Đồ án Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thu gom, vận chuyển nhằm mục đích phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn ở quận 4, thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC

Nhiệm vụ khoá luận

Lời cảm ơn .

Mục lục

Danh mục bảng biểu

Danh mục hình ảnh

Danh mục viết tắt

 

MỞ ĐẦU

1. Lý Do Chọn Đề Tài 1

2. Mục Đích Nghiên Cứu 1

3. Nội Dung Nghiên Cứu 1

4. Phương Pháp Nghiên Cứu 2

4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu 2

4.2. Phương pháp điều tra xã hội học 2

4.3. Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia 3

4.4. Phương pháp quan sát 3

4.5. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu 3

5. Giới hạn đề tài 3

6. Ý nghĩa khoa học của đề tài 3

CHƯƠNG 1 :

TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

1.1 Đặc trưng CTR 5

1.1.1 Nguồn gốc phát sinh CTR đô thị 5

1.1.2 Thành phần CTR đô thị 6

1.1.3 Phân loại CTR 7

 

1.1.4 Tính chất CTR 9

 

1.1.4.1 Tính chất vật lý 9

1.1.4.2 Tính chất hoá học 11

1.1.4.3 Tính chất hoá học 12

 

1.1.5 Tốc độ pháp sinh chất thải rắn 14

 

1.1.6 Phương pháp dùng để xác định khối lượng CTR 15

 

1.2 Tổng quan về hệ thống quản lý CTR tại TP. HCM 17

 

1.2.1 Nguồn gốc phát sinh chất thải tại TP. HCM 17

1.2.1.1 khu dân cư 17

1.2.1.2 Công nghiệp và khu công nghiệp 19

1.2.1.3 Các cơ sở y tế 20

1.2.2 Hệ thống quản lý CTR tại TP.HCM 22

 

1.2.2.1 Sơ đồ thu gom và vận chuyển 22

1.2.2.2 Trạm trung chuyển 23

1.2.2.3 Phân loại, tái sinh và tái chế 23

1.2.3 Các vấn đề tồn tại 24

CHƯƠNG 2 :

TỔNG QUAN VỀ Q4 VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CTR TẠI Q4

2.1 Điều kiện tự nhiên 26

2.1.1 Vị trí hành chính địa lý 26

2.1.2 Đặc điểm địa hình 27

2.1.3 Đặc điểm khí hậu 27

2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 27

2.2.1 Công nghiệp và thủ công nghiệp 27

2.2.2 Thương mại và dịch vụ 27

2.2.3 Giáo dục – đào tạo 28

2.2.4 Văn hoá - thể thao 28

2.3 Các kết quả điều tra về thành phần và khối lượng CTR đô thị 28

2.3.1 Nguồn phát sinh CTR đô thị 28

2.3.2 Thành phần CTR đô thị của Quận 4 30

2.3.3 Khối lượng CTR đô thị tại Q4 32

2.4 Hiện trạng hệ thống kỹ thuật - quản lý CTR đô thị tại Quận 4 32

2.4.1 Hệ thống lưu trữ bên trong nhà 32

2.4.2 Hệ thống quét dọn- thu gom 32

2.4.3 Hệ thống trung chuyển và vận chuyển 35

2.4.4 Thu hồi và tái sử dụng CTR và chôn lấp 36

2.4.5 Hệ thống hành chánh quản lý CTR dô thị tại Q4 38

2.5 Phân tích những tác động tích cực của chương trình phân loại chất

thải rắn tại nguồn(PLCTRTN) 38

2.5.1 Lợi ích môi trường 39

2.5.2 Lợi ích xã hội 39

2.5.3 Lợi ích kinh tế 41

2.5.4 Hiệu quả của hệ thống quản lý môi trường 43

 

 

 

 

CHƯƠNG 3:

DỰ BÁO DÂN SỐ VÀ TỐC ĐỘ PHÁT SINH CTR TẠI Q4 ĐẾN NĂM 2030. PHÂN TÍCH NHỮNG MẶT HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC THU GOM TẠI Q4

3.1 Dự báo dân số và tốc độ phát sinh CTR trên địa bàn

Q4 đến năm 2030 45

3.1.1 Dự báo dân số Q4 đến 2030 45

3.1.2 Dự báo khối lượng CTR Q4 đến năm 2030 46

3.2 Những mặt còn hạn chế còn tồn tại trong công tác

thu gom CTR ở Q4 47

CHƯƠNG 4:

PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ CHO CÔNG TÁC THU GOM – VẬN CHUYỂN HIỆU QUẢ CTRĐT TẠI NGUỒN Ở Q4

4.1 Chuẩn hoá trang thiết bị tồn trữ và thu gom CTR 49

4.1.1 Túi nylon 49

4.1.2 Thùng chứa CTR hộ gia đình 50

4.1.3 Thùng chứa 660L 51

4.2 Quy trình thu gom – vận chuyển CTRĐT 51

4.2.1 Quy trình thu gom – vận chuyển hiện hữu 51

4.2.2 Thu gom và vận chuyển CTR thực phẩm 52

4.2.3 Thu gom – vận chuyển CTR còn lại 53

4.3 Tính toán trang thiết bị cần đầu tư 55

4.3.1 Tính toán trang thiết bị lưu trữ tại nguồn 55

4.3.1.1 Tính toán thiết bị lưu trữ CTR tại hộ gia đình 55

 

4.3.2 Tính toán thiết bị thu gom CTR thực phẩm và CTR còn lại

từ hộ gia đình 57

4.3.2.1 Tính toán thiết bị thu gom CTR thực phẩm từ hộ gia đình

thu gom 57

4.3.2.2 Tính toán thiết bị thu gom CTR còn lại từ hộ gia đình

thu gom 62

4.3.3 Hệ thống vận chuyển CTR còn lại từ điểm hẹn về các cơ sở

tái chế 68

4.3.4 Hệ thống thu gom CTR thực phẩm từ hộ dân đến điểm hẹn 71

CHƯƠNG 5 :

CHI PHÍ ĐẦU TƯ CHO CHƯƠNG TRÌNH PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN Ở QUẬN 4

5.1 Chi phí đầu tư thùng chứa CTR và túi nylon cho hộ gia đình 74

5.2 Chi phí đầu tư thùng và lương công nhân của từng phương án đối với CTR thực phẩm 75

5.3. Chi phí đầu tư thùng và lương công nhân của từng phương án đối với CTR còn lại 76

5.4. Chi phí đầu tư xe 10 tấn 78

 

CHƯƠNG 6 :

Kết Luận – Kiến Nghị

6.1 Kết luận 81

6.2 Kiến nghị 81

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

 

docx82 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 7655 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp thu gom, vận chuyển nhằm mục đích phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn ở quận 4, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng chuyển Bãi chôn lấp 1 Thực phẩm 76,8 67,0 2 Nilon 12,5 13,2 3 Nhựa 0,8 1,7 4 Vải 0,5 5,2 5 Cao su mềm 0,7 1,7 6 Cao su cứng 1,3 0,8 7 Gỗ, tre nứa, lá cây 3,7 3,1 8 Mốp xốp 0.8 0.8 9 Giấy 0,4 3,2 10 Thuỷ tinh 0,2 0,3 11 Kim loại, lon đồ hộp 0,3 0,6 12 Da 0,5 1,3 13 Sành sứ 0,5 1,1 14 Carton 0 KDK 15 Pin 0,2 KDK 16 Bông gòn 0,8 0 Nguồn : Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Quận 4 KDK : không đáng kề khi % theo khối lượng ướt < 20% Chất thải thực phẩm: - Chất thải thực phẩm là thành phần còn lại của động vật, trái cây và rau quả thải ra trong quá trình lưu trữ, chế biến và tiêu thụ thực phẩm. Tính chất của loại thực phẩm này là có khả năng thối rữa cao và phân huỷ rất nhanh, gây mùi hôi thối, đặc biệt trong điều kiện (300c) và độ ẩm ( 80-90%) - Chất thải thực phẩm phát sinh từ nhà bếp, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại,… đây là loại chất thải có khả năng thối rữa cao. Tro: - Tro là phần còn lại trong quá trình đốt để cung cấp năng lượng, sưởi nóng và nấu nướng. Chất thải đặc biệt: - Chất thải đặc biệt bao gồm rác quét đường, thùng chứa, xác động vật,… Chất thải nông nghiệp: - Chất thải nông nghiệp sinh ra trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chất thải này bao gồm rơm rạ, sản phẩm chế biến, chất thải từ các lò mổ, chợ đầu mối,… Chất nguy hại có trong chất thải rắn sinh hoạt: - Bên cạnh các loại chất hữu cơ, chất thải rắn sinh hoạt còn lại có thể chứa các loại chất thải nguy hại. Chất thải nguy hại là các loại chất thải sau: a) Chất thải cháy nổ là chất thải lỏng với nhiệt độ chớp cháy dưới 600c hoặc là chất rắn có` thể cháy dưới điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn. b) Chất thải ăn mòn là chất thải lỏng với pH thấp hơn 2 hoặc cao hơn 12,5 hoặc ăn mòn thép với tốc độ cao hơn 0,64cm/năm c) Chất thải hoạt tính là chất thải không ổn định, có thể phản ứng với không khí hoặc nước, hoặc tạo thành hỗn hợp nổ với nước d) Chất thải độc hại là các loại chất thải gây nguy hiểm đến sức khoẻ con người, như kim loại nặng: Hg, Cr, Ni, Pb,…, các loại thuốc bảo vệ thực vật, chất tẩy rửa, dầu nhớt, dung môi: benzen, toluen… - Cũng như nhiều quận và thành phố, thành phần chất thải rắn sinh hoạt của quận cũng rất phức tạp bao gồm 14-22 thành phần tuỳ thuộc vào mục đích phân loại. 2.3.3 Khối lượng CTR đô thị tại Q4 Theo thống kê của Phòng Quản Lý Đô Thị Quận 4, tổng khối lượng CTRSH, CTR chợ, CTR từ cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn Quận, tính cho năm 2008 là khoảng 230 tấn/ngày. Thêm vào đó, tổng lượng chất trơ phát sinh trên địa bàn Quận là 50 tấn/ngày. Trong tổng lượng CTRSH thu được chất hữu cơ chiếm 70-90%, CTR còn lại chiếm 10-30%. Hiện trạng hệ thống kỹ thuật - quản lý CTR đô thị tại Quận 4 2.4.1 Hệ thống lưu trữ bên trong nhà Hiện tại các gia đình thường sử dụng thùng chứa CTR bằng nhựa, tuy nhiên một số gia đình cũng sử dụng thùng chứa bằng kim loại và tre nứa. Phương thức chứa chất thải rắn trong các bao nilon cũng được sử dụng khá phổ biến. 2.4.2 Hệ thống quét dọn- thu gom Hiện tại, chất thải rắn sinh hoạt của Quận 4 do hai đội thu gom: đội thu gom CTR dân lập và đội thu gom công lập. (1). Đội thu gom rác công lập - Do CTDVCI Quận 4 quản lý, đội thu gom chia làm 3 tổ với tổng số công nhân 66 người, công việc chính của các tổ là quét đường và thu gom CTR của các hộ trên tuyến đường chính. Tổng số trang thiết bị của đội bao gồm: Xe ép 7 tấn : 1 chiếc Xe ép 5 tấn : 1 chiếc Xe ép 4 tấn : 2 chiếc Xe ép 2 tấn : 2 chiếc Xe ba gác tay : 20 chiếc Thùng nhựa 660L : 19 thùng Quy trình thu gom CTR trên địa bàn quận của đội thu gom công lập như sau: Công ty Dịch Vụ Công Ích quận đảm nhiệm việc thu gom CTR và quét dọn vệ sinh trên các tuyến đường chính trên địa bàn quận bằng lực lượng công nhân của công ty, đưa về bộ trung chuyển tại đường Tôn Thất Thuyết P.18. Tại đây lực lượng công nhân của HTX vận tải công nông vận chuyển rác tiếp về bãi chôn lấp tập trung của thành phố. Phần thu gom CTR ở các khu dân cư trong hẻm do lực lượng dân lập đảm nhiệm, lực lượng này dưới sự quản lý của UBND các phường. Tổ 1 phụ trách các tuyến đường: Nguyễn Tất Thành ( Tôn Đản- cầu Tân Thuận), Tôn Thất Thuyết, Tôn Đản, Xóm Chiếu, Nguyễn Khoái, Nguyễn Thần Hiếu, Bến Vân Đồn (cầu dừa- cù lao Nguyễn Kiệu), Tân Vĩnh, Vĩnh Hội, các đường nội bộ số 1,2 …49, chung cư phường 3. Tổ 2 phụ trách tuyến đường: Hoàng Diệu (Đoàn Văn Bơ - đường 48), Bến Vân Đồn ( cầu dừa- Cầu Callmette), Đoàn Văn Bơ (1/2 tuyến cầu callmette – Hoàng Diệu và từ Lê Văn Linh – Tôn Đản ), Đoàn Văn Bơ nối dài (Tôn Đản - Nguyễn Thần Hiếu), Nguyễn Tất Thành( Nguyễn Văn Linh – Tôn Đản, Nguyễn Hữu Hào, Vĩnh Khánh, Đường 20m, Khánh Hội. Tổ 3: phụ trách việc quét dọn lại các tuyến đường chính sau khi tổ 1 và 2 làm xong nhiệm vụ. Thời gian hoạt động: 2h30-7h, 7h-11h 13h-16h, 16h-18h30 . Đội thu gom CTR dân lập Được thành lập một cách tự phát do một cá nhân hay nhiều cá nhân tập trung với nhau tạo thành một tổ. Tổng số tổ của đội là 15 tổ với số công nhân 112 người. Họ tự trang bị thiết bị thu gom và hợp đồng trực tiếp với hộ gia đình, nghiệp đoàn là tổ chức đại diện nhằm bảo đảm quyền lợi lao động và tổ chức sinh hoạt định kỳ cho những người thu gom CTR dân lập. Tổng số trang thiết bị của đội là 72 chiếc xe gồm: Xe gác đạp : 41 chiếc Xe gác máy : 31 chiếc Các đội vệ sinh đảm nhiệm thu gom 95% lượng CTR phát sinh từ hộ gia đình, phương tiện sử dụng là xe ba gác đạp và xe ba gác máy để chở CTR tới tram trung chuyển do hợp tác xã Công Nông quản lý tại số 1 Tôn Thất Thuyết. Mức lương trung bình của công nhân vệ sinh là 2.600.000 đồng/ tháng. CTRSH từ các nguồn phát sinh khác nhau được thu gom bằng hệ thống contener cố định. Với hình thức thu gom bằng hệ thống contenner cố định, công nhân thu gom sẽ đẩy xe thu gom rỗng từ nơi tập trung đến hộ gia đình đầu tiên của tuyến thu gom, hiện nay tại các hộ gia đình được đổ vào thùng thu gom và thùng rỗng được trả về vị trí cũ. Trong quá trình thu gom CTR tại hộ gia đình, công nhân thu gom thuộc đội công lập kết hợp với quét đường trên tuyến đường họ đảm nhận. Quá trình này cứ lập đi lập lại cho đến khi xe thu gom đầy CTR, sau khi xe đầy rác người thu gom đẩy về điểm hẹn(đối với thu gom công lập) để chuyển lên xe lớn hơn ( xe ép 2 tấn, 4 tấn và 7 tấn ) và trạm trung chuyển ( đối với thu gom CTR dân lập). Sau khi chuyển CTR lên xe vận chuyển hoặc trạm trung chuyển, công nhân vệ sinh lại lấy CTR tiếp theo với tuyến thu gom khác, (i) Trang thiết bị thu gom: Thùng chứa cho công tác thu gom Theo số liệu thống kê Quận đã trang bị 80 thùng 240L, dùng cho việc chứa CTR nơi công cộng, trường học và trên đường. Nhưng hiện tại số lượng thùng sử dụng với mục đích này chiếm một tỉ lệ rất thấp (30%) trong tổng số được trang bị. Xe đẩy tay Công tác vệ sinh tại Quận bao gồm: Quét đường: do lực lượng vệ sinh quận thực hiện Thu gom CTR tại hộ dân: do lực lượng vệ sinh thuộc CTDVCI quận và lực lượng tư nhân cùng thực hiện. Mặt dù tại các phường có tổ chức các nhóm lấy CTR dân lập nhưng chưa có quy chế chung một cách cụ thể và ở phường cũng không có kinh phí hoạt động, do đó UBND chỉ thực hiện đến công đoạn cấp giấy phép hành nghề cho tư nhân. (ii) Tư nhân hành nghề lấy CTR tại hộ dân chưa được quản lý tốt, do đó trong công tác thường gây ra một số khó khăn trong việc gìn giữ vệ sinh nơi công cộng và mỹ quan đô thị như: Tư nhân lấy CTR trên nhiều phường do đó phải làm thực sớm ( bắt đầu từ 5h sáng), sau khi xe đầy CTR, công nhân thu gom đẩy CTR về tram tập trung của Quận. Với phương tiện xe ba gác thô sơ, cũ kỹ, dùng thùng carton và tole cũ dựng lên để xe chứa được nhiều CTR, các xe này chờ tại trạm trung chuyển quá lâu, làm CTR bị nén ép nước chảy xuống đường gây ô nhiễm môi trường. Do việc sắp xếp địa bàn hoạt động không hợp lý nên đôi khi có sự cạnh tranh giữa hai lực lượng thu gom công lập và dân lập, vì thế thường xảy ra việc cạnh tranh giành thị phần. Rõ nét nhất là tại các hộ nằm trên các tuyến đường, sau khi công nhân quét dọn đường phố xong, các hộ do tư nhân lấy CTR đem các bịch nilon để trước nhà, gốc cây,lề đường. Trong trường hợp lao động thu gom tư nhân không lấy CTR, công nhân quét đường không dám lấy CTR, do đó không đạt chất lượng cao gây mất mỹ quan đường phố. Chất thải rắn sau khi được đổ ra từ các hộ gia đình được các đội thu gom của Công ty Dịch Vụ Công Ích quận và dân lập dến thu gom tận nhà bằng các loại xe đẩy tay. Các loại xe đẩy tay này được sơn bằng nhiều màu khác nhau ( màu vàng cam, màu xanh lá cây…) và có nhiều kích thước khác nhau, có loại 660 lit, có loại 1,1m x 1,1m x 1,0m… Hầu hết các xe thu gom từ các hộ dân đều chở quá đầy do cơi cao thùng xe, dẫn đến hiện tượng rơi vãi rác trên đường thu gom. Sau khi thu gom đầy CTR, các xe đẩy của đội công lập được cho ra các điểm hẹn ở đường phố chính, còn các đội dân lập đưa ra các bô trung chuyển ( nếu gần). Hàng tháng, theo quy định của Quận mỗi hộ gia đình phải trả lệ phí thu gom cho đội thu gom dân lập là 10.000đồng/ tháng.hộ. Tuy nhiên theo khảo sát thực tế, mức lệ phí này thường giao động cao hơn khoảng 10.000 – 20.000 đồng/ tháng.hộ tuỳ theo khối lượng rác của mỗi hộ gia đình cho công tác thu gom này. Còn đối với đội thu gom công lập chỉ thu phí 5.000đồng/ tháng. hộ. 2.4.3 Hệ thống trung chuyển và vận chuyển Hệ thống trung chuyển Hiện tại, Quận 4 chỉ có một trạm trung chuyển nằm tại số 1 đường Tôn Thất Thuyết. Trước năm 2002, trạm chỉ là một bãi đất trống dùng để chứa rác từ các xe thu gom từ hộ gia đình nên ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Từ năm 2002 đến nay, trạm đã được nâng cấp lên với tổng diện tích 360m2 gồm các hạng mục sau: Nhà bảo vệ Khu chứa CTR xà bần Khu chứa CTR sinh hoạt gồm hai ngăn: một ngăn để xe thu gom vào đổ CTR, một ngăn để xe ép CTR vào lấy CTR Khu vực bô trung chuyển cũng được lắp đặt mạng lưới thoát nước. Tuy nhiên những lúc rửa xe nước chảy tràng ra mặt đường. Công suất của trạm trung chuyển 180 tấn/ ngày (không kể cả xà bần). Trạm trung chuyển không chỉ tiếp nhận CTR của quận 4 mà còn một phần CTR của KCX Tân Thuận và một phần lượng xà bần của Quận 1. Trạm trung chuyển tiếp nhận CTR 24/24h nhưng thời gian cao điểm nhất là từ 8 -11h và 16-18h. Tại trạm trung chuyển có hai cán bộ quản lý và 5 công nhân vệ sinh, các cán bộ với nhiệm vụ điều khiển xe lấy hết CTR trong ngày, bảo vệ và vệ sinh khu trạm trung chuyển. Hệ thống vận chuyển Hiện tại, Quận có 3 đội vận chuyển hoạt động luân phiên mỗi tuần một đội. Mỗi đội có từ 10 -12 xe. Các xe này lấy CTR tập trung tại trạm trung chuyển để lấy CTR chở về bãi chôn lấp, sau khi đổ CTR tại BCL xe quay trở lại trạm trung chuyển và tiếp tục lấy CTR lần hai. Các xe vận chuyển 2 chuyến một ngày trừ các xe trực 3 chuyến/ ngày. Thời gian lấy đầy CTR của xe 12 tấn khoảng 2-3h thời gian lấy phụ thuộc vào lượng CTR tại tram trung chuyển. Qua quá trình khảo sát cho thấy lượng CTR tập trung nhiều nhất vào thứ 2 và thứ 3 và ít nhất vào ngày thứ 7 và chủ nhật( vì hai ngày này đội thu gom dân lập không thu gom). Chi phí vận chuyển được tính như sau: Ban ngày : 3.725 đồng/tấn.km Ban đêm : 3.875 đồng/tấn.km 2.4.4 Thu hồi và tái sử dụng CTR và chôn lấp - Việc thu hồi và tái sử dụng chất thải là hoạt động rất phổ biến ở TP.HCM nói chung và Quận 4 nói riêng, nhưng trong hệ thống quản lý CTR không đề cập đến lĩnh vực tái chế, mà xem nó như là một hoạt động kinh tế hoàn toàn độc lập vì nó nằm trong lĩnh vực tư nhân năng động. Trước đây, có nhà máy phân loại CTR tại Xí Nghiệp Phân Tổng Hợp Hóc Môn nhưng đến nay nhà máy không còn hoạt động từ năm 1991. Về phương tiện chính thức hầu như chưa có phương tiện nào sử lý chất thải rắn sinh hoạt. Hiện nay, hoạt động thu hồi và tái chế phế liệu từ CTR đã trở thành một nghề khá phổ biến ở nước ta. Hoạt động thu hồi phế liệu xảy ra trong hầu hết các công đoạn của hệ thống kỹ thuật quản lý chất thải rắn: Chất thải rắn tại nguồn được thu hồi bởi người dân hoặc một số người nhặt CTR Song song với quá trình thu gom luôn là hoạt động thu hồi CTR, hiện nay hầu hết các Hầu hết các bô trung chuyển CTR hiện nay đều thực hiện đồng thời hai chức năng:(1) chức năng trung chuyển, (2) thu hồi phế liệu Trước đây tại bãi Đông Thạnh có khoảng 1000 người từ nhiều nơi đổ về đây sinh sống bằng nghề nhặt CTR với thu nhập khoảng 40.000VNĐ/người, nhưng đến nay không còn nữa. Thành phần chất thải rắn được tách ra tái sinh chủ yếu là các kim loại, nhựa cứng, cao su, giấy, carton, vải, một phần là bao nhựa,… các thành phần như chất thải thực phẩm, móp xốp, xà bần hầu như không được thu hồi và được đổ bỏ tại bãi chôn lấp. Quá trình thu hồi và tái chế phế liệu từ rác được diễn ra như sau: phế liệu được thu hồi bởi những người nhặt CTR hoặc những người thu mua ve chai, sau đó bán cho các vựa ve chai nhỏ. Các vựa này bán cho các vựa lớn chuyên thu mua các loại phế liệu như vựa giấy, vựa nhôm,…Một số vựa lớn có điều kiện mặt bằng và thiết bị sẽ tự tái chế phế liệu, những vựa không tự tái chế thì bán lại cho các cơ sở tư nhân chuyên tái chế phế liệu trong thành phố hoặc chuyển ra bán tại các tỉnh khác. Việc thu hồi – tái sử dụng chất thải có ý nghĩa tích cực như sau: Trong tình hình xử lý chất thải khó phân huỷ còn bỏ ngỏ như hiện nay, hoạt động tái chế phế liệu trên địa bàn thành phố đã góp phần rất lớn để giải quyết vấn đề nan giải này. Giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho một lực lượng lao động lâu đời trong ngành tái chế. Tái sản xuất một lượng sản phẩm từ phế liệu ngoài tác dụng nâng cao tổng sản phẩm nội địa còn góp phần tiết kiệm một lượng ngoại tệ vốn eo hẹp trong việc nhập nguyên liệu cho sản xuất, nhất là nguyên liệu nhựa và nhôm sẵn có trong nước. Đối với nước đang phát triển, hoạt động tái chế phế liệu vẫn đang được khuyến khích. Song song với những lợi ích trên, hoạt động tái chế phế liệu cũng thể hiện một số khuyết điểm cần khắc phục như: Hầu hết các cơ sở sản xuất có liên quan đến phế liệu đều là loại hình tư nhân, cá thể do đó khong nhiều thì ít đều gây ô nhiễm môi trường không khí hoặc nước thải. Tuy vậy, vấn đề này có thể được giải quyết bằng phương pháp hỗ trợ vốn, chính sách giảm thuế nhằm khuyến khích các cơ sở cải tiến thiết bị hiện đại và trang bị các hệ thống xử lý ô nhiễm. Bên cạnh việc gây ô nhiễm môi trường, hoạt động tái chế phế liệu có thể ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sức khoẻ công nhân trong dây chuyền tái chế. 2.4.5 Hệ thống hành chánh quản lý CTR dô thị tại Q4 Hiện tại, hệ thống quản lý việc thu gom, vận chuyển CTR trên địa bàn Quận 4 gồm có: Công Ty Dịch Vụ Công Ích Quận, Nghiệp Đoàn CTR Dân Lập và Hợp Tác Xã Hiệp Thành. Trong đó, phân công nhiệm vụ cụ thể: Đối với thu gom - vận chuyển công lập nằm dưới sự quản lý của Công Ty Dịch Vụ Công Ích Quận có nhiệm vụ quét đường, thu gom CTR của các hộ dân ở mặt tiền (5% của tổng số hộ hiện tại của Quận) và vận chuyển CTR đến bãi chôn lấp bằng xe của Công Ty. Đối với thu gom - vận chuyển CTR dân lập thì nghiệp đoàn và hợp tác xã là tổ chức đại diện nhằm đảm bảo quyền lợi lao động và tổ chức sinh hoạt định kỳ cho những người thu gom CTR dân lập có nhiệm vụ thu gom CTR từ hộ gia đình(95%) đến trạm trung chuyển và vận chuyển đến bãi chôn lấp bằng xe ép của Hợp Tác Xã. 2.5 Phân tích những tác động tích cực của chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn(PLCTRTN) Từ bài học kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới đã triển khai chương trình PLCTRTN cho ta thấy chương trình này đã mang lại nhiều tích cực đến mơi trường sống và các điều kiện kinh tế xã hội của người dân, cụ thể trong các lĩnh vực sau: Làm sạch môi trường sống : tại hộ gia đình, trong quá trình vận chuyển, tại bãi chôn lấp và tại các nhà máy tái sinh tái chế; Nâng cao ý thức người dân về CTR nói riêng và vấn đề môi trường nói chung; Chủ động trong toàn bộ hệ thống quản lý CTR của thành phố; Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chương trình xã hội hoá công tác quản lý CTR của thành phố; Giảm chi phí cho công tác quản lý CTR; Tái sử dụng triệt để nguồn chất thải có khả năng tái sử dụng, đồng thời giảm thiểu mức độ ô nhiễm tại các tram phân loại và các nhà máy tái chế; Thu hồi nguồn nguyên liệu rác từ hữu cơ (400 -450 tấn/ngày): sản xuất phân compst, khí năng lượng biogas; Giảm diện tích (giảm 70-80% lượng chất thải); Giảm lượng khí methane gây “ hiệu ứng nhà kính” và các loại khí khác tại bãi chôn lấp gây ô nhiễm môi trường do sản phẩm của quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ; Giảm lưu lượng và nồng độ ô nhiễm của nước rỉ rác; 2.5.1 Lợi ích môi trường Tại nguồn phát sinh : Khi thực hiện chương trình PLCTRTN CTR từ các hộ gia đình sẽ được phân loại và được chứa trong các thùng chứa rác đúng qui cách, đặc biệt đối với CTR hữu cơ, hạn chế đến mức tối thiểu khả năng phát tán ô nhiễm ( nước rò rỉ, muồi, ruồi, chuột) Trong quá trình vận chuyển : CTR được phân loại và thu gom riêng, CTR hữu cơ được thu gom bằng thùng 660lit có nắp đậy tránh rỉ nước, mùi và rơi vãi CTR dọc tuyến thu gom. Các công nhân vệ sinh trong quá trình thu gom không còn thu lượm CTR tái chế nên thời gian của một tuyến thu gom nhanh hơn đã hạn chế được các vấn đề môi trường và mỹ quan đô thị. Tại các nhà máy(cơ sở) tái chế : CTR tái chế không còn nhiễm bẩn bỡi các thành phần hữu cơ phân huỷ nên đã giảm thiểu một lượng nước đáng kể dùng để rửa nguyên liệu. Mùi hôi cũng giảm hẳn. Tại bãi chôn lấp/nhà máy sản xuất compost/biogas: Tại bãi chôn lấp lượng chất thải giảm, công nghệ chôn lấp thay đổi, chất hữu cơ được chôn riêng, nên thành phần nước rò rỉ thay đổi, ít ảnh hưởng bởi chất thải độc hại. Tại các nhà máy sản xuất compost và biogas, công đoạn phân loại được thu gọn do CTR đã được phân loại tại nguồn, chất lượng compost tốt do ít bị lẫn lộn các thành phần độc hại như: thuỷ tinh, kim tiêm, nhựa, kim loại nặng,… 2.5.2 Lợi ích xã hội Ý thức của người dân Một trong những vấn đề nan giải quyết định sự thành công của chương trình phân loại CTR sinh hoạt tại các hộ gia đình là sự tham gia của người dân. Với thói quen đổ CTR chung đã có từ lâu đời và nhận thức không cao về vấn đề bảo vệ môi trường, việc thực hiện chương trình này chắt chắn sẽ gặp khó khăn trong giai đoạn đầu và cần có một thời gian dài để thực hiện chương trình. Trong tương lai, khi chương trình được triển khai cụ thể và các hoạt động thực tế sẽ giúp người dân hiểu rõ hơn về ý nghĩa của chương trình này và tự nguyện tham gia nhiều hơn. Bên cạnh đó, các chương trình ngắn hạn và lâu dài về giáo dục, đào tạo, thong tin tuyên truyền sâu rộng cho mọi tầng lớp nhân dân phục vụ cho các hoạt động phân loại CTR đô thị chắt chắn có hiệu quả cao trong việc nâng cao ý thức của người dân. Bên cạnh những lợi ích kinh tế có thể quy đổi thành tiền, dự án PLCTR đô thị tại nguồn còn mang lại những lợi ích to lớn khác mà chúng ta hoàn toàn không thể quy đổi thành tiền cũng như không thể nhìn thấy một cách cụ thể được. Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong trong chương trình này trước tiên sẽ góp phần nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, khi đã phân loại tại nguồn, CTR tại bãi chôn lấp, các điểm tập trung sẽ không còn các thành phẩn có thể nhặt lại để bán phế liệu nên sẽ giảm hẳn hoặc ngưng hẳn hoạt động của đội quân nhặt CTR lớn, nhờ đó giảm hẳn các bệnh tật do CTR thải gây ra đối với những người nhặt CTR này. Chương trình xã hội hoá công tác quản lý CTR Cũng như nhiều quốc gia khác và đô thị khác trên thế giới, việt nam và thành phố Hồ Chí Minh đang phải trả một số tiền khổng lồ cho công tác quản lý đô thị, trong đó có quản lý CTR. Số tiền này ngày càng tăng (9 -10% năm) tỷ lệ thuận với tốc độ đô thị hoá. Đối với thành phố Hồ Chí Minh, mỗi năm Nhà nước phải chi phí 400-500 tỉ cho công tác vệ sinh đường phố, thu gom, vận chuyển và xử lý CTRDT. Đó là chưa kể số tiền đóng góp của người dân. Số tiền này tăng nhanh hang năm và ngày càng quá khả năng chi trả của ngân sách thành phố.Vì vậy việc xã hội hoá công tác quản lý CTR nhằm nâng cao ý thức quản lý đô thị của người dân, thu hút vốn đầu tư nhàn rỗi trong dân, hiện đại hoá hệ thống quản lý là việc làm hết sức cần thiết và trong điều kiện hiện nay nó gần như là phương án duy nhất để giải quyết vấn đề nói trên của thành phố. Với chương trình phân loại chất thải rắn đô thị tại nguồn, hệ thống quản lý CTR được tách ra thành các thành phần rõ rệt, hấp dẫn sự đầu tư và tham gia quản lý của người dân. Bên cạnh đó, khi ý thức của người dân được nâng cao họ sẽ tự giác hơn trong công tác góp phí thu gom và xử lý CTR, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Hơn nữa, muốn hoàn thành chương trình này, Nhà nước phải ban hành hang loạt các quy định và chính sách trong công tác quản lý, phí thu gom, chế độ thưởng phạt,… giúp cho việc thực thi pháp luật chặt chẽ hơn, nâng cao lòng tin của người dân. 2.5.3 Lợi ích kinh tế Tính kinh tế từ phế liệu có khả năng tái sử dụng, tái sinh và tái chế CTR đô thị bao gồm 14 – 16 thành phần riêng biệt, trong đó có khoảng 10 – 12 thành phần có khả năng tái sinh với giá trị kinh tế và môi trường cao. Các số liệu điều tra trước đây trên BCL Đông Thạnh cho thấy thu nhập của một em nhỏ (12 – 14 tuổi) khoảng 30.000đồng/ ngày hoặc của hai vợ chồng thu nhặt lon, nhựa cứng… khoảng 300.000 – 400.000 đồng/ ngày. Đây là thu nhập ổn định và đó là lý do tại sao số người nhặt CTR trên BCL Đông Thạnh luôn ở con số trên dưới 1000 người. Tổng giá trị kinh tế từ việc bán phế liệu là không đổi. một phần thuộc về người dân phần còn lại thuộc về công ty quản lý công tác thu gom và phân loại tại trạm phân loại tập trung. Tính kinh tế từ việc tiết kiệm diện tích đất chôn lấp CTR sinh hoạt Tiết kiệm diện tích BCL nhờ giảm khối lượng CTR chôn lấp Như đã phân tích, lượng phế liệu bán được chiếm 16 – 25% tổng khối lượng CTR đô thị. Bằng cách tính tương tự, khối lượng CTR không phải chôn lấp và dung tích bãi chôn lấp tiết kiệm được do không phải chôn lấp phần CTR này. Tiết kiệm diện tích BCL nhờ chôn lấp riêng CTR thực phẩm dễ phân huỷ Sức chứa thực của bãi chôn lấp là dung tích của bãi chôn lấp được tính toán trên cơ sở có kể đến phần thể tích tăng thêm do quá trình phân huỷ CTR cũng như độ nén ép của bản thân khối lượng CTR của các lớp bên trên đối với các lớp bên dưới. Nếu chôn lấp riêng CTR thực phẩm, sức chứa thực của bãi chôn lấp sẽ tăng lên gấp 1,7 lần so với dung tích thiết kế. Tính kinh tế từ việc tái sử dụng CTR thực phẩm làm phân compost và vật liệu che phủ Bằng cách chôn lấp riêng CTR thực phẩm, sản phẩm tạo thành từ quá trình phân huỷ kỵ khí ( do ủ trong hố chôn lấp) có thể làm chất cải tạo đất (mùn) hoặc làm vật liệu che phủ hàng ngày ở bãi chôn lấp hàng ngày không có sẵn đất. Để sản xuất thành sản phẩm compost, tỷ lệ compost thu được từ rác ban đầu là 10% (theo khối lượng CTR ướt). Tính kinh tế từ việc tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên Phân loại chất thải rắn tại nguồn mang lại các lợi ích thiết thực đối với việc tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, trong đó đáng kể nhất là: Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên dùng để sàn xuất nguyên liệu; Tiết kiệm tài nguyên nước; Tiết kiệm năng lượng; Tính kinh tế từ việc xử lý nước rỉ rác Tại thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây, vấn đề nan giả nhất của công tác vận hành và quản lý bãi chôn lấp là xử lý nước rỉ rác. Mặc dù lưu lượng không lớn, khối lượng chôn lấp khoảng 2.000 – 3.000 tấn/ ngày vào mùa khô lưu lượng khoảng 300 – 400m3/ngđ và vào mùa mưa lưu lượng khoảng 400m3/ngđ ( tuỳ theo diện tích bãi chôn lấp đang hoạt động), nhưng nồng độ của các chất ô nhiễm rất cao (COD = 33.000 – 65.000 mg/l; TDS = 5.000 – 12.000 mg/l; Ntt = 1.200 – 1.500 mg/l), nên nước rỉ rác có khả năng gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường xung quanh, cả nguồn nước mặt, nước ngầm, đất và đặc biệt là không khí có mùi hôi thối nặng nề sinh ra từ nước rỉ rác. Cho đến nay, chưa có nơi nào ở Việt Nam xử lý được nước rỉ rác với nồng độ cao từ bãi chôn lấp với một cách triệt để, thậm chí kể cả bãi chôn lấp Gò Cát là nơi ứng dụng công nghệ hiện đại nhất do Hà Lan tài trợ. Cũng đã có nơi nghiên cứu xử lý nước rò rỉ của bãi chôn lấp Gò Cát với nồng độ COD đến 48.000mg/l, nhưng giá thành xử lý đến 300.000đ/m3. Nếu mỗi năm bãi chôn lấp sinh ra từ 70.000m3 đến 100.000m3 nước rò rỉ/ năm với giá thành xử lý như trên, mỗi năm thành phố phải chi ra một khoảng tiền khoảng 2,1 đến 3,0 tỷ đồng để xử lý nước ró rỉ có nồng độ ô nhiễm thấp ( COD = 2.000 – 3.000mg/l) và khoảng 21 – 30 tỷ đồng để xử lý nước rò rỉ có nồng độ ô nhiễm cao (COD = 33.000 – 52.000mg/l ). Đặc biệt, số tiền này phải chi trả liên tục trong nhiều năm, ngay khi bãi chôn lấp đóng cửa. Cần lưu ý rằng số tiền trên xấp xỉ với kinh phí hàng năm Cty MTĐT (CITENCO) nhận được của thành phố để vận hành các bãi chôn lấp hiện nay (chôn, lấp và xử lý mùi) hoặc đủ để xây dựng nhiều trường phổ thông. Phải nhận thấy rằng kinh phí xử lý nước rò rỉ quá lớn, khó có thể chấp nhận được trong hoàn cảnh hiện nay, nhưng chắc chắn phải chấp nhận khi các sự cố môi trường xảy ra. Thực tế cũng cho ta thấy trong khi chưa tìm được giả pháp khác thích hợp để giảm lượng nước rò rỉ, giảm giá thành xử lý, thì rác vẫn cứ đổ, nước rò rỉ vẫn tiếp tục sinh ra và các khó khăn vẫn tìm các công nghệ thích hợp để giải quyết. V

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxdeantnchinhsua.docx
  • docBGIAOD~1.DOC
  • docBGIAOD~2.DOC
  • docBGIAOD~3.DOC
  • docLICMON~1.DOC
  • docPHLC1~1.DOC
  • dwgvach tuyen q4 - Copy (2).dwg
  • dwgvach tuyen q4 - Copy.dwg
  • dwgvach tuyen q4.dwg
Tài liệu liên quan