu giảm lượng bao bì và đóng gói sản phẩm hoặc thay bằng các vật liệu dễ phân hủy , dễ tái chế (như bao bì giấy , gỗ … thay cho bao nilon hay các bao bì bằng nhựa tổng hợp).
Đối với các hộ dân , các cơ sở , trường học , công sở … cần tận dụng lại các sản phẩm , sử dụng tiết kiệm hơn vật dụng , năng lượng trong công việc và sinh hoạt hằng ngày để hạn chế việc phát sinh các chất thải .
Các cơ sở công nghiệp cần áp dụng quy trình sản xuất sạch hơn hoặc công nghệ sạch (thay đổi quy trình công nghệ , áp dụng công nghệ mới) với mục đích giảm thiểu các chất thải , giảm thiểu chi phí thu gom , vận chuyển chất thải và tiết kiệm nguyên , nhiên liệu .
2.3.2 Tái sử dụng , tái chế CTR và thu hồi năng lượng
Tái sử dụng (reuse) hoặc tận dụng CTR : thu hồi CTR dễ dùng lại cho cùng một mực đích hoặc sử dụng cho mục đích khác . Ví dụ như tận dụng các chai lọ sau khi sử dụng để đựng các chất lỏng khác .
Tái chế (recycling) CTR : tái chế chất thải để trở thành nguyên liệu ban đầu hoặc dùng làm nguyên liệu để tạo thành nguyên kiệu có giá trị hơn . Các phế liệu thường được tái chế : giấy , kim loại , thủy tinh , nhựa …
Thu hồi năng lượng : nhiều chất thải có giá trị nhiệt lượng cao (gỗ , trấu , cao su ..) , có thể sử dụng là nhiên liệu . Tận dụng được giá trị nhiệt lượng của CTR sẽ có lợi hơn việc thải bỏ đi .
Các vật liệu có thể thu hồi từ CTR dùng cho tái chế hoặc thu hồi năng lượng :
Giấy và Carton
Giấy và carton thường chiếm tỉ lệ khoảng 1.2 – 4.6% trong tổng lượng CTR
Giấy và giấy báo : tái sinh bằng cách tẩy mực và in ấn thành giấy mới hoặc Carton mới , làm xốp Carton , xốp trần nhà .
Giấy chất lượng cao : tái sinh để sản xuất giấy in , giấy trắng , giấy đánh máy , có thể trực tiếp thay thế bột gỗ .
Giấy hỗn hợp : gồm tất cả các loại giấy , được tái sinh để tạo ra một sản phẩm tương thích .
Thùng Carton : là một trong những nguồn giấy phế liệu riêng biệt để tái chế . Nguồn phát sinh chủ yếu là những khu thương mại (chợ , siêu thị , cơ quan trường học , cửa hàng …)
Nhựa hay plastic
Do đặc tính nhẹ nên chi phí vận chuyển , tái sinh , tái chế của các sản phẩm nhựa rẻ hơn so với kim loại và thủy tinh. Thành phần nhựa trong các đô thị từ 1.2 – 4.2% , như vậy nếu thu hồi và tái chế lượng phế liệu này sẽ giảm đáng kể lượng thể tích chôn lấp cần thiết . 1 số nguồn sử dụng nhựa như sau :
HDPE (High density polyethylene) hay lớp nhựa chống thấm ở bãi chôn lấp : nhựa này sau khi tái sinh và tái chế được dùng để chế tạo thành các loại khăn phủ , túi đựng hàng hóa , ống dẫn , thùng chứa nước , đồ chơi trẻ em .
LDPE (Low density polyethylene) : để tạo những bao bì nilon , tấm trải băng nhựa .
PP (polypropylene) : để sản xuất pin ôtô , nắp thùng chứa , nhãn hiệu của các chai lọ hoặc để chế tạo những vật dụng để ngoài trời như thùng thư , tường rào …
PS (polystryrene) được dùng để chế tạo các bao bì thực phẩm , khay đựng thức ăn , ly uống nước , vật dụng nhà bếp , hũ yaourt …
Các nhà sản xuất sử dụng đặc tính của tất cả các loại nhựa để tạo ra những sản phẩm tiêu dùng.
Thủy tinh
Trong thành phần CTRSH tại các hộ gia đình , thủy tinh chiếm khoảng () – 0.4% trong đó chủ yếu là miểng chai và chúng được dùng để sản xuất các chai lọ thủy tinh mới .
Lon , nhôm , thiếc:
Việc tái sinh lon nhôm , thiếc hiện nay rất thành công ở Việt Nam . Nếu tái chế triệt để sẽ mang lại hiệu quả kinh tế vì nó tạo ra nguồn nhiên liệu trong nước ổn định . Nhưng cần lưu ý trong lúc thu gom không cho lẫn lộn các thành phần khác như cát , sỏi … vì lẫn tạp chất thì công nghệ tái chế sẽ tốn kém hơn .
Kim loại màu :
Hầu hết kim loại màu chiếm từ 0.01% trong thành phần CTRSH từ các hộ gia đình . Chúng được thu hồi từ các vật liệu để ngoài trời , đồ dùng nhà bếp , dụng cụ , máy móc , vật liệu xây dựng (dây đồng , máng nước) . Hầu như những phế phẩm của kim loại màu đều được đem đi tái sinh thành các loại khác nhau .
Cao su :
Tất cả phế liệu cao su được thu hồi để tái chế lốp xe , làm nhiên liệu và nhựa rải đường .
Rác thực phẩm:
rác thực phẩm chiếm khoang363 – 69% trong CTRSH , 1 số rác thực phẩm như thực phẩm dư , lá cây , rau quả … nên phân loại để sản xuất phân comspost theo phương pháp kỵ khí hoặc hiếu khí . Nếu áp dụng phương pháp kị khí hoặc chôn lấp vệ sinh cần thu gom khí sinh học và tận dụng sản xuất điện hoặc sản xuất khí hóa lỏng .
Pin gia dụng
Pin gia dụng là một trong những chất thải nguy hại nên việc tái chế rất khó khăn vì hầu như có rất ít công ty có công nghệ thích hợp để tái chế nó . Thêm vào đó nó là một sản phẩm rất khó phân loại (pin tiểu , đặc biệt là pin đồng hồ đeo tay , pin viết chỉ bảng) và chúng có thể gây độc do hơi thủy ngân hay chì .
Bảng 9 : Các vật liệu thu hồi từ CTR cho tái sinh và tái sử dụng
Vật liệu có thể tuần hoàn
Giấy
Giấy cũ
Quầy bán báo , báo thải từ hộ gia đình
Carton
Sả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hung.doc
- BIAHUNG.doc